Bài Tập Nhóm GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Bài tập nhóm 7
Tài chính doanh nghiệp
Nhóm 7 Trang 1
Bài Tập Nhóm GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. THU NHẬP CỦA DOANH
NGHIỆP 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Phân loại 3
1.3. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm 4
1.3.1. Khái niệm 4
1.3.2. Công thức tính 5
1.3.3. Xác định doanh thu 6
1.3.4. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu 6
1.3.5. Ý nghĩa doanh thu 7
1.4. Doanh thu các ngành 8
1.5. Doanh thu thuần 8
2. CHI PHÍ CỦA DOANH
NGHIỆP 10
2.1. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh 10
2.1.1. Khái niệm 10
2.1.2. Phân loại 10
2.1.2.1. Phân loại chi phí hoạt động kinh doanh theo yếu tố chi phí 10
2.1.2.2. Phân loại chi phí hoạt động kinh doanh theo khoản mục chi phí 11
2.1.2.3. Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng sản phẩm 14
2.2. Chi phí hoạt động tài chính 17
2.3. Chi phí khác 18
KẾT LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện hiện nay, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Thế nên, doanh nghiệp cần có các
Nhóm 7 Trang 2
Bài Tập Nhóm GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
biện pháp quản lý chung cũng như tổ chức hợp lý công tác kế toán doanh thu, chi
phí. Điều này giúp cho doanh nghiệp có đầy đủ thông tin, kịp thời, chính xác để đưa
ra quyết định đúng đắn.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc mua sắm các
yếu tố đầu vào, tiến hành sản xuất hoặc thu mua tạo ra sản phẩm, doanh nghiệp cần
phải tiến hành tiêu thụ để tạo ra thu nhập. Đây là bộ phận quan trọng quyết định sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Việc phân tích các chỉ tiêu thu nhập, chi phí có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu này, có thể đánh giá trình độ kinh doanh,
trình độ sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong kỳ của doanh nghiệp.
Nhóm 7 Trang 3
Bài Tập Nhóm GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
1. THU NHẬP CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm
Thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền doanh nghiệp thu
được trong thời kì kinh doanh nhất định.
1.2. Phân loại
Thu nhập của doanh nghiệp bao gồm: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh, thu
nhập từ hoạt động tài chính, thu nhập từ các hoạt động bất thường.
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
- Thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính
Thu nhập hoạt động tài chính là số tiền đã thu hoặc sẽ thu từ tiền lãi, tiền bản
quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác. Cụ thể:
o Tiền lãi: lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, lãi đầu tư trái phiếu,
tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng, lãi cho thuê tài chính.
o Thu nhập từ cho thuê tài chính, cho người khác sử dụng tài sản (bằng sáng
chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả…).
o Cổ tức, lợi nhuận được chia.
o Thu nhập hoạt động đầu tư, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
o Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác.
o Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn…
Ngoài trường hợp tiền lãi, tiền bản quyền hay cổ tức (lợi nhuận) được chia, một
bộ phận quan trọng khác trong doanh thu họat động tài chính ở các doanh nghiệp có
sử dụng ngọai tệ là khoản lãi do chênh lệch tỷ giá hối đoái.
- Thu nhập từ hoạt động bất thường
Là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên. Bao gồm các
khoản sau:
o Thu về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
o Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng
o Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ
o Các khoản thuế được Ngân sách Nhà nước hoàn lại
o Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ
o Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản
phẩm, dịch vụ không tính vào doanh thu.
Nhóm 7 Trang 4
Bài Tập Nhóm GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
o Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng
cho doanh nghiệp.
o Các khoản thu nhập kinh doanh không trọng yếu của những năm trước bị bỏ
sót hay quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra
o Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh hay còn gọi là doanh thu tiêu thụ sản
phẩm và là hoạt động quan trọng nhất của doanh nghiệp nên nhóm sẽ đi vào
phân tích sâu hơn về doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
1.3. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
1.3.1. Khái niệm
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) là toàn
bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã thu được hoặc sẽ thu được
từ việc hoàn thành cung cấp sản phẩm, hàng hóa dịch vụ cho khách hàng trong một
thời kỳ nhất định. Trong doanh thu tiêu thụ sản phẩm bao gồm cả phần trợ cấp, trợ
giá doanh nghiệp được hưởng khi thực hiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu
cầu của Nhà nước và trị giá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội bộ và đem làm
quà tặng, quà biếu cho các đơn vị.
Bán hàng là bán các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa
do donh nghệp mua vào. Cung cấp dịch vụ là thực hiện công việc đã thỏa thuận
theo hợp đồng trong một hoặn nhiều kỳ kế toán như: cung cấp dịch vụ du lịch, dịch
vụ bưu điện, cho thuê TSCĐ….lợi ích kinh tế thu được từ các hoạt động này được
ghi nhận là “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng kết thúc một chu kỳ sản xuất và mở
đầu cho một chu kỳ tiếp theo. Chỉ có thông qua tiêu thụ sản phẩm, vốn của doanh
nghiệp mới được quay vòng và sinh lời. Với số tiền thu được sau khi bán hàng
doanh nghiệp có thể trang trải các chi phí nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, trả tiền
lương cho công nhân… Có như vậy quá trình tái sản xuất kỳ sau mới được tiếp tục
thực hiện một cách thường xuyên và liên tục.
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm phản ánh quy mô quá trình tái sản xuất của
doanh nghiệp, phản ánh trình độ chỉ đạo sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác
thanh toán. Nó là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản
chi phí về công cụ lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất
Nhóm 7 Trang 5
Bài Tập Nhóm GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
kinh doanh; có tiền để thanh toán tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao
động, trích BHXH, BHYT, KPCĐ; làm nghĩa vụ đối với Nhà nước như nộp các
khoản thuế theo luật định.
1.3.2. Công thức tính:
Trong đó:
DT: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Q
i
: Số lượng sản phẩm loại i tiêu thụ trong kỳ
P
i
: Giá bán đơn vị sản phẩm loại i
i: Loại sản phẩm tiêu thụ
* Ví dụ:
Doanh nghiệp X trong năm 2011 tiêu thụ 3 loại sản phẩm như sau:
Tên sản phẩm Số lượng Giá bán (đồng/sản phẩm)
A 22.000 25.000
B 38.000 16.000
C 45.000 58.000
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp X năm 2011 là:
ADCT:
Nhóm 7 Trang 6
= 22.000*25.000 + 38.000*16.000 + 45.000*58.000
= 3.768.000.000 (đồng)
Bài Tập Nhóm GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
1.3.3. Xác định doanh thu
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác ” việc
xác định doanh thu phải tuân theo các quy định sau:
Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu
được.
Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh
nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý
của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu
thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì
doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu
được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi
suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá
trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai.
Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương
tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra
doanh thu.
Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác
không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.
Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc
dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm
hoặc thu thêm. Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ
nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ
đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm
hoặc thu thêm.
1.3.4. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác ” doanh
thu được ghi nhận theo các nguyên tắc sau:
Nhóm 7 Trang 7
Bài Tập Nhóm GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều
kiện sau:
(1) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
(2) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở
hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
(3) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(4) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng;
(5) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ
Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của
giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung
cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết
quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó.
Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4)
điều kiện sau:
(1) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(2) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
(3) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế
toán;
(4) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành
giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
1.3.5. Ý nghĩa của doanh thu
- Doanh thu là nguồn để trang trải các khoản chi phí sản xuất kinh doanh để
thực hiện tái sản xuất giản đơn.
- Là nguồn tích lũy để tái sản xuất mở rộng.
- Là nguồn để thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, với Cổ đông, với người
góp vốn liên doanh, với khách hàng
Nhóm 7 Trang 8
Bài Tập Nhóm GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
1.4. Doanh thu của các ngành
Đối với các loại hình doanh nghiệp với các loại hình khác nhau thì doanh thu
cũng khác nhau.
o Đối với các cơ sở sản xuất, khai thác chế biến Doanh thu là toàn bộ tiền
bán sản phẩm, nửa thành phẩm, bao bì, nguyên vật liệu.
o Đối với ngành xây dựng: Doanh thu là giá trị công trình hoàn thành bàn giao.
o Đối với ngành vận tải: Doanh thu là tiền cước phí.
o Đối với ngành thương nghiệp, ăn uống: Doanh thu là tiền bán hàng.
o Đối với hoạt động đại lý, ủy thác: Doanh thu là tiền hoa hồng.
o Đối với ngành kinh doanh dịch vụ: Doanh thu là tiền bán dịch vụ.
o Đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ: Doanh thu là tiền lãi.
o Đối với hoạt động bảo hiểm: Doanh thu là phí bảo hiểm.
o Đối với hoạt động cho thuê: Doanh thu là tiền thuê.
o Đối với hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao: Doanh thu
là tiền bán vé.
1.5. Doanh thu thuần
Giá trị lợi ích kinh tế cuối cùng doanh nghiệp thu được từ giao dịch bán hàng và
cung cấp dịch vụ được gọi là doanh thu thuần và được xác định theo công thức:
Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu
Trong đó, các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
- Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho
khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
- Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém
phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
- Giá trị hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu
thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
- Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do
người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.
- Thuế GTGT phải nộp đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính
thuế GTGT trực tiếp.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu phải nộp.
* Ví dụ:
Tháng 8/2012, doanh nghiệp Y bán cho công ty Z 600 sản phẩm A với giá bán
là 25.000 đồng/sản phẩm. Tuy nhiên, do sản phẩm kém chất lượng nên công ty Z đã
trả lại 40 sản phẩm.
Nhóm 7 Trang 9
Bài Tập Nhóm GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Ta có:
Doanh thu thuần của doanh nghiệp Y là:
600*25.000 – 40*25.000 = 14.000.000 (đồng)
* Ý nghĩa của doanh thu thuần:
Là căn cứ để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.
Là khâu cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn.
Nhóm 7 Trang 10
Bài Tập Nhóm GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
2. CHI PHÍ CỦA DOANH NGHIỆP
Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản cho các
chủ sở hữu. Bởi vậy, doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản phí nhất định trong quá
trình thực hiện hoạt động kinh doanh. Tùy theo loại hình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp mà tỷ trọng các bộ phận chi phí có thể không giống nhau và cũng tùy
theo các cách tiếp cận khác nhau, người ta có thể xem xét các loại chi phí dưới các
góc độ khác nhau.
Chi phí bao gồm 3 loại : chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt
động tài chính, chi phí hoạt động khác
2.1. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.1. Khái niệm
Trong quá trình sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp phải tiêu hao các loại
vật tư, nguyên vật liệu, hao mòn máy móc thiết bị, trả công cho những người lao
động, v.v… Do vậy, có thể hiểu:
“ Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao
phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan
đến hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định có thể là tháng, quý, năm.”
2.1.2. Phân loại
Các chi phí này phát sinh có tính thường xuyên và gắn liền với quá trình sản
xuất sản phẩm. Do đặc điểm của chi phí sản xuất là chi phí hằng ngày gắn liền với
từng vị trí sản xuất, từng loại sản phẩm, và từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh
nên việc tổng hợp, tính toán chi phí sản xuất cần được tiến hành trong thời gian
nhất định, không phân biệt các sản phẩm đã hoàn thành hay chưa hoàn thành. Để
quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí, tính toán được kết
quả tiết kiệm chi phí ở từng bộ phận sản xuất và toàn doanh nghiệp, kiểm tra và
phân tích quá trình phát sinh chi phí, thông thường người ta thường sử dụng một số
cách phân loại chi phí như sau:
2.1.2.1. Phân loại chi phí hoạt động kinh doanh theo yếu tố chi phí
Cách phân loại theo yếu tố chi phí nhằm phục vụ cho việc tập hợp quản lý các
chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến địa điểm
Nhóm 7 Trang 11
Bài Tập Nhóm GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
phát sinh và chi phí được dùng cho mục đích gì trong sản xuất kinh doanh. Bên
cạnh đó, cách phân loại này còn giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn
lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. Vậy nên, chi phí
sản xuất kinh doanh được chia thành các loại như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính,
nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng vào sản
xuất kinh doanh (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu
hồi).
- Chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất - kinh doanh
trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
- Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương: Phản ánh tổng
số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công
nhân viên.
- Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ
quy định trên tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả công nhân
viên chức.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao phải trích trong
kỳ cho tất cả tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng
vào sản xuất kinh doanh.
- Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản
ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
* Ví dụ:
Căn cứ vào những tài liệu sau đây: Hãy tính chi phí và lập bảng chi phí sản xuất
kinh doanh cho doanh nghiệp công nghiệp A năm kế hoạch.
1/ N ăm báo cáo doanh nghiệp sản xuất ba loại sản phẩm A, B và C, sản
lượng
sản xuất cả năm của sản phẩm A là : 250.000 hộp, sản phẩm B là: 230.000 cái, sản
phẩm C là: 120.000 chiếc.
Nhóm 7 Trang 12
Bài Tập Nhóm GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
2/ Định mức tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm như sau:
Khoản mục
Đơn giá
(1000đ)
Định mức tiêu hao
Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm C
Nguyên liệu
chính
10 26kg 17kg 40kg
Vật liệu phụ 4 15kg 10kg 18kg
Giờ công sản
xuất
3 21 giờ 14 giờ 26 giờ
3/ Dự toán chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm, chi phí cho công
việc làm bên ngoài như sau:
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
Chi phí sản xuất chung
Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm C
1. Vật liệu phụ 100 200 150
2. Nhiên liệu 150 150 170
3. Tiền lương cơ bản 300 500 400
4. Khấu hao tài sản cố định 300 450 400
5. Chi phí d.vụ mua ngoài 150 250 170
6. Chi phí khác bằng tiền 200 200 180
Doanh nghiệp trích các khoản trích theo lương theo quy định của nhà nước,
biết rằng tiền lương thực trả cho công nhân viên toàn doanh nghiệp là 58.723 triệu
đồng.
Bài giải:
* Tính chi phí sản xuất theo yếu tố : ĐVT: Triệu đồng
1/ Chi phí nguyên vật liệu mua ngoài: = 185.860
+ Vật liệu chính: 250.000 x 26 x 10.000 = 65.000
230.000 x 17 x 10.000 = 39.100
120.000 x 40 x 10.000 = 48.000
Cộng: 152.100
+ VL phụ : (250.000 x 15 x 4.000) +(230.000 x 10 x 4.000) +
(120.000 x 18 x 4.000) + 450 = 33.290
+ Nhiên liệu: 150 + 150 + 170 = 470
Nhóm 7 Trang 13
Bài Tập Nhóm GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
2/ Chi phí nhân công: = 42.813,82
+ Tiền lương: (250.000 x 21 x 3.000) + (230.000 x 14 x 3.000) + (120.000 x
26 x 3.000) + 1.200 = 35.970
+ Các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ:
(35.970 x 17% ) + (35.970 x 3%) + (35.970 x 1%) + (58.723 x 2%) =
8.728,16
3/ Khấu hao tài sản cố định:
300 + 450 + 400 = 1.150
4/ Chi phí dịch vụ mua ngoài:
150 + 250 + 170 = 570
5/ Chi phí khác bằng tiền:
200 + 200 + 180 = 580
Bảng chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố chi phí
ĐVT: Triệu đồng
Yếu tố chi phí Số tiền
1.Chi phí nguyên vật liệu mua ngoài 185.860
- Vật liệu chính 152.100
- Vật liệu phụ 33.920
- Nhiên liệu 470
2.Chi phí nhân công 44.698,16
- Tiền lương 35.970
- BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 8.728,16
3.Chi phí khấu hao TSCĐ 1.150
4.Chi phí dịch vụ mua ngoài 570
5.Chi phí bằng tiền khác 580
* Ý nghĩa:
Phân loại chi phí theo yếu tố có ý nghĩa lớn trong quá trình quản lý chi phí, nó
cho biết kết cấu, tỉ trọng của từng yếu tố chi phí giúp cho việc xây dựng và phân
tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi
phí.
2.1.2.2. Phân loại chi phí hoạt động kinh doanh theo khoản mục chi phí
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện
cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại
này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng.
Nhóm 7 Trang 14
Bài Tập Nhóm GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Theo đó, toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp được phân chia
thành các khoản mục chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm các chi phí về nguyên liệu, vật liệu,
nhiên liệu và động lực trực tiếp dùng vào sản xuất kinh doanh.
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm các khoản chi phí trả cho người lao động
trực tiếp sản xuất (chi phí tiền lương, tiền công) và các khoản trích nộp của công
nhân trực tiếp sản xuất mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm chi trả cho họ.
- Chi phí sản xuất chung: là các chi phí sử dụng chung cho hoạt động sản xuất
chế biến của phân xưởng, bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp trực tiếp tạo ra sản
phẩm. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí vật liệu, dụng cụ dùng cho phân
xưởng; chi phí tiền lương, phụ cấp trả cho nhân viên phân xưởng và các khoản trích
nộp theo quy định của nhân viên phân xưởng; khấu hao tài sản cố định thuộc phân
xưởng (bộ phận sản xuất); chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền phát
sinh ở phân xưởng.
Ngoài ra, khi tính chỉ tiêu giá thành sản phẩm tiêu thụ thì chỉ tiêu giá thành còn
bao gồm khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng.
- Chi phí bán hàng: là những chi phí phát liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ, phát sinh trong kỳ như: tiền lương trả cho nhân viên bán
hàng, chi phí vận chuyển hàng đi bán, hoa hồng trả cho đại lý bán hàng và đơn vị
nhận ủy thác nhập khẩu, chi phí marketing….Theo nội dung kinh tế của chi phí, chi
phí bán hàng được chia thành các nội dung sau:
o Chi phí nhân viên: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương tính
vào chi phí của nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển sản
phẩm, hàng hóa.
o Chi phí vật liệu, bao bì: Bao gồm chi phí nhiên liệu, bao bì dùng cho vận
chuyển, bảo quản, sản phẩm hàng hóa trong quá trình tiêu thụ; vạt liệu dùng
cho bảo quản, sủa chữa TSCĐ ở bộ phận bán hàng;…
o Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Bao gồm giá trị công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt
động bán hàng, như dụng cụ phục vụ cho hoạt động bán hàng, như dụng cụ
đo lường, phương tiện tính toán….
Nhóm 7 Trang 15
Bài Tập Nhóm GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
o Chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở bộ phận bán hàng, như chi phí khấu hao cửa
hàng, phương tiện vận chuyển, phương tiện tính toán, đo lường kiểm nghiệm
chất lượng, …
o Chi phí bảo hành: Bao gồm các chi phí sủa chữa sản phẩm, hàng hóa bị hỏng
trong thời gian bảo hành.
o Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán hàng, như chi phí thuê ngoài sửa
chữa TSCĐ , thuê bến bãi, thuê bốc vác, vận chuyển hàng đi bán, hoa hồng
trả cho đai lý bán hàng và đơn vị nhận ủy thác xuất nhập khẩu, …
o Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các chi phí khác phát sinh trong khâu bán
hàng ngoài các chi phí đã nêu ở trên, như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán
hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, chào hàng, chí phí hội nghị
khách hàng, …
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí liên quan đến bộ máy quản
lý hành chính và quản lý hoạt động kinh doanh chung toàn bộ doanh nghiệp. Nội
dung chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:
o Chi phí nhân viên quản lý: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương
của nhân viên quản lý tính vào chi phí.
o Chi phí vật liệu quản lý: Bao gồm giá trị các loại vật liệu xuất dùng cho công
tác quản lý doanh nghiệp và dùng chung cho toàn bộ doanh nghiệp, dùng cho
sửa chữa TSCĐ ở bộ phận quản lý và dùng chung cho toàn doanh nghiệp.
o Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Bao gồm giá trị công cụ dụng cụ, đồ dùng văn
phòng dùng cho công tác quản lý.
o Chi phí khấu hao TSCĐ dùng ở bộ phận quản lý và dùng chung cho toàn bộ
doanh nghiệp, như khấu hao nhà làm việc của các phòng ban, phương tiện
tiện truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý,
o Thuế, phí, lệ phí: Bao gồm các khaorn thuế như thuế nhà đất, thuế môn bài,
…và các khoản phí, lệ phí khác.
o Chi phí dự phòng: Bao gồm các khoản dự phòng các khoản phải thu khó đòi
và dự phòng trợ cấp mất việc làm.
o Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ
cho bộ phận quản lý, như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, chi phí điện,
nước, điện thoại, bảo hiểm tài sản,…
Nhóm 7 Trang 16
Bài Tập Nhóm GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
o Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các chi phí khác phục vụ cho bộ phận quản
lý ngoài các chi phí đã nêu ở trên, như: chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác
phí, tàu xe, các khoản chi cho lao dộng nữ,
* Ý nghĩa:
Phân loại chi phí theo khoản mục rất thuận tiện cho công tác tính giá thành sản
phẩm, lập kế hoạch giá thành và định mức chi phí cho kỳ sau. Qua đó, sẽ giúp
những nhà quản lý có biện pháp sử dụng chi phí một cách hợp lý, tiết kiệm, đem lại
hiệu quả kinh tế cao.
Phân biệt giữa cách phân loại theo yếu tố chi phí và cách phân loại theo
khoản mục chi phí:
Phân biệt Phân loại theo yếu tố chi phí Phân loại theo khoản mục chi
phí
Căn cứ
phân loại
- Căn cứ vào những khoản
chi phí có cùng tính chất
kinh tế.
- Dựa vào công dụng của chi
phí và mức phân bổ chi phí
cho từng đối tượng.
Mục đích
phân loại
- Nhằm phục vụ cho việc tập
hợp quản lý các chi phí.
- Xây dựng và phân tích định
mức vốn lưu động.
- Thiết lập, kiểm tra và phân
tích dự toán chi phí.
- Phục vụ cho việc tính giá
thành các loại sản phẩm.
- Giúp phân tích nguyên nhân
tăng, giảm giá thành các loại
sản phẩm nhằm khai thác khả
năng tiềm tàng trong nội bộ
doanh nghiệp để hạ thấp giá
thành.
2.1.2.3. Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng sản phẩm:
Để thuận tiện cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để
đề ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được phân
theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành. Theo cách phân loại này, chi phí
được chia thành định phí và biến phí.
Định phí (Fixed Cost - FC):
Định phí còn được gọi là chi phí bất biến hay chi phí cố định là là những chi phí
không bị biến động trực tiếp theo sự thay đổi của khối lượng sản xuất sản phẩm.
Tuy nhiên, trong kỳ có thể thay đổi về khối lượng sản phẩm thì các khoản chi phí cố
Nhóm 7 Trang 17
Bài Tập Nhóm GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
định này chỉ mang tính chất tương đối có thể không đổi hoặc biến đổi ngược chiều.
Nếu như trong kỳ có sự thay đổi về khối lượng sản phẩm thì các khoản chi phí cố
định bình quân (chi phí cố định tính trên một đơn vị sản phẩm) sẽ biến động tương
quan tỷ lệ nghịch với sự biến động của sản lượng.
Chi phí cố định gồm có khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng máy móc
thiết bị, tiền thuê đất, chi phí quản lý doanh nghiệp
* V í dụ : Chi phí khấu hao xưởng lắp ráp xe hàng tháng tại công ty Honda Việt
là 2 tỷ đồng. Chi phí này là một định phí, không thay đổi cho dù số lượng xe lắp ráp
trong tháng là bao nhiêu. Song định phí bình quân sẽ thay đổi theo số lượng xe và
được thể hiện qua bảng sau:
Số lượng xe (chiếc) 1000 2000 3000 4000
Chi phí khấu hao (đồng) 2.000.000.000 2.000.000.000 2.000.000.000 2.000.000.000
Chi phí khấu hao/xe (đồng) 2.000.000 1.000.000 666.666,667 500.000
Trong đó, chi phí khấu hao 1 xe = Chi phí khấu hao/số lượng xe.
Dựa vào bảng số liệu trên, ta xác định được đồ thị về định phí và định phí
bình quân như sau:
Nhóm 7 Trang 18
Đồ thị định phí
Đồ thị định phí bình quân
Bài Tập Nhóm GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Biến phí (variable cost – VC)
Biến phí còn được gọi là chi phí khả biến hay chi phí biến đổi là những chi
phí bị biến động một cách trực tiếp theo sự thay đổi của khối lượng sản xuất
sản phẩm. Tuy nhiên, biến phí bình quân (chi phí biến đổi tính trên một đơn
vị sản phẩm) sẽ không thay đổi cho dù trong kỳ có sự biến động về khối
lượng sản xuất sản phẩm.
Chi phí biến đổi gồm có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp Tổng chi phí này biến động tỷ lệ thuận với sự biến động của
khối lượng sản xuất sản phẩm.
* Công thức tính: VC = a × x
Trong đó:
a: Số lượng đầu vào sử dụng cho quá trình sản xuất
x: Biến số thể hiện đơn giá của mỗi loại đầu vào
* Biến phí có thể chia làm 2 loại:
- Biến phí tỷ lệ: Là các biến phí mà sự biến động của chúng thực sự thay đổi tỷ
lệ thuận với biến động của mức độ hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
chi phí nhân công trực tiếp
- Biến phí cấp bậc: Là các biến phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi
nhiều và rõ ràng như chi phí nhân công gián tiếp, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết
bị Biến phí loại này không thay đổi khi mức độ hoạt động chưa đạt đến một giới
hạn nhất định. Như vậy, biến phí cấp bậc có quan hệ tỷ lệ nhưng không tuyến tính
với mức độ hoạt động thay đổi, cho phép chi phí thay đổi để tương ứng với mức độ
hoạt động mới.
* Ví dụ: Cty Honda Việt Nam mua lốp xe từ công ty Casumina để lắp ráp xe
máy Wave Alpha với giá 200.000 đồng/cặp lốp. Tổng chi phí lốp xe sẽ là bao nhiêu
nếu công ty Honda lắp ráp được 1000, 2000, 3000 và 4000 chiếc xe máy?
Ta có:
Tổng chi phí lốp xe = Giá 1 cặp lốp xe × Số lượng xe được lắp ráp
Chi phí lốp của mỗi chiếc xe máy = Tổng chi phí lốp xe/số lượng xe
Số lượng xe 1000 2000 3000 4000
Nhóm 7 Trang 19
Bài Tập Nhóm GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
Tổng chi phí lốp xe (đồng) 200.000.000 400.000.000 600.000.000 800.000.000
Chi phí lốp của mỗi xe (đồng/chiếc xe) 200.000 200.000 200.000 200.000
Dựa vào bảng trên ta xác định được đồ thị biến phí và biến phí bình quân như sau:
Như vậy, khi khối lượng sản phẩm thay đổi:
• Biến phí/đơn vị sản phẩm sẽ không thay đổi
• Định phí/đơn vị sản phẩm sẽ thay đổi
Vì vậy, doanh nghiệp nào cảm thấy không thể nâng khối lượng sản phẩm lên
thì họ sẽ tìm cách giảm thấp chi phí cố định.
* Ý nghĩa:
Phân loại chi phí hoạt động kinh doanh thành chi phí biến đổi và chi phí cố định
có tác dụng lớn đối với việc quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ
cho việc ra quyết định kinh doanh cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu
quả kinh doanh.
2.2. Chi phí hoạt động tài chính:
Chi phí hoạt động tài chính là các chi phí liên quan đến hoạt động cho vay hoặc
đi vay vốn, chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư và các khoản
chi phí tài chính khác. Cụ thể:
- Các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính
- Chi phí đi vay vốn ( chi phí lãi vay )
- Chi phí liên quan đến hoạt động góp vốn liên doanh ( như lãi tiền vay để góp
vốn, chi phí theo dõi hoạt động kinh doanh…)
Nhóm 7 Trang 20
Đồ thị Biến phí Đồ thị Biến phí bình quân
Bài Tập Nhóm GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
- Chi phí giao dịch bán chứng khoán
- Chênh lệch lỗ phát sinh do bán hoặc thanh toán ngoại tệ
- Lỗ về tỷ giá do chuyển đổi các khoản mục có gốc ngoại tệ trên bảng cân đối
kế toán vào thời điểm lập báo cáo tài chính
- Lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính
2.3. Chi phí khác:
Chi phí khác bao gồm các khoản chi phí ngoài chi phí sản xuất kinh doanh phát
sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố
định thanh lý, nhượng bán.
- Tiền phạt do vi phạm hợp động kinh tế
- Bị phạt thuế, truy nộp thuế
- Các khoản chi phí không trọng yếu do kế toán bị nhầm hoặc bỏ sót khi ghi sổ
kế toán
- Các khoản chi phí khác…
Nhóm 7 Trang 21
Bài Tập Nhóm GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
KẾT LUẬN
Doanh thu và chi phí của doanh nghiệp phản ánh luồng tiền vào và luồng tiền
ra trong từng thời kỳ nhất định, nó cho biết khả năng thanh toán đích thực hay khả
năng chi trả của doanh nghiệp. Đây là cơ sở quan trọng để nhà quản lý xây dựng kế
hoạch tiền mặt của doanh nghiệp.
Qua việc nghiên cứu thu nhập và chi phí của doanh nghiệp giúp chúng ta xác
định được kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tạo tiền đề dự đoán và xác định
được quy mô các dòng tiền trong tương lai, làm căn cứ tính toán thời gian thu hồi
vốn đầu tư, giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) để ra quyết
định đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp.
Nhóm 7 Trang 22
Bài Tập Nhóm GVHD: TS. Nguyễn Hòa Nhân
THÀNH VIÊN NHÓM 7
1. Dương Ngọc Ân 37H11K07.1 – B
2. Lê Thị Dũng 37H11K07.1 – B
3. Trần Thị Mai 37H11K07.1 – B
4. Nguyễn Thị Phường 37H11K07.1 – B
5. Nguyễn Anh Thư 37H11K07.1 – B
6. Trần Thị Minh Triều 37H11K07.1 – B
7. Phan Xuân Thảo Vi 37H11K07.1 – B
Nhóm 7 Trang 23