Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giải sgk khoa học tự nhiên 6 – cánh diều bài (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.8 KB, 4 trang )

Bài 4. Đo nhiệt độ
A/ Câu hỏi đầu bài
Trả lời câu hỏi trang 26 sgk Khoa học tự nhiên 6:
Có ba cốc đựng nước như hình 4.1. Theo em, nước trong cốc b nóng hơn nước trong
cốc nào và lạnh hơn nước trong cốc nào? Nước trong cốc nào có nhiệt độ cao nhất,
nước trong cốc nào có nhiệt độ thấp nhất?

Trả lời:
- Theo em, nước trong cốc b nóng hơn nước trong cốc a và nước trong cốc b lạnh
hơn nước trong cốc c.
- Theo em, nước trong cốc c có nhiệt độ cao nhất và nước trong cốc a có nhiệt độ
thấp nhất.
B/ Câu hỏi giữa bài
I. Nhiệt độ và độ nóng lạnh
II. Thang nhiệt độ xen – xi - ớt
Trả lời câu hỏi phần hình thành kiến thức – kĩ năng trang 27 sgk Khoa học tự
nhiên 6:
Mỗi một độ trong thang nhiệt độ Xen – xi - ớt (10C) tương ứng với bao nhiêu độ
trong thang Fa – ren – hai?
Trả lời:


Công thức đổi nhiệt độ từ thang nhiệt độ Xen – xi - ớt sang thang nhiệt độ Fa – ren
– hai là:





t 0 F  t  0 C  x 1,8  32


Vậy 10C = 1 . 1,8 + 32 = 33,80F.
Trả lời câu hỏi phần tìm hiểu thêm trang 27 sgk Khoa học tự nhiên 6:
Thang nhiệt độ Xen – xi - ớt cần phải dùng hai nhiệt độ cố định để làm gì?
Trả lời:
Thang nhiệt độ Xen – xi - ớt cần phải dùng hai nhiệt độ cố định là 00C (nhiệt độ
nước đá đang tan hoặc đóng băng của nước) và 1000C (nhiệt độ sơi của nước ở áp
suất khí quyển tại mực nước biển) để làm tiêu chuẩn cho các thang đo khác chuẩn
hóa theo như thang nhiệt độ Fa – ren – hai, thang nhiệt độ Ken – vin.
III. Nhiệt kế
Trả lời câu hỏi phần hình thành kiến thức – kĩ năng trang 27 sgk Khoa học tự
nhiên 6:
Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế (hình 4.2)

Trả lời:
- Giới hạn đo của nhiệt kế (là số lớn nhất trên nhiệt kế): 2000C
- Độ chia nhỏ nhất (khoảng cách giữa 2 vạch chia liên tiếp): Trong khoảng cách từ
00C đến 200C có 10 vạch => khoảng cách giữa 2 vạch liên tiếp là 20C.
Trả lời câu hỏi phần hình thành kiến thức – kĩ năng trang 28 sgk Khoa học tự
nhiên 6:
Từ kết quả tìm hiểu nhiệt kế, thảo luận về cách đo nhiệt độ bằng nhiệt kế.
Trả lời:


Cách đo nhiệt độ bằng nhiệt kế:
- Cho bầu của nhiệt kế tiếp xúc với vật.
- Dựa vào độ dài của phần chất lỏng trong nhiệt kế (chất lỏng trong ống nhiệt kế sẽ
ngắn đi khi gặp vật lạnh, dài ra khi gặp vật nóng) ta đọc được nhiệt độ trên thang đo.
- Đặt mắt nhìn theo hướng vng góc với mặt số và đọc vạch chia gần nhất với phần
chất lỏng trong nhiệt kế.
IV. Đo nhiệt độ cơ thể

Trả lời câu hỏi phần hình thành kiến thức – kĩ năng trang 28 sgk Khoa học tự
nhiên 6:
Dùng nhiệt kế y tế để thảo luận về cách đo nhiệt độ cơ thể.
Trả lời:

- Đầu tiên, vẩy mạnh cho thủy ngân tụt xuống vạch thấp nhất (vạch 35 – hình 4.3).
- Dùng bông và cồn y tế làm sạch nhiệt kế.
- Đặt nhiệt kế vào nách, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế
- Sau khoảng 3 phút, lấy nhiệt kế ra và đọc nhiệt độ.
- Đọc theo phần chất lỏng nhiệt kế tương ứng với vạch chia gần nhất trên thang nhiệt
độ, đặt mắt nhìn vng góc với mặt số.
Trả lời câu hỏi phần luyện tập trang 28 sgk Khoa học tự nhiên 6:
Hãy cho biết cách đặt mắt nhìn và đọc đúng số chỉ của nhiệt kế?


Trả lời:

Đặt mắt nhìn theo hướng vng góc với mặt số và đọc vạch chia gần nhất với phần
chất lỏng trong nhiệt kế.
Trả lời câu hỏi phần vận dụng trang 28 sgk Khoa học tự nhiên 6:
Dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể em
Trả lời:
Thực hiện đúng theo các bước đo:
- Đầu tiên, vẩy mạnh cho thủy ngân tụt xuống vạch thấp nhất (vạch 35 – hình 4.3).
- Dùng bơng và cồn y tế làm sạch nhiệt kế.
- Đặt nhiệt kế vào nách, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế
- Sau khoảng 3 phút, lấy nhiệt kế ra và đọc nhiệt độ.
- Đọc theo phần chất lỏng nhiệt kế tương ứng với vạch chia gần nhất trên thang nhiệt
độ, đặt mắt nhìn vng góc với mặt số.


Nhiệt độ cơ thể em là 370C



×