Tải bản đầy đủ (.doc) (240 trang)

Nghiên cứu các định hướng công nghệ ưu tiên trong nông nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 240 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỌC VIỆN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
---------------------------------

NGUYỄN THỊ HOÀNG ANH

NGHIÊN CỨU CÁC ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHỆ
ƯU TIÊN TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VÙNG BẮC TRUNG
BỘ
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HÀ NỘI - 2022


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỌC VIỆN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
---------------------------------

NGUYỄN THỊ HOÀNG ANH

NGHIÊN CỨU CÁC ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHỆ
ƯU TIÊN TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VÙNG BẮC TRUNG
BỘ
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ
Mã số: 9340412


LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Đỗ Hoài Nam
2. TS. Phạm Quang

HÀ NỘI - 2022

Trí


LỜI CAM ĐOAN
Nghiên cứu sinh cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Kết
quả nghiên cứu và kết luận của Luận án là trung thực, không sao chép từ bất kỳ nguồn
nào và dưới mọi hình thức. Đã tham khảo tài liệu nguồn để trích dẫn và ghi lại nguồn
tài liệu tham khảo theo quy định.

Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2022

NGHIÊN CỨU SINH

Nguyễn Thị Hoàng Anh

i


LỜI CẢM ƠN

Luận án được thực hiện và hoàn thành tại Học viện Khoa học, công nghệ và
Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong thời gian thực hiện Luận án,
NCS đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Lãnh đạo Học viện, các Thầy,
Cơ, các nhà khoa học, các cơ quan, đồn thể và cá nhân để hoàn thiện Luận án này.
NCS xin trân trọng cảm ơn TS. Đỗ Hoài Nam và TS. Phạm Quang Trí,
những người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt q trình nghiên cứu
và hồn thành Luận án.
NCS xin cám ơn Lãnh đạo Học viện, các Thầy, Cô và các nhà khoa học,
chuyên gia Học viện Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo đã giúp đỡ NCS rất
nhiều về chuyên môn cũng như trao đổi học thuật trong thời gian qua.
Trong thời gian làm Luận án, NCS đã được Lãnh đạo Văn phịng Chương
trình Khoa học công nghệ cấp quốc gia về tài nguyên mơi trường và biến đổi khí
hậu và Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài ngun và Mơi trường tạo mọi điều kiện về
thời gian cũng như động viên tinh thần để NCS yên tâm thực hiện Luận án của
mình. NCS bày tỏ lịng biết ơn đến Lãnh đạo và tồn thể cán bộ của hai đơn vị.
Luận án được hoàn thành, NCS đã nhận được sự hỗ trợ về tài liệu, số liệu
nghiên cứu từ đề tài BĐKH.01/16-20 và sự giúp đỡ, góp ý đối với một số nội dung
nghiên cứu của Luận án từ các đồng nghiệp tại đây.
Gia đình, chồng, con ln là chỗ dựa vững chắc và là nguồn động viên lớn
cho NCS trong suốt thời gian quan. NCS trân trọng và luôn ghi nhớ, nỗ lực để thực
hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Ngồi ra, bạn bè, đồng nghiệp, tập thể các nhà khoa học luôn cùng đồng
hành và giúp đỡ NCS trong thời gian qua. Những gợi ý, trao đổi và hỗ trợ này đã
giúp cho NCS hoàn thành Luận án tốt hơn. NCS chân thành cảm ơn.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN


i

LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

MỞ ĐẦU

1

1. Sự cần thiết của nghiên cứu1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến định hướng công
nghệ trong bối cảnh BĐKH
2.1. Trên thế giới

2

2.2. Tại Việt Nam


4

3. Mục tiêu của nghiên cứu

2

5

3.1. Mục tiêu tổng quát 5
3.2. Mục tiêu cụ thể

5

4. Nội dung nghiên cứu

5

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5.1. Đối tượng nghiên cứu

6

5.2. Phạm vi nghiên cứu

6

6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

7


6.1. Câu hỏi nghiên cứu 7
6.2. Giả thuyết nghiên cứu

7

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án7
7.1. Ý nghĩa khoa học 7
7.2. Ý nghĩa thực tiễn 8
8. Tính mới và những đóng góp của Luận án 8
9. Cấu trúc Luận án

9

iii


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHỆ ƯU TIÊN VÀ
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN BĐKH 10
1.1. Cơ sở lý luận về định hướng công nghệ ưu tiên

10

1.1.1. Công nghệ (Technology) 10
1.1.2. Định hướng công nghệ (Technology orientation) 11
1.1.3. Cơng nghệ thích hợp (Appropriate technology)

13

1.1.4. Cơng nghệ ưu tiên (Priority technology) 18
1.2. Sản xuất nông nghiệp trong điều kiện BĐKH

1.2.1. BĐKH

19

19

1.2.2. BĐKH trên thế giới

22

1.2.3. BĐKH tại Việt Nam

31

1.3. Mối quan hệ giữa nơng nghiệp và khí hậu
1.3.1. Mối quan hệ tương hỗ

36

36

1.3.2. Mối quan hệ tương khắc 38
1.4. Ảnh hưởng của BĐKH tới nông nghiệp 40
1.4.1. Ảnh hưởng trên thế giới 40
1.4.2. Ảnh hưởng tại Việt Nam 44
1.5. Phân tích kinh nghiệm thực tiễn của một số nước trong việc định hướng
công nghệ ưu tiên trong nông nghiệp 46
1.5.1. Kinh nghiệm từ Nhật Bản46
1.5.2. Kinh nghiệm từ Isarel


51

1.5.3. Kinh nghiệm từ Thái Lan 54
1.6. Khung phân tích và tiểu kết chương 1

55

CHƯƠNG 2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cách tiếp cận

57

57

2.1.1. Tiếp cận hệ thống, liên vùng và liên ngành

57

2.1.2. Tiếp cận tham gia57
2.1.3. Cách tiếp cận thị trường trong quản lý tài ngun, bảo vệ mơi trường và ứng
phó với BĐKH (MBA) 58
2.2. Phương pháp thu thập thông tin 58

iv


2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

58


2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp 59
2.2.3. Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH
2.3. Mơ tả quy trình và lựa chọn tiêu chí

61

62

2.3.1. Mơ tả quy trình xác định cơng nghệ để xây dựng tiêu chí lựa chọn 62
2.3.2. Xây dựng tiêu chí63
2.4. Xử lý số liệu

65

2.4.1. Phân tích thơng tin định lượng

65

2.4.2. Phân tích thơng tin định tính

65

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 66
3.1. Điều kiện tự nhiên, KT-XH của vùng BTB
3.1.1. Điều kiện tự nhiên

66

3.1.2. Tình hình KT-XH


69

66

3.1.3. Đánh giá chung 73
3.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp vùng BTB

75

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp vùng BTB

75

3.2.2. Xu hướng biến động nhóm đất nơng nghiệp theo vùng
3.2.3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp vùng BTB

76

77

3.3. Tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp vùng BTB
3.3.1. Thực trạng về BĐKH tại vùng BTB

120

120

3.3.2. Tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp vùng BTB

123


3.4. Nhu cầu, yêu cầu và khả năng ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông
nghiệp vùng BTB

127

3.4.1. Thực trạng nhu cầu, yêu cầu ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
vùng BTB

127

3.4.2. Khó khăn, thách thức ứng dụng cơng nghệ trong sản xuất nông nghiệp vùng BTB
132
3.5. Giải pháp phát triển nông nghiệp vùng BTB

134

3.6. Định hướng các công nghệ ưu tiên trong sản xuất nông nghiệp vùng BTB
trong bối cảnh BĐKH 135
v


3.6.1. Các cơ sở pháp lý135
3.6.2. Các định hướng công nghệ ưu tiên

146

3.6.3. Định hướng chính sách đặc thù lựa chọn công nghệ ưu tiên trong sản xuất
nông nghiệp ở vùng BTB


176

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 179
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
182
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

184

191

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BĐKH

Biến đổi khí hậu

Bộ NN&PTNT

Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn

BTB


Bắc Trung Bộ

BVTV

Bảo vệ thực vật

CNSH

Công nghệ sinh học

CNC

Công nghệ cao

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

CNTĐH

Cơng nghệ tự động hố

CSDL

Cơ sở dữ liệu

KKL

Khơng khí lạnh


KT-XH

Kinh tế - xã hội

KH&CN

Khoa học và công nghệ

NCS

Nghiên cứu sinh

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NS

Năng suất

TMĐT

Thương mại điện tử

TB

Trung bình

vii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nhiệt độ và lượng mưa các vùng trong cả nước

32

Bảng 2.1. Các chỉ tiêu đánh giá chiến lược ưu tiên đến công nghệ

64

Bảng 3.1. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng chủ lực huyện Ngọc Lặc
Bảng 3.2. Kết quả điều tra diện tích, NS nơng hộ.

89

Bảng 3.3. Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón cho lúa
Bảng 3.4. Kết quả điều tra diện tích, NS nơng hộ.

90

93

Bảng 3.5. Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón.
Bảng 3.6. Kết quả điều tra diện tích, NS nơng hộ

93

95

Bảng 3.7. Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón huyện Ngọc Lặc

Bảng 3.8. Kết quả điều tra diện tích, NS nơng hộ

88

96

97

Bảng 3.9. Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón huyện Ngọc Lặc

98

Bảng 3.10. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng chủ lực huyện Qùy Hợp
100
Bảng 3.11. Kết quả điều tra diện tích, NS nơng hộ

101

Bảng 3.12. Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón huyện Qùy Hợp
102
Bảng 3.13. Kết quả điều tra diện tích, NS nơng hộ

104

Bảng 3.14. Kết quả điều tra diện tích, NS nơng hộ

105

Bảng 3.15. Kết quả điều tra diện tích, NS mía huyện Quỳ Hợp


106

Bảng 3.16. Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón huyện Qùy Hợp
107
Bảng 3.17. Kết quả điều tra diện tích, NS nơng hộ trồng mía huyện Quỳ Hợp
108
Bảng 3.18. Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón huyện Qùy Hợp
108
Bảng 3.19. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng chủ lực huyện Hương Khê
110
Bảng 3.20. Kết quả điều tra diện tích, NS nơng hộ
viii

111


Bảng 3.21. Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón huyện Hương Khê
112
Bảng 3.22. Kết quả điều tra diện tích, NS nơng hộ

114

Bảng 3.23. Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón huyện Hương Khê
115
Bảng 3.24. Kết quả điều tra diện tích, NS nơng hộ

116

Bảng 3.25. Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón huyện Hương Khê
117

Bảng 3.26. Kết quả điều tra diện tích, NS nơng hộ

118

Bảng 3.27. Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón huyện Hương Khê
119
Bảng 3.28. Nhiệt độ TB tháng 1, tháng 7 và TB năm ở vùng BTB.

121

Bảng 3.29. Lượng mưa TB tháng 1, tháng 7 và TB năm ở BTB.

122

Bảng 3.30. Những mục tiêu tổng quát phát triển KH&CN 6 tỉnh vùng BTB
138
Bảng 3.31. So sánh một số đặc điểm giữa 2 phương pháp nhân giống152
Bảng 3.32. Hiệu quả vượt trội của kỹ thuật nuôi cấy mô áp dụng trong công
nghiệp trồng chuối ở Ấn Độ

152

Bảng 3.33. So sánh các sản phẩm nguồn gốc hóa học và sinh học
trong trồng trọt

158

158

Bảng 3.34. Các định hướng CNTĐH trong gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch

nơng sản vùng BTB

161

Bảng 3.35. Thông số về hiệu quả máy phân loại hạt cà phê theo màu 165
Bảng 3.36. Công nghệ ưu tiên áp dụng cho sản xuất nông nghiệp vùng BTB
178

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Biểu đồ diễn biến thay đổi nhiệt độ tồn cầu trong hơn 100 năm qua
22
Hình 1.2. Biểu đồ biểu diễn thay đổi mực nước biển giai đoạn 1880-2014

24

Hình 1.3. Biểu đồ lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tồn cầu các năm

27

Hình 1.4. Xu hướng gia tăng nhiệt độ TB năm của Việt Nam so với thế giới 31
Hình 1.5. Lượng thải khí gây hiệu ứng nhà kính theo từng lĩnh vực (năm 2010)
39
Hình 1.6. Lượng khí nhà kính thải ra theo từng châu lục

39

Hình 1.7. Biểu đồ dự đốn thay đổi sản lượng một số cây lương thực chủ lực

phân bố theo vĩ độ chịu diễn biến tăng nhiệt độ do BĐKH cuối thế kỷ 21

42

Hình 1.8. Biểu đồ dự đốn thay đổi sản lượng các cây nông sản phổ biến nhất
bởi ảnh hưởng của tăng nhiệt độ do BĐKH cuối thế kỷ 21.

43

Hình 1.9. Biểu đồ sản lượng lương thực dự kiến trên thế giới đến năm 2099 44
Hình 1.10. Sản lượng lúa gạo ở một số nước và thế giới giai đoạn 1990-2016 48
Hình 1.11. Những đất nước sử dụng tự động hóa nhiều nhất 50
Hình 1.12. Cánh đồng xanh trên sa mạc nhờ hệ thống tưới tiêu tự động

53

Hình 1.13. Khung phân tích Luận án 56
Hình 2.1. Phương pháp đánh giá tác động

61

Hình 2.2. Các bước xác định cơng nghệ để xây dựng tiêu chí lựa chọn
Hình 3.1. Bản đồ khu vực BTB

62

66

Hình 3.2. Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp các tỉnh vùng BTB


75

Hình 3.3. Xu hướng biến động nhóm đất NN theo vùng thời kỳ 2010-2015
Hình 3.4. Xu hướng biến động đất trồng lúa theo vùng

77

Hình 3.5. Sản lượng lúa 6 tỉnh vùng BTB giai đoạn 2010-2015
Hình 3.6. NS lúa 6 tỉnh BTB giai đoạn 2010-2015

76

78

79

Hình 3.7. Sản lượng lúa của BTB so với các địa phương khác giai đoạn 2010-2015
80
Hình 3.8. Tình hình sản xuất ngơ vùng BTB giai đoạn 2010- 2015
x

81


Hình 3.9. Diện tích và sản lượng khoai lang của 6 tỉnh vùng BTB giai đoạn 2010-2015
82
Hình 3.10. Diện tích và sản lượng sắn 6 tỉnh vùng BTB giai đoạn 2010-201584
Hình 3.11. Tình hình sản xuất mía ở Thanh Hóa và Nghệ An giai đoạn 20102015

85


Hình 3.12. Diện tích, NS và sản lượng cao su vùng BTB năm 2010 và 2015 87
Hình 3.13. Biểu đồ quy trình áp dụng CNSH trong di truyền trong chọn, cải
tạo giống nơng sản

148

Hình 3.14. Sử dụng công nghệ gen tạo cây trồng kháng côn trùng
Hình 3.15. Quy trình cơ bản của kỹ thuật ni cấy mơ

154

Hình 3.16. Quy trình sản xuất thuốc BVTV từ vi sinh vật

156

150

Hình 3.17. Quy trình sản xuất thuốc BVTV từ một số loại thực vật 157
Hình 3.18. Quy trình sản xuất và thử nghiệm các sản phẩm hỗ trợ trồng trọt từ
sinh học cho vùng BTB

159

Hình 3.19. Minh họa ứng dụng xây dựng các cảm biến khơng dây

167

Hình 3.20. Ví dụ minh họa việc sử dụng mạng khơng dây trong nơng nghiệp hiện đại
168

Hình 3.21. Ứng dụng cơng nghệ GPS trong sản xuất nơng nghiệp

168

Hình 3.22. Minh họa sử dụng GIS trong trắc địa đất để canh tác nông nghiệp
169
Hình 3.23. Minh họa về hiệu quả của cơng cụ viễn thám trong nơng nghiệp.
170
Hình 3.24. Chợ TMĐT Agromart

171

Hình 3.25. Sử dụng CNTT trong đào tạo trực tuyến giúp kết nối và tạo ảnh
hưởng tích cực lẫn nhau đến người nơng dân, nhà quản lý và nhà khoa học.
173
Hình 3.26. Mơ hình nhà kính đơn giản với cơng nghệ điều khiển tự động
174

xi


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Vùng BTB gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế với tổng diện tích tự nhiên 5.145.923 ha, chiếm khoảng 15,6%
diện tích tự nhiên cả nước. Là nơi có điều kiện khí hậu được xếp vào loại khắc
nghiệt nhất Việt Nam, với 85% dân số chủ động làm nơng nghiệp, vùng này có tổng
diện tích đất nông nghiệp là 816.400 ha (Tương ứng với 15,9% tổng diện tích đất tự
nhiên). Riêng các loại cây chủ lực (Lúa, ngơ, mía, sắn) đã chiếm 72,4% tổng diện
tích đất nơng nghiệp. Các loại cây trồng này hiện đang đóng vai trò quan trọng

trong việc đảm bảo an ninh lương thực, có giá trị xuất khẩu, phù hợp với mức đầu
tư và nâng cao thu nhập cho hộ nông dân (Niên giám thống kê, 2015).
Nhiều chương trình, giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững đã được triển
khai ở Việt Nam, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nông dân,
nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều khó
khăn đối với sản xuất nơng nghiệp của vùng BTB, do phần lớn diện tích đất sản
xuất nơng nghiệp cịn kém hiệu quả, NS và chất lượng cây trồng chính chưa cao
trên một số loại đất, không đạt yêu cầu so với tiềm năng NS của giống.
Tác động bất lợi của BĐKH đã làm cho bề mặt đất bị xói mòn, bạc màu, nghèo
kiệt chỉ sau một thời gian ngắn canh tác, NS sụt giảm nghiêm trọng, các phương pháp
canh tác truyền thống khơng cịn khả thi. Vì vậy, cần phải thay đổi công nghệ trong sản
xuất nông nghiệp và áp dụng kỹ thuật tiên tiến để thích ứng với BĐKH.
Với nhận thức, BĐKH là điều không thể tránh khỏi và ngày càng cực đoan
hơn. Việc ổn định sản xuất nông nghiệp và hướng tới sản xuất nông nghiệp bền
vững, bảo đảm an ninh lương thực cho người dân vùng BTB là hết sức cấp bách.
Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ở tầm vĩ mơ, đưa vấn đề BĐKH vào các

1


chính sách phát triển quốc gia, coi đó là một trong những ưu tiên hàng đầu, với sự
chú trọng đặc biệt tới nơng nghiệp. Trong đó nhấn mạnh, đối với vùng BTB cần
phải đặc biệt quan tâm tới việc ứng dụng các công nghệ ưu tiên trong sản xuất nông
nghiệp, làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược KT - XH của Quốc gia, địa phương
trong bối cảnh BĐKH ngày càng hiện hữu và khốc liệt hơn. Chính vì vậy, việc
“Nghiên cứu các định hướng công nghệ ưu tiên trong nông nghiệp ở vùng Bắc
Trung Bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu” là rất cần thiết, góp phần đẩy mạnh
phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, xóa đói giảm nghèo cho người nông
dân vùng Bắc Trung Bộ trong điều kiện BĐKH.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến định hướng công nghệ trong bối

cảnh BĐKH
2.1. Trên thế giới
Theo John Smithers và cộng sự (2001) đã chỉ ra đổi mới công nghệ là một
trong những chiến lược tốt nhất để nơng nghiệp thích ứng với BĐKH. Nghiên cứu
này cũng đưa ra phương pháp đánh giá mô tả và phân tích thực nghiệm về địa điểm
nghiên cứu và phát triển công nghệ trong nghiên cứu và lập kế hoạch thích ứng với
khí hậu. Những hiểu biết sâu sắc về vai trị giả định của cơng nghệ được phát triển
thơng qua việc xem xét các tài liệu đã xuất bản; vai trị của đổi mới cơng nghệ trong
việc xử lý các rủi ro khí hậu (John Smith et al., 2001).
Nghiên cứu của Travis Lybbert và Daniel Sumner (2010) đề cập đến việc
giảm thiểu tác động và thích ứng với BĐKH đang là những vấn đề ưu tiên trong
nghiên cứu thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Trong những thập kỷ tới, sự phát triển của
các công nghệ và thực hành nông nghiệp mới sẽ phần lớn định hình cách thức và
mức độ hiệu quả của người nông dân trong việc giảm thiểu và thích ứng với BĐKH.
Sự thích ứng và giảm thiểu thiệt hại do BĐKH không ở đâu rõ rệt hơn ở các nước

2


đang phát triển, nơi NS nông nghiệp vẫn ở mức thấp; Tình trạng nghèo đói, dễ bị
tổn thương và mất an ninh lương thực vẫn ở mức cao. Hầu hết các công nghệ mới
thay đổi việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào của trang trại, thường theo những
cách làm thay đổi tác động của thời tiết đối với sản xuất và của sản xuất đối với lượng
khí thải carbon (Travis Lybbert and Daniel Sumner, 2010).
Kết quả nghiên cứu của Rebecca Clements và cộng sự (2011) cung cấp thông
tin về 22 cơng nghệ và lựa chọn thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực nơng nghiệp,
mơ tả những gì các cơ quan quản lý hoạch định chính sách, các chuyên gia nông
nghiệp và các bên liên quan khác ở các quốc gia xem xét trong khi xác định con
đường phát triển cơng nghệ trong nơng nghiệp. Các tổ chức phi hính phủ, cộng
đồng nông thôn và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nơng nghiệp có thể xem xét

và lựa chọn danh mục công nghệ phù hợp (Rebecca Clements et al., 2011).
Kết quả nghiên cứu của T.A. Crane và cộng sự (2011) đã làm rõ các khái niệm, mơ
hình thích ứng với BĐKH và các cách thức để thích ứng với BĐKH (T.A. Crane, 2011).
Nghiên cứu của Heleende Coninck (2012) đã thảo luận các vấn đề về các giải
pháp thay thế khả thi cho các hiệp định quốc tế về BĐKH, đặc biệt là sau năm 2012.
Tuy nhiên, trong số các lựa chọn thay thế này, các thỏa thuận định hướng cơng nghệ
ít được xác định rõ nhất. Nghiên cứu cho rằng, các định hướng cơng nghệ nhằm
mục đích chia sẻ và điều phối kiến thức, nghiên cứu chuyển giao hoặc trình diễn có
thể làm tăng hiệu quả tổng thể của hợp tác khí hậu quốc tế, nhưng có thể sẽ có hạn
chế về hiệu quả mơi trường. Các thỏa thuận chuyển giao cơng nghệ có thể có các
tính chất tương tự trừ khi mức độ sử dụng tài nguyên lớn, trong trường hợp đó,
chúng có thể có ý nghĩa về mặt mơi trường. Các nhiệm vụ hoặc khuyến khích cụ thể
về cơng nghệ có thể hiệu quả về mặt mơi trường trong lĩnh vực áp dụng, có nhiều
khả năng đóng góp hiệu quả về mặt chi phí và được xem như một thay thế cho các

3


chính sách linh hoạt dựa trên khí thải. Những kết quả này chỉ ra rằng định hướng
cơng nghệ có thể đóng góp có giá trị vào ứng phó tồn cầu với BĐKH (Heleende
Coninck, 2012).
2.2. Tại Việt Nam
Báo cáo nghiên cứu của Trần Thị Minh Hà (2011) tại Hội thảo lần thứ 2 về
BĐKH tồn cầu giải pháp ứng phó của Việt Nam đã tập trung vào vấn đề tác động
của BĐKH đến lĩnh vực tài nguyên môi trường; Nghiên cứu cũng đưa ra một số giải
pháp ứng phó với BĐKH và vai trị hỗ trợ quốc tế cho ứng phó BĐKH trong lĩnh
vực tài nguyên và môi trường (Trần Thị Minh Hà, 2011).
Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã dự thảo chiến lược quốc gia về BĐKH,
trong đó có các chương trình: Đánh giá quy mơ và tác động của BĐKH, xác định
các giải pháp ứng phó; Phát triển các chương trình KH&CN về BĐKH; Lồng ghép

BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển KT-XH,
ngành và địa phương (Thủ tướng Chính phủ, 2011).
Kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Phương Loan (2015) cho thấy q trình BĐKH
diễn ra nhanh chóng, trong đó hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ chịu những tác động
ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực và cả tích cực, tuy nhiên chiều hướng tiêu cực
chiếm đa số. Nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của thực vật, làm thay
đổi NS và sản lượng, nhiệt độ tăng làm băng tan, nước biển dâng làm xâm thực nhiều
nước, xâm nhập mặn làm suy giảm chất lượng nước và đất; Những đợt nắng nóng, hạn
hán dai dẳng đang gây khó khăn cho nông nghiệp nhiều nơi.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiệp (2015) đã cập nhật kịch bản BĐKH và
nước biển dâng cho Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu cập nhật
kịch bản BĐKH, nước biển dâng trên thế giới và trong nước trong đó chỉ ra được
các nguyên nhân và sự cần thiết phải cập nhật các kịch bản; Xây dựng được cơ sở
khoa học và thực tiễn của việc cập nhật kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt

4


Nam; Đề xuất được hệ phương pháp xây dựng, cập nhật và đánh giá độ chưa chắc
chắn của các kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam; đề xuất được một
số phương án cập nhật kịch bản BĐKH, nước biển dâng và nguy cơ ngập cho Việt
Nam trên cơ sở các kịch bản tại báo cáo đánh giá lần thứ năm của IPCC.
Tóm lại, trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến
định hướng và giải pháp công nghệ trong bối cảnh BĐKH. Tuy nhiên, cho đến nay
vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về định hướng công nghệ thuộc lĩnh vực nông
nghiệp tại khu vực BTB và trong bối cảnh BĐKH. Đây là khoảng trống cần thiết phải
nghiên cứu, vì vậy nghiên cứu các định hướng cơng nghệ ưu tiên trong nông nghiệp ở
vùng BTB trong bối cảnh BĐKH được triển khai thực hiện sẽ đưa ra những kiến nghị,
chính sách mà Chính phủ và các cơ quan quản lý khu vực có thể áp dụng nhằm thay
đổi định hướng của phát triển công nghệ, thúc đẩy phát triển nơng nghiệp tại vùng

BTB, thích ứng với BĐKH.
3. Mục tiêu của nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Định hướng các công nghệ ưu tiên phục vụ sản xuất cho ngành nông nghiệp
(Cụ thể tập trung vào một lĩnh vực của nông nghiệp là trồng trọt) tại vùng BTB
trong điều kiện BĐKH.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu định hướng các công nghệ ưu tiên phục vụ sản xuất cho ngành
nông nghiệp.
- Ứng dụng khung phân tích lý thuyết để định hướng công nghệ ưu tiên cho
vùng BTB trong bối cảnh BĐKH.
- Đề xuất một số giải pháp về định hướng các công nghệ ưu tiên trong sản
xuất nông nghiệp vùng BTB phù hợp với điều kiện BĐKH.

5


4. Nội dung nghiên cứu
1) Thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng BTB.
2) Nghiên cứu, đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp vùng BTB:
- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp vùng BTB.
- Xu hướng biến động nhóm đất nơng nghiệp theo vùng.
- Thực trạng sản xuất nông nghiệp vùng BTB.
3) Tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp vùng BTB:
- Thực trạng về BĐKH tại vùng BTB.
- Tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp vùng BTB.
4) Nghiên cứu nhu cầu, yêu cầu và khả năng ứng dụng công nghệ trong sản
xuất nông nghiệp vùng BTB:
- Thực trạng nhu cầu, yêu cầu ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông
nghiệp vùng BTB.

- Những khó khăn, thách thức ứng dụng cơng nghệ trong sản xuất nông
nghiệp tại vùng BTB.
5) Đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp vùng BTB.
6) Định hướng công nghệ ưu tiên trong sản xuất nông nghiệp vùng BTB
trong bối cảnh BĐKH:
- Các cơ sở pháp lý.
- Các định hướng cơng nghệ ưu tiên.
- Định hướng chính sách đặc thù lựa chọn công nghệ ưu tiên trong sản xuất
nông nghiệp ở vùng BTB.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là các công nghệ ưu tiên được áp dụng cho lĩnh
vực trồng trọt tại vùng BTB.

6


5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Thời gian NCS thực hiện Luận án 2016-2020. Sử dụng
các số liệu được nghiên cứu trong các giai đoạn: 2010-2015; 2015-2020.
Phạm vi không gian: Tại các tỉnh vùng BTB.
Phạm vi nội dung: Định hướng các công nghệ ưu tiên phục vụ sản xuất cho
ngành nông nghiệp.
Hạn chế của Luận án: Phạm vi nội dung của Luận án là định hướng các công
nghệ ưu tiên phục vụ sản xuất nơng nghiệp nói chung. Tuy nhiên, để phù hợp với khuôn
khổ của một Luận án nghiên cứu chúng tôi tập trung nghiên cứu định hướng công nghệ
ưu tiên cho lĩnh vực trồng trọt tại vùng BTB thích ứng với BĐKH.
6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
1) Thực trạng BĐKH tại khu vực BTB? Tác động của BĐKH tới sản xuất

nông nghiệp vùng BTB?
2) Chiến lược và phương hướng phát triển nông nghiệp tại vùng BTB trong
điều kiện BĐKH?
3) Nhu cầu công nghệ và khả năng áp dụng đối với sản xuất nông nghiệp
phù hợp với BĐKH tại vùng BTB?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
1) Khu vực BTB có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, người nơng dân đầu tư
cho sản xuất nơng nghiệp cịn hạn chế, nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất
nông nghiệp của vùng.
2) Chiến lược và phương hướng cho phát triển nông nghiệp tại vùng BTB là
tập trung tất cả các nguồn lực để phát huy hết tiềm năng sản xuất nông nghiệp của
vùng phù hợp với điều kiện BĐKH.
3) Vùng BTB có nhu cầu lớn và có khả năng có thể áp dụng được các công

7



×