Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện núi thành tỉnh quảng nam 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.38 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN THỊ LANG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG VEN BIỂN HUYỆN NÚI THÀNH
TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng - Năm 2022


Cơng trình được hồn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI VIỆT PHÚ

Phản biện 1:
TS. Lê Mỹ Dung
Phản biện 2:
PGS.TS. Võ Nguyên Du

Luận văn được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ quản lý giáo dục họp tại trường Đại học Sư phạm vào
ngày 19 tháng 3 năm 2022



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- Khoa Tâm lý - Xã hội Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường đã được giảng dạy tích hợp vào các mơn học ở trường trung học
cơ sở(THCS) nói chung và các trường THCS huyện Núi Thành, tỉnh
Quảng Nam nói riêng. Tuy vậy vẫn cịn nhiều học sinh chưa có ý thức
trách nhiệm với mơi trường, chưa thể hiện hành động trong việc bảo vệ
môi trường. Vấn đề giữ gìn vệ sinh nơi cơng cộng, khu dân cư, đặt biệt
là khu vực biển và cả trong trường học của học sinh(HS) còn nhiều yếu
kém như: vứt rác bừa bãi, sử dụng nước sạch lãng phí và ý thức tự giữ
gìn vệ sinh cá nhân của HS chưa thực sự trở thành thói quen trong sinh
hoạt hằng ngày.
Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đang xây dựng và phát
triển hướng tới đơ thị hóa. Có nhiều khu công nghiệp và khu nuôi trồng
thủy sản, khu du lịch sinh thái biển ngày càng mở rộng nên nguy cơ gây
ơ nhiễm mơi trường ngày càng trầm trọng hơn. Vì vậy cần nâng cao
năng lực quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường
học và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em HS trong địa bàn
huyện đặc biệt là học sinh các trường vùng ven biển.
Xuất phát từ lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt
động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường trung học
cơ sở vùng ven biển huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam” để nghiên
cứu.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khái qt hóa lý luận, cũng như phân tích thực trạng
hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh và quản lý hoạt
động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường THCS
huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, đề tài đề xuất các biện pháp quản
lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường


2
THCS tại địa bàn nghiên cứu, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục
toàn diện cho học sinh.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục bảo vệ môi
trường cho học sinh THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ
môi trường cho học sinh ở các trường THCS vùng ven biển huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường
THCS vùng ven biển huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam còn nhiều bất
cập, chưa phát huy hết được sức mạnh tổng thể của các bộ phận, tổ
chức trong và ngoài nhà trường để giáo dục hình thành ý thức bảo vệ
mơi trường(BVMT) cho học sinh. Hiệu quả của việc giáo dục BVMT
cho HS các trường THCS vùng ven biển sẽ được nâng cao nếu thực
hiện một cách đồng bộ và hợp lý: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản
lý(CBQL) và giáo viên(GV), quản lý dạy và học tích hợp, quản lý các
hình thức giáo dục BVMT, phối hợp các tổ chức trong và ngoài nhà
trường trong các hoạt động giáo dục BVMT cho HS.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lý luận về hoạt động giáo dục bảo vệ môi

trường cho học sinh trung học cơ sở.
5.2. Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
và các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho
học sinh các trường trung học cơ sở vùng ven biển huyện Núi Thành,
tỉnh Quảng Nam.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ
môi trường cho học sinh các trường trung học cơ sở vùng ven biển
huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.


3
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
6.1.1. Nghiên cứu văn kiện, văn bản, tài liệu liên quan đến giáo
dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học cơ sở.
6.1.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi;
6.2.2. Phương pháp chuyên gia.
6.2.3. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
6.3. Phương pháp thống kê toán học nhằm xử xý kết quả điều
tra, khảo nghiệm: Để xử lý kết quả khảo sát và khảo nghiệm.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về hoạt động giáo dục BVMT cho HS ở
các trường THCS vùng ven biển huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2021.
Chủ thực hiện biện pháp là Hiệu trưởng trường THCS.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, nội dung chính luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ
môi trường cho học sinh trường THCS
Chường 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi
trường cho HS ở các trường THCS vùng ven biển huyện Núi Thành,
tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi
trường cho HS ở các trường THCS vùng ven biển huyện Núi Thành,
tỉnh Quảng Nam


4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu của nước ngoài
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Quản lý
1.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, có ý
thức và tn thủ các quy luật khách quan của chủ thể quản lý giáo dục
lên tồn bộ các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đưa hoạt động
giáo dục đạt tới kết quả mong muốn (xây dựng và hoàn thiện nhân cách
người lao động phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội).
1.2.3. Bảo vệ môi trường
1.2.4. Giáo dục bảo vệ môi trường
1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ mơi trường là sự tác động có

mục đích của chủ thể quản lý(Cơ quan quản lý giáo dục cấp trên và
hiệu trưởng) lên đối tượng quản lý(các thành viên của nhà tường) để tổ
chức, phối hợp hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường nhằm đạt mục
tiêu đề ra.
1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học
sinh Trung học cơ sở
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở
1.3.2. Mục tiêu hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học
sinh THCS


5
1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học
sinh Trung học cơ sở
1.3.4. Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục bảo
vệ môi trường cho học sinh Trung học cơ sở
a/ Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua giờ học
trên lớp hay trong phịng thí ngiệm
b/ Giáo dục bảo vệ mơi trường thơng qua hoạt động ngoại khóa
bằng phương pháp tham quan, điều tra. khảo sát. nghiên cứu, hoạt
động thực tiễn
c/ Hợp tác và liên kết giữa gia đình và cộng đồng địa phương
trong các hoạt động về giáo dục bảo vệ môi trường
1.3.5. Các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục bảo vệ môi
trường cho học sinh Trung học cơ sở
1.3.6. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học
sinh các trường Trung học cơ sở
1.4.1. Quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường
1.4.2. Quản lý nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường

1.4.3. Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo
dục bảo vệ môi trường
1.4.4. Quản lý công tác phối hợp các lực lượng tham gia hoạt
động giáo dục bảo vệ môi trường
1.4.5. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục
bảo vệ môi trường
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục
bảo vệ môi trường cho học sinh các trường Trung học cơ sở
1.5.1. Yếu tố khách quan
1.5.2. Yếu tố chủ quan
Tiều kết chương 1


6
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS
VÙNG VEN BIỂN HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Mô tả quá trình điều tra khảo sát
2.1.1. Mục đích khảo sát
2.1.2. Nội dung khảo sát
2.1.3. Đối tượng khảo sát
2.1.4. Phương pháp khảo sát
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, KT-XH và giáo dục đào
tạo huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên
2.2.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
2.2.3. Khái quát về giáo dục đào tạo huyện Núi Thành
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho
học sinh ở các trường Trung học cơ sở vùng ven biển huyện Núi

Thành, tỉnh Quảng Nam
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ
huynh và học sinh về vai trò của việc giáo dục bảo vệ môi trường
vùng ven biển
2.3.2. Thực trạng về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho
học sinh ở các trường Trung học cơ sở vùng ven biển
2.3.4. Thực trạng sự phối hợp của các lực lượng tham gia hoạt
động dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường THCS vùng
ven biển.
2.3.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dục bảo vệ môi
trường cho học sinh ở các trường THCS vùng ven biển


7
Bảng 2.16. Đánh giá của thầy/cô về mức độ thực hiện kiểm tra, đánh
giá giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh THCS ở các trường vùng
ven biển Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
TT

Mục tiêu GDMT

Mức độ đánh giá
Rất
Thường
Không
thường
Đôi khi
xuyên
thực hiện ĐTB
xuyên

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

Đánh giá nhận thức của học
1 sinh về môi trường, các vấn đề 25 18,7 70 52,2
ô nhiễm môi trường.
Đánh giá thái độ của học sinh
trước các vấn đề về môi
2
26 19,4 61 45,5
trường, các vấn đề ô nhiễm
môi trường.
Đánh giá về kỹ năng hành vi
của học sinh các vấn đề về
3
31 15,7 66 49,3
môi trường, các vấn đề ô
nhiễm môi trường.
Tổ trưởng, Ban giám hiệu, có
kế hoạch kiểm tra việc thực
4
29 21,6 68 50,7
hiện giờ dạy GDBVMT theo
kế hoạch đã đề ra.
Trung bình chung

39 29,1

0

0


2.90

43 32,1

4

3,0

2.81

40 29,9

7

5,2

2.75

35 26,1

2

1,5

2.93
2.90

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi
trường cho học sinh ở các trường THCS vùng ven biển huyện Núi

Thành, tỉnh Quảng Nam
2.4.1. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục bảo vệ
môi trường
Bảng 2.17. Đánh giá của CBQL, GV về kết quả quản lý thực hiện mục
tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường THCS
TT

Mục tiêu

Mức độ đánh giá
Trung
Tốt
Khá
Yếu/kém
bình
ĐTB
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

Hiệu trưởng xác định mục
1 tiêu, nhiệm vụ GDBVMT từ 28 20,9 75 56,0
đầu năm học.
Lập kế hoạch hoạt động
2
32 23,9 64 47,8
chung cho cả năm học, nêu rõ

31

23,1


0

0

2.98

38

28,4

0

0

2.96


8
Mục tiêu

TT

3

4

5

6


Mức độ đánh giá
Trung
Yếu/kém
bình
ĐTB
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
Tốt

Khá

mục tiêu, nội dung, phương
pháp và hình thức GD
BVMT.
Kế hoạch rút kinh nghiệm
đánh giá kết quả đạt được
mục tiêu, những hạn chế cần 24 17,9 80 59,7
khắc phục và nguyên nhân
của hạn chế.
Hiệu trưởng thực hiện phân
cấp xây dựng kế hoạch tổ
27 20,1 68 50,7
chức hoạt động GD BVMT
với các cấp độ: Khối, Lớp.
Hiệu trưởng chỉ đạo GV lập
kế hoạch GD BVMT qua môn 28 20,9 70 52,2
học chiếm ưu thế.
Chuẩn bị các điều kiện về cơ
sở vật chất, kinh phí, thiết bị
dạy học để thực hiện hoạt 26 19,9 66 39,3
động GDBVMT đảm bao

mục tiêu.
Trung bình chung

30

22,3

0

0

2.96

39

29,1

0

0

2.91

36

26,9

0

0


2.94

41

30,6

1

0,7

2.87

2.94

2.4.2. Thực trạng quản lý thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường
Bảng 2.18. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý thực hiện nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường ở các trường THCS vùng ven biển huyện Núi
Thành, Quảng Nam
Công tác quản lý thực
TT
Rất tốt
hiên
SL TL%
Quản lý Tổ chuyên mơn
thực hiện các nội dung
1 tích hợp GD BVMT đã 28 20,9
được xác định trong
chương trình.

Quản lý Tổ chun mơn
2 tổ chức dự giờ, thao 27 20,1
giảng về GD BVMT.
3 Quản lý tổ chuyên môn 26 19,4

Mức độ đạt được
Trung
Tốt
Khá
Yếu ĐTB
bình
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

56 41,8 23 17,2 27 20,1

0

0

3.63

56 41,8 35 26,1 16 11,9

0

0

3.70

47 35,1 34 25,4 27 20,1


0

0

3.54


9
đánh giá kết quả giảng
dạy nội dung GD
BVMT theo hướng tích
hợp.
Quản lý việc kiểm tra,
giám sát kịp thời điều
chỉnh nội dung chương
4
24 17,9 55 41,0 38 24,8 17 12,7
trình và các hình thức tổ
chức GD BVMT cho
phù hợp.
Trung bình chung

0

0

3.64

3.63


2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức tổ chức
hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
Bảng 2.19. Đánh giá của CBQL, GV về công tác quản lý thực hiện
phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
cho HS ở các trường THCS vùng ven biển huyện Núi Thành, Quảng
Nam.
Công tác quản lý thực
TT
Rất tốt
hiên
SL TL%
Thành lập Ban chỉ đạo
GD BVMT, quy định
1 chức năng, nhiệm vụ 17 12,7
của từng thành viên
trong Ban chỉ đạo
Chỉ
đạo
Tổ
2 chun mơn tổ chức 22 16,4
thực hiện
Tổ chun mơn họp
nhóm định kỳ có sự
thống nhất trong mục
3 tiêu, nội dung, hình 17 12,7
thức tổ chức dạy học và
phương pháp dạy học
từng bài.
Hiệu trưởng chỉ đạo đối

mới phương pháp, hình
4
21 15,7
thức tổ chức giáo dục
bảo vệ môi trường.
Tố chức giao lưu học
5 hỏi kinh nghiệm về 13 9,7
giảng dạy tích hợp GD

Mức độ đạt được
ĐTB
Trung
Tốt
Khá
Yếu
bình
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

63 47,0 31 23,1 23 17,2

0

0

3.55

56 41,8 29 21,6 27 20,1

0


0

3.54

51 38,1 46 34,3 20 14,9

0

0

3.49

63 47,0 37 27,6 13 9,7

0

0

3.69

57 42,5 37 27,6 27 20,1

0

0

3.42


10

Mức độ đạt được
Cơng tác quản lý thực
Trung
Rất tốt
Tốt
Khá
hiên
bình
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
BVMT với những tổ
chuyên môn trong khác.
Tổ chức các buổi tập
6 huấn, bồi dưỡng chuyên 22 16,4 51 38,1 38 28,4 22 16,4
đề về GDBVMT
Khích lệ GV tự bồi
dưỡng nâng cao trình độ
7
25 18,7 49 36,6 30 22,4 29 21,6
chuyên môn, nghiệp vụ
về GD BVMT.
Hiệu trưởng chỉ đạo
giáo viên phối hợp với
các lực lượng trong và
8 ngoài trường để tổ chức 25 18,4 55 41,0 29 21,6 24 17,9
có hiệu quả hoạt động
GD BVMT cho học
sinh.
Trung bình chung

Yếu


TT

ĐTB

SL TL%

1

0,7

3.53

1

0,7

3.55

1

0,7

3.59

3.56

4.4. Thực trạng quản lý các lực lượng phối hợp tham gia hoạt
động giáo dục bảo vệ môi trường
Bảng 2.20. Đánh giá của CBQL, GV về quản lý các lực lượng phối hợp

tham gia hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho HS ở các trường
THCS vùng ven biển huyện Núi Thành, Quảng Nam
TT

Nội dung quản lý sự
phối hợp

Tốt
SL
32
27
25

TL%
23,9
20.1
18,7

Mức độ đánh giá
Trung
Khá
Yếu
bình
SL TL% SL TL% SL TL%
68 50,7 34 25,4 0
0
73 54,5 34 25,4 0
0
68 50,7 41 30,6 0
0


1 Vai trò của nhà trường
2 Giáo viên chủ nhiệm lớp
3 Giáo viên bộ mơn
Vai trị của Hội cha mẹ HS,
4
21 15,7 54 40,3
các lực lượng xã hội
Các tổ chức đoàn thể trong và
5
19 14,2 57 42,5
ngoài nhà trường.
6 Giáo dục gia đình
24 17,9 51 38,1
Trung bình chung

4,4

ĐTB
2.99
2.95
2.88

53

39,6

6

44


32,8

14 10,4 2.60

53

39,6

6

4,5

2.68

2.69
2.80


11
2.4.5. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục
bảo vệ môi trường
Bảng 2.21. Đánh giá của CBQL, GV về công tác quản lý kiểm tra đánh
giá hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho HS ở các trường THCS
vùng ven biển huyện Núi Thành, Quảng Nam
TT

Công tác quản lý
thực hiên


Hiệu trưởng chỉ đạo
1 thiết lập tiêu chí kiểm
tra, đánh giá.
Giám sát việc thực hiện
2 dạy học GD BVMT
của GV.
Tổ chuyên môn, BGH
tiến hành kiểm tra việc
thực hiện kế hoạch dạy
3
học tích hợp của GV để
tránh việc thực hiện
mang tính hình thức.
CBQL lên kế hoạch
kiểm tra thường xuyên,
kiểm tra định kỳ, kiểm
4
tra đột xuất quá trình
thực hiện GD BVMT
của GV.
Hiệu trưởng chỉ đạo
GV tự đánh giá về
công tác GDBVMT
qua các nội dung: hiệu
5
quả giáo dục, tự học
của bản thân, những đề
xuất với tổ, với nhà
trường...
Chỉ đạo tổ chuyên môn

tổng kết đánh giá GD
BVMT, giải quyết
6 những vẫn đề phát
sinh, vạch ra phương
hướng GD BVMT cho
năm học tới.
7 Các GV chủ động, tự

Mức độ đạt được
Trung
Rất tốt
Tốt
Khá
Yếu ĐTB
bình
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
34 25,4 54 40,3 35 26,1 11

8,2

0

0

3.83

20 14,9 57 42,5 36 26,9 21 15,7

0


0

3.57

23 17,2 59 44.0 30 22,4 22 16,4

0

0

3.62

20 14,9 51 38,1 46 34,3 17 12,7

0

0

3.55

22 16,4 58 43,3 35 26,1 19 14,2

0

0

3.62

23 17,2 48 35,8 40 29,9 23 17,2


0

0

3.53

15 11,2 58 43,4 35 26,1 26 19,4

0

0

3.46


12

TT

Cơng tác quản lý
thực hiên

Mức độ đạt được
Trung
Khá
Yếu ĐTB
bình
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
Rất tốt


Tốt

giác tham gia các hoạt
động kiểm tra, đánh giá
theo kế hoạch.
CBQL kiểm tra mức độ
phối hợp giữa các cá
nhân và các lực lượng
8
25 18,7 50 37,3 32 23,9 27 20,1
giáo dục trong và ngồi
nhà trường để tổ chức
thực hiện GDBVMT.
Trung bình chung

0

0

3.54

3.59

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bảo
vệ môi trường cho học sinh ở các trường THCS vùng ven biển huyện
Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
2.5.1. Mặt mạnh
2.5.2. Mặt yếu
2.5.3. Nguyên nhân
Bảng 2.22. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ ảnh hưởng của các yếu

tố chủ quan và khách quan đến hoạt động giáo dục BVMT cho học sinh
THCS ở các trường vùng ven biển Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
a. Yếu tố chủ quan
Mức độ đánh giá
TT

Mục tiêu

Không
ĐTB
ảnh
ĐTB
hưởng
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
Rất ảnh
hưởng

Ảnh
hưởng

Nhận thức và năng lực của đội
37 27,5 81
ngũ CBQL.
CBQL tham mưu với cấp ủy
2
42 31,3 72
Đảng, chính quyền địa phương.
CBQL tổ chức phối hợp với gia
đình HS và Ban đại diện cha mẹ
3

33 24,6 83
HS, các lực lượng giáo dục
khác.
1

Ít ảnh
hưởng

60,4 16 11,9

0

0

3.16

53,7 18 13,4

2

1,5 3.16

61,9 17 12,7

1

0,7 3.11


13

b. Yếu tố khách quan
Mức độ đánh giá
TT

1
2

3
4
5

Không
ảnh
ĐTB
hưởng
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
Rất ảnh
hưởng

Mục tiêu
Năng lực thực hiện GD BVMT
của GV
Sự quan tâm của chính quyền
địa phương đến hoạt động
GDBVMT.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học phục vụ hoạt động GD
BVMT của nhà trường.
Thuận lợi, khó khăn về điều kiện
kinh tế, xã hội của địa phương.

Tính tích cực học tập của học
sinh

Ảnh
hưởng

Ít ảnh
hưởng

42 31,3 79

59,0 13

9.7

0

31 23,1 84

62,7 18 13,4

1

0,7 3.08

26 19,4 91

67,9 15 11,2

2


1,5 3.05

38 28,4 78

58,2 17 12,7

1

0,7 3.14

23 17,2 91

67,9 20 14,9

0

0

0

3.21

3.02

Tiểu kết chương 2
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS
VÙNG VEN BIỂN HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM

3.1. Nguyên tắc chung đề xuất các biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiển, khả thi
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường
cho học sinh ở các trường THCS vùng ven biển huyện Núi Thành,
tỉnh Quảng Nam
3.2.1. Tổ chức các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức cho
cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về vai trò ý nghĩa của hoạt động


14
giáo dục bảo vệ mơi trường
a/ Mục đích ý nghĩa của biện pháp
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở
các trường THCS về vai trò ý nghĩa của hoạt động giáo dục bảo vệ môi
trường. Mỗi cán bộ quản lý và giáo viên cần hiểu rõ vai trị, thực trạng
và mục đích quan trọng của giáo dục bảo vệ mơi trường, các chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương về
công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
b/ Nội dung biện pháp
Làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của mọi người đối
với công tác bảo vệ mơi trường và có những hoạt động tích cực để bảo
vệ môi trường.
Tuyên truyền phổ biến sâu, rộng nhằm nâng cao nhận thức trong
cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh có ý thức
giữ gìn bảo vệ mơi trường, đặc biệt khu dân cư nơi mình cư trú.
Tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách

pháp luật của nhà nước về giáo dục bảo vệ môi trường.
c/ Cách tổ chức thực hiện
* Đối với HT và cán bộ quản lý nhà trường:
Hiệu trưởng nắm vững các văn bản chỉ đạo của cấp trên
Tổ chức hội thảo chuyên đề về kế hoạch quản lý hoạt động
GDBVMT cho học sinh.
* Đối với Đoàn, Đội:
Xây dựng chương trình hành động trong năm học với nội dung
và hình thức thiết thực, sáng tạo, hấp dẫn đoàn viên, đội viên tích cực
tham gia nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động GDBVMT cho
học sinh.
* Đối với giáo viên:


15
Giáo viên cần phải có nhận thức đúng đắn về mục tiêu
GDBVMT, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, sáng tạo trong vận
dụng các phương pháp dạy học GDBVMT, tổ chức hướng dẫn các em
tham gia các hoạt động có liên quan đến mơi trường từ đó hình thành
quan niệm, thái độ tích cực đối với mơi trường, đồng thời ứng dụng vào
việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
3.2.2. Xây dựng kế hoạch, nội dung giáo dục bảo vệ mơi
trường phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và nhà trường
a/ Mục đích ý nghĩa của biện pháp
Năng lực quản lý hoạt động GDBVMT của HT được thể hiện ở
khâu lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; chỉ đạo tổ chức thực hiện kế
hoạch và chức năng kiểm tra, đánh giá. Việc xây dựng kế hoạch sẽ giúp
cho hiệu trưởng thực hiện tốt công tác chỉ đạo thực hiện cũng như kiểm
tra đánh giá hoạt động GDBVMT, hiệu trưởng sẽ phát hiện, điều chỉnh
kịp thời những khó khăn của người thực hiện.

Xác định nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường nhằm
trang bị cho HS các kiến thức về môi trường, sự hiểu biết về mơi
trường, có kĩ năng sống và làm việc trong một mơi trường trong lành,
bền vững. Hình thành cho học sinh ý thức bảo vệ mơi trường, có thái
độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vần đề về môi trường và luôn thân
thiện với môi trường, biết sử dụng một cách hợp lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên tại địa phương ở vùng ven biển huyện Núi Thành,
tỉnh Quảng Nam.
b/ Nội dung biện pháp
* Chỉ đạo xây dựng kế hoạch
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch, trong kế
hoạch xác định rõ các mục tiêu, nội dung, hình thức, và phương pháp
dạy học GDBVMT cụ thể cho từng năm học, từng học kỳ của toàn
trường cũng như từng khối lớp phù hợp với đối tượng là học sinh


16
THCS vùng ven biển.
* Chỉ đạo xây dựng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho
học sinh vùng ven biển: Hiện nay nội dung giáo dục BVMT cho học
chưa có chương trình riêng mà được tích hợp, lồng ghép trong các bộ
mơn văn hóa vì vậy muốn quản lý chương trình giáo dục BVMT hiệu
quả, HT cần phải chỉ đạo xây dựng chương trình giáo dục BVMT cho
học sinh.
c/ Cách tổ chức thực hiện
Xây dựng chương trình tích hợp GD BVMT trong dạy học theo môn
học: (Phụ lục 4)
Lớp

Môn


Tên
bài

Địa chỉ tích
hợp

Nội dung
GDBVMT

Hình
thức tich
hợp

3.2.3. Đa dạng hóa các phương pháp, hình thức tổ chức chức
hoạt động giáo dục bảo vệ mơi trường cho học sinh
a/ Mục đích ý nghĩa của biện pháp
Chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy: Việc lựa chọn phương
pháp nào để phù hợp với nội dung GDBVMT là một việc làm có ý
nghĩa quyết định trong việc nâng cao hiệu quả GDBVMT. Trong
GDBVMT, ngoài việc sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống
cần chú ý vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, hướng người
học gắn với các hoạt động thực tiễn. Đặc biệt là những phương pháp
mang tính đặc thù của GDBVMT.
b/ Nội dung biện pháp
- Vận dụng các hình thức dạy học khác nhau một cách hợp lý bao
gồm các hình thức dạy học trên lớp, ngoài giờ lên lớp, thực hành, tham
quan, thi tìm hiểu, sáng tác, vẽ tranh về mơi trường và bảo vệ môi
trường một cách hợp lý.



17
GDBVMT là lĩnh vực giáo dục liên ngành nên cần sử dụng nhiều
phương pháp dạy học của các môn học, chịu sự chi phối của các
phương pháp đặc trưng môn học, đồng thời cũng có những phương
pháp đặc thù. Vì vậy, ngoài các phương pháp chung như tổ chức thảo
luận, tổ chức trị chơi,... GDBVMT tơi đề xuất một số phương pháp
sau:
Phương pháp 1: Tham quan, điều tra. Khảo sát. nghiên cứu, hoạt
động thực tiễn
Phương pháp 2: Thí nghiệm
Phương pháp 2: Học tập theo dự án
Phương pháp 3: Tổ chức hội thi
c/ Cách tổ chức thực hiện
* Đối với phương pháp “Học tập theo dự án” chúng tơi có thiết
kế dự án theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định chủ đề
Bước 2: Xây dựng đề cương
Bước 3: Xác định thời gian và phương pháp tiến hành
Bước 4: Thực hiện dự án
Bước 5: Giới thiệu sản phẩm (các bài viết, tranh ảnh , biểu đồ,
bảng số liệu...)
Bước 6: Đánh giá.
* Về Phương pháp “Thí nghiệm” chúng tơi xây dựng quy trình
thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Bước 2: Chuẩn bị
Bức 3: Làm thí nghiệm kiểm chứng
Bước 4: Báo cáo kết quả thí nghiệm



18
TT

Tên thí
nghiệm

Các bước tiến hành
thí nghiệm

Hiện tượng
quan sát

Giải thích Kết luận

Bước 5: Nhận xét, đánh giá kết quả biện pháp
* Phương pháp “Tổ chức các hội thi” chúng tôi xây dựng kế
hoạch hoạt động
- Xác định mục tiêu: Giúp học sinh
- Nơi dung thi: Tìm hiểu các vấn đè về môi trường
- Thành lập ban tổ chức: Phân công người xây dưng nội dung,
người chuẩn bị các phương tiện, thiết bị
- Thành phần dự thi: Cử đại diện các lớp tham gia
- Hình thức thi: Tổ chức cuộc thi tương tự đường lên đinh
Olympia kết hợp với trưng bày sản phẩm.
- Sản phẩm thi: Thơ ca, nhạc, kịch, truyện ngắn, tranh vẽ, bài
viết, thời trang, sáng tạo, KHKT.
- Thời gian tổ chức thi: Nhân các ngày lễ lớn 26/3(Ngày thành
lập đồn); Tuần lễ vệ sinh nước sạch và mơi trường(29/4 -5/5); Ngày
5/6 (Ngày môi trường thế giới).

- Lập ban giám khảo: Ban giám hiệu, giáo viên tổng phụ trách và
các giáo viên có chun mơn.
- Tổng kết tun dương khen thưởng.
* Đối với “Phương pháp thảo luận” chúng tôi thiết kế phiếu học
tập sử dụng cho phương pháp, quá trình thực hiện như sau:
Bước 1: GV chuẩn bị nội dung phiếu học tập
Bước 2: Phát phiếu học tập
Bước 3: Thảo luận trên
* Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề:
Giai đoạn 1 : Xác định và tìm hiểu vấn đề



×