Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mối tương quan giữa mức độ biểu hiện của các gen a20, otub1, otub2, cezanne và nồng độ các cytokine viêm trên bệnh nhân ung thư bạch cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

Bùi Kiều Trang

NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MỨC ĐỘ BIỂU
HIỆN CỦA CÁC GEN A20, OTUB1, OTUB2, CEZANNE VÀ
NỒNG ĐỘ CÁC CYTOKINE VIÊM TRÊN BỆNH NHÂN
UNG THƯ BẠCH CẦU

LUẬN VĂN THẠC SĨ: SINH HỌC THỰC NGHIỆM

Hà Nội - 2021

Luan van


BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------



Bùi Kiều Trang

NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MỨC ĐỘ BIỂU
HIỆN CỦA CÁC GEN A20, OTUB1, OTUB2, CEZANNE VÀ
NỒNG ĐỘ CÁC CYTOKINE VIÊM TRÊN BỆNH NHÂN
UNG THƯ BẠCH CẦU
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 8420114

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THỰC NGHIỆM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Thị Xuân

Hà Nội - 2021

Luan van


Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu này là kết quả của cá nhân tôi.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chính xác
và chưa khơng trùng lặp với bất kỳ cơng trình nào đã cơng bố. Mọi thơng tin
nội dung tham khảo trong báo cáo đều được trích dẫn cụ thể, rõ ràng.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.

Luan van



Lời cảm ơn
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Xuân – Trưởng
Phòng Hệ gen học miễn dịch, Viện Nghiên cứu hệ gen, người thầy – người chị
đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tơi trong suốt q trình làm việc và hồn
thành luận văn. Thái độ làm việc chuyên nghiệp của chị đã truyền cảm hứng
cho tôi và giúp tôi cải thiện bản thân mình rất nhiều sau thời gian thực tập này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến anh Nguyễn Hồng Giang, chị Đỗ Thị
Trang trong phịng Hệ gen học miễn dịch đã nhiệt tình giúp đỡ và chỉ bảo cho
tơi những kinh nghiệm q báu trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô của Học viện Khoa học và Công
nghệ đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi rất nhiều để tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã ln
ủng hộ, khích lệ và động viên tinh thần tơi trong suốt q trình học tập cũng
như hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Tác giả luận văn

Bùi Kiều Trang

Luan van


Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Chữ viết tắt


Tên đầy đủ

Tên tiếng Việt

ALL

Acute lymphocytic leukemia

Bạch cầu dòng lympho cấp tính

AML

Acute myeloid leukemia

Bạch cầu dịng tủy cấp tính

ANOVA

Analysis of Variance

Phân tích phương sai

cDNA

Complement

deoxyribonucleic DNA bổ sung

acid

CLL

Chronic lymphocytic leukemia

Bạch cầu dịng lympho mạn tính

CML

Chronic myeloid leukemia

Bạch cầu dịng tủy mạn tính

DEPC

Diethyl pyrocarbonate

DNA

Deoxyribonucleic acid

DUB

Deubiquitinase

dNTP

Deoxynucleotide

ELISA


Enzyme-linked

Axit deoxyribonucleic

Immunosorbent Xét nghiệm chất hấp thụ miễn
dịch liên kết với enzym

assay
HRP

Horseradish peroxidase

IL-1β

Interleukin-1β

IL-6

Interleukin-6

M-MuLV

Moloney Murine Leukemia Virus

mRNA

Messenger ribonucleic acid

Luan van


RNA thông tin


NF-κB

Nuclear factor kappa-light-chainenhancer of activated B

OD

Optical Density

Mật độ quang học

OTU

Ovarian tumor

Khối u buồng trứng

qRT-PCR

Quantitative reverse transcription Phản

tổng

Tumor necrosis factor receptorinteracting protein-1

RNA

Ribonucleic acid


SPSS

Statistical Package for the Social

Axit ribonucleic

Sciences
STAT

hợp

polymerase sao chép ngược

PCR
RIP-1

ứng

Signal transducer and activator of
transcription

TBE

Tris-borate-EDTA

TLR

Toll-like receptor


TMB

3,3',5,5'-Tetramethylbenzidine

TNFR

Tumor necrosis factor receptor

TNF-α

Tumor necrosis factor-α

TRAF6

TNF receptor-associated factor 6

UV

Ultra violet

Tia cực tím

ZnF

Zinc finger

Ngón tay kẽm

Luan van


chuỗi


Danh mục các bảng
Bảng 2.1: Các cặp mồi đặc hiệu cho phản ứng Realtime-PCR ...................... 28
Bảng 3.1: Tương quan giữa mức độ biểu hiện gen A20 với nồng độ của các
cytokine IL-6, TNF-α, IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dòng lympho cấp tính..40
Bảng 3.2: Tương quan giữa mức độ biểu hiện gen OTUB1 với nồng độ của các
cytokine IL-6, TNF-α, IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng lympho cấp tính
......................................................................................................................... 42
Bảng 3.3: Tương quan giữa mức độ biểu hiện gen OTUB2 với nồng độ của các
cytokine IL-6, TNF-α, IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng lympho cấp tính
......................................................................................................................... 43
Bảng 3.4: Tương quan giữa mức độ biểu hiện gen Cezanne với nồng độ của các
cytokine IL-6, TNF-α, IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng lympho cấp tính
......................................................................................................................... 44
Bảng 3.5: Tương quan giữa mức độ biểu hiện gen A20 với nồng độ của các
cytokine IL-6, TNF-α, IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng lympho mạn tính
......................................................................................................................... 45
Bảng 3.6: Tương quan giữa mức độ biểu hiện gen OTUB1 với nồng độ của các
cytokine IL-6, TNF-α, IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dòng lympho mạn tính
......................................................................................................................... 46
Bảng 3.7: Tương quan giữa mức độ biểu hiện gen OTUB2 với nồng độ của các
cytokine IL-6, TNF-α, IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng lympho mạn tính
......................................................................................................................... 48
Bảng 3.8: Tương quan giữa mức độ biểu hiện gen Cezanne với nồng độ của các
cytokine IL-6, TNF-α, IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng lympho mạn tính
......................................................................................................................... 49
Bảng 3.9: Tương quan giữa mức độ biểu hiện gen A20 với nồng độ của các
cytokine IL-6, TNF-α, IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng tủy cấp tính...... 51


Luan van


Bảng 3.10: Tương quan giữa mức độ biểu hiện gen OTUB1 với nồng độ của
các cytokine IL-6, TNF-α, IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng tủy cấp tính 52
Bảng 3.11: Tương quan giữa mức độ biểu hiện gen OTUB2 với nồng độ của
các cytokine IL-6, TNF-α, IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng tủy cấp tính 53
Bảng 3.12: Tương quan giữa mức độ biểu hiện gen Cezanne với nồng độ của
các cytokine IL-6, TNF-α, IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng tủy cấp tính 55
Bảng 3.13: Tương quan giữa mức độ biểu hiện gen A20 với nồng độ của các
cytokine IL-6, TNF-α, IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dòng tủy mạn tính .... 56
Bảng 3.14: Tương quan giữa mức độ biểu hiện gen OTUB1 với nồng độ của
các cytokine IL-6, TNF-α, IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dòng tủy mạn tính
......................................................................................................................... 57
Bảng 3.15: Tương quan giữa mức độ biểu hiện gen OTUB2 với nồng độ của
các cytokine IL-6, TNF-α, IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng tủy mạn tính
......................................................................................................................... 59
Bảng 3.16: Tương quan giữa mức độ biểu hiện gen Cezanne với nồng độ của
các cytokine IL-6, TNF-α, IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng tủy mạn tính
......................................................................................................................... 60

Luan van


Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Hình 1.1: Hình ảnh so sánh tế bào máu bình thường và bệnh bạch cầu ........... 9
Hình 1.2: Hình ảnh tế bào bạch cầu dịng lympho trong bệnh ALL .............. 11
Hình 1.3: Hình ảnh tế bào bạch cầu dòng lympho trong bệnh CLL .............. 12
Hình 1.4: Hình ảnh tế bào bạch cầu dịng tủy trong bệnh AML .................... 14

Hình 1.5: Sự hình thành nhiễm sắc thể Philadelphia ..................................... 15
Hình 1.6: Hình ảnh tế bào bạch cầu dịng tủy trong bệnh CML .................... 15
Hình 1.7: Cấu trúc của protein A20 ............................................................... 18
Hình 3.1: Ảnh minh họa điện di đồ sản phẩm RNA tổng số tách chiết từ mẫu
máu bệnh nhân và người khỏe mạnh ………………………………………. 31
Hình 3.2: Biểu hiện mRNA của các gen A20, OTUB1, OTUB2 và Cezanne trên
bệnh nhân bạch cầu dòng lympho cấp tính (cột màu đen) và mẫu người khỏe
(cột màu xám).................................................................................................. 32
Hình 3.3: Biểu hiện mRNA của các gen A20, OTUB1, OTUB2 và Cezanne trên
bệnh nhân bạch cầu dòng lympho mạn tính (cột màu đen) và mẫu người khỏe
(cột màu xám).................................................................................................. 33
Hình 3.4: Biểu hiện mRNA của các gen A20, OTUB1, OTUB2 và Cezanne trên
bệnh nhân bạch cầu dòng tủy cấp tính (cột màu đen) và mẫu người khỏe (cột
màu xám). ........................................................................................................ 34
Hình 3.5: Biểu hiện mRNA của các gen A20, OTUB1, OTUB2 và Cezanne trên
bệnh nhân bạch cầu dòng tủy mạn tính (cột màu đen) và mẫu người khỏe (cột
màu xám). ...................................................................................................... 35
Hình 3.6: Nồng độ các cytokine IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu
dịng lympho cấp tính. ..................................................................................... 36
Hình 3.7: Nồng độ các cytokine IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu
dịng lympho mạn tính. ................................................................................... 37

Luan van


Hình 3.8: Nồng độ các cytokine IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu
dịng tủy cấp tính. ............................................................................................ 38
Hình 3.9: Nồng độ các cytokine IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu
dịng tủy mạn tính............................................................................................ 39
Hình 3.10: Sự tương quan giữa mức độ biểu hiện gen A20 và nồng độ cytokine

IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng lympho cấp tính ........ 41
Hình 3.11: Sự tương quan giữa mức độ biểu hiện gen OTUB1 và nồng độ các
cytokine IL-6, TNF-α, IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng lympho cấp tính
......................................................................................................................... 42
Hình 3.12: Sự tương quan giữa mức độ biểu hiện gen OTUB2 và nồng độ các
cytokine IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dòng lympho cấp tính
......................................................................................................................... 43
Hình 3.13: Sự tương quan giữa mức độ biểu hiện gen Cezanne và nồng độ các
cytokine IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dòng lympho cấp tính
......................................................................................................................... 44
Hình 3.14: Sự tương quan giữa mức độ biểu hiện gen A20 và nồng độ các
cytokine IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dòng lympho mạn tính
......................................................................................................................... 46
Hình 3.15: Sự tương quan giữa mức độ biểu hiện gen OTUB1 và nồng độ các
cytokine IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng lympho mạn tính
......................................................................................................................... 47
Hình 3.16: Sự tương quan giữa mức độ biểu hiện gen OTUB2 và nồng độ các
cytokine IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng lympho mạn tính
......................................................................................................................... 48
Hình 3.17: Sự tương quan giữa mức độ biểu hiện gen Cezanne và nồng độ các
cytokine IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng lympho mạn tính
......................................................................................................................... 50

Luan van


Hình 3.18: Sự tương quan giữa mức độ biểu hiện gen A20 và nồng độ các
cytokine IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng tủy cấp tính .. 51
Hình 3.19: Sự tương quan giữa mức độ biểu hiện gen OTUB1 và nồng độ các
cytokine IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng tủy cấp tính .. 53

Hình 3.20: Sự tương quan giữa mức độ biểu hiện gen OTUB2 và nồng độ các
cytokine IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng tủy cấp tính .. 54
Hình 3.21: Sự tương quan giữa mức độ biểu hiện gen Cezanne và nồng độ các
cytokine IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng tủy cấp tính .. 55
Hình 3.22: Sự tương quan giữa mức độ biểu hiện gen A20 và nồng độ các
cytokine IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng tủy mạn tính 57
Hình 3.23: Sự tương quan giữa mức độ biểu hiện gen OTUB1 và nồng độ các
cytokine IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng tủy mạn tính 58
Hình 3.24: Sự tương quan giữa mức độ biểu hiện gen OTUB2 và nồng độ các
cytokine IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng lympho mạn tính
......................................................................................................................... 59
Hình 3.25: Sự tương quan giữa mức độ biểu hiện gen Cezanne và nồng độ các
cytokine IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu dịng tủy mạn tính 61

Luan van


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 8
1.1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH BẠCH CẦU ................................................... 8
1.1.1. Tình hình bệnh bạch cầu trên thế giới và ở Việt Nam...................... 8
1.1.1.1. Trên thế giới................................................................................ 8
1.1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................. 9
1.1.2. Phân loại bệnh bạch cầu.................................................................. 10
1.1.2.1. Bệnh bạch cầu dịng lympho cấp tính (ALL) ........................... 10
1.1.2.2. Bệnh bạch cầu dịng lympho mạn tính (CLL) .......................... 11
1.1.2.3. Bệnh bạch cầu dịng tủy cấp tính (AML) ................................. 13
1.1.2.4. Bệnh bạch cầu dịng tủy mạn tính (CML) ................................ 14

1.2. GIỚI THIỆU VỀ CÁC GEN THUỘC NHÓM DEUBIQUITINASE . 16
1.2.1. Gen A20 .......................................................................................... 17
1.2.2. Gen OTUB1 .................................................................................... 18
1.2.3. Gen OTUB2 .................................................................................... 19
1.2.4. Gen Cezanne ................................................................................... 19
1.3. GIỚI THIỆU VỀ CÁC CYTOKINE .................................................... 20
1.3.1. TNF-α.............................................................................................. 21
1.3.2. IL-6 ................................................................................................. 21
1.3.3. IL-1β ............................................................................................... 22
CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU24
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU .......................................................................... 24

Luan van


2
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 24
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: ...................................................................... 24
2.1.3. Dụng cụ, trang thiết bị .................................................................... 24
2.1.4. Hóa chất .......................................................................................... 25
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 26
2.2.1. Phương pháp lấy mẫu ..................................................................... 26
2.2.2. Tách chiết RNA tổng số và phân tích mức độ biểu hiện gen bằng kỹ
thuật Realtime-PCR .................................................................................. 26
2.2.2.1. Tách chiết RNA tổng số ........................................................... 26
2.2.2.2. Tổng hợp cDNA từ RNA tổng số ............................................. 27
2.2.2.3. Phân tích mức độ biểu hiện gen bằng kỹ thuật Realtime-PCR 27
2.2.3. Phân tích nồng độ cytokine trong dịch huyết thanh bằng kỹ thuật
ELISA ....................................................................................................... 29
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 30

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 31
3.1. TÁCH CHIẾT RNA TỔNG SỐ ........................................................... 31
3.2. MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN CỦA CÁC GEN A20, OTUB1, OTUB2 VÀ
CEZANNE TRÊN BỆNH NHÂN BẠCH CẦU .......................................... 32
3.2.1. Mức độ biểu hiện của các gen A20, OTUB1, OTUB2 và Cezanne trên
bệnh nhân bạch cầu dịng lympho cấp tính ............................................... 32
3.2.2. Mức độ biểu hiện của các gen A20, OTUB1, OTUB2 và Cezanne trên
bệnh nhân bạch cầu bạch cầu dòng lympho mạn tính .............................. 33
3.2.3. Mức độ biểu hiện của các gen A20, OTUB1, OTUB2 và Cezanne trên
bệnh nhân bạch cầu bạch cầu dịng tủy cấp tính....................................... 34

Luan van


3
3.2.4. Mức độ biểu hiện của các gen A20, OTUB1, OTUB2 và Cezanne trên
bệnh nhân bạch cầu dòng tủy mạn tính .................................................... 35
3.3. NỒNG ĐỘ CỦA CÁC CYTOKINE TNF-α, IL-6 VÀ IL-1β TRÊN
BỆNH NHÂN BẠCH CẦU......................................................................... 36
3.3.1. Nồng độ của các cytokine IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân bạch
cầu dịng lympho cấp tính ......................................................................... 36
3.3.2. Nồng độ của các cytokine IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân bạch
cầu dòng lympho mạn tính........................................................................ 37
3.3.3. Nồng độ của các cytokine IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân bạch
cầu dòng tủy cấp tính ................................................................................ 38
3.3.4. Nồng độ của các cytokine IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân bạch
cầu dịng tủy mạn tính ............................................................................... 39
3.4. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN CỦA CÁC GEN
A20, OTUB1, OTUB2, CEZANNE VÀ NỒNG ĐỘ CỦA CÁC CYTOKINE
TNF-α, IL-6, IL-1β TRÊN BỆNH NHÂN BẠCH CẦU............................. 40

3.4.1. Mối tương quan giữa mức độ biểu hiện của các gen A20, OTUB1,
OTUB2, Cezanne và nồng độ của các cytokine TNF-α, IL-6, IL-1β trên
bệnh nhân bạch cầu dòng lympho cấp tính ............................................... 40
3.4.2. Mối tương quan giữa mức độ biểu hiện của các gen A20, OTUB1,
OTUB2, Cezanne và nồng độ của các cytokine TNF-α, IL-6, IL-1β trên
bệnh nhân bạch cầu dịng lympho mạn tính ............................................. 45
3.4.3. Mối tương quan giữa mức độ biểu hiện của các gen A20, OTUB1,
OTUB2, Cezanne và nồng độ của các cytokine TNF-α, IL-6, IL-1β trên
bệnh nhân bạch cầu dịng tủy cấp tính ...................................................... 50
3.4.4. Mối tương quan giữa mức độ biểu hiện của các gen A20, OTUB1,
OTUB2, Cezanne và nồng độ của các cytokine TNF-α, IL-6, IL-1β trên
bệnh nhân bạch cầu dịng tủy mạn tính .................................................... 56

Luan van


4

3.5. THẢO LUẬN ....................................................................................... 61
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 66
4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................... 66
4.1.1. Mức độ biểu hiện của các gen A20, OTUB1, OTUB2 và Cezanne trên
bệnh nhân bạch cầu ................................................................................... 66
4.1.2. Nồng độ các cytokine IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân bạch cầu
................................................................................................................... 66
4.1.3. Mối tương quan giữa mức độ biểu hiện của các gen A20, OTUB1,
OTUB2, Cezanne và nồng độ của các cytokine TNF-α, IL-6, IL-1β trên
bệnh nhân bạch cầu ................................................................................... 66
4.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 67


Luan van


5
MỞ ĐẦU
Bệnh bạch cầu là ung thư của các mô tạo máu bao gồm tủy xương và hệ
bạch huyết, được gây ra bởi sự gia tăng số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể.
Bạch cầu là một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Chúng bảo vệ cơ
thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus và nấm cũng như từ các tế bào bất
thường và các chất lạ khác. Trên lâm sàng, bệnh bạch cầu được xác định là một
bệnh ác tính của tế bào gốc tạo máu, tương quan với số lượng tế bào bạch cầu
tăng trong máu ngoại biên và tủy xương [1]. Bệnh ung thư bạch cầu bao gồm 4
loại chính: bạch cầu dịng lympho cấp tính (Acute Lymphocytic Leukemia ALL), bạch cầu dịng lympho mạn tính (Chronic Lymphocytic Leukemia CLL), bạch cầu dịng tủy cấp tính (Acute Myeloid Leukemia - AML) và bạch
cầu dịng tủy mạn tính (Chronic Myeloid Leukemia - CML). Bệnh bạch cầu có
thể xảy ra ở cả bạch cầu lympho hoặc bạch cầu tủy. Ung thư phát triển trong
các tế bào bạch huyết được gọi là bệnh bạch cầu lymphocytic. Ung thư phát
triển trong các tế bào tủy được gọi là bệnh bạch cầu dịng tủy. Bệnh có thể là
cấp tính (bắt đầu đột ngột và thường sống ngắn) hoặc mạn tính (tồn tại trong
một thời gian dài). Bệnh bạch cầu cấp tính liên quan đến các tế bào mới hoặc
chưa trưởng thành, được gọi là tế bào non (blasts) và không thể thực hiện các
chức năng của chúng. Các tế bào non tăng số lượng nhanh bất thường, và bệnh
tiến triển nhanh chóng. Trong bệnh bạch cầu mạn tính, có một số tế bào non,
nhưng chúng trưởng thành hơn và có thể thực hiện một số chức năng của chúng.
Các tế bào phát triển chậm hơn nên bệnh tiến triển dần dần.
Nhóm gen deubiquitin A20, OTUB1, OTUB2 và Cezanne mã hóa cho
một số protein thuộc nhóm DUB. DUB đóng một số vai trò trong con đường
ubiquitin. Một trong những chức năng đặc trưng nhất của DUB là loại bỏ chuỗi
monoubiquitin và polyubiquitin ra khỏi protein. Ubiquitin được gắn vào protein
để điều hịa sự thối hóa của protein thơng qua proteasome và lysosome, điều

phối sự định vị tế bào của protein, kích hoạt và bất hoạt protein, và điều hịa
các tương tác protein – protein [2-4]. DUB có thể đảo ngược các hiệu ứng này

Luan van


6
bằng cách cắt liên kết peptide hoặc isopeptide giữa ubiquitin và protein cơ chất
của nó. Tồn bộ vai trị của DUB trong các bệnh vẫn chưa được làm rõ. Tuy
nhiên, sự tham gia của chúng vào bệnh được dự đoán do vai trị đã biết trong
các q trình sinh lý có liên quan đến tình trạng bệnh bao gồm ung thư và rối
loạn thần kinh [5]. Mặc dù có nhiều nghiên cứu về đột biến và biểu hiện của
gen A20, OTUB1, OTUB2 và Cezanne trên bệnh ung thư, nhưng mức độ biểu
hiện của các gen này ở những bệnh nhân ung thư ở Việt Nam chưa được nghiên
cứu rộng rãi.
TNF-α, IL-6 và IL-1β đã được mô tả là các cytokine chính tác động đến
chức năng của các tế bào tạo máu và thúc đẩy các bệnh viêm nhiễm. TNF-α và
IL-1β được sản xuất với một lượng lớn bởi các tế bào bạch cầu đơn nhân khi
chúng phản ứng với nội độc tố. Hai cytokine này kích thích làm tăng sản xuất
lẫn nhau và kích thích sản sinh IL-6, IL-8 và IL-10. TNF-α và IL-1β gây sốt,
hoạt hóa hệ thống đơng máu và điều hịa phản ứng viêm thơng qua sự sản sinh
IL-8 và thơng qua kích thích biểu hiện các phân tử bám dính. IL-6 lại kích thích
sản xuất các protein pha cấp từ gan (CRP, fibrinogen, orosomucoide…) và ức
chế ngược chính q trình sản sinh TNF-α và IL-1β. Điều hịa biểu hiện của
các gene mã hóa cho các cytokine này phụ thuộc vào các yếu tố sao mã, đặc
biệt là NF-κB. Trong khi đó, các gen DUB là những gen tham gia điều hòa
ngược các phản ứng viêm trong q trình đáp ứng miễn dịch và tín hiệu phân
tử NF-κB trung gian điều hòa cho hoạt động viêm của gen deubiquitinase.
Nhiều nghiên cứu được thực hiện về chức năng của các DUB đã chỉ ra
sự tương tác giữa các DUB và cytokine trên một số bệnh. Tuy nhiên, vẫn chưa

có một nghiên cứu cụ thể tại Việt Nam về mối tương quan giữa các gen thuộc
nhóm DUB và nồng độ của các cytokine viêm trên bệnh ung thư.
Chính vì lí do nêu trên, tơi tiến hành thực hiện luận văn với tiêu đề:
"Nghiên cứu mối tương quan giữa mức độ biểu hiện của các gen A20,
OTUB1, OTUB2, Cezanne và nồng độ các cytokine viêm trên bệnh nhân
ung thư bạch cầu" với những mục tiêu cụ thể như sau:

Luan van


7
- Xác định mức độ biểu hiện của các gen A20, OTUB1, OTUB2 và
Cezanne trên bệnh nhân ung thư bạch cầu
- Xác định nồng độ của các cytokine IL-6, TNF-α và IL-1β trên bệnh nhân
ung thư bạch cầu
- Xác định mối tương quan giữa mức độ biểu hiện của các gen A20,
OTUB1, OTUB2, Cezanne và nồng độ các cytokine IL-6, TNF-α, IL-1β
trên bệnh nhân ung thư bạch cầu

Luan van


8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH BẠCH CẦU
1.1.1. Tình hình bệnh bạch cầu trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1.1. Trên thế giới
Bệnh bạch cầu là bệnh ung thư được chẩn đoán phổ biến thứ 15 và là
nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng hàng thứ 11 trên toàn thế giới. Trong
năm 2018, ước tính có tổng cộng 437 nghìn ca mắc mới và 309 nghìn ca tử

vong do ung thư bạch cầu trên toàn thế giới [6]. Tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu cao
nhất ở người da trắng và thấp nhất ở người Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới khoảng 50% đối với tất cả các nhóm
chủng tộc/dân tộc ngoại trừ người Việt Nam, trong đó tỷ lệ nam giới cao hơn
khơng đáng kể. Tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu ở nhóm tuổi trưởng thành (30-54 tuổi)
thấp hơn so với nhóm tuổi lớn hơn. Người ta thấy rằng tỷ lệ bệnh bạch cầu ở
trẻ em cao nhất ở người Philippines, tiếp theo là người gốc Tây Ban Nha da
trắng, người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha và người da đen [7]. Nguyên
nhân của bệnh bạch cầu và các dạng phụ của nó vẫn chưa được hiểu rõ, một
phần là do sự đa dạng của các kiểu đột biến và nhiều yếu tố nguy cơ có thể liên
quan. Tiếp xúc với bức xạ, với một số loại hóa trị liệu hoặc với một số hóa chất
nhất định (như benzen, một số thuốc trừ sâu và hóa chất trong khói thuốc lá)
làm tăng nguy cơ phát triển một số loại bệnh bạch cầu, mặc dù bệnh bạch cầu
chỉ phát triển ở một số rất ít người bị phơi nhiễm. Các hội chứng di truyền có
liên quan đến khả năng mắc bệnh bạch cầu ở người trẻ, bao gồm hội chứng
Down và Li-Fraumeni và bệnh u sợi thần kinh [8]. Ở một số người, bệnh bạch
cầu là do một số bất thường của nhiễm sắc thể gây ra. Một loại virus được gọi
là virus lympho T ở người 1 (HTLV-1), tương tự như virus (HIV-1) gây ra bệnh
AIDS, bị nghi ngờ gây ra một loại bệnh bạch cầu tế bào lympho hiếm gặp gọi
là bệnh bạch cầu tế bào T trưởng thành. Nhiễm virus Epstein-Barr (cũng gây
tăng bạch cầu đơn nhân) có liên quan đến một dạng bệnh bạch cầu lymphocytic
hiếm xảy ra ở châu Á và châu Phi.

Luan van


9

Hình 1.1: Hình ảnh so sánh tế bào máu bình thường và bệnh bạch cầu
1.1.1.2. Ở Việt Nam

Bệnh bạch cầu là một bệnh lý ác tính có tỷ lệ tử vong cao trong số các
loại bệnh ung thư. Theo thống kê tại Viện Huyết học – Truyền máu trung ương,
Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ bệnh bạch cầu cấp chiếm 32.1%, cao nhất trong số
các bệnh liên quan đến máu được khám và điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ở
Việt Nam, các nghiên cứu chuyên sâu về bệnh ung thư máu vẫn còn rất hạn
chế. Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả các đặc điểm dịch tễ, lâm
sàng của bệnh. Nguyễn Quốc Thành và cộng sự đã khảo sát các đặc điểm dịch
tễ, lâm sàng, sinh học đồng thời đánh giá hiệu quả điều trị bệnh bạch cầu dịng
tủy mạn tính ở trẻ em với Imatinib [9]. Cũng trong năm 2013, tiến sĩ Nguyễn
Lê Xuân Trường và bác sĩ Beverly S. Mitchell đã nghiên cứu thành công việc
ức chế sự phát triển của tế bào ung thư máu bằng cách tác động trực tiếp vào
con đường truyền tín hiệu Phosphoinositide 3-kinase (PI3K)/Akt. Từ kết quả
của nghiên cứu này đã mở ra một hướng đi mới trong việc điều trị bệnh bạch
cầu dòng tủy cấp tính [10]. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Phúc và cộng sự đã
mơ tả hiệu quả và độc tính của các tác nhân nhắm vào đường dẫn tín hiệu

Luan van


10

PI3K/AKT/mTOR trong bệnh bạch cầu dịng tủy cấp tính (AML). Sự phát triển
của các hợp chất chống lại PI3K/Akt và mTORC và các bộ điều biến của chúng
như là các tác nhân mới và mạnh để điều trị AML [11].
1.1.2. Phân loại bệnh bạch cầu
Có hai loại bệnh bạch cầu chính là: bệnh bạch cầu cấp tính và mạn tính,
tùy thuộc vào tốc độ tiến triển của bệnh. Trong bệnh bạch cầu cấp tính, tế bào
bạch cầu bị nhiễm khơng hoạt động hoặc hoạt động như tế bào bạch cầu bình
thường; trong khi ở bệnh bạch cầu mạn tính, nó có thể hoạt động như tế bào
bạch cầu bình thường. Do đó, bệnh bạch cầu mạn tính có thể nghiêm trọng vì

nó khơng thể phân biệt với tế bào bạch cầu bình thường. Hơn nữa, có hai phân
nhóm của mỗi loại bệnh bạch cầu tùy thuộc vào kích thước và hình dạng của tế
bào bạch cầu: dịng lympho và dịng tủy. Nhìn chung, bệnh bạch cầu được chia
thành bốn phân nhóm chính bao gồm: Bệnh bạch cầu dịng lympho cấp tính
(ALL – chiếm 10%), Bệnh bạch cầu dịng lympho mạn tính (CLL – chiếm
35%), Bệnh bạch cầu dịng tủy cấp tính (AML – chiếm 33%) và Bệnh bạch cầu
dịng tủy mạn tính (CML – chiếm 14%). Các loại bệnh bạch cầu khác nhau về
cơ chế bệnh sinh, nguồn gốc, tỷ lệ mắc và tiên lượng.
1.1.2.1. Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính (ALL)
Bệnh bạch cầu dịng lympho cấp tính là loại ung thư máu phổ biến nhất
ở trẻ em và người trẻ tuổi, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi 2 – 5 [12, 13]. ALL là
một bệnh lý ác tính của tế bào gốc tạo máu có nguồn gốc từ dòng tế bào tiền
thân lympho B hoặc T và được thúc đẩy bởi một loạt các sai lệch di truyền bao
gồm đột biến, chuyển đoạn nhiễm sắc thể và dị bội trong các gen liên quan đến
sự phát triển của tế bào lympho và điều hòa diễn biến chu kỳ tế bào [14]. Ở
những bệnh nhân mắc ALL, tủy xương tạo ra quá nhiều tế bào lympho chưa
trưởng thành. Những tế bào lympho này không hoạt động như các tế bào
lympho bình thường và khơng có khả năng chống nhiễm trùng. Các dấu hiệu
thường gặp nhất là sưng hạch bạch huyết, gan lách to, sốt, thiếu máu, dấu hiệu
xuất huyết và đau xương. Yếu tố di truyền có thể gây bệnh bao gồm hội chứng

Luan van


11

Down, thiếu máu Fanconi, hội chứng Bloom, ataxia-telangiectasia và hội chứng
gãy Nijmegen [15-18]. Các yếu tố ảnh hưởng khác bao gồm tiếp xúc với bức
xạ ion hóa, thuốc trừ sâu, một số dung môi hoặc vi rút như virus Epstein-Barr
và virus gây suy giảm miễn dịch ở người [19-21].

Bệnh ALL đã ảnh hưởng đến khoảng 876.000 người trên toàn cầu vào
năm 2015 và dẫn đến khoảng 111.000 ca tử vong [22, 23]. Tại Hoa Kỳ, ALL
là bệnh ung thư phổ biến nhất và gây tỷ lệ tử vong cao nhất do ung thư ở trẻ
em. Tỷ lệ mắc ALL ở Hoa Kỳ được ước tính là 1,6 trên 100.000 dân. Chỉ riêng
trong năm 2016, ước tính có khoảng 6590 trường hợp mới được chẩn đoán, với
hơn 1400 trường hợp tử vong do ALL (theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ).

Hình 1.2: Hình ảnh tế bào bạch cầu dịng lympho trong bệnh ALL
(Nguồn: [24])
1.1.2.2. Bệnh bạch cầu dịng lympho mạn tính (CLL)
Bệnh bạch cầu dịng lympho mạn tính (CLL) được đặc trưng bởi sự tăng
sinh và tích lũy các tế bào lympho B trưởng thành, điển hình là tế bào lympho
B CD5+ trong máu ngoại vi, tủy xương, hạch bạch huyết, lách và gan, dẫn đến
suy giảm chức năng của tủy xương và phì đại của các cơ quan trên [25]. Các
yếu tố rủi ro bao gồm có tiền sử gia đình mắc bệnh [26]. Những người tiếp xúc
với chất độc màu da cam và một số loại thuốc trừ sâu cũng có nguy cơ mắc
bệnh [27]. Cũng có bằng chứng yếu chỉ ra rằng viêm gan C và các bệnh truyền

Luan van


12
nhiễm khác có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh [28]. Cơ chế bệnh sinh của
CLL được giải thích là do sai lệch di truyền mắc phải, phát triển theo nhiều
bước. Thơng thường, CLL có liên quan đến sự phá hủy các phần lớn của vật
chất nhiễm sắc thể; ví dụ, sự mất đoạn của nhánh dài của nhiễm sắc thể 13 là
bất thường nhiễm sắc thể phổ biến nhất, hiện diện ở một nửa số bệnh nhân CLL.
Các triệu chứng của CLL có thể bao gồm các hạch bạch huyết to, nhưng không
đau; mệt mỏi; sốt; đau ở phần trên bên trái của bụng; đổ mồ hôi đêm; giảm cân
và nhiễm trùng thường xuyên.

CLL là loại bệnh bạch cầu phổ biến nhất ở người trưởng thành ở các
nước phương Tây, chiếm khoảng 25 – 30% trong tất cả các loại bệnh bạch cầu
[25, 29, 30] và nó ít phổ biến hơn ở những người từ châu Á [27]. CLL đã ảnh
hưởng đến khoảng 904.000 người trên toàn cầu trong năm 2015 và dẫn đến
60.700 người chết [31]. Tỷ lệ mắc CLL tăng theo tuổi; 75% trường hợp được
chẩn đoán ở tuổi > 60. CLL phổ biến ở nam giới hơn nữ giới, với tỷ lệ giới tính
khoảng 1,5–2: 1 [25]. Gần đây, sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ở những người trẻ
hơn đã được báo cáo, vì một phần ba số ca mắc mới được chẩn đoán trước 55
tuổi [32]. Mặc dù vậy, xu hướng này không dẫn đến sự thay đổi đáng kể về tỷ
lệ mắc bệnh nói chung [33].

Hình 1.3: Hình ảnh tế bào bạch cầu dòng lympho trong bệnh CLL
(Nguồn: [24])

Luan van


13
1.1.2.3. Bệnh bạch cầu dịng tủy cấp tính (AML)
Bệnh bạch cầu dịng tủy cấp tính (AML) là một rối loạn không đồng nhất
được đặc trưng bởi sự nhân bản vô tính của các tế bào tiền thân myeloid (tế bào
non) trong tủy xương và máu ngoại vi với khả năng biệt hóa giảm dần [34].
AML là bệnh bạch cầu cấp tính phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Hiện nay, AML
được chữa khỏi ở khoảng 35 – 40% bệnh nhân dưới 60 tuổi [35]. Đối với bệnh
nhân trên 60 tuổi, tiên lượng vẫn được cải thiện nhưng còn thấp.
Loại ung thư này bắt đầu từ tủy xương (mô mềm trong xương gây ra
những bất thường trong toàn bộ tủy, hồng cầu hoặc tiểu cầu) và nó nhanh chóng
di chuyển vào máu. Nó cũng đơi khi có thể lan đến các bộ phận khác nhau của
cơ thể như gan, hạch bạch huyết, lá lách, hệ thống thần kinh trung ương (não
và tủy sống) và tinh hoàn. Hậu quả là hội chứng suy tủy xương, gây ra thiếu

máu, giảm bạch cầu hạt và giảm tiểu cầu, với các biểu hiện lâm sàng đặc trưng
là khó thở và suy nhược, nhiễm trùng và chảy máu [36, 37]. Nếu không được
điều trị, AML thường gây tử vong trong vòng vài tuần kể từ khi thời gian chẩn
đốn [36-38]. Các yếu tố nguy cơ có thể bao gồm hút thuốc, hóa trị liệu trước
đây hoặc điều trị bức xạ, hội chứng myelodysplastic và tiếp xúc với benzen hóa
học. Khoảng một triệu người trên tồn cầu bị ảnh hưởng bởi AML và AML gây
ra 147 trường hợp tử vong trong năm 2015 [39, 40].
AML thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở Hoa Kỳ là
3,5 trường hợp trên 100.000 người, cao hơn ở bệnh nhân trên 65 tuổi so với
bệnh nhân trẻ hơn (tương ứng là 15,9 so với 1,7), và gây ra khoảng 2,1% tổng
số ca tử vong do ung thư ở Mỹ, hàng năm tỷ lệ tử vong là 3,2 trên 100.000
người vào năm 2007 [41]. Mặc dù, việc điều trị bệnh bạch cầu dịng tủy cấp
tính ở người trẻ tuổi trong những năm gần đây đã có những bước tiến đáng kể
nhưng việc điều trị cho người bệnh lớn tuổi vẫn gặp nhiều khó khăn, chưa đạt
hiệu quả [42]. Ngay cả việc áp dụng các phương pháp điều trị hiện nay thì vẫn
có khoảng 70% bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên sẽ chết trong vòng 1 năm sau khi
chẩn đoán [43].

Luan van


14

Hình 1.4: Hình ảnh tế bào bạch cầu dịng tủy trong bệnh AML
(Nguồn: [24])
1.1.2.4. Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính (CML)
Bệnh bạch cầu dịng tủy mạn tính (CML) là một rối loạn tăng sinh dịng
tủy vơ tính và là bệnh lý huyết học ác tính đầu tiên có liên quan đến một tổn
thương di truyền cụ thể. Bệnh được đặc trưng bởi sự xuất hiện của nhiễm sắc
thể Philadelphia được cho là dấu hiệu chẩn đoán xác định cho CML và hiện

diện ở gần 90% bệnh nhân [44]. Trọng tâm của cơ chế bệnh sinh của CML là
sự hợp nhất của gen bệnh bạch cầu Abelson murine (ABL) trên nhiễm sắc thể
9 với gen vùng điểm dừng (BCR) trên nhiễm sắc thể 22 tạo nên tổ hợp gen
BCR-ABL. Điều này dẫn đến biểu hiện của một oncoprotein được gọi là BCR
‐ ABL1 [45]. BCR-ABL là một tyrosine kinase hoạt động tích cực, kích hoạt
một số con đường dẫn truyền tín hiệu ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn tại
của các tế bào tạo máu. Hầu hết các trường hợp CML dường như được gây ra
bởi sự chuyển vị được gọi là nhiễm sắc thể Philadelphia (Ph) (khoảng 95%
bệnh nhân CML mang nhiễm sắc thể này).

Luan van


×