Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Skkn các hình thức tổ chức nhằm khuyến khích và phát triển văn hóa đọc cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 34 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHĨA HƯNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA BÌNH
________________________

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC NHẰM KHUYẾN KHÍCH VÀ PHÁT
TRIỂN VĂN HĨA ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2”

Tác giả: Phạm Thị Hiền
Trình độ chun mơn: Cao đẳng Sư phạm
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường Tiểu học Nghĩa Bình

Tháng 5 năm 2019
1

skkn


1. Tên sáng kiến:
“CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC NHẰM KHUYẾN KHÍCH VÀ PHÁT
TRIỂN VĂN HĨA ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Đổi mới phương pháp dạy học, xây dựng môi
trường học tập tại trường Tiểu học.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 6 tháng 9 năm 2018 đến ngày 10 tháng 5 năm 2019
4. Tác giả: Phạm Thị Hiền
Năm sinh: 1974
Nơi thường trú: Xã Nghĩa Bình - Nghĩa Hưng - Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm
Chức vụ: Giáo viên


Nơi làm việc: Trường Tiểu học Nghĩa Bình
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đồng tác giả: Không
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Nghĩa Bình.
Địa chỉ: xã Nghĩa Bình – huyện Nghĩa Hưng- tỉnh Nam Định

2

skkn


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến.
Ở bậc Tiểu học, mơn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
học sinh bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức kĩ năng cần
thiết để các em học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của mọi lứa
tuổi. Nó giúp các em phát triển tồn diện, giúp các em có những hiểu biết sơ
giản về Tiếng Việt và những hiểu biết ban đầu về xã hội, tự nhiên và con người.
Dạy học Tiếng Việt là dạy học tiếng mẹ đẻ. Mơn học giúp các em hình
thành 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết . Trong đó Tập đọc là một phân
mơn quyết định việc hình thành khả năng giao tiếp cho các em. Tập đọc rèn cho
các em kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu và đọc diễn cảm), nghe
và nói. Thơng qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm cung cấp cho các em vốn từ,
vốn diễn đạt, những hiểu biết về các tác phẩm văn học Việt Nam và các tác
phẩm văn học nước ngồi, góp phần rèn luyện nhân cách cho các em.
Ở mơn Tập đọc thì kĩ năng đọc là quan trọng nhất, đọc để hiểu được nội
dung chính của đoạn văn, một đề tốn hay một tình huống nào đó của một mơn
học khác. Từ đó, các em biết nhận xét về những hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết
trong bài học, nhận biết được những hành vi đúng, sai và có được những cách

giải tốn đúng và hay. Khi các em đọc bài còn phát âm sai, đọc chưa đúng hay
còn ngắc ngứ làm cho nội dung, ý nghĩa bài khơng liên kết thì rất khó có thể trả
lời đúng được các câu hỏi mà đề bài đưa ra. Qua đó ta thấy, muốn học giỏi trước
hết phải đọc thơng viết thạo, từ đó các em mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp,
suy luận, tìm tịi để làm bài được tốt.
Từ việc hình thành kỹ năng đọc qua các bài tập đọc trong chương trình tôi
muốn tạo ra cho các em hứng thú và niềm say mê đọc sách. Bời vì trong đời
sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trị rất quan trọng: Sách là chiếc
chìa khố vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người, là người thầy
siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô tận, dạy chúng ta biết sống và biết
hy sinh; Sách là kho tàng tri thức quan trọng đối với tất cả mọi người bởi sách
ghi lại những kiến thức, những giá trị của cuộc sống mà người đi trước đã kiếm
3

skkn


tìm, học tập, trải nghiệm và truyền lại cho thế hệ sau. Mọi thành công đều nhờ
sự kết hợp của kinh nghiệm bản thân với tri thức lĩnh hội được từ việc học trong
cuộc sống và trong sách vở. Chính vì vậy mà từ lâu sách đã trở thành một nhu
cầu cần thiết của loài người trên thế giới.
Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa và vai trò to lớn
của việc đọc sách, là một giáo viên tôi đã định hướng, khơi nguồn cảm hứng và
lan tỏa đam mê đọc sách cho các em học sinh .
Việc đọc sách giúp các em được tiếp cận với nhiều loại sách báo từ đó các
em khơng những tìm được niềm vui trong đọc sách mà cịn hình thành thói quen
đọc sách bổ ích để mở rộng kiến thức, ni dưỡng tâm hồn, hình thành kĩ năng
sống và chuẩn bị những hành trang tốt nhất cho tương lai của mình.
Đối với học sinh lớp 2, khả năng đọc của các em còn hạn chế nên nhiệm
vụ của người giáo viên là hình thành và phát triển cho các em kĩ năng đọc thầm,

đọc thành tiếng, đọc trôi chảy một đoạn văn, đoạn đối thoại hoặc một bài thơ
ngắn và hiểu được nội dung văn bản. Tuy đọc diễn cảm chưa đặt ra đối với học
sinh lớp 2 nhưng đối với học sinh nhận thức nhanh, năng lực đọc của các em
tương đối tốt thì việc hướng dẫn các em thể hiện đúng ý nghĩa và tình cảm mà
tác giả gửi gắm trong bài, đồng thời biểu hiện được sự hiểu biết của các em đối
với cái hay, cái đẹp trong từng tác phẩm văn học là rất cần thiết và đó cũng là
việc mà người giáo viên nên làm nhằm phát triển năng lực, phẩm chất phù hợp
với từng đối tượng học sinh. Qua đó tạo cho các em sự say mê, hứng thú và để
lại một vốn văn học đáng kể hỗ trợ cho trẻ học tốt các môn học khác.
Học môn Tập đọc: Việc đọc và hiểu là hai khâu có quan hệ mật thiết với
nhau, gắn bó, hỗ trợ đắc lực cho nhau. Cảm thụ tốt giúp cho việc đọc tốt và
ngược lại việc đọc tốt giúp cho việc hiểu bài thêm sâu sắc.
Do tầm quan trọng của việc đọc và tính chất của vấn đề, tôi luôn trăn trở
xem sẽ làm thế nào để góp phần nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 2, từ
đó hình thành và phát triển văn hóa đọc cho các em. Trong q trình giảng dạy
tơi cũng đã sử dụng nhiều phương pháp để rèn đọc cho học sinh, giúp các em
đọc to, rõ ràng và tôi thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt, đạt được những kết quả
4

skkn


nhất định nên tôi muốn chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp với đề tài: “Các hình
thức tổ chức nhằm khuyến khích và phát triển văn hóa đọc cho học sinh lớp
2”.
II. Mô tả giải pháp
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết thì các bài tập đọc rất quan trọng, ta có
thể coi nó là bộ xương của các chủ điểm.
Trước tiên, qua các bài tập đọc gắn với các chủ điểm nhất định, học sinh

được mở rộng vốn hiểu biết về đời sống. Các em lần lượt được tiếp xúc với các
mảng hiện thực khác nhau và hiểu rõ hơn về nhà trường, lớp học, bạn bè, thầy
cô, biết thêm về cây cối, vật nuôi trong nhà và thế giới tự nhiên bao la xung
quanh… Các bài tập đọc còn mở rộng thêm những hiểu biết về ông bà, cha mẹ,
anh chị em – những người các em tiếp xúc hàng ngày, tưởng như hiểu biết cả rồi
nhưng thật sự còn ẩn chứa nhiều vẻ đẹp bên trong.
Từ đó, bồi dưỡng tình cảm u q, kính trọng, biết ơn và trách nhiệm của
các em đối với ông bà, cha mẹ, thầy cơ; u trường lớp; đồn kết, giúp đỡ bạn
bè; vị tha, nhân hậu.
Thứ hai, các bài tập đọc là nguồn dữ liệu sinh động giúp học sinh tiếp xúc
với vẻ đẹp Tiếng Việt trong hàng trăm tình huống giao tiếp khác nhau, từ đó học
cách dùng Tiếng Việt sao cho chính xác, tinh tế, biểu cảm, xây dựng cho các em
ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu. Đây là những bài học
rất gần gũi với cuộc sống, góp phần rèn luyện sự lĩnh hội và sử dụng Tiếng Việt
cho các em.
Thứ ba, các bài tập đọc trở thành nguyên liệu để các loại bài học khác (Kể
chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn) khai thác. Giờ Chính tả có thể trích
ngun văn một đoạn trong bài tập đọc mới học làm bài luyện tập: nghe- viết,
tập chép, điền kí hiệu vào chỗ trống… Bài Luyện từ và câu hệ thống hóa từ ngữ,
các kiểu câu từ các bài tập đọc để tập giải nghĩa, phân tích, sử dụng. Với các
mối quan hệ như thế, các bài tập đọc trở thành chất keo dính kết các môn học
khác để cùng thể hiện một chủ điểm.
5

skkn


Từ những câu chuyện, những bài văn, bài thơ hấp dẫn trong sách giáo
khoa, trong những cuốn truyện của thư viện lớp, thư viện trường hình thành lịng
ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của

Tiếng Việt và tình yêu Tiếng Việt.
Như vậy để học tốt các phân môn trong môn Tiếng Việt thì nhiệm vụ của
các em là phải phát triển kĩ năng đọc và nghe.
2. Thực trạng của học sinh trong khi đọc.
a. Thuận lợi:
Phụ huynh đã chuẩn bị sách giáo khoa đầy đủ cho các em.
Bản thân các em ngoan, có ý thức học tập tương đối tốt.
Các bài tập đọc rất gần gũi với các em, gây hứng thú cho các em khi đọc
bài.
b. Khó khăn:
Thực tế cho thấy học sinh ở lớp 2C tơi dạy, vì các em vừa từ lớp Một lên
khả năng nhớ vần còn hạn chế, nên khi đọc bài các em còn đánh vần, có những
em sau hai tháng nghỉ hè, ở với ông bà, ông bà không quan tâm, hầu như quên
hết chữ, khi đọc phải đánh vần từng tiếng một. Một số em mới chỉ biết đọc
thành tiếng bài văn, bài thơ và chưa đọc đúng các phụ âm khó. Nhưng đọc hiểu,
nắm nội dung bài cịn khó hơn nhiều. Các em chưa biết cách ngắt hơi ở các dấu
phẩy và nghỉ hơi ở các dấu chấm, lên giọng ở cuối câu hỏi, …
Tâm lý lứa tuổi học sinh các lớp đầu Tiểu học: hiếu động, tính kiên nhẫn
khơng ổn đinh, mau quên và nhanh chán.
Bên cạnh đó một số em nhận thức chậm, khả năng tập trung, chú ý chưa
cao.
Phụ huynh chưa dành thời gian nhiều để kèm con em mình đọc bài ở nhà
nên tất cả việc rèn đọc giáo viên đều phải thực hiện trên lớp.
Tất cả những điều trên đã dẫn đến kết quả học tập của các em là chưa cao.
Nhất là phân môn Tập đọc, các em mới chỉ biết đọc nhưng đọc chưa hay, chưa
lưu loát.

6

skkn



3. Các biện pháp đã tiến hành để tổ chức các hình thức rèn đọc đối với
học sinh lớp 2:
3.1.Rèn kỹ năng đọc cho học sinh trong quá trình dạy học phân môn tập
đọc.
Trải qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy phần dạy phân môn Tập đọc,
rèn cho học sinh đọc đúng đã khó mà phải tập cho học sinh đọc hay, đọc diễn
cảm, đọc hiểu càng khó hơn nhiều. Do vậy bản thân tơi ln tìm mọi cách để
khắc phục những tồn tại mà học sinh mắc phải, cố gắng giúp những em chưa
đọc được dần dần biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu và đọc truyền cảm. Tôi đã áp
dụng các biện pháp khác nhau để hướng dẫn cho học sinh đọc bài tốt, tôi xin đưa
ra một số biện pháp sau:
a. Bước chuẩn bị:
Khi họp phụ huynh đầu năm tôi đã trao đổi, bàn bạc với phụ huynh và đưa
ra các yêu cầu, các biện pháp tốt nhất để thống nhất với phụ huynh cùng phối
hợp giúp con mình rèn đọc ở nhà. Tơi đã đưa ra các biện pháp như sau:
- Mỗi tối, trước khi đi ngủ, các mẹ hãy kể cho con nghe những câu chuyện
cổ tích nhằm gây hứng thú, thu hút sự tìm tòi cho các con.
- Hãy đọc truyện cho con nghe mỗi ngày.
- Mua những cuốn truyện tranh ngắn, có nhiều hình vẽ minh họa với màu
sắc đẹp để thu hút các em đọc truyện, từ đó khơi gợi niềm đam mê đọc sách của
các em.
- Các thành viên trong gia đình nên tổ chức cùng thi đọc với con xem ai là
người đọc to, rõ ràng, lưu loát hơn.
Các phụ huynh nên có sự động viên kịp thời để các con khơng nản chí.
Chỉ có sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội mới đạt
được những kết quả mong đợi.
Trong lớp tôi luôn cá thể hóa học sinh, dạy học phù hợp với từng đối tượng
học sinh trong lớp, sắp xếp những học sinh đọc chậm, đọc yếu ngồi cùng bàn

với những học sinh đọc nhanh thành đôi bạn giúp nhau cùng tiến.

7

skkn


Thường xuyên kiểm tra bài cũ để biết mức độ tiến bộ của các em, từ đó có
biện pháp hướng dẫn phù hợp và giáo dục các em ý thức được tầm quan trọng
của việc học tập để bản thân các em luôn cố gắng.
Lên kế hoạch dạy kèm các em trong mỗi tiết học, luôn nhắc nhở bản thân
phải kiên trì, chịu khó, tỉ mỉ trong rèn đọc cho học sinh.
b. Đổi mới phương pháp dạy môn Tập đọc theo hướng tích cực - đây là
việc làm rất quan trọng:
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực sẽ tác động làm
tích cực hóa hoạt động của học sinh, cịn giáo viên đóng vai trị người tổ chức
hoạt động, mỗi học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình và được
phát triển.
Nhiệm vụ của giáo viên là làm cho học sinh u thích mơn học ngay từ
những bài học đầu tiên của năm học mới, có nề nếp trong học tập và thói quen
tích cực thì việc dạy học mới hiệu quả. Tơi đã tiến hành những biện pháp và quy
trình dạy học sau:
b.1. Giáo viên đọc mẫu:
- Phần đọc mẫu của giáo viên: Bản thân tơi nghĩ phần đọc mẫu là rất cần
thiết vì muốn các em đọc đúng phải giới thiệu mẫu đúng. Lời đọc mẫu đúng và
hay của giáo viên có tác dụng định hướng cách đọc cho học sinh, đồng thời giúp
các em hiểu hơn về nội dung bài đọc. Nếu bài đọc là một văn bản nghệ thuật thì
lời đọc của giáo viên cịn có ý nghĩa khơi gợi hứng thú và tưởng tượng của trẻ
em, làm cho các em dễ đi vào thế giới của tác phẩm và thấy tác phẩm đó hấp
dẫn hơn. Khi giáo viên đọc mẫu tất cả học sinh đều phải chú ý vào bài đọc để

nhận biết được bài đọc đó được đọc với giọng như thế nào.
Ví dụ: Khi học bài: “ Bím tóc đi sam”
Giáo viên đọc đúng ngữ điệu của các câu hỏi, câu khiến, câu cảm; đọc phân
biệt lời các nhân vật: giọng người kể chuyện: chậm rãi, thong thả; giọng các bạn
gái: ngạc nhiên, thích thú; giọng Hà ngây thơ, hồn nhiên; giọng Tuấn ở cuối bài
lúng túng nhưng chân thành, đáng yêu; giọng thầy giáo: vui vẻ, thân mật. Toàn

8

skkn


bài đọc với giọng nhẹ nhàng. Nhấn giọng ở những từ gợi tả: reo lên, Ái chà chà,
loạng choạng, xin lỗi,…
-Tôi cho các em luyện đọc từng câu văn dài (ngắt hơi sau các cụm từ có
nghĩa hoặc sau dấu phẩy), luyện đọc các câu hỏi, câu cảm…, luyện đọc đoạn,…
Ví dụ: Khi Hà đến trường, / mấy bạn gái reo lên: // “Ái chà chà! // Bím
tóc đẹp q! //” (Đọc nhanh, cao giọng hơn ở lời khen)
Vì vậy, / mỗi lần cậu kéo bím tóc, / cơ bé lại loạng choạng / và cuối cùng
ngã phịch xuống đất. // (giọng thong thả, chậm rãi)
Rồi vừa khóc, / em vừa chạy đi mách thầy. //
Khi các em đọc tôi ln có những lời khen khích lệ, động viên phù hợp để
các em khỏi ngại ngùng và mạnh dạn hơn, các em đọc yếu động viên để các em
tự tin hơn.
* Đối với các bài thơ, tùy theo từng thể loại mà hướng dẫn học sinh cách đọc, tôi
cần phải nắm vững cách đọc các thể thơ, có như vậy mới hướng dẫn các em đọc
tốt được. Có những bài thơ cách ngắt nhịp chung cho toàn bài là giống nhau
nhưng cũng có những câu trong bài có cách ngắt nhịp khác biệt. Thực chất ngắt
nhịp thơ cũng được dựa trên cơ sở ngắt nhịp theo cụm từ. Do vậy, ngắt nhịp thơ
không đúng, câu thơ sẽ trở nên tối nghĩa, khó có thể cảm nhận được nội dung

của bài.
Ví dụ: Bài thơ: “ Mẹ”
Lặng rồi / cả tiếng con ve /
Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi. //
Những ngơi sao / thức ngồi kia
Chẳng bằng mẹ / đã thức vì chúng con. //
Bài thơ đã nói lên nỗi vất vả, cực nhọc của mẹ khi nuôi con và tình thương
vơ bờ bến mẹ dành cho con. Bài thơ này thuộc thể lục bát, cần ngắt nhịp đúng
theo thể thơ: 2/4 và 4/4; riêng dòng 7, 8 ngắt nhịp 3/3 và 3/5. Khi đọc nên kéo
dài các từ ngữ gợi tả âm thanh: ạ ời, kẽo cà,. Đọc tồn bài với giọng nhẹ nhàng,
tình cảm.

9

skkn


Việc đọc diễn cảm thường gắn liền với ngữ điệu nên tôi thường dùng cử
chỉ, nét mặt để tăng thêm tính gợi cảm của câu văn, câu thơ, tạo cho các em tâm
trạng háo hức, chờ đợi và chú ý lắng nghe giáo viên đọc, từ đó các em học tập
và bắt chước giáo viên để đọc cho đúng.
b.2. Luyện phát âm đúng:
Ở lớp tôi, các em hay phát âm sai các tiếng có phụ âm đầu là ch/tr; x/s; l/n;
hoặc có một số em đọc sai vần: ac/at; ân/ âng; sai dấu thanh: dấu ngã đọc thành
dấu hỏi.
Để dạy các em phát âm đúng, tôi không quên rèn cho các em kĩ năng nghe.
Ở đây, vai trò của giáo viên rất quan trọng. Giữa nghe và phát âm có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau cho nên rèn kĩ năng nghe cũng hỗ trợ cho kĩ năng đọc rất
nhiều.
Tôi đã tìm hiểu nguyên nhân mà các em đọc phát âm sai: Một số em do nói

lắp, có em do lưỡi ngắn nên đọc ngọng, có em do tật bẩm sinh. Bên cạnh đó
những phụ âm l/n đọc sai là do đặc điểm vùng miền,…
Khi nắm rõ những nguyên nhân trên tôi đã hướng dẫn các em ôn lại cách
đọc từng nguyên âm, phụ âm, cách cong lưỡi, cách thoát hơi, …
Ví dụ: Khi phát âm s: Phải uốn lưỡi, hơi thoát ra chân răng, đầu lưỡi.
Khi phát âm x: hơi ra ở mặt lưỡi và chân răng
(Hướng dẫn thật kĩ giống như các cô giáo đã dạy các em ở lớp 1)
b.3. Luyện đọc từ ngữ:
Trong mỗi bài tập đọc sẽ ln có những từ ngữ khó đọc, các em sẽ gặp khó
khăn trong cách phát âm, tơi sẽ cho các em luyện đọc các từ ngữ đó theo hình
thức cá nhân, nhóm, đồng thanh.
Ví dụ: Bài: “Trên chiếc bè”:
Dế Trũi, làng gần, núi xa, đen sạm, bãi lầy, săn sắt, lăng xăng, …
b.4. Luyện đọc câu:
Ví dụ: Bài: “Trên chiếc bè”:
Học sinh luyện đọc các câu văn dài:

10

skkn


- Mùa thu mới chớm / nhưng nước đã trong vắt, / trơng thấy cả hịn cuội
trắng tinh nằm dưới đáy.//
- Những anh gọng vó đen sạm, / gầy và cao, / nghênh cặp chân gọng vó /
đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tơi.//
(Ngồi việc hướng dẫn đọc ngắt nghỉ theo phần đã gạch ở trên, các em cần nhấn
giọng ở những từ in đậm)
Với những câu văn khó, giáo viên đọc mẫu theo cách ngắt nghỉ cho thật
chuẩn. Sau đó tơi cho học sinh phát hiện những chỗ ngắt nghỉ của cô giáo. Lúc

này tôi mới dùng phấn màu gạch chéo sau những từ cần ngắt.
Gọi 3, 4 em luyện đọc lại, chú ý ngắt nghỉ theo phần đã hướng dẫn và nhấn
giọng ở những từ in đậm ở trên bảng.
Với những bài tập đọc có câu hỏi, câu cảm tơi cịn nhắc nhở các em phải
biết lên giọng, xuống giọng cho phù hợp
Ví dụ: Bài “Bím tóc đi sam”:
-Ái chà chà! Bím tóc đẹp q!
-Thật không ạ?
- Thật chứ!
Sau phần đọc của mỗi em, tôi đã nhận xét, sửa cho học sinh để các em
đọc tốt hơn.
b.5. Luyện đọc đoạn, bài theo nhóm:
- Sau đó tơi cho học sinh đọc bài nối tiếp theo nhóm 3 hoặc 4 tùy thuộc vào
từng bài đọc. Khi nhóm này đọc thì cả lớp phải theo dõi để có những nhận xét
về phần đọc của nhóm bạn. Những em đọc yếu tôi cho các em tiếp nhận văn bản
nhiều lần để giúp các em được luyện đọc đúng các tiếng khó. Đảm bảo tồn bộ
học sinh trong lớp được tham gia luyện đọc và càng được đọc nhiều lần càng tốt.

11

skkn


CÁC EM ĐỌC NỐI TIẾP BÀI

- Các em còn được luyện đọc theo nhóm, hoạt động này cũng rất quan trọng
vì ở trong nhóm các em được đọc cho nhau nghe, sửa lỗi cho nhau, học sinh rất
tích cực, hào hứng.
- Việc các em tự luyện đọc là vô cùng quan trọng. Tơi có kế hoạch cho các
em tập đọc trước bài ở những tiết tự học. Những em đọc chậm thì luyện đọc

nhiều lần cho quen mặt chữ, cịn những em đọc khá hơn thì đọc ít lượt hơn để
tìm hiểu nội dung bài và hiểu nghĩa của từ.
- Ngồi việc đọc to thì việc đọc thầm, đọc bằng mắt cũng rất cần thiết. Vào
các giờ ra chơi hay khi ở nhà tơi khuyến khích các em đọc sách báo, truyện
tranh, báo nhi đồng…tại tủ truyện của lớp hoặc thư viện của trường.

12

skkn


CÁC EM ĐANG ĐỌC TRUYỆN, SÁCH TẠI THƯ VIỆN LỚP

b.6.Tổ chức thi đọc, học thuộc lòng.
Sau mỗi tiết học tập đọc, học thuộc lịng tơi tổ chức cho học sinh thi đọc
bằng nhiều hình thức tùy thuộc vào bố cục của từng bài tập đọc: đọc phân vai,
bốc thăm, đọc đồng thanh theo nhóm, cả lớp, đọc tiếp sức, chiếc nón kì diệu hay
chơi trị “truyền điện”…để gây hứng thú cho các em.
Nhờ có phong trào thi đua này các em trong nhóm đã khích lệ nhau vươn
lên. Những em nào, nhóm nào đọc tốt được giáo viên tuyên dương và được
thưởng bằng tràng pháo tay của cả lớp, một bông hoa trên bảng “Cùng thi
đua”làm cho các em càng hứng khởi. Các hình thức này rất phù hợp với tâm lý
của các em nên các em rất thích thú. Cứ sau khoảng một thời gian tôi lại thông
báo về cho phụ huynh để họ thấy được sự tiến bộ của con mình và quan tâm đến
việc học của con em hơn.

13

skkn



*Quy trình giảng dạy của một bài tập đọc:
Bài: “Sáng kiến của bé Hà”
Bước 1: Chuẩn bị:
HS: Với mỗi bài tập đọc, ở nhà các em phải đọc trước từ 3 đến 5 lần, suy
nghĩ và tập trả lời các câu hỏi trong SGK.
GV: Nghiên cứu trước bài đọc, đọc trước để hiểu nội dung, nghệ thuật của
bài và tư tưởng, tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài, tìm ra được cách đọc
phù hợp nhất, từ đó đưa ra hệ thống câu hỏi logic, khoa học giúp học sinh tìm ra
kiến thức trong bài.
Chuẩn bị đồ dùng học tập: bảng phụ, tranh minh họa cho bài đọc,…
Bước 2: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh
Đối với học sinh đọc tốt, tôi đặt mức độ rèn luyện đọc cao hơn: đọc to, đọc
đúng, đọc diễn cảm, đọc ngắt nghỉ sau dấu phẩy, dấu chấm và ngắt hơi sau các
cụm từ có nghĩa, đọc cao giọng ở câu hỏi, câu cảm,… biết đọc theo lối phân vai
khi dạy bài ở những thể loại truyện có nhân vật.
Bài tập đọc: “Sáng kiến của bé Hà” được viết theo thể kể chuyện – kể về
một cô bé ngoan, hiếu thảo, biết quan tâm đến ông bà, biết được ông bà chưa có
ngày lễ, phải tổ chức ngày cho ơng bà. Tình tiết câu chuyện kể rất hấp dẫn và
có tính giáo dục cao. Khi đọc các em cần làm rõ những chi tiết đó bằng giọng
đọc vui, giọng Hà hồn nhiên, giọng ơng bà vui vẻ, phấn khởi, …vì vậy việc đọc
mẫu của giáo viên rất cần thiết.
- Luyện đọc từ khó: ngày lễ, lập đơng, sức khỏe, chăm lo, trăm tuổi, …
Luyện đọc ở câu văn dài: Tôi hướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ và nhấn
giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm:
+ Bố ơi, / sao không có ngày của ơng bà, / bố nhỉ? // ( Đọc cao giọng ở cuối
câu hỏi )
+ Hai bố con bàn nhau lấy ngày lập đông hàng năm / làm “ngày ơng bà”,/
vì khi trời bắt đầu rét, / mọi người cần chăm lo sức khỏe / cho các cụ già. //
+ Món q ơng thích nhất hơm nay / là chùm điểm mười của cháu đấy. //


14

skkn


Trước khi hướng dẫn cách ngắt nghỉ tôi để các em tự đọc thầm, có thể gọi
những em đọc tốt đọc mẫu. Khi thấy các em đọc tốt, ngắt nghỉ đúng thì yêu cầu
các em nêu cách đọc, lúc này giáo viên mới gạch trên bảng phụ.
Khi đọc đúng giúp các em hiểu chính xác hơn nội dung câu chuyện, bài
văn.
Tôi cho học sinh luyện đọc nối tiếp bài.
Gọi 2 nhóm thi đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi và nhận xét cách đọc của
nhóm bạn.
Tơi cho học sinh luyện đọc bài theo nhóm 3, mỗi em ít nhất được đọc một
lượt bài. Trong nhóm các em tự sửa lỗi cho nhau. Khi nhóm nào đọc xong báo
hiệu cho giáo viên biết bằng cách giơ ngôi sao.

CÁC EM ĐỌC BÀI THEO NHĨM

Hai nhóm thi đọc. u cầu của tơi là đọc to, rõ ràng, rành mạch, lưu loát và
theo ngữ điệu của dấu câu.
*Đọc diễn cảm: Sau phần tìm hiểu nội dung bài, tôi hướng dẫn học sinh
đọc diễn cảm.
15

skkn


Đọc diễn cảm có nhiều mức độ khác nhau nhưng ở lớp 2 tôi chỉ dừng ở

mức biết phân biệt lời người dẫn chuyện, lời các nhân vật, đọc lời đối thoại, đọc
phân vai.
Qua nội dung chính của bài đọc, tôi đã giúp học sinh xác định giọng đọc
chung cho cả bài giúp các em đọc bài tốt hơn, thể hiện được nội dung của bài
học.
Đặc biệt khi được đọc phần phân vai ở các câu chuyện các em rất hào
hứng, thích thú. Mỗi tuần là một câu chuyện nên tuần nào các em cũng đều được
sắm vai các nhân vật để được đọc lại (ở phần luyện đọc lại), được kể lại chuyện
(ở phần kể chuyện).
- Với câu chuyện: “Người làm đồ chơi”: Các em sẽ thảo luận theo nhóm 3,
tự phân vai nhau (người dẫn chuyện, bác Nhân, tác giả) để thi đọc truyện. Tôi
thấy các em đọc rất tốt, đọc đúng lời của nhân vật mà mình sắm vai, đọc đúng
ngữ điệu. Những em ngồi dưới lớp chăm chú theo dõi, phát hiện ra những lỗi sai
của bạn, nhận xét bài đọc của bạn rất chi tiết, cụ thể. Từ đó, các em sẽ tự sửa cho
bài đọc của nhóm mình.

CÁC EM ĐỌC TRUYỆN THEO HÌNH THỨC PHÂN VAI

16

skkn


- Ở phần đọc lại (đọc diễn cảm) của các bài văn, bài thơ, học sinh sẽ được
luyện đọc theo nhóm 2, nhóm 3, 4…tùy thuộc vào từng bài hoặc học sinh sẽ
được thi đọc một đoạn trong bài văn hay bài thơ mà các em thích nhất. Khi
luyện đọc tơi ln chú ý đến khơng khí học tập sao cho thoải mái , vui vẻ để học
sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài văn, có tâm trạng chờ đợi và lắng
nghe bạn đọc.
- Trong khi rèn đọc cho học sinh, tôi luôn chú ý đến :

+ Những học sinh rụt rè, nhút nhát tôi thường chú ý động viên kịp thời
+ Đối với những học sinh nghịch ngợm, không chú ý đến bài đọc, tôi
thường xuyên để ý và gọi các em đọc tiếp bài đọc của bạn.
* Tóm lại: Sau mỗi giờ tập đọc tơi thường kiểm tra kết quả việc đọc của
học sinh thông qua đọc thành tiếng xem các em đã đọc đúng yêu cầu chưa và đạt
ở mức độ nào để còn có những điều chỉnh yêu cầu ở những tiết học tiếp theo.
- Ngoài rèn kĩ năng đọc thành tiếng, nhiệm vụ của người giáo viên là phải
rèn cho học sinh kĩ năng đọc thầm và thông hiểu nội dung bài học. Đọc thầm có
ưu thế hơn hẳn để tiếp nhận, thông hiểu nội dung văn bản và người đọc không
phải chú ý đến việc phát âm mà chỉ tập trung để tìm hiểu nội dung mình đọc.
- Kĩ năng đọc thầm được chuyển từ đọc to đến đọc nhỏ, đọc mấp máy mơi
(khơng thành tiếng), đọc hồn tồn bằng mắt. Đối với học sinh lớp 2 thì để đạt
được khả năng đọc bằng mắt phải sang học kì 2. Thơng thường tơi cho một học
sinh đọc to thì cả lớp sẽ nhìn vào sách và đưa mắt theo từng dịng bạn đọc. Để
kiểm tra kĩ năng đọc thầm của các em, đôi lúc tôi cho các em đang đọc dừng lại
ở một câu giữa đoạn rồi gọi một em khác đứng dậy đọc tiếp hoặc tôi quy định
thời gian đọc thầm cho từng đoạn, em nào đọc xong thì báo cáo cho giáo viên
biết, từ đó tơi nắm được và điều chỉnh tốc độ đọc thầm cho các em. Kết quả đọc
thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản, hiểu và nhớ những gì
được đọc. Để hiểu và nhớ những gì được đọc, người đọc khơng phải xem tất cả
các chữ quan trọng như nhau mà cần sàng lọc để giữ lại từ “chìa khóa”, những
nhóm từ mang ý nghĩa cơ bản, đó là những từ giúp chúng ta hiểu được nội dung

17

skkn


của bài. Người giáo viên có biện pháp hướng cho học sinh phát hiện những câu
quan trọng của bài, những câu nêu ý chung của bài.

Như vậy đọc thành tiếng hay đọc thầm đều là quá trình giúp học sinh thơng
hiểu văn bản mình đọc, từ đó giúp các em thể hiện lại bài đọc một cách tốt hơn,
sâu hơn.
Qua đó ta thấy rằng trong việc rèn kĩ năng đọc hiểu, muốn phát huy tính
tích cực học tập của học sinh, giáo viên cần mọi điều kiện cho các em được “tự
bộc lộ” năng lực nhận thức và thực hành đọc hiểu với sự hỗ trợ của bạn bè và
thầy cô, tránh dạy thụ động: thầy cứ giảng, cứ đọc cịn trị ngồi nghe. Các em
phải suy nghĩ, nói lên ý nghĩ đó, được trả lời theo ý hiểu của mình, những cảm
nhận của mình về bài đọc đó. Thầy cô chỉ là người hướng dẫn và tổ chức, là
người giúp các em tự tìm ra kiến thức mới.
Tơi ln quan tâm tới tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, đặc biệt là
những em nhút nhát, lúng túng khi trả lời …Ngồi ra địi hỏi người giáo viên
phải kiên trì, vượt khó, tìm tịi, sáng tạo và phải có tinh thần trách nhiêm cao,
lịng say mê với cơng việc. Đồng thời muốn kích thích hứng thú học tập của học
sinh để nâng cao chất lượng thì người giáo viên cịn phải:
- Khéo léo, kích thích tư duy sáng tạo của trẻ.
- Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo để nắm vững, giảng bài
có chất lượng.
- Với mỗi tiết dạy giáo viên cần phải lựa chọn các phương pháp dạy học,
đồ dùng dạy học khác nhau để phát huy tính chủ động, sáng tạo, sự hứng khởi
cho học sinh.
- Trong dạy học, giáo viên phải định hướng, gợi mở, điều chỉnh những
nhận thức chưa chuẩn mực của học sinh để từ đó có những định hướng đúng
đắn cho học sinh.
3.2.Phát triển văn hóa đọc cho học sinh lớp 2 thông qua các hoạt động trải
nghiệm
Thực hiện chủ trương của ngành: Xây dựng và phát triển văn hóa
đọc trong mỗi nhà trường, đến từng lớp học, từng học sinh. Tủ sách lớp học
18


skkn


(thư viện lớp) đã được xây dựng thành công với sự đồng hành đầy trách nhiệm
và yêu thương của gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội.
Được thụ hưởng tủ sách lớp học tiện dụng, hữu ích, tơi biết đây là là điều
kiện thuận lợi để bổ trợ cho việc dạy tập đọc trong chương trình, là cơ hội để
học sinh của tơi được đọc, được khám phá, tìm hiểu với nhiều quyển sách ở các
thể loại khác nhau. Trong tôi trăn trở một câu hỏi: Làm thế nào để phát huy hiệu
quả thư viện lớp? Làm thế nào để kết nối và khơi dậy tính tị mị, ham học hỏi,
khám phá; để đưa các em đến với thế giới sách, tự giác và hứng thú say mê đọc
sách? Tôi đã xây dựng kế hoạch với các biện pháp cụ thể như sau:
3.2.1 Xây dựng và bổ sung tủ sách: Tôi đã huy động sự ủng hộ của phụ huynh,
các đoàn thể, phát động phong trào thi đua trong học sinh “tặng 1 cuốn sách để
được đọc nhiều cuốn sách” để có số lượng đầu sách phong phú và đa dạng phù
hợp nhu cầu, sở thích của các em.
- Tơi trao đổi với đồng nghiệp có kế hoạch đảo sách giữa các lớp trong
khối.
3.2.2.Xây dựng thói quen đọc sách tự giác và tích cực cho học sinh bằng
cách:
- Đọc sách cùng các em vào các giờ nghỉ, cùng các em chia sẻ về nội
dung, ý nghĩa các câu chuyện, những cuốn sách trong thư viện lớp.

19

skkn


GIỚI THIỆU VỀ THƯ VIỆN LỚP


KỂ CHUYỆN THEO TRANH

20

skkn


- Trong một số tiết sinh hoạt tập thể, tôi đưa các em xuống thư viện
trường, đọc sách cùng các em cũng là thời gian hữu ích để hướng dẫn các em
cách đọc sách và tìm hiểu kiến thức theo những bước cơ bản. Đầu tiên là đọc lời
giới thiệu (Lời nói đầu) của tác giả để hiểu qua về nội dung của sách. Xem phần
mục lục nếu là sách tham khảo hoặc tập truyện. Các em tự tìm những cuốn
truyện u thích của mình để đọc.

CÁC EM ĐỌC TRUYỆN Ở THƯ VIỆN TRƯỜNG

21

skkn


GIÁO VIÊN ĐỌC TRUYỆN CÙNG HỌC SINH TRONG GIỜ SINH HOẠT LỚP

- Sau đó đi sâu vào nội dung sách, đánh dấu những đoạn có nội dung hay,
hấp dẫn để dễ dàng chia sẻ hoặc tìm lại khi cần.
- Khi đã hình thành được phương pháp đọc sách, tơi bố trí thời gian để các
em được tiếp xúc nhiều với sách: đọc đầu giờ học, giờ ra chơi, hoặc ngay trong
tiết học khi cần thiết ở bất cứ vị trí nào em thích. Tơi ln chú trọng đến khơng
gian đọc sách phù hợp với tâm lí học sinh lớp 2 như: ngoài vườn trường, dưới
gốc cây, ghế đá, …


22

skkn


23

skkn


CÁC EM ĐANG TRAO ĐỔI BÀI TRONG GIỜ GIẢI LAO

- Tơi cịn khuyến khích các em mượn sách mang về nhà và chia sẻ với
phụ huynh để cùng quan tâm, động viên và khích lệ các em đọc sách tại gia
đình.
- Dành một phần thời gian của tiết sinh hoạt lớp để học sinh được chia sẻ
nội dung những cuốn sách các em đã đọc.

24

skkn


KỂ CHUYỆN TRONG TIẾT SINH HOẠT LỚP

- Để tạo hứng thú và kích thích sự tìm tịi khám phá của học sinh, tôi tổ
chức cho các em các buổi ngoại khóa với nhiều chủ đề như “Ngày hội đọc
sách”, “Thư viện xanh” , các hoạt động như: giới thiệu sách, kể chuyện theo
sách, sân khấu hóa tác phẩm văn học và động viên các em tham gia các hoạt

động “Giới thiệu sách”, “Lan tỏa đam mê đọc sách” của Liên đội vào các tiết
sinh hoạt đầu tuần.

25

skkn


×