Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Skkn chuyên đề giải pháp dạy tốt kĩ năng hội thoại trong phân môn tập làm văn lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.95 KB, 17 trang )

CHUYÊN ĐỀ
GIẢI PHÁP DẠY TỐT KĨ NĂNG HỘI THOẠI TRONG PHÂN
MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 5
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng ngơn ngữ để giao tiếp là hoạt động bình thường của mọi người.
Trong giao tiếp, hội thoại chiếm tỉ lệ thời gian rất lớn. Trong văn chương, hội thoại
cũng chiếm vị trí quan trọng. Các nhân vật trị chuyện, trao đổi với nhau tạo nên
nhiều cuộc hội thoại khác nhau trong dòng diễn biến của cốt truyện. Các cuộc hội
thoại góp phần bộc lộ tính cách nhân vật, bộc lộ mâu thuẫn, thúc đẩy sự phát triển
của tình tiết truyện, của các tính cách nhân vật.
Hội thoại có vị trí quan trọng như thế trong đời sống và trong văn học nên
việc đưa hội thoại vào nhà trường đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong nội
dung cũng như trong phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ. Việc chú ý đến dạy hội thoại
trong nhà trường giúp học sinh giao tiếp ngày càng linh hoạt sinh động.
Chương trình mơn tiếng Việt ở tiểu học đã đặt mục tiêu “ hình thành và phát
triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, nói, nghe, viết ) để học tập giao
tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi”.
Xuất phát từ mục tiêu trên mà nội dung dạy tiếng Việt ở tiểu học đã chú trọng
đến dạy phát triển lời nói cho học sinh thơng qua nội dung dạy hội thoại.
Mặc dù hội thoại đã được đưa thành một nội dung học tập trong chương trình
mơn Tiếng Việt ở tiểu học, nhưng để hiểu rõ hơn về hội thoại và thực hiện giảng dạy
các bài học có nội dung hội thoại cịn là một khó khăn đối với giáo viên. Qua thực tế
giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm, tơi chọn nghiên cứu và tìm hiểu về: “Giải pháp
dạy tốt kĩ năng hội thoại trong phân môn Tập làm văn lớp 5”.
II. NỘI DUNG DẠY HỘI THOẠI Ở TIỂU HỌC
1. Nội dung chương trình

-1skkn


1.1. Kiến thức Tập làm văn


- Sơ giản về liên kết câu, đoạn văn
- Văn miêu tả (tả cảnh, tả người)
- Văn bản thông thường: đơn từ, báo cáo thống kê, biên bản, chương trình
hoạt động.
- Một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận.
1.2. Kĩ năng
a) Nghe
* Nghe và kể lại câu chuyện. Nhận xét về nhân vật trong truyện
* Nghe - thuật lại bản tin, văn bản phổ biến khoa học
* Nghe và tham gia ý kiến trong trao đổi thảo luận
* Nghe - viết chính tả một đoạn văn, đonạ thơ, bài thơ
* Nghe - ghi chép một số thông tin, nhân vật, sự kiện
b) Nói
- Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc; thuật lại sự việc đã chứng kiến hoặc
tham gia.
- Trao đổi, thảo luận về đề tài phù hợp với lứa tuổi; bày tỏ ý kiến, thái độ về
vấn đề đang trao đổi, thảo luận.
- Giới thiệu về lịch sử, văn hoá, các nhân vật tiêu biểu,… của địa phương.
Chuẩn kiến thức và kĩ năng
Chủ đề
Nói:
Sử dụng nghi thức
lời nói

Mức độ cần đạt
Biết dùng lời nói phù hợp với quy tắc giao
tiếp khi bàn bạc, trình bày ý kiến.

Ghi chú
Xưng hơ lịch sự, dùng từ, đặt

câu phù hợp với mục đích nói
năng.

Thuật việc, kể

Biết kể lại một câu chuyện đã nghe, đã

- Kể câu chuyện đã nghe, đã

chuyện

đọc; chuyển đổi ngôi kể khi kể chuyện;

chứng kiến bằng lời kể, bằng

thuật lại một việc đã biết hoặc đã tham gia. lời của nhân vật trong câu
chuyện.

-2skkn


- Thuật lại một việc thành bài
có độ dài khoảng 15 - 20 câu

Biết giải thích để làm rõ vấn đề khi trao
Trao đổi, thảo luận

đổi ý kiến với bạn bè, thầy cơ. Bước đầu
biết nêu lí lẽ để bày tỏ sự khẳng định hoặ
phủ định.


Phát biểu, thuyết
trình

Biết giới thiệu thành đoạn hoặc bài ngắn
về lịch sử, văn hoá, về các nhân vật tiểu
biểu, … của địa phương.

2. Tổ chức dạy hội thoại
Một bài tập dạy hội thoại có thể thực hiện theo một trong hai hướng: Hướng
phân tích và hướng thực hành.
2.1. Dạy hội thoại theo hướng phân tích
Là cách dạy đưa ra những nhận xét, đánh giá các yếu tố tạo thành tình huống
giả định nêu ra trong đề bài. Sự phân tích này làm rõ đích giao tiếp, nhân vật giao
tiếp, đề tài giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp. Từ đó đưa ra dự kiến các lời hội thoại phù
hợp nhất với đích giao tiếp và hồn cảnh giao tiếp.
Việc phân tích các tình huống hội thoại để chỉ ra các yếu tố của ngữ cảnh và
tìm ra lời thoại phù hợp. Lúc này thật sự cuộc thoại chưa diễn ra. Cả thầy và trị đều
phỏng đốn về diễn biến của cuộc thoại. Cách dạy này mang tính chất duy lí, dự báo
chứ chưa tạo ra cuộc hội thoại đích thực, khơng quan sát, đánh giá nó trong diễn
biến thực tế. Vì vậy, khi dạy cần coi phân tích tình huống giao tiếp giả định như một
biện pháp dạy mở đầu tiết học về hội thoại sau đó chuyển sang tổ chức thực hành
cuộc thoại theo đề bài, chứ khơng dùng duy nhất phân tích tình huống giao tiếp giả
định như một phương pháp dạy học.
2.2. Dạy hội thoại theo hướng thực hành

-3skkn


Giao tiếp là hoạt động thực tiến nên cách tốt nhất để nhanh chóng trao dồi

năng lực giao tiếp cho học sinh là đưa các em vào hoạt động thực hành. Dựa trên
tình huống giao tiếp giả định trong đề bài hội thoại, giáo viên tổ chức cho học sinh
thực hành tình huống đó trên lớp. Phương pháp thích hợp nhất lúc này là đóng vai.
Giáo viên chỉ cần thống nhất với cả lớp các yếu tố giao tiếp chi phối cuộc thoại đã
quy định trong đề bài, còn các hoạt động hội thoại ( lời nói, nét mặt, cử chỉ …), quá
trình hội thoại diễn ra như thế nào cứ để cho học sinh đóng vai sáng tạo và tự hồn
thiện dần qua các lần luyện tập.
Ví dụ: Bài “ Luyện tập thuyết trình, tranh luận” (TV5, Tập 1 trang 91)
Bài tập 2: Hãy đóng vai một trong ba bạn Hùng, Quý, Nam (trong bài Cái gì
quý nhất) nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng để lời
tranh luận thêm sức thuyết phục.
Mẫu: (Hùng) - Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Lúa gạo quý như vàng. Trong bài
Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gọi hạt gạo là “ hạt vàng làng ta ”. Lúa
gạo nuôi sống tất cả mọi người. Có ai trong chúng ta khơng ăn mà sống được đâu?...
( Bài tập 2 trang 91 - TV5, Tập 1)
Với bài tập này, giáo viên chỉ cần thống nhất với học sinh:
 Nhân vật tham gia hội thoại: Hùng, Quý, Nam.
 Đề tài hội thoại: về cái gì q nhất trên đời.
 Hồn cảnh giao tiếp: ở lớp học (diễn lại cảnh các bạn trên đường đi học về)
 Tình huống hội thoại: 3 bạn tranh luận về cái gì q nhất ở trên đời.
 Đích hội thoại: Học sinh phải nêu được ý kiến tranh luận về cái gì q nhất
(bằng cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để lời tranh luận thêm sức thuyết phục)
Dạy hội thoại theo hướng thực hành có thế mạnh là đưa học sinh tắm mình
trong thực tiễn hội thoại, khai thác kinh nghiệm hội thoại có sẵn của các em để nâng
cao lên. Do đó, giúp các em thêm tự tin và mạnh dạn; đồng thời hứng thú học tập
hội thoại. Cả giáo viên và học sinh cùng bình luận, đánh giá cuộc hội thoại như nó
đã diễn ra trong thực tiễn và học được chứng kiến.

-4skkn



Khi dạy bài hội thoại, nếu chỉ có hoạt động thực hành hội thoại thì khơng đủ,
vì bên cạnh việc rèn luyện kĩ năng hội thoại còn cần nâng dần hiểu biết có tính lí
luận nhiều nội dung liên quan đến kĩ năng hội thoại. Vì vậy cần kết hợp phương
thức dạy hội thoại theo hướng thực hành với sử dụng biện pháp phân tích hội thoại
khi cần thiết.
III. PHƯƠNG PHÁP ĐẶC TRƯNG: Đóng vai
Mỗi bài tập dạy hội thoại Tiểu học nhằm thực hiện một tình huống giao tiếp
giả định. Dạy hội thoại theo hướng phân tích, phương pháp sử dụng chủ yếu là
phương pháp hỏi đáp (giữa thầy và trị, giữa trị và trị) để phân tích tình huống giao
tiếp giả định, phân tích cuộc hội thoại dự báo sẽ diễn ra. Còn dạy hội thoại theo
hướng thực hành chủ yếu là tập trung tạo ra cuộc hội thoại phù hợp yêu cầu đề bài
bằng phương pháp đóng vai. Học sinh sẽ tham gia đóng các nhân vật hội thoại và
thực hiện cuộc giao tiếp như đề bài quy định.
a) Đóng vai chỉ là một cách thức, một phương pháp để học cinh học tập. Nó
diễn ra ngay trong lớp học, khơng địi hỏi sự trang trí phức tạp. Các đoạn thoại kế
tiếp nhau để phát triển đề tài hội thoại, thúc đẩy giao tiếp tự hình thành và hồn
thiện ngay trong thực tiễn đóng vai, do cả thầy và trò cùng tham gia sáng tạo.
Người tham gia đóng vai là học sinh trong tổ, trong lớp. Các em đóng vai
nhằm nhằm tập dượt theo đề bài tập hội thoại. Sản phẩm của các lần đóng vai là các
màn hội thoại hoặc giao tiếp, các sản phẩm này sẽ được các bạn trong lớp phân tích,
nhận xét, rút kinh nghiệm; nhờ đó, các lần tập dượt hội thoại tiếp theo đạt hiệu quả
cao hơn, tốt hơn. Mục đích của việc đóng vai là hồn thành một bài tập hội thoại;
thơng qua đó hình thành kĩ năng hội thoại, tích luỹ các kinh nghiệm ứng xử trong
hội thoại để chuẩn bị cho các cuộc hội thoại đích thực các em sẽ trải qua trong cuộc
đời.
Khi đóng vai, học sinh cần chú ý khơng chỉ lời nói mà cịn cả các động tác
hình thể, cách biểu cảm trên nét mặt, trong giọng nói.. có tác động đến hiệu quả hội
thoại.


-5skkn


b) Khi tổ chức đóng vai thực hiện một tình huống giao tiếp giả định, ngồi hội
thoại, giáo viên có thể dùng kết hợp thêm nhiều biện pháp để phát triển đề tài như:
phiếu bài tập, đưa ra lời giải trên giấy, hỏi - đáp, sử dụng các đồ dùng dạy học…
c) Hội thoại trong hoạt động đóng vai được thực hiện trong mỗi giai đoạn của
cuộc giao tiếp với những chức năng nhiệm vụ khác nhau:
 Đoạn thoại mở đầu cuộc giao tiếp: bao gồm những nghi thức lời nói dùng
trong lúc gặp gỡ, làm quen và các lời thoại giới thiệu đề tài giao tiếp.
 Đoạn thoại triển khai đề tài giao tiếp: gồm những đoạn thoại của các nhân vật
trị chuyện và thương lượng hay trình bày, phân tích trao đổi, thảo luận…
 Đoạn thoại kết thúc cuộc giao tiếp: gồm những nghi thức lời nói dùng trong
lúc kết thúc cuộc giao tiếp.
Ví dụ: Bài “ Tập viết đoạn đối thoại” TV5, tập 2 (trang 77 - 78)
1. Đọc đoạn trích sau của truyện Thái sư Trần Thủ Độ:
Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ơng, muốn xin riêng cho một người làm chức
câu đương. Trần Thủ Độ bảo người ấy:
- Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, khơng thể ví như những
câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.
2. Dựa theo nội dung của đoạn trích trên, em hãy cùng các bạn trong nhóm
viết tiếp một số lời đối thoại để hồn chỉnh màn kịch theo gợí ý sau:
Xin Thái sư tha cho!
3.Phân vai đọc lại ( hoặc diễn thử) mà kịch trên
IV. QUY TRÌNH DẠY HỘI THOẠI
Bước 1: Phân tích tình huống hội thoại nêu ra trong đề bài.
Ở bước này, cần làm rõ các nội dung:
 Đề tài hội thoại.
 Nhân vật tham gia hội thoại.

 Hoàn cảnh xã hội.
-6skkn


 Mơi trường xảy ra hội thoại.
 Đích của hội thoại.
 Vấn đề cần giải quyết qua hội thoại.
Bước 2: Phác hoạ diễn biến chính cuộc thoại bằng lời
Giáo viên cho học sinh dựa trên kết quả phân tích tình huống hội thoại, mỗi
em nêu ra cách giải quyết vấn đề đặt ra trong bài tập. Các em dùng trí tưởng tượng
kết hợp với các hiểu biết của bản thân liên quan đến đề tài để nêu ra khái quát các
diễn biến chính trong một cuộc thoại. Dựa vào diễn biến chínhvà nội dung chủ yếu
mà khi thực hành hội thoại học sinh sẽ tự tìm ra lời hội thoại cụ thể.
Bước 3: Thực hành hội thoại
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành cuộc thoại theo tình huống được bài
tập đặt ra theo phươg pháp đóng vai.
Khi thực hành, dựa trên gợi ý những diễn biến chính của cuộc thoại, từng
nhân vật phải tìm ra lời thoại của mình.
Tổ chức thực hành tối thiểu 2 lần hoặc nhiều hơn tuỳ thuộc theo quỹ thời
gian. Sau mỗi lần thực hành, giáo viên và học sinh nhận xét về:
 Mức độ phù hợp của lời thoại với nội dung cuộc thoại, với hồn cảnh xã
hội, với mơi trường và nhân vật tham gia hội thoại.
 Việc giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc thoại
 Đích của hội thoại
 Cách sử dụng ngữ điệu, các yếu tố phụ trợ cho lời nói,...nhằm giúp cho lần
thực hành sau phát triển các kết quả đạt được, khắc phục các nhược điểm của lần
thực hành trước.
V. CÁC KIỂU DẠY BÀI TẬP HỘI THOẠI
Nội dung dạy hội thoại được được phân phối ở sách tiếng Việt lớp 5: Tập
thuyết trình, tranh luận, chuyển thể các câu chuyện thành cuộc thoại. Cụ thể:

1. Kiểu bài tập dạy tập thuyết trình, tranh luận
a) Cấu trúc của bài tập
-7skkn


Bài tập này đưa ra một đề tài ( mẩu chuyện hoặc bài ca dao … ), sau đó yêu
cầu học sinh nêu ý kiến tranh luận, thuyết trình bằng cách mở rộng lí lẽ và dẫn
chứng.
Bài tập 1: Hãy đóng vai một trong ba bạn Hùng, Quý, Nam ( trong bài Cái gì
quý nhất ) nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng để lời
tranh luận thêm sức thuyết phục.
Mẫu: (Hùng) - Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Lúa gạo quý như vàng. Trong bài
Hạ gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã gọi hạt gạo là “ hạt vàng làng ta ”. Lúa
gạo nuôi sống tất cả mọi người. Có ai trong chúng ta khơng ăn mà sống được đâu?...
(Bài tập 2 trang 91 - TV5, tập 1)
* Với bài tập này, học sinh phải tạo ra được các đoạn thuyết trình ngắn phù
hợp với tình tiết trong truyện nhằm thuyết phục người nghe.
Đây là bài tập đầu tiên giúp học sinh làm quen với thuyết trình, tranh luận nên
đã có gợi ý sẵn ngay sau yêu cầu của bài nhằm định hướng cho học sinh. Điều này
có ưu điểm và hạn chế nhất định:
+ Ưu điểm
- Học sinh có thể dựa vào mẫu để đóng vai Quý hoặc Nam trình bày ý kiến
của mình một cách nhanh chóng, dễ dàng, không cần sáng tạo.
- Phát huy được khả năng giao tiếp ( thuyết trình, trao đổi, …) cho học sinh
+ Hạn chế
- Tiếp thu bài thụ động, theo khn mẫu.
- Lí lẽ và dẫn chứng các em đưa ra thường ngắn, đơn giản, xoay quanh ý kiến
của nhân vật trong bài
- Học sinh chưa gắn được ý kiến của các nhân vật trong bài với các vấn đề
trong cuộc sống do vốn kinh nghiệm, ngôn ngữ của các em còn hạn chế. Do vậy mà

ý kiến các em đưa ra thường chưa phong phú.
- Khả năng sáng tạo của học sinh chưa rõ ràng.
b) Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập

-8skkn


- Thao tác 1: Đọc kĩ lại mẩu chuyện, xác định số ý kiến của các nhân vật,
những điểm có lí của từng ý kiến mà các nhân vật nêu ra, đọc kĩ mẫu.
- Thao tác 2: Phân tích những điểm có lí trong từng ý kiến
- Thao tác 3: Sáng tạo thêm các các lí lẽ và dẫn chứng nhưng vẫn đảm bảo lí
lẽ và dẫn chứng gốc.
Bài tập 2: Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện dưới đây, em
hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn:
Đất, Nước, Khơng Khí và Ánh Sáng đều tự cho mình là người cần nhất đối
với cây xanh.
Đất nói:
- Tơi có chất màu để ni cây lớn. Khơng có tơi, cây không thể sống được!
Nước kể công:
- Nếu chất màu không có nước vận chuyển thì cây có lớn lên được khơng?
Khơng Khí chẳng chịu thua:
- Cây xanh rất cần khí trời. Khơng có khí trời thì tất cả cây cối đều chết rũ.
Cịn Ánh Sáng nhẹ nhàng nói:
- Cây cối dù có đủ đất, nước, khơng khí nhưng thiếu ánh sáng thì sẽ khơng thể
có màu xanh. Khơng có màu xanh thì cịn gọi là cây xanh sao được!
( Bài tập 1 trang 93 - TV5, tập 1 )
* Giống như bài tập 1, bài tập này học sinh phải tạo ra được các đoạn thuyết
trình ngắn phù hợp với tình tiết trong truyện nhằm thuyết phục người nghe. Nhưng
do là tiết thứ hai nên khơng cần có gợi ý sẵn ngay sau yêu cầu của bài. Điều này có
ưu điểm và hạn chế nhất định:

- Ưu điểm
+ Học sinh tự do tìm lí lẽ và dẫn chứng theo quan điểm của mình.
+ Ý kiến đưa ra đa dạng, phong phú.
+ Học sinh tự khám phá ra kiến thức cho mình.
+ Tiếp thu bài nhanh, chắc chắn.

-9skkn


+ Phát triển khả năng sáng tạo lời thoại, ngôn ngữ, tư duy, khả năng lập luận
có lí cho học sinh.
- Hạn chế: Những học sinh trình độ đại trà hoặc yếu sẽ gặp khó khăn trong
việc sáng tạo được lời thoại, tìm lí lẽ, dẫn chứng.
* Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập:
- Thao tác 1: Đọc kĩ lại mẩu chuyện, xác định số nhân vật và ý kiến của các
nhân vật, những điểm có lí của từng ý kiến mà các nhân vật nêu ra.
- Thao tác 2: Phân tích những điểm có lí trong từng ý kiến, sự cần thiết của
từng thành phần: đất, nước, khơng khí, ánh sáng trong đời sống.
- Thao tác 3: Sáng tạo thêm các lí lẽ và dẫn chứng nhưng vẫn đảm bảo lí lẽ và
dẫn chứng gốc.
Bài tập 3: Hãy trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ
sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài cao dao sau:
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đè ra trước gió cịn chăng, hỡi đèn?
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây?
Bài tập này giống bài tập 2, chỉ có một khó khăn khác đối với học sinh: đối
với học sinh thành phố thì sự hiểu biết về sự cần thiết của chiếc đèn dầu trong cuộc
sống trước khi có điện rất khó hình dung đối với các em, kinh nghiệm thực tế khơng
có, mặt khác việc ngắm trăng đối với trẻ em thành phố là cái gì đó xa vời nên việc

xâu chuỗi các sự kiện để tìm lí lẽ và dẫn chứng đưa ra nhằm thuyết phục được mọi
người là rất khó nếu khơng có sự trợ giúp của giáo viên. Do vậy khi hướng dẫn học
sinh thực hiện bài tập giáo viên nên thu thập tư liệu ( tranh ảnh, băng hình, tin tức..)
nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về sự cần thiết của chiếc đèn dầu trong cuộc sống
của ông cha ta, từ đó học sinh mới có thể thực hiện được bài tập đầy đủ, phát huy
khả năng sáng tạo, ngôn ngữ cho học sinh, mặt khác tích hợp việc hiểu cuộc sống
của con người cho học sinh.

- 10 skkn


2. Kiểu bài tập dạy chuyển thể các câu chuyện thành cuộc thoại
a) Cấu trúc của bài tập
Bài tập này nêu ra một đoạn chuyện hay một câu chuyện, sau đó yêu cầu học
sinh chuyển thành một đoạn thoại hay một cuộc thoại theo một số gợi ý. Sách tiếng
Việt 5 có một số bài tập theo kiểu này:
Bài tập 1: Tập viết đoạn đối thoại
1. Đọc đoạn trích sau của truyện Thái sư Trần Thủ Độ:
Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức
câu đương. Trần Thủ Độ bảo người ấy:
- Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, khơng thể ví như những
câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.
2. Dựa theo nội dung của đoạn trích trên, em hãy cùng các bạn trong nhóm
viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch theo gợí ý sau:
Xin Thái sư tha cho!
( Bài tập 1-2 (trang 77,78 ) - Tiếng Viết 5, tập 2 )
Thực hiện bài tập này, học sinh có nhiệm vụ cần tạo ra các đoạn đối thoại phù
hợp nội dung câu chuyện. Học sinh sẽ gặp một số khó khăn:
- Các em phải huy động chủ yếu vốn sống gián tiếp về nhà Trần mới là được

bài tập, trong khi vốn sống này ở đa số các em hầu như chưa có gì.
- Các em chưa được hướng dẫn cách chuyển thể câu chuyện thành đoạn thoại.
Bài tập 2: Tập viết đoạn đối thoại
1. Đọc đoạn trích dưới đây của truyện Thái sư Trần Thủ Độ:
Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu
ngăn lại. Về nhà, bà khóc:
- Tơi là vợ thái sư mà bị kẻ dưới khinh nhờn.
Ông cho bắt người quân hiệu đến. Người này nghĩ là phải chết. Nhưng khi
nghe anh ta kể rõ ngọn ngành, ông bảo:
- 11 skkn


- Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta cịn trách gì nữa!
Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.
2. Dựa theo nội dung của đoạn trích trên, em hãy cùng các bạn trong nhóm
viết tiếp một số lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch sau:
Giữ nghiêm phép nước
Nhân vật: Trần Thủ Độ; Linh Từ Quốc Mẫu; người qn hiệu; một vài người
lính và gia nơ.
Cảnh trí: Một căn phịng rộng có kê án thư, trên có hộp bút, mấy cuốn sách,
một chiếc quạt. Trần Thủ Độ đang ngồi đọc sách.
Thời gian: Khoảng gần trưa.
Gợi ý lời đối thoại:
- Linh Từ Quốc Mẫu phàn nàn với Trần Thủ Độ về chuyện bà bị người quân
hiệu coi thường
- Trần Thủ Độ lệnh cho quân lính đi bắt người quân hiệu.
- Quân lính áp giải người quân hiệu vào.
- Trần Thủ Độ hỏi người quân hiệu có đúng là anh ta bắt vợ ơng xuống kiệu
khơng, có biết bà là phu nhân của thái sư không.
- Người quân hiệu khẳng định là anh ta biết và kể lại đầu đuôi câu chuyện.

- Trần Thủ Độ khen ngợi, thưởng vàng và lụa cho người quân hiệu.
( Linh Từ Quốc Mẫu bước vào phòng, vẻ mặt buồn bực như vừa khóc )
Trần Thủ Độ:

- ( Ngạc nhiên ) Phu nhân sao thế?

Linh Từ Quốc Mẫu: - ( Tấm tức ) Phép nước bây giờ đảo lộn hết rồi! Một tên
quân hiệu mà dám hỗn với cả vợ thái sư. Như thế thì
cịn trên dưới gì nữa!
Trần Thủ Độ:

- Bà hãy bớt nóng giận đi! Kể cho tơi nghe đầu đi câu
chuyện thế nào đã!

Linh Từ Quốc Mẫu: - Hôm nay tơi có việc qua cửa Bắc. Có tên qn hiệu
nhất định bắt tơi xuống kiệu. Ơng nghĩ xem: Tơi là vợ
- 12 skkn


quan thái sư, thế mà kẻ dưới dám khinh nhờn là thế nào?
Trần Thủ Độ:



b) Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập:
- Thao tác 1: Đọc kĩ câu chuyện, xác định số nhân vật và quan hệ giữa các
nhân vật; tách riêng từng sự kiện xảy ra.
Ví dụ: Trong bài tập 1, đoạn trích truyện Thái sư Trần Thủ Độ có:
+ 3 nhân vật: Linh Từ Quốc Mẫu, Trần Thủ Độ, người muốn xin chức câu
đương.

+ 2 sự kiện: Việc Linh Từ Quốc Mẫu xin chức câu đương cho một người thân
và cách xử trí của Trần Thủ Độ đối với người xin chức câu đương.
Do Linh Từ Quốc Mẫu không xuất hiện để tham gia trực tiếp cuộc thoại nên
sự kiện thứ nhất có thể lược bớt.
- Thao tác 2: Phân biệt rõ trong các sự kiện dự kiến sẽ chuyển thể thành đoạn
thoại:
+ Hành động , hoạt động của các nhân vật và trình tự xảy ra (giúp cho việc
xác định và sắp xếp các hành động, hoạt động của các đối tượng tham gia hội thoại,
phân định thứ tự các lượt lời).
+ Ý nghĩa, lời nói của các nhân vật được kể lại gián tiếp (Giúp cho việc xây
dựng thành các lời thoại trực tiếp của các đối tượng tham gia hội thoại).
- Thao tác 3:
+ Sáng tạo thêm các nhân vật đệm hoặc các lời thoại để diễn giải hoặc nối các
sự kiện, các hoạt động của các nhân vật tạo nên sự liền mạch cho cuộc thoại.
+Thao tác ghi chép lại cuộc thoại vừa hồn thành, sau đó sửa chữa, hồn
chỉnh.
Đoạn đối thoại của BT2 có thể là:
XIN THÁI SƯ THA CHO

Trần Thủ Độ:

- Ngươi có phải là Đặng Văn Sửu khơng?

Phú nơng (ấp úng, mắt lấm lét nhìn ): - Dạ, bẩm đúng ạ!
Trần Thủ Độ: - Ngươi đang làm nghề gì?
- 13 skkn


Phú nông (chắp tay trước ngực): - Dạ, bẩm, con là phú nông ạ!
Trần Thủ Độ: - Ngươi muốn xin ta chức gì?

Phú nơng: - Thưa, cho con xin nhận chức câu đương.
Trần Thủ Độ: - Ngươi có biết câu đương là làm gì khơng?
Phú nơng (ấp úng): - Dạ, là đi bắt những kẻ có tội,tra xét ạ!
Trần Thủ Độ: - Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, khơng thể ví
như những câu đương khác. Vì vậy phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Phú nơng ( hoảng sợ, chắp tay rối rít): - Bẩm quan lớn, xin ngài tha cho con ạ!
Con không dám xin làm câu đương nữa, xin cho con được làm phú nông thôi ạ!
Trần Thủ Độ: - Lúc nãy ngươi nằng nặc xin làm câu đương cơ mà?
Phú nông: - Dạ, bẩm, bẩm, … xin quan lớn tha tội.
( tất cả cùng đi vào, hạ màn)
Hoặc:
XIN THÁI SƯ THA CHO
Lính:

Bẩm! Thái sư cho gọi con.

Trần Thủ Độ: Hơm nay có người nhà phu nhân xin yết kiến ta. Anh ta đến thì
vào bẩm ta.
Lính:

- Dạ! ( lính ra, một lúc sau vào)

Lính:

- (Bước vào) Bẩm Thái sư! Người nhà phu nhân đã tới rồi ạ.

Trần Thủ Độ: - Cho anh ta vào!
(Lính đi ra, sau đó dẫn vào một người khoảng 30 tuổi, ăn
mặc kiểu nhà giàu nhưng hơi quê kệch).
Phú nơng:


- (Quỳ lạy) Bẩm Đức ngài, con đã có mặt!

Trần Thủ Độ: - Ngươi là người nhà phu nhân?
Phú nông:

- Bẩm Đức ngài, con là Trần Văn Thìn, người nhà phu nhân ạ!

Trần Thủ Độ: - Phu nhân có nói, ngươi xin làm câu đương có phải khơng?

- 14 skkn


Phú nông:

- Dạ, bẩm Đức ngài, mong Đức ngài rộng lượng cho con

được làm câu đương.
Trần Thủ Độ:

- Ngươi có biết những ai được làm câu đương không?

Phú nông:

- Dạ, những người trúng tuyển qua cuộc thi ạ!

Trần Thủ Độ: - Sao ngươi khơng thi?
Phú nơng:

(ngập ngừng rồi mới nói) Dạ!...Dạ!... con mà thi thì trượt mất


ạ! Xin Đức ngài đèn giời soi xét!
Trần Thủ Độ: - Ra là thế! Vậy chức câu đương của ngươi là chức câu đương
xin! Phải có cái gì đánh dấu để phân biệt với chức câu đương thi. Ta cho chặt ngón
chân út của ngươi để đánh dấu vậy.
Phú nông:

(tái mặt, luống cuống) Con!... Con xin Đức ngài! Nếu bị chặt

ngón chân út thì con ... con …con xin thôi chức câu đương ạ!
Trần Thủ Độ: - Ngươi lại xin thôi làm câu đương?
Phú nông:

- Bẩm Đức ngài, vâng ạ, con xin thôi ạ! Con …con xin Đức

ngài cho về ạ!
Lính:

- Anh kia! Đi!
(Lính dẫn phú nông đi ra. Màn hạ)

3. Kết quả thực nghiệm:
Tên bài dạy

Số học
sinh

(1) %

(2) %


(3) %

(4) %

Luyện tập thuyết trình, tranh luận

32

72

20

8

0

Tập viết đoạn đối thoại

32

64

20

12

4

(1):

 Lời thoại phù hợp với nội dung cuộc thoại (có sáng tạo), với hồn cảnh xã
hội, với mơi trường và nhân vật tham gia hội thoại
 Giải quyết được vấn đề đặt ra trong cuộc thoại
 Đạt được đích của hội thoại
- 15 skkn


 Sử dụng ngữ điệu, các yếu tố phụ trợ cho lời nói…… một cách hợp lí, có
sáng tạo.
(2):
 Lời thoại phù hợp với nội dung cuộc thoại, với hoàn cảnh xã hội, với môi
trường và nhân vật tham gia hội thoại
 Giải quyết được vấn đề đặt ra trong cuộc thoại
 Đạt được đích của hội thoại
 Có sử dụng ngữ điệu, các yếu tố phụ trợ cho lời nói……
(3):
 Lời thoại phù hợp với nội dung cuộc thoại ( nhưng cịn gị bó, ngắn) , với
hồn cảnh xã hội, với môi trường và nhân vật tham gia hội thoại
 Giải quyết được vấn đề đặt ra trong cuộc thoại
 Đạt được đích của hội thoại
 Có sử dụng ngữ điệu, các yếu tố phụ trợ cho lời nói…… nhưng còn gượng
gạo, thể hiện chưa tự nhiên.
(4):
 Lời thoại chưa diễn tả hết đề tài cuộc thoại
 Giải quyết chưa thấu đáo vấn đề đặt ra trong cuộc thoại
 Đạt được đích của hội thoại
 Bắt đầu biết sử dụng ngữ điệu, các yếu tố phụ trợ cho lời nói……
Từ kết quả thực nghiệm thu được, tơi thấy khi giảng dạy nội dung hội thoại
cho học sinh, nếu giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập theo quy trình,
theo các thao tác cơ bản thì việc học sinh chủ động trong cuộc thoại sẽ đạt được,

cuộc thoại thành công. Qua thực nghiệm, tôi thấy học sinh tham gia vào học nội
dung hội thoại một cách tích cực, hào hứng, tự tin, học sinh nói theo cách nghĩ và
cách nói của mình, có sáng tạo, phù hợp với lứa tuổi. Qua học hội thoại, học sinh đã
thực sự sử dụng tiếng nói phong phú, đa dạng gắn với cuộc sống hàng ngày, học
tiếng nói trong giao tiếp và để giao tiếp
- 16 skkn


PHẦN III
KẾT LUẬN
Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu nội dung hội thoại trong môn Tiếng
Việt lớp 5 ở tiểu học, tôi thấy, đây là một nội dung mới nhưng có vai trị quan trọng
trong đời sống cũng như trong văn chương. Giờ học có nội dung hội thoại nếu được
tổ chức hợp lí sẽ kích thích được hứng thú học tập, rèn luyện sự tự tin cũng như trau
dồi kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp và để giao tiếp cho học sinh. Tuy
nhiên nội dung từng bài tập hội thoại cịn có sự tích hợp ở một số nội dung khác của
các phân môn trong mơn Tiếng Việt. Vì vậy, mỗi giáo viên cần nắm vững chương
trình mơn Tiếng Việt của lớp mình phụ trách cũng như của cả cấp học để có những
hiểu biết nhất định về hội thoại, về vai trò của hội thoại , trau dồi vốn sống, vốn giao
tiếp, từ đó có phương pháp cũng như cách thức, con đường chuyển tải nội dung dạy
cho học sinh một cách tự nhiên, gợi mở, chân thật, phù hợp, khơng gị bó. Giúp học
sinh phát triển tồn diện.
Bên cạnh đó, nhà trường cịn cần tạo điều kiện và tổ chức cho học sinh tham
gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động tập thể với các chủ đề gần gũi, thân thuộc, phù
hợp với lứa tuổi của các em để các em có cơ hội trau dồi khả năng giao tiếp, học hỏi
lẫn nhau qua giao tiếp, nhất là khả năng tham gia hội thoại với nhiều người trong
một cuộc giao tiếp, các em nói theo cách nghĩ và cách nói của mình, khơng gượng
ép.
Tp Bến Tre, ngày


- 17 skkn

tháng

năm



×