Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Skkn dạy học ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh thcs qua văn bản “cô bé bán diêm”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.66 KB, 39 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:

DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH THCS QUA VĂN BẢN
“CÔ BÉ BÁN DIÊM”

Tác giả:
1. Hà Thị Lợi
2. Trần Văn Cộng
3. Phạm Thị Hà
4. Trần Thị Thanh Hường
5. Nguyễn Thị Huế
Đơn vị công tác: Trường THCS Lai Thành

Kim Sơn, tháng 4 năm 2020
1

skkn


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do-Hạnh phúc
Kính gửi :
- Hội đồng Sáng kiến Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình,
- Hội đồng Sáng kiến huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình,
- Hội đồng Thẩm định Sáng kiến Phịng GD&ĐT huyện Kim Sơn,


- Hội đồng Sáng kiến Trường THCS Lai Thành.
Chúng tôi :

TT

Họ và Tên

Ngày
tháng năm Nơi công tác
sinh

Chức vụ

Phó trưởng
phịng
TrườngTHCS Hiệu trưởng
Lai Thành
TrườngTHCS Tổ trưởng
Lai Thành
TrườngTHCS Giáo viên
Lai Thành
TrườngTHCS Giáo viên
Lai Thành

Trình
độ
chun
mơn

Tỉ lệ

(%)
đóng
góp vào
tạo ra
sáng
kiến

1

Hà Thị Lợi

10/05/1980 PGD&ĐT

Cao học

20%

1

Trần Văn Cộng

12/04/1977

Đại học

20%

3

Phạm Thị Hà


23/08/1979

Đại học

20%

4

Trần Thị Thanh Hường 22/09/1979

Đại học

20%

5

Nguyễn Thị Huế

Đại học

20%

23/04/1981

1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
- Tên sáng kiến:
Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh THCS qua văn
bản “Cô bé bán diêm”.
- Lĩnh vực áp dụng:

Áp dụng trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong các trường THCS.
2. Nội dung sáng kiến
2.1. Giải pháp cũ thường làm
2.1.1. Nội dung của giải pháp cũ
- Theo phương pháp dạy học trước đây hoạt động “dạy” là trung tâm, giáo viên
giữ vai trò là người truyền thụ kiến thức, học trò là người thụ động tiếp thu kiến thức
theo sự giảng giải của giáo viên. Cấu trúc một bài Ngữ văn theo phương pháp truyền
thống là sự sắp xếp một cách công thức, cứng nhắc, chi tiết, đầy đủ những việc làm
của giáo viên và học sinh theo một trình tự nhất định. Nội dung của giáo án được giáo
2

skkn


viên trích dẫn hay giảng giải từ nội dung gợi ý tìm hiểu bài trong sách giáo khoa và
sách hướng dẫn soạn bài của giáo viên. Người giáo viên tuân thủ sách giáo khoa một
cách cứng nhắc, khi lên lớp giáo viên cứ việc tuân theo giáo án mà thực hiện từ đầu
đến kết thúc.
- Các bước lên lớp rập khuân, máy móc:
+ Kiểm tra bài cũ.
+ Giới thiệu bài mới.
+ Dạy bài mới.
+ Luyện tập, củng cố kiến thức hình thành ở học sinh.
+ Hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà.
- Các phương pháp dạy học mà giáo viên thường áp dụng truyền thống là:
+ Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề
Là phương pháp để trình bày, giải thích nội dung bài học một cách chi tiết, dễ
hiểu cho học sinh tiếp thu. Đối với học sinh qua nghe giảng giải hiểu được vấn đề . Giáo
viên thường sử dụng phương pháp này khi tiến hành nội dung các kiến thức cần nhớ
trong bài học, thể hiện mối liên hệ kiến thức trong một phần hoặc toàn bộ chương trình.

+ Làm việc với sách giáo khoa
Phương pháp làm việc với sách giáo khoa là phương pháp lấy sách giáo làm tư
liệu duy nhất để giáo viên và học sinh ôn tập. Hệ thống câu hỏi, bài tập lần lượt được
khai thác, giải quyết theo chủ ý của nhà biên soạn sách giáo khoa.
+ Phương pháp đàm thoại (vấn đáp)
Là phương pháp giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở
cho học sinh sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái
hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích lũy được trong cuộc
sống, nhằm giúp học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hóa những tri
thức đã tiếp thu được và nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp học sinh tự kiểm
tra việc lĩnh hội tri thức.
+ Dạy học đọc chép
Hiện tượng dạy học đọc chép trong môn văn trước đây và môn ngữ văn  rất phổ
biến ở các trường phổ thông hiện nay. Đọc chép trong giờ chính khóa và trong các lị
luyện thi. Thầy cô đọc trước, HS chép sau, hay thầy cô vừa đọc vừa ghi bảng rồi  HS
chép theo. Đối với các bài khái quát về giai đoạn văn học hay khái qt về tác gia
thầy cơ cũng thường tóm tắt rồi đọc cho HS chép. Đối với bài “giảng văn” thầy cô
cũng thường nêu “câu hỏi tu từ”, rồi giảng, sau đó đọc chậm cho HS chép các kết
luận, nhận định. Trong cách dạy này HS tiếp thu hoàn toàn thụ động, một chiều.
+ Dạy nhồi nhét
Dạy nhồi nhét cũng là hiện tượng phổ biến do thầy cô sợ dạy không kĩ, ảnh
hưởng đến kết quả làm bài thi của học sinh , cho nên dạy từ a đến z, khơng lựa chọn
trọng tâm, khơng có thì giờ nêu vấn đề cho học sinh trao đổi, sợ “cháy” giáo án. Kết
quả của lối dạy này cũng là làm cho học tiếp thu một cách thụ động, một chiều.
+ Học tập thiếu sự hợp tác giữa trò và thầy, giữa trò với trò
3

skkn



Mỗi cá nhân trong q trình học tập đều có hạn chế, bởi mỗi người thường chỉ
chú ý vào một số điểm, bỏ qua hoặc không đánh giá hết ý nghĩa của các kiến thức
khác. Trong điều kiện đó, nếu biết cách hợp tác trong học tập, giữa thầy giáo và HS,
HS với HS có thể nhắc nhở nhau, bổ sung cho nhau, làm cho kiến thức được toàn diện
và sâu sắc.
+ Học sinh học thụ động, thiếu sáng tạo
Tương ứng với cách dạy học như trên HS tất nhiên chỉ tiếp thu một cách thụ
động mà thơi. Tính chất thụ động thể hiện ở việc học thiếu hứng thú, học đối phó, và
về nhà chỉ cịn biết học thuộc để trả bài và làm bài. Cách học đó tất nhiên cũng khơng
có điều kiện tìm tịi, suy nghĩ, sáng tạo, cũng khơng được khuyến khích sáng tạo.
+ Học sinh không biết tự học
Cách học thụ động chứng tỏ HS khơng biết tự học, khơng có nhu cầu tự tìm
hiểu, nghiên cứu, không biết cách chủ động tự đọc SGK để tìm hiểu kiến thức, khơng
biết cách phân biệt cái chính và cái phụ, khơng biết tìm kiến thức trọng tâm để học,
không biết từ cái đã biết mà suy ra cái chưa biết. Nói tóm lại là chưa biết cách tự học.
+ Cách khai thác tác phẩm văn học
Thường theo hướng bổ ngang nghĩa là chia tác phẩm thành từng đoạn, sau đó
giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu từng đoạn, từng phần của tác phẩm.
2.1.2. Nhược điểm của giải pháp cũ
Theo chúng tôi, thực trạng dạy học văn như trên khơng phải do một lí do cục bộ
nào, khơng phải do giáo viên thiếu nhiệt tình dạy học, không cố gắng, mà do nhiều
nguyên nhân:
- Thứ nhất, phương pháp dạy học cũ, chỉ dựa vào giảng, bình, diễn giảng. Thật
vậy, cách dạy học ngữ văn từ trước tới nay có mấy lệch lạc như: Đối với bài học tác
phẩm văn học thì  chú trọng cái gọi là “giảng văn”. Giáo án soạn ra là để cho giáo án
“giảng”, biểu diễn trên lớp. Giáo viên nào tham giảng thì thường “cháy” giáo án.
-Thứ hai, văn học sáng tác ra cho người đọc , do đó mơn học tác phẩm văn học
phải là môn dạy học sinh đọc văn, giúp học sinh hình thành kĩ năng đọc văn, trở
thành người đọc có văn hố, chứ khơng phải là người biết thưởng thức việc giảng bài
của thầy. Chính vì vậy sai lầm thứ hai là môn học văn hiện nay thiếu khái niệm khoa

học về đọc văn.Khái niệm “đọc” chỉ được hiểu là đọc thành tiếng, đọc diễn cảm, mà
không thấy nói là đọc – hiểu.
- Thứ ba, phương pháp dạy học theo lối cung cấp kiến thức áp đặt, học sinh
phải học thuộc kiến thức của thầy. Đây cũng là phương pháp phản sư phạm, bởi vì
bản chất học tập khơng phải là tiếp nhận những gì được đưa trực tiếp từ ngoài vào, mà
là sự kiến tạo tri thức mới dựa trên cơ sở nhào nặn các dữ liệu mới và kinh nghiệm đã
được tích luỹ. Học tập thực chất không phải là học thuộc mà là tự biến đổi tri thức của
mình trên cơ sở các tác động của bên ngoài và của hoạt động của người học. Do đó
việc áp đặt kiến thức chỉ có tác dụng tạm thời, học xong là quên ngay, không để lại
dấu ấn trong tâm khảm người học, không trở thành kiến thức hữu cơ của một bộ óc
biết suy nghĩ và phát triển.
4

skkn


- Thứ tư, chưa xem học sinh là chủ thể của hoạt động học văn, chưa trao cho
các em tính chủ động trong học tập.
- Thứ năm, học sinh học thụ động, thiếu sáng tạo. Tương ứng với cách dạy học
như trên học sinh tất nhiên chỉ tiếp thu một cách thụ động mà thơi. Tính chất thụ động
thể hiện ở việc học thiếu hứng thú, học đối phó, và về nhà chỉ còn biết học thuộc để
trả bài và làm bài. Cách học đó tất nhiên cũng khơng có điều kiện tìm tịi, suy nghĩ,
sáng tạo, cũng khơng được khuyến khích sáng tạo.
- Thứ sáu, học sinh khơng biết tự học. Cách học thụ động chứng tỏ HS không
biết tự học, khơng có nhu cầu tự tìm hiểu, nghiên cứu, khơng biết cách chủ động tự
đọc SGK để tìm hiểu kiến thức, khơng biết cách phân biệt cái chính và cái phụ, khơng
biết tìm kiến thức trọng tâm để học, không biết từ cái đã biết mà suy ra cái chưa biết.
Nói tóm lại là chưa biết cách tự học.
- Thứ bảy, cách khai thác ngang tác phẩm không khái quát hết được nội dung
nghệ thuật tác phẩm

- Thứ tám, giáo viên dạy chưa áp dụng công nghệ thông tin vào bài dạy, dẫn
đến nhàm chán, đơn điệu trong tiết dạy, nhiều khi chúng tôi thấy giáo viên rơi vào
tình thế độc thoại trong tiết học.
* Tóm lại, dạy như phương pháp cũ sẽ khơng phát huy tính tích cực, chủ động
của học sinh, chưa rèn cho các em kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết các tình huống
trong thực tế. Kết quả các em chỉ lĩnh hội, ghi nhớ một cách máy móc mà chưa phát
huy tính chủ động trong lĩnh hội tri thức. Là giáo viên đang thực hiện công tác quản
lý và trực tiếp giảng dạy, chúng tôi luôn trăn trở suy nghĩ “làm thế nào có một tiết
dạy Ngữ văn thật hiệu quả”. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp
dạy học phù hợp với thực tiễn.
2.2. Giải pháp mới cải tiến
- Bản chất của dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết số 29-NQ/TW8 về đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục đào tạo là “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá
kết quả giáo dục và đào tạo”. Trong xu hướng chuyển đổi đó, việc đổi mới dạy học
theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh đang được giáo dục chú trọng.
- Để thay đổi cách dạy học hàn lâm, máy móc, xa rời thực tiễn, dạy học theo
hướng phát triển năng lực sẽ tạo cho học sinh một hành trang quan trọng khi bước vào
cuộc sống, đó là khả năng làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống, biết cách vận dụng
các kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, những hứng thú cá nhân vào giải quyết các
vấn đề, tình huống thực tiễn phức tạp nảy sinh.
- Với đặc thù của môn Ngữ văn, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chú
trọng phát triển năng lực học sinh cần xác định hướng tới phát triển những năng lực
sau của học sinh: Các năng lực  mà môn học Ngữ văn hướng đến được thể hiện cụ thể
như sau:
+ Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo, Năng lực hợp tác, Năng lực tự
quản bản thân, Năng lực giao tiếp tiếng Việt, Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ
thẩm mĩ.
5


skkn


+ Năng lực đặc thù của môn học: năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực thưởng
thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ.
+ Các năng lực khác: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực
hợp tác, năng lực tự quản bản thân.
+ Do yêu cầu dạy cách học và phát triến năng lực giao tiếp nên giáo viên cần
chú ý hình thành cho học sinh cách tiếp cận, giải mã và tạo lập văn bản; thực hành,
luyện tập và vận dụng nhiều kiểu loại văn bản khác nhau để sau khi rời nhà trường
các em có thể tiếp tục học suốt đời và có khả năng giải quyết các vẩn đề trong cuộc
sống. Nhiệm vụ của giáo viên là tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh; hướng
dẫn, giám sát và hỗ trợ học sinh để các em từng bước hình thành và phát triển các
phẩm chất và năng lực mà chương trình giáo dục mong đợi.Giáo viên cần khơi gợi,
vận dụng kinh nghiệm và vốn hiểu biết đã có của học sinh về vấn đề đang học, từ đó
tổ chức cho các em tìm hiểu, khám phá để tự mình bổ sung, điều chỉnh, hồn thiện
những hiểu biết ấy. Cần khuyến khích học sinh trao đổi và tranh luận, đặt câu hỏi cho
mình và cho người khác khi đọc, viết, nói và nghe.
Ví dụ: Mỗi một văn bản truyện nói lên một số yếu tố độc đáo, chi phối và làm
nổi bật nội dung; vì thế cần hướng dẫn để HS nhận ra và hiểu sâu các yếu tố ấy. Rất
nhiều yếu tố không cần phân tích người đọc cũng hiểu.Việc phát hiện ra yếu tố nào có
giá trị, cần phân tích là một năng lực cảm thụ nghệ thuật cần phát triển như là cơ sở
đầu tiên đối với tiếp nhận văn bản nghệ thuật. Không nhận ra điều này, chỗ nào cũng
thấy hay, cũng thấy cần phân tích cũng có nghĩa là “thực bất chi kỳ vị”, là “mù” về
thưởng thức. Cũng chính vì thế, dạy đọc hiểu một thiên truyện nhiều khi chỉ cần lựa
chọn một vài tiêu điểm để HS tìm hiểu trao đổi, từ đó mà vỡ ra nhiều điều từ văn bản
ấy. Chẳng hạn, khi dạy tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê – Ngữ
văn 9 cần chú ý các câu hỏi:
? Tác phẩm ra đời trong hồn cảnh nào : Hồn cảnh đó tác có ý nghĩa như thế nào
? Ca ngợi ai?Ai là nhân vật để lại trong em ấn tượng nhất?

? Những nét đẹp sáng ngời của nhân vật đó ?
? Em đã xem bộ phim lịch nào của Việt Nam cùng thời kì cảu tác phẩm Nhưng ngơi
sao xa xơi chưa ?
? Em học tác phẩm nào cùng thời kì đó khơng?
? Tác phẩm có ý nghĩa gì với em không ?
Hoặc dạy bài Lão Hạc của Nam cao ?
GV đưa ra những vấn đề ? Hình ảnh Lão Hạc để lại cho em ấn tượng gì ? Taị sao
thế ?
Các vấn đề trên đều cần được nêu lên và cho HS tìm hiểu, trao đổi, thảo luận để
đi đến những nhận thức thống nhất nhưng phù hợp với từng HS. Theo cách này, áp
lực thiếu thời gian do phải dạy đọc hiểu các tác phẩm có dung lượng lớn sẽ được hoá
giải. Như thê, cứ mỗi tác phẩm sẽ lựa chọn một vài vấn đề và một số yếu tố nổi bật,
đáng phân tích, trao đổi; dần dần qua nhiều tác phẩm truyện khác nhau, HS sẽ có một
kỹ năng đọc hiểu vững vàng đê có thể tự mình đọc hiểu bất kỳ thiên truyện nào.
6

skkn


Tất cả các thơng tin khác như xuất xứ, hồn cảnh ra đời, tác giả… chỉ cần
hướng dẫn HS đọc trong sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, không cần giảng giải
trên lớp.
+ Dạy theo hướng đọc hiểu vừa nêu, kết quả là HS không chỉ nắm được nội
dung cơ bản của tác phẩm, thơng điệp tư tưởng, tình cảm tác giả muốn gửi gắm, mà
còn biết cách nhận biết, hiểu và lựa chọn, đánh giá được những hình thức độc đáo, nổi
bật, giàu ý nghĩa của một văn bản văn học; từ đó mà biết cách đọc, cách tiếp cận, giải
mã một văn bản văn học. Đó cũng là cái đích cần đến của yêu cầu dạy học đọc hiểu
theo hướng phát triển năng lực.
+ Khi đã có giáo án theo hướng phát triển năng lực rồi thì việc lên lớp khơng
gặp nhiều khó khăn nữa. Đó chỉ là sự cụ thể hoá những ý tưởng và triển khai các cơng

việc đã hình dung trước theo giáo án. Chỉ lưu ý về sự linh hoạt trong việc xử lý những
tình huống sư phạm phát sinh trong giờ dạy. Ngồi ra, giờ đọc hiểu cũng cần theo
hướng mở, không nhất thiết phải giải quyết tất cả mọi chuyện trong giờ dạy trên lớp.
+ Từ cách hiểu và nắm vững bản chất phương pháp dạy học Ngữ văn theo
hướng phát triển lăng lực, GV cụ thể hoá vào việc giảng dạy hằng ngày, từ soạn giáo
án đến quá trình lên lớp theo từng kiểu loại văn bản thuộc từng loại hình.
Do yêu cầu trên, cho nên trong phạm vi đề tài này chúng tôi chú trọng đến một
số vấn đề sau:
- Đổi mới hình thức soạn giáo án
- Vận dụng phương pháp dạy học hiện đại
- Đổi mới cách thức khai thác tác phẩm
- Đổi mới cách thức ghi bảng
2.2.1. Đổi mới hình thức soạn giáo án
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực thì giáo án soạn như thế nào? Đây
là câu hỏi mà rất nhiều giáo viên đang trực tiếp giảng dạy như chúng tôi băn khoăn,
trăn trở. Đây các quy trình thiết kế một giáo án:
- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ
năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình
Mục tiêu cần bám vào những nội dung sau:
+ Kiến thức
+ Kĩ năng
+ Thái độ
+ Định hướng phát triển năng lực
Bước này được đặt ra bởi việc xác định mục tiêu của bài học là một khâu
rất quan trọng, đóng vai trị thứ nhất, khơng thể thiếu của mỗi giáo án.Nó là sợi
chỉ đỏ xun suốt tồn bộ tác phẩm. Mục tiêu (yêu cầu) vừa là cái đích hướng
tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khác đi đó là thước đo kết quả
q trình dạy học. Nó giúp giáo viên xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn
dắt học sinh tìm hiểu, vận dụng những kiến thức, kỹ năng nào; phạm vi, mức
độ đến đâu; qua đó giáo dục cho học sinh những bài học gì).

7

skkn


Vậy giáo viên căn cứ vào đâu để xác định mục tiêu bài học: Theo chúng
tôi cần căn cứ nội dung của bài, cuốn chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo khoa,
sách giáo viên.
- Bước 2: Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan
Công việc này giúp giáo viên hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của
bài học; xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và
phát triển ở học sinh; xác định trình tự logic của bài học.
       Bước này được đặt ra bởi nội dung bài học ngoài phần được trình bày
trong sách giáo khoa cịn có thể đã được trình bày trong các tài liệu khác. Kinh
nghiệm của các giáo viên lâu năm cho thấy: trước hết nên đọc kĩ nội dung bài
học và hướng dẫn tìm hiểu bài trong sách giáo khoa để hiểu, đánh giá đúng nội
dung bài học rồi mới chọn đọc thêm tư liệu để hiểu sâu, hiểu rộng nội dung bài
học. Mỗi giáo viên khơng chỉ có kỹ năng tìm đúng, tìm trúng tư liệu cần đọc
mà cần có kỹ năng định hướng cách chọn, đọc tư liệu cho học sinh.Giáo viên
nên chọn những tư liệu đã qua thẩm định, được đông đảo các nhà chuyên môn
và giáo viên tin cậy. Việc đọc sách giáo khoa, tài liệu phục vụ soạn giáo án có
thể chia thành 3 cấp độ sau: đọc lướt để tìm nội dung chính xác định những
kiến thức, kỹ năng cơ bản, trọng tâm mức độ yêu cầu và phạm vi cần đạt; đọc
để tìm những thơng tin quan tâm: các mạch, sự bố cục, trình bày các mạch kiến
thức, kỹ năng và dụng ý của tác giả; đọc để phát hiện và phân tích, đánh giá
các chi tiết trong từng mạch kiến thức, kỹ năng.
       Thực ra khâu khó nhất trong đọc sách giáo khoa và các tư liệu là đúc kết
được phạm vi, mức độ kiến thức, kỹ năng của từng bài học sao cho phù hợp
với năng lực của học sinh và điều kiện dạy học. Trong thực tế dạy học, nhiều
khi chúng ta thường đi chưa tới hoặc đi quá những yêu cầu cần đạt về kiến

thức, kỹ năng. Nếu nắm vững nội dung bài học, giáo viên sẽ phác họa những
nội dung và trình tự nội dung của bài giảng phù hợp, thậm chí có thể cải tiến
cách trình bày các mạch kiến thức, kỹ năng của sách giáo khoa, xây dựng một
hệ thống câu hỏi, bài tập giúp học sinh nhận thức, khám phá, vận dụng các kiến
thức, kỹ năng trong bài một cách thích hợp.
Ngồi ra giáo viên cịn phải ứng dụng CNTT qua mạng Internet để tra
cứu, tìm hiểu, bổ sung những thơng tin mới nhất về tác phẩm mà trong phạm
vi SGK không ghi hết .
- Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học
sinh
Bao gồm: xác định những kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã có và cần
có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương
án giải quyết.
        Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới phương
pháp dạy học, giáo viên không những phải nắm vững nội dung bài học mà còn
phải hiểu học sinh để lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, các
hình thức tổ chức dạy học và đánh giá cho phù hợp. Như vậy, trước khi soạn
8

skkn


giáo án cho giờ học mới, giáo viên phải lường trước các tình huống, các cách
giải quyết nhiệm vụ học tập của học sinh. Nói cách khác, tính khả thi của giáo
án phụ thuộc vào trình độ, năng lực học tập của học sinh, được xuất phát từ:
những kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã có một cách chắc chắn, vững bền;
những kiến thức, kỹ năng mà học sinh chưa có hoặc có thể quên; những khó
khăn có thể nảy sinh trong quá trình học tập của học sinh.
 
- Bước 4: Lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình

thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp học sinh học
tập tích cực, chủ động, sáng tạo
      Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới phương
pháp dạy học, giáo viên phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác,
kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và
trong thực tiễn; tác động đến tư tưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng
thú trong học tập cho học sinh.
 - Bước 5: Thiết kế giáo án
       Đây là giai đoạn mà người giáo viên bắt tay vào soạn giáo án - thiết kế
nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng
hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh. Giáo án gồm
các nội dung sau:
I. Mục tiêu cần đạt:
 Cần hướng tới việc hình thành và phát triển năng lực, nhất là năng lực đặc thù
của môn học. Cụ thể là mỗi bài học cần xác định mục tiêu phát triển năng lực cụ thể
như thế nào?Với môn Ngữ văn là năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học cụ thể được
phát triển qua bài học này như thế nào? Vì thế cần chú ý yêu cầu cần đạt về các năng
lực này đã nêu trong chương trình mỗi lớp. Các năng lực lớn phải qua nhiều bài học
mới hình thành được, nhưng mỗi bài học phải hướng tới các biểu hiện cụ thể của năng
lực ấy và gắn với nội dung bài học cụ thể của giờ học ấy. Chú ý xác định mục tiêu
phù hợp với đối tượng, tránh ôm đồm (nhiều) nội dung và yêu cầu quá sức (độ khó).
II. Chuẩn bị giảng dạy:
Giáo viên và học sinh chuẩn bị nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, các phương
tiện máy tính, inernet, các phụ liệu khác để phục vụ cho việc dạy và học.
III. Tiến trình lên lớp:
Tiến trình lên lớp giáo viên cần thực hiện 5 hoạt động: khởi động, hình thành
kiến thức, luyện tập, vận dụng củng cố, mở rộng bổ sung ý tưởng sáng tạo. Tuy nhiên
trong quá trình lên lớp giáo viên có thể linh hoạt kết hợp đan xen các bước lên lớp
một cách hiệu quả. Thông qua các hoạt động và bằng các hoạt động học tập là chính;

trong đó học sinh phải tham gia hoạt động: tìm kiếm, phát hiện, nêu vấn đề, trao đổi,
phản bác, chứng minh, phân tích…. rút ra nhận xét, kết luận của mình; giáo viên là
người nêu (giao) nhiệm vụ, hướng dẫn cách thức hoạt động và gợi mở, nêu ý kiến của
mình khi cần thiết (đúng lúc, đúng chỗ). Giáo viên không làm thay, học thay cho học
sinh; hạn chế diễn giảng, tránh áp đặt ý kiến của mình, tơn trọng ý kiến của học sinh,
9

skkn


nhất là trong tiếp nhận văn bản…Mỗi mục tiêu có thể tổ chức một hoặc nhiều hoạt
động. Nhưng nhìn chung không nên tổ chức quá nhiều hoạt động trong một giờ học.
Muốn thế cần xác định mỗi bài học theo nguyên tắc vừa có diện (bề rộng), vừa có
điểm (trọng tâm).
Ví dụ: với bài đọc hiểu một tác phẩm văn học, yêu cầu chính là giúp học sinh
nắm được bao quát chung để thấy tính chỉnh thể của tác phẩm, cịn trọng tâm chính
là một vài vấn đề sâu sắc và lý thú của tác phẩm. Không nên yêu cầu học sinh khai
thác tràn lan tất cả mọi chi tiết, mọi vấn đề, mọi yếu tố hình thức thể loại của tác
phẩm. Việc xác định trọng tâm ấy phụ thuộc vào trình độ của giáo viên dựa trên mục
tiêu, yêu cầu của bài học và đối tượng học sinh. Một văn bản- tác phẩm, nhất là các
tác phẩm lớn có rất nhiều vấn đề cần khai thác, nhưng với từng đối tượng người học,
giáo viên chỉ nên xác định một vài vấn đề thật thiết yếu và phù hợp; còn lại có thể gợi
mở để học tin tự tìm hiểu thêm. Vấn đề trọng tâm của mỗi bài học cần bám sát yêu
cầu đọc hiểu của chương trình và nên trao đổi trong tổ nhóm để thống nhất chung.
Hay ít nhất giờ đọc hiểu phải chú đến các hoạt động trọng tâm như: Hướng dẫn học
sinh tìm hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản thơng qua các hình thức nghệ thuật; hướng
dẫn học sinh liên hệ, kết nối, so sánh với bối cảnh văn hóa xã hội và với những trải
nghiệm của bản thân để gắn kết vấn đề đặt ra trong văn bản với người học…
Chú ý yêu cầu tích hợp và phân hóa, trước hết là tích hợp dạy học tiếng Việt
trong cả nội dung đọc hiểu, viết nghe và nói. Dạy tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp

và nhằm phát triển năng lực đòi hỏi phải gắn các đơn vị kiến thức tiếng Việt vào ngữ
cảnh và tình huống giao tiếp. Các kiến thức tiếng Việt phải phục vụ trực tiếp cho yêu
cầu hiểu, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm cũng như giúp cho kĩ năng viết và nghe nói
đúng hơn, hay hơn và thuần thục hơn. Hạn chế tối đa việc dạy tiếng Việt chỉ để biết
tiếng Việt, chỉ để nhận diện và miêu tả các đơn vị ngơn ngữ, để nhằm trở thành nhà
ngơn ngữ học… Vì thế mỗi bài cần tìm hiểu kĩ ngữ liệu văn bản để xác định được các
tình huống, ngữ cảnh xuất hiện các đơn vị tiếng Việt cần dạy, từ đó u cầu học sinh
nhận diện, phân tích vai trị tác dụng và ý nghĩa của đơn vị tiếng Việt ấy gắn với văn
cảnh cụ thể. Hoạt động đó vừa là dạy tiếng Việt theo hướng hành dụng, thiết thực,
vừa đúng ngun tắc tiếp nhận văn bản ngơn từ. Việc tích hợp với dạy học Ngữ văn
cịn cần tích hợp các vấn đề liên mơn và xun mơn.
u cầu phân hóa địi hỏi giờ học cần có các nhiệm vụ, nội dung, cách thức tổ
chức học tập phù hợp cho đối tượng HS: yếu kém, trung bình và khá giỏi. Muốn thế
cần chú ý đến tâm lí lứa tuổi, trình độ nhận thức, hoàn cảnh cá nhân, khai thác vốn
hiểu biết và sự trải nghiệm (tri thức nền) của người học.
Trên đây là những yêu cầu cốt lõi cần có với giáo án dạy học theo hướng phát triển
năng lực nói chung, với mơn Ngữ văn nói riêng. Tất cả các u cầu khác như các
bước lên lớp, mở đầu và kết thúc, sử dụng thiết bị dạy học, hình thức dạy học, phương
pháp và kĩ thuật dạy học… đều khuyến khích giáo viên tự chủ, sáng tạo và không cần
phải bắt buộc như nhau. Từ các điểm trên giáo viên vận dụng vào các bài học một
cách linh hoạt phù hợp với đặc trưng môn học.
2.2.2. Vận dụng những phương pháp dạy học học hiện đại trong môn Ngữ văn
10

skkn


a) Kĩ thuật động não
- Là sự vận dụng trí tuệ (Động não) tập thể để giả quyết một vấn đề phức tạp.
- Động não là kĩ thuật trong dạy học nhằm giúp HS trong một thời gian ngắn

nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó.
- Để thực hiện kĩ thuật này, GV cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền
đề cho buổi thảo luận. Sau đó tiến hành theo trình tự:
+ GV nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm,
khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
+ Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưc lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại
trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp.
+ Phân loại ý kiến.
+ Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.
+ Ví  dụ: Ứng dụng “kĩ thuật động não khi dạy bài “Cô bé bán diêm” – Ngữ
văn 8.
“Cô bé bán diêm” là tác phẩm hiện đại của Đan Mạch thể hiện lòng nhân đạo,
giàu lòng yêu thương của nhà văn An-đec-xen với những con người nhỏ bé, nghèo
khổ, bất hạnh đặc biệt là trẻ em trong xã hội lúc bấy giờ.
GV có thể áp dụng kĩ thuật  “Động não”
* Vấn đề được tìm hiểu đưa ra trước tập thể lớp theo câu hỏi:
? Chứng minh rằng những mộng tưởng của cô bé qua những lần quẹt diêm diễn
ra theo thứ tự hợp lý.
? Thái độ của mọi người như thế nào khi thấy cái chết của Cơ bé bán diêm.
b) Kĩ thuật chia nhóm
- Khi tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, GV nên sử dụng nhiều cách chia
nhóm khác nhau để gây hứng thú cho HS, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học
hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Dưới đây là một số cách chia nhóm:
Chia nhóm theo số điểm danh, theo các màu sắc, cặp đơi theo bàn,  theo các
lồi hoa, các mùa trong năm,…:
GV yêu cầu HS điểm danh từ 1 đến 4/5/6…(tùy theo số nhóm GV muốn có là
4,5 hay 6 nhóm,…); hoặc điểm danh theo các màu (xanh, đỏ, tím, vàng,…); hoặc
điểm danh theo các loài hoa (hồng, lan, huệ, cúc,…); hay điểm danh theo các mùa
(xuân, hạ, thu, đông,…)
Yêu cầu các HS có cùng một số điểm danh hoặc cùng một mầu/cùng một loài

hoa/cùng một mùa sẽ vào cùng một nhóm.
Ví dụ: “Cơ bé bán diêm”, GV có thể cho HS thảo luận cặp đơi câu hỏi như sau:
1. Tìm những chi tiết nói về hồn cảnh của cơ bé bán diêm? Em nhận xét gì về
hồn cảnh đó?
2. Tìm chi tiết cho thấy thái độ của gia đình và mọi người đối với cô bé? Nhận
xét?
3. Trước thực tế đó, cơ bé đã có hành động gì? Tại sao lại có hành động đó?
11

skkn


c) Kĩ thuật “Khăn phủ bàn”
– Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt
động cá nhân và nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường
tính độc lập, trách nhiệm cuả cá nhân HS, phát triển mơ hình hợp tác giữa các HS.
 
– Thực hiện kĩ thuật “ Khăn phủ bàn” qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn HS hoạt động độc lập: Các thành viên trong nhóm ngồi vào vị trí
như hình vẽ, hoạt động tư duy tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…), sau đó trình
bày ý kiến của bản thân vào ô quy định trong “khăn phủ bàn” độc lập tương đối với
các thành viên khác.
+ Giai đoạn HS hoạt động tương tác: Các thành viên chia sẻ và thảo luận các
câu trả lời, sau đó viết ý kiến chung của cả nhóm vào ơ giữa tấm khăn phủ bàn.
+Ví  dụ 2: Ứng dụng “Kĩ thuật khăn phủ bàn” khi dạy bài “Cô bé bán diêm”
? Để xây dựng nhân vật cô bé bán diêm, tác giả đã sử dụng những biện pháp
nghệ thuật nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
d) Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Trong dạy học theo phương pháp cùng tham gia, GV thường phải sử dụng câu
hỏi để gợi mở, dẫn dắt HS tìm hiểu, khám phá thơng tin, kiến thức, kĩ năng mới, để

đánh giá kết quả học tập của HS; HS cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm
GV và các HS khác về những ND bài học chưa sáng tỏ.
- Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS -GV và
HS -HS. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càng nhiều; HS sẽ
học tập tích cực hơn.
- Mục đích sử dụng câu hỏi trong dạy học là để:
+ Kích thích, dẫn dắt HS suy nghĩ, khám phá tri thức mới, tạo điều kiện cho HS
tham gia vào quá trình dạy học.
+ Kiểm tra, đánh giá KT, KN của HS và sự quan tâm, hứng thú của các em đối
với ND học tập.
+ Thu thập, mở rộng thông tin, kiến thức
– Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học
+ Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
+ Đúng lúc, đúng chỗ
+ Phù hợp với trình độ HS
+ Kích thích suy nghĩ của HS
+ Phù hợp với thời gian thực tế
+ Sắp xếp thep trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
+ Khơng ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xính
+ Khơng hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cơ bé bán diêm” giáo viên có thế đặt câu hỏi phù hợp với
trình độ HS (Khá, giỏi, TB, Yếu):
1. Tác giả đặt nhân vật vào thời gian nào? Tìm chi tiết? ( đối với HS Trung
bình)
12

skkn



2. Em có cảm nhận như thế nào về thời gian này? ( đối với HS Khá, giỏi)
3. Tại sao nhà văn lại lựa chọn thời gian này cho câu chuyện? (đối với HS Khá,
giỏi).
e) Kĩ thuật trình bày một phút
- Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những
câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và cơ
đọng với các bạn cùng lớp. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời HS đưa ra sẽ giúp
củng cố quá trình học tập của các em và cho GV thấy được các em đã hiểu vấn đề như
thế nào. Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau:
+ Cuối tiết học (thậm chí giữa tiết học), GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời các
câu hỏi sau: Điều quan trọng nhất các em học đuợc hơm nay là gì? Theo các em, vấn
đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?…
+ HS suy nghĩ và viết ra giấy. Các câu hỏi của HS có thể dưới nhiều hình thức
khác nhau.
+ Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút về những điều các em đã
học được và những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề các em
muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cơ bé bán diêm” phần củng cố bài học, giáo viên có thể
cho HS trình bày một phút câu hỏi như sau:
Em có thể viết một kết truyện khác cho câu chuyện “Cô bé bán diêm”?
Trên đây là các kỹ thuật dạy học tích cực được triển khai trong tài liệu tập huấn
giáo viên: Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương
trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn cấp THCS. Với các hình thức vận dụng kỹ
thuật dạy học phù hợp trong từng bài, từng phần, phần nào đã giúp HS nắm bắt kiến
thức nhanh hơn.Trong quá trình thực hiện, ở kỹ thuật này hay kỹ thuật khác có thể có
lúc dễ thực hiện, khơng tốn kém, sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy đơng tối đa
trí tuệ của tập thể, huy động được nhiều ý kiến, tạo diều kiện cho nhiều học sinh tham
gia. Song, có lúc, kỹ thuật này hay kỹ thuật khác có thể đi lạc đề, mất thời gian nhiều
trong việc chọn các kiến thức thích hợp.Có thể có một số học sinh tích cực nhưng lại
có học sinh thụ động.Vì thế tuỳ từng tiết học, từng kiểu bài, giáo viên vận dụng các kĩ

thuật dạy học tích cực cho phù hợp.
Bảng so sánh phương pháp dạy học truyền thống và dạy học theo phương pháp mới:
Phương pháp dạy truyền thống

Dạy theo phương pháp mới

1. Kiểm tra bài cũ
GV đặt câu hỏi nhằm kiểm tra kiến thức
bài cũ, sau đó Gv nhận xét cho điểm ,tự
vào bài mới

1. Kiểm tra bài cũ không nhất thiếtlà đầu
giờ học mà xen kẽ trong bài học
Gv thay bằng Khởi động; Đưa ra tình
huống, video, tranh ảnh liên quan đến câu
chuyện cần học , sau đó đặt câu hỏi để
bước đầu tạo tâm thế thoải mái, thu hút
học sinh, từ đó GV dẫn dắt vào bài .
Ví dụ Trong bài cô bé bán diêm , chúng
tôi sử dụng video về em bé có hồn cảnh
13

skkn


bất hạnh .
2. Bài mới
Giáo viên chủ yếu phát vấn câu hỏi
Không sử dụng CNTT
GV nhiều khi rơi vào đọc thoại


2. Hình thành kiến thức
- Sử dụng linh hoạt các hoạt động dạy
học, GV chỉ là người hướng dẫn học
sinh , bằng việc nêu hệ thống gói câu hỏi
GV ứng dụng CNTT để bài dạy sinh
động, hấp dẫn .
- Ngoài ra, để có những phút thư giãn và
đặc biệt  để đưa văn về với đời, bài giảng
còn đan xen những clip, những hình ảnh
những phóng sự về mọi cảnh đời, mọi
kiếp người bất hạnh trong cuộc sống
nhằm nhấn mạnh một thực tế 

2.2.3. Cách khai thác tác phẩm theo thi pháp học
- Cách khai thác truyền thống: Trước một tác phẩm văn học giáo viên thường
hướng dẫn học sinh chia đoạn, chia phần, sau đó giáo viên hướng dẫn nội dung theo
đoạn đã chia.
Ví dụ: Khi dạy văn bản “Cơ bé bán diêm” giáo viên thường đặt câu hỏi: Văn
bản trên chia làm mấy phần ? Nêu nội dung của từng phần?(Hồn cảnh cơ bé bán
diêm.Hành độngquẹt diêm. Cái chết của cô bé bán diêm)
Giáo viên thường sử dụng câu hỏi phát vấn:
?Gia cảnh của cơ bé bán diêm có gì đặc biệt
?Cô bé quẹt diêm mấy lần ?
? Những lần quẹt diêm đã gắn với những mộng tưởng và thực tế nào
?Những hình ảnh tương phản nào được sử dụng trong tác phẩm
Ưu điểm : Với cách khai thác này giáo viên dạy nhàn vì dựa vào hệ thống câu
hỏi sách giáo khoa, học sinh dễ thuộc, dễ nhớ .
Nhược điểm : Với cách khai thác bổ ngang, người học khơng có cái nhìn tổng thể
và khái qt về tác phẩm. Bởi tác phẩm nghệ thuật là một kết cấu chỉnh thể về cả nội

dung và nghệ thuật , đòi hỏi người học phải có cái nhìn sâu sắc mới hiểu hết thơng
điệp mà nhà văn muốn nói .
- Cách khai thác mới theo Thi pháp học: Khai thác tác phẩm đặt trong tính chỉnh
thể:
+ Chúng tơi đã hướng dẫn học sinh khai thác tác phẩm theo một hướng đi mới
trên 3 bình diện: Thời gian nghệ thuật, khơng gian nghệ thuật, con người nghệ thuật.
Thay vì bổ ngang tác phẩm phân tích theo trình tự thơng thường trong một tiết đọc
văn, cách khai thác này đã mang đến một sự kết nối chặt chẽ giữa con người và hoàn
cảnh sống. Bởi nói như Các-Mác “Con người là tổng hịa các mối quan hệ xã
hội” như vậy, mọi yếu tố không gian, thời gian hoàn cảnh sống đều là các nhân tố làm
nên những biến động trong cuộc đời nhân vật. Đồng thời với cách khai thác này làm
14

skkn


nổi bật dụng ý nghệ thuật của An – đéc – xen khi sử dụng biện pháp đối lập tương
phản để khắc sâu sự cách biệt giữa giàu và nghèo, về lối sống vô cảm vẫn tồn tại
ngang nhiên trong xã hội như một gã khổng lồ khơng có trái tim!
+ Chúng tơi đã sử dụng những gói câu hỏi và giao nhiệm vụ cho học sinh làm
việc theo nhóm, cặp đôi, cá nhân. Linh hoạt trong từng hoạt động tránh nhàm chán
trong tiết học. Ngồi ra, chúng tơi cịn tích hợp với phần Địa lí, Tiếng anh , lịch sử,
giáo dục công dân trong bài học để bước đầu hình thành ở các em phẩm chất: nhân
ái, trách nhiệm, bao dung.
Ví dụ như khi tìm hiểu tác giả, tác phẩm bài Cô bé bán diêm , Chúng tôi đưa
câu hỏi và giao nhiệm vụ cho các em từ hôm trước:
Nhóm 1+3: Tìm hiểu về đất nước và con người Đan Mạch?
Nhóm 2+4: Tìm hiểu những thơng tin về tác giả, tác phẩm?
Và sử dụng các gói câu hỏi khi tìm hiểu thời gian nghệ thuật
1. Tác giả đặt nhân vật vào thời gian nào? Tìm chi tiết?

2. Em có cảm nhận như thế nào về thời gian này?
3. Tại sao nhà văn lại lựa chọn thời gian này cho câu chuyện?
1. Tác giả đặt nhân vật vào không gian nghệ thuật nào? Tìm chi tiết?
(Gợi ý: Khơng gian tự nhiên? Khơng gian sinh hoạt?)
2. Em có nhận xét gì về không gian nghệ thuật này?
3. Việc đặt nhân vật cơ bé vào hai khoảng khơng gian như vậy có ý nghĩa như
thế nào?
+ Để giúp học sinh khai thác văn bản, giáo viên xây dựng bộ câu hỏi theo các mức
độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng thấp, vận dụng cao. Tần xuất sử dụng
những câu hỏi có lệnh lý giải “Vì sao”, “tại sao” “hiểu như thế nào” được xuất hiện
dày đặc trong các gói câu hỏi chính/phụ. Nhằm mục đích u cầu  học sinh ngồi việc
tìm chi tiết còn phải rèn kỹ năng kết nối, xâu chuỗi thơng tin, trình bày quan điểm cá
nhân, tranh luận, phản biện,… Để đọc được dụng ý tư tưởng của nhà văn, vén bức thông
điệp ngầm khi xây dựng từng chi tiết trong tác phẩm; để đồng sáng tạo văn bản.
Ví dụ:
1. Tại sao 3 lần đầu tiên, cô lại mơ về lị sưởi, ngỗng quay, cây thơng Noen cịn
hai lần cuối cô lại mơ về bà?
2. Tại sao lần thứ 5 em bé lại quẹt tất cả các que diêm còn lại?
3. Qua việc xây dựng những mộng tưởng, nhà văn muốn nói điều gì với người
đọc?
4. Để xây dựng nhân vật cô bé bán diêm, tác giả đã sử dụng những biện pháp
nghệ thuật nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Ưu điểm: Với cách khai thác này giáo viên phải tìm tịi, đầu tư cơng sức, có cái
nhìn tồn diện về tác phẩm văn học, mới giúp học sinh cảm nhận hết bài học. Qua đó
giúp học sinh có cái nhì bao qt tác phẩm, hiếu được thông điệp mà tác phẩm mà nhà
văn muốn truyền tải.
2.2.4. Đổi mới cách thức ghi bảng
15

skkn



- Cách thức ghi bảng cũ: học sinh trả lời, giáo viến ghi bảng. Nhưng ở bài học
này chúng tôi dùng kĩ thuật mảnh ghép, sử dụng các mảng màu khác nhau, nhằm thể
hiện ý tưởng của người dạy
Ví dụ: Chọn gam màu hồng cho phần Con người nghệ thuật trong bài Cô bán
diêm, chúng tôi chon màu hồng- thể hiện niềm hy vọng cuộc sống tốt đẹp hơn với
mảnh đời bất hạnh :

Ưu điểm: Việc vận dụng nhuần nhuyễn hiệu quả các phương pháp, kỹ thuật dạy
học tích cực, việc mạnh dạn khai thác văn bản trên cơ sở lý luận văn học, việc sáng
tạo trong cách trình bày bảng,… đã tạo nên chiều sâu cho bài giảng, sức hấp dẫn cho
giờ lên lớp. 
3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
- Qua thời gian thực hiện chuyên đề, chúng tôi nhận thấy đa số các em u
thích học mơn văn, nắm được nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, bước đầu các em
có kĩ năng tự khai thác, phân tích giá trị của một tác phẩm cụ thể .
- Việc đổi mới phương pháp dạy học như trên sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và
đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của
giáo viên. Học sinh sẽ phát huy tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
- Hình thành ở các em kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề. Giáo dục các
em lòng nhân ái, yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
16

skkn


- Các em không chỉ được rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo mà còn được
rèn luyện đạo đức thông qua những bài học làm người đầy quý giá. Từ đó, các em biết
cách sống vị tha, yêu quê hương đất nước, yêu thương con người và hình thành nhân

cách cao đẹp của một người học sinh. Đó là yếu tố quan trọng hình thành mối quan hệ
tốt đẹp, hướng tới một xã hội Chân - Thiện – Mĩ, góp phần nâng cao giáo dục tồn
diện từ văn hóa, thẩm mĩ, thể lực và năng khiếu…cho các em.
Việc vận dụng phương pháp, cách thức dạy học trên, chúng tôi đã áp dụng xây
dựng thành công chuyên đề cấp tỉnh cho tổ khoa học xã hội trường THCS Lai Thành
ngày 16 tháng 11 năm 2019.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng
4.1. Điều kiện
41.1. Đối với giáo viên
- Giáo viên cần xác định được chuẩn kiến thức và kĩ năng, tăng cường chất
lượng soạn giảng cho mỗi tiết ôn tập để từ đó xây dựng tiến trình bài dạy cho hợp lí.
Giáo viên phải thay đổi khơng khí học tập, đổi mới phương pháp giảng dạy, cho học
sinh tham gia các hoạt động khác nhau để phát huy tối đa năng lực sáng tạo, chủ động
của học sinh.
- Giáo viên nên chuẩn bị tốt cho tiết học với đầy đủ sách giáo khoa, giáo án, trang
thiết bị phục vụ dạy và học, phiếu học tập, bài luyện tập cho lớp. Để thầy trò cùng trao đổi
kiến thức, học sinh “hợp tác” với nhau có hiệu quả, giáo viên cần hướng dẫn các em chuẩn
bị bài ở nhà một cách chu đáo (theo sách giáo khoa hoặc gợi ý của giáo viên).
- Vận dụng khéo léo các phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới để kích
thích tư duy và gây hứng thú cho các em. Cần tạo cho học sinh tự tin, bình tĩnh trong
giờ học. Xây dựng cho các em tinh thần tự giác học ở nhà, chuẩn bị bài, xem bài trước
để đến lớp cùng trao đổi với bạn bè. Giáo viên cũng cần đổi mới cách kiểm tra, đánh
giá nhằm kích thích tính chủ động, năng động sáng tạo của học sinh.
- Bản thân giáo viên phải không ngừng học hỏi qua đồng nghiệp, tài liệu tham
khảo để trau dồi chun mơn, nâng cao trình độ, tiếp cận cái mới để tiếp thu, vận
dụng vào bài giảng giúp học sinh học tốt hơn.
4.1.2. Đối với nhà trường
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn về rèn kĩ năng
chủ động, sáng tạo cho học sinh trong học tập để giáo viên được giao lưu, trao đổi,
học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hơn nữa, nếu có thể tiến tới trang bị mỗi lớp
học một máy tính, một máy chiếu và các phương tiện cơng nghệ thơng tin hiện đại
khác thì việc ứng dụng phương pháp dạy học chủ động, tích cực sẽ đạt hiệu quả cao.
4.1.3. Đối với phụ huynh, học sinh
17

skkn


- Học sinh có hứng thú say mê tìm hiểu tư liệu, SGK, các phương tiện thơng
tin, nghe nhìn đặc biệt là khai thác mạng internet để chuẩn bị, luyện tập và biểu diễn
- Phụ huynh tạo điều kiện về thời gian, cổ vũ, động viên, khen thưởng và điều
chỉnh kịp thời..
4.2. Khả năng áp dụng
- Với giải pháp này, các giáo viên có thể sử dụng trong việc giảng dạy mơn
Ngữ văn bậc THCS. Ngồi ra có thể vận dụng để thực hiện trong các tiết học chuyên
đề thuộc các bộ môn KHXH.
- Áp dụng tốt đối với các gia đình học sinh có điều kiện về thời gian, năng lực
và kinh phí hoạt động.
- Sáng kiến Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã
được thực hiện giảng dạy thông qua Chuyên đề môn Ngữ văn cấp tỉnh năm học 20192020, tại trường THCS Lai Thành do cô giáo Đỗ Thị Hồng thực hiện giảng dạy đạt
kết quả cao.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự
thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO

Lai Thành, ngày 26 tháng 4 năm 2020
Người nộp đơn

ĐƠN VỊ CƠ SỞ


Hà Thị Lợi
Trần Văn Cộng
Phạm Thị Hà
Trần Thị Thanh Hường
Nguyễn Thị Huế
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

GIÁO ÁN MINH HỌA
18

skkn


Văn bản: CƠ BÉ BÁN DIÊM
(Trích)
(An-đec-xen)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức
- Hiểu được tình cảnh đáng thương và khát vọng đẹp đẽ của em bé bán diêm
qua đó thấy được giá trị nhân đạo của tác phẩm.
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các
tình tiết diễn biến hợp lí, kết hợp hài hoà giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm.
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt tác phẩm.
- Phát hiện, phân tích vấn đề.
- Hình thành kĩnăng trình bày vấn đề.
3. Thái độ
-Đồng cảm, sẻ chia.

- Giáo dục tình tương thân, tương ái.
4. Định hướng phát triển năng lực
Bài học góp phần hình thành ở học sinh một số yếu tố trong quá trình phát triển
các năng lực: cảm thụ văn học, hợp tác làm việc nhóm, quan sát thực tế cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ

1. GV:
+ Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo, bút, phấn, truyện cổ An-đec-xen.
+ Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, bảng phụ.
2. HS:
+ HS chuẩn bị bài tập dự án theo nhóm: Tìm hiểu về đất nước và con người
Đan Mạch, thông tin về tác giả, tác phẩm.
+ Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi, bút viết, thước kẻ.
+ Sưu tầm hình ảnh về câu chuyện “Cơ bé bán diêm”, một số câu chuyện cổ
tích khác của An- đex- xen.
III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập và gợi dẫn để kích thích học sinh tìm hiểu về
kiến thức mới.
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não.
Trước khi đi vào nội dung bài học, chúng ta cùng trải nghiệm với tình huống sau:
Gv chiếu slide
GV: Hãy nêu cảm nhận của em khi xem clip trên?
HS bộc lộ suy nghĩ:
- Có rất nhiều hồn cảnh đáng thương trong cuộc sống cần đồng cảm, thấu
hiểu.
- Có nhiều con người vô cảm.
19


skkn


- Cảm xúc: Xúc động, thương cảm, phê phán những con người đối xử lạnh
lùng.
GV nhận xét, chuyển : Nước mắt và nụ cười làm nên những sắc màu cuộc
sống. Bên cạnh niềm hạnh phúc vô bờ mà các em được hưởng thì xung quanh ta cịn
rất nhiều những cuộc đời bất hạnh.
Từ những cảnh ngộ éo le, bất hạnh mà các em vừa tìm hiểu, chúng ta thấy trong cuộc
đời cịn có bao giọt nước mắt buồn đau. Cái buồn đau, bất hạnh của cuộc sống đã
được phản ánh rất nhiều trong các tác phẩm văn học. Vậy số phận của những con
người ấy được các nhà văn cảm nhận như thế nào? Để thấy được điều đó, cơ và các
em cùng đến với câu chuyện cổ tích “Cơ bé bán diêm” của nhà văn An-đec-xen.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2.1: Tác giả, tác phẩm
- Mục tiêu:
+ Hiểu biết về tác giả, tác phẩm
+ Biết cách đọc, tóm tắt văn bản
- Phương pháp: Thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: Động não, chia nhóm
- GV chiếu silde
GV: Cuối tiết học trước, cô đã giao nhiệm
vụ học tập cho các nhóm:
Nhóm 1+3: Tìm hiểu về đất nước và con
người Đan Mạch?
Nhóm 2+4: Tìm hiểu những thơng tin về
tác giả, tác phẩm?
HS thuyết trình

Báo cáo nhóm 1: Thuyết trình về đất nước
Đan Mạch bằng bảng phụ.
- Là một quốc gia nằm trong khu vực Bắc
Âu có khí hậu lạnh. Vào mùa đơng nhiệt độ
trung bình vào khoảng - 20 độ C đến - 30
độ C.
- Là đất nước có nền kinh tế cơng nghiệp
phát triển.
- Có kì nghỉ đông kéo dài từ ngày Noel
(25/12) đến Tết dương lịch.
- Một loại cây mà người dân đất nước Đan
Mạch u thích vào dịp Noel và Tết đó là
cây thơng.
Báo cáo nhóm 3: Trình bày bằng video chỉ
lược đồ về đất nước Đan Mạch.
GV nhận xét nhóm 1, 3:
20

skkn


Cả hai nhóm đã có những hiểu biết cơ bản
về đất nước Đan Mạch trên các khía cạnh
vị trí địa lí, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc
biệt, nhóm 3 đã có phần chuẩn bị video với
rất nhiều hình ảnh sinh động về đất nước
Đan Mạch. Như các em đã biết, Đan Mạch
là một trong những quốc gia bình yên trên
thế giới nhưng khơng phải lúc nào con
người cũng có cuộc sống hạnh phúc mà đâu

đó vẫn cịn những mảnh đời bất hạnh. Dựa
vào cuộc sống, nhà văn An-đec-xen đã xây
dựng câu chuyện “Cô bé bán diêm”. Để
hiểu hơn về tác giả và tác phẩm, chúng ta
cùng đến với kết quả của nhóm 2 và nhóm
4:
- Nhóm 2: Báo cáo bằng bảng phụ.
- Nhóm 4: Thuyết trình song ngữ Anh –
Việt.
GV nhận xét: Qua phần thuyết trình của
các nhóm, chúng ta thấy nhóm 2 đã tìm
được điểm sáng về đề tài, phong cách của
nhà văn An-đex-xen. Nhóm 4 đã có sự
chuẩn bị công phu hơn: các em đã biết kết
hợp song ngữ Anh Việt để thuyết trình về
tác giả An-đex-xen với một số tác phẩm
nổi tiếng. Một lần nữa cô biểu dương tinh
thần chuẩn bị bài của các em!
- GV giới thiệu thêm một số tác phẩm khác
của An-đex-xen (GV bấm slide)
Trong những tác phẩm ấy, chúng ta
không thể không nhắc đến câu chuyện “
Cô bé bán diêm”. Lấy cảm hứng từ một
câu chuyện có thực, An-đex-xen đã gặp cơ
bé vào đúng ngày Giáng sinh giá lạnh. Ít
lâu sau, cơ bé đã qua đời. Xúc động trước
cái chết ấy, nhà văn đã viết câu chuyện cổ
tích “ Cơ bé bán diêm”. Vậy để hiểu hơn
về văn bản này, cơ trị chúng ta cùng
chuyển sang phần Đọc, tìm tóm tắt văn

bản.
- GV hướng dẫn cách đọc: chú ý giọng
chậm, buồn, thương cảm, xót xa.
21

skkn


- GV cho HS nghe đọc một đoạn video:
Đây là truyện cổ tích nổi tiếng đã được
dịch ra nhều thứ tiếng trên thế giới, là cuốn
sách gối đầu giường của trẻ thơ. Tác phẩm
đã được chuyển thể qua phim ảnh, chuyện
kể. Bây giờ cả lớp sẽ nghe đọc 1 đoạn
video đọc phần đầu tiên của văn bản, sau
đó các em sẽ có nhiệm vụ tóm tắt tiếp phần
cịn lại dựa vào việc sắp xếp các sự việc
theo trình tự câu chuyện.
HS nghe 1 đoạn video phần mở đầu văn
bản.
Gọi HS đọc tiếp từ: Chà! Giá quẹt....cha
mắng.
HS nhận xét.
GV nhận xét
GV: Trình chiếu trên silde các sự việc được
sắp xếp lộn xộn.
HS làm việc cặp đơi.
HS trình bày
GV u cầu HS nhận xét
GV nhận xét

- GV lưu ý học sinh tìm hiểu một số từ khó
được giải thích ở phần chú thích.
- Dựa vào phần đọc và tóm tắt, chúng ta đi
vào tìm hiểu các yếu tố nghệ thuật của văn
bản.
* Hoạt động 2.2: Tìm hiểu chi tiết
a. Hoạt động 2.2.1: Tìm hiểu thời gian
nghệ thuật
- Mục tiêu: Nhận ra được dụng công đặc
sắc của nhà văn trong việc xây dựng thời
gian nghệ thuật.
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, phát
vấn.
Để tìm hiểu phần này, cơ có gói câu hỏi 1
dành cho các nhóm: (cho vào 1 sile kích
lên phơng chiếu)
1. Tác giả đặt nhân vật vào thời gian nào?
Tìm chi tiết?
2. Em có cảm nhận như thế nào về thời
gian này?
22

skkn

1. Thời gian nghệ thuật

- Đêm giao thừa
- Sáng mồng một
→ Thời gian đặc biệt gợi sum họp, thiêng
liêng

→ Tô đậm tình cảnh đáng thương, bất
hạnh


3. Tại sao nhà văn lại lựa chọn thời gian
này cho câu chuyện?
GV gọi đại diện của một nhóm lên trình
bày, các nhóm cịn lại nhận xét.
Đại diện nhóm trả lời:
- Thời gian: Đêm giao thừa, sáng mồng một
đầu năm.
- Đêm giao thừa: Đêm cuối cùng một năm,
mọi người sum họp bên gia đình để chào
đón năm mới.
- Sáng mồng một: Ngày bắt đầu năm mới.
- Nhà văn lựa chọn thời gian này để làm
nổi bật nhân vật cô bé bán diêm.
HS nhận xét
GV nhận xét và chốt.
- GVcho HS hoạt động cá nhân:
GV: Nhà em thường có những hoạt động
gì trong đêm giao thừa và sáng mồng
một?
HS trả lời
- Đi hái lộc
- Xem táo quân
- Ăn mứt, bánh kẹo
- Ăn cơm đón giao thừa
- Đi chúc tết
- Ăn uống đầu năm

GV nhận xét: Như vậy, em và gia đình
mình đã cùng tham gia vào rất nhiều hoạt
động. Cô cảm nhận rất rõ khơng khí đầm
ấm, vui vẻ của gia đình các em.
GV: Em có thích được đón giao thừa
khơng?
Giao thừacó ý nghĩa với em khơng?
HS trả lời:
- Em thích
- Em được thêm một tuổi, được mặc những
bộ quần áo mới, được lì xì, được ăn uống,
vui chơi thỏa thích.
GV nhận xét, bổ sung: Không chỉ các em
thấy ý nghĩa mà tất cả con người trên thế
giới này đều thấy đây là hai thời khắc
thiêng liêng gợi sự sum họp.
23

skkn


- > GV ghi bảng: Thời gian đặc biệt gợi
sum họp, thiêng liêng.
Qua phần phát biểu, cô thấy các e rất
hạnh phúc, sung sướng khi được sống
trong những thời khắc đặc biệt này.
Nhưng cùng với lứa tuổi các em, cô bé
bán diêm đã làm gì và đã có suy nghĩ như
thế nào trong những thời khắc đặc biệt
này, cơ trị mình cùng tìm hiểu tiếp nhé.

GV: Vậy tại sao, nhà văn lại lựa chọn hai
thời gian đặc biệt như vậy chứ khơng phải
là những thời gian khác?
- HS có thể trả lời được hoặc không trả lời
+ HS trả lời được-> GVchốt trên bảng đồng
thời nói chúng ta sẽ đi khám phá vì sao bạn
a, hoặc bạn b lại có kết luận như vậy, đến
phần khám phá sau vì sao bạn a, hoặc bạn b
lại có kết luận như vậy, đến phần khám phá
sau GV sẽ quay lại phần thời gian và khẳng
định một lần nữa lời phát biểu của bạn a là
có cơ sở.
+ HS khơng trả lời được thì sẽ bỏ ngỏ, sau
đó khi tìm tiếp phần sau sẽ điền và nhấn
mạnh con người luôn tồn tại trong một
không gian, thời gian nhất định, tất cả đều
là dụng công nghệ thuật của nhà văn. Vậy
để hiểu thật cụ thể dụng ý đó, chúng ta sẽ
được tìm hiểu ở phần con người nghệ thuật.
- GV chuyển: Các em ạ, tác giả khơng chỉ
đặt nhân vật của mình vào thời gian đặc
biệt mà cịn lựa chọn một khơng gian ấn
tượng. Để hiểu về điều đó cơ các em trả
lời cho cơ gói câu hỏi sau:
b. Hoạt động 2.2.2: Tìm hiểu không gian
nghệ thuật :
- Mục tiêu: nhận ra được dụng công đặc
sắc của nhà văn trong việc xây dựng không
gian nghệ thuật.
- Phương pháp: thảo luận nhóm, phát vấn.

- Gói câu hỏi 2:
( 1 silde kích lên phơng chiếu)
1.Tác giả đặt nhân vật vào không gian
24

skkn

2. Không gian nghệ thuật

+ Không gian tự nhiên:
+ Không gian sinh hoạt
uất
Tối tăm, nhỏ bé

Khắc nghiệt
Ấm áp
Giàu có, sầm


nghệ thuật nào? Tìm chi tiết?
(Gợi ý: Khơng gian tự nhiên? Khơng gian
sinh hoạt?)
2. Em có nhận xét gì về không gian nghệ
thuật này?
3. Việc đặt nhân vật cô bé vào hai khoảng
khơng gian như vậy có ý nghĩa như thế
nào?
GV gọi đại diện của một nhóm lên trình
bày, các nhóm cịn lại nhận xét.
Đại diện nhóm trả lời:

- Khơng gian tự nhiên:
+ Trời rét, tuyết phủ,bóng tối -> Khắc
nghiệt
+ Mặt trời lên trong sáng, chói chang->Ấm
áp
- Khơng gian sinh hoạt:
+ Ngôi nhà, cửa sổ mọi nhà sáng rực
+ Phố sực nức mùi ngỗng quay
-> Giàu có, sầm uất, sang trọng
+ Xó tường -> Nhỏ bé, lạnh lẽo, tối tăm.
- GV bổ sung: Bên cạnh khơng gian khắc
nghiệt cịn xuất hiện một không gian thứ
2 với mặt trời lên trong sáng, chói chang.
Bên cạnh một khơng gian giàu có, sầm
uất là khơng gian bé nhỏ, lạnh lẽo, tối
tăm. Vậy vì sao lại xuất hiện những
không gian này? Dụng công nghệ thuật
của nhà văn khi xây dựng những khơng
gian đó là gì? Các em sẽ cùng cơ tìm hiểu
tiếp ở phần sau và trả lời cho câu hỏi này
nhé!
- GV chuyển: Như vậy, chúng ta đã tìm
hiểu thời gian, khơng gian nghệ thuật của
tác phẩm. Trong thời gian đêm giao thừa,
sáng mồng một, trong khơng gian khu
phố sầm uất, giàu có như vậy, con người
trong xã hội ấy có được hưởng trọn vẹn
niềm vui và hạnh phúc hay khơng hay vẫn
cịn những mảnh đời bất hạnh, đau khổ?
Để hiểu về điều đó, cơ cùng các em tiếp

tục sang tìm hiểu con người nghệ thuật
25

skkn

3. Con người nghệ thuật

- Hoàn cảnh:
+ Mồ côi
+ Nghèo khổ
+ Bị bỏ rơi


×