Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Skkn giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc vận động“học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.73 KB, 36 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách
mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hố thế giới đã đi
xa, nhưng để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá,
những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng.
Cả cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng,
toàn dân ta nguyện phấn đấu suốt đời học tập và noi theo.
Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, tích cực và
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa
đồng thời việc giáo dục đạo đức cho học sinh cũng không phải là vấn đề đơn
giản. Nó địi hỏi người thầy phải có những phương pháp giáo dục phù hợp, giúp
học sinh phát triển nhân cách một cách hoàn thiện, tránh cho học sinh tiếp xúc
với những hành vi tiêu cực, làm sao để cho các em có được lối sống thích nghi
với thời đại. Song cũng cần phải cho học sinh thấy được những nét đẹp, những
phẩm chất cao quý, những truyền thống quý báu của dân tộc; hình thành cho học
sinh một phong cách sống lành mạnh thì việc học tập và làm theo tấm gương đạo
đức của Người trở nên hết sức quan trọng.
Bởi vì, tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh luôn là bộ phận quan trọng
của nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta
phát huy nội lực, vượt qua thách thức, khó khăn để tiến lên.
Chính vì vậy, mà Hội nghị Trung ương 12 khoá IX đã thảo luận và quyết
định triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh trong tồn Đảng và toàn xã hội”.
Với bản thân từ khi được tìm hiểu, học tập rồi làm theo tấm gương đạo
đức của Người tơi cảm thấy mình trở nên tích cực, chủ động trong công việc, lạc
quan, mạnh mẽ hơn trước thử thách khó khăn. Từ đó, việc rèn luyện đạo đức đối


với tôi là một việc làm diễn ra một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và hoàn toàn tự
Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng

skkn

1


Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

giác. Vì thế, mà tơi nảy sinh một mong muốn đó là đem ánh đuốc sáng ngời của
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để soi đường cho việc hình thành nhân cách của
các em học sinh thân yêu của mình.
Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và Nghị quyết của Ban
chấp hành Trung ương về giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức cho học sinh, nâng cao vai trò, hiệu quả của công tác chủ
nhiệm lớp, xuất phát từ những đổi mới về xã hội và vai trò của giáo dục trong sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Xác định vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên, nhất là giáo
viên chủ nhiệm lớp trong giai đoạn hiện nay, xác định được những ảnh hưởng to
lớn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với bản thân, với học sinh và tồn xã
hội. Đó cũng là lý do tôi chọn và viết đề tài: “Giáo dục đạo đức cho học sinh
lớp 3 thông qua cuộc vận động“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng


skkn

2


Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

B. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
I. Chức năng của giáo viên chủ nhiệm lớp:
1. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người quản lý giáo dục toàn diện học
sinh một lớp:
Chúng ta cần hiểu quản lý giáo dục không chỉ là nắm được những chỉ số
của quản lý hành chánh như tên, tuổi, số lượng, gia cảnh, trình độ học sinh về
học lực và hạnh kiểm ... mà còn phải dự báo xu hướng phát triển nhân cách của
học sinh trong lớp để có phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học phù
hợp với điều kiện, khả năng của mỗi học sinh.
Muốn thực hiện chức năng quản lý giáo dục tồn diện, địi hỏi giáo viên
chủ nhiệm phải có những tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và phải có
những kỹ năng cơ bản về tâm lý học, giáo dục học và phải có nhiều kỹ năng sư
phạm như: kỹ năng tiếp cận đối tượng học sinh, kỹ năng nghiên cứu tâm lý lứa
tuổi, xã hội, kỹ năng đánh giá, kỹ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp và phải có
những kỹ năng nhạy cảm sư phạm để có dự đốn đúng, chính xác sự phát triển
nhân cách của học sinh, ...định hướng giúp các em lường trước những khó khăn,
thuận lợi, vạch ra những dự định để tự hoàn thiện về mọi mặt.
Trong chức năng quản lý giáo dục, cần quan tâm tới việc đạo đức đồng

thời quản lý học tập và quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách. Hai mặt
trên có quan hệ hỗ trợ, tác động lẫn nhau, đôi khi việc giáo dục đạo đức có tác
động mạnh mẽ đến chất lượng văn hoá nhất là trong thời điểm hiện nay ảnh
hưởng tiêu cực của xã hội đã lan vào trong nhà trường.
2. Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức tập thể học sinh hoạt động tự
quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi học sinh:
Đây là chức năng rất đặc trưng của giáo viên chủ nhiệm mà các giáo viên
bộ mơn khác khơng làm chủ nhiệm lớp khơng có thể. Giáo viên chủ nhiệm
Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng

skkn

3


Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

khơng nên làm thay đội ngũ tự quản của lớp mà nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên
chủ nhiệm là bồi dưỡng năng lực tự quản cho học sinh của lớp, bằng cách tổ
chức hợp lý đội ngũ tự quản để nhiều học sinh được tham gia vào đội ngũ tự
quản. Đội ngũ tự quản bao gồm: Ban cán sự lớp, các tổ trưởng và những em
được phân công phụ trách từng mặt hoạt động của lớp như: học tập, văn nghệ,
thể dục, hoạt động ngoại khố...
Để phát huy vai trị cố vấn, giáo viên chủ nhiệm cần có năng lực dự báo
chính xác khả năng của học sinh trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải khêu gợi
tiềm năng sáng tạo của các em trong việc đề xuất các nội dung hoạt động, xây
dựng kế hoạch hoạt động toàn diện phù hợp với nhiệm vụ và điều kiện của mỗi

tháng, mỗi học kỳ của từng năm học, giáo viên chủ nhiệm chỉ là người giúp học
sinh tự tổ chức các hoạt động đã được kế hoạch hố. Điều đó khơng có nghĩa là
khốn trắng, đứng ngồi hoạt động của tập thể học sinh lớp học mà cùng hoạt
động, điều chỉnh hoạt động, kịp thời giúp đỡ các em tháo gỡ những băn khoăn
trong quá trình hoạt động, bàn bạc, tranh thủ các lực lượng trong và ngoài nhà
trường tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh của lớp tổ chức hoạt động.
3. Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ
chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực
lượng giáo dục:
Chức năng này trước hết thể hiện ở chỗ, giáo viên chủ nhiệm có trách
nhiệm truyền đạt đầy đủ nội quy, tư tưởng chỉ đạo của Ban giám hiệu tới học
sinh lớp chủ nhiệm. Ở góc độ này giáo viên chủ nhiệm là nhà quản lý, nhà sư
phạm, đại diện cho hiệu trưởng truyền đạt những yêu cầu đối với học sinh, với
phương pháp thuyết phục, thái độ nghiêm túc để mỗi học sinh và tập thể lớp ý
thức đầy đủ trách nhiệm phải tuân thủ, tự giác thực hiện.
Chức năng cầu nối có thể hiện là người đại diện cho quyền lợi chính
đáng của học sinh trong lớp, bảo vệ học sinh về mọi mặt một cách hợp lý, phản
ánh với hiệu trưởng, các giáo viên bộ mơn, với gia đình và đồn thể trong và
Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng

skkn

4


Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”


ngồi nhà trường về nguyện vọng chính đáng của học sinh, để có giải pháp giải
quyết phù hợp, kịp thời, có tác dụng giáo dục.
Ngồi việc nắm chắc tình hình học sinh trong lớp chủ nhiệm. Giáo viên
chủ nhiệm còn cần xác định được các nhân tố, các mối quan hệ, các điều kiện
cần thiết trong và ngoài nhà trường, để có thể tận dụng, phát huy mọi tiềm năng
vào cơng tác chủ nhiệm lớp, huy động hiệu quả tiềm năng của xã hội vào giáo dục.
4. Đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong
trào chung của lớp:
Chức năng này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với quá trình học tập,
rèn luyện, phát triển nhân cách của học sinh vì sự đánh giá khách quan, chính
xác, đúng mức là một điều kiện để thầy trò điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch bài
học, ... hoạt động cho cả lớp và mỗi thành viên.
Khi đánh giá phong trào hoạt động của lớp cần căn cứ vào yêu cầu, kế
hoạch hoạt động toàn diện đã đặt ra, đồng thời cũng nên so sánh với phong trào
chung của toàn trường, giáo viên chủ nhiệm cần tránh cách nhìn thiên vị và chỉ
chú ý đến một số nội dung hoạt động. Khi đánh giá từng cá nhân học sinh nên
căn cứ vào năng lực, điều kiện cụ thể của từng em, cần tránh quan điểm khắt
khe, định kiến, thiếu quan điểm vận động và phát triển, nhất là đối với học sinh
gặp hồn cảnh khó khăn, có đặc điểm tâm sinh lý đặc biệt.
Điều quan trọng là sau khi đánh giá, nhận định dù là phong trào của lớp
hay từng học sinh, cần vạch ra phương hướng, nêu những yêu cầu với thái độ
nghiêm túc, tôn trọng nhân cách học sinh và với tấm lòng yêu thương các em
như con em mình.
Lưu ý: Những yêu cầu đặt ra không nên quá cao hoặc quá thấp so với
năng lực và điều kiện của học sinh. Vì quá cao, phấn đấu khơng đạt được học
sinh dễ nản chí, thiếu tự tin, kém phấn khởi, nếu yêu cầu quá thấp học sinh dễ
dàng đạt tới sẽ kìm hãm sự nỗ lực ý chí, thiếu sáng tạo, đơi khi học sinh chủ
quan, tự mãn, cả hai trường hợp trên đều ít tác dụng giáo dục.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng


skkn

5


Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Vì vậy, yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm đặt ra phải được học sinh tự
giác chấp nhận, phải có nỗ lực vượt khó, có quyết tâm thực hiện thì mục tiêu đạt
được mới cao.
Nhận định đánh giá và yêu cầu đối với học sinh là hai mặt có quan hệ
khăng khít với nhau. Khi thực hiện chức năng đánh giá và đề xuất yêu cầu giáo
dục cần nên tham khảo ý kiến của các giáo viên bộ môn, đội ngũ cán bộ tự quản
của lớp và các lực lượng giáo dục khác biệt là với cha mẹ học sinh. Đối với
những học sinh có hồn cảnh và đặc điểm tâm lý đặc biệt, học sinh có những
thiếu sót, ... cần thiết tham khảo ý kiến của đội ngũ tự quản lớp và những người
đáng tin cậy để có nhận định, đánh giá đúng với thực tế. Để đánh giá khách
quan, chính xác q trình rèn luyện của từng học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần
xây dựng chuẩn thang đánh giá (tự đánh giá tập thể tổ, lớp đánh giá, cha mẹ học
sinh, một số giáo viên giảng dạy bộ môn, tổng phụ trách Đội, cán sự môn học...)
II. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp:
1. Nắm vững mục tiêu giáo dục của cấp học, lớp học, chương trình
giáo dục dạy học của trường:
Đây là nhiệm vụ trước mắt, cần thiết vì chỉ trên cơ sở nắm vững mục tiêu
cấp học, nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình dạy học
và hoạt động của trường thì mới có cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp
chủ nhiệm, có khả năng thực thi và đảm bảo hiệu quả giáo dục.

Ở mỗi trường, mỗi giáo viên chủ nhiệm cần có các văn bản cần thiết như:
- Mục tiêu cấp học.
- Chỉ thị từng năm học (nhiệm vụ trọng tâm hàng năm).
- Chương trình giảng dạy của các môn học.
- Kế hoạch năm học của nhà trường.
- Một số văn bản hướng dẫn các công tác liên quan đến vấn đề giáo
dục, dạy học như: Các khoản thu đầu năm, miễn giảm đóng góp, chế độ chính

Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng

skkn

6


Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

sách đối với con em thương binh, liệt sĩ, gia đình khó khăn, quy chế khen thưởng
học sinh, kỉ luật, nội quy nhà trường.
2. Tìm hiểu để nắm vững cơ cấu tổ chức của nhà trường, nhiệm vụ này
được cụ thể hố bằng cơng việc sau đây:
- Tổ chức và phân công của Ban giám hiệu.
- Cơ cấu tổ chức Chi bộ, Cơng Đồn, Đồn Đội của nhà trường sau các
đại hội hàng năm.
- Đội ngũ giáo viên, các tổ chuyên môn và các giáo viên dạy bộ môn
nhằm hiểu rõ hồn cảnh, trình độ, năng lực, tính cách của từng giáo viên tham
gia dạy lớp mình chủ nhiệm để thiết lập mối quan hệ trong giáo dục.

- Nắm vững đội ngũ giáo viên phụ trách từng mặt hoạt động giáo dục của
nhà trường: Văn nghệ, thể dục thể thao, lao động, thư viện, y tế, bảo vệ, …
Cần nắm vững tên địa chỉ để liên lạc phối hợp hoạt động vì cơng tác giáo dục
của lớp chủ nhiệm.
3. Tiếp nhận học sinh lớp chủ nhiệm, nghiên cứu và phân tích mọi đặc
điểm của đối tượng trong lớp và các yếu tố tác động đến các em bao gồm đặc
điểm tâm sinh lý, nhân cách, năng lực của mỗi em, hoàn cảnh gia đình và sự
quan tâm của gia đình đối với các em:
Để thực hiện được nhiệm vụ này, giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp nhiều
phương pháp, phối hợp nhiều lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường. Việc
nhanh chóng hiểu từng em trong lớp là một nội dung và nhiệm vụ rất quan trọng
của giáo viên chủ nhiệm. Trên cơ sở đó, xây dựng một chương trình giáo dục, tổ
chức hoạt động toàn diện các mặt nhằm phát triển trí tuệ, nhân cách, năng lực
của học sinh lớp chủ nhiệm trên nguyên tắc phát triển năng lực tự quản của các
em.
4. Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên chủ nhiệm phải
tự hoàn thiện phẩm chất, nhân cách của người thầy giáo theo một số yêu cầu
sau đây:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng

skkn

7


Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”


- Trau dồi lòng yêu nghề, yêu thương học sinh, thực hiện trên hành động
“Tất cả vì học sinh thân yêu”. Quan tâm tới mọi khía cạnh đối với từng học sinh
lớp chủ nhiệm, nhưng quan trọng nhất là giúp đỡ các em rèn luyện ý thức, thái
độ, hình thành những phẩm chất, tình cảm trong sáng đúng đắn, xây dựng cho
các em hoài bão, lý tưởng sống cao đẹp.
- Chỉ có thể phát huy ảnh hưởng tốt đến học sinh, khi bản thân giáo viên
chủ nhiệm là một nhân cách tốt.
- Chỉ có thể trở thành một giáo viên chủ nhiệm tốt khi thực sự giáo viên
chủ nhiệm là một mẫu mực trong cuộc sống, giải quyết tốt các mối quan hệ
không chỉ đối với học sinh lớp chủ nhiệm mà cịn đối với gia đình, đồng nghiệp,
với mọi người trong cộng đồng nơi ở và toàn xã hội. Giáo viên chủ nhiệm phải
là một mẫu mực của một công dân đối với nhiệm vụ được xã hội, nhà trường
giao phó, thực hiện gương mẫu các quy định của pháp luật.
5. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp
là không ngừng học tập chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, nhằm đổi mới
phương pháp giáo dục, dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện trong nhà trường:
Để đạt được mục tiêu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hố. Đội ngũ thầy cơ giáo nói chung và giáo
viên chủ nhiệm lớp nói riêng cần bồi dưỡng thường xuyên một số nội dung sau
đây:
- Những tri thức mới và khả năng vận dụng tri thức khoa học đang giảng
dạy vào cuộc sống.
- Những tri thức khoa học công cụ: Tin học, Ngoại ngữ.
- Những tri thức về khoa học có tính phương pháp luận như triết học,
phương pháp tiếp cận các vấn đề tự nhiên, xã hội.
- Những hiểu biết về khoa học xã hội, nhân văn, tri thức về lịch sử, văn
hoá, pháp luật, tâm lý học, …
Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng


skkn

8


Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

- Ngồi những kiến thức xã hội nói chung, để làm tốt công tác, giáo viên
chủ nhiệm phải không ngừng học tập bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Trước hết
cần nắm vững lý luận giáo dục, lý luận dạy học, nắm vững cách tiến hành xã hội
hoá giáo dục, huy động mọi tiềm năng của xã hội giáo dục học sinh lớp chủ
nhiệm, nắm vững phương pháp giáo dục cá nhân và giáo dục tập thể. Đặt cá
nhân trong tập thể, dùng tập thể học sinh để giáo dục cá nhân.
- Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cần trau dồi, nắm vững và biết sử dụng
các phương pháp khác như: giáo dục bằng truyền thống, giáo dục bằng hệ thống
viễn cảnh, giáo dục bằng kỷ luật sinh hoạt, … đó là những phương pháp giáo
dục hành vi đạo đức nhân cách học sinh có hiệu quả.
Giáo viên chủ nhiệm hơn ai hết cần phải có một số năng lực, tính cách để
làm tốt cơng tác chủ nhiệm như:
- Bình tĩnh, khả năng tự kìm chế.
- Trung thực, cơng bằng, nhân ái.
- Giữ chữ tín, tự trọng.
- Có năng lực sư phạm như nhạy cảm sư phạm, tiếp cận đối tượng khác
nhau, biết đối xử cá biệt hoá, lập kế hoạch tổ chức hoạt động, kiểm tra, đánh giá
hiệu quả hoạt động, cảm hố, thuyết phục, tự hồn thiện, sáng tạo.
6. Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức liên kết toàn xã hội để xây
dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thống nhất hoạt động, thực hiện các

mục tiêu, nội dung giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm:
Đây là một nhiệm vụ rất đặc trưng của giáo viên chủ nhiệm lớp, thể hiện
vai trò, chức năng tổ chức quản lý.
Muốn thực hiện nhiệm vụ này, giáo viên chủ nhiệm cần tranh thủ tối đa
sự giúp đỡ của ban giám hiệu. Cần hợp pháp hóa mọi hoạt động của giáo viên
chủ nhiệm với tư cách là người đại diện hiệu trưởng.
Vì vậy, mọi hoạt động đối ngoại nên lấy giấy giới thiệu của nhà trường,
hoặc có sự tham dự của Ban giám hiệu.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng

skkn

9


Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

C. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP
I. Đặc điểm tình hình lớp chủ nhiệm:
Năm học 2009 – 2010 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3 1, tình hình
chung của lớp do tơi chủ nhiệm như sau:
 Tình hình chung:
 Tổng số học sinh: 41/16 nữ
 Tổng số học sinh dân tộc: 02/02 nữ
 Học sinh khuyết tật: 0
 Học sinh khó khăn: 06/03 nữ
 Số học sinh đúng độ tuổi: 39 em

 Nhiều hơn một tuổi là: 02 em
II. Những thuận lợi:
- Là giáo viên dạy nhiều năm tích luỹ được một số kinh nghiệm trong
giảng dạy và công tác trong chủ nhiệm.
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường.
- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng với sự nhiệt tình
của Ban Đại diện cha mẹ học sinh.
- Phòng học, cơ sở vật chất được trang bị tương đối đầy đủ, sạch sẽ,
thoáng mát.
III. Những khó khăn:
- Điều kiện, phương tiện học tập của học sinh ở vùng sâu còn nhiều hạn chế.
- Điều kiện học tập ở nhà của các em cịn nhiều khó khăn.
- Lớp học tương đối đông.
IV. Những nhiệm vụ cần đạt được trong quá trình giáo dục đạo đức
cho học sinh lớp 3:
1. Nhiệm vụ 1: Tôn trọng ngưởi khác và có mối quan hệ cá nhân tốt.
1.1: Kính trọng thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi:
- Lễ phép chào hỏi thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng

skkn

10


Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”


- Xưng hô đúng mực với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi.
- Khơng nói xen ngang khi người lớn nói chuyện.
1.2: Đồn kết, ứng xử tốt với bạn bè:
- Đoàn kết với bạn bè trong và ngoài lớp.
- Giúp đỡ bạn bè trong và ngoài lớp.
- Ứng xử đúng mực với bạn bè.
2. Nhiệm vụ 2: Thể hiện thái độ ứng xử tích cực trong trường.
2.1: Đi học đều và đúng giờ:
- Nghỉ học có xin phép.
- Đến lớp học đúng giờ.
- Ít khi nghỉ học.
2.2: Góp phần giữ gìn trật tự lớp học:
- Khơng nói chuyện riêng.
- Tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Chú ý nghe thầy giáo, cô giáo giảng bài.
3. Nhiệm vụ 3: Chăm sóc giữ gìn vệ sinh thân thể và hình thức của bản
thân.
3.1: Chú ý đến hình thức của bản thân:
- Trang phục gọn gàng, phù hợp.
- Đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ.
- Tác phong nhanh nhẹn.
3.2: Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân:
- Giữ gìn thân thể sạch sẽ.
- Ngồi học đúng tư thế.
- Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống.
4. Nhi ệm vụ 4: Đóng góp vào các hoạt động của trường học
4.1: Tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp:
- Tham gia đầy đủ các hoạt động tập th ể của trường, lớp.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng


skkn

11


Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

- Nhiệt tình đóng góp cho các hoạt động chung.
- Khuyến khích các bạn trong lớp cùng tham gia các hoạt động chung.
4.2: Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cá nhân, trường, lớp và nơi công cộng:
- Bước đầu biết thực hiện các quy tắc về an tồn giao thơng và trật tự xã
hội.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng

skkn

12


Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

D. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
I. Tìm hiểu, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm lớp:

1. Tìm hiểu hoàn cảnh sống của từng học sinh:
Đầu năm học 2009 – 2010, sau khi được sự phân công của Ban giám
hiệu nhà trường là chủ nhiệm lớp 31 tôi liền thực hiện một số cơng việc để nắm
bắt tình hình học sinh của lớp mình như sau:
- Nhận hồ sơ bàn giao của giáo viên chủ nhiệm năm học 2008 – 2009.
Vừa kiếm tra hồ sơ bàn giao vừa tranh thủ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của
lớp cũ về tình hình của lớp như: chất lượng hạnh kiểm, thái độ học tập, lao động
các công tác khác, …
- Nắm lý lịch trích ngang của học sinh, đối chiếu với hồ sơ của học sinh,
nắm vững hoàn cảnh điều kiện sống của gia đình từng học sinh từng em về điều
kiện sinh hoạt vật chất (kinh tế đầy đủ hay túng thiếu), điều kiện sinh hoạt tinh
thần (có các phương tiện nghe nhìn hay khơng), tình cảm gia đình đầy đủ, ấm
cúng hay thiếu thốn, quan hệ của gia đình (bố, mẹ) tốt hay khơng tốt với hàng
xóm láng giềng. Nhờ vào việc tìm hiểu nắm vững gia phong, gia cảnh, hoàn
cảnh sống của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm, tơi đã biết được ngun
nhân những yếu tố tích cực hoặc tiêu cực, những thuận lợi hay khó khăn đang
tác động cho học sinh. Đồng thời biết phương pháp giáo dục của gia đình (tốt
hay chưa tốt) để có thể tham mưu, tư vấn và phối hợp với gia đình, lựa chọn
phương pháp tác động phù hợp.
Kết quả tìm hiểu hồn cảnh gia đình học sinh lớp 3/1 do tôi chủ nhiệm:
 Tổng số học sinh 41/16 nữ.
 Hồn cảnh kinh tế gia đình:
+ Sung túc: 04 hộ
+ Đủ ăn: 26 hộ
+ Hộ nghèo: 09 hộ
+ Hoàn cảnh éo le: 02 hộ
Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng

skkn


13


Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Đây là cơ sở ban đầu để tôi đề ra biện pháp trong quá trình thực hiện năm
học.
2. Tìm hiểu những đặc điểm về thể chất, sinh lý của từng học sinh:
Xác định cần phải nắm vững, chính xác về thể lực (chiều cao, cân
nặng…) sức khỏe (khoẻ mạnh hay bệnh tật gì, vóc dáng bình thường hay khuyết
tật, gù, thọt, mắt kém hay kém tai…). Nhờ đó, giáo viên sẽ hướng sự quan tâm
của cả lớp tới việc giúp những em khỏe phát huy mặt mạnh (đảm nhận những
công việc nặng nhọc, giúp đỡ bạn yếu hơn) đồng thời hướng sự quan tâm, thông
cảm, giúp đỡ của cả lớp đối với những bạn có thể trạng khơng bình thường kém
mắt, kém tai ngồi ở vị trí thuận lợi nhất để học có hiệu quả; thơng cảm, gần gũi,
giúp đỡ các bạn hoà nhập nhằm hạn chế và mặc cảm về khuyết tật của mình
cùng nhau phấn đấu vươn tới mục tiêu chung trong tình cảm của tập thể lớp đồn
kết thân ái.
3. Tìm hiểu về tâm lý của mỗi học sinh:
Việc nắm vững đặc điểm tâm lý của mỗi học sinh trong q trình dạy học
rất quan trọng vì nó giúp tôi lựa chọn, sử dụng những phương pháp giáo dục phù
hợp với từng học sinh, đặc biệt là giáo dục học sinh cá biệt.
Vì thế, tơi ln ln gần gũi, quan tâm chăm sóc các em, phát hiện
những khả năng nhận thức, tư duy ở mỗi em (thông minh, nhanh nhẹn hay bình
thường hoặc chậm) trong học tập, lao động, vui chơi, giao tiếp; tác phong hoạt
bát hay chậm chạp, hứng thú hoạt động, sở thích nhu cầu giao tiếp và tình cảm
của mỗi em (thích giao tiếp, cởi mở hay lầm lì, ưu tư…) hoặc tính cẩn thận,

chính chắn trong học tập sinh hoạt hay cẩu thả, bồng bột, tính hiền dịu hay nóng
nảy, …
4. Nắm vững tính cách và những hành vi đạo đức của từng học sinh:
Chăm học hay lười học, khiêm tốn hay ba hoa, trung thực hay giả dối,
mạnh dạn hay nhút nhát, vị tha hay ích kỷ với bạn bè và mọi người; có tính tự
lập hay ỷ lại dựa dẫm vào người khác; biết tự trọng, có ý thức xây dựng bảo vệ
Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng

skkn

14


Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

danh dự bản thân và tập thể hay là vô tổ chức kỷ luật; biết kính trên, nhường
dưới, tơn trọng mọi người, tôn trọng pháp luật, tôn trọng bản thân hay sống
bng thả, tuỳ tiện vơ văn hố, đặc biệt quan tâm đến thái độ, cách ứng xử của
học sinh đối với các thành viên trong gia đình, đối với thầy cô giáo và bạn bè
đúng hay chưa đúng chuẩn mực đạo đức; ở mỗi em có năng khiếu và sở thích gì?
(mơn học nào, hoạt động nào, văn nghệ hay thể thao…)
Tìm hiểu tính cách hành vi đạo đức và sở thích của từng học sinh rất
quan trọng và cần thiết, nó giúp tơi tác động những tác động sư phạm phù hợp
nhằm khơi dậy và phát huy được mặt mạnh sẵn có ở các em đồng thời hình
thành, phát triển những phẩm chất cần thiết. Xây dựng cho từng em có cuộc
sống tâm hồn, tình cảm phong phú, trong sáng cao cả và nhân hậu, có năng lực
và sức khoẻ dồi dào làm nền móng ban đầu để đào tạo đội ngũ kế thừa phục vụ

cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hố đất nước.
II. Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm:
Để tiến hành xây dựng lớp thành một tổ chức tập thể đoàn kết nhất trí,
biết tự quản các cơng việc của tập thể lớp, tôi thực hiện một số công việc như
sau:
1. Tổ chức “Bộ máy tự quản” của lớp:
- Sau khi tìm hiểu về trình độ của từng học sinh tơi thiết lập “Bộ máy tự
quản” lớp 31 như sau:
Cán bộ lớp:
-

Lớp trưởng:

-

Lớp phó học tập:

-

Lớp phó văn nghệ - Lao động:
Các hoạt động của lớp như sau:

-

Lớp trưởng: phụ trách chung

-

Lớp phó: gồm có 2 lớp phó mỗi em phụ trách một nội dung hoạt


động của lớp.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng

skkn

15


Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

- Tổ học tập: chia làm 04 tổ, trong từng tổ sắp xếp xen kẽ trình độ học
sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, phân cơng các bạn khá giỏi giúp đỡ các bạn yếu.
Tổ trưởng điều khiển hoạt động của tổ, có sổ theo dõi đánh giá và tổng hợp đánh
giá các hoạt động của tổ vào cuối tuần (trong tiết sinh hoạt tập thể). Lớp trưởng
sẽ tổng hợp báo cáo. Tôi dựa trên cơ sở này điều chỉnh hoạt động của lớp để đạt
hiệu quả cao hơn cho những tuần học kế tiếp.
2. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cho từng loại cán bộ tự quản:
Để rèn luyện cho đội ngũ cán bộ tự quản của lớp có phong cách hoạt
động hiệu quả, khoa học tôi thường xuyên nhắc nhở và quy định cụ thể trách
nhiệm của từng loại cán bộ tự quản của lớp.
 Nhiệm vụ của lớp trưởng:
Tổ chức theo dõi hoạt động tự qủan của lớp (dưới sự chỉ đạo, cố vấn của
giáo viên chủ nhiệm) như: các tiết sinh hoạt tập thể của lớp hàng tuần, các cuộc
họp cán bộ cốt cán của lớp, các hoạt động giáo dục theo quy mơ lớp. Ln ln
có trách nhiệm quản lý lớp trong mọi hoạt động tập thể của trường, nhận xét,
đánh giá kết quả thi đua các mặt của lớp hàng tháng, học kỳ và năm học.
 Nhiệm vụ của lớp phó học tập:

Tổ chức điều khiển các hoạt động tự quản học tập của lớp, tổ chức tìm
hiểu giải đáp thắc mắc trong học tập, tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập; phụ
trách, điều khiển các tổ trưởng, các cán sự bộ môn hoạt động tự học, có kế hoạch
giúp đỡ các bạn học kém; theo dõi, đánh giá kết quả học tập của lớp hàng tuần,
hàng tháng, học kì và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm trao đổi với đội ngũ tự
quản để có nhận định đánh giá hoạt động chung của lớp.
 Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách văn thể và lao động:
Điều khiển và theo dõi các hoạt động văn thể của lớp thông qua các cán
bộ tổ điều khiển các hoạt động văn hoá – văn nghệ - thể thao của lớp, nhận xét
đánh giá kết quả trước lớp và báo cáo cho lớp trưởng.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng

skkn

16


Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Nhận nhiệm vụ, tổ chức, phân công điều khiển các buổi lao động, vệ sinh
của lớp, nhận xét, đánh giá kết quả. Tuỳ theo từng cơng việc, lớp phó có thể tổ
chức điều khiển trực tiếp cả lớp hoạc thông qua các tổ trưởng dán tiếp theo dõi
có nhận xét, đánh giá hàng tháng (hoặc học kỳ) lớp phó tổng hợp kết quả và báo
cáo kết quả truớc lớp.
 Nhiệm vụ của các tổ trưởng:
Theo dõi và điều khiển các hoạt động của tổ, nắm được tình hình cụ thể

để học tập, kỷ luật của từng tổ viên, tổng hợp kết quả báo cáo hàng tuần nhắc
nhở, động viên các thành viên của tổ và báo cáo kết quả với ban cán sự lớp.
 Nhiệm vụ của các tổ phó:
Nhận nhiệm vụ từ tổ trưởng và lớp phó liên quan, tổ chức phân công theo
dõi các tổ viên thực hiện; nhận xét, báo cáo cho tổ trưởng và lớp phó liên quan.
 Nhiệm vụ của bàn trưởng (nhóm trưởng):
Nhắc nhở các bạn trong nhóm (cùng bàn) giữ trật tự kỷ luật trong giờ
học. Kiểm tra truy bài đầu giờ, nhắc nhở các bạn hồn thành bài tập các mơn học
mỗi ngày.
 Nhiệm vụ của đội sao đỏ:
Theo dõi kiểm tra, đánh giá, giữ trật tự, kỷ luật, thực hiện nội quy của lớp
và tổ, báo cáo kết quả hàng tuần, hàng tháng cho lớp trưởng và báo cáo trước lớp.
3. Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn nội dung ghi chép sổ công tác cho
từng loại cán bộ:
 Sổ công tác của lớp trưởng:
Ghi nhận nhiệm vụ của lớp trưởng, kế hoạch phấn đấu của lớp (nội dung,
chỉ tiêu, biện pháp) cả năm và từng tháng; ghi chép tình hình hàng tuần do lớp
phó, tổ trưởng, sao đỏ, … cung cấp.
 Sổ cơng tác lớp phó:
Ghi nhiệm vụ của lớp phó, dự kiến kế hoạch hàng tháng (tóm tắt); kết
quả hoạt động hàng tuần, hàng tháng.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng

skkn

17


Sáng kiến kinh nghiệm


Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

 Sổ cơng tác của tổ trưởng:
Ghi tóm tắt nhiệm vụ của tổ trưởng, danh sách và địa chỉ của tổ viên; kết
quả học tập (điểm tốt, xấu) kỉ luật trật tự, chấp hành nội quy và kết quả xếp loại
hoạt động của tổ viên hàng tháng.
 Sổ của sao đỏ:
Ghi chép tình hình kỉ luật trật tự, đạo đức hàng ngày (trong và ngoài giờ
học) ghi việc tốt, hành vi chưa tốt, thời gian cụ thể; nhận xét hàng tuần, hàng
tháng đối với các tổ để báo cáo cho đội trưởng sao đỏ tổng hợp đánh giá chung.
4. Giáo viên chủ nhiệm cần có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tự
quản:
Sau khi thành lập đội ngũ cán bộ tự quản của lớp, hướng dẫn cho các em
cách thức hoạt động, tôi luôn thường xuyên bồi dưỡng cho các em về nhận thức
(vị trí, vai trị nhiệm vụ của từng em trong tập thể); bồi dưỡng về nội dung, đặc
biệt là các phương pháp công tác thông qua các hoạt động thực tiễn nhằm phát
huy năng lực tự quản, tính sáng tạo của các em.
Tổ chức cho các em phân tích, đánh giá, khái qt hố kinh nghiệm hoạt
động; kiểm tra đánh giá hoạt động, của các em giúp các em khắc phục khó khăn,
động viên kịp thời những cố gắng, bảo vệ xây dựng và những uy tín của các em
với tập thể.
Qua quá trình học tập, hoạt động các mặt với một đội ngũ cán bộ tự quản
vừa có năng lực quản lý, gương mẫu mọi mặt với tập thể lớp đã góp phần rất lớn
trong cơng tác chủ nhiệm của lớp tôi.
III. Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện:
Giáo viên chủ nhiệm là người phải có năng lực tổ chức, quản lý, giáo dục
học sinh trong tiết sinh hoạt lớp hàng tuần, các buổi lao động hàng tháng, tham
gia hoạt động chung của toàn trường (chào cờ đầu tuần, kỷ niệm các ngày lễ
lớn). Với u cầu cơng tác địi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải cố vấn, giúp đội ngũ


Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng

skkn

18


Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

cán bộ tự quản của lớp tổ chức, điều khiển, quản lý các hoạt động này nhằm giáo
dục đạo đức nhân cách cho học sinh.
Chỉ có thơng qua các hoạt động mới rèn luyện, hình thành và phát triển
các kỹ năng: tổ chức, điều khiển, quản lý; kỹ năng giao tiếp năng động và sáng
tạo cho đội ngũ cán bộ và các thành viên mới thiết thực lập mối quan hệ lành
mạnh trong tập thể, mới tạo ra được ở các em tình cảm bạn bè, tình thầy trị, lịng
nhân ái, tình yêu thiên nhiên, ý thức dân tộc đúng đắn, ý thức công dân sâu sắc.
Việc giáo viên chủ nhiệm chăm lo xây dựng bầu khơng khí đồn kết nhất trí của
tập thể lớp chủ nhiệm có ý nghĩa vơ cùng to lớn trong việc giáo dục đạo đức học
sinh. Đó là tiền đề thuận lợi để thực hiện các nội dung giáo dục khác, góp phần
nâng cao kết quả học tập văn hoá, giáo dục lao động, giáo dục thẩm mỹ, vui chơi
giải trí.
1. Giáo dục đạo đức cho học sinh:
Giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà
trường nói riêng, của gia đình và xã hội nói chung. Đạo đức là yếu tố chi phối
hoạt động và giao lưu của con người suốt thời gian tồn tại và phát triển của họ.
Dù diễn ra trong hoàn cảnh điều kiện nào mọi hoạt động và giao tiếp đều góp

phần hình thành bộ mặt đạo đức của con người. Xác định nhiệm vụ quan trọng
này nên tôi luôn luôn tổ chức, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện để học sinh tham gia
vào các hoạt động và giao tiếp; đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức các hoạt
động chuyên biệt chứa đựng nội dung giáo dục đạo đức, nhân văn cho học sinh.
Cụ thể tôi đã tổ chức được những hoạt động như sau:
- Tổ chức thi đua học tập, rèn luyện trong học sinh có kiểm tra, đánh giá,
tuyên dương, khen thưởng cá nhân, nhóm, tổ trong hàng tuần, hàng tháng, học
kỳ, năm học.
- Hoạt động theo chủ đề về chính trị xã hội tôi chọn và thực hiện các
hoạt động như:
+ “Nhớ công ơn thầy cô”.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng

skkn

19


Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 thông qua cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

+ “Nét đẹp truyền thống của trường em, quê em”.
+ “Hành quân theo chân các chú bộ đội”.
+ “Mừng Đảng, mừng xuân”.
+ “Nhớ ơn thương binh, liệt sĩ”.
+ K ính yêu Bác Hồ.
Ngồi ra, tơi cịn tổ chức cho học sinh tham gia tích cực các hoạt động do
nhà trường, địa phương tổ chức như: thăm hỏi các mẹ Việt Nam anh hùng, thăm

hỏi tặng quà các gia đình neo đơn, khó khăn, thăm nom giúp đỡ gia đình các bạn
gặp khó khăn, tham gia việc giúp đỡ các dân tộc trên thế giới bị thiên tai, địch
hoạ, hoạt động giao lưu, kết nghĩa, hoạt động các ngày lễ lớn, chào mừng các sự
kiện chính trị xã hội trong nước và quốc tế.
2. Tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển nhận thức, trí tuệ học
sinh:
Để giáo dục đạo đức và cùng với giáo dục đạo đức, giáo viên tổ chức hợp
lý hoạt động học tập cũng như là nhiệm vụ hàng đầu của giáo viên chủ nhiệm.
Kết quả hoạt động học tập thể hiện ở khả năng nắm tri thức, ở sự phát triển năng
lực trí tuệ nói chung, năng lực tư duy sáng tạo nói riêng ở học sinh. Nó cịn phụ
thuộc vào các yếu tố như: ý thức về nghĩa vụ học tập, động cơ và thái độ học tập,
phương pháp học tập, điều kiện và phương tiện học tập.
Do đó, để nâng cao kết quả hoạt động học tập của lớp tôi đã đề ra những
yêu cầu học tập đối với các em, xây dựng dư luận tập thể lành mạnh giúp các em
xác định nghĩa vụ học tập của mình, xác định được động cơ học tập đúng đắn,
suy nghĩ tìm tịi biện pháp hay, tốt để đạt được kết quả học tập cao nhất.
Song song với việc tổ chức các hoạt động học tập tôi luôn luôn đi sâu, đi
sát lãnh đạo, hỗ trợ đội ngũ cán bộ lớp tổ chức các nhóm học tập “Đơi bạn cùng
tiến”, tổ chức các nhóm ngoại khố “Em u tốn học”, “những người u thích
Tự nhiên và xã hội” để các em trao đổi kinh nghiệm học tập … để giúp nhau
nắm vững tri thức và biết vận dụng vào thực tiễn.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Hiền - Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng

skkn

20




×