Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Skkn giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động tư vấn học đường ở trường thpt nguyễn đức mậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 57 trang )

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy rằng từ cổ đại đến hiện đại,
từ phương Đông đến phương Tây nhân loại luôn luôn cần đến đạo đức. Chúng ta
sẽ khơng hình dung nổi một xã hội mà ở đó thiếu sự hiện diện của đạo đức. Xã hội
càng phát triển, càng tiến bộ thì nhân loại càng cần đến đạo đức.
Ngày nay để xây dựng xã hội mới, chúng ta đang cần có những con người
mới. Những con người phát triển toàn diện cả đức và tài. Tuy nhiên, trong quan
hệ giữa đức và tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln ln lưu ý, nhắc nhở chúng ta phải
coi trọng cả tài và đức nhưng phải lấy đức là gốc. Bởi lẽ tài năng chỉ có thể phát
triển lâu bền trên nền của đức và tài năng chỉ có thể hướng thiện trên gốc của
đức. Nhìn nhận, đánh giá vai trò, tầm quan trọng của đạo đức đối với công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề
này. Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án tăng cường giáo dục lý tưởng cách
mạng đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 2020 với mục tiêu: “tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống
cho thế hệ trẻ Việt Nam nhằm tạo chuyển biến căn bản về đạo đức, lối sống phát
triển tồn diện; u gia đình, có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa; yêu nước,
tự hào dân tộc”. Trong bài phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn
mạnh: “Giáo dục lý tưởng cách mạng, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống văn
hố cho thế hệ trẻ vừa là nhiệm vụ cấp thiết trước mắt, thường xuyên, vừa là
nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, địi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư thoả
đáng. Đầu tư cho giáo dục, trong đó có giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức,
lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ là đầu tư cho phát triển, đầu tư cho tương lai của
đất nước”.
Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội trong đó nhà
trường giữ vai trị quan trọng. Bộ giáo dục và đào tạo đã đề ra một trong những
nhiệm vụ của ngành là: “tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối
sống, kỹ năng sống, ứng xử văn hóa cho học sinh” (Chỉ thị số 2919 /CT-BGDDT).
Để đạt được mục tiêu đó, Bộ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các
trường học thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thơng qua nhiều


hình thức khác nhau.
Tư vấn học đường là một hoạt động cần thiết trong các trường học hiện nay,
với mục tiêu “ Hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin,
bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe
thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hồn thiện nhân cách”(Trích thơng tư
31/2017/TT- BGDĐT) thì hoạt động tư vấn học đường không chỉ để chia sẻ, tương
tác, giải đáp những băn khoăn hay trợ giúp về tâm lý mà cịn góp phần giáo dục
đạo đức cho học sinh.
1

skkn


Thực hiện công văn hướng dẫn của Sở Giáo dục và đào tạo Nghệ An, công
tác tư vấn tâm lý học đường đã được triển khai thực hiện. Ở các trường phổ thông
đã thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường hoạt động dưới sự chỉ đạo của ban giám
hiệu, xây dựng phòng tư vấn tâm lý và tổ chức nhiều hoạt động tập thể để thực
hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh. Dù thời gian triển khai chưa dài song
hoạt động này đã mang lại những tín hiệu tích cực, góp phần quan trọng trong việc
định hướng hành động và phát triển nhân cách của học sinh.
Là giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân vừa là giáo viên chủ nhiệm
và từng là thành viên của tổ công tác tư vấn tâm lý học đường tại trường, tơi đã
tham gia tích cực trong việc tư vấn cho học sinh. Với sự chỉ đạo của ban giám hiệu
và sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong nhà trường đã giúp cho hoạt động này
đạt được những thành cơng nhất định. Để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả
giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT nói chung và trường THPT Nguyễn
Đức Mậu nói riêng, tơi đã mạnh dạn xây dựng sáng kiến kinh nghiệm với đề tài
“Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động tư vấn học đường ở
trường THPT Nguyễn Đức Mậu”.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.

TVHD là vấn đề khơng cịn xa lạ với các nước phát triển nhưng ở Việt Nam,
đây còn là một vấn đề nóng bỏng đang nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu.
Qua tìm hiểu tơi được biết đã có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này ở nhiều góc
độ và khía cạnh khác nhau:
- “Giao tiếp ứng xử tâm lý tuổi học đường” của tác giả Nguyễn Công
Khanh, Nguyễn Minh Đức, NXB Thanh niên, 2007.
- “Tư vấn tâm lý học đường” của tác giả Nguyễn Thị Oanh, Nxb Giáo dục,
năm 2007.
- “Tư vấn học đường - Những vấn đề căn bản” của tác giả Lê Hồng Minh,
Nguyễn Trọng Thuyết, NXB Thanh niên, 2016.
- “Tư vấn tâm lý” của tác giả Nguyễn Công Khanh, NXB Đại học sư phạm,
2016.
- “Tìm hiểu vai trị của giáo viên chủ nhiệm trong tư vấn tâm lý học sinh ở
một số trường THPT” của tác giả Nguyễn Thị Trang, Hà Nội, 2007.
- Tâm lý học đường và sự cần thiết trợ giúp tâm lý trong nhà trường phổ
thông hiện nay, của tác giả Lê Thục Anh, Nghệ An, 2017.
- Nhà trường phổ thông và hoạt động tư vấn, của tác giả Nguyễn Văn Hồng,
Sơn La, 2020.
Những nghiên cứu trên đây tập trung nhiều vào vấn đề tâm lý và tư vấn tâm
lý cho học sinh chứ chưa có tác giả nào đi sâu vào tìm hiểu việc giáo dục đạo đức
cho học thơng qua hoạt động TVHD.
2

skkn


3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Xác định một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt
động tư vấn học đường ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục của nhà trường.

4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục đạo đức cho học sinh
thông qua hoạt động TVHD.
- Nghiên cứu thuận lợi và khó khăn khi thực hiện TVHD tại đơn vị.
- Xác định một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt
động TVHD ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu.
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động TVHD ở trường THPT
Nguyễn Đức Mậu.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Hoạt động tư vấn học đường ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp lý luận: sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích,
tổng hợp, so sánh… để giải quyết vấn đề.
- Phương pháp thực tiễn: Phương pháp điều tra, phương pháp quan sát,
phương pháp thống kê, phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
8. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI.
Giáo dục đạo đức học sinh là đề tài đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở
nhiều góc độ với nhiều giải pháp khác nhau. Tuy nhiên giáo dục đạo đức học sinh
thông qua TVHD chưa được các tác giả nghiên cứu cụ thể mặc dù những năm gần
đây tư vấn học đường đã được triển khai trong các nhà trường. Trong đề tài này tôi
đã đề ra những giải pháp để giáo dục đạo đức cho học sinh thơng qua TVHD, đó
là:
- Nâng cao nhận thức của giáo viên về công tác TVHD thông qua các diễn
đàn.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ TVHD bằng việc mời chuyên gia nói
chuyện chun đề.
- Đa dạng hóa các hình thức TVHD.
- Đảm bảo tốt các điều kiện cần thiết để giáo dục đạo đức cho học sinh
thông qua TVHD.

Đồng thời đề tài đã phân tích cụ thể mục đích, cách thực hiện, đánh giá hiệu
quả của từng giải pháp và kinh nghiệm để thực hiện các giải pháp.
3

skkn


Những giải pháp mà đề tài đưa ra đã đáp ứng nhu cầu tư vấn của học sinh
trường THPT Nguyễn Đức Mậu, giúp các em giải tỏa tâm lý, hạn chế áp lực, căng
thẳng trong cuộc sống để tập trung học tập và rèn luyện đạo đức. Áp dụng vào thực
tế đơn vị, tôi thấy đề tài đã phát huy hiệu quả khi chất lượng giáo dục đạo đức học
sinh của nhà trường ngày càng tốt hơn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm cơ bản.
* Đạo đức.
Trong giáo trình “Đạo đức học”, tác giả Trần Hậu Kiểm định nghĩa:“Đạo
đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người
tự giác điều chỉnh hành vi của mình vì lợi ích xã hội hạnh phúc của con người
trong mối quan hệ giữa con người và con người, giữa cá nhân và tập thể hay toàn
xã hội”. Đạo đức hiểu theo nghĩa chung nhất là một hình thái ý thức xã hội, bao
gồm những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trị được xã hội thừa nhận, có
tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác
và toàn xã hội.
* Giáo dục đạo đức.
Theo giáo sư Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “ Giáo dục đạo đức là quá
trình biến những chuẩn mực đạo đức từ những địi hỏi bên ngồi xã hội thành
những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của
người được giáo dục”. Giáo dục đạo đức là quá trình hình thành và phát triển ý

thức, tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen đạo đức của học sinh dưới những tác
động có mục đích có kế hoạch được lựa chọn về nội dung, phương pháp, phương
tiện phù hợp với đối tượng giáo dục và sự phát triển kinh tế - xã hội nhất định.
Giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông là một quá trình giáo dục bộ phận
trong quá trình giáo dục tổng thể và có quan hệ biện chứng với các bộ phận giáo
dục khác như: giáo dục trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động và hướng
nghiệp, giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách toàn diện.
* Tư vấn học đường.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: tư vấn được xem là quá trình mà một cá
nhân dựa trên sự hiểu biết của mình về một lĩnh vực nào đó đưa ra những hướng
dẫn, chỉ bảo, lời khuyên.
TVHD là một tiến trình giúp đỡ học sinh, phụ huynh, giáo viên tự tìm hiểu
mình để biết được những đặc điểm tính cách, những năng lực tiềm ẩn và những
hành vi của mình...Đồng thời giúp họ cách giải quyết tối ưu trong các mối quan hệ
4

skkn


và trong cuộc sống nhằm góp phần làm tốt hoạt động giáo dục học sinh…(Trích
Tài liệu Bồi dưỡng năng lực tư vấn cho giáo viên làm công tác tư vấn cho học
sinh, Trường Đại học Vinh, năm 2019).
Tư vấn tâm lý cho học sinh “là sự hỗ trợ tâm lý, giúp học sinh nâng cao hiểu
biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội, từ đó tăng cảm xúc tích
cực, tự đưa ra quyết định trong tình huống khó khăn học sinh gặp phải khi đang
học tại nhà trường”. (Trích Thơng tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017)
Như vậy TVHD là một tiến trình giúp đỡ học sinh tự tìm hiểu mình, biết
được những đặc điểm tính cách, những năng lực tiềm ẩn và những hành vi của họ
đã ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Đồng thời giúp họ tìm cách giải quyết
tối ưu trong các mối quan hệ và trong cuộc sống từ đó làm tốt công tác giáo dục

học sinh, giúp các em phát triển lành mạnh về phẩm chất, năng lực.
1.2. Giáo dục đạo đức cho học sinh.
Giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, là nâng
cao chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật, làm cho học sinh có tinh thần
yêu nước, thấm nhuần lý tưởng xã hội chủ nghĩa, thật sự say mê học tập, có ý thức
tổ chức kỷ luật, kính thầy, u bạn, có nếp sống lành mạnh, biết tơn trọng pháp
luật.
* Mục đích của giáo dục đạo đức là:
- Hình thành cho học sinh hiểu biết về những giá trị của đạo đức để tạo ra
thái độ đồng tình, chấp nhận thực hiện các yêu cầu chuẩn mực đạo đức, những giá
trị chân chính và có ý chí đạo đức vững vàng trong mối quan hệ với cộng đồng.
Các chuẩn mực, với những giá trị của chúng, được coi là những nội dung có tác
dụng định hướng, điều tiết hành vi của cá nhân hay nhóm trong những điều kiện
nhất định. Mặt khác, chúng còn là một trong những tiêu chuẩn mà xã hội sử dụng
để kiểm tra hành vi của cá nhân, bên cạnh đó, cá nhân lại có thể sử dụng những
phương tiện này để tự kiểm tra hành vi của mình.
- Tạo ra ở học sinh những xúc cảm, tình cảm, niềm tin tích cực khi thực hiện
các yêu cầu chuẩn mực đạo đức. Những tình cảm, xúc cảm đúng đắn của học sinh
sẽ giúp các em hình thành thái độ tích cực đối với các quy định, chuẩn mực của xã
hội. Thái độ đó trở thành sức mạnh thúc đẩy các em thực hiện hành vi đúng đắn.
Bên cạnh đó, niềm tin có tầm quan trọng đặc biệt đối với hành vi, vì chính niềm tin
sẽ thúc đẩy và củng cố hành vi của các em. Sự hiểu biết, niềm tin và tình cảm sẽ
nhắc nhở và thôi thúc học sinh quyết định khi nào cần hành động và hành động
như thế nào.
- Tổ chức cho học sinh thực hiện các chuẩn mực đạo đức trong các hoạt
động học tập, lao động, sinh hoạt cộng đồng và tập thể nhằm hình thành hành vi và
thói quen hành vi đạo đức đúng đắn. Như ta biết, chỉ thơng qua hoạt động thì nhận
thức, tình cảm mới được chuyển biến nhanh chóng và vững chắc vào thế giới tâm
hồn bên trong, và hình thành niềm tin. Đồng thời sự luyện tập và sự hoạt động thực
5


skkn


tiễn sẽ dẫn đến việc xây dựng ở các em những thói quen và những kĩ năng, kĩ xảo
hành vi đúng đắn, phù hợp với những niềm tin đã được hình thành.
* Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh bao gồm:
- Giáo dục lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính như: giáo dục cho
các em có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tình u q hương, đất nước, lịng tự hào
dân tộc, tinh thần đồn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã Tổ quốc…
- Giáo dục thái độ đối với lao động như: giáo dục cho các em đức tính cần
cù, sáng tạo trong lao động, tình thần trách nhiệm, sống có lương tâm, biết tơn
trọng pháp luật, hiểu lẽ phải, lịng dũng cảm, đức tính liêm khiết…
- Giáo dục thái độ tích cực đối với cộng đồng như: giáo dục cho các em lòng
nhân nghĩa, biết khoan dung và vị tha, có tinh thần hợp tác, ý thức bình đẳng, biết
lễ độ trong giao tiếp, tơn trọng mọi người, sống thuỷ chung, biết giữ chữ tín…
- Giáo dục thái độ đúng đắn đối với mọi người và bản thân như: giáo dục
cho các em lòng tự trọng, sự tự tin, tính tự lập, giản dị, tiết kiệm, trung thành, tinh
thần hướng thiện, biết kiềm chế và hối hận trong ứng xử mới mọi người…
- Giáo dục thái độ đúng đắn đối với môi trường xung quanh như: giáo dục
cho các em có nhận thức và hành động đúng về bảo vệ tài nguyên, môi trường tự
nhiên, ý thức xây dựng xã hội dân chủ bình đẳng...
1.3. Vai trò của giáo dục đạo đức
Hiện nay, được nhiều nước coi giáo dục đạo đức là khâu quan trọng nhất tạo
ra bộ mặt nhân cách của thế hệ trẻ nói riêng, của con người thời kỳ văn minh hậu
cơng nghiệp nói chung. Giáo dục đạo đức là yếu tố cơ bản tạo ra tâm lực của cá
nhân và cùng với các quá trình giáo dục khác khai thác nguồn lực con người - tài
nguyên vô tận vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Có thể đề
cập vai trị cụ thể của giáo dục đạo đức như sau:
- Giáo dục đạo đức có vai trị rất quan trọng trong việc hình thành nhân

cách, lối sống. Đạo đức là những chuẩn mực để con người rèn luyện, tu dưỡng
nhân cách; là những quan điểm, quan niệm, tư tưởng về đạo lý làm người, là
“nguyên tắc sống chủ yếu của con người”. Nhờ có đạo đức, mỗi người tự xác định
được vị trí, vai trị của mình trong xã hội để từ đó có những hành vi, xử sự cho phù
hợp với những chuẩn mực chung của xã hội, đảm bảo hài hịa lợi ích cá nhân trong
mối quan hệ với lợi ích của cộng đồng.
- Giáo dục đạo đức còn ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển tài
năng. Tài năng của con người muốn phát triển phải dựa trên sự phát triển của nhân
cách đạo đức. Khơng có được những phẩm chất, giá trị đạo đức làm nền tảng, tài
năng sẽ rất khó phát triển hoặc phát triển một cách méo mó, lệch lạc, thậm chí cịn
có thể trở thành tội ác, phản đạo đức. Khi mỗi người có được nhân cách đạo đức
tốt, lối ứng xử đúng mực do giáo dục đạo đức mang lại, thì đó là cơ sở cho tài năng
6

skkn


phát triển. Một người có lịng u nước thiết tha, có lý tưởng, ước mơ, hồi bão
lớn, sống hịa mình với mọi người, họ sẽ là người cần cù trong học tập, nghiên cứu
khoa học, hăng hái trong lao động, nhiệt tình trong cơng tác, có nhiều đóng góp
cho xã hội.
- Giáo dục đạo đức cịn có vai trị quan trọng trong việc củng cố và duy trì,
ổn định xã hội. Xã hội nguyên thủy chưa có pháp luật, ở đó đạo đức là cơng cụ
quan trọng bậc nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội, giữ cho xã hội ổn định, trật
tự. Trong xã hội có giai cấp, để điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật không
phải là công cụ duy nhất, công cụ vạn năng mà cịn cần các yếu tố khác như đạo
đức, tín điều tơn giáo, tập qn…trong đó đạo đức là cơng cụ quan trọng, thích
ứng được với việc điều chỉnh mọi quan hệ, mọi đối tượng trong xã hội. Đạo đức
điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội từ giản đơn đến phức tạp, nhạy cảm, từ hẹp
đến rộng, từ biểu hiện bằng hành vi cho đến những suy nghĩ, tư tưởng lẩn khuất

bên trong mỗi người…Đây là những quan hệ xã hội mà pháp luật và các công cụ
khác khó có thể can thiệp, thậm chí nhiều khi sự can thiệp của pháp luật còn đến
kết quả ngược lại.
Như vậy giáo dục đạo đức vừa có vai trị quan trọng đối với cá nhân trong
việc hình thành nhân cách, lối sống và phát triển tài năng trí tuệ vừa có đóng góp
tích cực cho sự ổn định và phát triển của xã hội.
1.4. Tư vấn học đường.
Công tác TVHD chính là một tập hợp các hoạt động thuộc chuyên ngành
Tâm lý học trường học hay còn gọi là Tâm lý học học đường. Tâm lý học trường
học là mô ̣t chuyên ngành Tâm lý ứng dụng nhằm thực hiê ̣n cơng tác phát hiê ̣n
sớm, phịng ngừa và can thiê ̣p cho trẻ em - thanh thiếu niên trong các lĩnh vực
nhâ ̣n thức, học tâ ̣p, hành vi, cảm xúc hoă ̣c xã hô ̣i ở môi trường học đường, gia đình
và cơ ̣ng đồng.
Hoạt động TVHD trong nhà trường phổ thông bao gồm các nội dung:
- Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hơn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị
thành niên phù hợp với lứa tuổi.
- Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phịng, chống bạo
lực, xâm hại và xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện.
- Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong
mối quan hệ gia đình, thầy cơ, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác.
- Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp
(tùy theo cấp học).
- Tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải
quyết kịp thời. Giới thiệu, hỗ trợ đưa học sinh đến các cơ sở, chuyên gia điều trị
tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả năng tư
vấn của nhà trường.
7

skkn



TVHD trong trường học tập trung vào ba mảng nội dung: phòng ngừa, phát
hiện sớm, can thiệp; với 03 cấp độ hoạt động tư vấn học đường trong nhà trường.
Cấp độ 1- các hoạt động dịch vụ phổ biến: Tác động đến tất cả, hoặc là một
số lượng lớn học sinh trong trường học (khoảng 80% học sinh). Các dịch vụ ở cấp
độ này mang tính chất phịng ngừa và làm lành mạnh hóa mơi trường trường học
để giảm thiểu những vấn đề khó khăn học sinh có thể gặp phải.
Cấp độ 2- các hoạt động TVHD dành cho nhóm mục tiêu: nhóm học sinh
này có thể nằm trong khoảng 15%, là những học sinh mà các dịch vụ phổ biến
có tính phịng ngừa đã khơng gây được ảnh hưởng một cách tích cực; các em
này cần được can thiệp (tham vấn/trị liệu trực tiếp). Những học sinh này có thể
có những khó khăn trong học tập như thành quả thấp, thiếu khả năng tập trung
chú ý, thiếu động cơ học tập; hoặc có những vấn đề liên quan đến thái độ cư xử,
hành vi khơng thích hợp.
Cấp độ 3- hoạt động TVHD chuyên sâu: Dịch vụ ở cấp độ này tập trung vào
những học sinh có nhu cầu và cần thiết phải có những can thiệp chuyên sâu. Nhóm
này có thể chiếm khoảng 5%, là những học sinh có các vấn đề khó khăn nghiêm
trọng về sức khỏe tâm thần hoặc có những hành vi quá mức như bắt nạt, tấn công,
phá hoại người hoặc tài sản của nhà trường. Những học sinh rơi vào cấp độ này
phần lớn đều được chuyên viên tâm lý, giáo viên hoặc phụ huynh chuyển ra trị liệu
ở các cơ sở lâm sàng ngồi trường.
1.5. Vai trị của tư vấn học đường
Hoạt động TVHD có ý nghĩa và vai trị rất thiết thực đối với bản thân học
sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.
* Đối với bản thân học sinh
- Giúp các em hiểu rõ những quy luật phát triển về tâm lý, sinh lý cơ thể, đặc
biệt là sự phát triển đời sống tình cảm và sự trưởng thành nhân cách trong xã hội.
Trong hành trình trưởng thành của con người, đa số chúng ta ai cũng gặp những
khó khăn, bỡ ngỡ, nếu khơng được hướng dẫn, tư vấn thì rất dễ gặp những khó
khăn lớn, khiến sự phát triển bị lệch hướng.

- Giúp các em giữ thăng bằng trong đời sống tình cảm, sẽ là người bạn để
các em tâm sự khi khơng dám nói cùng cha mẹ, giúp cho các em hiểu rõ bản thân
và biết cách cư xử trong xã hội; giúp cho mối quan hệ giữa thầy và trị, quan hệ gia
đình thêm vững chắc, quan hệ tình bạn - tình yêu trong sáng, sẽ là hành trang kiến
thức giúp các em tự tin hơn để bước ra xã hội.
- Tác động tích cực trong hoạt động hướng nghiệp của học sinh. Hầu hết các
em khi chọn nghề cho tương lai, luôn phân vân giữa nhu cầu xã hội, áp lực gia
đình, triển vọng thăng tiến bản thân, sở thích cá nhân…Vì vậy các em cần có
người hiểu, thơng cảm và có khả năng giúp các em lựa chọn ngành nghề phù hợp
với những điều kiện trên.
8

skkn


- Giúp học sinh hình thành một số năng lực: năng lực tổ chức quản lý; năng
lực tự hoàn thiện, năng lực giao tiếp; khả năng làm việc độc lập; khả năng diễn đạt
trước đám đông; khả năng phản xạ nhanh;
- Giúp học sinh phát triển các phẩm chất như: nhân ái, đoàn kết, trung thực,
trách nhiệm, yêu nước và hình thành quan niệm sống đúng đắn: lý tưởng sống của
thanh niên trong giai đoạn cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, biết đấu tranh
với những biểu hiện sai trái của bản thân và của ngưới khác.
* Đối với mỗi gia đình và nhà trường
- Hoạt động TVHD là cầu nối giữa học sinh, giáo viên, bạn bè và gia đình.
Hoạt động này hướng đến chuyển tải những thông tin, những hiểu biết thống nhất
về đặc điểm tâm lý đặc trưng của học sinh; TVHD hướng tới sự hợp tác mang tính
ổn định, có ngun tắc, có đạo đức giữa nhiều lực lượng trong tất cả các tiểu hoạt
động như phịng ngừa khó khăn tâm lý, can thiệp sớm hoặc can thiệp chuyên sâu
cho học sinh. Giáo viên và phụ huynh sẽ nhận được tư vấn tâm lý trong những
trường hợp cần phối hợp phòng ngừa và can thiệp mang tính hệ thống cho học

sinh.
- Hoạt động TVHD còn hướng vào việc tư vấn cho ban giám hiệu của nhà
trường về định hướng các hoạt động giáo dục trong nhà trường thông qua việc
cung cấp những thông tin khảo sát thực trạng, những kết quả thực chứng từ các
nghiên cứu tại mỗi trường. Các hoạt động TVHD góp phần tạo tiếng nói chung, kết
nối nguồn lực trong tồn nhà trường trong định hướng giáo dục học sinh.
Như vậy tư vấn học đường khơng những có vai trị quan trọng đối với mỗi
học sinh mà có ý nghĩa quan trọng đối với phụ huynh và nhà trường
1.6. Giáo dục đạo đức thông qua tư vấn học đường.
* Nhiệm vụ của TVHD đối với việc giáo dục đạo đức
+ Giáo dục nhận thức về đạo đức và hành vi đạo đức:
TVHD thơng qua những hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, tham quan, sưu tầm,
sinh hoạt theo các chuyên đề, tư vấn tâm lý giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn
thiện những kiến thức về đạo đức và hành vi đạo đức đã được học trên lớp. Những
hoạt động đó cịn giúp các em có những hiểu biết mới, mở rộng nhãn quan về thế
giới xung quanh, cộng đồng xã hội. TVHD giúp học sinh biết vận dụng những kiến
thức đạo đức đã học để giải quyết vấn đề đạo đức do đời sống thực tiễn đặt ra. Qua
đó củng cố thêm kiến thức đạo đức, tạo ra các phản ứng nhanh nhạy trong ứng xử
các tình huống đạo đức phù hợp với các chuẩn mực và hành vi đạo đức.
TVHD giúp học sinh định hướng nhận thức, biết tự điều chỉnh hành vi đạo
đức, lối sống cho phù hợp, làm giàu thêm những kinh nghiệm thực tế, xã hội về
đạo đức và hành vi đạo đức cho các em .
+ Giáo dục thái độ đúng đắn với các chuẩn mực đạo đức và hành vi đạo đức:
9

skkn


TVHD tạo cho học sinh hứng thú và lòng ham muốn hoạt động. Qua đó
giáo dục thái độ đúng đắn với các chuẩn mực đạo đức và hành vi đạo đức, bồi

dưỡng cho học sinh tình cảm đạo đức trong sáng (tình yêu quê hương đất nước,
tình yêu gia đình, tình cảm thầy trị, tình cảm bạn bè….), học sinh biết phân biệt
phải - trái, trắng - đen, kính yêu, trân trọng ủng hộ cái tốt, cái đẹp, biết từ chối cái
xấu, cái khơng phù hợp.
TVHD từng bước hình thành cho học sinh niềm tin vào các giá trị đạo đức
mà các em phải vươn tới, tích cực phấn đấu để trở thành người cơng dân có ích cho
xã hội. Từ đó, giáo dục các em lịng tự hào dân tộc, mong muốn làm đẹp thêm
truyền thống của nhà trường, quê hương, đất nước.
+ Nhiệm vụ rèn luyện hành vi và thói quen đạo đức:
TVHD rèn luyện cho học sinh hành vi và thói quen đạo đức thể hiện qua
việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, hình thành những thói
quen tốt trong học tập, trong lao động, trong việc thực hiện tốt các nhiệm vụ của
người học sinh trong trường và nhiệm vụ của người cơng dân ngồi xã hội.
TVHD cịn rèn cho học sinh những kĩ năng tự quản trong đó có kĩ năng tổ
chức, kĩ năng điều khiển hoạt động tập thể có hiệu quả, kĩ năng khái quát, tổng
hợp, nhận xét đánh giá kết quả hoạt động; sinh kĩ năng làm chủ bản thân, giáo dục
tự điều chỉnh, kĩ năng hòa nhập, hợp tác để thực hiện tốt các nhiệm vụ.
* Nội dung giáo dục đạo đức thông qua TVHD.
Các hoạt động TVHD rất đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung, thơng
qua các hoạt động đó sẽ góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh.
Với hoạt động tư vấn tâm lý trực tiếp giúp học sinh giải tỏa được những căng
thẳng, lo âu, áp lực; giúp các em đánh giá được những khó khăn, vướng mắc của
mình để tìm hướng khắc phục, tránh hành động nóng vội, bồng bột. Qua đó định
hướng các em có nhận thức và hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội
để có kỹ năng điều chỉnh hành vi của mình tránh những hành động sai trái, tiêu cực.
Qua hoạt động nói chuyện chuyên đề với các nội dung liên quan trực tiếp
đến cuộc sống, đến các mối quan hệ xã hội và cách ứng xử của các em trước những
vấn đề đó sẽ giúp các em hiểu biết hơn, lựa chọn cách xử sự phù hợp hơn. Những
kiến thức về pháp luật, về tâm lý, về giới tính...sẽ giúp các em biết cái đúng, cái
sai, điều nên làm hay khơng nên làm để có hành động đúng, hạn chế học sinh vi

phạm pháp luật hay vi phạm chuẩn mực đạo đức.
Thơng qua các hoạt động ngoại khóa như nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, từ
thiện, bảo vệ môi trường...giúp người học tiếp cận những nét đẹp của cuộc sống,
của con người và thiên nhiên. Từ đó hướng các em vào những hiểu biết, những
tình cảm chân thành của mình đối với con người, với quê hương, với đất nước và
cả chính mình. Cũng nhờ đó các em có thái độ trân trọng, bảo vệ những gì mình
đang có và biết đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh.
10

skkn


Các hoạt động của các câu lạc bộ như âm nhạc, văn học, thể thao...giúp các
em hình thành những phẩm chất tốt. Đó là ý thức kỉ luật, là tinh thần đồng đội,
kiên trì, đồn kết, tự giác, chủ động... Qua đó giúp các em hồn thiện nhân cách
của người lao động mới, có ý thức cao với những việc làm của tập thể, cộng đồng.
Đồng thời giúp các em được thư giãn, ngăn chặn sự mệt mỏi, cân bằng trạng thái
tâm lý tạo sự hưng phấn tích cực, phát triển trí tuệ, thúc đẩy khả năng học tập.
Chính những hoạt động này tạo điều kiện cho các em rèn luyện các kỹ năng cần
thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề...giúp học
sinh phát triển thể chất, tinh thần.
Như vây thông qua hoạt động TVHD giúp các em biết tự giáo dục, tự rèn
luyện, tự hồn thiện mình theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Có thể nói việc
tổ chức các hoạt động TVHD đã xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú,
đa dạng, một cách có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp nhất
định, gắn giáo dục đạo đức với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống,
biến các nhu cầu đạo đức khách quan của xã hội thành những nhu cầu đạo đức của
bản thân học sinh.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
2.1. Một số thực trạng về đạo đức của học sinh THPT hiện nay.

Hiện nay, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các trường
THPT đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Phần lớn học sinh ở các trường THPT
đều có đạo đức tốt; có ý thức chấp hành pháp luật tốt, lối sống đẹp, lành mạnh; có
lịng u nước, tinh thần tự hào dân tộc; tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Tuy nhiên, vẫn cịn một bộ phận học sinh chưa có ý thức học tập tốt, có biểu
hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống; tình trạng bạo lực học đường, tệ nạn xã hội,
vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra.
Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục, tình hình
vi phạm các chuẩn mực đạo đức của học sinh là khá nghiêm trọng. Học sinh có hành
vi vi phạm nhiều nhất là nói dối cha mẹ, nói tục, chửi bậy, bỏ giờ, trốn học, gian lận
trong thi cử, vô lễ với thầy cô. Thậm chí có em cịn uống rượu bia, hút thuốc lá, cá
độ, gây gổ đánh nhau, vi phạm luật giao thông. Kết quả khảo sát cụ thể là:
STT

Nội dung khảo sát

Tỉ lệ %

1

Đi học khơng đúng giờ

58

2

Quay cóp trong thi cử

60


3

Nói dối cha mẹ

64

4

Nói tục

43

5

Khơng chấp hành luật giao thơng

70

6

Đánh bạc

59

11

skkn


Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (năm 2017), có khoảng 1.600 vụ

học sinh đánh nhau ở trong và ngồi trường học trong một năm học, tính trên phạm
vi tồn quốc, trung bình xảy ra khoảng 5 vụ/ngày. Số lượng học sinh vi phạm các
chuẩn mực đạo đức có xu hướng gia tăng. Lối sống thực dụng, buông thả, mờ nhạt
về lý tưởng, vô tâm, vô cảm của học sinh cũng là vấn đề đáng lo ngại hiện nay.
Trước thực trạng chung đó, trường THPT Nguyễn Đức Mậu đã rất quan tâm
đến công tác giáo dục đạo đức học sinh và đã thu được những kết quả nhất định.
Song do nhiều nguyên nhân khác nhau, vẫn còn tình trạng học sinh vi phạm các
chuẩn mực đạo đức của xã hội. Đó là:
- Vi phạm nội quy nhà trường như: đi học chậm, không đúng trang phục, bỏ
giờ, quay cóp trong thi cử…
- Một bộ phận học sinh có thái độ ứng xử với thầy cơ, bạn bè khơng đúng
chuẩn mực như: vơ lễ với giáo viên, nói tục chửi bậy, gây bất hòa, mâu thuẫn trong
lớp, trong trường, không chấp hành đúng luật giao thông.
- Nhiều học sinh chưa có nhận thức và thái độ đúng đắn đối với việc học tập,
còn học tập thụ động, hời hợt, khơng xác định mục đích và động cơ học tập.
- Một bộ phận học sinh có lối sống dễ dãi, buông thả, không coi trọng các
giá trị đạo đức. Nhiều em đã có quan hệ tình dục trước hơn nhân dẫn đến có thai và
phải bỏ học.
Như vậy, thực trạng đạo đức của học sinh THPT hiện nay có nhiều vấn đề
đáng lo ngại từ việc vi phạm nội quy nhà trường, không thực hiện đúng các chuẩn
mực đạo đức xã hội đến vi phạm pháp luật. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên
nhân khác nhau đó là sự thiếu giáo dục của gia đình, sự bất cập trong công tác giáo
dục đạo đức ở trường học và bản thân học sinh thiếu sự nỗ lực, phấn đấu, chưa
được tư vấn định hướng kịp thời.
2.2. Một số thực trạng về công tác tư vấn học đường cho học sinh THPT
hiện nay.
Sau khi có cơng văn hướng dẫn của Bộ Giáo dục đào tạo về công tác TVHD,
hoạt động này đã được các nhà trường triển khai thực hiện. TVHD đã được đưa
vào kế hoạch hoạt động của các nhà trường. Hầu hết các trường đều hình thành tổ
tư vấn tâm lý và có phịng tư vấn để thực hiện TVHD nhằm đáp ứng nhu cầu được

chia sẻ, giải đáp của học sinh.
Tuy nhiên hoạt động này ở nhiều nhà trường cịn mang tính chiếu lệ, hình
thức chứ chưa đi sâu vào nội dung tư vấn để đáp ứng được mục tiêu mà hoạt động
đặt ra. Hiện nay một số trường đã có phịng TVHD nhưng phương pháp và cách
thức hoạt động của các phòng tư vấn còn nhiều hạn chế, khơng làm trịn làm đúng
với vai trị của mình. Ở một số nhà trường hoạt động của phòng tư vấn diễn ra hời
hợt không thu hút được sự tham gia của học sinh. Thậm chí nhiều học sinh cịn
khơng biết trường mình có phịng tư vấn tâm lý hoặc có biết nhưng khơng hiểu rõ
12

skkn


chức năng của nó là gì. Hình thức TVHD ở các nhà trường diễn ra đơn điệu, mang
tính tuyên truyền, phổ biến là chủ yếu chứ chưa có các hoạt động hấp dẫn thu hút
sự quan tâm của học sinh.
Các nhà trường hiện nay phần lớn chưa có cán bộ chuyên môn phụ trách
công tác TVHD mà chỉ là các giáo viên làm công tác kiêm nhiệm cho nên hoạt
động tư vấn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp. Do đó,
hoạt động tư vấn tâm lý thiếu tính chuyên nghiệp, trong nhiều trường hợp các “nhà
tư vấn nghiệp dư” gặp lúng túng với vấn đề mà học sinh chia sẻ nên hiệu quả mang
lại không cao.
Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất, các tài liệu phục vụ q trình tổ chức
tư vấn cịn thiếu thốn, nội dung tư vấn tâm lý chưa được nghiên cứu, chỉ đạo đầy
đủ, bài bản. Công tác phối hợp trong quản lý, giáo dục học sinh chưa được quan
tâm, nhất là chưa phát huy được vai trò của cha mẹ học sinh trong việc phát hiện
sớm và phối hợp xử lý, can thiệp kịp thời đối với các học sinh có những biểu hiện
khác thường, cần được giúp đỡ…
Qua tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy: đa số các trường đã thành lập tổ tư vấn
học đường và đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên do lực lượng làm công tác tư vấn

mỏng lại là giáo viên kiêm nhiệm; năng lực tư vấn còn hạn chế; cơ sở vật chất
chưa đảm bảo nên hoạt động TVHD chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.
2.3. Một số thực trạng về giáo dục đạo đức học sinh thông qua tư vấn
học đường tại các trường THPT.
TVHD đã được Bộ Giáo dục đào tạo có văn bản hướng dẫn thực hiện từ năm
2017 đến nay một số trường đã thực hiện tốt cơng tác này và phát huy vai trị của
nó trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Tuy nhiên, ở nhiều trường việc giáo dục
đạo đức học sinh thông qua TVHD còn nhiều hạn chế.
- Nhận thức của giáo viên về hoạt động TVHD
Hiện nay nhiều giáo viên vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về hoạt động TVHD
thậm chí với một số người nó cịn khá xa lạ. Nhiều giáo viên quan niệm rằng chỉ
những học sinh có vấn đề về tâm lý, về đạo đức mới cần được tư vấn và người tư
vấn phải là người người được đào tạo về chuyên ngành tâm lý chứ không phải là
các giáo viên. Một bộ phận giáo viên mặc định đây là hoạt động của lãnh đạo nhà
trường hoặc những giáo viên được giao trách nhiệm cụ thể cịn mình khơng liên
quan. Do đó chưa phát huy được vai trị của tồn thể giáo viên tham gia cơng tác
TVHD để góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Nhận thức của giáo viên về vai trò giáo dục đạo đức của TVHD.
Do khơng tìm hiểu nên đa phần giáo viên khơng hiểu rõ về vai trị, ý nghĩa
của TVHD đối với việc giáo dục đạo đức học sinh; họ chỉ coi đây đơn thuần là hoạt
động giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của học sinh mà thơi. Vì vậy nhiều giáo
viên chưa vận dụng TVHD để định hướng nhận thức và hành động cho học sinh.
13

skkn


- Nội dung TVHD để giáo dục đạo đức học sinh.
Hoạt động tư vấn học đường chủ yếu tập trung vào tư vấn tâm lý hoặc định
hướng nghề nghiệp chứ chưa chú trọng đến giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhiều

trường học chưa coi trọng vai trò giáo dục đạo đức cho học sinh của hoạt động tư
vấn học đường. Do đó trong xây dựng kế hoạch hoạt động tư vấn học đường các
nhà trường chủ yếu quan tâm đến giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn với
hướng nghiệp.
- Hình thức TVHD để giáo dục đạo đức học sinh.
Các trường chưa đa dạng các hình thức TVHD để lơi cuốn học sinh tham
gia. Hình thức được sử dụng nhiều nhất ở các trường là tư vấn trực tiếp và nói
chuyện chuyên đề. Các hoạt động tư vấn khác mang tính tuyên truyền là chủ yếu,
với sự tham gia của học sinh toàn trường lại diễn ra trong thời gian ngắn nên hiệu
quả giáo dục đạo đức không cao. Thậm chí ở một số trường học học sinh không
biết đến hoạt động TVHD, không tham gia hoạt động tư vấn nên hoạt động này
khơng có tác động gì đến việc điều chỉnh hành vi của các em.
Như vậy: Việc giáo dục đạo đức học sinh đã được các nhà trường triển khai
từ lâu bằng nhiều hình thức khác nhau đặc biệt là trong các môn học như môn
GDCD đã góp phần giáo dục tồn diện đạo đức học sinh. Mặc dù vậy vẫn còn
những học sinh cá biệt về đạo đức, về tâm lý gây khó khăn cho giáo viên chủ
nhiệm và giáo viên bộ mơn do đó cần đến vai trò của TVHD.Tuy nhiên do lực
ượng giáo viên làm cơng tác tư vấn học đường mỏng, cịn thiếu phương pháp tổ
chức nên việc một số trường đã tiến hành các hoạt động tư vấn học đường song
hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh chưa cao.
2.4. Thực trạng giáo dục đạo đức học sinh thông qua tư vấn học đường
tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu.
Để đánh giá khái quát, khách quan về thực trạng giáo dục đạo đức học sinh
thông qua TVHD tại trường, tôi đã tiến hành điều tra 80 giáo viên của nhà trường
và kết quả thu được như sau:
+ Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của TVHD đối với việc giáo
dục đạo đức học sinh.
STT
1
2

3
4
5

Vai trò của TVHD đối với việc giáo dục đạo đức học
sinh.
Là cơ hội để học sinh cũng cố kiến thức đạo đức.
Là hoạt động để giáo dục học sinh có thái độ đúng đắn đối
với các chuẩn mực đạo đức.
Là hoạt động giúp học sinh rèn luyện thói quen đạo đức.
Là cơ hội để học sinh khẳng định nhân cách của mình.
Tất cả các ý trên

Số
Tỉ lệ
phiếu
4
5
6

7,5

4
2
64

5
2,5
80
14


skkn


Từ thực tế giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về hoạt động TVHD nên có một
bộ phận giáo viên chưa hiểu rõ về tác dụng của TVHD đối với việc giáo dục đạo
đức học sinh.
+ Thực trạng sử dụng các hình thức TVHD để giáo dục đạo đức học sinh.
Hiệu quả sử
Mức độ sử dụng( %)
dụng ( %)
Các hình thức TVHD để
TT
Không
giáo dục đạo đức học sinh. Thường Thỉnh
Chưa
sử
Tốt
xuyên thoảng
tôt
dụng
1

Tư vấn trực tiếp

2

Tư vấn qua điện thoại, mạng
xã hội


3

Hoạt động câu lạc bộ

4

Chào cờ đầu tuần

5

Sinh hoạt lớp chủ nhiệm

6

Tích hợp nội dung tư vấn
trong bài dạy

10

25

65

35

65

12,5

27,5


60

25

75

10

67,5

22,5

41

59

52,5

47,5

0

32

68

40

60


0

60

40

8,75

43,75

47,5

45

55

Các hình thức TVHD mà các giáo viên sử dụng để giáo dục đạo đức cho học
sinh có sự đa dạng đáng kể. Tuy nhiên mức độ sử dụng khơng cao, chỉ có hoạt động
sinh hoạt lớp chủ nhiệm được sử dụng nhiều nên mang lại hiệu quả tốt. Trong thực
tế, số học sinh tham gia các hình thức TVHD cịn ít. Đơn cử như số học sinh tìm đến
phịng tư vấn của nhà trường trong mỗi năm không quá 100 lượt trên tổng số 1432
học sinh, hay hoạt động chuyên đề mỗi năm chỉ tổ chức 2 đến 3 hoạt động lại diễn ra
trong thời gian ngắn, hình thức chưa sinh động nên không lôi cuốn được học sinh.
+ Hiệu quả tổ chức hoạt động TVHD để giáo dục đạo đức học sinh.
Mức độ hiểu quả ( %)
STT
Nội dung các hoạt động TVHD
Bình
Khơng

Tốt
thường
tốt
1

Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính

37,5

60

2,5

2

Tư vấn kỹ năng ứng xử văn hóa

30

90

0

3

Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó trước
những khó khăn

22,5


67,5

10

4

Tư vấn phương pháp học tập, hướng nghiệp

25

65

10

5

Tham vấn tâm lý đối với những học sinh
cần hỗ trợ, can thiệp.

5

20

75

Kết quả cho thấy hoạt động tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính được thầy cơ
thực hiện đạt hiệu quả tốt nhất, tuy nhiên mức đạt này không cao. Các nội dung
15

skkn



khác của TVHD đều đã được nhà trường triển khai thực hiện song hiệu quả giáo
dục đạo đức còn thấp.
Như vậy, hoạt động giáo dục đạo đức qua TVHD tại trường THPT Nguyễn
Đức Mậu đã được thực hiện nhưng chưa thực sự tác động mạnh mẽ đến nhận thức
và hành vi của học sinh.
2.5. Nguyên nhân của thực trạng.
Qua tìm hiểu tôi nhận thấy, thực trạng trên xuất phát từ những ngun nhân
sau:
- Nhận thức về vị trí, vai trị của hoạt động TVHD của giáo viên chưa đầy
đủ, chưa tồn diện do đó họ chưa nhiệt tình tham gia hoạt động TVHD, chưa phát
huy hết khả năng của mình để tổ chức hiệu quả hoạt động này.
- Năng lực hoạt động của tổ TVHD còn hạn chế do họ không phải là những
giáo viên chuyên trách nên kiến thức, kỹ năng để tổ chức các hoạt động tư vấn học
đường cịn hạn chế, khơng có nhiều thời gian để đầu tư cho công tác TVHD.
- Chưa huy động được toàn bộ giáo viên cùng tham gia hoạt động TVHD,
một số thầy cơ cịn rất thờ ơ với cơng tác này cho rằng đây là nhiệm vụ của riêng
tổ tư vấn học đường.
- Hoạt động TVHD mới được đưa vào thực hiện trong trường học những
năm gần đây nên chưa có nhiều mơ hình hoạt động có hiệu quả để học tập mà chủ
yếu các trường tự mày mò để thực hiện.
- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hoạt động này.
- TVHD chưa được các nhà trường chú trọng đầu tư nguồn lực để tổ chức
hoạt động.
Việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua TVHD là rất cần thiết song do
nhiều nguyên nhân khác nhau đến từ phía các nhà trường, từ đội ngũ tư vấn và từ
các giáo viên nên hoạt động này còn một số hạn chế, bất cập.
2.6. Nhu cầu được tư vấn học đường của học sinh THPT nói chung và
trường THPT Nguyễn Đức Mậu nói riêng.

Hơn 90% học sinh có nhu cầu tư vấn tâm lý, đó là con số khảo sát do Bộ GD
- ĐT thực hiện tại một số địa phương, đã được công bố tại hội thảo quốc gia xây
dựng mơ hình tư vấn tâm lý tổ chức tại Hà Nội ngày 9-10- 2015.
Qua khảo sát của Bộ GD - ĐT tại Hà Nội và Hải Dương cho thấy khoảng
80% học sinh có những vướng mắc cần chia sẻ và mong muốn có một khơng gian
riêng tư trong trường học để nói ra và tìm giải pháp cho những vấn đề của bản
thân.

16

skkn


Nghiên cứu dịch tễ trên 7 tỉnh phía bắc của cán bộ Trường đại học Giáo dục
cho thấy khoảng 20% các em học sinh có tổn thương sức khỏe tâm thần tới mức
phải can thiệp trị liệu.
GS.TS Huỳnh Văn Sơn cho biết: đã tiến hành một nghiên cứu các vấn đề
của học sinh trung học đang gặp phải từ năm 2017 đến 2020: “Khảo sát trên 1800
khách thể là HS, 2400 khách thể là GV, CBQL giáo dục địa phương, kết quả cho
thấy học sinh trung học gặp phải các vấn đề ở các lĩnh vực: vấn đề trong học tập,
giao tiếp, hướng nghiệp, giới tính, nhận thức bản thân và stress ở mức trung bình
hướng dần đến mức khác. Ở mỗi khối lớp từ khối 6 đến khối 12, có khoảng 1/3 học
sinh cho rằng mình đang gặp phải ít nhất 4 trong 6 vấn đề đã nêu. Rõ ràng, đây là
vấn đề khơng cịn là số ít…”. ( Tin tức của Bộ GD-ĐT, 15.4.2020)
Tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu, qua tìm hiểu chúng tơi nhận thấy nhu
cầu được chia sẻ, được tư vấn của học sinh là rất lớn. Chúng tôi đã thực hiện khảo
sát về nhu cầu được tư vấn học đường tại trường và thu được kết quả như sau:
ST
T


Lớp

1

10A5

2

Tổng
số HS

Mong muốn

Có hay khơng
cũng được

Khơng mong
muốn

Số
lượng

Tỉ lệ %

Số
lượng

Tỉ lệ %

Số

lượng

Tỉ lệ %

44

30

68,2

11

25

3

6,8

10A7

43

32

74,4

8

18,6


3

7

3

10A9

42

30

71,4

11

26,2

1

2,4

4

11A3

40

38


95

2

5

0

0

5

11A6

35

26

74,3

6

17,1

3

8,6

6


11A12

39

30

76,9

7

20

2

5,1

7

12A1

43

35

81,4

8

18,6


0

0

8

12A9

43

34

79,1

8

18,6

1

2,3

9

12A11

43

33


76,7

9

21

1

2,3

372

288

77,4

70

18,8

14

3,8

Tổng

Như vậy có đến 77,4% số học sinh có mong muốn được tham gia các hoạt
động TVHD do nhà trường tổ chức, 18,8 % số học sinh cho rằng hoạt động này có
hay khơng cũng được và chỉ có 3,8% số học sinh khơng mong chờ hoạt động này.
Điều đó chứng tỏ nhu cầu về TVHD của học sinh là rất lớn bởi các em có khả năng

tự đánh giá, tự nhận biết những khó khăn mình đang gặp phải và mong muốn được
tư vấn, được định hướng để tìm cách giải quyết.
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH THÔNG
QUA TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC MẬU
17

skkn


3.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên về tư vấn học đường thơng qua
các diễn đàn.
* Mục đích:
Để cơng tác giáo dục đạo đức học sinh thông qua TVHD đạt hiệu quả vai trò
của giáo viên rất quan trọng, do đó cần phải nâng cao nhận thức của giáo viên về
hoạt động này để:
- Giáo viên hiểu đúng về vai trị, vị trí, ý nghĩa của TVHD đối với quá trình
giáo dục đạo đức cho học sinh; nắm được nội dung, phương pháp và hình thức tổ
chức hoạt động này.
- Giáo viên tham gia tích cực và có những đóng góp thiết thực cho cơng tác
này, để việc giáo dục đạo đức học sinh diễn ta ở mọi lúc, mọi nơi trong nhà trường
đồng thời giúp cho việc phối kết hợp giữa các lực lượng trong quá trình giáo dục
đạo đức học sinh được diễn ra thuận lợi và hiệu quả nhất.
* Cách thực hiện.
Giáo viên là lực lượng nịng cốt của cơng tác TVHD do đó cần có nhận thức
đúng đắn, đầy đủ về hoạt động này. Để nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách
nhiệm của tồn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong cơng tác TVHD, nhà trường
đã tổ chức các diễn đàn trao đổi nhằm chia sẻ hiểu biết về hoạt động tư vấn học
đường. Hoạt động được tổ chức với sự tham gia của các cán bộ giáo viên trong nhà
trường là cơ hội để mỗi người học hỏi, mở rộng vốn hiểu biết của mình nhằm thực
hiện có hiệu quả cơng tác TVHD.

Để tổ chức diễn đàn, nhà trường cần thực hiện như sau:
+ Xây dựng kế hoạch tổ chức:
- Xác định mục tiêu, yêu cầu của diễn đàn
- Xác định nội dung, hình thức của diễn đàn
- Xác định thời gian, địa điểm tổ chức diễn đàn.
Kế hoạch này được thơng báo để tồn thể giáo viên trong trường đều biết sau
đó các tổ chun mơn, các đồn thể trong trường sinh hoạt với chủ đề của diễn đàn.
+ Công tác chuẩn bị:
- Chuẩn bị các tham luận trình bày tại diễn đàn
- Chuẩn bị tài liệu, cơ sở vật chất phục vụ diễn đàn
- Xây dựng chương trình của diễn đàn.
+ Tổ chức diễn đàn theo kế hoạch đã đề ra.
+ Hoàn thiện kỷ yếu của diễn đàn.
+ Đánh giá, rút kinh nghiệm.
18

skkn


* Ví dụ: Tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu, chúng tôi đã tổ chức các diễn
đàn về TVHD như sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch
- Mục đích: Nâng cao hơn nữa hiểu kiến thức, kỹ năng TVHD cho các giáo viên.
- Đối tượng tham gia: Toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường.
- Cách thức tổ chức:
Phần 1: Nói chuyện chủ đề do tổ tư vấn học đường thực hiện
Phần 2: Trình bày tham luận các cá nhân
Phần 3: Thảo luận, trao đổi.
- Thời gian: Chiều thứ 3, tuần thứ 2 của tháng 10.
- Địa điểm: Phòng hội đồng nhà trường.

Bước 2: Chuẩn bị.
- Nội dung của diễn đàn: Nâng cao hiệu quả hoạt động TVHD để giáo dục
học sinh tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu.
- Thành phần tham gia diễn đàn: tất cả cán bộ, giáo viên của nhà trường.
- Chủ trì diễn đàn: thành viên tổ tư vấn học đường (3 người)
- Thời gian: trong một buổi.
- Tham luận trình bày tại diễn đàn: tổ chun mơn, mỗi tổ chức đồn thể như
Đồn thanh niên, cơng đồn, tổ tư vấn tâm lý chuẩn bị một bản tham luận.
- Khách mời tham gia diễn đàn: đại diện hội phụ huynh nhà trường.
- Lên chương trình tổ chức diễn đàn: Tổ tư vấn tâm lý học đường
- Chuẩn bị cơ sở vật chất cho diễn đàn: sắp xếp hội trường, loa đài, máy
chiếu, trang trí: nhóm văn phịng chịu trách nhiệm.
Bước 3: Tổ chức diễn đàn
Chương trình tổ chức diễn đàn được thực hiện như sau:
TT

Nội dung chương trình

Phụ trách

1

Đón tiếp khách mời, ổn định tổ chức

Cô Phượng, cô Tú

2

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu


Cô Nhàn

3

- Phát biểu chào mừng

Thầy Tuấn – trưởng ban tư
vấn học đường

- Báo cáo đề dẫn
4

Trình bày tham luận: Một số biện pháp
TVHD cho học sinh trường THPT Nguyễn Thầy Ban
Đức Mậu
19

skkn


5

Trình bày tham luận: Giáo viên chủ nhiệm
với cơng tác TVHD để giáo dục đạo đức Cô Tâm - chủ nhiệm lớp 11A1
học sinh.

6

Lồng ghép tiết mục văn nghệ


7

Tham luận: Lồng ghép nội dung TVHD
vào các môn học tại trường THPT Nguyễn Cô Dung
Đức Mậu

8

Tham luận: Tư vấn, giáo dục học sinh có
Thầy Lộc
biểu hiện hành vi lệch chuẩn.

8

Thảo luận, trao đổi của các giáo viên và
Cô Nhàn
khách mời

9

Tổng kết diễn đàn

Cô Vinh, cô Hiên, thầy Lĩnh

Thầy Tuấn - Trưởng ban TVHD

10 Kết thúc và cảm ơn

Cơ Nhàn


Bước 4: Hồn thiện kỷ yếu của diễn đàn ( Ban thư ký) rồi đăng tải lên trang
Web của nhà trường để giáo viên làm tư liệu tham khảo.
Bước 5: Đánh giá, rút kinh nghiệm.
* Kết quả thu được
Thông qua việc tổ chức diễn đàn với sự tham gia của toàn bộ giáo viên, nhân
viên trong nhà trường tôi thấy hoạt động này đã có hiệu quả tích cực. Đó là các
tham luận đều được đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, thể hiện vốn hiểu biết
nhất định của các giáo viên về TVHD. Trong diễn đàn các giáo viên tích cực trao
đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến để hồn thiện các bản tham luận và đưa ra nhiều
giải pháp cụ thể để thực hiện tốt công tác TVHD. Diễn đàn đã giúp giáo viên có
hiểu biết đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về vai trị, mục đích, cách thức TVHD.
Trong thực tế các giáo viên đã tích cực tham gia cơng tác TVHD bằng nhiều
hình thức khác nhau. Tơi đã làm một cuộc khảo sát nhỏ với 50 giáo viên của nhà
trường để tìm hiểu về nội dung này và thu được kết quả như sau:
T
T

Nội dung

Số phiếu Tỉ lệ %

1

Hoạt động TVHD trong nhà trường là cần thiết

50

100

2


TVHD cho học sinh là trách nhiệm của tất cả cán
bộ, giáo viên trong nhà trường

50

100

3

Bản thân đã trực tiếp tham gia TVHD cho học sinh.

32

64

Kết quả này cho thấy, tất cả giáo viên của nhà trường đã nhận thức được tầm
quan trọng của TVHD trong quá trình giáo dục học sinh và trách nhiệm của mỗi
giáo viên trong hoạt động này. Nhờ đó nhiều giáo viên đã trực tiếp tham gia tư vấn
20

skkn


học đường cho học sinh, giúp cho hoạt động tư vấn của nhà trường diễn ra thường
xuyên, liên tục và hiệu quả.
* Để nâng cao nhận thức về TVHD cho giáo viên thơng qua hình thức tổ
chức diễn đàn tơi có một số lưu ý như sau:
Thứ nhất: xây dựng kế hoạch phải
- Xác định chính xác mục đích, yêu cầu của diễn đàn.

- Cụ thể, chi tiết, có tính khả thi.
Thứ hai: công tác chuẩn bị
- Nội dung diễn đàn: phải thiết thực, là vấn đề mà đông đảo giáo viên quan
tâm, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
- Nội dung của diễn đàn phải được thơng báo đến tất cả giáo viên từ trước đó
để giáo viên có thời gian tìm hiểu.
- Chuẩn bị ý kiến nòng cốt phát biểu tại diễn đàn phải là ý kiến nhìn từ nhiều
góc độ khác nhau về hoạt động tư vấn học đường để có sự tranh luận, phản biện
tạo khơng khí sơi nổi.
- Ban tổ chức giao trách nhiệm cho các tổ, nhóm đăng ký chuẩn bị bản tham
luận trình bày tại diễn đàn với mảng nội dung cụ thể để bản tham luận được chuẩn
bị chu đáo, có chất lượng.
- Lựa chọn thời gian tổ chức diễn đàn phù hợp để tất cả giáo viên đều được
tham gia và lượng thời gian đủ để tổ chức các nội dung của diễn đàn.
Thứ ba: trong tổ chức diễn đàn:
- Có chủ tọa chủ trì diễn đàn và phải là người có kiến thức, đã được tham gia
tập huấn về tư vấn học đường để xử lý tốt các tình huống xảy ra trong diễn đàn.
- Chọn giáo viên dẫn chương trình phải là người có năng lực, có nghệ thuật
điều khiển diễn đàn để hướng các ý kiến phát biểu vào trọng tâm, tránh lan man,
dàn trải.
- Tôn trọng ý kiến thảo luận, tranh luận của những người tham gia diễn đàn.
- Tổ chức các tiết mục văn nghệ xen kẻ để thay đổi khơng khí, làm cho diễn
đàn vui vẻ, hấp dẫn.
Việc chuẩn bị chu đáo, cẩn thận; xây dựng chương trình khoa học, phù hợp
giúp cho diễn đàn thành công tốt đẹp mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng
cao chất lượng hoạt động tư vấn học đường của nhà trường.

21

skkn



Hình: Giáo viên trao đổi tại diễn đàn
3.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ tư vấn học đường bằng việc
mời chuyên gia nói chuyện chuyên đề.
22

skkn


* Mục đích
Hoạt động TVHD muốn thành cơng trước hết phụ thuộc vào năng lực tư vấn
của tổ TVHD. TVHD chịu trách nhiệm quan trọng trong việc triển khai các hoạt
động tư vấn của nhà trường. Do đó phải hình thành đội ngũ làm cơng tác tư vấn có
năng lực để:
- Đánh giá được thực trạng của học sinh trong trường, xác định được những
nhiệm vụ trọng tâm từ đó xây dựng được kế hoạch hoạt động khoa học, phù hợp.
- Linh hoạt trong việc chọn địa điểm, thời gian, bối cảnh thực hiện tư vấn để
đạt hiệu quả; tạo được các hoạt động tư vấn sinh động, thiết thực, lơi cuốn được
đơng đảo học sinh tham gia.
- Nhanh chóng nắm bắt được những khó khăn, những trở ngại mà học sinh
gặp phải, kịp thời tư vấn giải pháp phù hợp để định hướng nhận thức, hành động
cho các em.
- Tạo được sự tin tưởng, yêu mến của học sinh để càng ngày càng có nhiều
học sinh chủ động, nhiệt tình tham gia hoạt động TVHD. Chỉ khi học sinh tích cực
tham gia thì hoạt động này mới phát huy được giá trị của nó.
* Cách thực hiện
Trong xây dựng và triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học, trường THPT
Nguyễn Đức Mậu đã vận dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện của đơn vị các
thông tư, chỉ thị, hướng dẫn của các cấp về công tác TVHD. Do đó nhà trường đã

rất chú trọng nâng cao năng lực hoạt động của tổ TVHD bằng cách mời các chuyên
gia tư vấn.
Trong năm học, nhà trường đã mời chuyên gia tư vấn về các mảng nội dung
khác nhau liên quan đến TVHD để trao đổi, chia sẻ, cung cấp thông tin cho giáo
viên bằng cách:
+ Xây dựng kế hoạch tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề:
- Xác định mục tiêu của hoạt động.
- Xác định nội dung, hình thức.
- Dự kiến chuyên gia là ai.
- Đối tượng tham dự
- Thời gian, địa điểm.
+ Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho các buổi nói chuyện chuyên đề.
- Liên hệ, mời chuyên gia.
- Thống nhất với chuyên gia về nội dung sẽ trao đổi.
- Xây dựng chương trình buổi trao đổi.
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất.
23

skkn


+ Tổ chức thực hiện các buổi nói chuyện chuyên đề
- Chuyên gia tư vấn cung cấp thông tin liên quan đến chủ đề.
- Chuyên gia giải đáp những câu hỏi của đối tượng tham gia.
+ Đánh giá hiệu quả của buổi nói chuyện chuyên đề và rút kinh nghiệm.
* Ví dụ: Trường THPT Nguyễn Đức Mậu đã tổ chức hoạt động này như sau:
Bước 1. Xây dựng kế hoạch
- Mục tiêu hoạt động: Cung cấp cho giáo viên hệ thống kiến thức liên quan
đến sức khỏe sinh sản vị thành niên để nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn học
đường.

- Nội dung: tư vấn về sức khỏe sinh sản vị thành niên
- Hình thức: phần 1: Chuyên gia cung cấp thông tin
phần 2: trao đổi, thảo luận.
- Thời gian: chiều thứ 3, tuần 6
- Địa điểm: phòng hội đồng nhà trường..
Bước 2: Chuẩn bị
- Mời chuyên gia tư vấn: Bác sỹ: Hồ Thị Dung - Bệnh viện đa khoa Minh
An.
- Trách nhiệm mời chuyên gia và thống nhất nội dung: tổ tư vấn học đường.
- Đối tượng tham dự: Giáo viên tồn trường
- Người dẫn chương trình: thành viên tổ tư vấn.
- Cơ sở vật chất: tổ hành chính.
Bước 3. Tổ chức thực hiện:
- Thời gian: 1 buổi
- Địa điểm: Hội trường nhà trường.
- Đón tiếp khách mời, dẫn chương trình: thành viên tổ tư vấn học đường.
- Nội dung của hoạt động này gồm:
Nội dung thứ nhất: chia sẻ của chuyên gia
+ Bác sỹ: Hồ Thị Dung: chia sẻ các thông tin về:
Những thay đổi tâm, sinh lý lứa tuổi vị thành niên và chăm sóc sức khỏe
sinh sản vị thành niên.
Nội dung thứ hai: giải đáp của chuyên gia.

24

skkn


Những người tham dự chương trình đặt câu hỏi nhờ chuyên gia giải đáp để
làm sáng tỏ những vấn đề mình cịn đang băn khoăn, thắc mắc về vấn đề sức khỏe

sinh sản vị thành niên
Bước 4: Đánh giá và rút kinh nghiệm về buổi nói chuyện chuyên đề.
Với cách tiến hành như vậy, tơi nhận thấy buổi nói chuyện với các chuyên
gia kết thúc trong sự hào hứng, phấn khởi của tất cả mọi người bởi chúng tôi đã
được cung cấp những kiến thức cần thiết cho quá trình giáo dục học sinh. Điều đó
chứng tỏ hoạt động đã được tổ chức thành cơng và có ý nghĩa thiết thực.
* Kết quả đạt được.
Với cách thực hiện như trên, trường chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
- Các thành viên tư vấn học đường đều có kiến thức, hiểu biết về các vấn đề
liên quan có tác động đến tâm lý, nhận thức và hành vi của học sinh.
- Các thành viên của tổ tư vấn học đường có khả năng sáng tạo, linh hoạt
trong xây dựng kế hoạch hoạt động.
- Các thành viên của tổ tư vấn đều có năng lực tổ chức đa dạng các hoạt
động với hình thức phong phú phù hợp với tâm lý, nhu cầu của học sinh, lôi cuốn
được học sinh tham gia hoạt động. Đó là hoạt động của các câu lạc bộ: âm nhạc,
tiếng anh, bóng chuyền; hoạt động các chuyên đề như phòng chống bạo lực, sử
dụng mạng xã hội, hoạt động ngoại khoá…
- Tổ tư vấn học đường đã xây dựng được nội dung phong phú, thiết thực cho
mỗi hoạt động tư vấn học đường tránh chiếu lệ, đối phó, mang tính hình thức. Nội
dung rất đa dạng gồm: tư vấn tình bạn, tình yêu, tư vấn sức khỏe sinh sản, phòng
chống bạo lực học đường, phòng chống đuối nước đến ý thức chấp hành luật giao
thông, tinh thần tương trợ lẫn nhau…
- Các thành viên tổ tư vấn đều u thích cơng việc, xem hoạt động tư vấn
học đường là một phần không thể thiếu trong quá trình giáo dục đạo đức cho học
sinh, là niềm vui của bản thân giáo viên.
* Để thực hiện hoạt động này đạt hiệu quả, tơi có một số lưu ý như sau:
- Phải xây dựng kế hoạch tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề cụ thể, chi
tiết.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên chịu trách nhiệm tổ chức
buổi tư vấn.

- Xác định nội dung TVHD cần tăng cường bồi dưỡng cho giáo viên. Đó là
những nội dung tư vấn học đường cần tư vấn cho học sinh nhưng năng lực, hiểu
biết của giáo viên còn hạn chế để mời chuyên gia phù hợp với từng lĩnh vực, có
như vậy việc mời chuyên gia mới phát huy được vai trò, ý nghĩa.

25

skkn


×