Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ứng dụng system dynamic quản lý các tranh chấp trong dự án xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.08 KB, 5 trang )

Ứng dụng system dynamic quản lý các tranh chấp
trong dự án xây dựng
Application of system dynamic for dispute resolution in construction projects
Ngày nhận bài: 29/10/2016
Ngày sửa bài: 21/11/2016
Ngày chấp nhận đăng: 5/12/2016

TÓM TẮT:
Trong ngành xây dựng, tranh chấp được xem như là không thể
tránh khỏi. Thực tế là số lượng các tình huống tranh chấp trong
ngành xây dựng đang ngày càng tăng lên đỏi hỏi phải có một cách
tiếp cận có hệ thống và hiệu quả để giải quyết tranh chấp. Bài báo
này là một tổng kết về lịch sử, xu hướng và sự phát triển trong tương
lai cả về các nghiên cứu học thuật cũng như những ứng dụng thực
tiễn của việc giải quyết tranh chấp và xung đột trong quản lý xây
dựng. Bài báo cho thấy xu hướng trên thế giới về việc sử dụng các
giải pháp thay thế để xử lý xung đột và tranh chấp trong lĩnh vực
xây dựng. Đồng thời, các tác giả cũng giới thiệu Động học hệ thốngSystem Dynamics (SD) như là một công cụ và kỹ thuật để đánh giá
một cách định tính và định lượng về tranh chấp, chiến lược giải
quyết tranh chấp và thực thi các giải pháp xử lý tranh chấp.
Từ khóa: Xung đột, Tranh chấp, Tiến độ, Xây dựng, Động học hệ thống
ABSTRACT:
In construction industry, dispute is considered to be evitable.
The fact that the number of dispute case in construction trade
increase rapidly triggers the need for a systematical and effective
approach for dispute resolution.This paper is a review on the
histories, trends and future developments of academic studies as
well as industry practices on conflict and dispute resolution in
Construction Management. The report analyze various data to
verify the popular trend of using ADR (Alternative Dispute
Resolution) in resolving conflict and dispute in Construction. It


also introduces System Dynamic approach as a tool and
technique for qualitative and quantitative assessment of dispute,
dispute resolution strategy planning and implementation.
Key words: Conflict, Dispute, Schedule, Construction, System Dynamics
PGS. TS Phạm Hồng Luân
Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TPHCM.
Đỗ Công Nguyên
Học viên ngành Cao học Quản lý xây dựng, Trường Đại học
Bách Khoa - ĐHQG TPHCM
Th.S Bùi Hoàng An
Thạc sĩ Tài chính, Phịng Quản lý Dự án 1, Tổng Cơng ty Xây
dựng số I – CTCP

Phạm Hồng Luân, Đỗ Công Ngun,
Bùi Hồng An
1 Vai trị của ngành Xây dựng trong nền Kinh tế
Trên thế giới, ngành Xây dựng ln đóng một vai trò quan trọng
trong cơ cấu của nền kinh tế mỗi quốc gia.
Tại Việt Nam, theo Tổng cục thống kê , giá trị sản xuất xây dựng năm
2015 ước tính sơ bộ đạt 113,478 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 5% giá trị
vốn đầu tư cả nước.
Bản thân ngành xây dựng khơng chỉ góp phần tạo ra của cải vật chất
mới cho xã hội mà cịn góp phần giải quyết, đảm bảo các vấn đề an sinh.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tại thời điểm 01/01/2013, tổng số
lao động làm việc trong lĩnh vực xây dựng là 2.283 nghìn người, tổng số
doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực của Ngành là 68.649 doanh
nghiệp.
2 Tình trạng tranh chấp, kiện cáo trong ngành xây dựng
Tuy vai trị cực kì quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân,
bản thân ngành xây dựng nói chung và mỗi dự án xây dựng nói riêng

khơng thể tránh khỏi nguy cơ xung đột và tranh chấp. Mỗi dự án xây
dựng đều tồn tại rất nhiều bên liên quan tham gia hoặc bị ảnh hưởng bởi
dự án. Ngoài ra, mỗi dự án là sự kết hợp của nhiều yếu tố: kinh tế, xã hội,
kỹ thuật, mơi trường. Do đó, việc cân bằng ảnh hưởng của các bên liên
quan và đảm bảo mục tiêu của Dự án luôn là mong mỏi của những người
làm Quản lý dự án.
Trên thế giới, Sangwon et al (2013) chỉ ra rằng mặc dù đã có sự tiến
bộ trong thiết bị và kỹ thuật quản lý, tuy nhiên những vấn đề lớn về chậm
trễ tiến độ và vượt chi phí trong các dự án vẫn tồn tại. Tổng Văn phòng
kế toán Hoa Kỳ báo cáo rằng 20 dự án hạ tầng lớn của họ trên cả 17 bang
với chi phí ước tính từ 205 triệu tới 2.6 tỉ USD đều có tình trạng vượt chi
phí từ 40-400%. Latham thống kê rằng chỉ có 70% dự án ở Anh được bàn
giao với chi phí vượt trong khoảng 5% dự tốn, và chỉ 38% nằm trong 5%
của giá trị đấu thầu. Bromilow cũng chỉ ra rằng 1/8 số dự án xây dựng tại
Úc được kỳ vọng hoàn thành đúng thời hạn và trung bình tiến độ thường
trễ hơn 40%. Flyvbjerg et al đã nghiên cứu 258 dự án siêu lớn triển khai
trên 20 quốc gia, kết luận rằng có tới 90% dự án bị vượt chi phí và đây
khơng phải là một hiện tượng tức thời mà đã kéo dài trong suốt 70 năm
vừa qua.
Tại Việt Nam, qua một khảo sát của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt
Nam (VIAC) với hơn 2.000 dự án xây dựng, đa số các dự án bất động sản,
tại 42 tỉnh, thành trong cả nước và 30 dự lớn do các Bộ, ngành và các Tập
đoàn, Tổng Công ty thực hiện, cho thấy các khoản chi phí đều vượt giá
hợp đồng sau khi trúng thầu hoặc được chỉ định thầu, dẫn đến mọi tranh
chấp phát sinh giữa các bên, dự án đình trệ, lãng phí tiền của vô cùng lớn.
Các tranh chấp trong xây dựng không chỉ làm ảnh hưởng tới bản thân
các dự án, tiền của và thời gian của các bên liên quan mà cịn ảnh hưởng
tới uy tín và thương hiệu của các doanh nghiệp. Trên thực tế, đã có những
vụ việc kiện cáo tranh chấp trong xây dựng kéo dài hàng thập kỉ, với giá
trị tranh chấp tới nhiều tỷ đồng.. và qua nhiều lần xét xử sơ thẩm, phúc

thẩm vẫn không thể tìm ra một giải pháp triệt để.

12.2016

83


Theo Sterman (2000) việc vượt chi phí,
chậm trễ và các vấn đề chất lượng trong các dự
án xây dựng có thể hủy diệt một cơng ty. Việc
vượt chi phí và chậm trễ trong ngành xây dựng,
nhất là các dự án quân sự có thể ảnh hưởng
nghiêm trọng tới nền kinh tế của một địa
phương cũng như khả năng phòng thủ của các
quốc gia.
Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam cũng
đã thiết lập một khung pháp lý cho việc ngăn
ngừa và giải quyết thực trạng tranh chấp trong
xây dựng.
Luật tố tụng Dân sự năm 2004 đã quy định
rõ về Thẩm quyền của tò án trong việc giải
quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt
động xây dựng.
Luật Xây dựng năm 2014 đã đưa ra 04 lựa
chọn cho các bên tranh chấp : thương lượng,
hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo
quy định của Pháp luật.
Các văn bản pháp luật khác như Luật
thương mại (2005), Luật trọng tài (2010), Luật
Đầu tư (2005), Nghị định 48/ND-CP (2010), Nghị

định 15/ND-CP (2013), Nghị định 108/ND-CP
(2000), Nghị định 63/ND-CP (2011).. cũng
thống nhất về nguyên tắc giải quyết tranh chấp
trong lĩnh vực xây dựng.
Do bản thân Dự án xây dựng là một tổng
thể của nhiều mối liên hệ và ràng buộc về lợi
ích nên việc phân tích tình huống tranh chấp
để đưa ra một đánh giá định lượng về trách
nhiệm và lợi ích của các bên liên quan, làm cơ
sở cho việc áp dụng các nguyên tắc giải quyết
tranh chấp nhằm đảm bảo quản lý tranh chấp
và xung đột một cách hiệu quả là vô cùng quan
trọng. Việc đưa ra một công cụ để những người
làm xây dựng có thể ý thức một cách định
lượng xung đột, khả năng đi đến một giải pháp
công bằng trong giải quyết tranh chấp là một
đòi hỏi thiết yếu.
3 Xung đột
Theo Tillett (1999) trích dẫn bởi Vũ (2009),
xung đột là sự bất đồng một cách chủ động của
những người với ý tưởng hoặc nguyên tắc đối
lập với nhau. Ngoài ra, xung đột cũng có thể
được xem như là sự khác biệt về lợi ích, mục
tiêu hoặc mức độ ưu tiên giữa các cá thể, nhóm
hay các tổ chức hoặc sự không đáp ứng yêu cầu
của các công tác, công việc hay các quy trình,
như định nghĩa bởi Gardiner and Simmons
(1992) .
Gần đây Ng et al (2007) định nghĩa xung
đột như là các u cầu/ địi hỏi khơng được đáp

ứng hoặc đối nghịch nhau. Theo Brown et al
trích dẫn bởi Jaffar et al (2011), xung đột là sự
nghi ngờ hay truy vấn, đối đầu hay các hành vi
bất tương thích, tranh cãi hay tương tác đối
kháng. Deutsch lại định nghĩa xung đột là các
hành vi bất tương thích, xung đột xảy ra khi mà
hành vi của một bên làm ảnh hưởng hoặc cản
trở hành động của các bên còn lại.

84

12.2016

Vẫn được trích dẫn bởi Vũ (2009), ngành
xây dựng được xem như là ngành có xung đột
như là một bản chất của nó (theo Barthorpe et
al 2000), với chi phí gia tăng do việc xử lý xung
đột (Ng et al 2007, Cheung and Suen, 2002).
Đặc biệt đối với các dự án xây dựng quốc tế với
sự tham gia của các bên với văn hóa khác biệt
nhau, các mục tiêu khác nhau, việc xung đột gia
tăng là có thể dự đốn được (Kumaraswamy,
1998; Brew and Cairns, 2004). Một khi xung đột
xảy ra, nếu nó khơng được quản lý một cách
phù hợp hoặc loại bỏ một cách nhanh chóng,
nó có thể leo thang trở thành các tranh chấp
thường dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng
như việc chậm trễ tiến độ, gia tăng mức độ
căng thẳng và phá vỡ mối quan hệ hợp tác giữa
các doanh nghiệp (Cheung and Suen, 2002;

Chan and Suen, 2005).
Jaffar et all (2011) nhấn mạnh 3 kiểu nhân
tố dẫn tới xung đột trong xây dựng bao gồm:
vấn đề hành vi, các vấn đề liên quan tới hợp
đồng, các vấn đề kỹ thuật.
Trong một nghiên cứu của mình năm 2006,
nhóm nghiên cứu của Achayrya xác định 4
nhóm ngun nhân chính là dẫn tới xung đột
trong xây dựng là : “thay đổi điều kiện thi công”,
“nhân công gián đoạn”, “ việc xem xét các yêu
cầu thay đổi” và “sai sót trong thiết kế”.
Cũng tìm hiểu nguyên nhân gây ra xung
đột trong ngành xây dựng, tuy nhiên Mitkus et
al (2014) cho rằng xung đột chính trong xây
dựng là do giao tiếp khơng thành công giữa
Chủ Đầu tư và Nhà thầu.
Đồng thời với xu hướng của các nghiên cứu
tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và đề ra các giải
pháp đề ngăn ngừa xung đột trong Dự án, cũng
có những hướng nghiên cứu khác đáng lưu ý.
Loosemore et al (2000) đã tiến hành một
nghiên cứu về xu hướng khuyến khích xung
đột trong xây dựng.
Breaux et al (2007) tìm hiểu một khía cạnh
khác, đó là việc quản lý xung đột trong các
công ty thiết kế.
Trên thực tế, xung đột trong lĩnh vực xây
dựng là không thể nào tránh khỏi và là một
thực trạng cần phải chấp nhận. Tất cả mọi khía
cạnh của các dự án xây dựng từ việc hồn thành

những cơng việc giản đơn hoặc quản lý dự án
tới việc hoạch định kế hoạch, chiến lược của tổ
chức đều dính líu tới xung đột ở một mức độ
nào đó.
Việc một tổ chức ứng xử như thế nào đối
với các xung đột có thể dẫn tới thành bại của
dự án và của cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp xung đột sẽ giúp cho doanh
nghiệp duy trì sự cạnh tranh và ý chí để phát
triển.
4 Tranh chấp
Fenn et al. (1997) khẳng định tranh chấp và
xung đột là 2 khái niệm hoàn toàn tách biệt.
Xung đột xảy ra bất cứ khi nào có sự khơng thỏa
mãn về lợi ích. Xung đột có thể quản lý theo xu

hướng giảm thiểu nguy cơ tranh chấp. Trong
khi đó,tranh chấp là nguyên nhân chính ngăn
cản sự kết thúc thành công của dự án xây dựng.
Tranh chấp liên quan tới các vấn đề về cơng
bằng và địi hỏi giải quyết như hòa giải, thỏa
thuận hay trọng tài..
Năm 2006, Sai On et al đã khẳng định rằng
tranh chấp trong xây dựng là không thể nào
tránh khỏi. Về các dạng xung đột trong xây
dựng, Sai On et al nhắc tới Dickmann với quan
điểm cho rằng có 2 dạng chính đó là: con
người, quy trình và sản phẩm. Theo Rhys Jones,
đó là vấn đề : quản lý, văn hóa, giao tiếp, thiết
kế, kinh tế, áp lực đấu thầu, luật pháp, những

mong đợi không có thực, hợp đồng, tay nghề
lao động… Với Brown, tranh chấp là một dạng
của xung đột mà đòi hỏi phải có giải pháp xử
lý cịn theo Spittler, tranh chấp trong xây dựng
liên quan tới sự khác biệt trong góc nhìn, lợi
ích..
Về nguồn gốc tranh chấp, hậu quả và giải
pháp cho các tranh chấp trong xây dựng, có rất
nhiều nghiên cứu đã được thực hiện bởi nhiều
học giả, với nhiều giả thiết, công cụ và kết luận
khác nhau. Tuy nhiên vẫn có những điểm
tương đồng trong ý tưởng.
Trong nghiên cứu của mình năm 2014,
Mitkus et al đã tổng hợp các nghiên cứu trước
đó về nguyên nhân gây ra tranh chấp trong xây
dựng. Theo Blake Dawson Waldron (2006),
tranh chấp có nguồn gốc từ: thay đổi điều kiện
công trường, sự diễn giải các điều kiện hợp
đồng, điều kiện làm việc, giao tiếp, vấn đề pháp
lý, sự tiếp cận công trường, sự tiếp cận vật liệu.
Trong một nghiên cứu của Cheung và Yiu năm
2006, tranh chấp gây ra bởi : vấn đề quản lý,
giao tiếp, con người và các tài liệu hợp đồng.
Tuy nhiên, ngay sau đó vào năm 2007, Yiu và
Cheung lại cho rằng, nguyên nhân của tranh
chấp là do: chậm trễ, các yêu cầu thay đổi,
những vấn đề chưa chắc chắn (uncertainty),
những mong đợi khơng có cơ sở.. Trước đó,
trong một nghiên cứu của mình năm 1997,
Kusmaraswamy đã chỉ ra rằng nguyên nhân

chính gây ra tranh chấp trong xây dựng là do:
thay đổi điều kiện công trường, thay đổi phạm
vi công việc, thiết kế, các vấn đề không lường
trước, vấn đề quản lý, chậm trễ, giao tiếp và
những u cầu khơng có cơ sở (unrealistic
expectation)...Quan điểm trên một lần nữa xác
nhận lại phát hiện của Hawitt năm 1991 về các
yếu tố được cho là nguyên nhân của tranh chấp
trong xây dựng, được liệt kê gồm: thay đổi
phạm vi công việc, thay đổi điều kiện công
trường, ép đẩy nhanh tiến độ (acceleration),
chậm trễ, ngừng hoặc chấm dứt dự án.
Có thể nhận thấy một sự quan tâm đáng kể
của giới nghiên cứu với việc phân tích để tìm
hiểu ngun nhân của các tranh chấp trong xây
dựng. Đã có sự bão hịa trong nghiên cứu về
nguyên nhân tranh chấp trong xây dựng và
dường như có sự chú ý quá mức vào nguyên


nhân mà thiếu đi sự tìm kiếm một giải pháp để
quản lý tranh chấp và xung đột trong xây dựng.
5 Tranh chấp Tiến độ trong Xây dựng
Có nhiều nguyên nhân gây ra tranh chấp
Tiến độ xây dựng được liệt kê bởi Bruce M.
Jervis và Paul Levin trong cuốn sách về Luật
xây dựng và áp dung như: tình trạng chậm trễ
tiến độ, việc yêu cầu đẩy nhanh tiến độ từ phía
Chủ đầu tư, Chủ đầu tư can thiệp vào trình tự
thi công của Nhà thầu, chỉ thị từ Chủ đầu tư u

cầu Nhà thầu ngừng/chấm dứt thi cơng. Tuy
nhiên, tình trạng chậm trễ tiến độ dẫn tới tranh
chấp có lẽ được quan tâm nhiều nhất. Việc
nghiên cứu không chỉ tập trung vào việc tìm
hiểu nguyên nhân gây ra chậm trễ tiến độ, hậu
quả của nó mà cịn đưa ra những khuyến nghị
để giảm/tránh tình trạng này.
Trong một nghiên cứu vào năm 2014,
Marzouk đã trình bày 10 ngun nhân chính
gây chậm trễ tiến độ dự án tại Ai cập bao gồm:
phân loại dự án và hình thức đấu thầu, việc lập
kế hoạch của Dự án thiếu hiệu quả, các yêu cầu
thay đổi của Chủ Đầu tư/ Tư vấn trong quá trình
triển khai, việc chậm trễ trong việc phê duyệt
các bản vẽ từ Chủ Đầu tư, việc chậm trễ trong
thanh toán của Chủ Đầu tư , việc quản lý công
trường kém hiệu quả của Nhà thầu, năng suất
lao động thấp, tài chính cho dự án của Nhà thầu
gặp khó khăn, điều kiện địa chất khu vực xây
dựng phức tạp, việc chậm ra quyết định của
Chủ Đầu tư.
Trước đó, cũng tại Malaysia, năm 2007,
Sambasivan et al chỉ ra 10 nguyên nhân chính
của chậm trễ tiến độ là: nhà thầu lập kế hoạch
không phù hợp, quản lý thi công của nhà thầu
không hiệu quả, nhà thầu thiếu kinh nghiệm
phù hợp, tài chính của chủ đầu tư không đảm
bảo, các vấn đề với nhà thầu phụ, thiếu hụt vật
tư, nguồn lao động, mức độ sẵn sàng của thiết
bị, thiếu giao tiếp giữa các bên và các sai sót

trong q trình triển khai xây lắp. Sáu hệ quả
chính của việc chậm trễ cũng được nêu ra bao
gồm: vượt q thời gian, vượt q chi phí, tình
trạng tranh chấp, trọng tài, kiện tụng và hủy bỏ
dự án.
Tại Iran, năm 2010, Khoshgoftar et al cho
rằng các nguyên nhân gây ra chậm trễ của các
dự án xây dựng là vấn đề tài chính và thanh
tốn của các cơng việc đã hồn thành, việc lập
kế hoạch khơng phù hợp, quản lý công trường,
quản lý hợp đồng kém hiệu quả, thiếu giao tiếp
thông tin giữa các bên liên quan là những
nguyên nhân chính gây ra tình trạng chậm trễ
trong xây dựng.
Tại Thái Lan, năm 2008, Toor et al kết luận
rằng các nhân tố liên quan tới thiết kế, nhà thầu
và tư vấn được đánh giá là những ngun nhân
chính gây ra tình trạng chậm trễ.
Không chỉ tập trung nghiên cứu nguyên
nhân và hệ quả chậm trễ tiến độ trong xây
dựng, đã có có nhiều bài báo giành sự quan

tâm cho việc phân tích tiến độ của dự án cũng
như việc chuẩn bị các khiếu nại về thời gian.
Carmichael et al vào năm 2009 đã có những
bình luận khá thú vị về các phương pháp phân
tích chậm trễ được áp dụng để giải quyết các
khiếu nại trong xây dựng.
Alkass năm 1996 cũng đã có một tổng kết
về các phương pháp phân tích tình huống

chậm trễ trong xây dựng thường được áp dụng
như: kỹ thuật xem xét ảnh hưởng toàn cục, kỹ
thuật xem xét ảnh hưởng ròng, kỹ thuật điều
chỉnh sơ đồ đường gantt thực tế, kỹ thuật phân
rã , kỹ thuật chụp, kỹ thuật phân tích ảnh
hưởng thời gian.
6 Các mơ hình giải quyết tranh chấp
Liên quan tới các giải pháp giải quyết tranh
chấp trong xây dựng, hiện tại đang có một xu
thế chủ đạo trên thế giới khuyến khích việc sử
dụng các giải pháp thay thế (Alternative
Dispute Resolution- ADR) thay vì các phương
thức truyền thống là thơng qua tịa án như
trước đây.
Năm 1999, Brooker et al cho rằng các Nhà
thầu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
thường ưa thích sử dụng các luật sư trong việc
giải quyết các tranh chấp liên quan tới vấn đề
pháp lý.
Gần đây, nghiên cứu của Kipli et al (2012)
cho thấy hầu hết các nhà thầu ở đều đồng ý
rằng ADR sẽ bảo vệ tính bí mật của tranh chấp
và đảm bảo tính riêng tư tốt hơn đối với các bên
trong việc giải quyết tranh chấp.
Trước đó, năm 2011, Makmor et al đã thực
hiện một nghiên cứu xác nhận rằng giải pháp
đàm phán được ưa thích nhất với 67% phản hồi
tích cực từ đối tượng được khảo sát.
Cũng ở mức độ địa phương, các phân tích
của Wang et al năm (2005) cho thấy rằng sau

giải pháp đàm phán, trọng tài là cơ chế giải
quyết tranh chấp phổ biến nhất được áp dụng
cho các dự án xây dựng có yếu tố quốc tế tại
Trung Quốc. Tiếp theo đó là các cơ chế giải
quyết bằng hòa giải, pháp lý, ý kiến chuyên gia,
điều chỉnh, Ban đánh giá tranh chấp.
Trước đó, năm 1997, Chan et al lưu ý rằng
tranh chấp liên quan tới yếu tố nước ngoài
thường được giải quyết hoàn tồn dựa trên hệ
thống hịa giải/trọng tài của Trung Quốc.
Ý tưởng về một chiến thuật mặc cả để giải
quyết tranh chấp trong xây dựng cũng đã được
Loosemore et al nêu ra trong nghiên cứu của
mình vào năm 1999.
Gần đây, vào năm 2013, Gabuthy et al đã
có một nghiên cứu khá thú vị về hành vi thương
lượng/ mặc cả trong việc giải quyết các tranh
chấp. Các tác giả cho rằng đối với một số tình
huống nhất định, khi các bên bị ép buộc
(forced) phải mặc cả/ thương lượng thì hiệu
quả giải quyết tranh chấp sẽ cao hơn nhiều so
với tình huống khi mà các bên liên quan có
quyền tự do lựa chọn mặc cả hay là không (free
to bargain).

Một giải pháp giải quyết tranh chấp thay
thế khác cũng thường xuyên được áp dụng là
cơ chế hòa giải. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của
Povey et al vào năm 2005 tại Nam Phi, những
người làm hịa giải có xu hướng giải quyết

tranh chấp cho các bên một cách đối kháng
(win-loose) hơn là hỗ trợ các bên trong việc tự
tìm ra cách dàn xếp sự việc.
Để giải quyết tranh chấp trong xây dựng,
các học giả không chỉ nghiên cứu về hiệu quả
của từng giải pháp mà đồng thời cũng đề xuất
những kỹ thuật mới hỗ trợ trong việc ra quyết
định.
Carneiro et al (2012) lại quan tâm tới một
khía cạnh khác của giải quyết xung đột và tranh
chấp trong xây dựng đó là việc theo dõi và
quản lý mức độ căng thẳng trong các tình
huống xung đột.
Vũ cùng với Carmichael (2009) đã thực hiện
một nghiên cứu so sánh về phong cách giải
quyết xung đột trong xây dựng tại Australia và
Việt Nam. Nghiên cứu này cho thấy rằng mặc
dù có sự khác biệt về văn hóa giữa 2 nước, tuy
nhiên vẫn có một sự đồng thuận nhất định
trong việc các bên tham gia sẵn sàng tham gia
hợp tác để giải quyết các tranh chấp trong xây
dựng.
Việc lựa chọn các giải pháp tích hợp cho
thấy cơ hội để xung đột có thể được giải quyết
một cách hiệu quả để đạt tới sự hiểu biết chung
và cơ hội hợp tác toàn diện và lâu dài
(Kumaraswamy, 1998).
7 Động học hệ thống- System dynamics
Động học hệ thống / System Dynamics là
một lý thuyết và kỹ thuật mơ hình tốn học

dùng để thiết lập các khung giới hạn , nhằm đạt
tới sự thấu hiểu và dùng để thảo luận các vấn
đề phức tạp. Bắt đầu được phát triển vào thập
kỷ 1950 để giúp tăng cường sự hiểu biết về các
quy trình công nghiệp, ĐHHT hiện nay đang
được sử dụng rộng khắp trong cả lĩnh vực cơng
và tư cho việc phân tích và hoạch định chính
sách.
Các mơ hình ĐHHT giải quyết vấn đề về
tính đồng thời (nhân quả) bằng cách cập nhật
tất cả các biến trong một khoảng thời gian với
các dòng hồi đáp (feedback) âm và dương và
thời gian trễ (delay) , tạo nên cấu trúc tương tác
và điều khiển.
ĐHHT là một khía cạnh của lý thuyết về hệ
thống và là một phương pháp để hiểu rõ hành
vi động của các hệ phức tạp.
Theo Sterman (2000) trên thực tế những
hành vi phức tạp nhất thường xuất phát từ sự
tương tác (interaction/feedbacks) giữa các
thành tố trong hệ thống chứ không phải xuất
phát từ sự phức tạp của các thành tố trong hệ
thống.
Các thành phần của mơ hình ĐHHT là
feedback loop, sự tích lũy của dòng vào stock
và time delays.

12.2016

85



Hình 1 Sơ đồ vòng lặp hồi đáp của quá trình sản xuất

Hình 2 Sơ đồ Stock and flow
ĐHHT đã được ứng dụng rộng rãi từ lĩnh
vực dân số học, sinh học và hệ thống kinh
tế…là những hệ thống mà trong đó tồn tại
quan hệ tương tác rất mạnh.
8 Một số ứng dụng Mơ hình System
Dynamic trong lĩnh vực quản lý dự án xây
dựng
Năm 2008, Mbiti đã có một nghiên cứu khá
thú vị về việc áp dụng SD trong lĩnh vực xây
dựng. Từ khởi đầu của nó tại Học viện công
nghệ Massachuset (MIT) từ thập kỉ 50 của thế kỉ
trước, các mơ hình SD đã được sử dụng để mơ
phỏng nhiều vấn đề động phức tạp. Tuy nhiên
việc áp dụng SD ở các ngành khác thì thơng
dụng hơn là trong lĩnh vực xây dựng. Ogunlana,
Lim & Saeed (1998) đã quan sát thấy rằng mơ
hình SD đã được sử dụng cho việc mô tả vấn đề
quản lý, nghiên cứu và phát triển của các ngành
khác hơn rất nhiều so với ngành xây dựng.
Trong ngành xây dựng, mơ hình SD thường
được sử dụng ở mức độ vi mô hơn là ở mức độ
vĩ mơ. Phần lớn các mơ hình SD là được áp
dụng cho dự án và các doanh nghiệp hơn là áp
dụng cho cả thị trường hay cả ngành cơng
nghiệp.

Các ví dụ về việc ứng dụng SD cho các dự
án xây dựng bao gồm Chritamara & Ogunlana
(2002), Hongagang, Mashayekhi & Saeed
(1998), Love et al (2000), Love, Mandal &Li
(1999), Nguyen & Ogunlana (2005), Ogunlana,
Li & Sukhera (2003), Ogunlana, Lim & Saeed
(1998),Tang& Ogunlana (2003a & b),
Hongagang, Mashayekhi & Saeed (1998) ..
Ví dụ về việc áp dụng mơ hình SD cho việc
nghiên cứu thị trường xây dựng như
Bajracharya, Ogunlana & Bach (2000),
Kummerow (1999) and Turk & Weijnen (2002).
Turk & Weijnen(2002), Kummerow (1999).
Tuy nhiên, không có nhiều chính sách vĩ
mơ trong lĩnh vực xây dựng được đưa ra từ sự
áp dụng các mơ hình SD.
Về việc ứng dụng SD trong quản lý dự án,
(Sterman, 1992) cho rằng các dự án xây dựng
phức tạp liên quan tới các hệ thống động phức
tạp, các hệ thống này cực kỳ phức tạp và gồm
nhiều thành tố quan hệ lẫn nhau, cực kỳ động,
bao gồm nhiều quy trình hồi đáp, liên quan tới

86

12.2016

quan hệ phi tuyến và bao gồm cả dữ liệu “cứng
và mềm”.
Một trong những lĩnh vực ứng dụng thành

công nhất ĐHHT là quản lý dự án. Năm 1994,
Rodrigues et al, so sánh vai trò của system
dynamics trong quản lý dự án với các mơ hình
truyền thống. Các tác giả cho răng ĐHHT cung
cấp một công cụ hiệu quả để quản lý một cách
có hệ thống các vấn đề chiến lược này.
9 Các nghiên cứu ứng dụng SD quản lý
tranh chấp và xung đột trong dự án xây
dựng
Majidi (2003) nghiên cứu việc cải tiến các kỹ
thuật ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp
(DART). Tác giả đã cung cấp 1 mơ hình, 1 lý
thuyết và một cơng cụ cho việc thấu hiểu và
đánh giá sự phức tạp và tương tác động của
xung đột và ứng dụng DART trong một dự án
xây dựng.
Menassa et al (2006) nghiên cứu về lý
thuyết option pricing và real option pricing để
đánh giá tỉ suất lợi nhuận/chi phí gắn liền với
chi phí ADR trong các dự án thiết kế và xây
dựng.
Ng et al (2007) thực hiện một nghiên cứu
về việc quản lý xung đột một cách “động” cho
các dự án thiết kế thi công xây dựng quy mơ
lớn.
Năm 2011, Kishor Mahato et al đã có một
nghiên cứu về xung đột động của dự án xây
dựng đê đập tại Nepal.
Năm 2008, Love et al đã có 2 nghiên cứu với
nỗ lực mơ hình hóa quan hệ nhân quả của

tranh chấp trong xây dựng. Sử dụng dữ liệu lấy
ra từ trong các nghiên cứu trước, một mô hình
ý tưởng về nhân quả (conceptual causal model)
của tranh chấp trong ngành xây dựng được
thành lập.
Nguyen et al (2005) đã đề xuất một mơ
hình SD để ghi nhận tính động của các dự án
xây dựng trong quá trình triển khai. Tám cấu
trúc hồi đáp từ các nghiên cứu trước về động
học dự án và tính đặc trưc của dự án xây dựng
đã được xác định như là các giả thuyết động.
Chúng bao gồm cấu trúc của lao đông, thiết bị,
vật tư, tương tác giữa lao động và thiết bị, tiến
độ, làm lại (rework), an toàn, chất lượng.
Gần đây, Sangwon et al (2013) sử dụng SD
để đánh giá ảnh hưởng của sai sót trong thiết
kế của Dự án xây dựng.
Một tác giả khác cũng nghiên cứu về khả
năng ứng dụng của SD cho việc mơ phỏng sự
chậm trễ và gián đốn trong xây dựng là Ibbs
(2005). Tác giả này cho rằng 4 mục đích chính
của SD là chỉ ra nguyên nhân, xác định trách
nhiệm, định lượng hóa ảnh hưởng và từ đó
thuyết phục các bên liên quan về 3 khía cạnh
trên.
Về khả năng ứng dụng của SD trong việc
phân tích sự chậm trễ và gián đoạn trong các
dự án xây dựng phức tạp, Howick (2003) cho
rằng việc áp dụng SD giúp khơng chỉ có thể


nắm bắt được các thơng tin “cứng” về các con
số mà con cung cấp những thông tin “mềm” về
các hành xử của con người (sự mệt mỏi, thiếu
đồng thuận…).
Để có thể áp dụng cho các vấn đề pháp lý,
Stephen et al (2005) nghiên cứu về việc chấp
thuận ý kiến chuyên gia trong trường hợp áp
dụng system dynamic. Theo đó, ý kiến chun
gia dựa trên mơ phỏng ĐHHT có thể đáp ứng
được các tiêu chí của tịa tối cao Hoa Kì nếu
thỏa mãn các tiêu chí như: dựa trên các giả thiết
và phép thử của phương pháp khoa học, phải
bao gồm các phép thử lỗi bắt buộc, phải áp
dụng các tiêu chuẩn nhất định trong việc xây
dựng và kiểm tra các giả thiết..
Tổng kết về việc áp dụng SD để giải quyết
tranh chấp trong xây dựng, Weil et al (1990) cho
rằng các luật sư và hệ thống pháp lý đang dần
chuyển sang áp dụng các giải pháp thay thế để
giải quyết tranh chấp. Trong đó các mơ hình
ĐHHT sẽ đảm nhiệm một vai trò quan trọng.
Tuy nhiên “ Việc sự dụng mơ hình khơng đưa ra
một giải pháp khắc phục ngay tức khắc cho
cơng việc khó khăn này, phần khó nhất chính
là phần triển khai đàm phán thực”
(Nyhart,1998)
10 Các nghiên cứu tương tự đã công bố
tại Việt Nam
Liên quan tới tranh chấp và xung đột trong
hợp đồng xây dựng, đã có những nghiên cứu

thú vị. Hồng Thành Huy ( 2006) nghiên cứu về
các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng xung đột
trong hợp đồng xây dựng. Nguyễn Vũ Khánh
Ngọc (2007) tìm hiểu về chiến thuật đàm phán
giải quyết các tranh chấp trong hợp đồng xây
dựng. Trong năm 2009 có Trần Hữu Quốc Vi tìm
hiểu các yếu tố gây xung đột quan trọng trong
dự án xây dựng tại TPHCM, Trần Trung Kiên tìm
hiểu về các yếu tố gây xung đột trong việc thực
hiện dự án hạ tầng kỹ thuật cũng như đề xuất
các giải pháp để giải quyết. Phạm Ngọc Hải
(2010) lại tập trung tìm hiểu các yếu tố gây
tranh chấp trong quản lý vận hành nhà chung
cư và lựa chọn mơ hình quản lý phù hợp.
Tiến độ là đề tài nghiên cứu hấp dẫn với
nhiều tác giả. Năm 2005, tác giả Đặng Thị Trang
đã ứng dụng logic mờ trong phân tích chậm trễ
và cập nhật tiến độ. Tiếp đó, năm 2006, Nguyễn
Hữu Thiện tìm hiểu về lập tiến độ mạng trên cơ
sở phân tích tác động các yếu tố rủi ro trong
quản lý xây dựng bằng mơ hình CSRAM,
Nguyễn Văn Tự phân tích sự chậm trễ tiến độ
do các bên tham gia dự án trong việc thực hiện
hợp đồng trong giai đoạn thi công ở Việt Nam,
Trần Đăng Khoa nghiên cứu giải pháp lập tiến
độ xét đến khả năng tài chính của nhà thầu
trong giai đoạn đấu thầu cho dự án xây dựng
tại Việt Nam. Gần đây, năm 2011, Tiền Chí Long
đã thực hiện các phân tích việc gia hạn tiến độ
liên quan đến yếu tố thời tiết trong hợp đồng

thi cơng, Võ Văn Trị phân tích định lượng trách
nhiệm các bên trong việc chậm trễ tiến độ dự


án xây dựng gây ra bởi công tác làm lại, Đặng
Thanh Hồi nghiên cứu ứng dụng và đề xuất
cơng cụ tích hợp quản lý tiến độ xây dựng.
System Dynamics tuy là một hướng nghiên
cứu chưa được phát triển đúng mức ở Việt Nam.
Tuy nhiên, đã có nghiên cứu rất sớm của
Nguyễn Lương Bách (AIT- 1991) về việc tự đáp
ứng nhu cầu lương thực của Việt Nam. Gần đây,
đã liên tục có những nghiên cứu ứng dụng
System Dynamics. Bùi Hồng Phương đề xuất
việc kết hợp mơ hình EFQM và SD để cải thiện
văn hóa an tồn. Hồ Hồng Duy nghiên cứu sự
thay đổi trong quản lý thiết kế dự án xây dựng
tại TPHCM bằng mô phỏng SD. Nguyễn Hữu
Thừa ứng dụng SD để phân tích dịng tiền dự
án xây dựng. Trần Ngọc Sang ứng dụng SD để
phân tích lợi nhuận cơng ty sản xuất và thi công
lắp đá granite. Nguyễn Minh Quang kết hợp
Value Stream Mapping và SD để quản lý chất
lượng thi công cho nhà thầu xây dựng tại Việt
Nam. Phạm Thanh Hải đã xây dựng mơ hình
động quản lý sự thực hiện trong các công ty xây
dựng bằng SD. Trước đó, Nguyễn Quang Trung
sử dụng SD trong dự báo lợi nhuận của dự án
Bất động sản tại TPHCM, Lê Phúc Thịnh ứng
dụng SD mơ phỏng tính chất động của thời

gian làm việc trong xây dựng.. Có thể nói, tuy
tiếp cận với System Dynamic khá trễ so với thế
giới, tuy nhiên đây đang là một hướng nghiên
cứu hấp dẫn và thú vị đối với các nhà nghiên
cứu Việt Nam.
11 Tổng kết
Trong ngành xây dựng, tranh chấp được
xem như là không thể tránh khỏi. Thực tế là số
lượng các tình huống tranh chấp trong ngành
xây dựng đang ngày càng tăng lên đỏi hỏi phải
có một cách tiếp cận có hệ thống và hiệu quả
để giải quyết tranh chấp. Bài báo này là một
tổng kết về lịch sử, xu hướng và sự phát triển
trong tương lai cả về các nghiên cứu học thuật
cũng như những ứng dụng thực tiễn của việc
giải quyết tranh chấp và xung đột trong quản
lý xây dựng. Bài báo cho thấy xu hướng trên thế
giới về việc sử dụng các giải pháp thay thế để
xử lý xung đột và tranh chấp trong lĩnh vực xây
dựng. Đồng thời, các tác giả cũng giới thiệu
Động học hệ thống (SD) như là một công cụ và
kỹ thuật để đánh giá một cách định tính và định
lượng về tranh chấp, chiến lược giải quyết
tranh chấp và thực thi các giải pháp xử lý tranh
chấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Kumaraswamy, M. M. and D. W. Chan (1998).
"Contributors to construction delays." Construction
Management & Economics 16(1): 17-29.
2. Marzouk, M. M. and T. I. El-Rasas (2014). "Analyzing

delay causes in Egyptian construction projects." Journal of
Advanced Research 5(1): 49-55.
3. Toor, S. U. R. and S. O. Ogunlana (2008). "Problems
causing delays in major construction projects in Thailand."
Construction Management and Economics 26(4): 395-408.

4. Acharya, N., et al. (2006). "Critical construction
conflicting factors identification using analytical hierarchy
process." KSCE Journal of Civil Engineering 10(3): 165-174.
5. Jaffar, N., et al. (2011). "Factors of Conflict in
Construction Industry: A Literature Review." Procedia
Engineering 20(0): 193-202.
6. Mitkus, S. and T. Mitkus (2014). "Causes of Conflicts in a
Construction Industry: A Communicational Approach." Procedia
- Social and Behavioral Sciences 110(0): 777-786.
7. Ayudhya, B. I. N. (2011). "Common disputes related to
public work projects in Thailand." Sonklanakarin Journal of
Science and Technology 33(5): 565.
8. Bonwick, R. J. and V. M. Watts (1998). "Research
information: The role of emotional factors in building
disputation." Building Research & Information 26(6): 370-373.
9. Fenn, P., et al. (1997). "Conflict and dispute in
construction." Construction Management and Economics 15(6):
513-518.
10. Love, P. E. D., et al. (2011). "Causal Discovery and
Inference of Project Disputes." Engineering Management, IEEE
Transactions on 58(3): 400-411.
11. Sai On, C. and Y. Tak Wing (2006). "Are Construction
Disputes Inevitable?" Engineering Management, IEEE
Transactions on 53(3): 456-470.

12. Carneiro, D., et al. (2012). Stress Monitoring in Conflict
Resolution Situations. Ambient Intelligence - Software and
Applications. P. Novais, K. Hallenborg, D. I. Tapia and J. M. C.
Rodríguez, Springer Berlin Heidelberg. 153: 137-144.
13. Loosemore, M. (1999). "Bargaining tactics in
construction disputes." Construction Management and
Economics 17(2): 177-188.
14. Vu, A. T. and D. G. Carmichael (2009). "Cultural
Difference and Conflict Management - A Vietnamese-Australian
and Construction Industry Case Study." International Journal of
Construction Management 9(2): 1-19.
15. Howick, S. (2003). "Using system dynamics to analyse
disruption and delay in complex projects for litigation: can the
modelling purposes be met?" Journal of the Operational
Research Society 54(3): 222-229.
16. Ibbs, W. and M. Liu (2005). "System dynamic
modeling of delay and disruption claims." Cost Engineering
47(6): 12-15.
17. Kishor Mahato, B. and S. O. Ogunlana (2011). "Conflict
dynamics in a dam construction project: a case study." Built
Environment Project and Asset Management 1(2): 176-194.
18. Love, P. E., et al. (2008). Causal modelling of
construction disputes. Procs 24th Annual ARCOM Conference.
19. Majidi, N. E. (2003). Evaluation of frame work of
construction ADR methode intergrated model of real option,
probalistic analysis and SD. Civil and Enviromental Engineering.
MIT, MIT. Master: 78.
20. Menassa, C. and F. P. Mora (2006). An option based
model for evaluating ADR investments in design and
construction projects. International Conference on Computing

and Decision Making in Civil and Building Engineering,
Montréal, Canada.
21. Menassa, C. C. and F. P. Mora (2009). Real options and
system dynamics approach to model value of implementing a
project specific dispute resolution process in construction
projects. Simulation Conference (WSC), Proceedings of the 2009
Winter.

22. Ng, H., et al. (2007). "Dynamic Conflict Management
in Large-Scale Design and Construction Projects." Journal of
Management in Engineering 23(2): 52-66.
23. Nguyen, L. D. and S. O. Ogunlana (2005). "Modeling
the dynamics of an infrastructure project." Computer‐Aided Civil
and Infrastructure Engineering 20(4): 265-279.
24. Nguyễn, V. K. N. (2010). Chiến thuật đàm phán giải
quyết các tranh chấp trong Hợp đồng Xây dựng. Ngành Quản lý
Dự án Tp HCM, Đại học Bách Khoa Tp HCM. Thạc sĩ.
25. Stephens, C. A., et al. (2005). "System dynamics
modeling in the legal arena: meeting the challenges of expert
witness admissibility." System Dynamics Review 21(2): 95-122.
26. Trần, T. K. (2010). Phân tích các yếu tố gây xung đột
trong việc thực hiện Dự án Hạ tầng kỹ thuật và các đề xuất giải
quyết Ngành Quản lý dự án. TpHCM, Đại học Bách Khoa tpHCM.
Thạc sĩ.
27. Weil, H. and R. Etherton (1990). System dynamics in
dispute resolution. Proc. 1990 Int. System Dynamics Conf.

12.2016

87




×