PHẦN 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong hồn cảnh đất nước đang trên đường đổi mới, hội nhập - với những
tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, đời sống vật chất và tinh thần con người ngày
càng được cải thiện. Vì vậy, mỗi con người đều ra sức phấn đấu học tập, rèn
luyện để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
Bên cạnh những mặt tích cực thì mặt trái của cơ chế thị trường cũng có
những tác động tiêu cực ảnh hưởng xấu đến tầng lớp thanh, thiếu niên. Đặc
biệt là sự phát triển như vũ bão của ngành công nghệ thông tin, bên cạnh các
lợi ích mà nó mang đến thì cũng có nhiều tiêu cực ảnh hưởng mạnh mẽ đến
giới trẻ, nhất là học sinh.
Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí,
truyền hình thường xun đề cập đến vấn đề học sinh cá biệt, điển hình là tình
trạng bạo lực học đường, HS vơ lễ với thầy cô giáo, vi phạm nội quy nhà
trường,... xảy ra ở nhiều trường học trên khắp cả nước, gây sự bất ổn trong dư
luận, nhất là với gia đình và nhà trường.
Hay đúng hơn, HSCB trường nào cũng có, lớp nào cũng có, gần như cấp
học nào cũng có, nhưng điển hình nhất vẫn là HS cấp Trung học cơ sở. Vì
trong một tập thể lớp ln tồn tại những HS dễ giáo dục và những HS khó
giáo dục. Những HSCB ln có những hành vi tiêu cực, khơng phù hợp thì sẽ
ảnh hưởng đến tập thể, những thành viên khác, thậm chí những đối tượng này
cịn gây cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm khơng ít sự bức xúc,
trăn trở, có khi là bất lực.
Học sinh cá biệt không chỉ là đối tượng làm cho nhà trường, GV lo lắng khi
phải đầu tư nhiều công sức, giải pháp để GD mà nó cịn ảnh hưởng nghiêm
1
skkn
trọng đến sự bình yên trong mỗi tổ ấm gia đình và cả xã hội. Đặc biệt học
sinh THCS đang ở độ tuổi được xem là “lứa tuổi thiếu niên” từ 11 đến 15
tuổi, lứa tuổi chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lí
trẻ em, với những biến đổi về tâm – sinh lý, sức khỏe, nhận thức, tính “cá
biệt” của một bộ phận HS ở lứa tuổi này có thể thực hiện những hành vi “cá
biệt” gây ra những hệ quả khó lường, đáng tiếc nếu nhà trường, gia đình và
địa phương thiếu sự quan tâm giáo dục thích hợp để ngăn chặn.
Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, qua tìm tịi học hỏi đồng
nghiệp, tham khảo phương pháp giáo dục trên các tạp chí GD, truyền hình và
cả những tích lũy của bản thân sau những lần “va chạm” với HSCB của
trường, lớp chủ nhiệm, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm về giải pháp
giáo dục HSCB. Vì vậy, tơi quyết định chọn sáng kiến kinh nghiệm với chủ
đề “Giáo viên chủ nhiệm với một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt”. Với
đề tài này tơi hy vọng được góp một phần tâm huyết nghề nghiệp của mình
vào cơng việc giáo dục HS nói chung và HSCB nói riêng nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục hiện nay, đồng thời giúp cho đội ngũ GVCN chúng tơi hồn
thành tốt sự nghiệp “trồng người” của mình.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN
Để bắt nhịp kịp với tiến trình phát triển nhảy vọt của khoa học – kĩ thuật,
công nghệ thơng tin, sự phát triển nhanh chóng của xã hội, mỗi con người cần
phải trang bị những kiến thức, kĩ năng sống đúng đắn, phù hợp với thời đại.
Bản thân chúng ta là những người làm nhiệm vụ “Trồng người” – nhiệm vụ
thiêng liêng, cao cả của mỗi nhà giáo, vì vậy chúng ta cần phải giúp HS trang
bị chắc chắn những kiến thức, kĩ năng cơ bản ấy để các em làm hành trang
cho tương lai. Nhưng đối với những HSCB, để cảm hóa được các em là một
vấn đề nan giải của ngành giáo dục nói riêng và XH nói chung.
Chính vì lẽ đó, để thực hiện tốt sáng kiến này cũng như vận dụng vào quá
trình GD về sau, tơi đã xác định mục đích chính của mình:
Từng bước giáo dục những HS “chưa ngoan” trở thành học sinh ngoan,
2
skkn
giúp các em nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và thay đổi
thái độ của mình trong học tập, rèn luyện theo chiều hướng tích cực.
Giúp HS nhận thức đúng về điểm mạnh, điểm yếu cũng như những giá trị
của bản thân, để các em thấy rằng mình khơng hề kém cỏi, từ đó có thể vứt bỏ
được sự tự ti, mặc cảm, chủ động hòa nhập với bạn bè.
Giúp các em nhận thấy được công lao sinh thành, dưỡng dục to lớn của cha
mẹ; sự tận tâm, vất vả của thầy cô trong sự nghiệp dạy dỗ, truyền đạt tri thức,
đạo đức cho HS và từ đó các em có những đắn đo, suy nghĩ mà thay đổi thái
độ, cố gắng học tập – rèn luyện phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi.
Hướng cho HS xác định được mục đích học tập và rèn luyện của bản thân,
sống có lí tưởng, hồi bão; có tính kỷ luật, suy nghĩ tích cực trước khi hành
động một việc.
Mục đích cuối cùng của sáng kiến là nâng cao chất lượng học tập và đạo
đức của HS, giúp các em phát triển một cách tồn diện.
Với lịng u nghề, ý thức được trách nhiệm của người GVCN tôi ln
quan sát, quan tâm, tìm hiểu, lắng nghe và chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng
của HS lớp chủ nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ GD một cách hiệu quả.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng
Học sinh của lớp 6A năm học 2015 – 2016 và hiện nay là lớp 7A Trường
THCS Phổ Vinh, những HS thường xun có những hành vi khơng mong đợi
– học sinh cá biệt.
1.3.2. Phạm vi
Trong đề tài này tôi chỉ đưa ra một số biện pháp giáo dục HSCB của lớp
6A (nay là 7A) với 4 dạng cá biệt điển hình của lớp: tự kỉ, chán học, thường
xuyên vi phạm nội quy nhà trường và chơi điện tử.
3
skkn
Trong q trình nghiên cứu tơi có tham khảo và nhờ sự hỗ trợ của Ban
giám hiệu (BGH), Tổng phụ trách Đội (TPTĐ), Đồn thanh niên, gia đình HS
và các ban ngành đồn thể tại địa phương.
1.4. Q TRÌNH VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
Để có được những kinh nghiệm giảng dạy và GD học sinh từ nhiều năm
thông qua công tác chủ nhiệm lớp, tình hình chung của trường, học hỏi kinh
nghiệm từ đồng nghiệp, tài liệu tập huấn chủ nhiệm,... tơi tiến hành từng
bước: quan sát, điều tra, tìm hiểu, phân loại HS lớp chủ nhiệm. Với HSCB tôi
tiến hành phân dạng cá biệt và tìm hiểu nguyên nhân để từ đó tìm ra những
biện pháp GD phù hợp nhất.
Tôi đã thử vận dụng một số biện pháp này từ năm học 2015 – 2016 đối với
lớp 6A và gợi ý cho một số GVCN các lớp cũng đã áp dụng và mang lại kết
quả tương đối khả quan.
4
skkn
PHẦN 2
NỘI DUNG
2.1. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Thực hiện từ năm học 2015 – 2016 đến năm 2016 – 2017.
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
2.2.1. Kết quả đạt được
Đầu năm học 2015 – 2016, thông qua kết quả khảo sát chất lượng đầu năm
về học tập đạt tỉ lệ 50% và 50% chưa đạt, về phẩm chất đạt tỉ lệ 80% và cần
rèn luyện thêm 20%. Đến cuối năm học 2015 – 2016 về học tập tỉ lệ học sinh
hoàn thành chương trình có tăng nhẹ 60% và chưa hồn thành giảm còn 40%;
về phẩm chất vẫn còn học sinh phải rèn luyện trong hè là 6,7%. Sau khi rèn
luyện trong hè thì số học sinh cịn hạn chế về học tập và phẩm chất có tiến bộ
và hồn thành nhiệm vụ học tập và “Đạt” về phẩm chất, tuy nhiên ở mức độ
cịn thấp. Vì vậy trong năm học 2016 – 2017 bản thân GVCN vẫn tiếp tục vận
dụng những sáng kiến, kinh nghiệm đã thực hiện trong năm học trước để kết
quả có thể đạt được như chỉ tiêu đề ra (khơng có học sinh chưa đạt về học tập
và phẩm chất).
2.2.2. Những mặt cịn hạn chế
Địa phương có sự quan tâm đến sự nghiệp GD của trường nhưng còn hạn
chế và đôi lúc chưa kịp thời; chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của
trường. Bên cạnh đó sự phát triển chung của xã hội, sự phát triển quá nhanh
của khoa học kỹ thuật, công tác quản lý của các cơ quan chức năng còn lỏng
lẻo, sự gia tăng của các tệ nạn xã hội,... đã tác động không nhỏ đến các em.
Nhà trường còn chưa đáp ứng đảm bảo cơ sở vật chất để hỗ trợ cho việc
giảng dạy và giáo dục, đặt biệt các hoạt động GD kĩ năng sống cho HS còn
hạn chế.
5
skkn
Một số PHHS thiếu trách nhiệm đối với việc học tập và rèn luyện của con
cái nên gây nhiều khó khăn cho GVCN và nhà trường trong việc phối hợp để
GD học sinh.
Tập thể lớp vẫn còn nhiều HS chậm tiến bộ cả về học tập và rèn luyện;
những HSCB có ý thức học tập và rèn luyện nhưng chưa cao, chưa tự giác.
2.2.3. Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế
2.2.3.1. Nguyên nhân đạt được
Địa phương có sự quan tâm đến vấn đề GD của địa phương nói chung và
Trường THCS Phổ Vinh nói riêng.
Nhà trường ln tạo mọi điều kiện để GV và HS có một mơi trường GD tốt
nhất.
Sự phối hợp giữa các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường, giữa GVCN
với PHHS tương đối tốt. Đa số PHHS rất quan tâm đến tình hình học tập của
con em mình.
GVCN thường xun quan tâm, đơn đốc, nhắc nhở hoạt động học tập và
rèn luyện của lớp, đặc biệt là những HSCB.
Tập thể lớp chủ nhiệm đoàn kết, giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động, phong
trào. Là lớp dẫn đầu tồn khối “Mơ hình trường học mới” về học tập.
Bản thân những HS có hành vi khơng mong đợi vẫn cịn ý thức được nhiệm
vụ học tập, rèn luyện của bản thân; tôn trọng GV và bạn bè.
2.2.3.2. Nguyên nhân hạn chế
a. Nguyên nhân khách quan
Về phía gia đình
Gia đình là cái nơi các em được sinh ra và được ni dưỡng trong vịng tay
của cha mẹ, những người thân yêu. Là nơi các em có khoảng thời gian chung
sống lâu dài nhất, vì vậy gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể
chất lẫn tinh thần, hình thành cho các em những nền móng để tiếp xúc với xã
hội bên ngồi.
6
skkn
Nếu trẻ được sống trong một gia đình lành mạnh thì trẻ sẽ có một nhân
cách tốt và ngược lại.
Khơng phải tự nhiên mà 4 học sinh của lớp 6A lại có những hành vi “cá
biệt” như vậy, mà đó là do hậu quả của những vết thương tâm lý vơ tình
người lớn đã gieo rắc vào đầu óc non nớt của các em như: bố mẹ bất hòa, bạo
lực trong việc dạy bảo con (Duy, Phi có hành vi bạo lực); cha cư xử thô bạo,
rượu chè bê tha, mẹ lo làm ăn kinh tế thiếu quan tâm con, cho tiền con tiêu
xài sớm vơ tình tiếp tay cho con hư hỏng (Long có tiền nên ham chơi điện tử,
bỏ bê việc học); bên cạnh đó hiện tại trong lớp có hai trường hợp PH cho rằng
con mình học quá yếu nên ngại tiếp xúc, trao đổi với GVCN, thậm chí phó
mặc con cái cho nhà trường và cũng có trường hợp con học yếu, vi phạm nội
quy nhiều lần nhưng PH bảo thủ, cưng chiều con quá mức, vì vậy mà việc
phối kết hợp giữa GVCN với PHHS để giáo dục học sinh còn nhiều hạn chế.
Lớp còn có trường hợp học sinh có dấu hiệu mắc bệnh “tự kỉ” do bố mẹ
quá cưng chiều, thậm chí sợ con tiếp xúc với người khác không tốt nên không
cho con giao tiếp với người ngoài, kể cả một số người thân trong gia đình nếu
bị đau ốm.
Về phía nhà trường
Trường học được xem là ngôi nhà thứ hai của các em, là nơi các em được
học tập, được giáo dục một cách toàn diện nhất về đạo đức, tri thức. Nhưng
để đạt được mục tiêu ấy không phải dễ, bởi thực tế luôn tồn tại hai mặt song
song nhau “tích cực và tiêu cực”. Trong một ngơi trường cũng vậy, có những
người thầy, cơ giáo tận tụy, tâm huyết với sự nghiệp trồng người; nhưng vẫn
tồn tại đâu đó một bộ phận GV chưa tâm huyết với nghề, năng lực sư phạm
cịn hạn chế , thiếu cơng bằng trong đối xử với HS, thường có thái độ thành
kiến với HSCB, có khi là “bỏ lũi”, thậm chí có GV chỉ lo làm ăn kinh tế riêng
xem nghề dạy học chỉ là công việc tay trái,...Từ một bộ phận nhỏ GV ấy đã
khiến cho PH, học sinh mất niềm tin nơi nhà trường, với họ trường học vẫn
chưa thực sự là ngôi nhà thứ hai đáng tin cậy.
7
skkn
Do điều kiện cơ sở vật chất của trường chưa đáp ứng đủ nhu cầu như thiếu
các loại sách giáo dục kĩ năng sống cho HS, cũng như việc tổ chức các hoạt
động giáo dục kĩ năng sống cho HS còn hạn chế, đặc biệt chưa tổ chức được
các buổi ngoại khóa về chun đề giáo dục HSCB, vì vậy HS vẫn chưa thực
sự hiểu được thế nào là HSCB và những hành vi cá biệt của các em có ảnh
hưởng gì đến tương lai của bản thân hay khơng?
Về phía xã hội
Sự phát triển như vũ bão của ngành CNTT, các trị chơi điện tử mang tính
chất bạo lực ngày càng nhiều, sự bùng nổ của các dịch vụ giải trí thiếu lành
mạnh đã tác động tiêu cực đến đạo đức, nhân cách, lối sống của học sinh.
b. Nguyên nhân chủ quan
Nhận thức, hiểu biết chưa hoàn thiện , hiếu động nên thực hiện những hành
vi tiêu cực mà chính bản thân các em vẫn khơng hiểu được hậu quả của hành
vi đó là gì.
Bất mãn vì bố mẹ thường xuyên bất hòa, thiếu sự quan tâm, cư xử thô bạo
với con cái nên một số em thường xuyên vi phạm nội quy trường, lớp, thích
chọc phá bạn bè, bướng bỉnh, nói năng, ứng xử thơ tục với bạn bè, thiếu lễ
phép với người lớn.
Một số em vì bố mẹ đi làm ăn xa, để con ở với ông bà già yếu ít quan tâm
nên các em tự do lêu lổng chỉ ham chơi khơng chịu học hành.
Có trường hợp vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, mỗi khi xin tiền bố
mẹ để đóng tiền học hoặc đua đòi theo bạn bè mua sắm thường bị bố mẹ phàn
nàn, thậm chí khơng cho nên các em thấy chán nản, tự ti, mặc cảm với bạn bè,
vì vậy tỏ ra bất cần, không chú tâm đến việc học tập, rèn luyện và thậm chí có
ý định bỏ học.
Bên cạnh đó, có em được bố mẹ cưng chiều thái quá “ước gì được nấy”, bố
mẹ chỉ biết cho tiền con mà khơng tìm hiểu con xin tiền để làm gì, nắm được
điểm yếu của bố mẹ nên một số em lợi dụng xin tiền chơi điện tử, mua những
8
skkn
đồ chơi bạo lực,..
Từ những thực tế trên, tôi đã đúc kết, nghiên cứu được một số biện pháp để
giáo dục HSCB đạt hiệu quả. Tôi đã vận dụng những biện pháp này trong
công tác chủ nhiệm lớp từ năm học 2015 – 2016 đối với lớp 6A (nay là 7A)
và gợi ý cho một số GVCN trong trường cùng áp dụng, bước đầu đã mang lại
những kết quả khả quan trong năm học 2015 – 2016. Vì vậy, trong năm học
này tôi quyết định tiếp tục vận dụng những phương pháp này vào công tác
chủ nhiệm lớp 7A năm học 2016 – 2017.
9
skkn
PHẦN 3
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
3.1. CĂN CỨ THỰC HIỆN
3.1.1. Cơ sở lí luận
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị
quyết số 29-NQ/TW) đặt mục tiêu chung tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ
về chất lượng, hiệu quả giáo dục – đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công
cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục
con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả
năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Đối với GD phổ thông, tập trung phát triển trí
tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi
dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng GD
toàn diện, phấn đấu đến năm 2030, nền GD Việt Nam đạt trình độ tiên tiến
trong khu vực.
Theo Điều 26 Điều lệ Trường THCS, trường trung học phổ thông và
trường phổ thơng có nhiều cấp học năm 2011 thì các hoạt động giáo dục bao
gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm GD học
sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng
cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư
cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào
cuộc sống lao động.
Hay sinh thời Bác Hồ đã từng nói:
Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên
10
skkn
Bản chất con người – HS là lương thiện, nhưng do nhiều yếu tố khác nhau
của đời sống XH hiện đại tác động đến đời sống tâm lý của HS, nên các em
mới có những hành vi tiêu cực như vậy. Ở tuổi học sinh lớp 6, 7 là lứa tuổi
“Ăn chưa no, lo chưa tới”, đồng thời cũng có một số em phát triển sớm về cơ
thể nên có nhiều biến đổi về tâm, sinh lý, vì vậy rất cần sự hỗ trợ, tư vấn của
người lớn, các em cần được giáo dục để phát triển lành mạnh cả về thể chất
lẫn tinh thần và việc học tập sẽ tốt hơn. Muốn được như vậy, đòi hỏi mỗi
GVCN như chúng ta phải có tâm huyết, năng động, sáng tạo đồng thời có sự
kiên trì, nhẫn nại thì nhất định sẽ thành công.
Như vậy, với học sinh cá biệt GVCN phải thực sự cần là kĩ sư tâm hồn, có
trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các lực lượng GD trong và ngoài nhà
trường, mà trước tiên là tập thể lớp giúp những HS này điều chỉnh, thay đổi
thái độ, niềm tin, hành vi của mình để các em có tương lai tốt đẹp hơn.
3.1.2. Cơ sở thực tiễn
Theo quan điểm triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin: “Bản chất con người
là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội”, như vậy hiện tượng HSCB không
phải là hiện tượng ngẫu nhiên mà có, tất cả đều có nguyên nhân. Để giáo dục
đối tượng HSCB thành công, tôi đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân khiến cho
một số đối tượng HS lớp chủ nhiệm của mình trở thành “Học sinh cá biệt” và
từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp với từng dạng cá biệt.
Địa phương có sự quan tâm đến sự nghiệp GD của trường nhưng cịn hạn
chế và đơi lúc chưa kịp thời; chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của
trường. Bên cạnh đó sự phát triển chung của xã hội, sự phát triển quá nhanh
của khoa học kỹ thuật, công tác quản lý của các cơ quan chức năng còn lỏng
lẻo, sự gia tăng của các tệ nạn xã hội,... đã tác động khơng nhỏ đến các em.
Nhà trường cịn chưa đáp ứng đảm bảo cơ sở vật chất để hỗ trợ cho việc
giảng dạy và giáo dục, đặt biệt các hoạt động GD kĩ năng sống cho HS còn
hạn chế.
11
skkn
Một số PHHS thiếu trách nhiệm đối với việc học tập và rèn luyện của con
cái nên gây nhiều khó khăn cho GVCN và nhà trường trong việc phối hợp để
GD học sinh.
Tập thể lớp vẫn còn nhiều HS chậm tiến bộ cả về học tập và rèn luyện;
những HSCB có ý thức học tập và rèn luyện nhưng chưa cao, chưa tự giác.
3.2. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN
3.2.1. Nội dung, phương pháp
Học đường không chỉ là nơi giảng dạy, không chỉ quan tâm đến việc dạy
chữ, truyền đạt kiến thức văn hóa cho HS, mà cần quan tâm nhiều hơn nữa
đến đạo đức, đời sống tinh thần của trẻ. Đó mới chính là trách nhiệm mang
tính hiện đại và đích thực, khi đào tạo ra những con người lành mạnh, cân
bằng giữa phẩm chất đạo đức và tri thức đáp ứng thực tế XH tiến bộ. Muốn
vậy, mỗi thầy cô giáo và đặc biệt là GVCN phải có tâm huyết với nghề, phải
có những biện pháp giáo dục phù hợp, ngoài những biện pháp giáo dục
chung, đối với “học sinh cá biệt” cũng cần có những biện pháp giáo dục đặc
thù riêng. Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ đưa ra 05 giải pháp mà
bản thân đã vận dụng thành công trong việc giáo dục HSCB của lớp: Phương
châm “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo” để học
sinh noi theo; Phương pháp “Lạt mềm buộc chặt”; Phương pháp “Kỉ luật tích
cực”; Giáo dục thơng qua các buổi hoạt động ngoại khóa, giờ học bộ mơn;
Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường.
3.2.2. Giải pháp thực hiện
3.2.2.1. Thực hiện phương châm “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương
tự học và sáng tạo” để học sinh noi theo
GVCN phải là những người gương mẫu về nhân cách, là tấm gương sáng
trong việc chấp hành tốt chủ trương, đường lối, hiến pháp, pháp luật của Nhà
nước và nội qui, qui chế của trường, ngành.
12
skkn
Về tri thức phải nắm vững chun mơn, có tinh thần trách nhiệm cao trong
công tác giảng dạy, giáo dục để tạo niềm tin và sự kính trọng của học sinh.
Về năng lực sư phạm phải biết tự học, sáng tạo, trau dồi nâng cao chuyên
môn, nghiệp vụ sư phạm. Phải biết trải lòng với học sinh, gần gũi, ân cần,
quan tâm giúp đỡ các em, yêu thương chúng như chính người thân trong gia
đình dù chúng có hư hỏng, để phân tích, khuyên nhủ chúng hiểu ra điều đúng,
sai mà khắc phục.
3.2.2.2. Phương pháp “Lạt mềm buộc chặt”
Đây là biện pháp giáo dục bằng tâm lý đối với HS ngoan thì dễ, nhưng đối
với việc giáo dục HSCB là cả một q trình địi hỏi người GVCN phải có sự
kiên trì, sáng tạo khi vận dụng vào từng dạng cá biệt khác nhau sao cho phù
hợp.
Có một số người cho rằng, những học sinh đã bị “liệt” vào danh sách
HSCB rồi thì phải bị xử phạt, kỷ luật nghiêm minh để làm gương cho HS
khác. Thậm chí có một số đơn vị trường cảm thấy nhẹ tênh khi áp dụng hình
thức kỷ luật cao nhất là đưa ra quyết định đuổi học HS khi học sinh ấy vi
phạm nội quy nhà trường quá nhiều lần hay HS đánh nhau.
Nhưng sau khi các em đã bị đuổi ra khỏi trường rồi thì GV chúng ta phải
suy nghĩ thử xem: Nguyên nhân nào HS trở nên như vậy? Nhà trường, GV đã
thực sự kịp thời can thiệp hay chưa? Khi rời khỏi trường thì các em sẽ đi đâu
– về đâu?,...Những hành động đuổi học HS như vậy đồng nghĩa với việc
chúng ta chưa thực sự hướng đến các em học sinh.
Như vậy, trước khi đưa ra một quyết định kỷ luật đối với HS chúng ta cần
phải suy tính kỹ lưỡng, phải biết tìm ra những giải pháp giúp đỡ các em tái
hồn thiện bản thân chứ khơng phải là dồn các em đến bước đường cùng.
Để làm được việc đó, người giáo viên chủ nhiệm phải có cái “Tâm” rất lớn.
Chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân, phối hợp với tập thể lớp, các đoàn thể
13
skkn
trong và ngồi nhà trường, PHHS để tìm ra biện pháp khắc phục. Ông cha ta
từng dạy :
“Thương cho roi, cho vọt.
Ghét cho ngọt, cho bùi”
Ví dụ 1:
Trong năm học 2015 – 2016, tôi chủ nhiệm lớp 6A, trường hợp em Trương
Phi– một HSCB cả về đạo đức lẫn học tập. Phi là con cả trong một gia đình
có 4 anh em, thuộc diện hộ nghèo, cha đi làm nghề biển nhưng thường đau
ốm. Một mình mẹ phải vất vả ni các con, đời sống vơ cùng chật vật, khơng
có thời giờ quan tâm con.
Trong những năm học Tiểu học vì là HS thuộc diện hộ nghèo nên Phi được
miễn một số khoản đóng góp, nhưng sang HKII (năm 2016- tính theo năm tài
chính) khi xã Phổ Vinh sắp được công nhận “Xã nông thôn mới”, cơ chế xét
đối tượng hộ nghèo cũng có nhiều thay đổi, gia đình em bị đưa ra khỏi diện
hộ nghèo, vì vậy buộc em phải đóng tất cả các khoản tiền học, mẹ em phải
chạy vạy mượn tiền cho các con ăn học, nhưng đến lúc cũng bí thế.
Vì q túng thiếu, nên mỗi khi Phi xin tiền mẹ đóng học đều bị mẹ cằn
nhằn. Nhiều lần như vậy Phi bất mãn, mặc cảm trước bạn bè, thấy bạn nào em
cũng tỏ ra không “ưa” nên chọc phá, ngồi học không chú ý, bỏ học liên tục 2,
3 hơm trong tuần và thậm chí có dấu hiệu bạo lực. Sự sa sút trong học tập và
vi phạm của Phi tiến triển rất nhanh ngay tuần đầu tiên của HKII.
Qua những gì ban cán sự lớp, một số “điệp viên nhí” của lớp báo cáo lại và
sau khi theo dõi, tìm hiểu kĩ (đến thăm gia đình, gặp gỡ ba mẹ Phi trao đổi và
tìm hiểu hàng xóm của em), tơi gặp riêng Phi sau giờ sinh hoạt lớp chiều thứ
7 – tuần đầu tiên của HKII, sau khi cả lớp đã ra về hết. Tôi gọi em lại để
khuyên nhủ, trước mặt tôi em tỏ ra ngoan ngỗn.
Tơi bắt đầu từ việc hỏi thăm hồn cảnh gia đình em; tình hình học tập và
rèn luyện của em trong thời gian này vẫn ổn và tốt chứ? Cơ nghe nói dạo này
14
skkn
bố em lo làm ăn lắm đúng khơng? Cơ cịn nghe thông tin bố định mua cho em
chiếc xe đạp mới nữa hả?,...Trước sự quan tâm chân thành của tôi, em tỏ ra
mạnh dạn, nói chuyện với tơi một cách chân tình. Khi thấy em khơng ngần
ngại gì khi tâm sự với tôi, tôi bắt đầu gợi ý nhắc nhở từng vi phạm của em,
khuyên bảo em bằng tình cảm của một người chị để tâm sự cùng em. Tôi gợi
câu chuyện vì em đánh bạn ở HKI, mẹ đi họp PH cho em bị người ta đụng
phải nên ngã xe bị trầy xước tay chân, tơi phân tích cho em hiểu vì thương em
mẹ mới bị như vậy, nếu hơm đó mẹ có mệnh hệ gì thì giờ này em có cịn được
mẹ chăm sóc nữa khơng, mẹ la mắng em cũng chỉ vì lo cho em, vì mẹ đã quá
cực khổ rồi nên mẹ muốn các con của mẹ phải được học hành đến nơi, đến
chốn để có tương lai tươi sáng hơn. Em phải biết thương mẹ em chứ?
Trước những lời tâm sự ấy của tôi, tôi thấy em rưng rưng nước mắt, em xin
lỗi tôi, hứa với tơi sẽ cố gắng học tốt. Tối đó Phi về nhà xin lỗi ba mẹ và cũng
hứa sẽ cố gắng học tốt, sau hôm ấy tôi vẫn âm thầm quan sát em thấy được sự
cố gắng, nỗ lực của em, tơi cảm thấy rất vui vì mình đã cảm hóa được em, từ
đó tơi thường xun trao đổi với em, mỗi lần trao đổi riêng như vậy tơi đều
tìm cách khen ngợi những tiến bộ của em. Tơi cịn phân công một học sinh
giỏi (HSG) kèm Phi học và mỗi lần nhà trường họp xét các quỹ học bổng
dành cho HS có hồn cảnh khó khăn chăm ngoan, tơi đều cố gắng xin cho em
được hưởng. Đến cuối năm học này, kết quả học tập và rèn luyện của Phi thật
bất ngờ, từ một HS có hạnh kiểm khá, học lực “chưa hồn thành nhiệm vụ”
thì cuối năm em đạt HS “Hoàn thành tốt nhiệm vụ - HS tiên tiến”, hạnh kiểm
“Tốt”.
Ví dụ 2:
Một trường hợp khác, gia đình kinh tế khá giả, nhưng là con một trong gia
đình nên được bố mẹ hết sức cưng chiều, thậm chí là tin tưởng con quá mức,
đó là trường hợp em Nguyễn Đức Long. Lực học của Long tương đối yếu,
nguyên nhân một phần vì sức khỏe, một phần vì bố mẹ quá cưng chiều
15
skkn
thường xuyên cho tiền tiêu xài nên Long tha hồ chơi điện tử, thường xuyên bỏ
học.
Với Long tôi quyết định thực hiện một biện pháp mới, nhưng vẫn là “đánh
đòn tâm lí”, tơi theo dõi Long sát sao hơn, tơi nhờ HS của lớp cùng theo dõi
và dùng điện thoại của tơi chụp lại những hình ảnh khi Long bước vào tiệm
internet, những hình ảnh Long đang chơi games. Sau đó tơi tìm cách gặp
riêng em trao đổi, mỗi lần trao đổi như vậy tôi đều đưa ra những minh chứng
xác thực từng thời điểm ra vào quán internet, chơi những trị gì và ở những
qn nào, đi với ai,..? Trước những dẫn chứng tôi đưa ra em chỉ biết cúi đầu
thú nhận.
Nắm được điểm yếu đó, tơi bắt đầu lí giải cho Long hiểu vì sao tơi quan
tâm nhiều đến em, hay nhắc nhở em khơng phải tơi có thành kiến với em mà
vì tơi thương em, thương cho ba mẹ em chỉ có một mình em là con nên họ
thương con đến mức không nhận ra được đâu là việc cần làm cho con và đâu
là việc không nên làm; bố mẹ em vẫn biết em chơi điện tử, thường xuyên bỏ
học bố mẹ em buồn lắm, nhưng vì thương em quá nên họ đành làm lơ đấy,
trong thâm tâm bố mẹ luôn muốn em được học hành tốt sau này có cơng việc
ổn định đỡ vất vả. Tơi “ đánh” thêm một địn nữa là việc em thường xuyên bị
đau mắt, đau đầu cũng là do em tiếp xúc q nhiều với màn hình máy tính,
nếu em vẫn tiếp tục chơi điện tử thì việc học của em sẽ bị trì trệ, khơng bằng
bạn bè nếu vậy em không thấy xấu hổ sao? Hoặc nếu một lúc nào đó cặp mắt
em có vấn đề thật thì người thiệt thòi nhất là em và người đau khổ nhất là bố
mẹ em, em không thương bố mẹ sao?
Tôi phân tích thêm cho em thấy em là người may mắn có điều kiện tốt về
kinh tế, bố mẹ ln bên cạnh chăm sóc vậy mà em khơng lo học; trong khi đó,
lớp ta có những bạn gia đình khó khăn, bố mẹ làm ăn xa ít quan tâm nhưng
các bạn ấy học tập và rèn luyện rất tốt như Luận, Hương, Hoa. Nếu bây giờ
khơng lo học thì sau này em sẽ làm gì? Bố mẹ cũng khơng thể sống đời để
16
skkn
ni em được, mà họ cịn cảm thấy xấu hổ khi có đứa con khơng ngoan như
em?
Tơi thực hiện việc này suốt nửa năm học mới thực sự cảm hóa được Long.
Long dần dần nhận ra cái sai của mình và sửa đổi, cuối năm lớp 6 dù kết quả
học tập chưa cao nhưng về hạnh kiểm em đạt loại “Khá”. Và đầu năm học
này tôi vẫn tiếp tục theo dõi, khuyên nhủ Long để em không trở lại vết xe đổ
của năm trước và hy vọng kết quả học tập của em cũng sẽ tiến bộ hơn.
Như vậy, với biện pháp “Lạt mềm buộc chặt” này đòi hỏi GVCN phải có
tâm, có sự kiên trì, nhẫn nại và phải biết mềm dẻo nhưng phải kiên định về
các chuẩn mực cư xử trước đối tượng HSCB của mình thì mới mong đạt được
hiệu quả giáo dục cao. Với biện pháp này tôi đã gợi ý cho GVCN lớp 7D áp
dụng với em Dũng “nghiện games” và cũng đang có sự tiến triển theo chiều
hướng tích cực.
Nhưng khơng phải đối tượng cá biệt nào cũng áp dụng biện pháp này thành
công, có những trường hợp buộc GVCN chúng ta cũng phải sử dụng phương
pháp cứng rắn như là kỉ luật, nhưng kỉ luật theo chiều hướng tích cực.
3.2.2.3. Phương pháp “Kỉ luật tích cực”
Phương pháp “Kỉ luật tích cực” là dựa trên ngun tắc vì lợi ích tốt nhất
của HS, mang tính phịng ngừa, tơn trọng trẻ, khơng làm tổn thương đến thể
xác lẫn tinh thần của các em, phải có sự thỏa thuận giữa GV và HS phù hợp
đặc điểm tâm, sinh lí của HS.
Với biện pháp này GVCN phải có tính kiên nhẫn, bình tĩnh trước mọi tình
huống, khơng nên xử phạt bằng những hình thức bạo lực, áp chế tinh thần HS.
Ví dụ 3:
Em Trần Thế Kiệt là học sinh thường xuyên nói chuyện riêng trong giờ
học, có những hành vi quấy rối bạn bè, làm cho điểm nề nếp của lớp hai tuần
đầu liên tục thấp, ban cán sự lớp phê bình và thậm chí dọa xử lí bằng “cú
đấm”.
17
skkn
Nắm được thông tin này, để ngăn chặn hành vi bạo lực gây mất đoàn kết
trong nội bộ lớp, đồng thời xây dựng nề nếp học tập của lớp cũng như bản
thân Kiệt tốt hơn. Tôi quyết định “kỉ luật” em bằng hình thức “Lấy độc trị
độc” phân cơng em làm trưởng ban nề nếp theo dõi các bạn, khi “bổ nhiệm”
em làm trưởng ban theo dõi nề nếp học tập và rèn luyện của lớp – nội dung
mà em thường xuyên vi phạm, nên để có sự rõ ràng, minh bạch tơi lí giải
trước lớp những tiêu chí mà mỗi cán sự lớp cần phải có là: gương mẫu, tiên
phong trong mọi hoạt động; công bằng, khách quan trong quản lí lớp, nếu vi
phạm thì hình thức kỉ luật sẽ nặng hơn.
Khi được bầu vào ban cán sự lớp Kiệt tỏ ra phấn khởi, thích thú với chức
vụ của mình và ra sức phấn đấu, tuy nhiên “Giang sơn khó đổi, bản tính khó
dời” nên Kiệt vẫn cịn vi phạm, nhưng số lần vi phạm đã thực sự giảm mạnh.
Cuối tuần Kiệt vẫn mạnh dạn đứng lên tự phê bình mình và hứa sẽ tiếp tục
khắc phục. Để tạo niềm tin của HS lớp, cũng như động viên tinh thần trách
nhiệm của Kiệt, tôi lại quay lại biện pháp “tâm lí”, tơi khuyến khích tinh thần
tự giác của Kiệt, khen em trước tập thể “Mặc dù trong tuần qua bạn Kiệt vẫn
còn vi phạm, nhưng so với các tuần trước thì cơ thấy bạn có sự tiến bộ, vậy để
tạo cho bạn có thêm một cơ hội nữa để sửa sai, để bạn khẳng định mình thì
lớp chúng ta có thể xí xóa cho bạn nhé”.
Trước những lời động viên, khích lệ của tơi và các bạn trong lớp, Kiệt dần
ý thức được trách nhiệm của mình và cũng từ đó em làm rất tốt nhiệm vụ
cũng như khơng cịn vi phạm những lỗi như trước nữa, thậm chí em cịn giúp
một số bạn sửa chữa thói quen nói chuyện riêng trong giờ học, nề nếp của lớp
ngày càng tiến bộ. Cuối năm học 2015 – 2016, lớp được công nhận đạt danh
hiệu “Tập thể xuất sắc về nề nếp”. Đó cũng chính là phần thưởng xứng đáng
cho Kiệt.
Có nghĩa rằng, với phương pháp này chúng ta cần phải hướng HS đến
những gì nên và khơng nên làm. Tập cho HS kiểm soát bản thân, chịu trách
nhiệm về những hành vi sai trái của mình, chủ động, tự tin sửa đổi. Phân tích
18
skkn
cho HS thấy được sau những hành vi tiêu cực, những lỗi lầm mắc phải là
những bài học đắc giá, những kinh nghiệm đáng quý để cố gắng phấn đấu học
tập tiến bộ hơn.
Đây là phương pháp “kỉ luật” nhưng là “kỉ luật tích cực”, GV khơng nên kỉ
luật HS bằng các hình thức răn đe bạo lực, xử phạt cho nhiều bài tập, phạt lao
động,..vì với những hình thức kỉ luật ấy không những không giúp cho HS tiến
bộ mà thậm chí cịn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn, nếu có
những em thuộc dạng “cá biệt đặc biệt” dễ làm lều là bỏ học hoặc có thể bắt
nạt những HS khác làm thay cho mình. Mà mục đích giáo dục của chúng ta là
giáo dục HS chưa ngoan trở thành HS ngoan chứ không phải là “phá hỏng”
tương lai của các em.
3.2.2.4. Giáo dục thông qua các buổi hoạt động ngoại khóa, giờ học bộ
mơn.
Trong một năm học, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cũng có thể tổ chức
cho HS tham gia nhiều buổi hoạt động ngoại khóa như lao động, hoạt động
giáo dục ngồi giờ lên lớp, chăm sóc cơng trình măng non, sinh hoạt
Đội,...Thơng qua các buổi hoạt động đó chúng ta vẫn có thể lồng ghép vào
việc giáo dục HSCB. Các buổi sinh hoạt ngoại khóa thường là thời gian tổ
chức được dài hơn trong mỗi tiết học, nên việc vận dụng một số biện pháp để
giáo dục HSCB rất hợp lí.
Chẳng hạn, trong buổi sinh hoạt Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tôi
thường phân công cho một số HS thường xuyên vi phạm nề nếp, học yếu,
nghịch ngợm,...giữ các nhiệm vụ như là thư kí, Ban giám khảo (nhưng ln đi
kèm với HS ngoan). Vì lứa tuổi các em rất hiếu động, muốn mình phải có một
chức vụ, chức danh nào đó trong lớp để được “tự hào” nên khi phân nhiệm vụ
các em đều rất hứng khởi và làm việc rất nghiêm túc. Qua những lần như vậy,
các em nhận ra được sự quan tâm của giáo viên, của lớp và tự ý thức được
trách nhiệm của bản thân là phải chăm ngoan trong học tập, rèn luyện vì các
em hiểu rằng “Mình vẫn cịn được bạn bè, thầy cơ u mến, tin tưởng, mình
19
skkn
khơng phải là đồ “bỏ đi” như mình đã từng nghĩ”, nên mình phải cố gắng
phấn đấu hơn nữa để khỏi phụ lịng thầy cơ, bạn bè, cha mẹ.
Hay trong những buổi lao động cũng thế, tôi phân công cho những HS vốn
dĩ được xem là lười biếng giữ chức vụ “Trưởng ban lao động” gương mẫu,
tiên phong, đều động các bạn cùng tham gia.
Với việc lồng ghép vào giờ học bộ mơn và các buổi hoạt động ngoại khóa
mà tôi cũng đã thành công trong việc giáo dục một HS có triệu chứng mắc
bệnh “Tự kỉ” của lớp chủ nhiệm.
Đó là trường hợp em Đặng Nguyễn Cơng Danh, con một trong gia đình khá
giả, vì vậy bố mẹ nng chiều đến mức khơng dám cho tiếp xúc với người
ngồi, chỉ được giao tiếp với người thân trong gia đình và thầy cô giảng dạy
và PH cũng không cho em tham gia tất cả các hoạt động ngoại khóa, kể cả
hôm nào học 2 buổi/ngày em đều nghỉ học buổi chiều.
Đầu năm học lớp 6, nhận thấy em học tập cịn yếu nên tơi phân cơng một
HSG (lớp trưởng) ngồi cạnh để hỗ trợ, kèm cặp cho Danh học tập. Nhưng sau
một tuần em HSG xin tôi chuyển chỗ ngồi khác vì khơng thể kèm được bạn
Danh, ngun nhân là bạn Danh không hợp tác, không cho bạn kiểm tra vở.
Khi tôi hỏi tại sao em không hợp tác với bạn và cịn khơng để bạn kiểm tra
vở, Danh trả lời tơi bằng một câu “cộc lốc” là “khơng thích ai đụng vào đồ
của mình cả”. Từ đó tơi ln quan sát Danh, đến thăm hỏi gia đình Danh và
được ngoại em kể một cách tỉ mỉ về Danh, bà nói khơng riêng gì ở trường, mà
ở nhà Danh cũng chỉ giao tiếp với bố mẹ và ông, bà ngoại, cịn cậu, dì đều ở
cùng nhà nhưng Danh chưa bao giờ nói chuyện, đi học về thì em lại vào
phịng đóng cửa lại đến giờ ăn mẹ phải mang vào. Vì vậy mà càng ngày Danh
càng trở nên lầm lì, về nhà không học bài, không chuẩn bị bài, lên lớp thì ngồi
mơ màng khơng chú ý đến việc học bị GV nhắc nhở nhiều lần.
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, tơi có thơng báo với PH, trao đổi với mẹ
Danh về tình trạng của em và tơi cũng dần dần tiếp cận trị chuyện với em, tơi
phân tích để em hiểu được vai trò của việc học, vai trò của tình đồn kết bạn
20
skkn