Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Skkn giúp học sinh đọc hiểu văn bản bạn đến chơi nhà ( ngữ văn 7 – tập 1) theo đặc trưng thi pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.04 KB, 17 trang )

CHUYÊN ĐỀ : “ Giúp học sinh đọc - hiểu văn bản : Bạn đến chơi nhà ( Ngữ văn 7 –
Tập 1) theo đặc trưng thi pháp”
A.PHẦN MỞ ĐẦU.
I.Bối cảnh của đề tài.
Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay thực sự là một cuộc cách mạng.Với quan điểm
dạy học hiện đại : Vấn đề dạy học không chỉ chú trọng đưa ra kết luận mà là chủ yếu tìm
ra con đường đi đến kết luận. Đối với mơn Ngữ Văn, đặc thù là một mơn nghệ thuật thì
điều quan trọng không chỉ là ý thức được sự tác động nghệ thuật mà là giao tiếp hiệu quả
với nghệ thuật. Trong giờ học văn theo phương pháp mới, giáo viên cần tôn trọng học
sinh như một bạn đọc, coi học sinh như là chủ thể cảm thụ tác phẩm. Giáo viên khơng
chỉ truyền thụ kiến thức mà cịn khơi gợi giúp học sinh tìm ra con đường đi tới kiến
thức, hướng học sinh tiếp cận với thế giới nghệ thuật của nhà văn để các em khám phá,
sáng tạo và từ đó hình thành nhân cách.
Vì thế, việc trang bị kiến thức lý luận văn học cho học sinh trong quá trình đọc hiểu
văn bản là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là thơ trữ tình trung đại Việt Nam bức tranh
hiện thực phản ánh một cách toàn diện xã hội đương thời ,thể hiện quan niệm ,nhận
thức, tâm tư ,tình cảm con người 1 cách sâu sắc ,nội dung phong phú,hình thức thơ hồn
mỹ.Đặc biệt là các bài thơ Đường Trung Quốc ,đó là sự kế thừa và phát triển cao độ của
thơ ca cổ điển với thi pháp thơ vô cùng đa dạng ,phong phú ,tiêu biểu ,ngơn ngữ hàm
súc,nói ít,gợi nhiều ,ý tại ngơn ngoại ,vừa có tính ước lệ ,cổ kính ,trang nghiêm, lại rất
chặt chẽ về niêm luật ,thể loại … Vì thế hiểu được các bài thơ này đã khó ,việc giảng
dạy để học sinh đọc hiểu ,cảm thụ được cịn khó khăn hơn nhiều.
Đến với một tác phẩm mẫu mực của thi ca cổ điển, nhất là những tác phẩm thơ này,
học sinh sẽ rất lúng túng, băn khoăn , lo lắng, bế tắc…trong quá trình Đọc – Hiểu làm
sao nắm bắt được hồn thơ, nhận ra được bao vẻ đẹp lung linh, giá trị tiềm ẩn đằng sau
từng “nhãn tự”, mà phần lớn là ngôn ngữ cổ , hệ thống từ Hán Việt ,cách cảm ,cách
nghĩ của người xưa ? thời đại tác giả sống …? Biết bao vấn đề nan giải đặt ra cần giải
quyết ,nhất là với cấp học THCS , đối tượng học sinh mới lớp 7 tư duy văn học ,nhận
thức của các em còn quá non nớt,đơn giản …quả là điều không hề đơn giản do học sinh

skkn




không được trang bị kiến thức lý luận văn học hoặc được cung cấp quá ít nên các em rất
thụ động,lúng túng ,khó khăn ,bế tắc trong việc tiếp xúc tác phẩm,trong qúa trình phân
tích, cảm thụ và chiêm nghiệm. Lúc nào cũng chờ đợi giáo viên cảm thụ giúp mình hoặc
phải học thuộc văn mẫu , lệ thuộc tài liệu tham khảo ,trong một khỗng thời gian q ít.
Để tự giải mã được nó, địi hỏi các em phải nắm trong tay công cụ tư duy ; tức là kiến
thức về lý luận văn học để tự mình đọc hiểu được tác phẩm, thậm chí là cả nhóm tác
phẩm, dễ dàng tích hợp, vận dụng kiến thức nhuần nhuyễn.
Với những lý do trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra một hướng “ Giúp học sinh đọc - hiểu
văn bản : Bạn đến chơi nhà ( Ngữ văn 7 – Tập 1) theo đặc trưng thi pháp” nhằm giúp
học sinh chiếm lĩnh được ý nghĩa của bức thông điệp mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm
của mình.
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
1.Phạm vi nghiên cứu.
Sáng kiến được nghiên cứu trong phạm vi cụ thể là tác phẩm “Bạn đến chơi nhà” của
Nguyễn Khuyến trong chương trình Ngữ Văn 7 – Tập 1. Đối tượng áp dụng trong sáng
kiến là học sinh khối 7 (với 2 lớp 7C , 7D ), năm học 2019-2020.
2. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng được lựa chọn nghiên cứu là phương pháp dạy học tác phẩm Bạn đến chơi
nhà của Nguyễn Khuyến theo đặc trưng thi pháp văn học trung đại.
III. Mục đích nghiên cứu.
Giúp học sinh đọc - hiểu tác phẩm tốt hơn. Đồng thời ,tơi mong muốn đóng góp một
phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả dạy học tác phẩm phần thơ trung đại Việt Nam;
Đặc biệt là khi dạy văn bản Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến trong chương trình
Ngữ văn 7 – Tập 1.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phân tích, khảo sát thực tế, thống kê.
- Phương pháp phân tích, đối chiếu , so sánh.

- Phương pháp tổng hợp, quy nạp, khái quát.

skkn


V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
Trong qúa trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham
khảo các tài liệu có nội dung liên quan; phương pháp phân tích , khảo sát thực tế, thống
kê; Phương pháp phân tích, đối chiếu , so sánh ; Phương pháp tổng hợp, quy nạp, khái
quát “ Giúp học sinh đọc – hiểu văn bản Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến theo đặc
trưng thi pháp” nhằm giúp học sinh có được vốn kiến thức tổng hợp về thi pháp văn học
trung đại; từ đó các em biết cách đọc – hiểu, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình
đọc hiểu tác phẩm để chất lượng môn Ngữ Văn ngày càng tăng.
B. PHẦN NỘI DUNG .
I. Cơ sở lý luận.
1. Thi pháp và dạy học tác phẩm thơ trung đại theo đặc trưng thi pháp.
a. Thi pháp.
Thi pháp là hệ thống các phương thức , phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình
tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Hệ thống đó có thể chia tách thành các yếu tố
như : Thể loại, kết cấu, không gian, thời gian, ngôn ngữ, tác giả, thời đại…
b. Thơ trung đại Việt Nam.
Văn học trung đại Việt Nam ( từ thế kỷ X đến thế kỷ thứ XIX ) phát triển trong lòng
xã hội phong kiến. Sự phát triển của văn học trung đại gắn liền với nền tảng mỹ học
phong kiến. Đó là những sáng tác nằm trong hệ thống thẩm mỹ riêng do quan niệm mỹ
học phong kiến quy định. Văn học trung đại Việt Nam đã đem lại những thành tựu lớn
cho văn học nước nhà.Đặc biệt có một nền thơ phong phú và hấp dẫn với những tên tuổi
nổi tiếng như Nguyễn Trãi , Nguyễn Du , Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến ,Bà Huyện
Thanh Quan…với biết bao tác phẩm xuất sắc , trở thành tinh hoa văn hóa dân tộc ,thế
giới .Vì thế, có những đặc trưng thi pháp nổi bật xem như một chìa khóa để mở ra cánh
cửa nghệ thuật.

2. Đặc trưng thi pháp của thơ trung đại Việt Nam.
a. Nội dung.
- Cảm hứng yêu nước gắn liền với trung quân ( Trung quân ái quốc ) với cảm hứng
chủ đạo rất phong phú đủ mọi cung bậc ; Buồn vui, thao thức, hùng tráng, bi ai …

skkn


- Cảm hứng nhân đạo : Tình yêu thương cao cả hướng về cuộc đời con người mang
tinh thần thời đại.
- Cảm hứng thế sự: Thể hiện tình cảm về cuộc sống con người, việc đời. Tác phẩm
thường hướng tới hiện thực ghi lại những điều trông thấy, bộc lộ thái độ, bản lĩnh và cả
hồi bão của mình.
b. Nghệ thuật :
b1. Tính quy phạm.
- Hình thức: Thường sử dụng thể thơ đường luật tiêu biểu, mẫu mực như : Thất ngôn
tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, song thất lục bát…được quy định chặt chẽ
về câu chữ, niêm luật, thanh điệu, nhịp thơ, cách gieo vần.
- Ngôn ngữ thơ rất cô đọng, hàm súc, ý tại ngơn ngoại đạt đến độ điêu luyện, tồn
bích. Giọng điệu chậm rãi, sâu lắng, ngắt nhịp phổ biến là nhịp chẵn.
- Nghệ thuật đối là một yêu cầu quan trọng trong cách tổ chức lời thơ của thể loại này.
Các ý đối của hai vế trong dòng lời bổ sung cho nhau, đồng thời thanh điệu của câu trên
đối với câu dưới tạo ra nhạc điệu trầm bổng và cân đối trong lời thơ. Có khi là hình thức
đối ý trong câu cịn gọi là tiểu đối. Ngồi ra cịn có đối từ ngữ , hình ảnh, ý nghĩa.
- Bố cục :Quy định nghiêm ngặt,chặt chẽ thường thuộc các bài thơ mang phong cách
cổ điển. Một số bố cục là: Đề, thực, luận, kết hay khai, thừa, chuyển, hợp.
- Công thức : Sử dụng một số mơ típ như : Người ( Ngư, tiều, canh, mục ); ( Tùng,
cúc, trúc, mai …)
b2: Khuynh hướng.
- Đề tài, chủ đề: Hướng tới cái cao cả, sang trọng . Thường ít đề cập đến cái tôi cá

nhân mà hay đề cập đến những vấn đề lớn mang ý nghĩa điển hình tình yêu đất nước,tình
yêu quê hương ,tình bạn cao đẹp, số phận con người trong xã hội … Văn học gắn liền
với hiện thực, in bóng thời đại mà tác giả đang sống .
- Nghệ thuật tao nhã, ước lệ, tượng trưng, sùng cổ( sử dụng điển tích, điển cổ ).
- Ngơn ngữ mang tính nghệ thuật, cách điệu, diễn đạt trau chuốt, hoa mỹ.
b3: Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa nước ngồi.

skkn


- Tiếp thu tinh hoa văn hóa văn học Trung Quốc như : Chữ Hán, thể thơ Đường Luật,
Thi liệu: Dùng điển tích, điển cố,bút pháp tả cảnh,ngụ tình
- Ngơn ngữ thơ ngắn gọn ,hàm súc,ý tại ngơn ngoại ,nói ít gợi nhiều ,ý tại ngơn ngoại .
- Việt hóa thơ Đường bằng thể thơ Nôm Đường Luật làm giàu có , phong phú thêm
vốn ngơn ngữ dân tộc.
3.Đặc trưng thơ Đường Luật.
- Là thể thơ khá phổ biến trong thơ văn trung đại Việt Nam .Nguồn gốc từ đời Đường
Trung Quốc , có luật lệ nhất định , thường được gọi là thơ luật.
-Thơ Đường Luật có 4 thể : Ngũ ngôn tứ tuyệt , ngũ ngôn bát cú , thất ngôn tứ tuyệt ,
thất ngôn bát cú.
- Thất ngơn bát cú có luật lệ gị bó , thường được dùng bày tỏ chí , ngâm vịnh , trào
phúng , xướng họa …Lúc đầu sáng tác bằng chữ Hán , về sau thường làm bằng chữ
Nôm ; Nghệ thuật dùng bút pháp tả cảnh , ngụ tình , điển tích , điển cố…
- Bố cục : 4 phần :
+ Đề : Câu 1, 2 : Phá đề , thừa đề .
+ Thực : Câu 3 , 4 : Giải thích , triển khai tựa đề.
+ Luận : Câu 4 , 5 : Bàn luận ý nghĩa của bài.
+ Kết : Câu 7 , 8 : Tóm tắt ý nghĩa , bày tỏ tình cảm , thái độ.
-Luật lệ căn bản :
+ Vần : Vần Bằng , vần Trắc , đôc vận và ép vận . Trong thơ thất ngôn bát cú chỉ gieo

1 vàn gọi là độc vận rơi vào 5 chữ cuối của 5 câu 1 , 2 , 4 , 6 , 8 , thường là vần bằng , ít
khi dùng vần trắc 5 chữ tránh trùng nhau , phải hiệp vần cho đúng , nếu gieo vần sai gọi
là lạc vận , gieo vần không sát gọi là gượng ép.
+Nhịp thơ là cách ngắt nhịp đều đặn trong thơ để tạo nên nhạc điệu cho bài thơ “thi
nhạc”.
+Đối : Là phép đối đặt 2 câu thơ đối nhau gồm có : Đối chữ B đối với T , T đối với B ,
đối từ loại ( danh từ với danh từ , tính từ với tính từ …) ; Các cặp câu thực , luận đối với
nhau .

skkn


+ Luật :Tức thanh luật và qui tắc xếp đặt cho mỗi chữ trong câu theo lệ : “ Nhất tam
ngũ bất luận , nhị tứ lục phân minh” .Nghĩa là bất luận không ràng buộc , phân minh là
rõ ràng , bắt buộc đồng thời phải tuân theo thanh “ nhị bằng tứ bằng” ; Hay ngược lại “
nhị trắc tứ bằng lục trắc” .
+ Niêm : Nghĩa là dán cho dính lại . Phép niêm trong thơ là qui tắc sắp xếp các câu thơ
trong bài dính với nhau về âm điệu . Trong bài thơ Đường Luật câu 1và câu 8 , 2 và 3 ,4
và 5 , 6 và 7 niêm với nhau .
Như vậy, việc xác định được đặc trưng thi pháp giúp các em có cách tiếp cận được các
tác phẩm thơ trung đại Việt Nam; Đồng thời các em chủ động phát hiện ra những giá trị
nghệ thuật và nội dung tư tưởng của tác phẩm .
II. Cơ sở thực tiễn.
1.Vị trí của thơ trữ tình trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn 7.
- Số lượng văn bản thuộc dòng văn học này khá lớn ,đó là các văn bản nghệ thuật được
các nhà thơ Việt Nam sáng tác trong thời kỳ phong kiến ,tác giả phần lớn là những thi
nhân nổi tiếng,tâm hồn trĩu nặng tình đời ,tình người .Làm thơ với họ là mượn
cảnh ,mượn việc để kí gửi tâm sự ,nỗi lịng nhân thế .Vì thế ,thơ trữ tình trung đại Việt
Nam chiếm một vị trí ,vai trị vơ cùng quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 7.
2.Vị trí văn bản Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến trong chương trình Ngữ

Văn 7 – Tập 1.
Trong chương trình Ngữ văn 7 – Tập 1 văn bản Bạn đến chơi nhà của Nguyễn
Khuyến có vị trí đặc biệt quan trọng. Theo phân phối chương trình, bài thơ thuộc tiết 30
Tác phẩm cũng là một trong những bài thơ tiêu biểu của thơ trung đại Việt Nam giai
đọan thế kỷ XIX.
2. Thuận lợi và khó khăn.
a. Thuận lợi :
- Đối với học sinh học tác phẩm Bạn đến chơi nhà theo đặc trưng thi pháp chính là
chìa khóa để học sinh giải mã, khám phá cái hay ,cái đẹp của văn bản .Đồng thời, học
sinh biết tích hợp với các tác phẩm khác cùng thời cũng như phân biệt được ranh giới
giữa thi pháp thơ trung đại Việt Nam với các thể loại văn học khác.

skkn


- Đối với giáo viên : Dạy học tác phẩm thơ trung đại Việt Nam theo thi pháp giáo viên
hướng dẫn học sinh định hướng tốt tác phẩm trên các phương diện giúp học sinh hiểu
được giá trị trường tồn của tác phẩm; tích hợp, xâu chuỗi với các tác phẩm khác.
b. Khó khăn :
- Học sinh khó khăn trong đọc - hiểu văn bản : Khi tiếp xúc tác phẩm ,1 số học sinh
đam mê văn học nhưng để nắm bắt được hồn cốt ,thần thái ,tinh túy của tác phẩm khơng
hề đơn giản .Trong khi đó đa số học sinh còn rất ngại khi học mảng thơ này ,rất hời hợt
cịn thờ ơ ,học đối phó, chưa thực sự đam mê, chỉ trả lời sơ sài khiến tác phẩm cịn khơ
khan , gượng ép. Hiện tượng thiếu tài liệu tham khảo hoặc lạm dụng tài liệu còn phổ
biến. Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là một bài thơ mẫu mực dòng thơ
trung đại Việt Nam nên học sinh rất khó đọc hiểu đúng giá trị sâu xa của nó.
- Một số giáo viên do thời gian eo hẹp trong 1 tiết dạy ,45 phút, trong quá trình
giảng dạy chưa thực sự bám sát đặc trưng thi pháp thể loại chỉ qua chăm chú tìm hiểu
hồn cảnh nhà thơ sáng tác , hồn cảnh gia đình thời đại đã dội vào tác phẩm , giảng dạy
rời rạc , cứng nhắc ,khó hiểu …chưa nắm được mạch liên kết trong bài thơ , ý , tình sâu

xa mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
- Xã hội : Thế kỷ XXI hội nhập toàn cầu ,đời sống ngày càng phát triển.Xuất phát từ
thực tế thời cuộc hiện nay , một số bộ phận phụ huynh đã hướng con em mình học lệch ,
ưu tiên các mơn tự nhiên hoặc tiếng Anh , có xu hướng xem nhẹ các mơn khoa học xã
hội nói chung và mơn Văn nói riêng .Điều đó dẫn đến hậu quả là HS khơng cịn hứng
thú với mơn Văn , việc học là bắt buộc , gị ép và đối phó , soạn bài , kiểm tra thì sao
chép văn mẫu , học xong quên ngay , không lưu tâm , bế tắc trong suy nghĩ và nhận thức
…nên môn Văn ngày càng xa lạ với 1 số học sinh.
3. Thực trạng dạy học văn bản.
Để tìm hiểu thực trạng văn bản Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến trong chương
trình Ngữ văn 7 – Tập 1 , tôi đã kiểm tra trắc nghiệm HS bằng hình thức vấn đáp như :
Thế nào là thơ Đường Luật ? Qua tiết học , em hiểu đặc trưng của thể thơ này như thế
nào ? Giá trị của thể thơ trong dòng văn học trung đại Việt Nam ? Em có u thích các
bài thơ của văn học trung đại khơng ? Lí do ?Em biết những nhà thơ trung đại nào ?
Những tác phẩm xuất sắc? Nếu biết , em yêu thích bài thơ hay câu thơ nào khác thuộc
dịng thơ này ? Vì sao ?

skkn


Tôi đã thu nhận được rất nhiều ý kiến từ các em , phần lớn đó các em khơng biết hoặc
là những câu trả lời còn rất chung chung , mơ hồ , sơ sài …Bởi thực chất các em chưa
hiểu được đặc trưng của thi pháp thơ trung đại Việt Nam , chưa hiểu hết giá trị nghệ
thuật và nội dung , ý nghĩa của thi phẩm thì làm sao có sự u thích và say mê được ?
Từ thực tế đó , tơi nhận thấy việc đọc – hiểu tác phẩm theo đặc trưng thi pháp còn nhiều
bất cập trong dạy học và trong quá trình dạy học đến nay đã gần 20 năm ,bản thân tôi
luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để các em hiểu thơ hơn và thực sự say mê nhất là
thơ trữ tình trung đại Việt Nam,từ đó để hình thành thói quen ham học ,cảm thụ tác
phẩm 1 cách nhuần nhuyễn ?
III. Định hướng Đọc – hiểu văn bản Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến theo

đặc trưng thi pháp.
1.Định hướng chung .
- Bước 1 : + Giới thiệu về tác giả , tác phẩm ( Cuộc đời , sự nghiệp và hoàn cảnh sáng
tác ) .
+ Đọc bài thơ . ( Chú ý giọng điệu , nhịp thơ ) .
- Bước 2 .Định hướng Đọc – hiểu chi tiết văn bản .
+ Nhận diện thể thơ trên các phương diện : Số câu , chữ , luật , vần …
+Bố cục , chú ý sự sáng tạo của tác giả.
+ Phân tích giá trị về nghệ thuật như bám sát đặc trưng về thể loại,phát hiện các tín
hiệu về nghệ thuật như phép đối ,cách sử dụng từ ngữ…
+ Rút ra các giá trị nội dung ,ý nghĩa văn bản.
- Bước 3 . Tổng kết giá trị nghệ thuật , nội dung , tư tưởng của văn bản .
- Bước 4 . Luyện tập .
- Bước 5 . Củng cố.
-Bước 6: Hướng dẫn về nhà .
2. Định hướng cụ thể giúp học sinh Đọc – hiểu văn bản Bạn đến chơi nhà của
Nguyễn Khuyến theo đặc trưng thi pháp.
a.Giới thiệu về tác giả .
b. Hoàn cảnh sáng tác.

skkn


c. Chú thích
d. Nhận diện thể thơ.
- Thể thơ thất ngôn bát cú :8 câu, mỗi câu 7 chữ - cả bài là 56 chữ.
- Cách gieo vần : Hiệp vần ở chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8 .( nhà , xa , gà ,hoa ,ta).
- Phép đối : Các tiếng trong các cặp câu thực : 3-4; luận 5-6 giống nhau về từ loại, đối nhau
về bằng trắc .
- Luật bằng trắc

đ. Bố cục :Không tuân thủ 4 phần : Đề - Thực – Luận – Kết của thơ Đường luật.
e. Đọc - hiểu văn bản.
g.Tổng kết .
h.Luyện tập
3. Giáo án minh họa :
Tiết 30:
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ – NGUYỄN KHUYẾN
A.Mục đích
1.Phẩm chất :
– Chăm chỉ : Chăm học , chăm làm ,có tinh thần tự học .
-Nhân ái .
-Trách nhiệm.
- Yêu con người ,yêu nước .
2.Năng lực :
– Tự chủ và tự học
- Ngôn ngữ
-Giao tiếp ,hợp tác.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo

A. Mục tiêu
1. Kiến thức : Cảm nhận được tình bạn chân thành ,đậm đà ,trong sáng ,sâu sắc ,cảm động của
Nguyễn Khuyến .
- Hình dung được bức tranh quê đậm đà hương sắc Việt Nam và nụ cười hóm hỉnh ,thân mật
nhưng ý tứ sâu xa.
- Hiểu về thẻ thơ thất ngôn bát cú Đường luật .
2.Kỹ năng :
- Hiểu về thẻ thơ thất ngôn bát cú Đường luật .
- Nhận biết thể loại văn bản .
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm và phân tích thơ Đường luật đã được Việt hóa .
3. Thái độ:

Góp phần bồi dưỡng cho học sinh tình cảm bạn bè chân thành, trong sáng.
B. Chuẩn bị:
GV: NC tài liệu,soạn bài.
HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
C.Lên lớp
B1:Ổn định lớp .

skkn


B2: Bài cũ :? Em hiểu gì về thể thơ thất ngơn bát cú Đường luật ?
? Đọc thuộc lịng bài thơ Qua Đèo Ngang ? Nêu ý nghĩa văn bản ?
B3:Bài mới
* Giới thiệu bài : Chuyển tiếp từ bài cũ
Hoạt động của GV và HS
HĐ1:
- HS đọc chú thích * ( SGK)
- GV chiếu ,giới thiệu chân dung tác giả
Nguyễn Khuyến ..
? Hãy giới thiệu 1 vài nét về tác giả?
- Giới thiệu thiệu thêm về cuộc đời ,sự
nghiệp của ơng < GV nhấn mạnh ,giải
thích về bút danh đáng tự hào : Tam
Nguyên Yên Đổ >.
- GV chiếu những tác phẩm tiêu biểu của
ơng .
* Đóng góp của Nguyễn Khuyến trong
nền văn học nước nhà , đặc biệt là dịng
thơ Nơm , một trong những đỉnh cao của
văn học trung đại.


Kiến thức cần đạt
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả
- Nguyễn Khuyến ( 1835 – 1909) ,tên thật là Nguyễn
Văn Thắng ,còn được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
+ Quê Yên Đổ - Bình Lục –Hà Nam .
+ Xuất thân trong một gia đình nhà Nho,thơng minh
và học giỏi ,đỗ đạt.
+ Là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam ,thơ ơng đằm
thắm ,trong trẻo và giàu tình người .

2.Tác phẩm .
a. Hoàn cảnh ra đời:
? Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của bài
Khả năng được sáng tác vào giai đoạn ông cáo
thơ?
quan về ở ẩn tại quê nhà.
? Xác định thể thơ?

b. Thể thơ.
- Đường luật.
d. Bố cục : 3 phần .
2 câu thơ đầu -> 5 câu tiếp theo -> Câu cuối.
=> Sáng tạo của thể thơ Đường luật .

? Nêu bố cục của bài thơ?Kết cấu ?Nhận
xét ?
II .Đọc – Hiểu chi tiết .
HĐ2:

* GV hướng dẫn đọc : - Chú ý giọng điệu * Đọc:
hồ hởi , phấn khởi ,pha chút tự trào , câu
cuối kết tinh của tình bạn cao đẹp , cần
nhấn mạnh hơn.
- GV đọc mẫu
- Gọi HS đọc – Nhận xét .
* Phân tích:
1.2 câu đề
HS đọc câu 1,2

? Em có nhận xét gì về giọng điệu ở câu - Nhịp thơ 4/3; Giọng điệu hồ hởi, phấn khởi -> Lời
chào giản dị, chân tình khi bạn tới thăm.
1?
? Cụm từ “ đã bấy lâu nay” thông báo cho

skkn


ta biết điều gì?

- Đã bấy lâu nay : Thời gian xa cách đã lâu lắm rồi
nhà thơ mới được gặp lại bạn.

(* Liên hệ cuộc đời nhà thơ: Lúc này nhà
thơ đã từ quan về quê sinh sống, phần vì
tuổi già sức yếu ;phần vì đường sá xa xơi
nên ơng cũng như các bạn hầu như khơng
có dịp đi thăm thú gặp gỡ nhau.)
? Từ ngữ xưng hô nào được tác giả dùng
để gọi khách?

? Cách dùng từ đó thể hiện thái độ tình
cảm gì của ơng ?
? Từ đó cho ta thấy mối quan hệ giữa chủ
và khách ntn?
- Liên hệ hoàn cảnh ra đời bài thơ khi tác
giả đã cáo quan về ở ẩn tại quê nhà .

- ‘‘Bác’’
 -> Thái độ vừa kính trọng vừa niềm nở, thân tình,
gần gũi của tác giả đối với bạn.

-> Tình bạn tri âm, tri kỉ ; gắn bó, thân thiết,bền chặt
thủy chung,son sắt của nhà thơ. (chứ khơng phải là
người khách tình cờ ghé chơi)

? Qua lời chào hỏi ở câu 1, cảm xúc tâm
trạng của tác giả khi bạn đến chơi ntn?
-> Câu nhập đề tự nhiên như một lời nói mộc mạc,
một tiếng reo vui, thể sự thân tình, niềm xúc động
? Lẽ thường khi có khách q ,ở đây lại là vui sướng vô hạn của tác giả khi bạn đến thăm.
bạn tri âm ở xa tới chơi, chủ nhà sẽ phải
tiếp đón thế nào? ( Rất chu đáo, thịnh
soạn)
? Câu thơ thứ 2, tác giả nêu lên vấn đề
 Câu 2 :- Trẻ đi vắng /chợ ...xa ->Đùa vui
gì ? Mục đích gì?
bằng cách nêu lên 1 tình thế oái oăm ,lời phân
bua khởi đầu cho nụ cười vui giữa đôi bạn tri
? Nhiệm vụ của các câu thực và luận
kỉ.

trong thơ bát cú ? Bài thơ có gì khác ? 5
câu thơ nói lên ý gì?
- GV: Thực ra đây không phải là kết cấu phổ
biến của thơ thất ngôn bát cú Đường luật (bố
cục phổ biến: Đề, thực, luận, kết). Ở đây do
chủ ý tác giả muốn bộc lộ tình cảm nên cấu
trúc có sự phát triển cho phù hợp .Đó là 2 câu
thơ đầu / 5 câu giữa / Câu cuối. Đây cũng
chính là sự sáng tạo của nhà thơ.

? Vì sao sau lời chào hỏi vồn vã, tác giả
lại nhắc đến việc trẻ đi vắng, chợ ở xa ,
điều đó giúp ta hiểu gì về tình cảm của
ơng đối với bạn?

Chuyền ý: Cịn nhà thơ NK đã tiếp đãi
bạn ntn,ta sẽ tìm hiểu tiếp .
HS đọc 5 câu tiếp.
? Tác giả tiếp tục trình bày hoàn cảnh tiếp
khách qua những chi tiết nào?

2.5 câu tiếp :Giãi bày cái khó của chủ nhà
- Ao: sâu, nước cả  cá: không bắt được
- Vườn: rộng, rào thưa  gà: không bắt được
- Cải: chửa ra cây, cà: mới nụ
- Bầu: vừa rụng rốn, mướp : đương hoa.

skkn



?Em hiểu ntn về nghĩa của câu thơ thứ 7?
- Miếng trầu là đầu câu chuyện trong
quan niệm của người Việt,điều tối thiểu
nhất cũng khơng có nốt -> Đẩy những
điều khơng có đến tận cùng .
? Có nhận xét gì về cách dùng từ của tác
giả ?

 Chưa được thu hoạch.

- Trầu: khơng có.
->Có đầy đủ những điều kiện vật chất để tiếp khách
nhưng tất cả đều ở dạng tiềm ẩn , cịn hiện thời thì
chẳng có gì.
-> Tất cả đều dung từ thuần Việt ,phong phú ,biểu
cảm mang tinh thần dân tộc ,thể hiện tài năng bậc
thầy củaNguyễn Khuyến trong việc dân tộc hóa thể
 Cách sử dụng ngơn ngữ dân tộc rất thơ Đường luật .
tự nhiên ,gần gũi ,hiện ra khung
cảnh làng quê Việt đầy dân dã,bình
dị .
? Qua lời phân bua của tác giả em hình -Không phải là chủ nhân than nghèo ,kể khổ mà tất
dung như thế nào về hoàn cảnh tiếp khách cả chỉ là sự đùa vui ,hóm hỉnh ,thân mật,chỉ là cách
nói phóng đại mà thơi.
của tác giả?
-Chủ nhân là người thật thà ,chất phác ,tình cảm đối
với bạn chân thành ,khơng khách sáo.
? Em có cảm nhận thái độ của tác giả ntn
- Cố tình tạo dựng lên một tình huống đặc biệt ,éo le
khi đưa ra tình huống đó ?

? Bạn q tới chơi mà khơng có gì đãi là cách nói hài hước, phóng đại cái nghèo, cái thiếu
bạn, dựng lên một tình huống éo le như thốn, thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước, yêu đời ,nhưng
cũng hết sức mộc mạc của một nhà nho thanh bạch.
vậy cho thấy nhà thơ là người ntn?
* Đoạn thơ với những lời thơ nhỏ
nhẹ,chân chất, thật thà mà hóm hỉnh vừa
như để thanh minh với bạn,vừa như để
giới thiệu cuộc sống thanh bần của gia
đình. Đằng sau cái nghèo cái thiếu vẫn ẩn
chứa một cuộc sống phong lưu,giàu có.
Nhà thơ đã nói rất khéo,rất sang trọng về
hồn cảnh của mình.
*3.Câu cuối :
* HS đọc câu thơ cuối
? Em hiểu ý của câu thơ cuối như thế nào - Ta với ta.
? Em hiểu ‘‘ta với ta’’ là ai? Trong hoàn - ta: chủ nhân ( tác giả )
cảnh gặp gỡ bạn bè ở đây, " ta với ta" có - ta: khách ( bạn ).
=> Niềm hân hoan,tin tưởng tình bạn bè thắm thiết,tri
ý nghĩa gì?
? Đặt trong quan hệ với văn bản câu cuối âm tri kỉ,chân thành không có gì thay thế được .Bày
tỏ niềm vui khi đón bạn vào nhà.
có ý nghĩa gì?
-> Chủ nhân là người quý trọng tình bạn hơn mọi thứ
của cải vật chất và tin ở sự cao cả của tình bạn .
? Em đã từng gặp cụm từ này ở bài thơ
nào rồi ?
Theo em,cụm từ " ta với ta" ở đây có gì
khác với cụm từ " ta với ta" trong văn
bản" Qua Đèo Ngang"?
- ‘‘Qua Đèo Ngang:’’ là một từ, chỉ sự

hịa hợp trong một nội tâm buồn,khép
kín,cơ đơn.

skkn


- ‘‘Bạn đến chơi nhà’’ : là hai từ chỉ sự
hòa hợp của 2 con người trong một tình
bạn chan hịa -> Cách nói hàm ý thâm
thúy của nhà thơ..
? Phát hiện nghệ thuật mà nhà thơ sử
dụng ? Tác dụng gì ?
* Câu kết như là một sự bùng nổ về ý và
tình. Tiếp bạn chẳng cần cao lương mĩ
vị,mâm cao cỗ đầy. Bao nhiêu cái
nghèo,sự thiếu thốn tan đi để cho tình bạn
thăng hoa. Mọi của cải vật chất khơng
cịn có ý nghĩa gì nữa. Chỉ cần ‘‘ta với
ta’’ là đủ.
? Đến đây ta hiểu mục đích mà cụ
Nguyễn Khuyến giãi bày hồn cảnh là để
làm gì ?
( Địn bẩy NT để đề cao,làm thăng hoa
tình bạn. Những cái khơng để khẳng định
một cái có : tình bạn cao đẹp vượt lên mọi
thứ vật chất tầm thường)
 Thảo luận :
? Qua bài thơ ,giúp em hiểu gì về tâm hồn
của nhà thơ ?
? Vì sao nói đây là 1 trong những bài thơ

hay nhất về tình bạn ?

->Cách nói cường điệu , biểu cảm ,đối lập cái có
>< khơng có để khẳng định cái có .
->Ca ngợi tình bạn trong sáng ,thủy chung ,

- Tâm hồn của nhà thơ : Nhân hậu ,thủy chung,thanh
bạch .
- Ca ngợi tình bạn chân thành ,mộc mạc ,tràn ngập
niềm vui dân dã.

? Liên hệ tình bạn trong cuộc sống và của
bản thân em ?

HĐ3:
? Những nét đặc sắc về NT?

? Ý nghĩa bài thơ?
* GV chiếu phần tổng kết .
* HS đọc ghi nhớ ( SGK)

II. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Bố cục độc đáo.
- Giọng thơ chất phác ,hồn nhiên
- Sáng tạo tình huống
- Lập ý bất ngờ.
- Ngôn ngữ mộc mạc , điêu luyện.
2. Ý nghĩa :
Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan

niệm đó vẫn cịn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc
sống của con người hôm nay.
* GHI NHỚ: ( SGK)
III. Luyện tập .
1. HS đọc bài thơ.
– Gọi vài em đọc , nhận xét .
2. So sánh cụm từ kết thúc bài với bài “ Qua đèo
ngang ” của Bà Huyện Thanh Quan ?
*HD HS làm , GV nhận xét ,bổ sung .
- Giống nhau : Điểm gặp gỡ ,tương đồng giữa 2

skkn


tên tuổi tài danh của dòng VHTĐ là cách dùng
cụm từ kết thúc bài thơ “ ta với ta ”
- Khác nhau : Về nội dung,ý nghĩa .
+ Ở bài thơ “ Qua đèo ngang ” của Bà Huyện Thanh
Quan : Là nỗi lịng ,tâm sự sâu kín ,nỗi buồn, cô đơn
lẻ loi tuyệt đối của người nữ sĩ , chỉ một mình đối
diện đàm tâm nơi đỉnh đèo xa lạ , hoang vu.
+ Còn ở đây “ Ta với ta” trong bài thơ “ Bạn đến
chơi nhà ” của cụ Nguyễn Khuyến hoàn toàn khác :
Ta: chủ nhân ( tác giả )
ta: khách ( bạn ).
=> Niềm hân hoan,tin về tình bạn thắm thiết,tri âm
tri kỉ,chân thành khơng có gì thay thế được .Bày tỏ
niềm vui sướng ,niềm hạnh phúc vơ biên khi đón bạn
đến chơi nhà.


D.Củng cố - hướng dẫn học bài:
- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
E. Hướng dẫn tự học.
- Học thuộc lịng bài thơ, tìm đọc một số bài thơ khác viết về tình bạn của Nguyễn Khuyến và
của các tác giả khác.
- Nhận xét về ngôn ngữ và giọng điệu của thơ và bố cục ?
- Phân tích bài thơ.
- Cảm nghĩ về tình bạn trong bài thơ.
- Chuẩn bị bài mới .

IV. TÍNH HIỆU QUẢ
Sau khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản Bạn đến chơi nhà (Ngữ Văn 7 – tập 1)
theo đặc trưng thi pháp, tôi dã thu được kết quả như sau :
Bảng thống kê 1 : Khi không hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thi
pháp năm học trước (2018-2019):
Lớp
7A
7B

Số
Lượng
33
32

Giỏi
Số
lượng
1
2


Khá
%

3%
6%

Số
lượng
5
4

Trung bình
%

15%
12%

skkn

Số
lượng
23
21

%
70%
66%

Yếu
Số

lượng
4
5

%
12%
16%


Bảng thống kê 2 : Có hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thi pháp
năm học này( 2019-2020):
Lớp
7C
7D

Số
Lượng
31
32

Giỏi
Số
lượng
3
4

Khá
%

10%

13%

Số
lượng
7
5

Trung bình
%

23%
16%

Số
lượng
19
20

%
61%
62%

Yếu
Số
lượng
2
3

%
6%

9%

Như vậy quan sát vào bản thống kê số liệu thực tế, ta thấy 2 kết quả khác nhau. Khi
hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản thơ theo đặc trưng thi pháp, kết quả học tập của
học sinh nâng cao hơn : Giỏi, khá tăng từ 6% đến 7% ; Học sinh yếu kém giảm đáng kể.
Tôi nhận thấy học sinh đọc hiểu tác phẩm một cách chủ động, hứng thú ,cảm thụ những
giá trị đặc sắc về nghệ thuật và nội dung , ý nghĩa tác phẩm văn học thơ cổ điển Việt
Nam theo đặc trưng thi pháp một cách vững chắc .
C. PHẦN KẾT LUẬN .
Tóm lại , vấn đề thi pháp trong việc Đọc – hiểu văn bản thơ thuộc vấn đề về thể loại ,
về chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật ; Là phần kiến thức lí luận văn học vơ cùng cần
thiết , quan trọng .Dạy học tác phẩm thơ theo đặc trưng thi pháp là đi đúng hướng với
qui luật và bản chất văn học nói chung tác phẩm trữ tình nói riêng ,góp phần đem lại
tính hiệu quả của việc dạy học văn hiện nay .Mảng thơ trữ tình trung đại Việt Nam , đặc
biệt là thể thơ Đường luật là thành tựu lớn và đỉnh cao của văn học dân tộc , chiếm một
vị trí quan trọng trong chương trình phổ thơng . Do đó , để tiếp cận và cảm nhận được
những giá trị của nó , rất cần nắm vững những đặc trưng thi pháp ; xem như là chìa
khóa trong q trình đọc – hiểu .
Từ việc khảo sát tình hình thực tế việc dạy và học thơ trữ tình trung đại của giáo viên
và học sinh , Sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn có cung cấp song cịn sơ lược , đơn
giản ; khiến việc tiếp cận của học sinh rất hạn chế .
Từ đó , bản thân tơi đã trăn trở và mạnh dạn nghiên cứu đọc – hiểu văn bản Bạn đến
chơi nhà của Nguyễn Khuyến theo đặc trưng thi pháp nhằm phần nào khắc phục được
tình trạng dạy học trên , là con đường định hướng cho học sinh tiếp cận các phương

skkn


diện tác phẩm một cách hồn chỉnh ,góp phần từng bước nâng cao chất lượng môn ngữ
văn

Qua nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh đọc – hiểu văn bản Bạn đến chơi
nhà của Nguyễn Khuyến trong chương trình Ngữ văn 7 – Tập 1 theo đặc trưng thi pháp
và ứng dụng trong thực tế giảng dạy của bản thân , tơi nhận thấy được tính hiệu quả của
tiết dạy . Hệ thống kiến thức lí luận văn học ,đặc trưng thi pháp thơ trung đại Việt Nam,
thể thơ Đường luật được cung cấp một cách nhẹ nhàng ,có hệ thống ; khơi gợi hứng thú
học tập cho học sinh , các em dần dần hiểu được bao cái hay , cái đẹp của từng áng thơ
cổ điển, phát huy được tính tích cực , chủ động sáng tạo của học sinh cả trước khi thâm
nhập , quá trình đọc – hiểu và chiêm nghiêm tác phẩm.
Với việc ứng dụng vào dạy văn bản Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến bản
thân tôi đã thấy đươc kết quả rõ rệt : HS thích thú , hào hứng , tích cực , chủ động đọc –
hiểu văn bản ; biết cách liên hệ , mở rộng kiến thức đa dạng , nhiều chiều khiến việc học
văn trở nên hiệu quả và hứng thú , phát huy được năng lực tự học , tự sáng tạo của HS ;
Bản thân tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng học sinh , triển khai ở những khối, lớp khác
trong dạy chính khóa , dạy ôn tập ; đặc biệt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để việc đổi
mới phương pháp dạy học Văn thực sự nhân rộng , phổ biến.mang lại hiệu quả cao.
Trên đây chỉ là những kinh nghiệm và ứng dụng rất nhỏ của bản thân tôi khi dạy học
văn bản Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến nói riêng và các tác phẩm văn học nói
chung chắc cịn nhiều điều cần bổ cứu thêm . Để góp phần giúp học sinh đọc – hiểu văn
bản thơ , tạo hứng thú tiếp cận, nâng cao chất lượng dạy học văn hiện nay vẫn còn rất
nhiều phương pháp khác ,rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và đồng
nghiệp .
D. KIẾN NGHỊ , ĐỀ XUẤT .
1.Với nhà trường.
- Đề nghị với Ban giám hiệu nhà trường bổ sung thêm tài liệu tham khảo, thiết bị ,
đồ dùng dạy học cho mơn Ngữ văn .
2. Với phịng Giáo dục .
- Đề nghị Phòng Giáo dục tạo điều kiện hỗ trợ về trang thiết bị , đồ dùng dạy học hiện
đại ; tăng cường mở các chuyên đề cập nhật đổi mới nội dung , phương pháp dạy học ;
mời giáo viên dạy giỏi trên toàn huyện tiến hành dạy thể nghiệm các dạng bài khó để


skkn


giáo viên các trường được tham khảo , học hỏi , rút kinh nghiệm ; mở rộng giao lưu , kết
nối với tỉnh bạn để được mở mang tầm hiểu biết thêm .

skkn



×