Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Skkn giúp trẻ 4 5 tuổi phát huy khả năng sáng tạo và hứng thú học tập bằng cách dạy vẽ bằng những ngón tay thông qua hoạt động tạo hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.66 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số :…………

1. Tên sáng kiến: “Giúp trẻ 4-5 tuổi phát huy khả năng sáng tạo và hứng
thú học tập bằng cách dạy vẽ bằng những ngón tay thơng qua hoạt động tạo
hình”.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giảng dạy

3. Mơ tả bản chất của sáng kiến

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết

Hoạt động tạo hình là dạng hoạt động nghệ thuật được trẻ yêu thích và là
phương tiện giáo dục phát triển thẩm mĩ có hiệu quả. Thơng qua hoạt động tạo

skkn

1


hình, trẻ sẽ thể hiện sự sáng tạo khi tham gia từ đó phát huy óc tưởng tượng, khả
năng tư duy và tính thẩm mĩ.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở lớp trong hoạt động tạo hình trẻ thường
xuyên sử dụng một số đồ dùng học tập quen thuộc như: bút màu, cọ vẽ, phấn …


để thể hiện nội dung bài học dẫn đến trẻ dễ cảm thấy nhàm chán, không hứng
thú hoặc tỏ ra lo lắng, chưa tự tin với hoạt động này. Bên cạnh đó, đa số trẻ chỉ
hoàn thành bài học ở chừng mực là vẽ theo u cầu của cơ một cách máy móc,
đơn điệu mà chưa phát huy được khả năng sáng tạo trong quá trình hoạt động,
đây là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết trong hoạt động tạo hình. Vì thế,
trong phạm vi sáng kiến này bản thân tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm "Giúp
trẻ 4-5 tuổi phát huy khả năng sáng tạo và hứng thú học tập bằng cách dạy vẽ
bằng những ngón tay thơng qua hoạt động tạo hình".

3.2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến

3.2.1. Mục đích của giải pháp:

- Giúp trẻ yêu thích, hứng thú, say mê tham gia hoạt động.

skkn

2


- Phát triển trí tưởng tượng phong phú, óc thẩm mĩ, khả năng tư duy và tính
sáng tạo trong học tập.

- Trẻ trở nên tự tin và mạnh dạn hơn. Khả năng vận động của đôi bàn tay sẽ
linh hoạt và khéo léo hơn.

3.2.2. Nội dung giải pháp:

+ Tính mới của giải pháp:


Trẻ lên hai, lên ba đã thích dùng tay nghịch đất, cát và xem đó là một trị
chơi đầy thú vị. Ở trẻ lên bốn, năm tuổi niềm đam mê ấy vẫn cịn thu hút trẻ, trẻ
sẽ vơ cùng thích thú nếu chúng ta dạy trẻ cách vẽ mới lạ: vẽ bằng các ngón tay.
Điểm mới trong cách vẽ này là trẻ sẽ tự dùng các ngón tay của mình để làm bút
vẽ, trẻ sẽ được trực tiếp va chạm với các vật liệu vẽ từ đó gây cảm giác thích
thú, say mê. Nếu chúng ta khéo léo khuyến khích trẻ thể hiện trí tưởng tượng và
khả năng sáng tạo nội dung bài vẽ bằng cách vẽ bằng các ngón tay sẽ giúp trẻ
phát triển tư duy, tiềm năng sáng tạo đồng thời rèn luyện sự uyển chuyển khéo
léo của đôi tay.

skkn

3


+ Các bước thực hiện:

* Lựa chọn các các nguyên vật liệu cần thiết

- Màu vẽ: màu vẽ quảng cáo, màu tự làm…

- Bảng màu: bảng màu sẽ giúp bé dễ dàng pha những màu cần dùng lên đó.
Làm một bảng màu khơng có gì phức tạp, giáo viên có thể giúp trẻ dùng những
thứ sau đây để tạo ra một bảng màu cho riêng mình:

+ Một miếng nhựa hoặc giấy mỏng.

+ Giấy bìa cát tơng.

+ Khay đựng nước đá


+ Giấy bạc…

- Giấy: Với phương pháp này, trẻ không cần phải có những loại giấy đặc
biệt. có thể dùng loại giấy sau: giấy tạp chí, giấy vẽ xây dựng, giấy A4…

* Tạo các điều kiện và hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác tạo hình

- Bố trí thời gian

skkn

4


Hãy chọn thời gian mà giáo viên và trẻ cảm thấy thoải mái nhất. Không nên
thúc giục trẻ, mà phải để trẻ tự do suy nghĩ để có những ý tưởng trước khi thực
hiện. Chỉ cần sắp xếp thời gian sao cho trẻ có thể thực hiện một lần trong tuần.
Mỗi lần, trẻ có được 10-15 phút để sáng tạo, tức là hồn tồn làm theo ý mình.

- Tạo mơi trường hoạt động

Để sáng tạo, trẻ cần được khởi đầu bằng một tâm thế thoải mái. Mở nhạc
không lời, tạo cảm giác thư thái dễ chịu cho trẻ trong khi thực hiện.

Nếu trẻ luôn là người sợ bẩn quần áo, giáo viên sợ lớp học luộm thuộm,
môi trường hoạt động thực sự sẽ khơng thoải mái. Vì thế trước khi vẽ giáo viên
cần chuẩn bị:

+ Cho trẻ đeo tạp dề để chống bẩn vào quần áo.


+ Trải một tấm báo cũ ở chỗ hoạt động ngay trên nền lớp học.

+ Hãy pha màu và dựng màu trong những dụng cụ chắc chắn, hạn chế khả
năng có thể làm rơi vãi màu ở trẻ.

skkn

5


- Chuẩn bị khăn lau cho trẻ lau ngón tay trước khi chấm vào một màu mới.
Xung quanh lớp học, giáo viên treo nhiều tranh ảnh, các sản phẩm tạo hình với
nhiều hình thù ngộ nghĩnh.. một mơi trường hấp dẫn, sáng tạo chắc chắn sẽ kích
thích sự sáng tạo của trẻ.

- Kích thích tị mị

Giáo viên có thể mở đầu hoạt động bằng cách cho trẻ xem một số tranh
được vẽ bằng các ngón tay. Có thể đặt câu hỏi khơi gợi tị mị khám phá của trẻ:
Con có thể làm được như thế này không? Sẽ vẽ bức tranh này như thế nào nhỉ?

Hãy bắt đầu bằng việc đơn giản nhất: cho trẻ in màu các phần khác nhau
của ngón tay (đầu ngón tay, mu bàn tay, cạnh bên trái của ngón út,..) với nhiều
màu sắc khác nhau. Giáo viên có thể đặt câu hỏi khơi gợi trí tò mò nơi trẻ:
Cùng chấm vào bảng màu nhé! Đố con chúng ta sẽ làm gì? Thử in 2 đầu ngón
tay cùng một lúc xem, sẽ có những bất ngờ cho con đấy!

Trẻ được kích thích sẽ mạnh dạn thử nghiệm, kết hợp các hình in với nhau,
dùng ngón tay vẽ các đường dích dắc, đường thẳng… Sự kết hợp các màu sắc,


skkn

6


hình dạng sẽ tạo nên những bức vẽ ngồi mong đợi ở trẻ. Ngạc nhiên và thích
thú, trẻ sẽ khơng ngừng khám phá trên đơi bàn tay của mình.

Thật kì diệu khi trẻ hoàn thành được bức vẽ bằng các ngón tay bởi lẽ điều
đó cho ta một kết quả hết sức bất ngờ. Cụ thể chúng ta hãy thử xem một tiết vẽ
hoa mùa xuân (đề tài) theo cách vẽ trước nay, trẻ phải dùng bút sáp để vẽ thân
cây, lá, nhụy hoa, cánh hoa trước, sau đó mới tiếp tục dùng bút sáp để tô màu
vào các bộ phận, các động tác này rất đơn điệu tốn nhiều thời gian, gây ảnh
hưởng đến tiết học của trẻ. Giờ đây với cách vẽ sáng tạo, để vẽ thân cây trẻ chỉ
cần dùng một ngón tay chấm màu và đính lên giấy vẽ, với hai đầu ngón tay trẻ
sẽ có được hai chiếc lá rất xinh xắn và để có được hai bông hoa với nhiều màu
sắc khác nhau, trẻ sẽ lần lượt dùng hai đầu ngón tay để tạo nhụy hoa và cuối
cùng với mười đầu ngón tay để thể hiện cánh hoa, tác phẩm hoa mùa xuân đã
hoàn thành một cách nhanh chóng, rất dễ thương. Với cách vẽ sáng tạo này sẽ
giúp trẻ hoàn thành bài vẽ rất nhanh, ít tốn thời gian, bài vẽ có nhiều đường nét
ngộ nghĩnh, hóm hĩnh, vui tươi, kích thích sự hứng thú và ham thích vẽ ở trẻ.

skkn

7


3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:


Các giải pháp này đã và đang được thực hiện ở các lớp khối Chồi năm học
2017-2018 mang lại hiệu quả rất khả quan. Trẻ rất thích thú và mong chờ đến
hoạt động tạo hình để được tận tay vẽ và sáng tạo, rất nhiều trẻ vẽ rất đẹp, nét vẽ
phong phú, đa dạng thể hiện cá tính riêng và nội dung rộng rãi đa dạng. Một số
trẻ trước nay chưa hứng thú, nhút nhát, chưa tự tin khi tham gia hoạt động này
cũng trở nên mạnh dạn, hào hứng và vui vẻ tham gia, tất cả tạo khơng khí lớp
học trở nên sôi nổi, chất lượng hoạt động đạt hiệu quả tốt hơn. Các giải pháp này
đã được thực nghiệm và đưa vào thực hiện trong khối Chồi đạt kết quả tốt, giải
pháp này có thể nhân rộng trong phạm vi nhà trường và các trường mầm non
trên địa bàn thành phố.

3.4. Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp:

- Từ việc “Vẽ bằng những ngón tay” trẻ trở nên u thích hoạt động tạo
hình hơn. Cụ thể ở lớp Chồi 1, trước khi tiến hành giải pháp có khoảng 15 trẻ

skkn

8


tham gia vẽ bằng bút chì sáp tương đối tốt, có khoảng 10 trẻ chưa hứng thú với
hoạt động và 8 trẻ rụt rè chưa mạnh dạn tham gia do tính nhút nhát khơng tự tin.
Sau khi thử nghiệm và đưa vào thực hiện, lớp có chuyển biến rõ rệt: lớp có
khoảng 25 trẻ tham gia tốt, 8 trẻ trở nên hứng thú và mạnh dạn tham gia hoạt
động mặc dù vệ sinh cá nhân chưa tốt lắm do tiếp xúc với phẩm màu. Tuy nhiên
điều đó đã nói lên được sức hấp dẫn của giải pháp đã lôi cuốn các trẻ vào hoạt
động có hiệu quả.


- Bên cạnh đó, trẻ cịn biết sử dụng các ngón tay một cách thành thạo, khéo
léo, linh hoạt. Biết phân biệt và lựa chọn màu sắc phù hợp với nội dung cần vẽ.

- Biết cách sắp xếp và trình bày được bố cục tương đối hợp lý, khoa học.

- Khơi dậy niềm hứng thú và say mê vẽ, phát huy năng khiếu tìm ẩn giúp
trẻ có điều kiện thể hiện và nâng cao.

- Biết hợp tác, chia sẽ, nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, biết giữ vệ sinh cá
nhân, lớp học trong quá trình diễn ra hoạt động.

skkn

9


- Phát triển trí tưởng tượng phong phú, tính thẩm mỹ và tiềm năng sáng tạo
trong mỗi trẻ. Thật vậy, với cách vẽ bằng các ngón tay, từ một nội dung theo gợi
ý của cô, trẻ đã nghĩ ra rất nhiều ý tưởng mới lạ, ngộ nghĩnh thể hiện trong suy
nghĩ của trẻ. Và cũng từ đó giúp cơ đọc được ước muốn, tâm tư, nguyện vọng
của trẻ trong hiện tại và tương lai.

3.5. Tài liệu kèm theo

Một số hình ảnh cho trẻ vẽ bằng ngón tay được thực hiện tại lớp.

skkn

10



skkn

11



×