Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

sáng kiến một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các hoạt động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.27 MB, 23 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:...........
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát huy tính tích cực,
sáng tạo trong các hoạt động
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển thẩm mĩ, phát triển nhận thức, phát
triển ngôn ngữ, phát triển thể chất, phát triểntình cảm-kỹ năng xã hội.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Với câu danh ngôn “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” thì trong những
năm gần đây, giáo dục mầm non ngày càng nhận được sự quan tâm một cách đặc
biệt của toàn xã hội bởi xã hội đã nhận thức rõ hơn vai trò và tầm quan trọng của
bậc học này với sự phát triển của con em mình nói riêng và với toàn xã hội nói
chung để có một ngày mai tươi sáng hơn. Với tầm quan trọng như thế thì ngay
từ hôm nay, trẻ em cần được chăm sóc và giáo dục một cách tốt nhất để phát
triển một cách toàn diện. Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục Mầm
Non có một vai trò đặc biệt quan trọng là nền tảng, là cơ sở cho giáo dục các bậc
học sau này không những thế trẻ còn cần phải mạnh dạn tự tin hơn trong quá
trình giao tiếp, phát biểu, nêu ý kiến,...Đồng thời mục đích của giáo dục là nhằm
phát triển ở trẻ trí thông minh, ham hiểu biết, phát huy được tính chủ động tích
cực cho trẻ. Trẻ Mầm Non thời kỳ đầu tiên của con người, phát triển rất đặc biệt
với tốc độ phát triển rất nhanh về mọi mặt và là thời kỳ có vị trí quan trọng là
nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách mai sau. Chính vì vậy mà
người lớn đặc biệt là người giáo viên mầm non và cũng chính là người dẫn dắt
trẻ ở những bước chập chững đầu đời phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý ở lứa
tuổi này để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp cho tất cả các lĩnh


vực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ là một trong những


mục tiêu quan trọng mà mọi nền giáo dục hướng tới. Vậy ngay từ tuổi mầm non,
trẻ cần phải được hướng dẫn như thế nào và phải có những chiến lược nuôi
dưỡng, bồi đắp như thế nào để hỗ trợ kịp thời sự phát triển trí tuệ, nhân cách,
sớm giúp trẻ thành công? Vì thế việc rèn luyện cho trẻ có được một tính cách
mạnh dạn, tự tin là rất quan trọng và cần thiết. Khi trẻ mạnh dạn, trẻ có thể tham
gia vào các hoạt động tập thể. Khi trẻ mạnh dạn, trẻ có thể tự tin trước đám đông
và tự xử lý các tình huống. Trẻ mạnh dạn khiến cha mẹ yên tâm và là tố chất
thiết yếu cho những thành công của trẻ trong tương lai. Hiểu rõ tầm quan trọng
của việc “ Lấy trẻ làm trung tâm” như thế tôi thấy mình cần học hỏi nghiên cứu
nhiều hơn nữa để tìm phương pháp giáo dục tốt nhất để phát huy được hết khả
năng của trẻ mà không còn mang tính áp đặt, dập khuôn, theo mẫu như trước vì
vậy tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát huy tính tích
cực, sáng tạo trong các hoạt động”.
* Tình trạng của vấn đề trước khi thực hiện
- Tổng số trẻ của lớp là 38 đa số là các bé thiếu tự tin trong giao tiếp,
trong học tập, sinh hoạt,...Bởi cảm giác sợ hãi, lo lắng mình sẽ không làm được
điều gì đó hay có một số bé có kỹ năng nói kém hoặc trẻ bị tress. Một lý do nữa
cũng tương đối phổ biến là việc trẻ em ngày nay được bảo bọc quá kỹ khiến trẻ
đánh mất sự tự tin về khả năng của bản thân.
- Thuận lợi-khó khăn
+ Thuận lợi: Lớp được nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi của các bé. Đa số phụ huynh hiểu biết và rất
quan tâm đến con, luôn mong muốn cho bé được sống trong môi trường an toàn,
chan chứa tình yêu thương. Giáo viên có trình độ chuyên môn và nắm vững
phương pháp giảng dạy, đã có kinh nghiệm nhiều năm dạy trẻ, giáo viên ham
học hỏi tìm tòi sáng tạo để thu hút trẻ trong các giờ học cũng như trong mọi hoạt
động trong ngày. Ban giám hiệu vững về chuyên môn, luôn sát sao chỉ đạo giáo


viên thực hiện tốt chuyên môn. Được phòng giáo dục tổ chức các tiết mẫu về

việc “lấy trẻ làm trung tâm” cho giáo viên tham dự học hỏi.
+ Khó khăn
Về phía trẻ: đa số trẻ trong lớp lần đầu tiên đến trường nên chưa có nền
nếp học tập. Tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều.
Một số bé còn nhút nhát, một số bé đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc hạn chế
về thể chất nên cũng ảnh hưởng tới việc cung cấp kiến thức trong quá trình học.
Hơn nữa tâm lý trẻ còn chưa ổn định, tính độc lập bắt đầu xuất hiện ở trẻ, nhu
cầu muốn khẳng định mình là rất lớn, trẻ muốn cái gì cũng dành về mình, do đó
tính ích kỉ càng có dịp phát triển. Qua khảo sát đầu năm trên trẻ về tính tích cực
chủ động của trẻ, kết quả thu được cho thấy nhiều vấn đề đáng quan tâm: Tổng
số cháu mạnh dạn, tích cực tham gia các hoạt động 15 tỉ lệ 39,7 %; trẻ biết cách
giải quyết các tình huống 8 tỉ lệ 21,1%.
Về phía giáo viên: Trong thực tế giáo viên đôi lúc còn thiếu chủ động trong
việc giảng dạy còn phụ thuộc quá nhiều vào tài liệu, vẫn còn nặng việc cung cấp kiến
thức chưa chú trọng đến việc phát huy được tính chủ động tích cực, nên có phần hạn
chế tính mạnh dạn, tích cực chủ động của trẻ trong các giờ học.
Về phía phụ huynh: Một số phụ huynh cho rằng cứ lo cho con đầy đủ,
chiều chuộng theo ý thích của con, còn việc dạy dỗ thì phó mặc cho giáo viên,
cho nhà trường.
3.2. Nội dung, giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
- Mục đích của giải pháp
Việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động nhằm giúp
trẻ tự tin hơn, nhanh nhẹn hơn, khả năng diễn đạt tốt hơn, ngôn ngữ của trẻ dần hoàn
chỉnh, vốn từ nhiều hơn, ngoài ra còn giúp trẻ có thể chủ động hơn trong mọi hoạt động
như trẻ biết tự phân vai, thỏa thuận với nhau trước khi chơi, tập;
Khi trẻ chủ động trong mọi việc thì khả năng nhận thức của trẻ về sự vật
hiện tượng sâu sắc, cháu ghi nhớ tốt hơn;


Trong quá trình tham gia các hoạt động một cách tích cực sẽ hình thành

được mối quan hệ xã hội giữa người với người, người với cảnh vật xung quanh
( về mặt tình cảm-kỹ năng xã hội và thẩm mĩ). Ngoài ra việc trẻ chủ động trong
mọi hoạt động sẽ tạo cho tinh thần trẻ được thoải mái, vui vẻ, giúp trẻ phát triển
mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan hệ bạn bè;
Khi trẻ là trung tâm của hoạt động âm nhạc, tạo hình, vận động,...trẻ sẽ có
khả năng sáng tạo, cảm nhận được cái đẹp, yêu quí, gìn giữ, tạo ra cái đẹp,...
Nhưng trên thực tế ở một số trường Mầm Non, Mẫu giáo ở những năm về
trước việc để trẻ tích cực chủ động trong mọi hoạt động chưa thật tốt. Điều đó
dẫn đến hoạt động chưa đạt hiệu quả cao. Từ những mục đích trên và từ thực tế
đã áp dụng tại nhóm lớp của mình, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm
phát huy được tính tích cực chủ động trong các hoạt động ở trẻ mẫu giáo.
- Nội dung của giải pháp
+ Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, phù hợp để kích thích trẻ hoạt
động tích cực. Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và góp
phần hình thành mối quan hệ thân thiện, gần gũi giữa giáo viên với trẻ và giữa
trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo
viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí sắp xếp tạo môi trường các góc
hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi
trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ cao và kích thích tính tò
mò ở trẻ. Cụ thể các mạng hoạt động: Bảng chủ đề, các góc mở, các góc hoạt
động, tất cả các kệ đồ chơi đều được đặt vừa tầm với trẻ, các nguyên vật liệu để
ở trạng thái mở, dễ lấy, dễ cất;


Một kệ đồ chơi của lớp
Trong mỗi góc chơi tôi thiết kế mảng mở, các mảng mở tôi thường làm
bằng nhựa trong đó có các sản phẩm do chính tay trẻ tạo ra đều dùng làm tranh
trang trí cho góc đó, từ đó kích thích tính chủ động sáng tạo của trẻ. Bên cạnh đó
chúng tôi cũng xây dựng qui ước với trẻ về qui định trong lớp học và giao tiếp
giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vào

năm học mới. Chúng tôi qui ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui
định, hay qui định với trẻ về cách giao tiếp trong khi chơi, không làm ồn, không
chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai
nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ, không tranh
giành đồ chơi với nhau và biết giúp đỡ bạn trong quá trình chơi. Với quan điểm
lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi đã tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang
trí lớp, trẻ được vẽ, xé dán, nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi
trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã tạo ra nên trẻ rất thích thú;


Trẻ tự làm các sản phẩm trang trí lớp
Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán. Ta sẽ dạy
trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được
mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi. Cô và trẻ cùng làm đồ chơi
trang trí lớp không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp,
chúng tôi còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp
tràn ngập yêu thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể
an tâm chia sẻ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những “bức xúc” rất trẻ con
của mình;
Trong mỗi góc chơi, nhóm chơi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên
muốn rèn trẻ cá biệt yếu kém hoặc củng cố kỹ năng cho trẻ. Từ đó giúp trẻ phát
triển hơn về khả năng tưởng tượng sáng tạo, có như thế trẻ sẽ mạnh dạn tự tin
tham gia vào các hoạt động.
+ Luôn thay đổi, làm mới hình thức tổ chức hoạt động học để thu hút
được sự chú ý của trẻ vừa dễ lại vừa khó vì trẻ rất hào hứng trước những điều
mới lạ nhưng dễ chán với những gì quen thuộc. Vì vậy ở mỗi tiết học tôi luôn
phải xác định rõ mục tiêu của từng đề tài. Mà đặc biệt đặc điểm tâm lý lứa tuổi


của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi khả năng chú ý, ghi nhớ chưa thật cao. Trẻ

chỉ có thể tập trung tối đa 20 đến 25 phút, trẻ thường dễ chịu ảnh hưởng tác
động từ bên ngoài (ngồi không ngay ngắn trong khi học, mất trật tự, không kiềm
chế các hoạt động cá nhân). Trong khi đó việc trẻ tập trung, ghi nhớ có chủ đích
và hứng thú trong giờ hoạt động chung là rất quan trọng, vì đây là hoạt động
giúp trẻ lĩnh hội một cách bài bản, đầy đủ và khoa học nhất các kiến thức đơn
giản và vừa sức về các lĩnh vực phát triển khác nhau. Tôi nhận thấy rằng nếu
không thay đổi, làm mới các phương pháp và hình thức dạy học khác nhau, trẻ
sẽ không hứng thú trong giờ học và sẽ không đạt hiệu quả cao trong giờ dạy.
Cùng với đó khả năng tiếp thu của trẻ cũng sẽ hạn chế và trẻ sẽ có phản ứng:
Chán học, gây mất trật tự trong lớp học. Từ đó tôi nghiên cứu các tài liệu, suy
nghĩ thay đổi các hình thức vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn bằng những câu
nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, sử dụng các trò chơi tạo tình huống bất ngờ để
thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học, và tiết học xuyên suốt theo một chủ đề.
Qua đó, giờ học trẻ nào cũng hào hứng, không gò bó mà vẫn đạt kết quả cao mà
lại phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ. Trẻ hăng hái giơ tay phát biểu
trong giờ học;

Bé giơ tay phát biểu ý kiến


Ví dụ: Bật qua vật cản (Chủ đề: Thế giới động vật). Để cho tiết học
không trở nên khô cứng, nhàm chán. Đồng thời không làm cho trẻ
thấy mệt mỏi không thích tập, giáo viên có thể thay đổi hình thức
vào bài như cùng tham gia vào cuộc thi “Ếch con tranh tài” bằng các phần
thi: Ếch khởi động, đồng diễn, vượt chướng ngại vật, về đích. Để tăng
sự hứng thú cho trẻ. Thay những bài quen thuộc nhẹ nhàng bằng những bài
sôi động cho việc khởi động và BTPTC như bài hát “Chú Ếch con ”. Ở phần vận
động cơ bản tôi sẽ chọn bản nhạc không lời và qua đó tôi sẽ đặt những câu hỏi mở
để trẻ trả lời và tự chọn bài tập của mình: Trước mặt các chú Ếch có gì?; Thế làm
sao để vượt qua những chướn ngại vật đó?,...sao đó cho trẻ trả lời rồi thực hiện và

cùng thống nhất tìm ra cách thực hiện. Cô chỉ là người quan sát, hướng dẫn thêm
(nếu cần). Còn ở trò chơi cử một bé làm người chỉ huy hô hiệu lệnh các trẻ khác tự
thỏa thuận phân đội khi chơi khi kết thúc trò chơi cô sẽ nhận xét phát thưởng cho
các đội bằng các huy chương, từ các việc làm đó trẻ sẽ vui hơn, tiết học nhẹ
nhàng hơn mà kiến thức lĩnh hội nhiều hơn;


Bé bật qua chướn ngại vật
Ví dụ: Trong giờ văn học để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học
tôi lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp, hấp dẫn như qua tổ
chức hội thi: “Bé yêu thơ”, “Bé yêu cổ tích Việt Nam”,... Đặc biệt là chọn
những hình ảnh thật, đẹp và những nhân vật ngộ nghĩnh, hóa thân
vào các nhân vật trong tác phẩm, dùng các thủ thuật khác nhau
để dẫn dắt vào bài chuyển hoạt động một cách linh hoạt để gây
hứng thú cho trẻ. Trong quá trình dạy trẻ đọc thơ tôi đưa các hình
thức đọc khác nhau: Đội đọc thơ các bạn khác làm ban giám khảo,
đọc diễn cảm, ngâm thơ, đọc theo dấu tay cô, đọc với hình thức thi đua,…
Đặc biệt việc đọc thơ trên nền nhạc giúp trẻ điều chỉnh âm lượng
của trẻ tốt nhất không cần đến sự can thiệp của giáo viên đồng
thời trẻ lại cảm thụ bài thơ về nhịp, nội dung chuyển tải của bài
thơ nhanh nhất;
Với câu chuyện “Chú Dê đen” trẻ sẽ được tự mình kể lại câu chuyện một
cách sáng tạo theo cách của trẻ và có thể sấm vai các nhân vật trong truyện và tự
diễn lại. Trước khi sấm vai trẻ sẽ tự thỏa thuận chọn vai, chọn trang phục rồi sẽ tự
diễn cô giáo chỉ là người quan sát, trẻ được chủ động trong mọi hoạt động;


Bé đang sấm vai kể chuyện
Với từng bài dạy, thể loại tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã
chuẩn bị có tính lôgic, gợi mỡ, sáng tạo để đàm thoại với trẻ một cách

sôi nổi theo phương châm: “Lấy trẻ làm trung tâm” để phát huy trí
tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, tình liên hệ thực tiễn, sáng
tạo phù hợp với từng nội dung của bài mà trẻ không bị áp đặt một
cách gò bó. Qua đó phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ.
VD: như trong một tiết kể chuyện : “Nàng tiên của mùa xuân” tôi
trang trí lớp học theo một không gian cổ tích, có gốc cây cổ thụ,
có lâu đài cùng với bụi chuối, có ngôi nhà. Có nàng tiên. ... Trẻ rất
bất ngờ khi lạc vào không gian cổ tích. Sau đó cho trẻ trò chuyện
cùng nàng tiên về mùa xuân và dẫn dắt vào câu chuyện. Trong tiết
học ngoài cô kể kết hợp cho trẻ tri giác các hình ảnh trên máy và đàm
thoại với trẻ về nội dung chuyện qua đó tôi thấy giờ học trẻ rất sôi
nổi. Vui quá! mình được trò chuyện cùng nàng tiên;
Tổ chức tiết học dưới hình thức học theo nhóm là một hình thức
học rất tích cực, tạo cho trẻ nhiều cơ hội hoạt động, giúp trẻ phát
huy được tinh thần hợp tác, tương trợ lẫn nhau, rèn cho trẻ ý thức
tập thể, biết chia sẻ những ý kiến, kinh nghiệm của mình với các
bạn, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn khác, quan trọng
hơn cả học theo nhóm đem lại nhiều niềm vui, hứng thú cho trẻ.
Hình thức học theo nhóm có thể áp dụng trên tất cả các tiết học;


Bé làm việc nhóm
Ví dụ: Vẽ vườn hoa. Tôi sẽ cho trẻ đi tham quan vườn hoa, ở đó cô và cháu sẽ
trao đổi về các loại hoa như: Hoa gì?, cánh hoa như thế nào?, lá ra sao?, màu sắc
thế nào,... đó là phần cung cấp kiến thức cho trẻ về hoa việc làm đó vừa mang tính
ổn định lại vừa đặt nền tảng cho hoạt động tiếp theo. Sau đó cô và cháu trở về lớp
trò chuyện về các bức tranh mẫu, thế con thấy các bức tranh như thế nào? Có những
loại hoa gì? Có gì đặc biệt không?,... Kế đó là phần gợi ý tưởng cho trẻ với các câu
hỏi gợi mở: Con sẽ vẽ gì? Vẽ như thế nào? Vẽ thêm gì cho bức tranh thêm đẹp?Bố
cục tranh phải như thế nào?,...khi đến hoạt động chính là cháu thực hiện vẽ cô sẽ

quan sát gợi ý thêm cho những cháu yếu chứ không xen nhiều vào hoạt động của
trẻ. Cuối cùng khi cháu thực hiện xong sẽ tự giới thiệu sản phẩm của mình và nhờ
sự nhận xét, góp ý của bạn về sản phẩm,...


Bé trình bày sản phẩm tạo hình

+ Trong các hoạt động âm nhạc cô giáo cũng tạo mọi điều kiện để cháu tích
cực chủ động trong mọi hoạt động nhằm giúp trẻ tự tin hơn, tiết học đạt kết quả tốt
hơn bằng cách như trẻ sẽ tự nêu cách thực hiện và cho trẻ thực hiện, sau đó sẽ tìm
ra cách thực hiện tốt nhất, động tác đẹp và bạn nào cũng có thể thực hiện.


Bé tự sáng tác động tác múa
+ Thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Có thể
nói các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là việc tổ chức hiệu quả các
ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả và
sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực.
Thông qua đó trẻ được học và chia sẻ những mong muốn của trẻ
với cô giáo, bạn bè và cha mẹ. Với quan điểm như vậy nên tôi
thống nhất với các cô giáo và ban phụ huynh lớp từ đầu năm học
lên kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho các bé. Tôi đặc biệt chú ý
đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Tết Nguyên
Đán, ngày 8/3, sinh nhật của trẻ, với mỗi ngày hội chúng tôi cố
gắng sử dụng một hình thức tổ chức riêng như tổ chức trong lớp,
dưới sân trường nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt
động. Ví dụ: Ngày 20/10, trước ngày tổ chức lễ hội chúng tôi cùng
trẻ trò chuyện về ý nghĩa của những ngày đó rồi đưa ra ý định, hình
thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà tặng bà và mẹ ,
chị, em gái và thường tổ chức ở trên lớp. Trong buổi họp mặt trẻ được

nói lên những cảm xúc của mình, và nói lên được những lời chúc
về bà, mẹ, về cô giáo và chúc các bạn sinh nhật trong tháng. Và
còn rất nhiều các hoạt động ngoại khóa chúng tôi đã tổ chức cho
các bé như: Ngày Tết Trung thu, các buổi đi tham quan di tích lịch sử...


Tham quan đền thờ liệt sĩ xã
Mỗi hoạt động một hình thức phong phú khác nhau nhưng
đều hướng tới một mục đích chung đó là giáo dục trẻ cách thể
hiện tình cảm, các bé có nhiều bạn thân hơn, biết nhường nhịn và
quan tâm đến bạn bè. Qua mỗi lần tổ chức tôi thấy các bé của lớp
mình dường như lớn hơn, chững chạc hơn, tự tin hơn, biết cách giải quyết
tình huống và đặc biệt trẻ giao tiếp tốt hơn.
Với trẻ mầm non khả năng giao tiếp tốt trong tập thể giúp
trẻ thích nghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, cô giáo,
bạn bè mới, và những đòi hỏi mới của hoạt động học tập. Ý thức


và tinh thần tập thể sẽ giúp trẻ tránh được những xung đột không
đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với cô, trên cơ sở đó phát triển
những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với
những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một
cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến
trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè. Để phát huy được khả năng
đó của trẻ ngoài các hình thức tổ chức tại lớp chúng tôi còn cho trẻ
giao lưu giữa các lớp trong khối với nhau.
Ví dụ: Thi kéo co giữa các lớp mừng xuân. Lớp chồi 1 và chồi 2
thi cắm hoa nhân ngày 20/10.

Bé thi kéo co

+ Thiết kế nhiều hoạt động nhằm phát huy những thế
mạnh ở mỗi cá nhân trẻ. Mỗi trẻ đều có những mặt mạnh và
những mặt khiến trẻ kém tự tin. Từ bước đầu khảo sát trẻ cũng
như thông qua quá trình chăm sóc trẻ, giáo viên có thể nắm được
những mặt mạnh của trẻ. Hãy cố gắng thiết kế những hoạt động
để trẻ có thể phát huy tối đa thế mạnh đó của mình. Khi trẻ tự tin


và được khen ngợi, trẻ sẽ dám thử bước vào lĩnh vực kém tự tin
hơn và thể hiện được tính tích cực của mình trong nhiều hoạt động
khác nhau;
Ví dụ: Lớp tôi có một vài cháu khả năng vẽ chưa tốt lắm bởi
vậy các cháu không thích tham gia hoạt động vẽ. Tuy nhiên, các
cháu lại rất thích dán hình và nặn. Chúng tôi đã tổ chức nhiều buổi
chơi, nghĩ ra nhiều đề tài để các cháu có cơ hội thể hiện khả năng
của mình như cho cháu cắt dán “Đàn Gà” kết hợp đó tôi sẽ lồng hoạt động vẽ
những chi tiết phụ như: Ông mặt trời, mây, cây, cỏ,...để cho bức tranh thêm đẹp.
Dần dần, các cháu cũng thích thú hơn với hoạt động tô vẽ hơn;
Những trẻ có khả năng ngôn ngữ, cảm thụ âm nhạc tốt,
chúng tôi lựa chọn trẻ thể hiện bằng cách đọc thơ, kể chuyện sáng tạo,
hoặc biểu diễn văn nghệ,...cho cả lớp xem. Bé say sưa thể hiện khả
năng ca hát. Qua việc thực hiện biện pháp này tôi nhận thấy, khi
được tham gia những hoạt động phù hợp mà trẻ có thế mạnh sẽ
kích thích trẻ hứng thú hoạt động, tăng cường tính mạnh dạn cho
trẻ và khiến trẻ tự tin hơn vào bản thân.
+ Để trẻ tự khám phá về thế giới xung quanh như tìm hiểu các loại hoa,
cây, cảnh vật, con người, con vật,... và tự thí nghiệm để phát hiện ra những gì mới
lạ qunh bé. Việc làm này sẽ giúp trẻ được thoải mái hơn, khối kiến thức tiếp thu
nhanh hơn, trẻ hứng thú và tích cực tham gia trải nghiệm nhiều hơn, trẻ có thể tự
nói lên điều mình quan sát được và tự mình đặt ra rất nhiều câu hỏi trong đầu và từ

đó trẻ sẽ cố gắng tìm hiểu để làm sao trả lời được các câu hỏi đó.


Ví dụ: Vì sao sỏi đá lại chìm trong nước, lá cây, must xốp nổi trên mặt
nước; vì sao cây bị héo,..

Bé quan sát hoa


Bé thực hành và quan sát vật chìm nổi
+ Qua các trò chơi nên để trẻ luôn là trung tâm của trò chơi như: trẻ chia
đội chơi, trẻ làm người quản trò, trẻ tự nhận xét. Trẻ có thể tự tin hơn vào chính bản


thân trẻ, trẻ có thể thoát ly khỏi cô, không nhờ đến cô giáo nhiều nữa.

Bé quản trò
+ Đến giờ ăn cô giáo nên để trẻ tự thực hiện công việc chuẩn bị cho giờ
ăn như: tự trãi bàn, trang trí bình hoa, dọn chén,...trước khi ăn và ăn xong biết dọn
sạch sẽ. Việc làm này rất hữu ích vì nó giúp trẻ sẽ thích thú hơn vì mình được làm
người lớn, được giúp đỡ cô, mẹ. Dần hình thành thói quen tốt cho trẻ, trẻ tự ý thức,
trẻ sẽ rất vui, hứng thú với giờ ăn chứ không sợ sệt như thời gian trước mà cô dọn
xong, bắt trẻ vào ăn.


Bé dọn bàn ăn
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
- Qua thực tế nghiên cứu áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy các
biện pháp trên phù hợp với tất cả các hoạt động học;
- Trong thể dục buổi sáng, các buổi dạo chơi ngoài trời, các buổi tham

quan di tích lịch sử;
- Trong lớp học với các mảng mở trẻ sẽ chủ động, tích cực, hứng thú tham
gia hoạt động hơn từ đó phát huy tối đa tác dụng các đồ dùng, đồ chơi của các
góc chơi;
- Giúp giáo viên biết tận dụng những đồ chơi ngoài trời cũng như cảnh vật
con người, xung quanh để trẻ được trải nghiệm, hòa mình vào thiên nhiên với

những khám phá mới lạ;
- Giáo viên luôn tìm và lựa chọn các bài hát, bài thơ, chuyện kể, ca dao
đồng dao,…thật hay, vui nhộn và phù hợp lứa tuổi và chủ đề;
- Khi áp dụng giải pháp mới tôi nhận thấy giải pháp này không những áp
dụng được cho các cháu ở lớp mình mà con áp dụng cho các lớp Mầm non, Mẫu


giáo trong huyện, hơn nữa còn có thể áp dụng cho các trường Mầm Non, Mẫu
giáo các huyện khác cũng như các cháu lứa tuổi 4-5 tuổi trong cả nước để giúp
các cháu tích cực chủ động hơn, mạnh dạn, tự tin và là trung tâm của các hoạt
động chăm sóc-giáo dục. Ngoài ra còn giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt;
- Bản thân luôn trau dồi kiến thức, tham khảo tài liệu, trao đổi học hỏi
đồng nghiệp để nâng cao kiến thức cho mình, tích cực sưu tầm làm đồ dùng đồ
chơi phục vụ cho các hoạt động;
- Việc lấy trẻ làm trung tâm mang lại rất nhiều lợi ích như vậy đã xóa đi
những phương pháp gò bó, khô khan, cứng nhắc ở những năm về trước. Mà trái
lại trẻ lại vui vẻ hơn, khả năng giao tiếp của trẻ với mọi người tốt hơn, mối quan
hệ cô với trẻ, trẻ với trẻ ngày càng gần gũi hơn;
- Tôi thấy rằng để giúp trẻ phát huy tính tích cực sáng tạo trong các hoạt
động không phải ngày một ngày hai mà cần có biện pháp thực hiện thường
xuyên, liên tục và cũng không có biện pháp nào là tối ưu còn phụ thuộc vào thực
tế lớp mà cô sử dụng các biện pháp sao cho phù hợp.
3.4. Hiệu quả lợi ích thu được

* §èi víi c« gi¸o
Qua quá trình nghiên cứu và thực tế ở lớp, bản thân tôi đã rút ra cho mình
bài học bổ ích giúp tôi có nhiều kinh nghiệm hơn khi lên lớp như sau:
- Sưu tầm được nhiều nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ tạo ra
nhiều sản phẩm phong phú đa dạng. Từ đó kích thích trẻ muốn tham gia một
cách tích cực;
- Gắn kết được mối quan hệ giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ, trẻ với thế giới xung
quanh, giữa cô giáo với phụ huynh,..
- Giáo viên tự tin khi thực hiện các hoạt động;
- Giáo viên nâng cao được nghệ thuật khi lên lớp;
- Giáo viên tìm ra được nhiều biện pháp để gây hứng thú cho cháu;
- Tay nghề giảng dạy, vốn kinh nghiệm được nâng cao;


- Giáo viên biết tiếp cận với các thông tin, nghiên cứu tài liệu, nghe đài,
xem tivi, hình ảnh và tự tìm tòi sáng tạo ứng dụng đồ dùng, đồ chơi vào từng bài
dạy, cung cấp truyền đạt nhiều nội dung kiến thức phù hợp với khả năng nhận
thức của trẻ;
- Tôi đã lựa chọn được những biện pháp phù hợp để áp dụng trong việc giảng dạy
“lấy trẻ làm trung tâm” nhằm giúp trẻ chủ động, tích cực hơn trong các hoạt động;
* Đối với trẻ
- Trẻ nhanh nhẹn, năng động, hồn nhiên, tự tin hơn. Trẻ biết thỏa thuận,
nhường nhịn bạn, biết giao lưu chia sẻ với các bạn;
- Trẻ tiếp thu khối kiến thức nhiều hơn, khả năng ghi nhớ lâu hơn;
- Trẻ được mạnh dạng nêu ý kiến, phát biểu ý kiến rồi thực hiện;
- Trẻ có cảm giác an toàn, thân thiện, gần gũi với cô, bạn, mọi người;
- Cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức hơn, trẻ được trải nghiệm, khám phá
nhiều hơn,...nhưng trẻ lại được thoải mái, không bị áp đặt;
* Kết quả: Với những biện pháp trên tôi đã thu được kết quả như sau:
KÕt qu¶


Trước

®· ®¹t ®îc

thực hiện

TrÎ m¹nh d¹n tÝch
cùc tham gia ho¹t
®éng
Giải quyết tình huống

15/38=39.7
%
8/38=21.1
%

Sau thực hiện

35/38=92.1%

28/38=73.7%

- Đối với phụ huynh
+ Tiếp cận và hiểu thêm về cách giúp trẻ tích cực, chủ động hơn trong
mọi hoạt động;
+ Có thêm nhiều biện pháp để khuyến khích, hướng dẫn con em mình
hoạt động một cách tích cực;



+ Nhận thức được tầm quan trọng của việc “lấy trẻ làm trung tâm”;
+ Phụ huynh yên tâm hơn khi con mình tự tin, chủ động hơn trong các
hoạt động và có thể tự giải quết được một số tình huống.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
Đĩa một số đoạn video thực hiện về hoạt động giúp trẻ tích cực, chủ động
hơn trong các hoạt động.
* Trên đây là một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi tích cực chủ động trong
mọi hoạt động./.

Mỏ cày nam, ngày

tháng 4 năm 2016



×