Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Skkn giúp trẻ hình thành và phát triển kĩ năng sống thông qua trò chơi dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.9 KB, 17 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số: …………………………………

1. Tên sáng kiến: Giúp trẻ hình thành và phát triển kĩ năng sống thơng qua
trị chơi dân gian.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy mầm non.

3. Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:

Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ em chính là hoạt động vui
chơi, qua chơi trẻ được phát triển chức năng tâm lý và hình thành nhân cách. Trẻ
mầm non có thể tham gia nhiều loại trị chơi như trị chơi học tập, trị chơi đóng
vai ở các góc hoạt động, trị chơi vận động, trị chơi có luật, trị chơi dân gian…

1

skkn


mỗi loại trị chơi đều có tác dụng phát triển một mặt nhất định của trẻ. Trong đó
có thể nói trị chơi dân gian là một loại trị chơi khơng thể thiếu được trong
trường mầm non.

Trò chơi dân gian đã có từ lâu đời, gắn bó với đời sống của trẻ em ở các


vùng miền. Các trò chơi dân gian thường đơn giản, dễ chơi mà có sức hấp dẫn kì
lạ. Trị chơi dân gian bao giờ cũng gắn với tập thể, khơng chỉ là trị chơi giải trí
bổ ích mà còn rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm
việc theo nhóm, kĩ năng hợp tác, đồn kết, rèn tính kỷ luật, tính mạnh dạn, tự
tin, chủ động… Các kĩ năng này được hình thành và phát triển rất tự nhiên qua
mỗi trị chơi dân gian.

Trị chơi dân gian khơng những thỏa mãn nhu cầu vui chơi mà cịn có ý
nghĩa quan trọng trong việc hình thành kĩ năng sống cho trẻ. Chính vì thế, chúng
tơi đã tiến hành thực hiện đề tài “Giúp trẻ hình thành và phát triển kĩ năng sống
thơng qua trò chơi dân gian” nhằm đưa ra một số biện pháp để tăng cường hiệu
quả hoạt động giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ trong trường mầm non.
2

skkn


3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:

- Mục đích của giải pháp:

Tổ chức các trị chơi dân gian trong trường mầm non giúp trẻ rèn luyện thể
lực, sự khéo léo, nhịp nhàng, rèn luyện trí tuệ, sự nhanh trí, sáng tạo…Trẻ học
được tinh thần đồn kết, hợp tác, chịu trách nhiệm, biết chia sẻ, nhường nhịn,
giúp đỡ người khác. Và đặc biệt trò chơi dân gian giúp trẻ hình thành và tạo ra
những hành vi đúng đắn, mẫu mực, thể hiện những kĩ năng sống chuẩn mực làm
kim chỉ nam cho nhân cách của trẻ về sau này.

Giáo viên được mở rộng kiến thức về các trò chơi dân gian, phát huy năng
lực, kĩ năng tổ chức các hoạt động, giải quyết tình huống một cách linh hoạt và

khéo léo trong quá trình tổ chức các trò chơi dân gian.

- Nội dung giải pháp:

+ Điểm mới so với giải pháp trước đây:

Hình thành và phát triển kĩ năng sống cho trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng
trong các cơ sở giáo dục mầm non và của toàn xã hội. Và điểm mới của giải
3

skkn


pháp này chính là tạo điều kiện để trẻ tiếp cận và trực tiếp tham gia chơi các trò
chơi dân gian nhằm phát triển tư duy ban đầu cho trẻ. Các trò chơi dân gian
vừa dễ nhớ, dễ thuộc vừa khơng tốn kém mà lại mang hiệu quả
cao, góp phần nâng cao nhận thức, giúp trẻ hiểu biết thêm về
thế giới xung quanh, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tồn diện,
nhằm mục đích là hình thành và phát triển những kĩ năng sống
cần thiết cho trẻ.

+ Các bước thực hiện của giải pháp:

* Giải pháp 1: Sưu tầm, lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với
trẻ.

Kho tàng trò chơi dân gian Việt Nam rất phong phú, đa dạng.Vì thế, giáo
viên cần sưu tầm, lựa chọn trên sách, báo, mạng internet về các trò chơi dân gian
của các vùng miền khác nhau để hiểu xuất xứ, nội dung, cách chơi. Từ đó, lựa
chọn trị chơi phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi mầm non, theo từng chủ đề, và

tiến hành phân loại (theo đổ tuổi, theo các lĩnh vực phát triển chủ đạo, mức độ
4

skkn


khó, dễ…) nhằm giúp trẻ hứng thú và tham gia tích cực vào các trị chơi dân
gian mà vẫn đảm bảo nguyên tắc “Học mà chơi, chơi bằng học”, góp phần nâng
cao hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục. 

Mỗi độ tuổi, mỗi thời kì trẻ có những đặc điểm tâm sinh lí khác nhau, vì
vậy giáo viên khơng nên chọn trò chơi quá đơn giản hoặc quá phức tạp với khả
năng của trẻ vì quá dễ sẽ gây nhàm chán, khơng có hứng thú chơi hoặc q khó
sẽ làm nản chí, trị chơi khơng cịn sức hút với trẻ.

Ví dụ: Với lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé, khả năng chú ý và nhận thức
còn đơn giản, trẻ chỉ có thể chơi những trị chơi như: “Tập tầm vông”, “Kéo cưa
lừa xẻ”, “Nu na nu nống”, “Chi chi chành chành”, “Trốn tìm”,…

Với trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn, khả năng chú ý có chủ định và nhận
thức của trẻ đã phát triển cao hơn nên trẻ có khả năng tham gia các trị chơi
mang tính chất phức tạp hơn nhằm cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng mới
cho trẻ. Ví dụ như các trị chơi: “Thả đỉa ba ba”, “Mít mật, mít gai”, “Ném còn”,
“ Giấu hòn, giấu hột”, “Gảy chun”…
5

skkn


Trong một số trị chơi mang tính tập thể, giáo viên có thể lựa chọn, phân

chia trị chơi theo giới tính, tính cách. Ví dụ: Các bạn trai thích chơi “Kéo co”,
“Nhảy bao bố”, “Nhảy ngựa”, “Đá cầu giấy”… để thể hiện sức mạnh. Cịn các
bạn gái thích chơi “Oẳn tù tì”, “Thả đỉa ba ba”, “Nhảy dây”, “Đánh chuyền”…
thể hiện nữ tính. Một số trẻ thích sự khéo léo thì chơi “Chọi cỏ gà”, “Tập tầm
vơng”, “Gánh lúa qua cầu”… Trẻ nào thích tìm tịi, khám phá thì chơi “Ô ăn
quan”, “Đi cà kheo”…

Để tránh việc trẻ chơi đi chơi lại một trò chơi dẫn đến sự nhàm chán, đơn
điệu và tận dụng đồ dùng, đồ chơi sẵn có trong lớp, giáo viên có thể sưu tầm
những trị chơi của người lớn để cải biên luật chơi cho phù hợp với chủ đề giáo
dục và đặc điểm tâm sinh lí của trẻ.

Ví dụ: Trị chơi “Đi cà kheo” thường phải dùng cây trẻ hoặc gậy cao để đi
nhưng nếu dùng cho trẻ mầm non thì khơng đảm bảo an tồn. Vì vậy, tơi thay
bằng những chiếc gáo dừa, khối gỗ nhỏ, hộp nhựa, lon sữa…

6

skkn


* Giải pháp 2: Vận dụng hiệu quả các trò chơi dân gian trong việc hình
thành và phát triển kĩ năng sống cho trẻ.

Giáo viên vận dụng hiệu quả các trị chơi dân gian nhằm rèn luyện và hình
thành những kĩ năng sống cơ bản cho trẻ như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm
việc theo nhóm, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác…

Ví dụ:


+ Các trị chơi dân gian như: Cặp kè, Tập tầm vông, Đố lá, Thả đỉa ba ba,
Dung dăng dung dẻ, Kéo cưa lừa xẻ… tạo cho trẻ một môi trường giao tiếp, trẻ
được giao lưu trong bầu khơng khí gần gũi, thân mật và hết sức tự nhiên. Chính
vì vậy, kĩ năng giao tiếp của trẻ được hình thành và phát triển trong mỗi trò chơi.

+ Các trò chơi rèn luyện kĩ năng vận động nhanh nhẹn, khéo léo như: Ô ăn
quan, nhảy dây, nhảy sạp, đá cầu, trồng nụ trồng hoa…

+ Các trị chơi: Kéo co, Trốn tìm, Mùi xỏa mùi xoa, Chi chi chành chành,
Bịt mắt bắt dê, Bắt vịt trên cạn, Câu ếch… đều mang đậm tính tập thể, người
điều khiển trị chơi khơng khéo léo, các thành viên trong nhóm chơi khơng hợp
7

skkn


tác tốt thì trị chơi trở nên nhàm chán và khơng thể chơi được. Chính vì thế, kĩ
năng hợp tác trong nhóm là hết sức quan trọng. Như thế, khơng những trẻ được
tham gia chơi một cách rất hào hứng, mỗi trẻ đều được tham gia làm trọng tài,
“trưởng nhóm” để chỉ huy, duy trì cuộc chơi một cách tồn diện, qua đó phát
triển các kĩ năng phân tích, tổng hợp, kĩ năng ra quyết định, đánh giá, nhận
xét…

Giáo viên tổ chức các trò chơi dân gian phù hợp với các hoạt động giáo dục
trong ngày như hoạt động ngoài trời, hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động
chiều. Đặc biệt, nhà trường cần tổ chức các trò chơi dân gian trong ngày hội,
ngày lễ như: “Ngày hội đến trường”, “Tết trung thu”, hội thi “Bé khỏe, bé
ngoan”, ngày “Quốc tế thiếu nhi 01/6”… Xen giữa các tiết mục hát múa là các
trị chơi dân gian mang tính chất tập thể nhằm tạo khơng khí vui chơi và giúp trẻ
tự tin, thể hiện bản thân trước đám đông, trẻ cảm thấy hào hứng, thích thú tham

gia vào sự kiện lễ hội của nhà trường. Ví dụ, với ngày tết Trung thu có thể mở

8

skkn


màn bằng tiết mục múa lân, tiếp theo là các bài hát múa, và xen giữa là những
trò chơi dân gian như “Kéo co”, “Rồng rắn lên mây”…

Trẻ lứa tuổi mầm non đã thể hiện cái tôi một cách rất rõ ràng, có trẻ thì sơi
nổi, thích hịa đồng trong tập thể, trẻ thì trầm tĩnh hoặc cịn nhút nhát. Vì vậy,
với những trẻ cịn rụt rè, nhút nhát, cần khuyến khích trẻ tham gia các trị chơi
mang tính chất tập thể, tạo điều kiện cho trẻ được tương tác nhiều với các bạn
như các trò chơi: “Lộn cầu vồng”, “Oẳn tù tì”, “Kéo co”, “Nu na nu nống”, “Thả
đỉa ba ba”,… Cịn với những trẻ hiếu động thì hướng trẻ tham gia vào các trị
chơi u cầu sự đồn kết và tuân thủ luật lệ như trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”, “Mèo
đuổi chuột”, “Rồng rắn lên mây” …

Khi tiến hành tổ chức các trò chơi dân gian này, giáo viên phải tuân thủ
theo nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa các hoạt động động – tĩnh, hoạt động tập
thể - cá nhân, đặc biệt chú trọng đến việc phát huy những kĩ năng của trẻ trong
khi chơi. Nếu trẻ chơi cùng nhau với nhịp độ đều sẽ gây cảm giác nhàm chán,
giáo viên nên tổ chức các trò chơi dưới hình thức thi đua (giữa các đội chơi,
9

skkn


nhóm chơi, giữa các cá nhân với nhau…) kết hợp với tuyên dương, khen thưởng

phù hợp khi trò chơi kết thúc, như vậy trẻ hứng thú và tích cực tham gia chơi.

Với những trị chơi khơng giới hạn người chơi, chúng tơi ln khuyến
khích, động viên tất cả trẻ tham gia chơi càng đơng càng vui như các trị chơi
“Chi chi chành chành”, “Nhảy lò cò”, “Thả đỉa ba ba”, “Rồng rắn lên mây”…
Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau. Vì vậy, đây là mơi trường giáo
dục tốt giúp trẻ biết nhường nhịn, chia sẻ, tích cực, hòa đồng với hoạt động tập
thể. Giáo viên cần động viên, khuyến khích trẻ chơi cùng nhau, chơi đúng luật
chơi và cố gắng hồn thành trị chơi cùng các bạn trong nhóm. Nhờ vậy, qua trị
chơi góp phần giáo dục trẻ tinh thần đồn kết, tính trách nhiệm và hợp tác cùng
bạn, phát triển toàn diện cho trẻ.

Sau khi quan sát trẻ chơi, tơi nhận thấy, trị chơi dân gian khơng chỉ gây
hứng thú mà cịn hình thành ở trẻ tinh thần đoàn kết tập thể và sự tuân thủ luật
chơi của trị chơi. Để hồn thành trị chơi, trẻ khơng thể chơi một mình mà phải
kết hợp với các bạn. Chính vì vậy, các trị chơi dân gian thường giúp trẻ hòa
10

skkn


nhập nhanh với các bạn, đồng thời củng cố ở trẻ khả năng phối hợp và hoạt động
tập thể. Trong khi thực hiện những quy tắc của trò chơi này, trẻ sẽ nắm được
những kĩ năng hoạt động sơ đẳng, góp phần hình thành và phát triển kĩ năng
sống ban đầu cho trẻ mầm non.

* Giải pháp 3: Khuyến khích trẻ làm đồ dùng, đồ chơi cho các trò chơi
dân gian.

Do vốn hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ ngày càng phong phú,

nên trẻ rất thích thú với những nguyên vâ ̣t liê ̣u chơi, thích tìm kiếm và dùng các
vâ ̣t liê ̣u khác nhau để làm những món đồ dùng, đồ chơi sáng tạo phục vụ trò
chơi của mình.

Trong giờ hoạt động ngoài trời, hoạt động chơi hay hoạt động chiều, giáo
viên có thể hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi dễ làm từ những nguyên vật liệu
gần gũi như: lon sữa, hộp nhựa, tre, cỏ, sỏi, bao bố, giấy, ống hút,... Trẻ rất hứng
thú, tích cực hoạt động khi chơi những trị chơi có sử dụng đồ dùng do chính tay
mình tạo ra. Việc làm đồ dùng, đồ chơi không những tận dụng được nguyên vật
11

skkn


liệu phế thải, bảo vệ mơi trường, giảm chi phí mà cịn phát huy tính sáng tạo của
trẻ.

Ví dụ: Trong giờ hoạt động chơi, ở chủ đề “Thế giới động vật”, cơ cho trẻ
làm những con trâu bằng lá mít, lá bàng... ra hoạt động ngồi trời, cơ tổ chức trẻ
chơi trò chơi chọi trâu. Hoặc để chuẩn bị cho trẻ chơi “Thả diều”, từ buổi chiều
hôm trước, cô trao đổi với trẻ: “Ngày mai có một cuộc thi thả diều, hôm nay các
con hãy thi đua xếp những chiếc diều giấy thật đẹp để thả xem diều của ai bay
cao hơn nhé !”. Nghe cơ nói, trẻ rất hào hứng, thích thú tham gia hoạt động mà
cịn biết tơ màu, xé dán, trang trí tạo được nhiều mẫu diều sinh động và hấp dẫn
như: diều chim, cá, bướm, ong ...

Để chuẩn bị cho ngày tết Trung thu, cơ trị chuyện để biết trẻ thích chơi trị
chơi gì. Rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng cuối cùng cả lớp thống nhất trị chơi
“Múa sư tử”. Cơ u cầu trẻ về nhà sưu tầm giấy báo, lon sữa, bìa cứng... mang
đến lớp. Cô cùng trẻ tạo ra những đầu sư tử và những chiếc mặt nạ rồi để trẻ tự

cắt, vẽ, tơ màu, dán các hình trang trí cho đồ dùng của mình. Được tự mình tạo
12

skkn


ra những sản phẩm, trẻ rất vui và phấn khởi, háo hức muốn được chơi với những
đồ dùng đó.

Để phát huy tối đa tác dụng của đồ dùng, đồ chơi, giáo viên cần linh động
trong việc sáng tạo ra đồ chơi cũng như cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi. Đồ chơi
được làm ra không chỉ đơn thuần cho một trị chơi mà có thể sử dụng trong
nhiều trị chơi khác. Vì vậy, nên để đồ dùng, đồ chơi dưới dạng mở để dễ thay
đổi.

Ví dụ: Với đồ chơi dùng cho trẻ đi cà kheo, tôi dùng gáo dừa hoặc hộp
nhựa, lon sữa... đục lỗ xỏ dây. Khi chơi trò chơi “Đi cà kheo”, trẻ úp gáo dừa
xuống hai tay cầm dây điều khiển. Khi chơi bánh hàng, trẻ có thể sử dụng làm
quang gánh hoặc làm chiếc cân bằng cách thêm một chiếc gậy thẳng.

Khuyến khích trẻ làm đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ phát huy tính khéo léo,
sáng tạo, phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, làm việc theo
nhóm... Đồng thời qua việc trẻ trải nghiệm tự làm đồ dùng, đồ chơi sẽ giúp trẻ
tham gia các trò chơi dân gian một cách hứng thú, tích cực.
13

skkn


3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:


Các trò chơi dân gian vừa dễ tiếp cận vừa không tốn kém,
cung cấp cho trẻ những kiến thức dễ nhớ, dễ thuộc, giàu tính trí
tuệ, góp phần hình thành và phát triển kĩ năng sống cho trẻ
trong trường mầm non. Tuy nhiên tùy điều kiện thực tế và đặc điểm của
trẻ ở nhóm, lớp, giáo viên sẽ lựa chọn những trị chơi dân gian và hình thức tổ
chức các trị chơi đó một cách phù hợp.

Sáng kiến này có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên các trường mầm
non có điều kiện tương tự.

3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp:

Sau khi áp dụng giải pháp, kết quả khảo sát như sau:

+ Về phía trẻ:

- Trên 95 % trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin tham gia vào các hoạt động

14

skkn


tập thể, mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh, thân thiện, hịa đồng,
nâng cao tinh thần đồn kết và ý thức tập thể.

- Có 100% trẻ u thích, hứng thú tham gia trị chơi một cách tích cực, trẻ
có thể tự tổ chức trị chơi dân gian với các bạn trong lớp.


- Hình thành kĩ năng sống cho trẻ, những hành vi đúng – sai, những chuẩn
mực đạo đức cần thiết trong cuộc sống.

+ Về phía giáo viên:

- Giáo viên nâng cao tay nghề, phát huy sự linh hoạt, sáng tạo trong tổ
chức các hoạt động tổ chức trò chơi dân gian nhằm thu hút sự hứng thú tham gia
của trẻ.

- Có kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ thùy theo từng nội dung trò
chơi.

+ Về phía cha mẹ học sinh:

15

skkn


- Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ chơi trị chơi dân
gian, từ đó hỗ trợ một số nguyên vật liệu để giáo viên và trẻ cùng làm đồ dùng,
đồ chơi phục vụ cho trò chơi.

- Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình ngày càng chặt chẽ hơn, nhận
thức, trách nhiệm của cha mẹ học sinh trong việc hình thành và phát triển nhân
cách cho trẻ được quan tâm sâu sát.

Các trò chơi dân gian cung cấp cho trẻ kiến thức, dễ nhớ, dễ thuộc, đồ chơi
còn tận dụng được nguyên vật liệu phế thải, bảo vệ mơi trường, giảm chi phí mà

cịn phát huy tính sáng tạo của trẻ. Tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ được
trải nghiệm là một hoạt động hết sức cần thiết trong việc giáo dục các kĩ năng
sống cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện, góp phần hình thành và phát triển
nhân cách ban đầu cho trẻ làm tiền đề cho các cấp học tiếp theo.

3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Hình ảnh một số hoạt động của trẻ.

Thành phố Bến Tre, ngày 20 tháng 2 năm 2019
16

skkn


17

skkn



×