Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Skkn kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giải toán bằng tiếng anh và giải toán bằng tiếng việt trên mạng internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.86 KB, 18 trang )

Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giải Toán bằng tiếng Anh và giải toán
bằng Tiếng Việt trên mạng Internet
 
 
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:
Là một giáo viên Tiểu học đặc biệt là một giáo viên chủ nhiệm lớp 4 và được
phân công phụ trách Câu lạc bộ giải toán tiếng Việt và giải toán Tiếng Anh
của khối 4 tôi nhân thấy:
– Học sinh khối 4 do tôi phụ trách các em đang có một tư duy phát triển, một
số em có năng khiếu trong các mơn học thì thích tìm tịi, học hỏi những điều
hay, những cái mới lạ và thích khám phá những kiến thức mới khó hơn. Đặc
biệt là những bài tốn khó và những bài tốn được viết bằng một ngơn ngữ
khác như tốn Tiếng Anh. Các em rất dễ nhàm chán với những bài tốn dễ,
khơng hứng thú với những bài tốn đơn giản. Mặt khác các em muốn đạt
được giải cao trong các kì thi do các cấp tổ chức thì phải có rất nhiều yếu tố:
sự tự tin; kiến thức; sự may mắn; sự quan tâm của gia đình và đặc biệt là sự
kèm cặp và hướng dẫn của giáo viên. Tuy nhiên chúng ta không nên chờ đợi
bởi sự may mắn. Theo tơi thì chúng ta cần trang bị cho các em một vốn kiến
thức vững vàng nhất là kiến thức của học sinh khối 4 (đặc điểm là rất nhiều
dạng toán mới khác hẳn với những dạng toán mà các em đã được học ở các
lớp dưới. Kiến thức lớp 4 được đánh giá là khó nhất của chương trình Tiểu
học). Do vậy chúng ta phải trang bị cho các em kiến thức chắc chắn khi đi thi
vì những em có kiến thức cịn rỗng thì khơng thể thi tốt được. Song song với
mơn tốn Tiếng Việt thì các em lại được tiếp cận với một mơn tốn Tiếng
Anh. Đây là năm đầu tiên các em được tham dự vì thế còn rất nhiều bỡ ngỡ.

skkn


Phải làm sao để giúp các em nắm chắc các kiến thức đã học? Phải ôn luyện
cho các em như thế nào? Đó là những câu hỏi ln đặt ra trong đầu tôi và


chắc cũng là của rất nhiều các thầy, cơ giáo trực tiếp giảng dạy như tơi.
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giải Toán
tiếng Anh và giải toán Tiếng Việt trên mạng Internet”.
1. Mô tả giải pháp:
2. Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
Trong những năm gần đây BGD&ĐT đã tổ chức cuộc thi giải Toán tiếng Anh
và giải toán tiếng Việt trên mạng Internet cho học sinh phổ thông nhằm đào
tạo bồi dưỡng nhân tài; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
và học tại các trường phổ thông; tạo ra sân chơi trực tuyến môn Tốn cho
học sinh phổ thơng; tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận và sử dụng Internet là
một phương thức học tập, học sinh được luyện tập và tự đánh giá năng lực
học tập mơn Tốn; tạo ra mơi trường thân thiện, lành mạnh để học sinh tích
cực giao lưu, học tập; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đặc
biệt là phịng máy có kết nối Internet.
Đặc biệt trong 3 năm gần đây BGD&ĐT tổ chức thêm cuộc thi giải toán Tiếng
Anh nên số lượng các em học sinh tham gia nhiều hơn.
          Để nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời để đào tạo bồi dưỡng 
nhân tài cho đất nước, việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu trong mơn tốn
ngay từ ở cấp Tiểu học là rất cần thiết đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh lớp 4.
Bản thân luôn được nhà trường tin tưởng giao cho việc phụ trách câu lạc bộ
giải toán tiếng Anh và giải toán Tiếng Việt trên mạng nên tơi đã dành nhiều
thời gian nghiên cứu, tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm để làm sao việc bồi dưỡng
đem lại hiệu quả cao.

skkn


         a / Thuận lợi :
         – Câu lạc bộ do tôi phụ trách luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh
đạo, của Ban Giám hiệu Nhà trường, của các bậc phụ huynh.

– Các em học sinh chăm ngoan, hiếu học, nhiều học sinh là con em những gia
đình hiếu học.
– Bản thân tơi là một giáo viên cịn trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp.
b / Khó khăn :
– Khi chưa có kinh nghiệm, tơi soạn thảo chương trình bồi dưỡng hết sức khó
khăn, vất vả.
– Việc truyền thụ kiến thức cho học sinh cịn gượng ép, máy móc. Học sinh
tiếp thu bài cịn mang tính thụ động, gị ép.
– Việc tổ chức cho học sinh thực hành trên máy cịn lúng túng, mắc lỗi, sai sót
nhiều.
– Hiệu quả: Số lượng học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giải tốn trên
mạng cịn thấp.
2. Giải pháp sau khi có sáng kiến:
          a / Xác định rõ vai trị người thầy:
Trước hết, ta phải xác định vai trò của người thầy là hết sức quan trọng. Bởi
vì người thầy có vai trị chỉ đạo và hướng dẫn học sinh, gợi ý, dẫn dắt học
sinh để đi đến các phương pháp học nói chung và giải tốn nói riêng. Nếu học
sinh có kiến thức cơ bản tốt, có tố chất thơng minh mà khơng được bồi
dưỡng, nâng cao tốt thì sẽ ít có hiệu quả hoặc khơng có hiệu quả. Đồng thời

skkn


giáo viên lại phải lựa chọn đúng đối tượng học sinh vào bồi dưỡng và phải
soạn thảo chương trình bồi dưỡng một cách hợp lí, khoa học và sáng tạo.
Thực tế cho thấy một số em có tố chất tốt nhưng ý thức học tập không cao, ẩu
thả, thiếu nỗ lực cố gắng thường thi đạt kết quả thấp. Vì thế, để học sinh luôn
cố gắng hết khả năng của mình, tơi thường xun tác động tới ý thức học tập
của học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau, như: Nêu gương các anh chị
những năm trước, kể cho các em nghe một số kì thi tiêu biểu, tổ chức các trò

chơi học tập nằm tạo hứng thú học cho học sinh; cho các em thấy được nếu
nỗ lực cố gắng sẽ đạt giải cao trong các kì thi là niềm vinh dự tự hào khơng
chỉ cho mình mà cịn cho cả bố mẹ, thầy cô, bạn bè , trường, lớp,…; ngược lại
nếu thiếu cố gắng một chút thơi có thể khơng đem lại kết quả gì.
b / Tầm quan trọng trong việc lựa chọn đúng đối tượng học sinh:
Giáo viên phải đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác, lựa chọn
đúng đối tượng học sinh để bồi dưỡng. Việc lựa chọn đúng không chỉ nâng
cao hiệu quả bồi dưỡng mà cịn tránh được việc bỏ sót những em học giỏi,
hoặc chọn nhầm những em khơng có tố chất theo học sẽ bị quá sức.
* Những căn cứ để lựa chọn:
+ Lựa chọn các đối tượng học sinh thông qua các giờ học:
– Những học sinh sáng dạ thường chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý
kiến, ý kiến thường đúng và có sáng tạo.
– Cũng cần phân biệt với những em hăng hái nhưng không thông minh thì
thường phát biểu trệch hướng dẫn dắt của giáo viên, có khi khơng đâu vào
đâu.

skkn


– Ngược lại có những em tuy ít phát biểu nhưng khi gọi tên và yêu cầu trình
bày thì những em này thường trả lời chính xác hoặc có những ý hay, thể hiện
sự sáng tạo.
+ Lựa chọn dựa vào việc chấm, chữa bài:
Những em thông minh, chắc chắn thường có ý thức học tập tốt, làm bài đầy
đủ, trình bày bài thường chặt chẽ, khoa học và thường có ý thức xung phong
chữa bài tập cũ hoặc có ý kiến hay, góp phần cho bài tập phong phú hơn.
+ Lựa chọn thơng qua các vịng thi kiểm tra:
– Để việc thi, kiểm tra, đánh giá đúng chất lượng học sinh thì ngồi việc thực
hiện đúng quy chế thi cử như: sắp xếp chỗ ngồi (theo thứ tự a,b,c), giám sát

chặt chẽ, qn triệt học sinh khơng được nhìn bài của bạn, đồng thời cũng
khơng để cho bạn nhìn bài của mình, khơng trợ giúp cho bạn khi làm bài thi;
cũng cần chú ý sắp xếp những em hàng ngày ngồi gần nhau thì đến khi thi
hay kiểm tra phải ngồi xa nhau.
– Khi chấm bài thi, giáo viên cần phải vận dụng linh hoạt. Cần ưu tiên cho
những bài làm có sự sáng tạo, trình bày bài khoa học.
– Tuy nhiên để việc thi cử, kiểm tra đạt hiệu quả, giáo viên cần phải ra đề trên
cơ sở những dạng bài tập đã được ơn và cần có một bài khó, nâng cao hơn
địi hỏi học sinh vận dụng những kiến thức đã học để làm bài. Trên cơ sở đó,
giáo viên đánh giá được những em nào có năng lực thực sự trong học tập.
– Để đánh giá một cách chính xác và nắm được mức độ tiếp thu cũng như sự
tiến bộ của học sinh thì cần tổ chức thi, kiểm tra và sàng lọc qua nhiều vịng.
c / Lập kế hoạch và xây dựng chương trình bồi dưỡng:

skkn


Hiện nay, chương trình bồi dưỡng khơng có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể
từng tiết, từng buổi học như trong chương trình chính khóa. Hơn nữa, hầu
hết sách nâng cao, sách tham khảo hiện nay không soạn thảo theo đúng trình
tự như chương trình học chính khóa, mà thường đi theo các dạng. Trong khi
đó, các trường thường tổ chức học sinh vừa học chính khóa vừa phối hợp
nâng cao. Vì thế soạn thảo chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức
quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta khơng có sự tham khảo, tìm tòi
và chọn lọc tốt.
Điều cần thiết là giáo viên cần phải nắm vững nội dung, chương trình học,
cần phải soạn thảo nội dung dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung
chương trình học chính khóa, tiến tới chương trình nâng cao (tức là, trước
hết phải khắc sâu kiến thức cơ bản của nội dung học chính khóa, từ đó vận
dụng để nâng cao dần).

Cần soạn thảo chương trình theo vịng xốy: Từ cơ bản đến nâng cao, từ đơn
giản đến phức tạp. Đồng thời cũng phải có ôn tập, củng cố.
Ví dụ: Cứ sau 2 đến 3 tiết củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao thì cần có 1
tiết luyện tập, củng cố và cứ 6 đến 7 tiết thì cần có 1 tiết ơn tập hay luyện tập
chung để củng cố khắc sâu.
* Cần soạn thảo 1 tiết học có những nội dung sau:
– Kiến thức truyền đạt (lí thuyết, ví dụ, …)
– Bài tập vận dụng.
– Bài tập về nhà luyện thêm (tương tự như bài ở lớp).
– Cần phải soạn thảo nội dung chương trình cho việc bồi dưỡng đảm bảo thời
lượng: bài; Tuần; Học kì, Cả năm.

skkn


Tuy nhiên, việc soạn thảo chương trình cịn tùy thuộc vào mức độ tiếp thu của
từng học sinh (làm sao cho các em có thể tiếp thu được).
Cần giúp các em tổng hợp các dạng bài, các phương pháp giải. Vì hầu hết các
em chưa tự mình tổng hợp được mà địi hỏi phải có sự hướng dẫn, giúp đỡ
của giáo viên.
Để các em vững vàng kiến thức, mở rộng được nhiều dạng bài tập thì mỗi
dạng bài cần phải luyện tập nhiều lần, đưa ra nhiều cách giải. Đồng thời
thỉnh thoảng phải củng cố, tổng hợp lại để khắc sâu.
Giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài liệu, lập nich
vào thi như học sinh để thấy được những vướng mắc có thể xảy ra đối với học
sinh. Từ đó giáo viên có những định hướng đúng đắn, đúc rút và cô đọng nội
dung chương trình bồi dưỡng, phù hợp với đối tượng học sinh và thời gian
ôn luyện.
 
d / Phải thực hiện dạy như thế nào cho đạt hiệu quả?

Trước hết phải chọn lọc những phương pháp giải dễ hiểu nhất để hướng dẫn
học sinh. Khơng nên máy móc theo các sách giải. Cần vận dụng và đổi mới
phương pháp dạy học, tạo cho học sinh có cách học mới, khơng gị bó, khơng
áp đặt, tơn trọng và khích lệ những sáng tạo mà học sinh đưa ra.
Những bài kiến thức mới, giáo viên cần lấy ví dụ và ra bài tập mang tính chất
vui chơi để gây hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời giúp các em ghi nhớ
được tốt hơn.

skkn


Ví dụ: Ra bài tốn vui, bài tốn là một bài thơ, bài toán lấy tên học sinh hay
đáp số là ngày, tháng có ý nghĩa, đáng ghi nhớ, hoặc lấy ví dụ mang tính chất
thực tiễn, dễ hiểu, …
Có thể dạy cho học sinh theo phương pháp tổ chức trò chơi học tập giúp học
sinh hứng thú hơn khi học.
Tuy nhiên những bài toán như thế, giáo viên cần tìm hiểu kĩ, thử và kiểm tra
kết quả nhiều lần.
Giáo viên đưa các bài tập cho học sinh phải luôn theo hướng “mở”, có như
vậy mới phát huy và làm phong phú sự sáng tạo của học sinh.
Hầu hết ở các bài luyện tập, giáo viên chỉ nên gợi mở để học sinh tự tìm ra
cách giải, khơng nên làm thay học sinh, giải cho học sinh hoàn toàn hoặc để
cho các em bó tay rồi chữa. Ngược lại, khi chữa bài, giáo viên cần phải giải
một cách chi tiết, tỉ mỉ (không giải tắt). Đồng thời uốn nắn những sai sót và
chấn chỉnh cách trình bày của học sinh một cách kịp thời. Cần theo dõi và
chấm bài làm của học sinh hàng ngày thật kĩ để kịp thời phát hiện, uốn nắn
những thiếu sót cho các em.
Một số bài để khắc sâu kiến thức cho các em, giáo viên có thể gợi ý để các em
tìm ra nhiều cách giải, hiểu sâu sắc được bản chất của bài tốn. Như thế vừa
phát huy được tính độc lập sáng tạo của học sinh, vừa gây được hứng thú học

tập với các em. Để giúp học sinh học tốt môn tốn nói chung và mơn tốn,
tốn tiếng Anh ở Tiểu học nói riêng, giáo viên cần giúp học sinh nắm bắt và
vận dụng quy trình giải một bài tốn, phương pháp kiểm tra kết quả vào việc
làm toán.
* Hướng dẫn học sinh chi tiết các bước giải một bài toán:

skkn


– Bước 1. Đọc kĩ đề (3 – 5 lần), xác định dự kiện đã biết và cái phải tìm rồi
tóm tắt bài tốn.
– Bước 2. Xác định bài tốn thuộc dạng nào đã học, tìm tịi cách giải và giải
ra giấy nháp.
– Bước 3. Thử lại kết quả.
– Bước 4. Ghi vào vở rồi đọc lại bài làm.
* Các phương pháp kiểm tra kết quả:
– So sánh với thực tiễn.
– Làm phép tính ngược lại.
– Giải theo cách khác.
– Thay kết quả vào để kiểm tra.
Tuy nhiên, đối với học sinh Tiểu học đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 4,
phương pháp trực quan hình ảnh vẫn là quan trọng hơn cả. Vì thế, đối với
những bài có thể minh họa được bằng hình ảnh, hình vẽ, sơ đồ,…, giáo viên
nên hướng dẫn học sinh vận dụng hình vẽ, sơ đồ hoặc lấy ví dụ thực tế đơn
giản sẽ đem lại hiệu quả hơn.
Một số bài giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tính nhanh, tính nhẩm
như : Đưa về một số nhân với một tổng, một số nhân với một hiệu, nhân
nhẩm với 10; 11; 100; 1000; 0,1; 0,01; 0,001 …
Những bài chọn giá trị bằng nhau có thể hướng dẫn học sinh dự đốn: Chữ số
giống nhau, cùng đơn vị, căn cứ chữ số tận cùng,… Còn đối với bài chọn theo

thứ tự tăng dần thì cần hướng dẫn học sinh ngồi việc tính nhanh, tính nhẩm

skkn


còn cần phải kẻ bảng ra giáy nháp thành hai mươi ơ như trên máy, tính và
ghi kết quả trên giấy nháp để lựa chọn chính xác hơn.
e / Phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành giải toán tiếng Việt và
toán Tiếng Anh trên mạng :
           Để giúp học sinh có kĩ năng thực hành giải tốn tiếng Anh và tốn tiếng
Việt trên mạng Internet thì trước hết giáo viên cũng cần truy cập mạng và
vào giải như học sinh. Từ đó nắm bắt cách thức vào thi, các dạng bài, cũng
như những kĩ năng cần thiết để hướng dẫn học sinh. Đồng thời qua đó dự
đốn những dạng bài mà học sinh có thể lúng túng ở chỗ nào để có biện pháp
khắc phục.
Điều cần thiết là giáo viên cần thường xuyên tổ chức, theo dõi học sinh thực
hành để nắm bắt những lỗi mà học sinh còn mắc phải để uốn nắn kịp thời.
Thực tế cho thấy nếu khơng được uốn nắn kịp thời thì ngay cả những em giỏi
lại dễ bị rớt ngay từ vòng cấp trường, bởi các em vẫn thường giải theo thói
quen ở nhà là khơng cần phải tính tốn kĩ, khi thi bị điểm thấp thì thốt ra thi
lại để đạt điểm cao hơn.
Cần khuyến khích học sinh lập nhiều nich để thực hành thành thạo hơn.
Việc giúp các em vững vàng tâm lý trước và trong khi thi cũng rất quan
trọng. Bởi các em học sinh Tiểu học thường “ bản lĩnh” thi cử chưa tốt. Một số
em hồi hộp, lo sợ khi vào phịng thi; có em do tâm lý thi 1 bài chưa tốt đã nghĩ
là mình hỏng rồi thế là bng xi, thậm chí bỏ những bài sau hoặc thốt ra.
Vì vậy giáo viên cần giúp các em có tâm lý thoải mái trước khi vào phòng thi,
đồng thời dặn dị các em hết sức bình tĩnh, tính tốn kĩ càng, thi hết sức mình
cho dù điểm có thấp.
f/ Hướng đãn học sinh nắm được từng dạng bài.


skkn


Giải toán Tiếng Anh và giải toán Tiếng Việt cùng chung nhau về kiến thức
tốn nhưng khác nhau ở ngơn ngữ vì thế khi tơi được phân cơng phụ trách
câu lạc bộ giải toán tiếng Anh và giải toán tiếng Việt thì tơi đã chia ra các
biện pháp ơn tập như sau:
* Đối với toán Tiếng Anh và toán Tiếng Việt
Biện pháp 1: Hệ thống các dạng bài:
Nhằm giúp các em nắm được các dạng bài những năm trước đã học để khi
vào thực hành giải đỡ bỡ ngỡ hơn.
Đi vào dạng bài của từng vòng hướng dãn và giúp các em giải quyết các dạng
bài cịn vướng mắc.
Ví dụ: Khi tơi vào giải thì dự đốn được dạng bài mà học sinh có thể khơng
hiểu. Tơi sẽ để cho các em tự giải quyết các bài tập bằng các nich ôn luyện sau
đó tổng hợp lại các bài khó và hướng dẫn cho học sinh. Sau đó cho một số
dạng tương tự và dạng mở rộng để các em khắc sâu kiến thức hơn.
Cho các em làm các bài test ở các dạng đã học giúp các em củng cố kiến thức.
Biện pháp 2: Cho học sinh thực hành trên máy:
Đối với đối tượng là học sinh lớp 4 thì các em sở dụng máy tính cũng chưa
được thành thạo lắm (vì đây là năm thứ 2 các em được làm quen với máy
tính trong trường Tiểu học). Nên tơi phối kết hợp với giáo viên dạy Tin học
trong các buổi thực hành tại phòng máy giúp đỡ và hướng dẫn các em các
thao tác sử dụng máy cho thành thạo.
Một số hình ảnh học sinh tham gia giải tốn tiếng Việt và toán Tiếng Anh
 

skkn



 
Biện pháp 3: Hệ thống từ của các dạng tốn
Vì từ ngữ trong mơn tốn Tiếng Anh là các từ ngữ chuyên ngành nên tôi phối
hợp với giáo viên dạy Tiếng Anh trong trường giúp các em hệ thống các từ
thuộc từng dạng bài để các em có thể dịch được các dạng tốn và làm bài
như tốn Tiếng Việt.
Ví dụ:
The sum: Tổng
Add: Thêm
Different: Hiệu
Average: Trung bình cộng
Old numbers: Số lẻ
Even numbers: Số chẵn
Sequence: Dãy số
Consecutive number: Dãy số liên tiếp
Pair of numbers: Cặp số
The remainder: Số dư
Divisible by: Chia hết
Missing numbers: Số còn thiếu

skkn


Grades million: Lớp triệu
Grades thousand: Lớp nghìn
Grades unit: Lớp đơn vị
Ten of million: Hàng chục triệu
Right angle: Góc vng
Parallelogram: hình bình hành

Rectangle: Hình chữ nhật
A square: Hình vng
The area: Diện tích
The length: Chiều dài
Width: Chiều rộng
Square edge: Cạnh hình vng
Height: Chiều cao
Botton length: Độ dài đáy
Midpoint: Trung điểm
Long: Dài
Longer: Dài hơn
Metter: Mét

skkn


Spending: Mua, sử dụng
Centimeter: Xăng-ti-mét
Each: Mỗi
Triangular: Hình tam giác
Quadrangle: Hình tứ giác
Circle: Hình trịn
Rhombus: Hình thoi
Digit number: Chữ số
Use: Sử dụng
Greatest: Lớn nhất
Smalleast: Nhỏ nhất
Numerator: Tử số
Denominator: Mẫu số
Epuivalent: Tương đương

Subtract: Hiệu
Express: Trừ
Quotient: Thương
Dividing: Chia

skkn


Among: Trong
Line: Đường thẳng
Polyline: Đường gấp khúc
Pairs of parallel: Cặp song song
Half primeter: Nửa chu vi
Increases: Tăng
Decrease: Giảm
Doubles: Gấp đôi
Adfacent: Liền kề
Hours: Giờ
Minutes: Phút
Second: Giây
Product: Tích
Times: Lần
Between: Giữa
Decade: Thập kỉ
Century: Thế kỉ
Less than: Ít hơn

skkn



Equal: Ngang bằng
Change: Chuyển
Ratio: Tỉ số
Fraction: Phân số
In how many ways: Bao nhiêu cách

Biện pháp 4: Sử dụng các trang tự luyện toán Tiếng Việt và toán Tiếng Anh,
trang giải toán VMA (giải toán quốc tế) cho học sinh nắm được các dạng bài
và mở rộng thêm các dạng kiến thức mới giúp các em có kiến thức vững vàng
hơn.
Biện pháp 5: Phối kết hợp với gia đình
Hầu hết các gia đình đều có sử dụng máy tính, máy điện thoại cấu hình cao vì
thế có thể vào giải trực tiếp trên các phương tiện đó giúp các em thao tác tốt
hơn.
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
Qua những biện pháp cụ thể của tôi đã thu được những kết quả cụ thể như
sau:
Năm học: 2015 – 2016:
+ Học sinh tham gia giải toán tiếng Việt trên mạng cấp trường đạt 18 học
sinh.

skkn


+ Học sinh tham gia giải toán tiếng Anh trên mạng cấp trường đạt 15 học
sinh.
+ Học sinh tham gia giải tốn tiếng Việt trên mạng cấp huyện đạt 7 học
sinh trong đó có nhiều học sinh đạt giải cao (300 điểm) đứng trong tốp đầu
của Huyện. Có 1 giải Nhì và 6 giải khuyến khích.
+ Học sinh tham gia giải tốn tiếng Anh trên mạng cấp huyện đạt 6 học

sinh (trong đó có 1 giải Nhì và 5 giải khuyến khích).
Năm học: 2016 – 2017:
+ Học sinh tham gia giải toán tiếng Việt trên mạng cấp trường đạt 31 học
sinh.
+ Học sinh tham gia giải toán tiếng Anh trên mạng cấp trường đạt 28 học
sinh.
+ Học sinh tham gia giải toán tiếng Việt trên mạng cấp huyện đạt 11 học
sinh trong đó có nhiều học sinh đạt giải cao đứng trong tốp đầu của
Huyện. Có 1 giải Ba và 10 giải khuyến khích.
+ Học sinh tham gia giải tốn tiếng Anh trên mạng cấp huyện đạt 7 học
sinh (trong đó có 1 giải Nhất và 6 giải khuyến khích).
1. Cam kết khơng sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
          Trong hai năm qua tôi đã nghiên cứu qua tài liệu và áp dụng thực tế ở
lớp 4B trong trường tôi và đã đạt được kết quả như trên từ đó tơi đã hồn
thành được sáng kiến của mình và khơng sao chép và vi phạm bản quyền của
ai. Kính mong các đồng chí đóng góp ý kiến để sáng kiến của tơi hồn thiện
hơn.

skkn


        TÁC GIẢ SÁNG
KIẾN                      (Ký tên)
 
 
 
                                                                                                        Đặng Thị Thanh
 

skkn




×