Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

SKKN Rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng Internet cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 25 trang )

“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
------***-----

Mã SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN
BẰNG TIẾNG VIỆT TRÊN MẠNG INTERNET CHO
HỌC SINH LỚP 3”

Lĩnh vực

:

Toán học
Cấp học

: Tiểu học

NĂM HỌC 2016 -2017
0/19


“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”

MỤC LỤC
A – ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài

1



2. Mục đích nghiên cứu

2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

5. Phương pháp nghiên cứu

2

B – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận của vấn đề

3

2. Thực trạng của đề tài

3

2.1- Thuận lợi

3


2.2- Khó khăn

4

3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Biện pháp 1: Chọn lọc học sinh năng khiếu toán

4

Biện pháp 2: Xây dựng chương trình bồi dưỡng

5

Biện pháp 3: Hướng dẫn cách lập nick

6

Biện pháp 4: Thực hành kĩ năng làm bài trên giấy

10

Biện pháp 5: Thực hành kĩ năng làm bài trên máy

10

Biện pháp 6:

17

4. Hiệu quả của sáng kiến


17

C- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận

18

2. Khuyến nghị

18

1/19


“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1- Lí do chọn đề tài
Mỗi chúng ta đều biết: Đất nước ta đang trên đường đổi mới và phát triển. Vì
sự nghiệp đổi mới của đất nước và tương lai của đất nước mà Đảng ta đã nêu:
“Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển giáo
dục đào tạo, phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản của sự phát triển
nhanh và bền vững.” Điều này chứng tỏ giáo dục có nhiệm vụ cực kì quan trọng
trong sự nghiệp đổi mới phát triển của đất nước.
Một nhiệm vụ quan trọng mà Đảng đã nêu ra, đó là: “Nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.” Với nhiệm vụ này chúng ta cần chăm sóc thế
hệ trẻ ngay từ lúc ấu thơ đến tuổi trưởng thành nhằm tạo cơ sở ban đầu. Xã hội
ngày càng phát triển đòi hỏi cần có những con người lao động, năng động sáng
tạo mới đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Muốn thực hiện tốt được nhiệm vụ

này, người giáo viên phải nêu cao vai trò trách nhiệm, đặc biệt người giáo viên
Tiểu học không chỉ có trình độ văn hoá tốt mà phải có trình độ nghiệp vụ
chuyên môn cao. Thông qua các hoạt động dạy học mà hình thành và phát triển
nhân cách cho học sinh. Trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán có một vị trí
rất quan trọng. Ước mơ trở thành học sinh giỏi Toán là ước mơ chính đáng của
học sinh. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng của các trường
Tiểu học hiện nay. Thực tế trẻ ngày nay có mức độ phát triển trí tuệ cao do các
em tiếp cận với thế giới qua những máy móc hiện đại: máy tính, ti vi, sách
báo,… Do điều kiện sinh hoạt hàng ngày càng phát triển, các em càng thông
minh nhanh nhạy hơn. Nếu người thầy dạy toán dùng tất cả thì giờ cho học sinh
làm những bài toán bình thường sẽ làm cho các em mất hết hứng thú và cản trở
sự phát triển trí tuệ của các em. Nếu người thầy khơi gợi được trí tò mò của trẻ
bằng cách ra cho học sinh những bài tập phù hợp với trình độ, tìm ra các cách
giải khác nhau trong một bài toán thì sẽ mang lại cho học sinh sự hứng thú,
muốn khám phá cái mới và thoả sức sáng tạo.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã chỉ ra: “Toán học là môn thể thao của trí tuệ
giúp chúng ta nhiều trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy
luận, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết các vấn đề.” Chính việc suy
nghĩ giải toán giúp các em mở mang trí tuệ, giúp phần rèn trí thông minh sáng
tạo. Do vậy việc bồi dưỡng kiến thức toán học cho các em là một vấn đề cực kì
quan trọng nhất là học sinh giải toán qua mạng. Bồi dưỡng như thế nào để đạt
2/19


“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”

hiệu quả? Điều đó là vấn đề còn nan giải. Vì vậy bản thân tôi chọn đề tài “Rèn kĩ
năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng Internet cho học sinh lớp 3”.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu và thực tế bồi dưỡng học sinh giải Toán bằng Tiếng Việt trên

Internet, tôi rút ra một số kinh nghiệm để giảng dạy tốt hơn, hiệu quả hơn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm tòi tài liệu, tư liệu, truy cập Internet,…
- Nghiên cứu đặc điểm tâm lí học sinh, chương trình môn Toán ở Tiểu học nói
chung và chương trình giải Toán trên mạng Internet nói riêng.
- Đúc rút kinh nghiệm ứng dụng vào thực tế giảng dạy.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Học sinh lớp 3 đang học tại trường nơi công tác.
- Phạm vi: Môn Toán nói chung và đi sâu vào bồi dưỡng học sinh giải Toán
trên mạng Internet.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh.
- Phương pháp mô tả.
- Phương pháp hỏi, đáp.

3/19


“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”

B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Trong công cuộc đổi mới đất nước ta, cương lĩnh mới của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã xác định: “Nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất của chúng ta là tiềm
lực con người Việt Nam trong đó là tiềm lực trí tuệ”. Khẳng định vai trò quyết
định của nhân tố con người trong công cuộc Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất

nước. Đảng ta cũng đã nhấn mạnh vai trò của trí tuệ và đi liền với nó là vai trò
của giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với những nhu cầu của
thời đại mới.
Nhà trường tiểu học được coi là mảnh đất, là vườn ươm những tài năng của
đất nước, là môi trường quan trọng để phát triển những học sinh năng khiếu. Tài
năng nếu không được phát hiện sớm và chăm lo bồi dưỡng thì năng khiếu sẽ bị
thui chột, vì vậy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cần được quan tâm đúng mức,
đặc biệt là ở bậc tiểu học.Nhân tài là trời phú, nhưng không phải cứ tự nhiên
phát triển mà chỉ có thể nảy nở cùng với công phu học tập, tu dưỡng thường
xuyên của mỗi người và lí tưởng hơn là phát triển trong hoàn cảnh thịnh trị của
đất nước và sự quan tâm đặc biệt của mọi thành viên trong xã hội.
Những năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo chỉ đạo cuộc thi giải Toán trên
mạng Internet cho học sinh phổ thông nhằm đào tạo bồi dưỡng nhân tài; đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Cuộc thi đã tạo cho học
sinh một sân chơi bổ ích; tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận và sử dụng Internet
là một phương thức học tập; học sinh được luyện tập và tự đánh giá năng lực
học tập môn Toán; tạo ra môi trường thân thiện, lành mạnh để học sinh tích cực
giao lưu, chia sẻ, có kĩ năng tính toán nhanh và chính xác.
Để nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời để đào tạo bồi dưỡng nhân
tài cho đất nước, việc bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ cấp Tiểu học rất cần thiết
đặc biệt là lứa tuổi học sinh lớp 3. Bản thân tôi luôn được nhà trường tin tưởng
giao cho việc bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán bằng Tiếng Việt trên mạng
Internet nên tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm
để làm sao việc bồi dưỡng đem lại hiệu quả.
2- Thực trạng của đề tài
2.1- Thuận lợi:
Được Ban Giám hiệu quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên
và học sinh. Trang bị một phòng máy hiện đại, có hơn ba mươi máy tính, bố trí
4/19



“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”

buổi học giải toán riêng cho từng khối lớp, đường truyền Internet ổn định. Giáo
viên nhiệt tình có năng lực chuyên môn.
Các bậc cha mẹ học sinh ủng hộ, học sinh tích cực hứng thú học tập và quan
tâm tới các cuộc thi. Giải toán trên máy tính giúp học sinh thể hiện khả năng vận
dụng, tư duy sáng tạo các kiến thức đã học trong chương trình, tạo sân chơi bổ
ích giúp học sinh tự tin và giao lưu học hỏi lẫn nhau.
Học sinh được rèn luyện kỹ năng giải toán, lòng yêu thích môn toán và góp
phần rèn luyện kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong học tập.
2.2 - Khó khăn:
Đa số giáo viên dạy theo sự phân hoá đối tượng học sinh song vẫn chưa chú
trọng tìm tòi, khám phá những học sinh có năng khiếu thực sự về môn Toán.
Một số học sinh chưa biết lập nick còn nếu lập được rồi thì hay quên tên đăng
nhập và mật khẩu của mình.
Kỹ năng giải toán trên mạng còn hạn chế. Nhiều em khi gặp bài khó không
giải được thoát ra, cảm thấy chán nản và thiếu tự tin. Có em nghĩ chỉ cần làm đủ
điểm để vượt qua vòng là được nên dẫn đến những bài mới, dạng mới không
làm được.
Nhiều em chưa biết cách chơi và luật chơi của từng dạng toán. Sử dụng công
nghệ thông tin chưa thành thạo. Khi vào phòng thi cảm thấy hồi hộp, lo sợ dẫn
đến kết quả chưa cao.
3 - Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Biện pháp 1: Chọn lọc học sinh có năng khiếu toán
Trong công tác, tôi được giao nhiệm vụ phụ trách bồi dưỡng đội tuyển môn
Toán bằng Tiếng Việt qua mạng khối 3. Qua thực tế tìm hiểu hoạt động dạy học và nhận thấy: Trong cùng một lớp có những học sinh hoạt động nhận thức,
tư duy thể hiện tính chất linh hoạt, sáng tạo mềm dẻo. Có ý thức tìm tòi nhiều lời
giải đáp khác nhau đối với một vấn đề, một tình huống, một bài toán hoặc thích
xem xét một vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn khi đã thấy một

ví dụ cụ thể nói chung tích của hai số tự nhiên là một số lớn hơn từng thừa số,
đặt vấn đề tìm các phản ví dụ, phủ định phán đoán đó. Có khả năng lập luận, suy
nghĩ bằng căn cứ rõ ràng; sự tò mò không muốn dừng lại ở những việc làm mẫu
theo một định hướng có sẵn. Không sớm toại nguyện, thường hay thắc mắc có lý
trước những vấn đề, hay hoài nghi có ý kiểm tra lại việc mình đã làm.
Bên cạnh những biểu hiện trên còn vài biểu hiện khác thông qua giao tiếp
như: ăn, nói,…Tiếp thu kiến thức nhanh, có trí nhớ tốt, thái độ tự giác, tìm tòi
những bài toán hay, khó. Chính vì thế tôi đã tổ chức ra bài kiểm tra chọn lọc học
sinh năng khiếu môn Toán ngay từ tuần 5 (khi bắt đầu học bán trú). Tôi lựa chọn
5/19


“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”

những học sinh sáng dạ, giỏi toán, tính toán nhanh, tư duy tốt, cẩn thận, chăm
chỉ, chịu khó và biết sử dụng máy tính.
Biện pháp 2: Xây dựng chương trình bồi dưỡng
Sau khi lựa chọn học sinh vào đội tuyển, tôi tiến hành xây dựng chương trình
bồi dưỡng cho học sinh.
Hiện nay, chương trình bồi dưỡng không có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể
từng tiết, từng buổi học như trong chương trình chính khóa. Hơn nữa, hầu hết
sách nâng cao, sách tham khảo hiện nay không soạn thảo theo đúng trình tự như
chương trình học. Vì thế soạn thảo chương trình bồi dưỡng là một việc hết sức
quan trọng và rất khó khăn nếu không có sự tham khảo, tìm tòi và chọn lọc tốt.
Nội dung bồi dưỡng phải phù hợp với chương trình học của các em. Việc làm
đầu tiên là phải giúp các em nắm thật chắc kiến thức cơ bản, sau đó mở rộng,
nâng cao để cung cấp thêm kiến thức.
Việc mở rộng cũng như nâng cao kiến thức phải khoa học. Nâng cao một cách
từ từ, từ đơn giản đến phức tạp, không nôn nóng vội vàng, không ôn luyện tràn
lan. Mỗi dạng toán cho các em làm nhiều bài, nhiều lần, phải làm thành thạo,

nhuần nhuyễn sau đó mới chuyển sang dạng khác. Sau mỗi dạng có một bài
kiểm tra mức độ để nắm bắt kiến thức của các em.
Ví dụ: Khi dạy một số bài toán về số và chữ số, tôi cho học sinh làm theo mức
độ khó tăng dần.
Cho số có bốn chữ số: 2, 3, 4, 5.
a) Viết được tất cả bao nhiêu số có 3 chữ số?
b) Viết được tất cả bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau?
c) Viết được tất cả bao nhiêu số có 3 chữ số chẵn?
d) Viết được tất cả bao nhiêu số có 3 chữ số lẻ?
Sau khi xây dựng chương trình để bồi dưỡng, tôi chọn lọc những phương pháp
giải bài toán dễ hiểu nhất để hướng dẫn học sinh.
Giải toán trên mạng khác với giải trên giấy vì chỉ cần tìm ra kết quả cuối cùng
của bài toán mà không phải trình bày, lập luận nhiều câu chữ nên ngoài việc tìm
ra kết quả đúng phải tìm ra cách giải nhanh nhất. Giáo viên tìm tòi các cách giải
nhanh để hướng dẫn học sinh.
Sau khi đưa bài toán, tôi hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề bài, tự tìm tòi, suy nghĩ
để tìm ra cách giải. Tôi không làm thay học sinh mà để các em động não, tư duy,
suy luận để định hướng cách giải. Trong trường hợp học sinh gặp khó khăn
không thể tìm ra cách giải thì tôi gợi mở dần dần cho các em. Với cách làm như
vậy, học sinh ghi nhớ kiến thức tốt hơn.
6/19


“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”

Một số bài toán không chỉ có một cách giải mà còn có nhiều cách giải, tôi luôn
nhắc nhở các em chọn cách giải nhanh nhất. Vì cái đích của giải toán Violimpic
là cần một kết quả cuối cùng đúng, nhanh chứ không cần cách trình bày bài giải.
Ví dụ minh hoạ: Từ bốn chữ số 3, 5, 8, 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên
có ba chữ số khác nhau?

Hướng dẫn:
Cách 1: Liệt kê: Các số được lập là: 358, 385, 356, 365, 386, 368, 538, 583,
586, 568, 538, 583, 835, 853, 856, 865, 836, 863.
Vậy có thể lập được 24 số có 4 chữ số khác nhau từ ba chữ số 3, 5, 8, 6.
Cách 2: Lựa chọn:
Chữ số hàng trăm có 4 cách chọn.
Chữ số hàng chục có 3 Cách chọn (vì số phải lập có 4 chữ số khác nhau).
Chữ số hàng đơn vị có 2 cách chọn (vì số phải lập có 4 chữ số khác nhau).
Vậy số có 4 chữ số khác nhau viết được bởi 4 chữ số 3, 5, 8, 6 là:
4 x 3 x 2 = 24 số.
*Trong hai cách này thì hướng dẫn học sinh nên chọn cách 2 sẽ nhanh hơn.
Biện pháp 3: Hướng dẫn cách lập nick
Để tiến hành bồi dưỡng học sinh giải toán trên mạng, điều kiện cần thiết nhất
là phải hướng dẫn học sinh cách lập nick. Lập nick để luyện giải toán là một
việc rất quan trọng, bởi vì có một số học sinh từ lớp 1 đến lớp 2 ít giải toán trên
máy vi tính, cũng có em lập nick theo cảm tính nên quên tên đăng nhập và mật
khẩu. Chính vì thế tôi hướng dẫn các em tỉ mỉ từng bước như sau:
Bước 1: Mở máy -> Nháy vào Google -> Đánh chữ Violimpic

7/19


“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”

Bước 2: Nháy trái chuột vào Violympic toán- hiện ra trang:

Bước 3: Nháy trái chuột vào Đăng kí tài khoản- hiện ra trang:

8/19



“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”

9/19


“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”

Hướng dẫn học sinh ghi đầy đủ thông tin vào những phần có kí hiệu (*). Sau
khi điền xong thông tin thì vào mục Tôi đồng ý với các quy định của Violimpic.
Phần họ và tên đệm: VD: Tên là: Nguyễn Nam Phong thì họ tên đệm là Nguyễn
Nam; tên: Phong. Tên đăng nhập lấy tên dễ nhớ và ngắn gọn và không có dấu
như: phongkm3a; phongkm3a1, phongkm3a2, phongkm3a3 (tên- trường-lớp).
Mật khẩu lấy ngày quan trọng và dễ nhớ nhất như: ngày, tháng, năm sinh; sự
kiện, nhân vật mà em yêu thích,…các số tự nhiên liên tiếp 123456789;
987654321,.... hoặc tên đăng nhập và mật khẩu giống nhau: (tên đăng nhập
phongkm3a; mật khẩu: phongkm3a). Sau đó cho học sinh thao tác lại từ đầu
cách lập nick. Nếu đăng kí thấy xuất hiện thông báo là “Tên đăng nhập này đã
có người sử dụng” thì chỉ cần thêm chữ số tự nhiên ở đằng sau tên đăng nhập để
tránh trùng với thông tin của người khác.
Thông tin cá nhân
* Mỗi học sinh tự lập từ 2 nick trở lên (ghi tên đăng nhập và mật khẩu vào một
quyển sổ tay).

10/19


“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”

11/19



“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”

Biện pháp 4: Thực hành kĩ năng làm bài trên giấy
Giúp học sinh có kĩ năng giải được tất cả các bài toán qua các vòng thi, trước
hết giáo viên cũng cần lập nick truy cập mạng và giải như học sinh. Từ đó nắm
bắt được cách thức thi và dự đoán được những dạng bài mà học sinh có thể gặp
khó khăn để có biện pháp khắc phục.
Để các em tiếp cận và làm quen với các vòng thi thì giáo viên chụp, coppy tất
cả các bài toán sau đó in ra giấy cho học sinh làm. Giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ
những dạng bài mới, bài toán khó hoặc chưa hiểu và rút ra ghi nhớ, sau đó cho
học sinh làm vào giấy hoặc vở. Giáo viên nhận xét, chữa bài cụ thể, chi tiết cho
từng học sinh. Tuyên dương kịp thời những học sinh làm bài tốt hoặc chăm chỉ,
chịu khó.
Ví dụ minh hoạ 1: Tìm số thứ hai, biết tổng hai số là 35 và tổng hơn số hạng thứ
hai 15 đơn vị.
Hướng dẫn: Số hạng thứ nhất là 15.
Số hạng thứ hai là: 35 – 15 = 20.
* Trong 1 tổng, số hạng tăng (giảm) bao nhiêu đơn vị thì tổng tăng (giảm) bấy
nhiêu đơn vị.
Ví dụ minh hoạ 2: Trong phép chia có số chia là 5, thương là 2, số dư là 3. Để
phép chia là phép chia hết và thương tăng 3 đơn vị thì số bị chia tăng bao nhiêu
đơn vị?
Hướng dẫn: Số bị chia tăng số đơn vị là: 5 x 3 – 3 = 12 (đơn vị)
* Trong một phép chia có dư, để phép chia thành phép chia hết và thương tăng
n đơn vị thì phải thêm vào số bị chia số đơn vị bằng tích của n nhân với số chia
rồi trừ đi số dư.
Biện pháp 5: Thực hành làm trên máy tính
Khi thực hành giải toán qua mạng trên Internet trước hết hướng dẫn học sinh

cách sử dụng chuột. Cầm chuột trong lòng bàn tay phải, ngón trỏ đặt lên nút bên
trái, ngón giữa đặt lên nút bên phải, ngón cái và các ngón còn lại giữ chặt xung
quanh thân chuột. Cầm chuột di chuyển chuột theo các hướng, mắt nhìn vào
màn hình để định vị trí cho con trỏ chuột chỉ vào đúng các đối tượng cần chọn
trên màn hình. Chỉ con chuột vào một đối tượng trên màn hình và nhấn nút trái
chuột mỗi lần để chọn. Tổ chức cho học sinh giải từng bài trên máy vi tính.
Giáo viên thường xuyên theo dõi học sinh thực hành để nắm bắt những lỗi mà
học sinh còn mắc phải để uốn nắn kịp thời. Qua thực tế cho thấy nếu không
được uốn nắn kịp thời thì ngay cả những em giỏi lại dễ bị loại ngay từ vòng cấp
trường. Tôi luôn nhắc nhở các em phải tính toán cẩn thận, chắc chắn, không nên
vội vàng hấp tấp. Tôi thường căn dặn các em làm đúng và đạt điểm tối đa mới là
12/19


“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”

quan trọng nhất sau đó mới tính đến yếu tố thời gian, tuy nhiên cũng đừng để
thời gian quá lâu.
Đối với dạng bài: Cuộc đua cún cưng
Đây là dạng bài năm nay mới xuất hiện, nhiều học sinh chưa biết cách thi nên
giáo viên hướng dẫn kĩ học sinh.

Sau khi đọc kĩ yêu cầu, ấn nút “Mũi tên” màn hình sẽ hiện ra:

Cách chơi: Dùng con trỏ chuột ấn vào Tên chú cún của bạn? Sau đó ghi tên
một con vật: dê, chó, mèo,…
Luật chơi: Chọn nút “Bắt đầu đua” hệ thống bắt đầu tính thời gian làm bài. Màn
hình xuất hiện các phép tính hoặc bài toán, nhiệm vụ của học sinh là ghi kết quả
vào ô trống. Nếu làm đúng mỗi bài được 10 điểm, nếu sai không được tính điểm.
Bài thi kết thúc khi đã hoàn thành hoặc hết giờ làm.


13/19


“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”

Hướng dẫn học sinh dùng Enter trên bàn phím để nộp bài hoặc dùng trỏ
chuột bấm vào phần trả lời.
Đối với dạng bài tự luận: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
Đây là bài thi không thể thiếu trong vòng thi chính thức cấp trường, cấp huyện
(cấp Quận) hay cấp Thành phố. Mỗi câu làm đúng sẽ được 10 điểm, câu nào làm
sai sẽ không có điểm. Với bài thi này thường có những bài khó nên nhiều khi
các em không đạt điểm tối đa 100 điểm và chỉ khi nộp bài các em mới biết mình
được bao nhiêu điểm và mất điểm ở câu nào cũng chẳng biết, bởi vậy tôi thường
chụp ảnh ghi lại cả đề bài lẫn kết quả của các em để giúp các em tháo gỡ, tìm
hiểu nguyên nhân. Ở vòng thi Quận nếu gặp bài không thể giải được có thể bỏ
qua để giải các bài dễ trước sau đó quay lại làm nốt nếu thời gian cho phép. Và
không để bị bỏ sót bài tôi cho các em sử dụng phím tab để chuyển sang làm câu
khác bởi nếu sử dụng chuột có thể sẽ bị bỏ sót bài. Khi làm xong tất cả 10 câu
cần kiểm tra lại kết quả một lần nữa trước khi ấn vào nút nộp bài.

14/19


“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”

Đối với dạng bài: Đi tìm kho báu

Trước khi làm bài này tôi hướng dẫn các em tìm con đường đi về đích nhanh
nhất. Mỗi cách đi đều phải trải qua 5 câu hỏi, trong trường hợp nếu có một câu

nào đó làm sai thì phải nhanh chóng tìm cách đi khác để về tới đích một cách
sớm nhất. Ngoài cách sử dụng chuột, tôi cho học sinh sử dụng các mũi tên lên,
xuống, trái, phải trên bàn phím để làm bài thì thời gian sẽ nhanh hơn.
Đối với dạng bài: Sắp xếp
Hầu hết các em tham gia thi giải Toán trên mạng rất ngại thậm chí có em còn
sợ khi gặp dạng bài này. Tuy nhiên nếu giáo viên có biện pháp giúp đỡ học sinh
thì việc đó không còn là trở ngại đối với các em nữa.

Với bài toán trên, đa số giáo viên đều cho học sinh kẻ bảng ra giấy thành 20 ô
như trên máy, sau đó tính và ghi kết quả vào các ô tương ứng rồi nhìn vào đó để
sắp xếp. Tôi thấy cách làm này cũng được vì nó giúp học sinh có sự lựa chọn
15/19


“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”

đúng. Song theo tôi cách làm này mất khá nhiều thời gian và chỉ phù hợp với
những em còn hạn chế về tính nhẩm. Còn đối với những em có kĩ năng tính
nhẩm nhanh, có khả năng ghi nhớ tốt thì không nhất thiết phải làm theo cách
này. Khi dạy học sinh bài toán này, tôi thường hướng dẫn học sinh theo các
bước sau:
+ Trước tiên các em nhìn xem 20 ô trong bảng những ô nào có giá trị là 1 chữ
số: 4, 7, 8, 9 (so sánh giá trị những ô này với nhau).
+ Tiếp theo xét 16 ô còn lại những ô nào có kết quả là số có 2 chữ số thì so
sánh các số đó với nhau: 34, 40, 45, 55, 75, 98.
+ Tiếp đến xét các ô có giá trị là 3 chữ số: 104, 126, 128, 168, 225, 456, 503,
728, 978 so sánh các số với nhau.
+ Cuối cùng là ô có kết quả là số có 4 chữ số: 1000.
Đối với các bài sắp xếp có đơn vị kèm theo thì cũng làm như vậy nhưng phải
đổi ra cùng đơn vị đo rồi mới thực hiện so sánh.

Đối với dạng bài: Vượt chướng ngại vật

Cách chơi: Trên đường đi ô tô gặp một số chướng ngại vật. Để vượt qua mỗi
chướng ngại vật các em phải trả lời một câu hỏi, giải một bài toán. Nếu làm
đúng thì ô tô tiếp tục chạy, gặp bài toán hoặc câu hỏi ở chướng ngại vật các em
trả lời sai ô tô sẽ không được đi. Tại đó sẽ sinh ra một bài toán mới, câu hỏi mới
(chỉ được làm thêm hai bài tại một vị trí).
Khi ô tô gặp chướng ngại vật một bài toán sẽ xuất hiện có thể gặp dạng bài
trắc nghiệm hoặc tự luận.
Dạng bài trắc nghiệm: Chỉ cần kích vào vòng tròn bên trái câu hỏi mà học sinh
lựa chọn.
Dạng bài tự luận (Điền kết quả): Ấn ô nhập kết quả trả lời (chỉ nhập đáp số theo
yêu cầu).
16/19


“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”

Luật chơi: Bài thi kết thúc trong ba trường hợp khi các em đã về đích; khi hết
giờ làm bài hoặc khi các em đã vi phạm quá số lỗi quy định tại một chướng ngại
vật. Khi về đích các em sẽ có số điểm tương ứng, điểm và thời gian làm bài sẽ
được lưu lại.
* Lưu ý: Khi điền xong kết quả vào ô trống thì không bấm vào phần trả lời trên
máy tính mà bấm vào phím Enter sẽ giúp các em nhanh hơn.
Đối với kiểu bài: Thỏ tìm cà rốt

Cách chơi: Tự chọn một đường trong mê cung để đưa Thỏ đến được với cà rốt.
Dùng con trỏ chuột ấn vào ô đi đến liền kề Thỏ sẽ đi đến đó (chỉ đi qua hai ô
liền nhau có chung cạnh).
Trên đường đi Thỏ gặp chướng ngại vật là những ô có đặt dấu “?”. Để vượt

được chướng ngại vật phải giải được các bài toán trong mỗi dấu “?”. Khi tìm
được kết quả đúng của bài toán Thỏ sẽ tiếp tục được đi qua, khi kết quả là sai, ô
chứa dấu “?” sẽ trở thành chướng ngại vật (là ô màu đen hoá đá). Đến đây phải
tìm đường khác đưa Thỏ đến được cà rốt.
Luật chơi: Khi chọn nút “Bắt đầu” thì hệ thống bắt đầu tính thời gian làm bài,
có đồng hồ đếm ngược thời gian thông báo thời gian làm bài còn lại. Bài chơi
kết thúc khi các em đưa được Thỏ đến chỗ cà rốt; khi hết giờ hoặc các em không
còn đường đi nào để đến được đích, điểm thời gian làm sẽ được lưu lại.
*Lưu ý: Khi điền xong kết quả vào ô trống thì không bấm vào phần trả lời trên
máy tính mà bấm vào phím Enter sẽ giúp các em nhanh hơn.

17/19


“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”

Một số hình ảnh học sinh tham gia thi giải Toán bằng Tiếng Việt trên Interet.

18/19


“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”

Biện pháp 6:
a) Về phía giáo viên: Thường xuyên tổ chức, theo dõi học sinh thực hành để
nắm bắt những lỗi mà học sinh còn mắc phải để uốn nắn kịp thời. Nhắc nhở
học sinh làm bài vào nháp rồi mới điền kết quả.
Học sinh Tiểu học thường “bản lĩnh” thi cử chưa tốt, các em hồi hộp, lo sợ
khi vào phòng thi; do tâm lí thi một bài chưa tốt đã nghĩ là mình hỏng rồi thế là
buông xuôi, thậm chí bỏ những bài sau hoặc thoát ra. Vì vậy giáo viên cần giáo

các em có tâm lí thoải mái trước khi vào phòng thi, đồng thời dặn dò các em hết
sức bình tĩnh, tính toán thật kĩ, làm bài hết khả năng của mình.
Các bài toán trên mạng trung bình hai tuần ra một vòng mới. Trong cùng một
vòng, đề bài toán không giống nhau, mỗi lần mở mạng là một đề toán khác (có
thể cùng một dạng, cũng có thể không cùng dạng). Nội dung các bài bám sát nội
dung chương trình, mức độ khó cũng tăng dần. Giáo viên rèn cho học sinh nắm
chắc kiến thức cơ bản như kĩ năng tư duy, suy luận lôgíc, đặc biệt là kĩ năng tính
nhẩm.
Muốn đạt giải, học sinh không chỉ đạt kết quả bài thi cao mà còn phụ thuộc vào
thời gian làm bài và số lần làm bài thi vòng đó. Vì vậy hướng dẫn học sinh sử
dụng công nghệ thông tin một cách thành thạo và biết xử lí cơ bản khi có bất
trắc xảy ra.
b) Về phía học sinh: Các em phải say sưa học tập, lập nhiều nick giải để làm
quen với nhiều dạng toán, kĩ năng tính toán và kĩ năng sử dụng công nghệ thông
tin thành thạo.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua công tác bồi dưỡng học sinh giỏi giải Toán bằng Tiếng Việt qua
Internet, tôi thấy được một số kết quả như sau:
Học sinh có kĩ năng tính toán, khắc sâu được kiến thức môn học chất lượng
môn học của các em cũng tiến bộ hơn. Phấn khởi vì những gì đạt được qua đợt
tham gia giải toán này (sự tự tin bản thân, tích cực học tập, thân thiện hơn với
trường học, thầy cô, bạn bè trong và ngoài nhà trường qua giao lưu ở sân chơi,
phát huy được năng khiếu Toán học và kĩ năng sử dụng máy tính cũng như kĩ
năng giải toán...).
Kết quả cụ thể về số lượng chất lượng năm học 2016 – 2017 như sau:
Các cấp
Trường
Quận

Nhất

8
1

Nhì
15
7

19/19

Ba
20
10

Khuyến khích
25
5


“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của
quý đồng nghiệp, sự cố gắng nhiệt tình của các em học sinh và sự ủng hộ của
các bậc phụ huynh, Ban giám hiệu nhà trường.... Bản thân tôi nhận thấy để đạt
được hiệu quả giáo viên phải lựa chọn đúng đối tượng để đưa vào bồi dưỡng.
Tham khảo tìm tòi nhiều tài liệu và thực hành giải toán như học sinh. Lựa chọn
phương pháp dạy học dễ hiểu và không ngừng đổi mới. Hướng dẫn học sinh và
theo dõi học sinh thực hành trên máy.
2. Khuyến nghị

2.1- Đối với Bộ- Sở giáo dục và đào tạo:
- Duy trì cuộc thi giải Toán trên mạng hằng năm để học sinh được giao lưu,
học hỏi.
2.2- Đối với Phòng giáo dục và đào tạo:
- Tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên về bồi dưỡng học sinh giải Toán qua
mạng.
2.3- Đối với nhà trường:
- Có phòng máy riêng cho đội tuyển được luyện tập.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi rút ra trong quá trình bồi dưỡng
học sinh giỏi giải toán qua mạng internet. Nhưng chắc chắn còn nhiều khiếm
khuyết và chưa hoàn chỉnh. Rất mong nhận được sự đóng góp của Ban giám
hiệu, các cấp lãnh đạo, quí đồng nghiệp góp ý và bổ sung để đề tài được hoàn
chỉnh và khả thi hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
* Tôi cam đoan sáng kiến này là do tôi viết, không sao chép của người khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017

20/19


“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Violimpic trên Internet.
2- Phương pháp dạy toán ở trường Tiểu học.
3- Chuyên đề giải toán qua mạng trên Internet.
4- Các sách nâng cao môn Toán lớp 3.
5- Sách giáo khoa, sách giáo viên môn Toán lớp 3.
4- Các công văn chỉ đạo về Cuộc thi giải Toán bằng Tiếng Việt trên Internet.


21/19


“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”

ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO TRƯỜNG

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
22/19


“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”

23/19


“Một số biện pháp rèn kĩ năng giải Toán bằng Tiếng Việt trên mạng cho học sinh lớp 3”

24/19


×