Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Skkn một số biện pháp chính xác hoá và tích cực hoá vốn từ cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.96 KB, 35 trang )

PHÒNG
GD & ĐT HUYỆN HẢI HẬU
(TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
CHỦ QUẢN)
TIỂU HỌC HẢI ĐÔNG
(TÊN CƠ QUAN ÁP DỤNGTRƯỜNG
SÁNG KIẾN)

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

BÁO CÁO
KIẾN
MỘT SỐ SÁNG
BIỆN PHÁP CHÍNH
XÁC HĨA VÀ
TÍCH CỰC HÓA VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 4

(Tên sáng kiến)

Tác giả:

Nguyễn Văn Thanh

Trình độ chun mơn:

Đại học sư phạm

Chức vụ:

Giáo viên chủ nhiệm, tổ phó Tổ 4,5


Nơi cơng tác:

Trường Tiểu học Hải Đơng

Tác giả:...................................................................

Trình độ chun mơn:...........................................
Chức vụ:.................................................................
Nơi cơng tác:.................................................................
Hải Hậu, ngày 25 tháng 4 năm 2019

skkn


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp chính xác hố và tích cực hố vốn từ cho học
sinh lớp 4
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lớp 4A Trường Tiểu học Hải Đông.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ 05/9/2018 đến 6/5/2018.
4. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Văn Thanh.
Năm sinh: 10/1/1979.
Nơi thường trú: Hải Lộc - Hải Hậu - Nam Định.
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm.
Chức vụ công tác: Giáo viên, tổ phó tổ 4-5.
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Hải Đơng.
Điện thoại: 0914637792
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%.
5. Đồng tác giả: không.
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:

Tên đơn vị: Trường Tiểu học Hải Đơng.
Địa chỉ: xóm Trung Đồng - xã Hải Đông - Hải Hậu - Nam Định.

1

skkn


2

skkn


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Ở bậc tiểu học môn Tiếng Việt là một mơn học góp phần đắc lực thực hiện
mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ. Đồng thời cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về
xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá văn học của Việt Nam và nước ngồi.
Đặc biệt phân mơn Luyện từ và câu góp phần làm giàu vốn từ cho học sinh và phát
triển năng lực dùng từ, đặt câu và sử dụng từ cho các em. Ngồi ra, phân mơn
Luyện từ và câu còn trang bị cho học sinh hiểu biết về cấu tạo từ, nghĩa của từ
(chính xác hố vốn từ), các lớp từ, cách sử dụng từ (tích cực hố vốn từ), các hình
thức về câu.
3

skkn


Trường Tiểu học Hải Đơng là một trường có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ,
đội ngũ giáo viên nhiệt tình nhưng khơng ổn định. Vì vậy việc giảng dạy và học tập

mơn Tiếng Việt nói chung, phân mơn Luyện từ và câu nói riêng cịn gặp phải một
số khó khăn. Với nhiều năm làm cơng tác giảng dạy ở khối lớp 4, tôi nhận thấy khả
năng giải nghĩa từ và sử dụng từ của học sinh trong giờ Luyện từ và câu chưa đạt
hiệu quả cao. Chính vì vậy, tôi chọn để nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp chính
xác hố và tích cực hố vốn từ cho học sinh lớp 4” với mong muốn góp phần nâng
cao hơn nữa vào việc giải nghĩa từ và sử dụng từ cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu học
Hải Đông.
II. Mô tả giải pháp
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
* Về phía học sinh
Qua khảo sát, dự giờ, về hứng thú học tập và khả năng giải nghĩa từ và sử
dụng từ của học sinh 4 ở trường tiểu học Hải Đông, tôi thấy rằng: Nhìn chung các
em học sinh lớp 4 trong trường ít có hứng thú học phân mơn này vì là phân mơn
học khó. Một số chủ đề từ ngữ trong sách giáo khoa cịn xa lạ hoặc ít nhiều trừu
tượng đối với học sinh, nhiều bài tập thực hành còn gây cho học sinh lúng túng
như: dùng từ đặt câu, viết đoạn văn. Sự chênh lệch giữa các học sinh trong một lớp
và các lớp về khả năng sử dụng và giải nghĩa từ. Có em sử dụng từ và giải nghĩa từ
rất tốt nhưng số này khơng nhiều. Cịn rất nhiều học sinh sử dụng từ cịn yếu, có
những em không hiểu nghĩa từ khi đã được giáo viên giải thích, điều này ảnh

4

skkn


hưởng đến khả năng sử dụng từ của các em cũng như giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt.
* Về phía giáo viên
Các thầy, cơ giáo dạy khối lớp 4 của trường đều cho rằng khi hướng dẫn các
em giải nghĩa từ và sử dụng từ cịn gặp khó khăn vì nhiều em khơng hiểu nghĩa của

từ mới, từ đó dẫn đến việc các em không biết sử dụng từ vào các văn cảnh ngữ
cảnh, nhiều em chưa biết sử dụng từ đã học để tạo thành đoạn văn theo đúng yêu
cầu.
Như vậy, qua việc phân tích thực trạng dạy - học Luyện từ và câu cho học
sinh trường Tiểu học Hải Đông. Tôi thấy rằng các giáo viên đã có sự quan tâm,
chú ý đến việc rèn luyện kĩ năng giải nghĩa từ và sử dụng từ cho học sinh và thu
được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, tôi cũng thấy rằng việc tiếp cận hướng
dẫn học sinh nhất là những em có vốn từ ít, chậm hiểu nghĩa từ mới còn chưa thực
sự sâu sát và hiệu quả. Đồng thời việc tổ chức cho học sinh giải nghĩa từ và sử
dụng từ cịn gặp nhiều khó khăn, nhiều khi cịn theo khn mẫu, ít có sự sáng tạo
nên chưa tạo được hứng thú vị hiệu quả trong giờ học cho học sinh. Việc sử dụng
đồ dùng trực quan của giáo viên cho học sinh còn hạn chế.
Trên cơ sở thực trạng đó, tơi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp góp phần
khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả trong quá trình rèn luyện kĩ năng giải
nghĩa từ và sử dụng từ cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Hải Đông.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Q trình hình thành lý thuyết về từ, câu cho học sinh
5

skkn


* Kiểu bài lí thuyết về từ và câu
Kiểu bài lý thuyết về từ và câu gồm 3 phần: nhận xét, ghi nhớ, luyện tập, mỗi
phần chứa các loại câu hỏi, bài tập ứng dụng. Phần nhận xét chứa các loại câu hỏi,
bài tập giúp học sinh phân tích ngữ liệu để rút ra các kiến thức cần thiết của bài
học. Bài lý thuyết về từ chủ yếu cung cấp cho học sinh các khái niệm thuộc từ vựng
ngữ nghĩa học tiếng Việt, (như từ đơn, từ ghép, từ láy,….). Vì vậy, q trình dạy
bài này chính là q trình hình thành các khái niệm cho học sinh. Phần nhận xét có
các câu hỏi giúp học sinh tìm ra các đặc điểm có tính chất quy luật của hiện tượng

được khảo sát. Giáo viên phải dẫn dắt gợi mở để học sinh trả lời các câu hỏi này.
Trả lời đúng học sinh sẽ rút ra kiến thức cần phải học, những quy tắc cần phải ghi
nhớ. Phần ghi nhớ là kết luận được rút ra một cách tự nhiên từ phần nhận xét. Đó
cũng chính là nội dung lý thuyết và các quy tắc sử dụng từ, câu cần cung cấp cho
học sinh, học sinh ghi nhớ nội dung này. Giáo viên phải có phương pháp dạy học
sinh để học sinh khơng phải học thuộc lịng mà ghi nhớ trên cơ sở nhận biết chắc
chắn. Phần luyện tập là phần trọng tâm của giờ dạy. Phần này giúp học sinh củng
cố và vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào những bài tập cụ thể. Các bài
tập này có 2 nhiệm vụ ứng với 2 dạng bài tập.
+ Bài tập vận dụng tạo điều kiện giúp học sinh nhận ra hiện tượng về từ và câu
cần nghiên cứu.
+ Bài tập vận dụng tạo điều kiện cho học sinh sử dụng những đơn vị từ ngữ,
phương pháp hoạt động nói năng của mình.
* Các bước hướng dẫn lý thuyết khi dạy từ ngữ cho học sinh
6

skkn


Căn cứ vào những đặc trưng về cấu tạo của bài lý thuyết về từ trong sách giáo
khoa, vào mục đích yêu cầu dạy học ở kiểu bài lý thuyết, dựa vào vào đặc điểm về
tư duy nhận thức của học sinh tiểu học. Những đặc điểm của việc dạy học bản ngữ,
có thể nêu ra quy trình dạy kiểu bài lý thuyết về từ gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu mẫu trong sách giáo khoa,
từng bước nhận ra dấu hiệu của khái niệm.
- Hướng dẫn học sinh đọc, nghe ngữ liệu mẫu trong sách giáo khoa (một số
học sinh đọc to, rõ ràng các đoạn văn, đoạn thơ, câu thơ, câu văn, … có chứa các
hiện tượng từ vựng ngữ nghĩa cần nghiên cứu của bài, các em khác lắng nghe. Khi
học sinh đọc - nghe, giáo viên ghép phần ngữ liệu mẫu này lên bảng). Việc học
sinh đọc, nghe ngữ liệu mẫu có tác dụng tạo tâm thế học tập hướng sự chú ý của

mình vào các hiện tượng từ vựng ngữ nghĩa cần phải nghiên cứu. Qua tiếp xúc với
ngữ liệu bằng trực quan bản ngữ, học sinh bước đầu có thể nhận biết được đặc
điểm của hiện tượng cần khảo sát, làm cơ sở cho sự khái quát thành dấu hiệu khái
niệm cần hình thành trong bài từ ngữ. Nói rằng giờ học Tiếng Việt cần vui, nhẹ
nhàng, thiết thực, gây được hứng thú cho học sinh, mở ra những hiểu biết mới mẻ
cho học sinh …chính bắt đầu từ khâu này. Vì vậy, ngữ liệu được sử dụng ở đây
phải rất tiêu biểu, chuẩn mực, vừa đảm bảo được tính chính xác khoa học, vừa
thích hợp với học sinh. Ngoài các ngữ liệu trong sách giáo viên, giáo viên có thể bổ
sung thêm ngữ liệu để giờ dạy đạt hiệu quả cao.
- Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài

7

skkn


Trong sách giáo viên các câu hỏi tìm hiểu bài được đặt dưới phần ngữ liệu. Mục
đích của những câu hỏi này nhằm giúp học sinh định hướng quan sát, phân tích ngữ
liệu, hướng tới việc hình thành lý thuyết về từ vựng ngữ nghĩa cho học sinh. Giáo viên
cần hiểu rõ điều đó để có biện pháp hướng dẫn học sinh trả lời một cách thích hợp có
hiệu quả cao. Giáo viên cần dẫn dắt, gợi mở để học sinh trả lời câu hỏi theo đúng
yêu cầu đặt ra.
Ví dụ: Trong bài “Từ đơn và từ phức”
(Tiếng Việt 4 – tập 1, trang 27, 28)
Câu sau đây có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo
Nhờ /bạn /giúp đỡ, / lại /có /chí/học hành/, nhiều /năm /liền/, Hanh / là/ học sinh
/tiên tiến./
Trước câu hỏi “Hãy chia các từ trên thành 2 loại “:
- Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn): Mẫu: nhờ,….
- Từ gồm nhiều tiếng: (từ phức): giúp đỡ,….

Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh dấu các từ có một tiếng (từ có một tiếng:
nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là) các từ gồm nhiều tiếng (giúp đỡ,
học hành, học sinh, tiên tiến). Học sinh sau khi được giáo viên hướng dẫn sẽ rút ra
nhận xét: từ đơn là từ chỉ có một tiếng, từ phức là từ gồm hai hoặc nhiều tiếng. Học
sinh trả lời đúng các câu hỏi ở sách giáo khoa tức là các em phát hiện ra các tri thức
cần phải học, cũng chính là dấu hiệu khái niệm cần xác định, cần chiếm lĩnh.
Qua phân tích tìm hiểu ngữ liệu, qua việc hỏi đáp như đã nói ở trên, các đặc
điểm của hình tượng ngơn ngữ cần nghiên cứu cũng chính là các dấu hiệu của khái
8

skkn


niệm …dần dần bộc lộ ra. Giáo viên dễ dàng từ đó khái quát thành khái niệm,
thành các đơn vị tri thức lý thuyết và trình bày ở phần tiếp theo của bài học.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh trình bày kiến thức cần ghi nhớ.
Phần Ghi nhớ trình bày những khái niệm được rút ra một cách tự nhiên từ phần
Nhận xét. Cách dạy hợp lí nhất đối với phấn này là giáo viên hướng dẫn học sinh tự rút
ra những kết luận có tính lí thuyết, tự xác định khái niệm. Để thực hiện được yêu cầu trên
tuỳ theo từng nội dung giáo viên có thể xây dựng câu hỏi và hướng dẫn học sinh trả lời.
Ví dụ: Khi dạy bài “Từ đơn, từ phức”
Phần Ghi nhớ giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi như sau :
+ Từ như thế nào được gọi là từ đơn? (từ có một tiếng có nghĩa tạo thành được
gọi là từ đơn ?). Câu hỏi phụ trợ :
. Trong câu văn trên có những từ nào là từ đơn? (nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều,
năm, liền, Hanh, là).
. Em hãy kể những từ đơn chỉ các vật trong phòng học: (bàn, ghế, phấn, bảng,
sách, bút, cặp).
+ Từ như thế nào được gọi là từ phức? (từ gồm hai hoặc nhiều tiếng ghép lại
gọi là từ phức). Câu hỏi phụ trợ:

Trong câu văn trên những từ nào là từ phức? (giúp đỡ, học sinh, tiên tiến).
Kể ra một số từ phức nói về (sách vở, kiến thức, học thức, học hành, học hỏi,
học tập, Luyện tập, thực hành, thông minh, sáng dạ, chuyên cần).
Khi học sinh thực hiện bước này giáo viên cần lưu ý việc chính xác hố của
vấn đề lí thuyết mà học sinh hình thành được. Giúp học sinh diễn đạt các vấn đề lí
9

skkn


thuyết ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu. Ở bước này giáo viên biết cách hướng dẫn
thích hợp, biết cách phát huy tiềm năng ngôn ngữ của học sinh ở một chừng mực
nào đó học sinh có thể đáp ứng các yêu cầu nói trên.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập củng cố kiến thức và bài tập
vận dụng kiến thức vào lời nói.
Bước này ứng với phần Luyện tập trong sách giáo khoa - phần Luyện tập giới
thiệu một số loại bài tập dùng vào việc thực hành luyện tập của học sinh, giúp học
sinh củng cố, khắc sâu kiến thức lý thuyết và vận dụng kiến thức ấy vào hoạt động
nói, viết.
Như đã nói ở trên, có 2 loại bài tập chủ yếu được giới thiệu ở phần này là bài tập
nhận biết và bài vận dụng (nhận biết khái niệm và sử dụng khái niệm). Như vậy công
việc của giáo viên, trong bước lên lớp này là hướng dẫn học sinh làm bài tập. Đối với
mỗi bài tập cụ thể, nội dung hướng dẫn của giáo viên thường là nêu yêu cầu của bài tập
(nhiệm vụ của học sinh phải thực hiện trong bài tập), hướng dẫn cách thực hiện và kiểm
tra, đánh giá. Đối với một loại bài tập nào đó, muốn hướng dẫn học sinh làm bài tập
một cách đúng hướng và có hiệu quả, giáo viên cần nắm vững mục đích ý nghĩa đặc
trưng, tính chất của bài tập ấy. Ví dụ bài tập tìm hiện tượng từ vựng - ngữ nghĩa vừa
học trong đoạn văn, đoạn thơ…khác với bài tập điền từ, đặt câu, viết đoạn văn ngắn.
Cũng ở khâu lên lớp này (hướng dẫn học sinh làm bài tập) giáo viên cần thực hiện
phương châm chỉ gợi dẫn học sinh tìm cách làm chứ khơng làm thay hoặc khốn trắng,

phó mặc học sinh.

10

skkn


Cụ thể: Ở công việc đầu tiên “Hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu của bài
tập”. Giáo viên có thể gọi 2 học sinh đọc to, rõ ràng bài tập đó để cho cả lớp cùng
nghe và tập chung chú ý vào xác định yêu cầu của đề bài. Căn cứ vào câu chữ trong
đề bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt xác định từng yêu cầu của bài tập.
Ví dụ: Trước bài tập "Hãy tìm 3 từ đơn là danh từ, động từ, tính từ, nói về việc
học tập. Đặt câu hỏi với mỗi từ đó" (Tiếng Việt 4)
Giáo viên gợi ý để học sinh hiểu được bài tập trên có 2 u cầu chính. Thứ nhất
tìm từ, thứ 2 đặt câu hỏi với mỗi từ tìm được. Yêu cầu tìm từ bao hàm những yêu cầu
sau:
+ Từ đó phải là từ đơn
+ Số lượng từ cần tìm là 3 từ, trong 3 từ đó có một tính từ, một danh từ, một
động từ.
+ Nghĩa của 3 từ tìm được phải liên quan đến việc học tập
Ví dụ: sách (danh từ), đọc (động từ), giỏi (tính từ).
Yêu cầu đặt câu với mỗi từ tìm được, cần được gợi ý giải thích thêm như: Em
phải đặt 3 câu, mỗi câu phải dùng 1 từ tìm được. Dựa vào nghĩa của từng từ để đặt
câu có nội dung thích hợp.
Ví dụ: Bạn Hường mua rất nhiều sách.
Mình đọc xong quyển truyện này rồi.
Năm học nào bạn Bình cũng đạt học sinh giỏi.
- Ở công việc tiếp theo: “Hướng dẫn học sinh làm bài tập” giáo viên chủ yếu
gợi ý cho học sinh về cách thức tiến hành, thực hiện từng yêu cầu của bài tập, gợi ý
11


skkn


về trình tự làm bài tập. Để học sinh dễ hình dung được cách làm, ở các yêu cầu
được coi là khó trong bài tập, giáo viên nên đưa ra ví dụ mẫu. Ví dụ mẫu có tác
dụng định hướng cho học sinh cách làm có tác dụng hiện thực hoá, cụ thể hoá yêu
cầu của bài tập, tạo ra một "điểm tựa" cần thiết để học sinh dựa vào đó để tiến hành
làm bài.
Ví dụ: Bài “Từ ghép và từ láy”
Đối với bài tập tìm từ ghép, từ láy chứa tiếng sau đây:
a) Ngay
b) Thẳng
c) Thật
Giáo viên có thể gợi ý: u cầu của bài tìm từ láy có chứa các tiếng: ngay, thẳng,
thật. Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại khái niệm từ ghép (từ ghép là những từ ghép
những tiếng có nghĩa lại với nhau), từ láy (phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần
hoặc cả âm đầu và vần giống nhau gọi là từ láy) giúp học sinh vận dụng làm bài tập:
Từ ghép có chứa “ngay”: Ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng.
Từ láy có chứa tiếng “ngay”: Ngay ngắn …. .
Sau khi nêu các mẫu câu, cung cấp các “điểm tựa” cho học sinh, giáo viên cho
học sinh tự tìm các từ và có thể đặt câu với các từ để các em nắm rõ nghĩa của từ.
Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập, giáo viên cần dự tính trước những khó
khăn mà học sinh gặp phải, những lỗi học sinh mắc phải khi giải bài tập để có biện
pháp giúp đỡ và sửa chữa kịp thời (Ví dụ ở bài tập trên học sinh có thể tìm được
những từ láy không đúng, hoặc đúng từ láy nhưng không đúng ngữ pháp). Điều cần
12

skkn



lưu ý giáo viên ở đây là tuỳ từng loại bài tập, dạng bài tập, thậm chí tuỳ từng bài cụ
thể mà có cách gợi ý, hướng dẫn học sinh về cách làm, sao cho thích hợp và hiệu
quả.
- Ở công việc cuối cùng việc kiểm tra, đánh giá kết quả làm bài tập của học
sinh, giáo viên có thể sử dụng các ví dụ mẫu đã cung cấp cho học sinh hoặc lời giải mẫu
của mình để đối chiếu với học sinh. Từ đó rút ra kết luận về các lỗi học sinh thường mắc
phải, nguyên nhân sai của lỗi để tìm ra biện pháp giúp học sinh khắc phục, sửa chữa các
loại lỗi. Giáo viên cũng cần từng bước hình thành cho học sinh ý thức, thói quen và năng
lực của mình.
2.2. Các biện pháp chính xác hố vốn từ (giải nghĩa từ)
Nhiệm vụ chủ yếu của từ ở tiểu học là giải thích từ bao gồm các cơng việc sau: Giải
thích từ mới: Khi cung cấp cho học sinh các từ mới, giáo viên có nhiệm vụ giúp học
sinh nắm nghĩa của các từ này.
2.2.1. Giải nghĩa bằng trực quan
Giải nghĩa bằng trực quan là bằng biện pháp đưa ra các đồ vật thật, sơ đồ,
tranh ảnh…để giải nghĩa từ. Ở lớp 4 biện pháp giải nghĩa từ này thường được thiết
kế thành một bài tập như sau:
Ví dụ: Nói tên đồ chơi hoặc trị chơi được tả trong bức tranh sau
(Tiếng Việt 4, tập 1, trang 147)
Nói tên các hoạt động, trạng thái thể hiện bằng cử chỉ, động tác không lời.
(Tiếng Việt 4, tập 1, trang 94)

13

skkn


Tương ứng với cách dạy từ bằng trực quan có các bài dạy từ bằng tranh vẽ. Ở tiểu
học bài giải nghĩa từ bằng trực quan được xây dựng trên sự nhận biết về các từ chỉ vật,

hoạt động, đặc điểm của sự vật qua tranh minh hoạ. Dạng bài tập này giúp học sinh
nhận biết “nghĩa biểu vật” của từ (từ nào biểu thị sự vật, hoạt động, tính cách) đồng
thời còn tác dụng mở rộng, phát triển vốn từ cho các em. Việc sử dụng các biện pháp
trực quan (như: vật thật, tranh ảnh, sơ đồ…) để giải nghĩa từ cho học sinh hoặc hỗ
trợ việc giải nghĩa từ của học sinh là việc làm có tác dụng rõ rệt. Quan sát vật thật
hoặc tranh ảnh, … học sinh dễ dàng nhận ra các thuộc tính sự vật, hiện tượng được
từ gọi tên, nói cách khác là dễ dàng nhận ra các nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa của
từ. Biện pháp giải nghĩa từ bằng trực quan rất thích hợp với lứa tuổi học sinh lứa
tuổi tiểu học. Biện pháp này chủ yếu để giải nghĩa từ có tính cụ thể xác định (danh
từ, động từ, tính từ biểu thị các sự vật, hiện tượng hoạt động, tính chất …mang tính
vật chất, tính cụ thể, xác định) và khó có thể dùng để giải thích những từ trừu
tượng. Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập này, giáo viên cần chú ý phương tiện
trực quan được sử dụng ở đây là tranh minh hoạ trong sách giáo khoa, giáo viên
hướng dẫn học sinh đọc kỹ bài tập để nắm vững bài tập, làm cơ sở cho việc quan
sát tranh trong sách. Cần quan sát kỹ tranh để nhận biết chính xác các thuộc tính cơ
bản của sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất…được vẽ trong tranh, cũng chính
là các sự vật hiện tượng…được từ gọi tên.
2.2.2. Biện pháp giải nghĩa từ bằng định nghĩa

14

skkn


Giải nghĩa từ bằng định nghĩa là biện pháp làm rõ nội dung của từ bằng định
nghĩa. Hiện nay, ở lớp 4 bài tập này chiếm tỉ lệ khá cao. Căn cứ vào mức độ khó,
dễ có thể chia các dạng bài tập này như sau:
Dạng 1: Cho sẵn từ, yêu cầu tìm trong các nghĩa đã cho nghĩa phù hợp với từ.
Ví dụ: Nối từ với nghĩa tương ứng
Chọn nghĩa thích hợp ở cột B cho phù hợp với cột A


A

B

Gan dạ

(Chống chọi) kiên cường, khơng lùi bước

Gan góc

Gan đến mức trơ ra khơng cịn biết sợ

Gan lì

Khơng sợ nguy hiểm
(Tiếng Việt 4 – tập 2, trang 74)

Dạng bài tập này các từ và nghĩa của các từ đều đã được cho sẵn. Học sinh chỉ
cần xác lập sự tương ứng giữa từ và sự tương ứng của từ trong từng trường hợp. Loại
bài tập này tương đối phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh. Giáo viên hướng
dẫn học sinh lần lượt thử ghép, nối từng từ với từng nghĩa cho sẵn. Nếu học sinh làm
đúng có nghĩa là các em đã hiểu được nghĩa của từ. Nếu học sinh làm chưa đúng, giáo
viên gợi ý về nghĩa của từ, hướng dẫn học sinh ghi chép lại đến khi trùng khớp giữa
từ và nghĩa của từ là được.
Dạng 2: Cho nghĩa của từ, yêu cầu tìm từ. Dạng bài tập giải nghĩa từ này có
trong các trị chơi giải ơ chữ.
Ví dụ1: Tìm các từ có ý nghĩa như sau:
a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.
15


skkn


b) Dịng sơng lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta.
c) Người đứng đầu nhà nước phong kiến.
d) Vị vua có cơng đánh đuổi giặc Minh.
(Tiếng Việt 4, tập 1, trang 57)
Ví dụ2: Trị chơi du lịch trên sông: Chọn các tên sông cho trong ngoặc đơn để
giải các câu đố dưới đây:
a) Sơng gì đỏ nặng phù sa ?
b) Sơng gì lại hố được ra 9 sơng ?
c) Làng quan họ có con sơng
Hỏi dịng sơng ấy là sơng tên gì ?
(Tiếng Việt 4, tập 2, trang 105)
Dạng bài tập này đưa ra từ cần giải nghĩa, từ cần giải nghĩa được lồng trong
một câu hỏi tự nhiên, nhẹ nhàng. Trong câu hỏi có bao hàm sự gợi ý về các nét
nghĩa cơ bản của từ. Các từ ngữ cần tìm đã được gợi ý cho học sinh bằng các tính
chất. Đặc điểm (đặc điểm của dịng nước tương đối lớn, có thuyền bè đi lại). Dựa
vào gợi ý này học sinh có thể dễ dàng trả lời được các từ ở Ví dụ 1 là sơng, Cửu
Long, vua, Lê Lợi. Vì vậy, khi hướng dẫn học sinh làm dạng bài tập này giáo viên
cần nhắc nhở các em đặc biệt chú ý các từ ngữ gợi ý học sinh nhận biết các thuộc
tính, đặc điểm của đối tượng được từ gọi tên, cũng chính là các nét nghĩa quan
trọng trong nghĩa của từ mà học sinh cần xác lập.
Nếu chú ý vào các đặc điểm gợi ý về nghĩa của từ như đã nói ở trên học sinh
sẽ dễ dàng tìm được câu trả lời thoả đáng trong khi làm các bài tập này.
16

skkn



2.2.3. Biện pháp giải thích từ bằng cách so sánh đối chiếu từ với từ khác
Loại bài tập này được xây dựng trên nguyên tắc so sánh, đối chiếu hai từ với
nhau. Qua sự so sánh, đối chiếu, nghĩa của từng từ, nhất là những nét riêng, những
sắc thái nghĩa riêng của từng từ được bộc lộ khá rõ ràng. Như vậy, ở loại bài tập
này có thể nhận thấy so sánh, đối chiếu là phương tiện, là biện pháp, cịn việc nắm
nghĩa từ mới là mục đích. Cách giải nghĩa từ, hiểu nghĩa từ bằng biện pháp so sánh,
đối chiếu với từ khác là cách làm khá quen thuộc thường thấy cách làm này được
coi là rất thích hợp với học sinh.
Khi hướng dẫn học sinh làm loại bài tập này, giáo viên cần vận dụng một cách
thật tự nhiên, khéo léo quan điểm hệ thống, phương pháp hệ thống vào việc xác lập
nghĩa của từ, phân biệt nghĩa của từ được nêu ra so sánh. Cụ thể, giáo viên coi các
từ cần tìm hiểu nghĩa là một hệ thống. Giá trị (nghĩa) của một từ nào đó là do quan
hệ giữa nó với các từ khác trong hệ thống quy định. Muốn xác định nghĩa của từ
nào đó trong hệ thống (các từ cần so sánh đối chiếu về nghĩa được nêu trong bài
tập) ta lần lượt xét quan hệ đồng nhất để tìm ra những đặc điểm chung về nghĩa (sự
giống nhau về nghĩa) giữa các từ sau đó, xét quan hệ đối lập (so sánh, đối chiếu) để
tìm ra được những đặc điểm riêng về nghĩa (nét nghĩa riêng, các sắc thái nghĩa
riêng) của từng từ. Tập hợp các nét nghĩa riêng và chung của một từ ta được cơ cấu
nghĩa của từ đó, nói cách khác, ta được toàn bộ nội dung, ý nghĩa của từ đó.
2.2.4. Biện pháp giải nghĩa từ bằng cách phân tích từ thành từ tố, biện
pháp này thường áp dụng đối với từ Hán Việt

17

skkn


Ví dụ: Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn theo hai nhóm dựa theo nghĩa của
tiếng “trung” (trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung trực, trung thu, trung hậu,

trung kiên, trung tâm).
a) Trung có nghĩa là “ở giữa”: trung thu,……..
b) Trung có nghĩa là “một lịng một dạ”: trung thành,……..
(Tiếng Việt 4, tập 1, trang 63)
Đối với loại bài tập này các từ Hán Việt đều được tách ra thành các yếu tố cấu
tạo từ để giải nghĩa. Với cách làm này học sinh chỉ cần tách từng tiếng để giải
nghĩa và ghép nghĩa của các từ đó lại với nhau.
2.2.5. Biện pháp giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh
Giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh vào trong đơn vị lớn hơn như câu, đoạn, tình
huống giao tiếp … nghĩa của từ được bộc lộ nhờ ngữ cảnh trong quan hệ với các từ
ngữ đứng trước và đứng sau nó .
Ví dụ: Để giải nghĩa từ “ngây ngất” giáo viên đưa ra câu “Ngồi bãi hương
hoa tràm thơm ngây ngất”.
Ngữ cảnh có tác dụng hiện thực hoá nghĩa của từ, giúp cho học sinh dễ dàng
nhận biết nghĩa của từ nào đó. Ngữ cảnh có thể do giáo viên đưa ra (sao cho phù
hợp với học sinh lớp dạy) hoặc có sẵn trong sách giáo khoa. Ngữ cảnh có thể được
giáo viên đọc lên, nói lên trong giờ từ ngữ, hoặc được viết sẵn trong bảng phụ.
Giáo viên cần tăng cường sử dùng biện pháp giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh trong các
tiết dạy từ ngữ ở trường.
2.3. Các biện pháp tích cực hoá vốn từ (sử dụng từ)
18

skkn


Mục đích của việc dạy sử dụng từ là tích cực hoá vốn từ của học sinh. Nghĩa là
chuyển những từ trong vốn từ tiếng Việt trong giao tiếp và tư duy.
Để thực hiện việc tích cực hố vốn từ cho học sinh sách giáo khoa Tiếng Việt
4 đã xây dựng hệ thống các bài tập luyện tập sử dụng từ gồm các dạng: điền từ,
thay thế từ, tạo câu, viết đoạn văn

2.3.1. Biện pháp hướng dẫn kiểu bài tập điền từ
Dạng bài tập điền từ gồm 2 loại nhỏ: cho sẵn từ cần điền hoặc tự tìm từ cần điền .
Ví dụ: Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn hợp với mỗi chỗ trống ở đoạn văn sau:
anh Kim Đồng là một …. rất…. Tuy không chiến đấu ở …., nhưng khi đi liên lạc,
anh cũng gặp những giây phút hết sức…. Anh đã hy sinh, nhưng …. sáng của anh
vẫn còn mãi mãi.
(can đảm, người liên lạc, hiểm nghèo, tấm gương, mặt trận)
(Tiếng Việt 4, tập 2, trang 74)
Loại bài tập này thể hiện rõ yêu cầu của việc sử dụng từ. Cụ thể, muốn tìm và
điền được từ thích hợp vào chỗ trống, ta phải tiến hành thao tác lựa chọn từ (trong
các từ đã cho sẵn, cho trước hoặc tự tìm trong vốn từ của mình) và thao tác kết hợp
từ đã chọn với những từ đứng trước, đứng sau từ đã chọn ấy trong chuỗi lời nói
(cụm từ, câu…. .). Như vậy, muốn chọn được từ thích hợp ta phải nắm được các sắc
thái nghĩa riêng của từng từ trong các từ gần nghĩa hoặc các từ khơng gần nghĩa nhưng
có thể cũng xuất hiện ở 1 vị trí trong chuỗi lời nói. Có nắm được sắc thái nghĩa của
từ, ta mới hiểu được. Từ được lựa chọn có tương hợp về nghĩa với các từ đứng trước
và đứng sau nó trong chuỗi lời nói hay không.
19

skkn



×