Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Skkn một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.55 KB, 15 trang )

Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THẨM MĨ CHO TRẺ 5-6 TUỔI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

I. Đặt vấn đề:
Giáo dục thẩm mĩ trong trường mầm non là một trong năm lĩnh vực chủ yếu
nhằm bước đầu hình thành và phát triển ở trẻ những hiểu biết và kỹ năng cơ bản về
thẩm mĩ nhất là trong hoạt động âm nhạc là một trong những hoạt động quan trọng
nhất trong trường mầm non nó ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách con người.
Âm nhạc là một mơn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ u
thích. Có thể coi âm nhạc là một hoạt động không thể tách rời trong việc chăm sóc
giáo dục trẻ, hoạt động âm nhạc được thực hiện thường xuyên liên tục và được
lồng ghép trong các hoạt động, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động
khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động.
Hoạt động âm nhạc mang lại cho ta những giây phúc thư giãn thoải mái, âm
nhạc có thể đưa con người lại gần với nhau hơn, âm nhạc cũng có thể đưa con
người lại gần với thiên nhiên, với cái đẹp, với q hương đất nước, con người…
Chính vì vậy bản thân tôi đã xác định rỏ cần phải giáo dục trẻ lòng yêu âm nhạc,
khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động phong phú. Đặc biệt đối với
1

skkn


trẻ 5 -6 tuổi sắp bước qua cấp học mới, tôi thấy hoạt động âm nhạc vô cùng quan
trọng, âm nhạc giúp các em trưởng thành hơn về cả tâm hồn và thể chất. Nhận thức
được tầm quan trọng của âm nhạc trong việc chăm sóc và giáo dục nhất là trẻ 5
tuổi, tơi đã nghiên cứu và tìm ra “Một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ
5 - 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc” một cách hữu hiệu.
II. Nội dung:
1. Thực trạng
Năm học 2019 - 2020 được sự phân công dạy lớp lá 1 Trường mầm non


Phong Thạnh Đông với số cháu là 42 cháu.
Sau khi khảo sát và thăm dị thì tơi nhận thấy những mặt thuận lợi và khó
khăn như sau:
a. Thuận lợi:
- Bản thân tôi là một giáo viên được đào tạo chính quy và đã có 16 năm kinh
nghiệm trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy, tơi nắm bắt được những khả
năng, nhu cầu, mong muốn của trẻ để có những cách thiết kế bài giảng hợp lý, phù
hợp với yêu cầu của độ tuổi trong từng hoạt động.
- Luôn được hướng dẩn chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Ban giám hiệu
tạo mọi điều kiện cho giáo viên trong công tác giảng dạy.
2

skkn


- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình, thường xuyên
trao đổi với giáo viên về tình hình sức khỏe, khả năng tiếp thu bài của các cháu để
cùng kết hợp với nhà trường có phương pháp giáo dục các cháu tốt hơn.
b. Khó khăn:
- Lớp có 34% cháu chưa qua lớp chồi nên khó tiếp cận chương trình cùng
các bạn, việc rèn nề nếp đầu năm gặp nhiều khó khăn, các kĩ năng âm nhạc cháu có
được đa số là do sẵn có tại gia đình, chưa qua trường lớp hướng dẫn nên để đưa trẻ
đi vào nề nếp và hướng dẫn trẻ các hoạt động âm nhạc cơ bản gặp nhiều khó khăn.
- Có góc âm nhạc nhưng còn sơ sài, chưa phong phú, chưa gây được sự
hứng thú tham gia của trẻ.
- Nhiều trẻ thiếu tự tin chưa được mạnh dạn trong hoạt động âm nhạc chưa
thể hiện hết khả năng. Còn một số cháu chưa u thích âm nhạc.
- Cịn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của trẻ, chưa
tạo điều kiện cho trẻ được phát huy khả năng âm nhạc.
- Sĩ số lớp đông, nhận thức của trẻ không đồng đều ảnh hưởng đến chất

lượng của hoạt động âm nhạc.
Với những thuận lợi và khó khăn trên tơi đã nghiên cứu tìm những biện pháp
giải quyết như sau:
3

skkn


2. Biện pháp:
2.1. Tạo môi trường thu hút trẻ hoạt động âm nhạc
Tơi ln tận dụng diện tích phịng học và chú ý bố trí sắp xếp các học cụ,
đội hình để tạo mơi trường học một cách thoải mái cho trẻ.
Ngồi ra tơi ln thay đổi cách bày trí góc âm nhạc thật sinh động theo chủ
điểm để gây sự thu hút tới trẻ. Ví dụ: Chủ điểm “ Thế giới động vật” tơi trang trí
bằng những hình ảnh các con vật sống động, con chim cầm micrô hát, con ếch thì
đánh trống… Từ những hình ảnh vui nhộn do cơ và trẻ cùng trang trí trẻ rất muốn
mình có thể làm được như các bạn, được thể hiện tài năng của bản thân mình.
Góc âm nhạc khơng nên cố định, các kệ đóng sao cho vừa tầm trẻ khi sử
dụng, trẻ có thể sử dụng những trang phục hay dụng cụ âm nhạc, khi bố trí góc âm
nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc không ảnh hưởng,
làm phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác. Giáo viên cần cung cấp nhiều
nguồn âm thanh: các loại lon, thùng thiếc, chay đựng hạt đậu, hột hạt, gạo, khối gỗ.
Giáo viên cần sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu nhi, dân
ca,...
Tại góc âm nhạc, giáo viên cũng nên chú ý tạo điều kiện cho trẻ thể hiện
những ý tưởng, mong muốn của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau,
4

skkn



liên kết với nhau tổ chức các hoạt động mang tính nghệ thuật. Khuyến khích trẻ tự
làm hay giáo viên cùng trẻ trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài
hát nhằm gây hứng thú cho trẻ khi sử dụng. Có thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm
tạo hình trang trí váy áo làm mặt nạ  hóa trang....Trẻ vô cùng sung sướng khi được
sử dụng đồ dùng do chính trẻ tạo ra, để thực hiện các hoạt động âm nhạc.
2.2. Làm tăng khả năng cho trẻ yêu âm nhạc
Để lôi cuốn được trẻ tham gia vào hoạt động thì người giáo viên cần phải
tìm tòi những sáng kiến mới, những thủ thuật sư phạm và từ đó dùng ngơn ngữ của
mình để truyền đạt tới trẻ một cách sinh động và lôi cuốn thu hút trẻ. Trong một
tiết hoạt động âm nhạc tôi cũng có thể tích hợp lồng ghép các hình ảnh bài thơ, câu
đố, nét mặt vui tươi, bằng những câu nói nhẹ nhàng, sử dụng các
trị chơi tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào
giờ học, và tiết học xuyên suốt theo một chủ đề. Ví dụ: Ở chủ đề
thực vật dạy bài hát “Màu hoa” cơ giáo có thể làm một số loại hoa
tươi để thu hút trẻ. 
Tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào các hoạt động trọng tâm. Ví dụ: Tổ
chức dạy hát là trọng tâm thì có thể cho trẻ tập hát nhanh - chậm, hát to - nhỏ, hát
nối tiếp nhau hoặc cho cháu thi hát với nhau…
5

skkn


Việc tạo hứng thú cho trẻ cũng được thể hiện qua việc chuẩn bị đồ dùng
mang tính thẩm mỹ, khoa học, có tính giáo dục cao và đặc biệt là phù hợp với trẻ
và nội dung hoạt động. Vì thế ở các giờ hoạt động âm nhạc cũng như các hoạt
động khác tôi rất chú trọng về việc chuẩn bị đồ dùng cho mình như: đàn, phách tre,
đĩa nhạc, phục trang… đẹp và có màu sắc nổi bật, đặt ở nơi trẻ dễ quan sát, dễ lấy,
đội hình trẻ ngồi phù hợp đảm bảo cho tất cả trẻ đều được quan sát và vận động. Ví

dụ cho trẻ hát và vận động bài. “Yêu hà nội” gợi ý cho trẻ sử dụng trống lắc, phách
tre, dùng đủa gõ vào lon tạo ra âm thanh hổn hợp thật hài hòa.
2.3. Giáo dục âm nhạc trong giờ học âm nhạc
Một giờ học giáo dục âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi
giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động: Trọng tâm là ca hát
thì nội dung chính là tập cho các cháu hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng nhạc. Nếu
trọng tâm là nghe hát thì phần nghe hát phải kéo dài hơn, chủ yếu là trẻ được nghe
cô hát, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc nên hưởng ứng cảm xúc
với những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Nếu trọng tâm là vận động theo
nhạc thì cơ hướng dẫn trẻ cách vận động theo bài hát để tạo cho bài hát hay hơn,
trẻ hứng thú hơn. Tất cả những vận động của tay chân, thân mình nhờ có sự phụ
hoạ âm nhạc trở nên chính xác, nhịp nhàng hơn. Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự
6

skkn


hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp, duyên dáng. Để thu hút vào giờ học và giúp trẻ
làm quen với hoạt động âm nhạc được tốt hơn, giáo viên cần đầu tư, nghiên cứu,
sáng tạo trong phương pháp dạy học: Vào đầu giờ học cơ có thể trị chuyện về chủ
đề, xem vật thật,…có chủ đề theo nội dung bài dạy để dẫn dắt trẻ tới tác phẩm một
cách nhẹ nhàng, tự tin khơng gị bó trẻ. Ví dụ chủ điểm “Thế giới động vật” khi
dạy hát với bài hát “ cá vàng bơi” tơi đội mũ hóa trang, đóng vai và thực hiện các
động tác cá bơi để gây sự hứng thú cho trẻ, từ đó trẻ chăm chú nghe và tập theo tơi
một cách say mê, thích thú.
Vì sự cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển nhận thức. Nó địi
hỏi trẻ phải chú ý, quan sát nhạy bén. Trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh
làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất
cảu hình tượng âm nhạc. Trị chơi âm nhạc giúp trẻ thoải mái, vận động chạy
nhảy... trẻ sẽ hoạt bát nhanh nhẹn và rất hứng thú trong giờ học. Muốn một giờ

hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao địi hỏi cơ giáo phải hát đúng nhạc, có sử dụng
đàn, nhạc cụ để trẻ được làm quen với nhạc, cô hát càng hay càng thu hút trẻ vào
giờ học. Cơ hát phải thể hiện tình cảm sắc bài hát, cơ giới thiệu dẫn dắt hay, có nội
dung để trẻ hát cùng cô cả bài. 

7

skkn


Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kĩ năng thơng qua tai
nghe âm nhạc. Chính vì vậy bản thân đã tìm tịi, sáng tác, cải biên một số trò chơi
nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ. Ví dụ trị chơi “Tai ai thính”
Trị chơi tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe các âm thanh của các nhạc cụ
khác nhau và trẻ hứng thú được khám phá, trải nghiệm các nhạc cụ.
2.4. Âm nhạc kết hợp với các bộ mơn khác
Với chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay thì phương pháp dạy tích
hợp các bộ mơn âm nhạc có thể lồng ghép, kết hợp với tất cả các bộ môn khác trở
nên sinh động hơn. Giáo viên ln tạo cơ hội để trẻ nói ra những suy nghĩ của
mình và thường xuyên động viên khen ngợi trẻ kịp thời. Khi trẻ nhận ra rằng cô
giáo tôn trọng và hoan nghênh các biểu hiện cá nhân của mình thì trẻ sẽ tự tin hơn,
đồng thời giúp trẻ say sưa, thích thú hơn trong những giờ hoạt động khác như:
- Thể dục sáng: Chọn các bài hát có nhịp điệu đều đặn, nhịp nhàng, khỏe
khoắn. Giáo viên có thể chọn các bài hát theo chủ đề, mỗi khi thực hiện chủ đề nào
thì trong thời gian đó tập một bài hát có nội dung về chủ đề đó. Điều này giúp cho
trẻ tránh nhàm chán và khơng khí của chủ đề cũng được lan tỏa tốt hơn.
- Đối với văn học dạy truyện “ Hồ nước và mây” cô có thể tổ chức cho trẻ
vận động cho trẻ theo bài “ hạt mưa và em bé”. .. Đối với khám khá khoa học đề
8


skkn


tài động vật ni trong rừng có các bài hát “chú thỏ con”, “chú voi con trên bản
đôn”… Đối với phát triển thể chất chủ đề nước và mùa hè tôi chọn bài hát hạt mưa
và em bé làm nền nhạc cho phần khởi động, bài hát bé yêu biển lắm cho bài tập
phát triển chung trẻ hứng thú tập hơn.
- Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát những
bài có nội dung theo chủ đề hoặc giáo dục cho trẻ thông qua các bài như: "Quan
sát hoa trong sân trường" Sau khi quan sát xong cô cho trẻ hát bài "Em yêu cây
xanh" hoặc " màu hoa"... Qua đó trẻ sẽ được củng cố lại bài hát cũ hoặc làm quen
với bài hát mới. Giáo dục các cháu trồng cây, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây.
Hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên cuộc sống... Cùng trẻ trò chuyện về bài hát,
giải thích cho trẻ về nội dung lời ca, có âm nhạc nhận thấy trẻ thích hẳn lên, vui
thú, làm cho hoạt động thêm nhẹ nhàng, thoải mái.
- Đối với các trò chơi kết hợp nhạc sẽ tăng sự hứng thú của cháu. Ví vụ với
trị chơi “đội nào chuyền bóng nhanh” cơ tổ chức cho 2 đội thi đua và được quy
đinh trong vịng một bài hát thì trẻ hứng thú tham gia hơn, âm nhạc cũng góp phần
tạo khơng khí buổi hào hứng sơi nổi hơn.
2.5. Tổ chức thông qua các ngày lễ

9

skkn


Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội, tôi tổ chức hoạt động âm nhạc theo
một chương trình biểu diễn văn nghệ mà 100% trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ
hứng thú với bộ môn âm nhạc.
Hàng năm trường mầm non Phong Thạnh Đông nơi tôi đang công tác, có tổ

chức rất nhiều ngày hội ngày lễ và các cuộc thi cho các bé. Điển hình như học kỳ I
của năm học 2019 -2020 vừa qua trường tôi đã tổ chức ngày “Ngày hội đến trường
của bé”, “Bé vui Tết Trung Thu”…. Ở mỗi một ngày hội, ngày lễ trường tôi đã dàn
dựng để tổ chức các tiết mục văn nghệ vô cùng đặc sắc, sinh động và công phu.
Đặc biệt là cuộc thi văn nghệ do trường tổ chức tơi chọn một tiết mục có nội dung
phù hợp chủ đề và lứa tuổi cháu, có giai điệu vui tươi giúp trẻ hứng thú thỏa sức
biểu diển hết khả năng của mình.
2.6. Phối hợp với phụ huynh
Được thấy con mình tự tin vui vẻ mỗi khi đến trường là điều mà phụ huynh
và giáo viên ai cũng mong muốn. Tuy nhiên để làm tốt được công việc này bao giờ
cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Ngay từ buổi họp
phụ huynh đầu năm học tôi đã trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt
động âm nhạc trong trường mầm non.

10

skkn


Mặt khác trong khoảng thời gian trẻ ở trường giáo viên là người luôn bên
cạnh trẻ, hiểu được những tâm tư tình cảm của trẻ, do đó mà giáo viên ln muốn
các con trong lớp mình có thêm vốn âm nhạc. Cho nên tôi thường xuyên thông
báo, trao đổi với phụ huynh thông qua bảng tin của lớp , ở các buổi họp phụ huynh
cũng như những lần đón- trả trẻ về những trẻ có khả năng âm nhạc để gia đình có
hướng bồi dưỡng thêm cho trẻ ở nhà, tuyên truyền với các bậc phụ huynh mua
băng đĩa nhạc có các bài hát mầm non thuộc chủ đề, chủ điểm để các con được
luyện tập ở nhà.
Mặt khác nhằm kích thích thích hứng thú say mê với âm nhạc thì rất cần phụ
huynh giúp đỡ hỗ trợ về mặt kinh phí cũng như đồ dùng, đồ chơi giảng dạy hoặc
mang đến cho các cô những nguyên vật liệu mở như lon bia, hộp sữa, chai nhựa,

quần áo cũ, dụng cụ hố trang…Để cơ và trẻ có thể tự tạo ra những nhạc cụ, đạo cụ
hoá trang nhằm tăng thêm sự hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động âm nhạc.
Như vậy việc phối kết hợp giữa phụ huynh và nhà trường sẽ tạo điều kiện
cho trẻ phát huy những tài năng, năng khiếu âm nhạc.
2.7. Kết quả:
Sau những biện pháp tôi nghiên cứu và áp dụng trong dạy và học tôi đã đạt
được những kết quả sau:
11

skkn


- Bản thân tôi tự tin và nhiều sáng tạo hơn khi dạy trẻ, biết kết hợp đan xen
các hình thức cũng như lồng ghép trong phương pháp giảng dạy, biết tận dụng
những cái mới lạ vào các hoạt động để các cháu hứng thú hơn.
- Tổ chức chuyên đề phát triển vận động có lồng ghép âm nhạc theo biện
pháp nêu trên có hiệu quả.
- 100% trẻ thực sự thích thú khi học âm nhạc, tạo khơng khí vui tươi và tích
cực tham gia vào các hoạt động. Từ đó hoạt động giáo dục âm nhạc đạt chất lượng
rất cao. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ của lớp mạnh dạn và tự tin hơn trước rất
nhiều. Một số cháu còn tham gia vào đội văn nghệ của lớp tham gia biểu diễn ở
các ngày lễ của trường như cháu Ngọc Trân, Ngọc Tím, Như Quỳnh, Thiên Kim…
- Tạo môi trường cho trẻ được hoạt động âm nhạc thường xuyên.
- Thường xuyên phối kết hợp với phụ huynh cho trẻ tiếp xúc làm quen với
âm nhạc.
2.8. Bài học kinh nghiệm
Khi thực hiện đề tài này với những biện pháp thực hiện và kết quả thu được
tôi rút ra bài học như sau:
- Bản thân cô giáo phải hy sinh nhiều thời gian để tham khảo luôn nghiên
cứu sách báo, dự giờ để rút kinh nghiệm cho bản thân. Đầu tư từ cách tổ chức cách

12

skkn


hoạt động sao cho phù hơp với các cháu cho đến việc làm thêm nhiều tranh ảnh đồ
dùng đồ chơi, Cơ giáo khơng ngừng rèn luyện cho mình tác phong, học hỏi nơi
đồng nghiệp, tham dự hội thi khi có dịp và ln phát huy tính tích cực ở mọi nơi
mọi lúc có thể.
- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có sự giúp đỡ theo yêu cầu
của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.
- Bản thân vừa là giáo viên vừa là tổ trưởng chính vì vậy tơi khơng ngừng
học hỏi, tham khảo tài liệu, tham gia học tập, sáng tạo trong phương pháp giảng
dạy.
- Việc lồng ghép tích hợp, cho trẻ làm quen hoạt động giáo dục âm nhạc ở
mọi lúc, mọi nơi giúp trẻ nâng cao hiệu quả học tập.
- Trong q trình giảng dạy cơ phải quan tâm đến khả năng từng trẻ để có
biện pháp bồi dưỡng phù hợp để đưa chất lượng đồng đều.
III. Kết luận
1. Kết luận
Nội dung giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non nói trên được thực hiện thơng
qua giờ hoạt động chính ở lớp và được tích hợp vào một số hoạt động khác trong
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Từ những vốn kinh nghiệm tích lũy ấy, tơi đã
13

skkn


áp dụng và có hiệu quả ở lớp mình nhằm hình thành ở trẻ những yếu tố của một
nhân cách phát triển tồn diện, hài hồ, đó là sự phát triển về thẩm mĩ, đạo đức, trí

tuệ và thể lực trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Để làm tốt nội dung giáo dục âm nhạc, đòi hỏi giáo viên phải có lịng u
nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc. Đặc biệt phải có vốn
kiến thức chun mơn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử dụng linh hoạt những
phương pháp, biện pháp, thủ thuật đề ra trong tiết học.
2. Kiến nghị
Ban giám hiệu tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên, tổ chức
cho giáo viên dự giờ, chuyên đề âm nhạc.
Tổ chức cho giáo viên đi tham quan dự giờ các trường bạn để học hỏi những
giáo viên dạy giỏi chuyên đề.
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra trong q trình học tập và cơng
tác của bản thân tơi. Tơi xin mạnh dạn trình bày với các bạn đồng nghiệp mong
được sự đóng góp của các đồng chí trong Ban giám hiệu và các bạn. Để từ đó bản
thân tôi rút ra được các kinh nghiệm sâu sắc hơn để có một số biện pháp phát triển
thẩm mĩ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc đạt kết quả tốt.
Tôi chân thành cảm ơn!
14

skkn


Phong Thạnh Đông, ngày 22 tháng 10 năm 2019
NGƯỜI VIẾT

Tào Thanh Kiều Diễm

15

skkn




×