Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Skkn một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.25 KB, 20 trang )

Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Ở tiểu học, Chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện
mục tiêu của môn học “Tiếng Việt” là rèn luyện kĩ năng nghe và viết chính tả
cho học sinh, kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng Tiếng Việt và phát triển
tư duy cho học sinh. Phân mơn Chính tả có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững
các quy tắc chính tả, hình thành năng lực và thói quen viết đúng, nhanh và đẹp.
Qua phân mơn này cịn giúp các em có một số phẩm chất như: Tính kỉ luật, tính
cẩn thận và óc thẩm mĩ…Việc hướng dẫn cho các em nắm vững các quy tắc
chính tả sẽ hình thành kĩ năng viết đúng đơn vị từ cho học sinh. Khi các em đã
viết đúng, viết chính xác thì mới có điều kiện học tốt các môn học khác và rèn
luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả. Do vậy, việc nghiên cứu phương
pháp để dạy tốt phân môn Chính tả là một việc làm hết sức cần thiết trong giai
đoạn hiện nay nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng
Việt ở trường tiểu học.
Vậy làm thế nào để học sinh nắm vững các quy tắc chính tả, các từ khó, các
hiện tượng chính tả bất quy tắc, giúp các em học sinh có kiến thức về luật chính
tả, hình thành kĩ năng viết đúng chính tả. Tơi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số
biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3”
2. Mục đích nghiên cứu:
+ Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân dẫn đến những sai lầm khi HS viết chính tả.
+ Đưa ra những biện pháp để hình thành và rèn kĩ năng viết chính tả cho HS
+ Đề xuất các biện pháp khắc phục những lỗi sai khi viết chính tả.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đối tượng khảo sát thực nghiệm
- Nghiên cứu lí luận và thực trạng của việc dạy viết đúng chính tả cho HS lớp 3.
- Nghiên cứu thực trạng viết sai chính tả của học sinh lớp 3.
- Đề xuất các biện pháp nâng cao kĩ năng viết chính tả cho học sinh.


- Đối tượng KSTN: Học sinh lớp 3B Trường TH Tòng Bạt-năm học 2019-2020
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp trị chuyện
- Nhóm tổng hợp, thống kê
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài này trong suốt một năm học 2019 – 2020
tại lớp 3E – Trường Tiểu học Tòng Bạt.
1/20

skkn


Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận :
Chính tả là một trong những phân môn của Tiếng Việt ở tiểu học. Phân
môn này dạy cho học sinh tri thức và kĩ năng chính tả, phát triển năng lực sử
dụng ngôn ngữ ở dạng viết và hoạt động giao tiếp. Chữ viết là kí hiệu bằng hình
ảnh thị giác ghi lại tiếng nói. Chính tả thực hiện những quy ước của xã hội, đề
phòng, ngăn ngừa sự vận dụng tùy tiện, vi phạm các quy ước. Mơn này cịn cung
cấp cho học sinh những quy tắc sử dụng hệ thống chữ viết, làm cho học sinh
nắm vững các quy tắc, hình thành kĩ năng viết thông thạo Tiếng Việt. Đây là
một phân môn cần thiết thể hiện nét chữ nết người.Bồi dưỡng cho học sinh một
số đức tính như: Cẩn thận, chính xác, tính thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần
trách nhiệm…
Với mong muốn hạn chế đến mức tối đa việc học sinh viết sai chính tả và
học tốt các mơn học khác ở lớp, bản thân tôi cố gắng sử dụng nhiều biện pháp,

nhiều hình thức để giảng dạy nhằm giúp học sinh hình thành, phát triển và hồn
thiện kĩ năng viết đúng Tiếng Việt chuẩn mực theo hướng “giữ gìn sự trong sáng
của Tiếng Việt”. Trong đó, nhà trường là mơi trường quan trọng đóng vai trị
chủ đạo trong việc thực hiện chuẩn hóa ngơn ngữ và chữ viết. Rèn kĩ năng viết
đúng chính tả cho học sinh là một cơng việc mang tính lâu dài và liên tục, rèn
cho các em ý thức, thói quen và hồn thiện kĩ năng viết đúng chính tả nhằm
nâng cao chất lượng mơn Tiếng Việt.
1. Đặc điểm chung của học sinh lớp 3 khi viết chính tả
- Lứa tuổi học sinh lớp 3, các em đã chuyển dần từ tập chép ở lớp 2 sang
nghe - viết hoặc nhớ - viết với những yêu cầu về số lượng chữ, tốc độ cao hơn
các lớp trước. Do đó, đầu học kì I học sinh gặp rất nhiều lúng túng khi viết chính
tả và viết sai tương đối nhiều. Có một số em cịn viết chưa thành chữ . Một số
em bước đầu nắm được quy tắc viết nhưng lại thiếu tính cẩn thận (quên ghi dấu
thanh và dấu phụ ở một số chữ). Một số em khác tuy viết đúng âm tiết, nhưng
chưa đẹp, chưa đúng cỡ chữ, chưa đúng li hoặc sai về khoảng cách.
Trong thực tế, ở một số bài chính tả khác có em cịn mắc tới trên 10 lỗi
chính tả. Điều này cho thấy, kĩ năng viết chính tả của các em còn nhiều hạn chế,
làm ảnh hưởng tới kết quả học tập ở môn T.Việt cũng như các môn học khác.
2. Thực trạng viết chính tả ở học sinh lớp 3:
-Thực trạng điều tra cho thấy, HS lớp 3 đều mắc lỗi viết sai chính tả. Cụ thể các
lỗi thường mắc như sau:
( Minh chứng kèm theo: Bảng 1)
a. Lỗi về âm đầu : Học sinh thường viết lẫn lộn một số âm đầu sau :
- l/n : nên/lên, nồi/lồi, nảy/lảy, nửa/lửa, lắm /nắm, lền/ nền,.....
- ch/tr : chân/trân , trả/chả , tre/che , chắc/trắc , truyền/chuyền,..
2/20

skkn



Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3
-Trong các lỗi về âm đầu, tôi thấy lỗi về âm đầu l/n; s/x; ch/ tr là phổ biến hơn.
( Minh chứng kèm theo: Bảng 2)
b. Lỗi về nguyên âm đôi, âm cuối, âm đệm
-Lỗi về nguyên âm đôi: uô/ua : cuốn chỉ - cuấn chỉ , quanh - quoanh,..
- Lỗi về âm cuối: - ng/nh : nhưng/nhưnh , mênh/mêng,..
- ất/ấc : gấc/gất , cát/cấc
- n/ng : đèo ngang - đèo ngan, vườn rau - vường rau,.....
- Lỗi về âm đệm : - eo/oe : khỏe/khẻo,
( Minh chứng kèm theo: Bảng 3)
c. Lỗi viết hoa : Lỗi viết hoa của các em thường gặp ở 2 dạng:
- Không viết hoa đầu câu, danh từ riêng ( tên riêng), tên địa danh:
Ví dụ: Dạy bài Chính tả ( Nghe – viết) : Chiếc áo len – Viết đoạn 4 (TV3-T1,
T20) có câu : “ Nằm cuộn trịn trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá”;
học sinh viết :“ Nằm cuộn trịn trong chiếc chăn bơng ấm áp, lan ân hận quá”.
- Không nắm được quy tắc viết hoa khi viết tên riêng, tên địa lí nước ngồi,
tên cơ quan đồn thể ví dụ : Y- éc –xanh, học sinh viết thành Y ÉC Xanh
- Viết hoa tùy tiện. Đây là loại lỗi xuất hiện ở cả những em viết khá, có thể là
do khi viết các em khơng chú ý, thiếu tính cẩn thận hoặc có thể các em viết theo
ý thích.
( Minh chứng kèm theo: Bảng 4)
d. Lỗi về thanh điệu : Học sinh lớp 3 ít bị nhầm lẫn giữa thanh hỏi và thanh
ngã , thanh hỏi và thanh nặng như ở một số địa phương khác. Nhưng do vô ý
hoặc thiếu cẩn thận nên một số em hay bị thiếu dấu thanh hoặc quên dấu phụ.
( Minh chứng kèm theo: Bảng 5)
e.Các lỗi về âm đệm , nguyên âm đôi , âm cuối xuất hiện ít hơn. Cịn với các
tiếng hoặc từ khó như ngoằn ngoèo, ngoe nguẩy, khúc khuỷu,quanh quẩn, các
em viết sai nhiều, ngay cả với học sinh khá.
Cụ thể kết quả khảo sát đánh giá chữ của lớp đầu năm tôi thống kê như sau:
( Minh chứng kèm theo: Bảng 6)

II. Nguyên nhân:
Từ việc điều tra kết quả lỗi mà học sinh thường mắc phải, cho thấy việc mắc
lỗi chính tả của học sinh có thể được lí giải bằng những nguyên nhân sau :
+ Do học sinh không nắm vững được cơ sở ngữ âm, ngữ nghĩa của chính tả
Tiếng Việt, khả năng kết hợp của các thành phần trong âm tiết tiếng Việt.
+ Do học sinh khối lớp 3 còn hạn chế chữ quốc ngữ nhiều dấu phụ và
phức tạp. Có âm được ghi bằng 2 hoặc 3 dạng như âm / k/ ghibằng c ,k,q ; âm
gờ ghi bằng g/gh,....
+ Do hạn chế của học sinh về bộ máy máy phát âm dẫn đến việc ghi âm
không chính xác .
3/20

skkn


Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3
+ Các từ, các tiếng khó chưa được chú trọng đúng mức (cả về nhận thức, cả
về thời gian).
+ Do một số em bị mất căn bản từ lớp dưới. Các em chưa nắm vững âm,
vần nên đọc sai dẫn đến viết sai.
+ Do học sinh chưa phân biệt được khi nghe giáo viên đọc phát âm.
+ Do chưa nắm được một số quy tắc chính tả, chưa hiểu rõ nghĩa của từ,
chưa chú ý khi thực hiện chính tả nghe viết.
Ngồi ra cịn một ngun nhân không kém phần quan trọng là cách tổ chức
cho học sinh viết chính tả, cách phân phối thời gian cho hợp lí. Một số giáo viên
chưa thực sự lấy học sinh làm trung tâm, chưa coi trọng việc điều tra thực tế.
III. Các biện pháp nêu trên được tiến hành cụ thể như sau:
1. Điều tra
* Mục đích: Giúp người giáo viên nắm bắt được thực trạng mắc lỗi chính tả
của học sinh, tìm hiểu các ngun nhân từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp.

* Cách tiến hành
Điểu tra lỗi chính tả là việc làm đầu tiên người giáo viên phải thực hiện và
thực hiện một cách nghiêm túc thường xuyên. Quá trình điều tra này gắn liền
với quá trình chữa và nhận xét bài của giáo viên .Vì thế sau mỗi giờ viết chính tả
của học sinh tôi thường thu lại từ 7- 9 bài ( Luân phiên theo từng tổ nhóm ) và
nhận xét tỉ mỉ từng lỗi sai của các em. Để thuận tiện cho việc theo dõi tơi thường
ghi lại những lỗi chính tả mà các em hay mắc phải vào quyển sổ cá nhân gọi là
“ Nhật kí chính tả”. Sau mỗi lần chấm chữa tôi lại giở lại và đối chiếu xem các
em cịn lặp lại lỗi sai khơng hoặc xuất hiện thêm những lỗi chính tả nào khác để
từ đó đưa ra biện pháp khắc phục cho phù hợp.
Cụ thể : Khi chấm các bài chính tả ở tuần 2, tơi đã thống kê được các lỗi
chính tả của học sinh lớp mình như sau: 0 - 1 lỗi (5 em); 2 - 3 lỗi (6 em); 4 - 5
lỗi (4 em); 6 - 10 lỗi (6 em) ; 11 - 14 lỗi (4 em)
2. Rèn kĩ năng nói và nghe viết cho học sinh
* Mục đích : Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói và nghe chính xác từ đó giúp
các em viết đúng.
*Cách tiến hành: Để viết đúng chính tả cần phải phối hợp bốn hoạt động đó là :
Nghe - nói - đọc - viết . Chúng là các hoạt động không thể tách rời nhau được
trong việc luyện viết đúng chính tả cho học sinh. Song thực tế, việc rèn ngơn
ngữ nói cho học sinh gặp rất nhiều khó khăn như:
+ Các em thường khơng tập trung chú ý nghe cô giáo đọc.
+ Thời gian dành riêng để luyện nói cho các em cịn hạn chế.
+ Nhiều học sinh ngọng do nói tiếng địa phương .
+ Một số em ngọng do cấu tạo bộ máy phát âm (Trường hợp này thường rất khó sửa)
+ Thói quen viết bừa, không tuân theo một quy tắc chuẩn mực của số ít học sinh
4/20

skkn



Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3
Để khắc phục những khó khăn trên tôi đã đưa ra một số biện pháp như sau :
- Khi đọc viết chính tả cho các em tơi thường cố gắng ra hiệu lênh rõ ràng để các
em tập trung nghe cô giáo đọc. Với em khả năng tập trung kém, tơi thường phải
đến vị trí của các em ngồi để tránh tình trạng các em khơng chú ý khi viết.
- Mỗi tuần tôi dành thời gian một tiết hướng dẫn học vào một giờ nhất định để
hướng dẫn các em luyện nói. Tơi hướng dẫn các em :
+ Vị trí của các bộ phận trong cơ quan phát âm : môi, răng, lợi, ngạc cứng,
ngạc mềm, lưỡi con, đầu lưỡi, mặt lưỡi trước, mặt lưỡi sau, nắp họng.
+ Cách phát âm
+ Vị trí phát âm : Vị trí của mơi, răng, lưỡi .
Ví dụ : Khi dạy học sinh phát âm : L : Vị trí của lưỡi đặt ở lợi hàm trên,đầu lưỡi
cong lên, lưỡi chuyển động theo chiều đi xuống.
Ban đầu có thể hơi khó với các em nhưng nếu lặp đi lặp lại thường xuyên các
em sẽ thấy được sự khác nhau của các bộ phận phát âm khi đọc chúng. Từ đó
các em sẽ điều chỉnh để nói đúng , và điều chỉnh để viết đúng.
+ Ngoài hướng dẫn các em vào giờ hướng dẫn học tơi cịn lồng ghép vào trong
các tiết học khác ví dụ như tiết : Tập đọc, chính tả, tập làm văn ( nghe – kể )
- Trường hợp nói ngọng do tiếng địa phương ở lớp tơi khơng có bởi do đặc
thù địa phương
-Với trường hợp ngọng do cấu tạo bộ máy phát âm : Các em ở trường hợp
này thường rất khó để sửa, tơi chỉ có thể hạn chế các em viết sai bằng cách cho
các em lặp đi lặp lại những từ mà các em dễ viết sai để các em ghi nhớ và sửa.
- Bên cạnh việc luyện nói, luyện phát âm thì việc luyện kỹ năng nghe cho
học sinh cũng không kém phần quan trọng. Muốn học sinh viết đúng, viết chính
xác những từ (tiếng) khó trong bài chính tả thì các em phải biết nghe đúng, nghe
chính xác. Điều quan trọng để học sinh nghe đúng là giáo viên phải đọc đúng,
phát âm chuẩn ở tất cả các tiết học. Với những tiếng dễ lẫn lộn giữa âm lờ/nờ tôi
hay đọc tách rời từng tiếng rồi gọi học sinh phát hiện xem chữ đó được viết bắt
đầu bằng âm e-lờ hay en-nờ. Bước tiếp theo, tôi đọc cho học sinh viết vào bảng

con các từ ( tiếng ) dễ lẫn đó để bao quát toàn bộ lớp, dễ phát hiện ra những em
chưa biết phân biệt.
* Tóm lại : Muốn học sinh viết đúng chính tả, trước hết giáo viên phải chú
ý luyện phát âm cho mình và cho học sinh để phân biệt các âm đầu, âm chính và
âm cuối dễ lẫn…
3. Bồi dưỡng học sinh yếu :
* Mục tiêu : Tăng cường khả năng viết chính tả cho học sinh yếu, học sinh
tiếp thu chậm.
* Cách tiến hành: Sau mỗi buổi học giáo viên giao cho các em một đoạn
chính tả ngắn và nhắc các em về nhà nhờ bố, mẹ hay một người khác đọc cho để
5/20

skkn


Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3
viết. Sở dĩ tôi đưa ra biện pháp này bởi vì thứ nhất tơi muốn bố mẹ các em nắm
được tình hình học tập của các em. Thứ hai đó là tạo điều kiện để họ trực tiếp
kèm cặp con em mình .Tơi thường u cầu các em phải luyện đọc nhiều bởi có
đọc thơng thì mới viết thạo. Ngoài ra trong các tiết hướng dẫn học tơi thường
hướng dẫn các em viết chính tả theo các bước sau:
(1) Luyện đọc lại bài viết .
(2) Từng học sinh tự phát hiện những chữ mình hay viết sai bằng cách đọc
thầm lại và dùng bút chì gạch chân những chữ đó.
(3) Giáo viên tập hợp lỗi sai của mấy em đó lại, hướng dẫn cách viết từng
chữ Khi hướng dẫn viết chữ khó, nhiều chữ cần yêu cầu học sinh đánh vần lại
rồi phân tích cấu tạo âm tiết để nắm rõ cách viết chữ đó.
(4) Xóa các chữ vừa hướng dẫn, đọc lại cho học sinh luyện viết trên bảng con.
(5) Đọc từng từ, cụm từ - học sinh nghe, viết vào vở.
(6) Chữa, nhận xét bài tay đôi với từng em.

(7) Viết mẫu lại các chữ mà học sinh viết sai ra đầu dòng vở, yêu cầu các
em viết lại mỗi chữ 2 dòng tại lớp, 3 dòng về nhà.
(8) Cho học sinh nghe, viết lại bài vừa luyện ra giấy lần 2.
* Chỉ sau một thời gian kèm cặp cho các em như vậy bài viết trên lớp của
các em có nhiều tiến bộ. Nhìn vào sự tiến bộ của các em tôi cảm thấy rất vui vì
sự tâm huyết của mình bước đầu đã có hiệu quả. Trong giờ dạy chính tả tơi cảm
thấy nhẹ nhàng và thoải mái hơn rất nhiều.
4. Áp dụng biện pháp dạy “chính tả ghi nhớ, chính tả đối lập”
* Mục tiêu : Giúp các em ghi nhớ và phân biệt các hiện tượng chính tả.
* Cách tiến hành: Việc áp dụng “chính tả ghi nhớ - chính tả đối lập” vào mỗi
tiết học nhằm giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả và phân biệt được
các phụ âm đầu dễ lẫn. Bởi vì “ chính tả ghi nhớ’ là biện pháp buộc học sinh
phải học thuộc,nhớ từng chữ theo phương châm “sai gì học nấy”. Ví dụ:
- Để giúp học sinh ghi nhớ nhanh những từ - tiếng khó viết, giáo viên cần để
bản thân các em tự phân tích tiếng theo 3 bộ phận (phụ âm đầu ,vần và thanh
điệu), có như vậy các em mới ghi nhớ mặt chữ lâu hơn.
Như : Dạy cách ghi nhớ từ “cuống quýt” tôi thực hiện như sau:
+ Giáo viên đọc từ “cuống quýt” - học sinh viết vào bảng con.
+ Kiểm tra kết quả viết của học sinh - học sinh giơ bảng. Những học sinh
viết sai sẽ nhìn bảng đúng phân tích lại cách viết. Giáo viên ghi bảng khi học
sinh phân tích lại chữ sai đó : cuống (qt) = c + ng + thanh sắc.
(cuống) quýt = qu + yt +thanh sắc.
( Đây là bước ghi nhớ lần 1)
+ Giáo viên dùng phấn màu gạch chân những âm hoặc vần cần nhấn mạnh
để học sinh ghi nhớ lưu ý này.
( Bước ghi nhớ lần 2)
6/20

skkn



Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3
+ Xóa bảng các chữ vừa phân tích, u cầu học sinh đó nghe đọc và viết lại
vào nháp hoặc bảng con.
(Bước ghi nhớ lần 3)
+ Khi viết bài vào vở nhắc học sinh nhớ lại những chữ khó vừa phân tích
cách viết để viết đúng.
( Bước ghi nhớ lần 4)
- Cịn “ Chính tả đối lập” là biện pháp giáo viên đưa ra từng cặp âm tiết
có chứa nội dung luật chính tả để học sinh so sánh, đối chiếu với nhau ; giúp các
em tránh được sự nhầm lẫn khi viết.
* Giúp các em ghi nhớ mẹo, luật chính tả:
Muốn học sinh học tốt phân mơn Chính tả thì trước hết giáo viên phải viết
tốt chính tả và phải thật am tường về các mẹo, luật chính tả đồng thời ln rèn
chữ viết đúng, đẹp. Đây là biện pháp hữu hiệu và lâu bền nhất.
Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính qui luật chi phối
hàng loạt từ. Khi giáo viên hướng dẫn kĩ phần này cho học sinh nắm vững sẽ
giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả một cách rất hữu hiệu.
Quy tắc ghi phụ âm đầu:
+ Qui tắc viết: k/c/q : Được ghi bằng ba hình thức khác nhau, nhưng phổ biến
nhất là bằng chữ cái c.
- C viết trước các nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, , ưa.Ví dụ: cái ca, căn dặn,
cái cân, nằm co, cô giáo, cơ quan, ông cụ, cử tạ, cuộc đua, cái cưa…
- K viết trước nguyên âm i, e, ê, iê, ia. Ví dụ: kỉ niệm, thước kẻ, truyện kể….
- Q viết trước âm đệm u được ghi bằng q .Ví dụ: quả cam, cơ quan, yêu quý…
+ Qui tắc viết g, gh:
- G viết trước các nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư. Ví dụ: con gà, cố gắng, xa
gần, gõ cửa, củ gừng…
- Gh viết trước các nguyên âm i, e, ê . Ví dụ: ghi nhớ, ghé vào, cái ghế…
+ Qui tắc viết ng, ngh :

- Ng viết trước nguyên âm: a, ă, â, o, ơ, ơ, u, ư, ưa, ưu
Ví dụ: té ngã, ngăn tủ, ngân hàng, rau ngò, bỡ ngỡ, đi ngủ, cá ngừ…
- Ngh viết trước nguyên âm: e, ê, i, iê, eo
Ví dụ: lắng nghe, củ nghệ, nghỉ hè, nghiêng nghiêng, nhà nghèo…
+ Mẹo nhóm nghĩa ch/tr:
Để phân biệt âm đầu tr/ch cũng vậy. Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và
tên con vật đều bắt đầu bằng ch : chăn, chiếu, chổi, chõng, chai, chày, chén,
chum, chĩnh, chng,... chuột, chó, chuồn chuồn, chào mào, châu chấu, chiền
chiện, chèo bẻo,....Các từ chỉ phủ định cũng viết với “ch” : chẳng, chưa, chớ.
Các từ chỉ vị trí viết với “ tr” ví dụ : Trước, trên, trong. Âm “ tr” khơng thể
đứng trước những chữ có vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, ươ. Vì vậy gặp những
vần này ta cứ viết “ ch”. Âm “tr” thường đi cùng với những từ có dấu nặng hoặc
7/20

skkn


Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3
dấu huyền (trịnh trọng, trụ sở, triệu phú, doanh trại, trình độ, truyền thống,..)
- Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì viết là ch: cha, chú, chị,..
- Những từ chỉ vị trí viết là tr. Ví dụ: trên, trong, trước,…
Đối với một số từ bắt đầu bằng tr/ ch mà không thể áp dụng một trong
những mẹo luật trên thì cần áp dụng cặp chính tả đối lập để phân biệt.
Ví dụ : Muốn viết đúng cặp từ “ chuyện/truyện”cần giúp học sinh phân biệt
được sự khác nhau về nghĩa của hai từ này để rút ra cách viết đúng chính tả:
-Viết là “truyện” khi muốn chỉ đó là tác phẩm văn học ( truyện ngắn, đọc
truyện, truyện kể,..)
- Viết là “ Chuyện” muốn chỉ một sự việc đươc diễn tả bằng lời ( câu chuyện,
trị chuyện nói chuyện, kể chuyện) hay chỉ một công việc cụ thể như :chưa làm
nên chuyện.

+ Mẹo nhóm viết s/x:
+ Để phân biệt các âm đầu s/x, tôi thường đưa ra các cặp từ đối lập: sẻ/xẻ,
sắn/xắn, sả/xả , sáo/xáo , sâu/xâu, sung/xung, si/xi,.....Sau đó chỉ cho các em
thấy mẹo để phân biệt các từ này là :
- Tên thức ăn và đồ dùng nấu ăn viết là x: xơi, xúc xích, xì dầu, xoong,…
- Các động từ, tính từ thường viết là x: xem, xách, xẻ, xay, xào, xanh,…
- Hầu hết các danh từ còn lại đều viết là s
Chỉ người: sứ giả, đại sứ, sư sải, giáo sư, gia sư,…
Chỉ cây cối: sen, sung, sấu, sắn, sim, si,…
Chỉ đồ vật: sọt, sợi dây, sợi vải,…
Chỉ sự vật, hiện tượng: sao, sương, sơng, suối, sấm sét,…
Có một số trường hợp ngoại lệ là danh từ nhưng lại viết là x: xe, túi xách,
xẻng, xã, trạm xá, xương, cái xe, cái xuồng, cây xoan, cây xoài, trạm xá…
+ Mẹo nhóm viết d/r/gi:
Trong trường hợp này ta cần nhớ nghĩa và cách viết tương ứng, muốn xác
định cách viết đúng phải dựa vào sự đối lập về nghĩa
Gia (nghĩa là tăng thêm): gia hạn, gia tăng, tham gia, gia vị,…
Gia ( nghĩa là nhà): gia đình, gia trưởng, gia tài, gia sư,…
Da (lớp vỏ bên ngoài): da thịt, da mặt, da dẻ,…
Ra (sự di chuyển): ra vào, ra sân, ra chơi, ra ngồi,…
+ Mẹo nhóm viết l/n:
+ Phân biệt âm đầu l/n : Với các chữ bắt đầu bằng l/n lớp tơi thường hay
lẫn lộn ở tiếng có cùng vần như : nên/lên, no/ lo, nắng /lắng, lồi /nồi,... Vì vậy,
tơi thường vận dụng chính tả đối lập để giúp các em phân biệt cách viết của từng
cặp từ dựa vào nghĩa của chúng. Tuy nhiên tôi vẫn cung cấp cho các em một số
mẹo luật chính tả để dễ dàng hơn khi viết các chữ bắt đầu bằng l/n như sau :
-L đứng trước âm đệm (oa, uô) như :luôn luôn, thuồng luồng , loan tin, lưu loát.
8/20

skkn



Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3
-N không đứng trước âm đệm (oa, uô) trừ tiếng nuông trong từ “ nuông chiều”
+ Quy tắc viết chính tả âm cuối n/ng:
Ví dụ: con trăn / ánh trăng, cái bàn / cây bàng, tan lễ / tang lễ,…
+ Quy tắc viết âm đệm u, o:
- U viết sau chữ q: Ví dụ: quang đãng, hành quân,…
- U đứng trước các nguyên âm â, ê, y, yê, ya: Ví dụ: huân chương, luân chuyển
- O đứng trước các nguyên âm a, ă, e. Ví dụ: cái loa, bông hoa,…
+ Quy tắc viết một số nguyên âm là âm chính:
- Nguyên âm a khi đứng trước y và u.Ví dụ: hát hay, bàn tay, hoa cau,..
+ Quy tắc viết nguyên âm đôi: iê, uô, ua, ưa, ươ, ia
- Viết iê liền sau âm đầu trước âm cuối.Ví dụ: chiến công, tiên tiến, tiếng hát,…
- Viết uô khi có âm cuối.Ví dụ: cái cuốc, tuốt lúa, quả chuối, nhuộm vải,..
- Viết ua khi khơng có âm cuối. Ví dụ: con cua, của cải, mua bán,…
- Viết ưa khi khơng có âm cuối.Ví dụ: trời mưa, quả dưa,…
- Viết ươ khi có âm cuối.Ví dụ: u nước, lướt thướt, vườn hoa,….
- Viết ia khi khơng có âm cuối. Ví dụ: cây mía, chia tay,…
- Ngun âm đơi có âm cuối đi kèm.Ví dụ: dưới, triều, nước,….
- Ngun âm đơi khơng có âm cuối đi kèm.Ví dụ: nửa, của,…
- Ngun âm đơi đi sau âm đệm .Ví dụ: thuyền, quyền,…
+ Mẹo tương ứng thanh điệu trong từ láy: (Luật bổng-trầm)
- Đối với học sinh thường viết sai thanh hỏi, thanh ngã tôi thường hướng
dẫn các em phân biệt cách phát âm hai dấu thanh này (thanh ngã đọc nhấn giọng
và dài hơi hơn thanh hỏi). Ngồi ra tơi cịn cho học sinh học thuộc luật chính tả
với thanh hỏi, thanh ngã là: ngang-sắc-hỏi (có nghĩa là tiếng khơng có dấu thanh
hoặc có thanh sắc thì thường đi với tiếng có thanh hỏi) huyền-ngã -nặng (có
nghĩa là tiếng có thanh huyền hoặc thanh nặng thường đi chung với tiếng có
thanh ngã). Nhưng luật trên chỉ mang tính tương đối, chứ khơng phải tuyệt đối.

Trong các từ láy đôi, các dấu thanh bao giờ cũng cùng một nhóm (trầm)
huyền-ngã-nặng hoặc (bổng) sắc-hỏi- khơng dấu. Để học sinh nhớ được 2 nhóm
này giáo viên có thể cho các em học thuộc câu thơ sau:
Chị Huyền mang nặng ngã đau
Hỏi không sắc thuốc lấy đâu mà lành.
* Bổng: Ví dụ: Ngang + hỏi: nho nhỏ, vẩn vơ, mải mê, tuổi thơ,…
Sắc + hỏi: mải miết, chải chuốt, trút bỏ,…
Hỏi + hỏi: đủng đỉnh, hổn hển, thủ thỉ, rủ rỉ,…
* Trầm: Ví dụ: Huyền + ngã: sững sờ, thẫn thờ, lững lờ, …
Nặng + ngã: nhẹ nhõm, đẹp đẽ, mạnh mẽ, lạnh lẽo,…
Ngã + ngã: rỗi rãi, nghễnh ngãng, nhõng nhẽo,…
Ví dụ: Bài Chính tả Chiếc áo len. Sách Tiếng Việt 3 - Tập 1 - Trang 22
9/20

skkn


Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3
Bài tập 2/b: Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ? Giải câu đố.
Vừa dài mà lại vừa vuông
Giúp nhau kẻ chỉ, vạch đường thẳng
(là cái thước kẻ)
+ Mẹo (Mình nên nhớ viết là dấu ngã):
Mẹo, luật chính tả thường khó nhớ. Vì thế trong q trình giảng dạy tơi
thường xun nhắc nhở, khuyến khích các em luyện viết nhiều lần để tạo thói
quen dùng đúng từ, đúng dấu thanh,…
Với m (mình): mẫn cảm, mãnh liệt, mạnh mẽ, mĩ thuật, mĩ mãn,…
Với n (nên): nỗ lực, phụ nữ, nỗi niềm,…
Với nh (nhớ): nhẫn nại, nhiễm bệnh, tham nhũng, truyền nhiễm,…
Với v (viết): vĩ đại, vĩ nhân, vĩ tuyến, vỗ tay, vũ trụ, cổ vũ,…

Với l (là): lã chã, thung lũng, lưỡng lự, lãng mạn, ông lão…
Với d (dấu): dưỡng sinh, dũng cảm, dã man, diễm phúc, dã thú,…
Với ng (ngã): té ngã, ngỡ ngàng, ngưỡng mộ, ngôn ngữ, đội ngũ,…
+ Quy tắc viết hoa danh từ riêng:
Viết đúng chính tả khơng chỉ là cách viết đúng tiếng từ mà gồm cả cách
viết hoa, cách dùng dấu câu. Vì thế tơi ln nhắc nhở học sinh khơng nên viết
hoa tuỳ tiện. Bên cạnh đó, tơi kết hợp với giảng dạy phân môn Luyện từ và câu
để hướng dẫn học sinh cách sử dụng dấu câu và viết hoa cho đúng.
-Viết hoa chữ cái đầu của tiếng đầu câu.VD:Đường lên dốc trơn và lầy. Người
nọ đi tiếp sau người kia.
-Viết hoa tên người Việt Nam: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.
Ví dụ: Nguyễn Ái Quốc, Võ Thị Sáu,…
-Viết hoa tên địa lí Việt Nam. Ví dụ: Hà Nội, Hạ Long, Cần Thơ,…
-Viết hoa trong phiên âm tên người và tên địa lí nước ngồi: Ta cần viết hoa chữ
cái đầu tiên của tiếng thứ nhất, giữa các tiếng có gạch nối.
Ví dụ: Cơ-rét-ti, En-ri-cơ, Cam-pu-chia, In-đơ-nê-xi-a,…
-Viết hoa để tỏ sự tơn trọng .Ví dụ:Việt Nam đẹp nhất tên Người, Hai Bà Trưng
Trên đây là những mẹo luật chính tả cơ bản. Tuy nhiên những mẹo luật
này cũng có những trường hợp ngoại lệ khơng phải là tuyệt đối. Cho nên khi viết
chính tả giáo viên cũng phải nhắc nhở học sinh chú ý viết cho đúng.
5. Bồi dưỡng qua môn học khác:
* Mục tiêu : Thông qua các môn học khác để tăng cưởng kĩ năng viết chính tả
cho học sinh.
* Cách tiến hành:Việc giúp học sinh viết đúng chính tả phải diễn ra một cách
thường xuyên,liên tục. Không phải chỉ rèn học sinh viết đúng chính tả trong giờ
học chính tả mà chúng ta cần giúp HS viết đúng chính tả trong các môn học
khác như: Tập làm văn; Luyện từ và câu;Đạo đức; Tự nhiên và xã hội; Tốn;
Đối với các mơn học ghi bài vào vở,HS thường ghi đề sai, giáo viên thường
10/20


skkn


Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3
xuyên theo dõi vở học hằng ngày để phát hiện lỗi sai và sửa chữa kịp thời.
Ví dụ : + Đạo đức : Tự làm lấy việc của nình. Học sinh lại viết: Tự làm lấy
việt của mình.
+ Tự nhiên và xã hội: Hoạt động nơng nghiệp. Học sinh lại viết : Hoạt động
lông ngiệp. Giáo viên cần sửa chữa kịp thời để học sinh không mắc lại lần nữa.
Tóm lại : Cần chú ý giúp học sinh viết đúng chính tả ở tất cả các mơn học
một cách thường xuyên và liên tục. Cần uốn nắn và sửa chữa kịp thời nếu phát
hiện ra lỗi chính tả mà học sinh mắc phải trong các buổi học thường ngày…
6 . Sử dụng hệ thống bài tập chính tả phù hợp.
* Mục tiêu : Thông qua các bài tập chính tả để nâng cao kĩ năng viết chính tả
cho học sinh.
* Cách tiến hành: Giáo viên có thể đưa ra các dạng bài tập chính tả khác nhau,
để giúp HS tận dụng các kiến thức đã học phân biệt các âm vần dễ lẫn. Sau mỗi
bài tập cần rút ra các quy tắc chính tả, các mẹo luật chính tả, để ghi nhớ.
(1) Bài tập phân biệt: Đặt câu để phân biệt từng cặp từ sau:
chúc - trúc
nắng - lắng
no - lo
dành - giành
lên - nên
trở - chở
truyền - chuyền
chiều - triều
( 2 ) Bài tập trắc nghiệm : Khoanh tròn chữ cái trước từ ngữ viết đúng:
a – căn dặn
d - vắng mặt

h - nhọc nhằn
b – căng nhà
e – vuông vắng
i - lằng nhằng
c – kiêu căng
g – vắn tắt
k – cằng nhằng
( 3 ) Bài tập tạo từ (hoặc cụm từ ) đúng: Nối các tiếng ở cột A với các tiếng cột
B để tạo thành tiếng viết đúng chính tả:
A
B
a . cuộn
g . rau
b . chia
h . sóng
c . luống
i . khí
d . luồng
k . sẻ
e. suôn
m . xẻ
( 4) Bài tập lựa chọn: Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ trống trong các câu sau
a . Đôi...........này đế rất ............( dày , giày , rày )
b . Em thích nghe .................hơn đọc ................( Truyện , chuyện)
( 5 )Bài tập phát hiện :Tìm từ viết sai chính tả trong câu sau và sửa lại cho đúng
a . Đàn xếu đang sải cánh trên cao.
b . Quê hường là trùm khế ngọt .
c . Chiếc xe trở đầy ghạch.
( 6 ) Bài tập tìm từ :
11/20


skkn


Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3
a - Tìm các từ có chứa vần “ ướt”hoặc vần “ ước’có nghĩa như sau:
+ Dụng cụ để đo , vẽ, kẻ :............
+ Người chuyên nghiên cứu , bào chế thuốc chữa bệnh..............
+ Đồ vật dùng để chải tóc...............
b - Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n có nghĩa như sau:
+ Xe dùng cho người khuyết tật ..................
+ Chỉ số lượng rất nhiều................
+ Vật bằng kim loại khi có điện sẽ làm phẳng quần áo .................
( 7 ) Bài tập điền khuyết :Chọn “âm” hoặc “vần” thích hợp điền vào chỗ chấm
+ d, r, hoặc gi : ........án cá, gỗ ...án, con ....án; ...ễ ...ãi, đêm ...ao thừa.
+ s hoặc x : ...ôn ...ao, ngôi ...ao, lao ...ao; ...áo cà, con ...áo, ...áo trộn.
+ ât hay âc : gió b....,t.......bật, quả g...., m.....ong, ph.... cờ, bít t......
+ ng hay nh : mê....... mơng, như...... người bạn tốt, ma...... vác.
+ ch hay tr : Như…e mọc thẳng, con người không ...ịu khuất.
( 8) Bài tập giải câu đố : Điền vào chỗ trống d hay r ? Sau đó giải câu đố.
Hịn gì bằng đất nặn....a
Xếp vào lò lửa nung ba bốn ngày.
Khi ra, ...a đỏ hây hây
Thân hình vng vắn đem xây cửa nhà. ( Là gì ? )
* Ngồi ra giáo viên phải kết hợp cho học sinh biết xây dựng cái đúng, loại
bỏ cái sai. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những quy tắc chính tả, những
mẹo luật chính tả thì cần phải hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập nhằm
hình thành các kĩ năng , kĩ xảo chính tả.
7. Tổ chức các trị chơi trong khơng gian thích hợp:
* Mục tiêu: Thơng qua trị chơi giúp các em hiểu thêm về các quy tắc chính tả.

* Cách thực hiện: Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học là :
“Thích học mà chơi - chơi mà học” nên hình thức vừa dạy vừa tổ chức trị chơi
ngay trong khơng gian lớp học, tại thời gian giờ học, buổi học giúp các em đỡ
căng thẳng thần kinh. Nó tạo cho các em hứng thú và niềm vui trong học tập.
Nhất là phát huy tính tích cực của các em.
+ Giáo viên có thể tổ chức trị chơi cho các em trong phần bài tập chính
tả bởi sau khi viết chính tả bao giờ cũng có các phần bài tập để giúp các em
củng cố kiến thức về chính tả .
+ Ngồi ra người giáo viên cũng có thể tổ chức vào cuối buổi học thứ
hai khi thời gian tiết học hoặc buổi học chỉ còn 5 hay 6 phút. Bởi vì sau khi học
sinh đã nỗ lực giải quyết nhiệm vụ của bài học mà được chuyển sang một hình
thức học tập mới (trị chơi ) tức là các em được chuyển từ trạng thái “căng
thẳng” sang trạng thái “hưng phấn” phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ .
+ Nội dung trị chơi cần bám sát mục tiêu của tiết dạy. Do đó giáo viên cần
12/20

skkn


Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3
nghiên cứu kĩ nội dung các bài tập chính tả khi có ý định chuyển sang làm bài
tập dưới dạng trị chơi cho hợp lí .
+ Nội dung trò chơi phải đảm bảo yếu tố phổ cập đủ để học sinh bình
thường cũng có thể giải quyết được trong một thời gian ngắn. Đồng thời có
nhiều học sinh cùng được tham gia .
+ Kết thúc trò chơi, giáo viên phải giúp HS nhận ra đặc điểm cần ghi nhớ
mà bài tập đề cập đến như : cách phân biệt giữa các tiếng có phụ âm đầu hoặc
vần dễ lẫn, các quy tắc chính tả hay các mẹo luật chính tả xuất hiện trong bài.
Ví dụ 1: Với các bài chính tả : “ Cậu bé thơng minh – trang 6; Chiếc áo len –
trang 22; Người lính dũng cảm – trang 41; Trận bóng dưới lịng đường – trang

56 , Tiếng Việt 3, tập 1” đều có bài tập 3 với cùng một yêu cầu : “ Viết vào vở
những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau :”. Ở những bài tập này tôi đã
cho học sinh thực hiện nhanh trên sách giáo khoa bằng bút chì . Sau đó tơi kiểm
tra kết quả làm bài của cả lớp bằng cách cho học sinh chơi trị chơi “Ai nhanh Ai đúng”. Tơi viết sẵn chữ hoặc tên chữ cần điền vào các thẻ bìa nhỏ. Mặt sau
của thẻ có gắn nam châm mỏng và làm thành 2 bộ khác màu nhau.
- Cách chơi: Mỗi em sẽ lên nhặt bất kì một thẻ, dựa vào số thứ tự gắn vào ô
trống phù hợp.
- Luật chơi : Mỗi em lên chơi chỉ được gắn một thẻ, nếu gắn sai bạn sau có
thể gắn lại thì thơi gắn thẻ mới. Em nào phạm luật thẻ đó khơng được tính.
- Hình thức chơi : Chia lớp làm 2 đội, ngồi tại chỗ chơi. Mỗi đội cử một đội
trưởng chơi trước và trọng tài theo dõi đội bạn. Khi có hiệu lện Đội trưởng nhặt
thẻ gắn lên bảng rồi chạy về chạm tay vào một bạn bất kì, bạn đó lên chơi tiếp.
- Kết thúc cuộc chơi : Đội nào gắn được nhiều thẻ đúng đội đó sẽ thắng cuộc
và sẽ được nhận phần thưởng.
Ví dụ 2 : Tổ chức trị chơi : “Xì điện” (làm miệng) với các bài tập chính tả
có nội dung tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng những âm dễ lẫn hoặc có vần dễ lẫn.
Cụ thể với một số bài tập Tìm từ chứa tiếng....... trong các tiết chính tả sau :
Chỉ hoạt động đầu bằng l/n – bài chính tả Nghe nhạc( trang 42, TV 3, tập 2)
Chỉ hoạt động bắt đầu bẳng d/gi/r – bài chính tả Một nhà thơng thái (Trang 37.
Tiếng Việt 3, tập 2)
Có vần oai / oay –bài chính tả Quê hương ruột thịt ( trang78, TV 3, tập 1)
Có vần ch /uya – bài chính tả Ai có lỗi ( trang 14, Tiếng Việt 3, tập 1)
Có vần ui / i – bài chính tả Âm thanh thành phố ( trang 147, TV 3, tập 1)
VD : + Con gì có vẩy, có đi
Khơng ở trên cạn mà bơi dưới hồ?
Tóm lại : Khi thiết kế một trị chơi cho giờ học chính tả, giáo viên nên bám
vào mục tiêu và nội dung bài tập thuộc trọng tâm bài, trọng tâm kiến thức cần
ghi nhớ. Những nội dung trò chơi phù hợp với lứa tuổi như vậy sẽ cuốn hút học
13/20


skkn


Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3
sinh hào hứng tham gia.
8. Chữa nhận xét bài tay đôi với học sinh.
* Mục tiêu :Giúp từng học sinh biết được lỗi sai của mình từ đó nhớ và biết
cách sửa.
* Cách tiến hành :Chữa nhận xét bài tay đôi với học sinh là một biện pháp có
nhiều ưu điểm trong việc giúp học sinh nhận ra những lỗi chính tả trong bài
mình vừa viết. Nhất là đối với những học sinh yếu kém. Từ đó các em sẽ ghi
nhớ cách viết đúng những từ ấy nhanh hơn , nhớ được lâu hơn.
Tuy nhiên, đây là biện pháp không thể sử dụng một cách rộng rãi vì nó
chiếm rất nhiều thời gian. Do vậy như đã nói ở trên, tơi chỉ áp dụng đối với học
sinh viết chính tả yếu.
Suốt mấy năm gần đây tơi đã lựa thời gian để áp dụng phương pháp này
không chỉ trong phân mơn chính tả mà cịn áp dụng trong cả các mơn học khác
như mơn Tốn, Luyện từ và câu và nhận thấy các em này đã có tiến bộ đáng kể.
9. Bồi dưỡng kỹ năng “Rèn chữ - Giữ vở”.
* Mục tiêu :Xây dựng cho học sinh ý thức và thói quen viết chữ đúng giữ vở
sạch, góp phần rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận cho học sinh.
* Cách tiến hành : Kỹ năng viết chữ đẹp là loại kỹ năng thiên về mặt kỹ thuật,
đòi hỏi sự khéo léo, tính kiên trì luyện tập. Để học sinh viết được chữ đẹp, trước
tiên cần giúp các em nắm được mẫu chữ cỡ chữ, nắm các thao tác viết các loại
nét chữ và nắm được các quy định khi viết như : cách ngồi viết, cách cầm bút,
đưa bút thành nét, kỹ thuật lia bút, rê bút,....
Để giúp các em học sinh lớ Ba rèn kỹ năng viết chữ đẹp, tôi đã áp dụng một
số biện pháp sau:
(+) Cần chú ý rèn luyện cho các em viết đẹp, viết chuẩn ở tất cả các tiết học,
các bài học , kể cả viết tên trên nhãn vở.

(+) Thường xuyên hướng dẫn và nhắc nhở học sinh về kĩ thuật viết liền
mạch, kĩ thuật rê bút,lia bút.
(+) Chú ý sửa nét chữ cho học sinh (ví dụ sửa nét chữ bị ngã bằng cách dạy
các em viết chữ nghiêng, sửa nét nhọn thành nét tròn ,..)
Nhờ áp dụng biện pháp này mà chất lượng vở sạch chữ đẹp của lớp tôi đã
ngày càng đi lên .
10. Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp:
* Mục tiêu: Động viên khuyến khích học sinh kịp thời nâng cao ý thức học
tập các môn học nói chung và bộ mơn chính tả nói riêng
* Cách tiến hành: Đối với bậc Tiểu học, công tác chủ nhiệm lớp giữ vai trị
hết sức quan trọng. Nó gần như chi phối toàn bộ việc học tập của học sinh. Kết
quả học tập của học sinh phần lớn được gắn liền với ý thức học tập của các em.
Ý thức học tập của các em lại phụ thuộc rất nhiều vào công tác chủ nhiệm của
14/20

skkn


Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3
cơ giáo. Do vậy có thể nói: “ Mỗi giáo viên Tiểu học giống như một người thợ
ươm cây giống cho đời. Họ phải chăm sóc và uốn nắn làm sao để mỗi cây giống
ấy được phát triển tốt từ bé”.
Bên cạnh việc khuyến khích động viên khen thưởng các em kịp thời, tơi cịn
thường xun trao đổi với các bậc phụ huynh để phối kết hợp luyện viết cho các
em trong thời gian ở nhà. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy những
học sinh được gia đình quan tâm thì kết quả học tập và ý thức đạo đức rất tốt.
Nhờ sự kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, những em viết chính tả yếu đã đươc
quan tâm hơn, ý thức học của các em ngày càng tốt hơn. Vì vậy bài chính tả của
các em đã có nhiều tiến bộ : chữ viết đẹp hơn, rõ ràng hơn, sạch sẽ hơn. Đến nay
lớp tơi rất may mắn duy trì là một trong những lớp đi đầu trong phong trào “

Rèn chữ- giữ vở".
* Nhận xét: Qua quá trình tiến hành thực nghiệm cho thấy chất lượng bài viết
của các em đã được nâng cao. Nhất là khi đề tài được áp dụng, các em có hứng
thú học tập hơn, chăm chú nghe giảng hơn,tích cực luyện chữ hơn.
IV. Kết quả đạt được:
Trong q trình giảng dạy suốt 35 tuần học, tơi đã áp dụng các biện pháp
trên và nhận thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt. Số lỗi sai giảm hẳn, tỉ lệ học sinh
viết sai chính tả giảm đáng kể. Những em trước kia trên 10 lỗi nay chỉ còn 2, 3
lỗi, những em viết sai 4, 5 lỗi nay chỉ còn 1 lỗi, những em sai 2, 3 lỗi nay khơng
cịn sai lỗi nào
Kết quả kiểm tra sau khi thực hiện các biệp pháp như sau:
(Các minh chứng kèm theo: Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3, Bảng 4, Bảng 5 và 6)
Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy lớp 3, tôi đã áp dụng một số biện
pháp này vào các giờ học chính tả cụ thể như: năm học 2019 – 2020, chất lượng
học phân mơn Chính tả đạt kết quả cao.
Chính nhờ viết chính tả đúng và đẹp nên trong những năm qua lớp tôi luôn
luôn dẫn đầu trong hội thi “Vở sạch – chữ đẹp” cấp trường.
-Trong Hội thi Giao lưu học sinh viết chữ đẹp cấp trường vừa qua. Lớp tơi
có 6 HS dự thi thì có 2 em đạt giải Nhất và 1 em đạt giải Nhì, 3 em đạt giải Ba
( Minh chứng kèm theo: Một số bài viết đúng và đẹp của HS)

15/20

skkn


Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3
BẢNG ĐIỀU TRA TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Bảng 1: Các lỗi chính tả thường mắc
Lớp

Tổng số
Các lỗi chính tả thường mắc
HS
Phụ âm đầu
Phần vần
Thanh điệu
3E
33
19
6
8
(57,6%)
(18,2%)
(24,2%)
Bảng 2: Lỗi viết sai phụ âm đầu
Lớp
Tổng số
HS
tr/ch
3E

33

10
( 30,3%)

Lỗi viết sai phụ âm đầu
r/d/gi
x/s
g/gh

9
( 27,2%)

5
(15,2%)

ng/ngh

4
( 12,1%)

5
(15,2%)

Bảng 3: Lỗi viết sai âm đôi, âm cuối, âm đệm
Lớp
Tổng số
Lỗi viết sai âm đôi, âm cuối, âm đệm
HS
uô/ua
ng/nh
ât/âc
n/ng
eo/oe
11
3
8
6
5
3E

33
(33,3%)

Bảng 4: Lỗi viết hoa
Lớp
Tổng số
HS
3E

(9,1%)

(24,2%)

(18,2%)

(15,2%)

Lỗi viết hoa
Không nắm được quy tắc
Viết hoa tùy tiện
viết hoa
12
(36,4%)

33

10
(33,3%)

Bảng 5: Lỗi viết sai về thanh điệu

Lỗi viết sai về thanh điệu
Lớp

Tổng số HS

3E

33

Bảng 6: Đánh giá chữ
Số
Thời điểm
lượng
K.sát đầu năm

33

( ?) (~)

( `) (.)

( ~ ) ( /)

13
(39,4%)

10
(33,3%)

10

(33,3%)

Loại A

Đánh giá chữ
Loại B

Loại C

5
(15,2%)

12
(36,4%)

16
(48,4%)

16/20

skkn


Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3
BẢNG ĐIỀU TRA SAU KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Bảng 1: Các lỗi chính tả thường mắc
Lớp
Tổng số
Các lỗi chính tả thường mắc
HS

Phụ âm đầu
Phần vần
Thanh điệu
3E
33
19
6
8
(57,6%)
(18,2%)
(24,2%)
Bảng 2: Lỗi viết sai phụ âm đầu
Lớp
Tổng số
HS
tr/ch
3E

33

Lỗi viết sai phụ âm đầu
r/d/gi
x/s
g/gh

2
( 6 %)

1
( 3 %)


1
(3%)

ng/ngh

0
( 0 %)

0
(0 %)

Bảng 3: Lỗi viết sai âm đôi, âm cuối, âm đệm
Lớp
Tổng số
Lỗi viết sai âm đôi, âm cuối, âm đệm
HS
uô/ua
ng/nh
ât/âc
n/ng
eo/oe
1
0
0
0
1
3E
33
(3 %)


Bảng 4: Lỗi viết hoa
Lớp
Tổng số
HS
3E

(0 %)

(0 %)

(0 %)

(3 %)

Lỗi viết hoa
Không nắm được quy tắc
Viết hoa tùy tiện
viết hoa
1
( 3 %)

33

0
(0 %)

Bảng 5: Lỗi viết sai về thanh điệu
Lỗi viết sai về thanh điệu
Lớp


Tổng số HS

3E

33

Bảng 6: Đánh giá chữ
Số
Thời điểm lượng
K.sát ĐN
Giữa HKI
Cuối HKI

33
33
33

( ?) (~)

( `) (.)

( ~ ) ( /)

1
(3 %)

0
(0 %)


0
(0 %)

Loại A
SL
TL
5
15,2%
15
45,5%
28
84,8%
17/20

skkn

Đánh giá chữ
Loại B
SL
TL
12
36,4%
12
36,4%
5
15,2%

Loại C
SL
TL

16
48,4%
6
18,1%
0


Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3

Phần III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Nâng cao hiệu quả dạy và học là yêu cầu cần thiết của chương trình giáo
dục. Để đạt được kết quả tốt trong giảng dạy thì trước tiên mỗi giáo viên phải
biết tự nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, học hỏi kinh
nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với học sinh.
Giáo viên cần thấy được vai trò và vị trí quan trọng của phân mơn Chính tả, sử
dụng quỹ thời gian dành cho mơn Chính tả một cách triệt để và có hiệu quả.
Giáo viên tiến hành soạn giảng có đổi mới nội dung và lựa chọn phương
pháp phù hợp với trọng điểm chính tả của lớp, bổ sung thêm các dạng bài tập
nhằm nâng cao hiệu quả phân mơn chính tả. Vận dụng linh hoạt các phương
pháp giảng dạy của phân môn, chú trọng phương pháp dạy học có ý thức sẽ rèn
cho các em kĩ năng, kĩ xảo viết đúng, tạo tiền đề cho học sinh học tốt các môn
học khác và đặc biệt là trong giao tiếp bằng văn bản được chính xác hơn.
Khi thực hiện đề tài này tôi thực hiện ở trường tiểu học Tịng Bạt một
trường nơng thơn nhưng đã thu được kết quả khả quan. Vì vậy việc xác định
trọng điểm chính tả theo ngơn ngữ vùng miền để xây dựng bài giảng là việc cần
thiết. Với những biện pháp nêu trên có thể được áp dụng và nhân rộng ở một số
nơi khác.
2. Đề xuất và khuyến nghị:
a. Đối với phụ huynh học sinh:

- Sắm một cuốn vở soạn bài ( dùng viết trước bài chính tả )
- Sắm một cuốn sổ tay chính tả (dùng viết những từ khó, từ thường viết sai ).
b. Đối với nhà trường:
- Cung cấp các tài liệu về Nghiên cứu Tiếng Việt, từ điển Tiếng Việt.
- Tổ chức các chuyên đề về giảng dạy phân mơn Chính tả cho giáo viên dự giờ
trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với nhau.
- Cung cấp kịp thời các phương tiện đồ dùng dạy học phục vụ cho mơn học.
c. Đối với Phịng giáo dục:
- Mở chun đề dạy phân mơn Chính tả để Phó hiệu trưởng và Tổ trưởng
chuyên môn phổ biến rộng rãi đến giáo viên giảng dạy được tốt hơn.
- Có thể tổ chức thao giảng chính tả theo cụm để giáo viên dự giờ rút KN
Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc rèn viết đúng chính tả cho HS
lớp 3. Rất mong dược sự góp ý của cac cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để đề tài
của tơi được hồn thiện hơn
Tôi xin cam đoan SKKN trên là do tôi nghiên cứu , xây dựng không sao
chép. Nếu sai tôi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Tòng Bạt, ngày 28 tháng 6 năm 2020
18/20

skkn


Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3
PHẦN IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách giáo viên Tiếng Việt 3 – Tập 1 và 2.
2. Một số phương pháp dạy Tiếng Việt - trong tập (Đổi mới phương pháp dạy
học ở Tiểu học) – Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên.
3. Từ điển chính tả Tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên (NXB Giáo dục, HN
1988).

4. Từ điển Tiếng Việt (NXB Giáo dục).
5. Mẹo luật chính tả (Lê Trung Hoa) - Sở Văn hóa-Thơng tin Long An, XB:1984
6.Chữa lỗi chính tả cho học sinh của: Phan Ngọc (NXB Giáo dục Hà Nội, 1982).

19/20

skkn


Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3
MỤC LỤC
Nội dung

Trang

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.Lí do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

1

3.Đối tượng nghiên cứu

1


4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đối tượng khảo sát thực nghiệm

1

5. Phương pháp nghiên cứu:

1

6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:

1

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận

2
2

1. Đặc điểm chung của học sinh lớp 3 khi viết chính tả

2

2. Những bất cập của việc viết đúng chính tả ở học sinh lớp 3

2

II. Nguyên nhân

3


III. Các biện pháp

4

1. Điều tra

4

2. Rèn kĩ năng nói và nghe viết cho học sinh

4

3. Bồi dưỡng học sinh yếu :

5

4. Áp dụng biện pháp dạy “chính tả ghi nhớ, chính tả đối lập”

6

5. Bồi dưỡng qua mơn học khác:

10

6. Sử dụng hệ thống bài tập chính tả phù hợp.

11

7. Tổ chức các trị chơi trong khơng gian thích hợp:


12

8. Chữa nhận xét bài tay đôi với học sinh.
9. Bồi dưỡng kỹ năng “Rèn chữ - Giữ vở”.
10. Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp:
IV. Kết quả đạt được:
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
2. Đề xuất và khuyến nghị:
Phần IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

20/20

skkn



×