Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Skkn rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.29 KB, 18 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Duy Xuyên
1. Thông tin chung
T Họ và tên
T

1

Bà: Vương
Thị Kim
Dung

Ngày
Nơi công
tháng năm tác (hoặc
nơi thường
sinh
trú)

Chức
danh

Trình độ
chun
mơn

Tỷ lệ (%)
đóng góp vào


việc tạo ra
sáng kiến (ghi
rõ đối với từng
đồng tác giả,
nếu có)

30/03/1979 Trường
THCS
Nguyễn
Văn Trỗi

Cử
nhân
Ngữ
văn

Đại học

100%

- Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự
sự cho học sinh lớp 6”
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không;
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học;
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 05/09/2018;
2. Mô tả bản chất của sáng kiến
Nghiên cứu những phương pháp dạy học tích cực, hướng đến rèn kĩ năng
bộ môn nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh.
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn, hướng dẫn cách thức viết
đoạn văn, cách sử dụng vốn từ ngữ, diễn đạt câu trong đoạn văn, bố cục đoạn

văn trong một văn bản, cách sử dụng các phương tiện liên kết trong đoạn văn.
Giúp học sinh có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ
các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật. Trước hết là trong văn học có năng
lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy và
giao tiếp.
Thông qua phân môn Tập làm văn, qua bài làm văn của mình, học sinh bộc
lộ những tri thức, vốn sống tư tưởng, tình cảm của cá nhân. Vì thế học sinh có
dịp uốn nắn điều chỉnh những lệch trong vốn sống, nhận thức, tư tưởng tình
cảm, đặc biệt qua các thể loại văn học mà các em sẽ học trong chương trình.
1

skkn


Áp dụng đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo của học sinh; vận dụng kiến thức kĩ năng vào giải quyết các vấn
đề thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức học tập.
2.1. Phân tích tình trạng giải pháp đã biết
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, bản thân nhận thấy phần lớn học sinh
học phân mơn Tập làm văn cịn yếu, đặc biệt là cách dựng đoạn văn còn nhiều
vấn đề lủng củng, không trôi chảy, không mạch lạc. Trong phân phối chương
trình bộ mơn, thường thì thời lượng q ngắn mà kiến thức nhiều, thời lượng rèn
kĩ năng rất ít nên học sinh khơng thể tìm hiểu kĩ các đoạn văn mẫu. Phần lớn học
sinh hiểu sơ sài về mặt lí thuyết, vì thế xác định đề bài, chủ đề và bố cục đoạn
văn càng bối rối: việc rèn kĩ năng viết được tiến hành trong các tiết phân tích đề,
dàn ý và dựng đoạn, liên kết đoạn từ thấp đến cao, từ một tiêu đề, một ý, một
đoạn văn đến nhiều đoạn, cuối cùng là một văn bản hoàn chỉnh. Việc phân phối
thời gian, số lượng câu cho các đoạn, các ý lớn, ý nhỏ chưa rõ ràng, cụ thể. Cho
nên, có nhiều trường hợp viết thừa hoặc thiếu chưa xác định cụ thể đề tài, chủ đề
của đoạn văn. Quá trình lập luận, trình bày chưa chặt chẽ, lơ gíc và sinh động.

Chưa biết vận dụng nhiều phương pháp liên kết trong một đoạn văn hoặc nhiều
đoạn văn. Vì thế các đoạn văn thường hay đơn thuần, nhàm chán.
Bài làm của học sinh là kết quả của q trình tiếp thu lí thuyết và rèn luyện
các kĩ năng viết văn của học sinh và là sự vận dụng tổng hợp các năng lực tư
duy, trình độ, vốn sống, vốn ngôn ngữ và cả những cảm xúc và rung động thẩm
mĩ. Cho nên, việc rèn luyện các kĩ năng cho học sinh là cả quá trình lâu dài, việc
tiến bộ của các em cũng chậm (không như các mơn khoa học tự nhiên). Vì vậy,
giáo viên khơng nên nóng vội mà phải rèn luyện cho học sinh tính kiên trì và
giáo viên cũng cần kiên trì khi dạy cho học sinh. Những tình trạng viết đoạn văn
như trên là do nhiều nguyên nhân.
Điều ta cần nói trước là nguyên nhân khách quan: nó phụ thuộc vào tư
tưởng lập nghiệp của học sinh sau này như thi vào các trường Cao đẳng, Đại học
Ngữ văn ít hơn các mơn khác. Và điều quan trọng nhất là cơ chế thị trường thực
dụng, con người khô khan, kênh thông tin văn hố nghệ thuật đa dạng, nhiều
loại hình cuốn hút học sinh. Hơn thế nữa phụ huynh lại định hướng cho con em
mình theo khuynh hướng trên.
Ngun nhân chủ quan: Mơn Tập làm văn khó học, trừu tượng, yêu cầu
phải đọc nhiều, viết nhiều nên học sinh khơng thích học vì thế khó có thể viết
được một đoạn văn hồn hảo. Hơn thế nữa với đối tượng là học sinh lớp 6, các
em chưa có kĩ năng dựng đoạn, viết đoạn. Học sinh chỉ viết theo ngẫu hứng một
cách tùy tiện hoặc viết cho có, viết cho xong chứ khơng biết cách chú ý đến hình
thức và nội dung của đoạn văn.
Thế nhưng chương trình Ngữ văn lớp 6 địi hỏi các em phải có cách viết
trau chuốt hơn, già dặn, sinh động và hấp dẫn hơn so với cấp Tiểu học. Điều đó
khơng thể đi ngay từ lí thuyết sang thực hành được bởi tư duy của lứa tuổi các
em học sinh lớp 6 còn là tư duy cụ thể, cảm nhận còn đơn giản, vốn từ, vốn hiểu
2

skkn



biết phần nhiều còn nghèo nàn… do vậy mà các em chưa có nhiều vốn từ, tính
hình ảnh, sáng tạo nghệ thuật trong viết văn… Vì thế giáo viên dạy mơn Ngữ
văn ở cấp THCS cần hình thành và có biện pháp tích cực giúp các em làm tốt
mơn tập làm văn nhất là văn tự sự, thể loại các em tiếp xúc đầu tiên trong
chương trinh THCS, làm nền tảng vững chắc, trang bị những kĩ năng cần thiết,
là cơ sở để các em tiếp thu tốt hơn các thể loại tiếp theo.
Qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2019 -2020, tôi thấy kết quả học tập
chưa cao, khả năng làm bài còn rấ t châ ̣m, cụ thể như sau:
Giỏi

Lớp SS

SL

%

Khá

Yếu

TB

Kém

Trên TB

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

6/2

39

0

5

12.8

17

43.6


14

35.9

3

7.7

22

56.4

6/3

39

0

6

15.4

18

46.2

15

38.5


3

7.7

21

53.8

2.2. Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược
điểm của giải pháp đã biết
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục THCS của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ:
"Bậc THCS phải giúp học sinh có kỹ năng bước đầu biết vận dụng những kiến
thức đã học và kinh nghiệm thu được của bản thân, biết quan sát, thu thập, xử lý
và thông báo thông tin qua nội dung đã học ... có thể vận dung một cách sáng
tạo kiến thức đã học để giải quyết những vận đề trong học tập hoặc thường gặp
trong cuộc sống bản thân, cộng đồng". Bên cạnh đó, mục tiêu mơn Ngữ văn
cũng khẳng định: "Dạy học môn Ngữ văn phải làm cho học sinh có kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết khá thành thạo các kiểu văn bản".
Tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều những phương tiện hiện đại,
thơng tin đại chúng cập nhật liên tục khiến cho học sinh lao vào con đường say
mê “nghiện”, sách vở bị lãng quên, ham bạo lực điện tử, sách kiếm hiệp. Vì vậy,
các em khơng cịn ham đọc sách, ham nghiên cứu. Cho nên, việc viết một đoạn
văn lại càng là vấn đề đáng quan tâm khi chúng ta rèn luyện cho các em. Hơn
thế nữa, Tập làm văn là môn học thực hành tổng hợp ở trình độ cao của mơn
Văn – Tiếng Việt, môn Tập làm văn được xem như vị trí cốt lõi trong mối tương
quan chặt chẽ với Văn và Tiếng Việt. Như vậy, chúng ta dạy Tập làm văn cho
học sinh là dạy cho các em nắm vững văn bản, biết xây dựng các đoạn văn
thông thường. Rèn luyện cho học sinh là rèn luyện cho các em các thao tác,
những cách thức, những bước đi trong quá trình tạo lập văn bản. Vì thế, cách

xây dựng đoạn văn trong phân môn tập làm văn được coi như vị trí hàng đầu.
Việc rèn cách viết đoạn văn cho học sinh THCS theo trục tăng dần qua các thể
loại văn học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận thuyết minh, điều hành (hành
chính cơng vụ). Từ đó giúp các em biết vận dụng các thể loại văn bản để phục
vụ cho học tập và trong đời sống. Qua việc tiếp thu những kiến thức của môn
3

skkn


Văn – Tiếng Việt, học sinh vận dụng sáng tạo, tổng hợp để có thể nói hoặc viết
theo những yêu cầu, những đề tài khác nhau, những kiểu văn bản khác nhau mà
cuộc sống đặt ra cho các em.
Thông qua mơn Tập làm văn, qua bài làm văn của mình, các em bộc lộ
những tri thức, vốn sống tư tưởng, tình cảm của cá nhân. Vì thế người giáo viên
phải biết nắm lấy ưu thế này để phát huy những khả năng của các em, đồng thời
qua việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn giáo viên có dịp uốn nắn điều chỉnh
những lệch trong vốn sống, nhận thức, tư tưởng tình cảm - đặc biệt qua các thể
loại văn học mà các em sẽ học trong chương trình mà bước đầu tiên là thể loại
văn tự sự.
2.3. Các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp
Để vận dụng thành công việc rèn kỹ năng viết đoạn văn tự sự cho học sinh
lớp 6 giáo viên cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xác định các phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp lí thuyết
Bước đầu dạy cho học sinh những khái niệm về từng thể loại văn, làm
quen với những đề văn mẫu, những bài văn mẫu và tìm hiểu cụ thể từng bài qua
các tiết học lí thuyết về đoạn văn. Qua đó, giúp học sinh học, tìm hiểu cách xây
dựng đoạn văn, bố cục đoạn văn, các câu chốt (câu chủ đề) trong đoạn văn, viết
theo các cách diễn dịch, qui nạp, song hành, móc xích …Từ đó, cho học sinh tập

viết đoạn văn, có vận dụng lí thuyết về thể loại văn ấy. Tuy nhiên, phương pháp
lí thuyết khơng q nặng.
b) Phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu
Xác định học sinh là chủ thể trong q trình dạy học để phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khi tiếp nhận kiến thức. Trong quá trình
nghiên cứu, tìm hiểu giáo viên cần cho học sinh tự thân vận động là chính và chỉ
đưa ra một số gợi ý mang tính chất định hướng để khuyến khích học sinh sáng
tạo trong giờ Tập làm văn. Vậy, trong tiết học Tập làm văn mà đặc biệt là tiết
rèn luyện viết đoạn văn, hướng dẫn các kĩ năng nghiên cứu, tìm hiểu, vận dụng
các kiến thức đã học để dựng đoạn theo đặc điểm thể loại từ đó biết cách tạo lập
văn bản.
c) Phương pháp kiểm tra, khảo sát
Với phương pháp này, đòi hỏi học sinh phải thực hành liên tục, chắc chắn
các thao tác từ lí thuyết về thể loại đến nghiên cứu, tìm hiểu, vận dụng. Từ đó, ta
mới đi vào kiểm tra, khảo sát để thấy được sự vận dụng tổng hợp, sáng tạo trong
văn bản qua nhiều bước của quá trình rèn luyện các kĩ năng. Đó là điều kiện để
đánh giá học sinh thông qua bài kiểm tra, bài viết ở lớp (hoặc ở nhà) đòi hỏi phải
đánh giá đúng năng lực của học sinh và đòi hỏi một sự nhạy cảm của thầy trước
yêu cầu thực hành của học sinh.
4

skkn


d) Phương pháp cố vấn, chuyên gia
Đây là những phương pháp khó đối với học sinh. Học sinh thường khơng
chú ý đến những cái khó khăn này và cũng khơng cần hỏi ai những vấn đề cần
tháo gỡ, cần đến chuyên gia cố vấn.
Mặc dù, mức độ lí thuyết mang tính trừu tượng, việc kiểm tra, đánh giá, cố
vấn, chuyên gia, giáo viên giúp học sinh vận dụng kiến thức vào viết văn rõ ràng

hơn.
Như vậy, việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn giáo viên phải định hướng
cho các em biết đối chiếu giữa thực hành và lí thuyết, đối chiếu kết quả thực
hành của mình với yêu cầu chung. Nhưng, phương pháp cố vấn, chuyên gia phải
được liên hệ một cách chặt chẽ giữa giáo viên với học sinh.
Trên đây là một số các phương pháp nghiên cứu đối với việc rèn luyện các
kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 6.
Bước 2: Thực hiện các biện pháp giải quyết vấn đề
I. Lí thuyết về đoạn văn tự sự
Như chúng ta đã biết, bài viết được cấu thành bởi các đoạn văn theo những
phương thức và bằng những phương tiện khác nhau. Dựng đoạn được triển khai
từ ý trong dàn bài. Có thể đoạn văn là một ý hoặc nhiều ý và cũng có thể một ý
có nhiều đoạn. Trong đoạn văn thường có bố cục ba phần: mở đoạn, phát triển
đoạn và kết đoạn. ở góc độ đặc điểm cấu trúc thì các đoạn văn có thể là đoạn
diễn dịch, qui nạp, móc xích, song hành…
Để rèn luyện được kĩ năng viết đoạn văn, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ
yêu cầu diễn đạt thành lời, thành đoạn, phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ
sao cho phù hợp với ý của đoạn để hiệu quả biểu đạt cao hơn, đoạn văn có sức
cuốn hút hơn với người đọc, người nghe.
Vì vậy, vấn đề đầu tiên liên quan đến phần lí thuyết là giúp học sinh hiểu
được thế nào là đoạn văn? Và tự sự là gì?
Văn tự sự ở lớp 6, học sinh chỉ được học một tiết về đoạn văn :
Tiết 19- Lời văn, đoạn văn tự sự.
Tơi đã hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đoạn văn bằng hoạt động 3 khi dạy
trên lớp và chú ý phần luyện tập ở bài tập.
Minh họa :
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung


Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn văn 3. Đoạn văn tự sự
tự sự .
GV. Cho HS đọc lại ba đoạn văn (máy
chiếu)
5

skkn

- Được đánh dấu bằng


Đoạn văn

chữ cái mở đầu viết hoa
(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con lùi đầu dịng và hết
gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền đoạn có dấu chấm
dịu. Vua cha yêu thươngnàng hết mực, muốn kén cho xuống dòng.
con một người chồng thật xứng đáng.
(2) Một hơm có hai chàng trai đến cầu hơn. Một
người ở vùng núiTản Viên có tài lạ […]. Người ta gọi
chàng là Sơn Tinh. Một ngườiở miền biển, tài năng
cũng không kém […]. Người ta gọi chàng làThủy
Tinh.[…], cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
(3) Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng
đùng nổi giận, đem qn đuổi theo địi cướp Mị
Nương. Thần hơ mưa, gọi gió làmthành dơng bão
rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn
cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước
ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành
Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

? Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính Mỗi đoạn văn thường
nào? Gạch dưới câu biểu đạt ý chính? Tại sao người ta có một ý chính, diễn
đạt thành một câu gọi
gọi đó là câu chủ đề ?
là câu chủ đề.
HS: Thảo luận theo nhóm cùng bàn (2 phút) và
Các câu khác diễn đạt
trình bày :
những ý phụ dẫn đến
- Đoạn 1 : Vua Hùng kén rể
ý chính đó hoặc giải
thích cho ý chính,làm
- Đoạn 2 : Hai thần đến cầu hơn
cho ý chính nổi lên.
- Đoạn 3 : Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh .
- Câu chủ đề : diễn đạt ý chính của đoạn văn .
HS: Nhận xét, góp ý .
GV: Chốt ý.
Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK/59
GV: 2 em đọc Ghi nhớ
Kết thúc hoạt động, chuyển sang hoạt động mới.
Qua tiết học, học sinh đã hiểu đoạn văn tự sự: gồm một số câu, được xác
định giữa hai dấu chấm xuống dòng; biết tìm ý chính của mỗi đoạn trong một
văn bản tự sự đã học, tìm đúng câu chủ đề và thứ tự triển khai các câu chủ đề
trong một đoạn văn.
Giáo viên nhấn mạnh: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu
từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xưống dòng và thường
biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
6


skkn


Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ
được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ,
đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề
mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và
đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn (hay còn gọi là câu chốt). Các câu trong đoạn
văn có nhiệm vụ triển khai và làm rõ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch,
qui nạp, song hành… Còn tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc,
sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý
nghĩa.
Sau khi học sinh đã nắm được thế nào là đoạn văn tự sự, giáo viên có thể
mở rộng thêm: để tạo được một văn bản thì chúng ta cần phải xây dựng nhiều
đoạn văn. Vì thế, khi chuyển từ đoạn này sang đoạn khác, cần sử dụng các
phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng. Có nhiều phương
tiện liên kết trong đoạn văn: dùng từ ngữ có tác dụng liên kết, quan hệ từ, đại từ,
chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát… và
dùng câu nối trong đoạn văn. Đoạn văn liên kết nhằm mục đích tạo sự liền mạch
một cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn bản.
Từ đó tận dụng những hiểu biết và khả năng trên để phát huy tính tích cực,
chủ động và sáng tạo của học sinh trong việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự
sự được tốt và làm nền tảng vững chắc xuyên suốt trong cấp THCS. Mặc dù vậy,
học sinh ở các trường phần lớn có khuynh hướng khơng thích học văn mà đặc
biệt là phân môn tập làm văn. Và vì thế nó đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp
thu, vận dụng sáng tạo các kĩ năng viết đoạn văn của các em. Nên vai trò của
người thầy trong việc định hương, dẫn dắt rất quan trọng.
II. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự
Rèn các kĩ năng làm văn nói chung và viết đoạn văn nói riêng khơng chỉ
xuất phát từ mục đích, u cầu của mơn học (mang tính thực hành tổng hợp cao)

trong nhà trường THCS mà còn là trách nhiệm, nhiệm vụ của người thầy giáo
trong chương trình thay sách giáo khoa hiện nay. Điều quan trọng nhất khi viết
đoạn văn là học sinh nắm vững các thao tác, cách thức trình bày đoạn văn, để từ
các kĩ năng Tập làm văn phát triển thành kĩ xảo, thói quen làm văn.
1. Xác định nội dung chương trình văn tự sự lớp 6
Trong phân mơn Tập làm văn lớp 6 ở Học kì I tập trung vào các kiến thức
văn bản tự sự:
(1) Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
(2) Tìm hiểu chung về văn tự sự
(3) Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
(4) Chủ đề và dàn bài văn tự sự
(5) Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
(6) Lời văn, đoạn văn tự sự
7

skkn


(7) Thứ tự kể trong văn tự sự
(8) Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
(9) Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường
(10) Kể chuyện tưởng tượng
Ngồi ra đi kèm với phân mơn Tập làm văn thì phân mơn Văn bản chủ yếu
cũng là các văn bản tự sự. Đây, có thể nói là một lợi thế trong việc rèn cho học
sinh viết đoạn văn tự sự, bởi qua các văn bản đã học cùng với sự hướng dẫn của
giáo viên thì học sinh cũng nhận diện được các đoạn văn tự sự và học hỏi cách
viết.
2. Xác định câu chủ đề
Để viết một đoạn văn hồn chỉnh, thì việc xác lập câu chủ đề là quan trọng
nhất. Vì có viết được câu chủ đề thì mới có thể triển khai ý và lựa chọn nội dung

trình bày của đoạn văn. Yêu cầu của câu chủ đề: phải mang tính khái quát, phát
biểu ý chính một cách rõ ràng, đưa ra quan điểm hợp lý, viết ngắn gọn và nhẹ
nhàng, thu hút người đọc.
Từ đó, giáo viên định hướng cho các em viết các đoạn văn bằng việc lựa
chọn các phép liên kết, phương tiện liên kết, từ ngữ liên kết v.v..
3. Rèn cách viết đoạn văn tự sự
3.1. Cách thức tiến hành
- Để rèn học sinh lớp 6 viết được đoạn văn một cách nhuần nhuyễn, đúng
theo yêu cầu, không phải là việc đơn giản. Bởi đối với độ tuổi này, các em chưa
có kĩ năng viết văn và cũng khơng hứng thú lắm đối với việc viết văn, thậm chí,
nhiều học sinh cịn sợ viết văn vì khơng biết viết gì. Nên giáo viên cần phải có
kế hoạch cụ thể, rõ ràng ngay từ đầu năm học.
- Trước hết phải khảo sát chất lượng để nắm rõ khả năng của các đối tượng
học sinh, sau đó phân loại để theo dõi sự tiến bộ của học sinh trong quá trình rèn
luyện.
- Rèn cho học sinh viết đoạn văn qua các tiết luyện tập ở lớp, có đánh giá
cụ thể, khuyến khích. Chú ý các đối tượng học sinh yếu, kém để uốn nắn kịp
thời.
- Ngoài việc luyện viết và kiểm tra, đánh giá trên lớp trong các tiết luyện
tập, tôi đã tiến hành lồng ghép cho học sinh viết đoạn văn ở nhà sau mỗi bài học
văn bản. Có nhiều cách lồng ghép để học sinh viết đoạn văn như: có thể đưa câu
chủ đề, yêu cầu học sinh xây dựng đoạn văn:
Ví dụ:
Em hãy viết đoạn văn, triển khai ý câu chủ đề sau: "Em bé trong truyện Em
bé thông minh là một nhân vật có tài, trí hơn người." hay "Thạch Sanh là nhân
vật dũng sĩ, có tài năng kì lạ." …
8

skkn



Hoặc có thể đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời bằng cách viết đoạn văn:
Ví dụ: "Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có nhiều sự việc có ý nghĩa, trong
những sự việc đó, em thích nhất sự việc nào? Vì sao?"
Hoặc có thể cho học sinh viết một mở bài, kết bài cho đề: "Kể một câu
chuyện em đã học bằng lời văn của em."
- Kiểm tra việc viết đoạn văn ở nhà của học sinh: Đây là khâu khơng thể bỏ
qua trong q trình rèn học sinh viết đoạn văn, tuy nhiên cũng không nên quá
cứng nhắc, khắt khe. Trong q trình kiểm tra bài cũ, có thể kết hợp kiểm tra vở
luyện viết của học sinh. Hoặc có thể gọi vài ba em đem vở lên kiểm tra. Hoạt
động này không mất nhiều thời gian, bởi chỉ một đoạn văn ngắn nên giáo viên
có thể kiểm tra nhanh, có nhận xét, sửa chữa và ghi điểm khích lệ cho học sinh.
Đặc biệt cần chú ý đến sự tiến bộ của từng đối tượng học sinh ở những thời
điểm khác nhau, cần có lời khen ngợi, động viên kịp thời để tạo hứng thú ở học
sinh.
3.2. Cách viết đoạn văn
3.2.1. Viết đoạn văn mở bài
Một văn bản được đánh giá là hồn chỉnh khi nó truyền tải trọn vẹn một
vấn đề và được coi là một văn bản hay khi nó có sức hấp dẫn người đọc. Để có
được sức hấp dẫn này thì phần mở bài có một vai trị rất quan trọng. phần mở
bài được ví như lời chào đầu tiên trong một buổi gặp gỡ. Một phần mở bài hấp
dẫn sẽ chiếm được tình cảm của người đọc, sẽ tạo được bầu khơng khí thuận lợi
cho việc tiếp xúc các phần sau.
Để rèn kĩ năng viết đoạn văn mở bài cho bài văn tự sự có rất nhiều phương
pháp.
* Mở bài trực tiếp:
Mở bài bằng cách giới thiệu về nhân vật hoặc sự việc.
Cách mở bài này tiết kiệm được thời gian, đi thẳng vào nội dung câu
chuyện. Khi giới thiệu về nhân vật, cần chú ý tới lai lịch, họ tên, tính tình, tài
năng và ý nghĩa của nhân vật. Nếu mở bài bằng cách giới thiệu về sự việc thì

phải chọn sự việc có ý nghĩa nhất liên quan đến nhân vật trong câu chuyện.
Ví dụ:
Em gái tơi tên là Kiều Phương, nhưng tơi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó
ln bị chính nó bơi bẩn. Nó vui vẻ chấp nhận cái tên tơi tặng cho và hơn thế
cịn dùng để xưng hô với bạn bè. Mèo rất hay lục lọi các đồ vật với một sự thích
thú đến khó chịu.
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi).
* Mở bài gián tiếp:
+ Mở bài bằng cách nêu tình huống hoặc sự cố nào đó hay kết cục câu
chuyện, số phận nhân vật rồi ngược lên kể lại từ đầu, nêu chủ đề câu chuyện.
9

skkn


Cách mở bài như thế này có yêu cầu cao hơn, địi hỏi phải có sự tư duy, sự
lựa chọn khá kĩ của học sinh.
Ví dụ:
Tơi và Liên là bạn thân cùng lớp, nhưng hồi Liên mới từ quê đến khu tập
thể ở với bố bên cạnh nhà tơi, thì khơng hiểu sao tơi lại rất ghét Liên. Có thể là
vì Liên mới ở quê ra mà biết ăn mặc lịch sự, lại hay giặc giũ, phơi phóng, ra điều
ta đây chăm chỉ, ngoan ngỗn, làm cho tơi như bị kém cạnh!
(Trích Tự thuật của một học sinh).
+ Mở bài bằng tả cảnh:
Vào một buổi tối mùa đông, lúc hơi lạnh thấm qua cửa sổ khiến bàn tay tôi
run lên vì buốt giá, tơi lại nhớ đến những mùa đơng năm nào….
(Bài tham khảo Ngữ văn 6, Nụ cười của mẹ).
+ Mở bài bằng một tâm trạng, một ý nghĩ:
Buổi sáng hôm ấy, đã quá trễ giờ đến lớp, tôi rất sợ bị quở mắng, càng sợ
vì thầy Ha-men đã dặn trước rằng thầy sẽ hỏi bài chúng tôi về các phân từ mà tôi

chẳng thuộc lấy một chữ. Tôi thống nghĩ hay là trốn học và rong chơi ngồi
đồng nội.
(An-phơng-xơ-Đơ-đê, Buổi học cuối cùng).
Vậy có nhiều cách viết đoạn mở bài, tùy theo từng đối tượng mà học sinh
có thể chọn cho mình một cách viết phù hợp với khả năng diễn đạt của mình để
đạt kết quả tốt nhất.
3.2.2. Viết đoạn thân bài
Khi viết đoạn văn thân bài, giáo viên cần lưu ý học sinh: Rèn luyện cho HS
kĩ năng viết đoạn văn tự sự cần hướng dẫn cho HS nhất quán ngôi kể, dùng từ,
đặt câu phù hợp với nội dung trong từng đoạn. Giọng văn không gị bó, khơ
khan, đảm bảo được các u cầu diễn đạt. Lựa chọn các đặc điểm, nội dung phù
hợp để trình bày. Sự việc trong văn tự sự phải được sắp xếp theo một trình tự
diễn biến hợp lý, sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
Đối với việc hướng dẫn học sinh viết các đoạn thân bài cần chú trọng ngay
từ đầu năm học trong tất cả các giờ dạy Tập làm văn. Để giúp học sinh viết đoạn
văn phần Thân bài khi làm bài văn tự sự, tôi đã hướng dẫn cho các em trong một
số tiết dạy Tập làm văn.
* Tiết 11, 12- Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
Khi dạy tiết này, ở Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của sự việc trong văn
tự sự, học sinh đã hiểu được vai trò của sự việc trong văn tự sự và biết nhận
diện, biết cách viết đoạn văn kể việc.
Tôi đặt câu hỏi vấn đáp đối với học sinh:
GV: Ở từng sự việc khi kể lại em sẽ viết thành một đoạn văn như thế nào?
10

skkn


HS: có thể dựa vào văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh” trình bày một vài đoạn
văn thích hợp với các sự việc được nêu.

Sau đó, tơi cho học sinh quan sát ví dụ minh họa ở bảng phụ (một vài sự
việc cho học sinh bước đầu hiểu được một sự việc có thể viết thành một đoạn
văn) .
Ví dụ:
(1) Vua Hùng kén rể : Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên
là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. vua cha yêu thương nàng hết
mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
(2) Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn: Một hôm có hai chàng trai đến cầu
hơn. Một hơn. người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ […]. Người ta gọi chàng là
Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém […]. Người ta gọi
chàng là Thủy Tinh. […], cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
(3)Vua Hùng ra điều kiện chọn rể: Vua Hùng băn khoăn […].Vua phán :
“Hai chàng đều vừa ý ta […]. Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì,
vua bảo : “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà
chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đơi.”
GV: Các em cần chú ý trong văn bản tự sự phần Thân bài thường trình bày
một sự việc bằng một đoạn văn. Xong, tôi chuyển sang các Hoạt động khác
trong tiết dạy.
* Tiết 15,16- Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
Trong bài này, tôi gợi ý cách phân đoạn phần Thân bài ở Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh cách làm bài văn tự sự.
Minh họa (giáo án tiết 15)
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Hoạt đông 2: Hướng dẫn HS cách làm bài văn
tự sự .

2. Cách làm bài văn tự

GV: Ghi đề bài lên bảng, cho HS đọc đề và xác sự:
định yêu cầu của đề .
Đề bài: Kể một câu
Gv? Việc trước nhất khi làm bài văn tự sự là gì? chuyện mà em thích
HS:Tìm hiểu đề văn tự sự (là tìm hiểu kĩ lời văn bằng lời văn của em .
của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài) .
Gọi HS nêu tên truyện mà em sẽ kể .
HS: Tên truyện: Thánh Gióng; Sơn Tinh,
Thuỷ Tinh; Bánh chưng, bánh giầy...
GV: Cho HS chọn truyện Thánh Gióng để thực
hành.
11

skkn

a) Tìm hiểu đề.


Dựa vào gợi ý SGK/48, tiến hành lập ý theo
nhóm đơi (3 phút )
HS: Đại diện các nhóm
GV: Nhận xét, bổ sung. Chốt ý.
GV: Lập ý là làm gì ?
HS: Nêu ý 2- Ghi nhớ SGK

b) Lập ý:

Cho HS xác định truyện bắt đầu từ đâu, kết - Nhân vật chính:
thúc ở chỗ nào .
Thánh Gióng

HS: Bắt đầu: Đứa bé nghe sứ giả rao tìm người Nhân vật phụ: Cha mẹ
đánh giặc …
Gióng, sứ giả, dân làng
Kết thúc: Vua nhớ công ơn … lập đền thờ - Sự việc: Đánh đuổi
giặc Ân
ngay ở quê nhà.
GV: Gợi ý cho HS lập dàn ý chung
HS: Thảo luận theo nhóm cùng bàn (5 phút)
và trình bày.
GV: Nhận xét, bổ sung.
Kết luận ( bảng phụ - SGV/97)
GV: ? Em hiểu thế nào là viết “bằng lời văn của
em”?
HS: Có nghĩa là em tự chọn từ, đặt câu, diễn ý c) Lập dàn ý:
theo dàn ý đã lập. Không sao chép từ nguyên bản câu
* Mở bài: Giới thiệu sự
chuyện hoặc từ một tài liệu có sẵn.
ra đời kì lạ của Gióng .
GV: Nêu câu hỏi gợi ý cho học sinh cách phân * Thân bài: Các sự việc
đoạn phần Thân bài Văn tự sự.
chính:
- Gióng và sứ giả
- Gióng ăn khoẻ lớn
nhanh như thổi
- Gióng vươn vai thành
tráng sĩ
- Gióng giết giặc
- Roi gãy, nhổ tre làm
vũ khí
- Thắng giặc, Gióng

cởi bỏ áo giáp, cưỡi
ngựa bay về trời
* Kết bài: Vua nhớ
công ơn, phong là Phù
12

skkn


Đổng Thiên Vương và
GV: ? Em hãy chọn một sự việc trong phần lập đền thờ ngay ở quê
nhà.
Thân bài để viết thành một đoạn văn ?
HS: Một vài em có thể nêu miệng một đoạn d) Viết thành văn
văn thích hợp với một sự việc ở phần thân bài.
GV: Chốt ý: Thân bài của một bài văn tự sự có
thể viết thành nhiều đoạn văn thích hợp với các sự
việc đã diễn ra.
Xong, tôi chuyển sang các hoạt động khác trong tiết dạy.
Như vậy, qua tiết học này yêu cầu học sinh nắm được một cách khái quát
để rèn luyện viết đoạn văn.
* Tiết 36- Thứ tự kể trong văn tự sự.
Trong tiết này, tôi gợi ý cách viết đoạn phần Thân bài qua việc giải quyết
Bài tập 2 trong hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Minh họa (giáo án tiết 36)
Hoạt động của giáo viên và học

Nội dung

sinh


Hoạt động 3: Hướng dẫn HS II. Luyện tập:
luyện tập.
Bài tập 1: SGK/98 - Tóm tắt các sự
GV: Cho HS đọc bài tập 1.
việc chính:
HS: Đọc và xác định yêu cầu

(1) Liên mới ở quê ra, sống cùng
HS: Thảo luận theo nhóm cùng khu tập thể với tơi .
bàn (3 phút) và cử đại diện trình bày
(2) Tơi ghét Liên vì cơ làm tơi kém
cạnh.
(3) Tơi nghĩ xấu về Liên và đã có
hành động khơng đẹp .
(4) Khi tơi vắng nhà, trời mưa, Liên đã
rút hộ quần áo vào và đem trả lại .
GV: Nhận xét, bổ sung
(bảng phụ )

Chốt ý (5) Tôi và Liên trở thành đôi bạn
thân
- Kể ngược : (5)-(1)-(2)-(3)-(4)-(5)
- Kể theo ngôi thứ nhất

GV: Cho HS đọc bài tập 2.

- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò cơ sở
cho việc kể ngược.


HS: Đọc, xác định yêu cầu
GV: Gợi ý ở SGK có thể hiểu:

13

skkn


- Ý 1 : Mở bài

Bài tập 2 : SGK/98 Kể chuyện lần
đầu em được đi chơi xa

- Ý 2,3: Thân bài
- Ý 4: Kết bài
HS: Khá, giỏi trình bày trên bảng
lớp dàn bài tương đối chi tiết.
GV: Chốt ý, nêu câu hỏi gợi ý
cho học sinh cách phân đoạn, viết
đoạn phần Thân bài Văn tự sự.
GV? Em sẽ viết phần Thân bài
cho đề văn này mấy đoạn văn?
HS: Em có thể viết ít nhất là hai
đoạn văn tương ứng với hai sự việc.
GVChốt ý: Thân bài của đề văn
này, em có thể viết hai hoặc ba
đoạn văn thích hợp với các sự việc mà
em đã sắp xếp.
HS: làm việc cá nhân.


Như vậy qua quá trình thực hiện hướng dẫn học sinh viết đoạn thân bài khi
làm bài văn tự sự bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm cụ thế sau:
- Hướng dẫn, định hướng để học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách chủ
động;
- Định hướng để học sinh hình thành những chuẩn mực cần phải đạt đến
khi viết đoạn văn;
- Phân phần thân bài của bài văn thành các đoạn văn dựa trên cơ sở các ý
chính đã nêu trong dàn bài để đảm bảo tính hệ thống và mạch lạc của văn bản.
3.2.3. Viết đoạn văn kết bài
Đoạn văn Kết bài có vai trị hết sức quan trọng, giúp khái quát, đánh giá lại
toàn bộ bài văn, đồng thời thể hiện được cảm xúc, tình cảm của bản thân. Khác
với kết bài của một bài văn nghị luận (chủ đề được nhấn mạnh bằng ngôn ngữ
trực tiếp). Kết bài của bài văn tự sự rất linh hoạt, tuỳ theo ý nghĩa mà người kể
muốn gửi gắm vào câu chuyện (chủ đề). Có rất nhiều cách kết bài khác nhau,
người kể chuyện thường muốn đem lại cho độc giả:
- Một cảm giác đột ngột ý vị;
- Một dư âm ngân mãi trong lòng;
- Một ấn tượng sâu sắc, sự ám ảnh khôn nguôi về ý nghĩa câu chuyện.
Tóm lại, đối với đoạn văn kết bài, có thể tập trung rèn luyện theo các hình
thức sau:
14

skkn


+ Kết bài kể về kết thúc câu chuyện.
+ Kết bài nâng cao, mở rộng chủ đề câu chuyện.
Ví dụ:
- Tơi khơng trả lời mẹ vì tơi muốn khóc q, bởi vì nếu nói được với mẹ,
tơi sẽ nói rằng: “khơng phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lịng nhân hậu của em

con đấy”
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tơi).
- Thầy bèn quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức,
thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MN NĂM”
Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường, và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho
chúng tôi:
“ Kết thúc rồi... đi đi thôi”
(An-phông-xơ-Đô-đê, Buổi học cuối cùng).
Như vậy, đoạn văn kết bài nêu lên cảm nghĩ chung, có thể đánh giá và liên
hệ. Vì vậy, để có được một bài văn hồn chỉnh khơng thể khơng viết đoạn kết
bài.
Tóm lại, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn trước hết là thực hiện các thao tác
tìm hiểu đề, tìm ý, xây dựng câu chủ đề, để từ đó định hướng cho việc xây đựng
từng đoạn văn. Cứ tập đi tập lại như thế ta sẽ thành thạo. Không phải chỉ thành
thạo dựng đoạn độc lập mà thành thạo và nhạy cảm trong dựng đoạn của bài văn
hoàn chỉnh. Từ việc “Tập làm” đến việc “làm văn” là một quá trình đi từ việc
rèn luyện kĩ năng cần thiết đến kĩ xảo (thói quen, thành thạo). Đây là việc làm
khơng khó nhưng cũng khơng đơn giản chút nào nếu cả thầy và trị khơng
chun tâm và kiên trì.
Và thao tác cuối cùng trong một giờ luyện viết đoạn văn là: Luyện “nhận
xét văn người, sửa văn mình”. Giáo viên có thể cho học sinh nhận xét đoạn văn
của bạn và ghi lời nhận xét phía dưới đoạn văn. Hoặc qua lời nhận xét của giáo
viên trong các bài viết, yêu cầu học sinh rút ra được các ưu khuyết điểm trong
bài văn của mình. Từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.
Một số cách luyện tập viết văn ở đây không phải là tất cả nhưng là cách cơ
bản, giáo viên nên cố gắng hướng dẫn sâu sát việc thực hành của học sinh.
Trước khi thực hành đề bài các em đọc kĩ phần dẫn giải, miêu tả về các cách ấy,
tiếp nhận về mặt lí thuyết rồi bắt tay vào làm theo một cách sáng tạo. Trong
khâu tiến hành nếu thấy có gì chưa hợp lí với mình thì cần có sự điều chỉnh hoặc

sáng tạo thêm.
4. Liên kết đoạn văn và cách dùng từ, ngữ khi xây dựng đoạn văn
Để viết được một đoạn văn trong văn tự sự thì cơng việc liên kết câu, liên
kết đoạn trong văn bản là yếu tố quyết định sự thành cơng của đoạn văn đó. Nên
15

skkn


giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng những từ như: và, nếu, nhưng, hoặc…
để liên kết các câu với nhau, giúp các câu gắn kết và mang một ý nghĩa thống
nhất, không rời rạc. Bất kỳ một câu có nghĩa nào cũng đều chứa các từ liên kết.
Ví dụ: Hôm nay trời mưa nên Nam không cần tưới nước cho vườn hoa nhà
mình.
Từ liên kết được sử dụng là từ nên. Nếu không sử dụng từ liên kết này thì
hai câu Hơm nay trời mưa và Nam khơng cần tưới nước cho vườn hoa nhà mình
là hai câu độc lập và khơng mang ý nghĩa gì.
Vì vậy, khi luyện viết đoạn văn giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng
các từ thay thế, các phương pháp liên kết từ để kết nối các đoạn văn ngắn không
liên quan thành một thể thống nhất. Một bài văn, văn bản hoàn chỉnh phải liên
kết câu chặt chẽ với nhau. Nhờ vào sự liên kết giữa các đoạn sẽ tạo thành một
bài văn hoàn chỉnh về mặt bố cục của văn bản. Các đoạn ngắn trở nên liền mạch
về ý nghĩa và hồn chỉnh về hình thức. Một bài văn cho dù có nhiều chữ, sử
dụng đúng ngữ pháp, bố cục trong văn bản, các biện pháp nghệ thuật như so
sánh, nhân hóa… nhưng thiếu sự liên kết về nội dung và khơng liền mạch thì bài
văn đó khơng mang nhiều ý nghĩa.
Để thực hiện đúng việc liên kết các đoạn văn ngắn trong văn bản chúng ta
cần thực hiện theo cách sau:
Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác cần sử dụng các phương
tiện liên kết giúp thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn đó.

Sử dụng các phép liên kết là phép thế, phép lặp, phép liên tưởng và phép
nối.
Sử dụng các từ có chứng năng liên kết đoạn văn.
Sử dụng biện pháp quan hệ từ.
Ví dụ minh họa
Đoạn trích của nhà văn Lê Trí Viễn có đoạn:
“Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hồn cảnh lịch sử của
nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.
Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng
bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.”
Những từ ngữ liên kết trong đoạn văn trên gồm: đó, này, ấy, vậy, thế.
Vậy cách liên kết đoạn trong văn bản là việc học sinh cần nắm vững để
thực hiện các bài tập làm văn hiệu quả nhất.
2.4. Các điều kiện cần thiết để để áp dụng giải pháp
Cần sự hổ trợ từ các đồng nghiệp trong trường nhất là các thầy cô giáo
trong tổ, Chuyên môn nhà trường, … trong việc xây dựng, góp ý trong quá trình
thực hiện đề tài.
16

skkn


Sắp xếp thời gian hợp lý để khảo sát, nghiên cứu kỹ các đối tượng học sinh
để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
Chuẩn bị tốt các đồ dùng dạy học cần thiết như: máy chiếu, tranh ảnh và
các đồ dùng học tập có liên quan.
Nghiên cứu các tài liệu liên quan về một số phương pháp dạy học tích cực.
Các loại sách: sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức, kỹ
năng, sách nâng cao, các tài liệu về Luật giáo dục, Mục tiêu giáo dục do Bộ
Giáo dục, Đào tạo ban hành.

2.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến
Tôi đã thực hiện các giải pháp nêu trên ở một số tiết dạy Tập làm văn khối
6 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi. Qua việc dạy học trên lớp có sử dụng
những phương pháp này, tơi nhận thấy học sinh hoạt động tích cực hơn. Học
sinh say mê, thích thú trong q trình học tập. Do đó, việc nắm các kiến thức
của học sinh tốt hơn nhiều;
Mặc khác, thống kê chất lượng các bài kiểm tra cho thấy rõ sự tiến bộ của
học sinh, tỉ lệ học sinh khá giỏi dần tăng lên, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm;
Kết quả bài kiểm tra viết văn, học kì I - Năm học 2019 – 2020 như sau:
Giỏi

Lớp SS

Khá

Yếu

TB

Kém

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

Trên TB
SL

%

6/2

39

7

17.9

11

28.2

16


41.0

5

12.8

0

34

87.2

6/3

39

6

15.4

13

33.3

16

41.0

4


10.5

0

35

89.7

2.6. Những thông tin cần được bảo mật: Không;
3. Hiệu quả sáng kiến
Sau một thời gian áp dụng, tơi thấy mình đã đạt được một số thành cơng
đáng kể:
- Chất lượng dạy môn Ngữ văn đạt và vượt chỉ tiêu của trường.
- Các em học sinh đã không cịn mặc cảm và ngại học bơ mơn này nữa.
- Qua việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn, học sinh được uốn nắn, điều
chỉnh, hạn chế những thiếu sót trong quá trình làm văn ở những cấp học cao
hơn. Ngồi ra các em cịn được bồi dưỡng về tâm hồn, trí tuệ, biết rung động
trước cái đẹp, biết hướng tới giá trị thẩm mĩ, có năng lực sử dụng ngơn ngữ, biết
tích luỹ vốn tri thức và vận dụng trong giao tiếp ở mọi hoàn cảnh khác nhau.
Dùng từ, đặt câu, viết đoạn sẽ được các em vận dụng tốt trong mọi điều kiện để
hướng tới cái chân – thiện – mĩ, biết tự hào và sử dụng Tiếng Việt trong sáng,
hoàn mĩ hơn.
17

skkn


- Đây chính là tiền đề để các em làm tốt phân môn tập làm văn ở các lớp
trên.
4. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng

kiến lần đầu (nếu có): Khơng
Tơi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Duy Nghĩa, ngày 25 tháng 04 năm 2020
Xác nhận và đề nghị của

Người nộp đơn

Cơ quan, đơn vị tác giả công tác

Vương Thị Kim Dung

18

skkn



×