Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Thực trạng kiến thức dự phòng viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi tại bệnh viện đa khoa tỉnh bắc ninh năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.58 KB, 51 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

CAO SỸ TOẢN

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC DỰ PHÒNG VIÊM TĨNH MẠCH
SAU ĐẶT CATHETER TĨNH MẠCH NGOẠI VI
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH NĂM 2022

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

CAO SỸ TOẢN

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC DỰ PHÒNG VIÊM TĨNH MẠCH
SAU ĐẶT CATHETER TĨNH MẠCH NGOẠI VI
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH NĂM 2022

Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
ThS. NGUYỄN THỊ THÙY

NAM ĐỊNH – 2022



i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Đại học Điều
Dưỡng Nam Định, Phòng Đào tạo Sau đại học, Trung tâm Thực hành tiền lâm sàng
và các Phòng, Ban khác của Nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi học tập và
hồn thành chun đề này.
Với lịng kính trọng sâu sắc: tơi xin chân thành cảm ơn ThS Nguyễn Thị
Thùy – giảng viên Trung tâm Thực hành tiền lâm sàng, trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định đã trực tiếp hướng dẫn cho tơi hồn thành chun đề này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Bắc Ninh, Phòng kế hoạch tổng hợp, cán bộ nhân viên Trung tâm Tim mạch đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu.
Tơi xin cảm ơn: các thầy, cô trong hội đồng chấm thi đã dành thời gian đọc góp
ý cho chuyên đề của tơi được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin cảm ơn: những điều dưỡng tham gia nghiên cứu đã hợp tác và tạo điều
kiện cho tơi trong q trình nghiên cứu, hồn thành chun đề.
Cuối cùng với lịng biết ơn vơ cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình
và những người thân đã tạo điều kiện và ln bên tơi, chia sẻ những khó khăn và động
viên tơi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này.

Nam Định, ngày

tháng

Tác giả

Cao Sỹ Toản


năm 2020


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân
tơi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức và khảo sát thực tiễn tại
Trung tâm Tim mạch, bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Các số liệu thu thập và kết
quả trong chuyên đề là trung thực, chưa từng được cơng bố trước khi trình, bảo vệ và
công nhận bởi hội đồng đánh giá chuyên đề Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

Nam Định, ngày

tháng

Tác giả

Cao sỹ Toản

năm 2020


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................................... v
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 1

MỤC TIÊU ............................................................................................................................ 3
Chương 1 ............................................................................................................................... 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC .............................................................................................. 4
1.1.

Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 4

1.1.1.

Khái niệm về Caheter tĩnh mạch ngoại vi........................................................ 4

1.1.2. Khái niệm viêm tĩnh mạch ngoại vi ..................................................................... 9
1.1.3.
1.2.

Tiêu chí đánh giá viêm tĩnh mạch:................................................................. 11

Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 11

1.2.1.

Thực trạng viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi. .................. 11

1.2.2. Vai trò của điều dưỡng trong thực hiện đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi và tiêm
thuốc qua đường tĩnh mạch.......................................................................................... 13
1.2.3. Vai trị của điều dưỡng trong xử trí, theo dõi, chăm sóc người bệnh có đặt
catheter tĩnh mạch ngoại vi .......................................................................................... 13
Chương 2 ............................................................................................................................. 14
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ............................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Thực trạng kiến thức dự phòng viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi

tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh ............................................................................... 14
2.1.1. Giới thiệu về bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh ................................................. 14
2.1.2. Thực trạng kiến thức dự phòng viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch ngoại
vi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh ....................................................................... 15
2.2.3. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ........................................................ 16
2.2.4. Thực trạng kiến thức dự phòng viêm tĩnh mạch ................................................ 17
Chương 3 ............................................................................................................................. 25
BÀN LUẬN ......................................................................................................................... 25
3.1.

Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .......................................................... 25


3.3. Những ưu điểm và tồn tại trong kiến thức dự phòng viêm tĩnh mạch sau đặt
catheter tĩnh mạch ngoại vi. ............................................................................................. 30
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 31
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ....................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 33
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 37


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NANDA-I

Hiệp hội chẩn đoán điều dưỡng Bắc Mỹ


iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Phân bố về giới......................................................................................................... 16
Bảng 2.2. Hỗ trợ từ bệnh viện, đồng nghiệp ............................................................................ 17
Bảng 2.3. Kiến thức về catheter tĩnh mạch ngoại vi................................................................. 18
Bảng 2.4. Kiến thức về đường lây nhiễm của các tác nhân nhiễm khuẩn ................................ 18
Bảng 2.5. Kiến thức về tai biến sau đặt catheter ...................................................................... 19
Bảng 2.6. Kiến thức về sát khuẩn tại vị trí đặt catheter ............................................................ 19
Bảng 2.7. Kiến thức về quy trình đặt catheter .......................................................................... 20
Bảng 2.8. Kiến thức về chăm sóc catheter tĩnh mạch ngoại vi................................................. 21
Bảng 2.9. Kiến thức về đánh giá và xử trí viêm tĩnh mạch ngoại vi ........................................ 23


v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 1: Đặc điểm về thâm niên công tác ............................................................................ 16
Biểu đồ 2. Trình độ chun mơn ............................................................................................. 17


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch được thực hiện bằng kim catheter tĩnh mạch ngoại
vi là phương pháp tiêm truyền tĩnh mạch sử dụng loại kim bằng ống nhựa mềm luồn vào
trong tĩnh mạch [2]. Hiện nay kỹ thuật đặt kim catheter tĩnh mạch ngoại vi được sử dụng
rộng rãi trong các cơ sở điều trị mang lại nhiều tiện ích và hiệu quả trong cả người bệnh
và điều dưỡng [4].
Mặc dù những ưu điểm của việc sử dụng catheter tĩnh mạch ngoại vi trong tĩnh
mạch trị liệu là không thể phủ nhận khi đem lại sự thoải mái cho người bệnh, giúp người
bệnh: giảm bớt đau đớn trong những lần đặt kim mới và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
điều dưỡng trong việc thực hiện y lệnh thuốc. Nhưng lưu catheter tĩnh mạch ngoại vi
trong một thời gian gây ra một số tai biến: có những tai biến sớm sẽ được xử trí ngay
mà khơng để lại hậu quả nghiêm trọng, nhưng có những tai biến muộn như viêm tĩnh
mạch, nhiễm khuẩn tại chỗ, huyết khối tĩnh mạch, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn
tồn thân nếu khơng được phát hiện sớm sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Một
trong những tai biến muộn hay gặp nhất là tình trạng viêm tĩnh mạch sau đặt và lưu
catheter tĩnh mạch ngoại vi [12]
Hiện nay, tỷ lệ tiêm tĩnh mạch trên thế giới được công bố qua các cơng trình
nghiên cứu dao động từ 1,8% đến 60% tùy thuộc vào phương pháp và địa điểm thực
hiện biện pháp nghiên cứu [34]. Tại Việt Nam việc sử dụng catherter tĩnh mạch ngoại
vi rất phổ biến và các biến chứng như viêm tĩnh mạch là khơng ít chiếm từ 5,1% đến
50,52% và một số yếu tố liên quan có thể làm tăng tỷ lệ viêm tĩnh mạch được nhắc đến
như: loại catheter; q trình đặt, chăm sóc và sử dụng các loại thuốc dịch truyền, vị trí
lưu, thời gian lưu kim [5]….
Trên thế giới có nhiều đề tài đã đề cập đến có vai trị quan trọng của người điều
dưỡng trong việc phòng ngừa và giảm tỷ lệ viêm tĩnh mạch ngoại vi cho người bệnh:
Kiến thức của điều dưỡng về việc chăm sóc catheter tĩnh mạch ngoại vi và nhận biết
sớm các yếu tố nguy cơ có thể làm giảm các biến chứng viêm tĩnh mạch [24] [25]. Ở
Tây Ban Nha, được đề cập đến là năng lực điều dưỡng. Ngồi ra, Hiệp hội chẩn đốn
điều dưỡng Bắc Mỹ (NANDA-I) thu thập chẩn đoán rủi ro để ngăn ngừa nguy cơ viêm
tĩnh mạch và phân loại can thiệp điều dưỡng để phòng ngừa và điều trị viêm tĩnh

mạch.[23]


2

Tại Việt Nam, có nhiều đề tài đánh giá về tn thủ quy trình và chăm sóc catheter
tĩnh mạch ngoại vi nhưng cịn ít đề tài đề cập đến vai trị của người điều dưỡng trong
cơng tác dự phịng viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi cho người bệnh.
Do đó, để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh chúng tơi đã tiến hành
nghiên cứu chuyên đề: “Thực trạng kiến thức dự phòng viêm tĩnh mạch sau đặt catheter
tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2022”


3

MỤC TIÊU
1. Mơ tả thưc trạng kiến thức dự phịng viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch
ngoại vi tại trung tâm Tim mạch, bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức về phòng viêm tĩnh mạch sau đặt
catheter tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng tại trung tâm Tim mạch, bệnh viện
đa khoa tỉnh Bắc Ninh.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.

Cơ sở lý luận


1.1.1. Khái niệm về Caheter tĩnh mạch ngoại vi
Catheter đặt trong lòng mạch (Intravascular catheter): là loại ống được làm bằng
vật liệu tổng hợp, đưa vào trong lòng mạch nhằm chẩn đoán và điều trị người bệnh
(NB)[1]. Catheter tĩnh mạch ngoại vi là dụng cụ y khoa có thiết kế chính bao gồm hệ
thống van một chiều và van 2 chiều, hệ thống ống dẫn trong đó ống nhựa bao bọc sát
ống dẫn kim loại, khi đưa vào lòng mạch sẽ loại bỏ ống dẫn kim loại và cố định ống
nhựa. Đầu catheter mềm nên khi người bệnh cử động không gây tổn thương thành mạch.
Catheter tĩnh mạch ngoại vi thường được đặt trong tĩnh mạch ở cẳng tay và cánh tay.
Chiều dài dưới 8cm [1].
Kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch được thực hiện bằng kim catheter tĩnh mạch ngoại
vi là phương pháp tiêm, truyền tĩnh mạch sử dụng loại kim làm bằng ống nhựa mềm
luồn vào trong lòng tĩnh mạch. Kim catheter có thể luồn sâu và cố định chắc chắn vào
trong lịng tĩnh mạch, đầu kim khơng sắc nhọn nên khơng có khả năng đâm xun qua
thành mạch, đặc biệt trong trường hợp người bệnh giãy giụa. Kim catheter tĩnh mạch
ngoại vi được sử dụng trong những trường hợp người bệnh có chỉ định cần phải tiêm,
truyền nhiều lần trong ngày hoặc phải duy trì tiêm, truyền nhiều ngày. Sử dụng kim
catheter tĩnh mạch ngoại vi khắc phục được nhược điểm của kim sắt (gây chệch ven,
xuyên mạch, đau trong quá trình tiêm truyền…).
Hiện tại kỹ thuật đặt kim catheter tĩnh mạch ngoại vi được sử dụng rỗng rãi trong
các cơ sở điều trị, mang lại nhiều tiện ích và hiệu quả cho cả người bệnh và điều dưỡng
[2]
1.1.1.1. Chỉ định và chống chỉ định [2]
* Chỉ định:
- Các trường hợp người bệnh cần hồi sức cấp cứu: sốc, trụy mạch, suy hơ hấp, hơn
mê, ngừng tuần hồn…
- Tiêm, truyền thuốc qua đường tĩnh mạch
- Truyền dịch liên tục
- Truyền dịch ngắt quãng



5

- Truyền máu và các chế phẩm của máu
- Trước khi làm thủ thuật, phẫu thuật, các thuốc cản quang…
- Các trường hợp cần nuôi dưỡng tĩnh mạch ngắn ngày
* Chống chỉ định:
- Vùng tĩnh mạch bị tổn thương, bị nhiễm khuẩn, bầm tím , bỏng …..
1.1.1.2. Tai biến và cách xử trí [2]
* Tai biến sớm
- Đâm nhầm vào động mạch.
Xử trí: Rút ngay kim, băng ép tại điểm đâm kim, theo dõi dấu hiệu chảy máu tại chỗ.
- Thốt mạch: do chệch kim, vỡ tĩnh mạch
Xử trí: Rút kim truyền, chuyển vị trí truyền sang chi khác, thường xuyên kiểm tra bằng
bắt
mạch và làm dấu hiệu làm đầy mao mạch. Báo bác sĩ.
- Tụ máu: Do chảy máu vào tổ chức xung quanh hoặc kim xuyên qua mạch máu
Xử trí: Rút kim truyền, Băng ép quanh nơi tụ máu bằng gạc lạnh
- Tuột Catheter: Do cố định không chắc hoặc do người bệnh tự rút truyền
Xử trí: Rút kim truyền
* Tai biến muộn
- Viêm tĩnh mạch: Do cục máu đông ở đầu kim Catheter; lưu kim Catheter quá lâu;
dịch truyền có độ pH quá cao hoặc quá thấp hoặc dịch ưu trương.
Xử trí: Rút kim truyền, chườm ấm, báo bác sĩ, ghi chép tình trạng và những xử trí.
- Nhiễm khuẩn tại chỗ
Xử trí: Rút kim truyền, chuyển vị trí truyền sang chi khác, báo bác sĩ, theo dõi chăm sóc
vị trí nhiễm khuẩn.
- Nhiễm khuẩn tồn thân: do không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn khi thực hiện kỹ
thuật/chăm sóc vùng truyền kém/người bệnh suy giảm miễn dịch/lưu kim catheter quá
lâu/viêm tĩnh mạch kéo dài.

Xử trí:
+ Báo bác sĩ, dùng thuốc theo chỉ định, nuôi cấy vùng truyền và đầu catheter
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn và toàn trạng người bệnh
* Một số tai biến khác
- Co thắt tĩnh mạch, kích ứng tại nơi truyền: do truyền dịch/máu lạnh; Kích ứng tĩnh


6

mạch do thuốc hoặc dịch; Tốc độ truyền quá nhanh.
Xử trí: Áp miếng gạc ấm lên vùng truyền (Có thể sử dụng máy làm ấm dịch truyền).
Giảm
tốc độ truyền.
- Quá tải tuần hồn: do tốc độ truyền q nhanh
Xử trí:
+ Cho người bệnh nằm đầu cao 30-45 độ
+ Thở oxy nếu cần
+ Báo bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.
- Dị ứng thuốc: Ngừng truyền, Phối hợp với bác sĩ xử trí sốc phản vệ theo phác đồ nếu
có.
* Một số tai biến ít gặp
- Tổn thương dây chằng, dây thần kinh: do kỹ thuật chọc không đúng hoặc cố định
chặt quá.
Xử trí: Ngừng truyền, báo bác sĩ
- Tắc mạch do khí
Xử trí: Ngừng truyền
+ Đặt người bệnh ở tư thế Trendelenburg
+ Báo bác sĩ, Cho người bệnh thở oxy theo chỉ định
+ Ghi chép các xử trí và can thiệp đã làm
1.1.1. 3. Lựa chọn vị trí và chăm sóc loại catheter [1]

- Việc lựa chọn catheter phải dựa trên mục đích và thời gian sử dụng, những biến chứng
nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn (viêm mao mạch và rò rỉ dịch) và kinh nghiệm
của từng cá nhân khi đặt catheter.
- Ở người lớn, nên sử dụng mạch máu ở chi trên. Trong trường hợp phải đặt đường
truyền ở chi dưới nên chuyển vị trí đặt từ chi dưới lên chi trên nếu có thể thay đổi.
- Ở trẻ em, nên ưu tiên chi trên. Trong trường hợp khơng cịn nơi khác, có thể đặt ở chi
dưới hoặc vùng da đầu lành lặn.
- Tránh sử dụng kim bằng thép để truyền dịch và thuốc, do nguy cơ gây hoại tử mơ và
có thể thấm dịch ra ngồi mạch máu.
- Nên sử dụng ống catheter có độ dài trung bình đặt vào mạch máu trung tâm khi thời
gian điều trị kéo dài trên 6 ngày.


7

- Cần thăm khám hằng ngày bằng quan sát trực tiếp để phát hiện dấu hiệu sưng, nóng,
đỏ của vị trí đặt catheter khi sử dụng loại băng keo trong. Không nên tháo bỏ bông gạc
vô khuẩn che phủ vị trí đặt catheter chỉ để xem nếu khơng có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
- Rút bỏ catheter trong trường hợp có sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí đặt hoặc có những
dấu hiệu NKH có liên quan đến đặt catheter.
1.1.1.4. Vệ sinh tay và kỹ thuật vô khuẩn [1]
- Phải rửa tay với xà phòng và nước hoặc sát khuẩn tay với dung dịch có chứa cồn trước
đụng chạm vào đường truyền.
- Phải duy trì kỹ thuật vơ khuẩn khi đặt và chăm sóc: đặt catheter, thay ống thơng, sửa
chữa, bơm thuốc và thay gạc che phủ đường truyền.
- Cần mang găng sạch khi đặt catheter ngoại biên có nguy cơ phơi nhiễm với máu.
Không được đụng chạm vào vùng da đã sát khuẩn, thân kim, đốc kim, cửa bơm thuốc
của hệ thống tiêm truyền.
- Phải sử dụng găng tay vô khuẩn mới trước khi thực hiện đặt đường truyền mới, khi
thay ống dẫn mới.

- Phải rửa tay sau khi tháo găng kết thúc quy trình đặt catheter.
1.1.1.5. Chuẩn bị vùng đặt catheter [1]
- Phải sát khuẩn da với dung dịch cồn 70% hoặc hỗn hợp cồn trong I ốt hoặc cồn trong
chlorhexidine trước khi đặt đường truyền mạch máu ngoại biên.
- Cần sát trùng da với Chlorhexidine 0,5% trong cồn hoặc iodophor 10 đơn vị, trước khi
đặt catheter trung tâm và catheter động mạch ngoại biên và khi thay gạc che phủ. Nếu
có chống chỉ định với Chlorhexidine, hợp chất iodine, hoặc iodophor thì cồn 70 % có
thể sử dụng để thay thế.
- Không nên sử dụng Chlorhexidine cho trẻ < 2 tháng tuổi.
- Sau khi sát khuẩn cần phải để khơ ít nhất 30 giây trước khi đặt catheter.
1.1.1.6. Thay gạc che phủ tại vị trí đặt catheter [1]
- Phải sử dụng gạc vô khuẩn (gạc dạng bán thấm, gạc trong suốt) để che phủ vị trí đặt
catheter, thay gạc che phủ nếu gạc bị ẩm ướt, khơng cịn kín, nhìn thấy bẩn.
- Khơng sử dụng kháng sinh dạng mỡ hoặc kem để bơi lên vị trí đặt catheter.
- Khi tắm khơng được để vị trí đặt thấm nước, phải che phủ vị trí đặt làm giảm nguy cơ
nhiễm khuẩn.


8

- Cần thay gạc tại vị trí đặt mỗi 2 ngày với gạc thông thường và mỗi 7 ngày với gạc
trong suốt vô trùng hoặc miếng tẩm Chorhexidine khi lưu catheter có độ dài trung bình,
ở bệnh nhi phải thay ngay khi gạc che phủ bị tuột, thấm nhiều máu và khơng cịn tác
dụng che phủ vơ trùng.
- Nên sử dụng miếng gạc có tẩm chlorhexidine cho những người lớn và bệnh nhi trên 2
tháng tuổi khi đặt catheter trung tâm.
- Phải giám sát tình trạng nhiễm khuẩn vị trí đặt khi thăm khám và thay gạc dựa trên
những quy định và tình trạng lâm sàng cho phép của người bệnh. Nếu người bệnh có
dấu hiệu sưng, nóng ở vị trí đặt, sốt mà khơng tìm thấy ngun nhân hoặc thấy những
biểu hiện nghi ngờ nhiễm khuẩn tại nơi đặt hoặc có nhiễm khuẩn huyết, phải rút bỏ ngay

đường truyền.
1.1.1.7. Vệ sinh da người bệnh [1]
Nên sử dụng chlohexidine 2% (dạng xà phòng tắm, hoặc dung dịch lau sạch) để vệ sinh
da hằng ngày, giúp làm giảm nhiễm khuẩn huyết liên quan đến đặt catheter.
1.1.1.8. Những loại catheter được thiết kế đặc biệt [1]
- Không cần thiết thay đổi đường truyền thường quy mỗi 72 giờ.
- Không cần thiết thay đổi chỗ nối của hệ thống tiêm truyền mỗi 72 giờ hoặc phải theo
khuyến cáo của nhà sản xuất cho mục đích giảm tần suất nhiễm khuẩn.
- Cần phải bảo đảm rằng tất cả các thành phần của hệ thống có khả năng làm giảm tối
thiểu việc hỏng hoặc vỡ của hệ thống.
- Phải giới hạn tới mức thấp nhất nhiễm khuẩn cho hệ thống tiêm truyền bằng cách sát
khuẩn cửa bơm thuốc (bằng chlorhexidine, povidone iodine, iodophor hoặc cồn 70 độ)
và giữ cho cửa đưa thuốc vào bằng thiết bị vô khuẩn.
- Khi sử dụng thiết bị tiêm truyền thuốc qua cửa bơm là hệ thống van, nên sử dụng thiết
bị có hệ thống van có màng ngăn hơn là các hệ thống van cơ học do nguy cơ nhiễm
khuẩn gia tăng.
1.1.1.9. Thay thế đường truyền và hệ thống tiêm truyền [1]
Thay catheter ngoại biên và catheter có độ dài trung bình
- Ở người lớn, khơng nên thay catheter ngoại biên thường quy trước 72 – 96 giờ.
- Thay catheter ở trẻ em chỉ khi có những chỉ định trên lâm sàng.
- Chỉ thay catheter có độ dài trung bình khi có chỉ định lâm sàng đặc biệt như viêm mao
mạch, nhiễm khuẩn huyết.


9

Thay thế đường tiêm truyền
- Các đường truyền không phải là máu, sản phẩm của máu, mỡ không cần thiết thay
thường quy trước 96 giờ và không nên để quá 7 ngày, kể cả khi thay thế đường truyền
hoặc gắn thêm thiết bị.

- Dây truyền máu, sản phẩm của máu hoặc mỡ không để quá 24 giờ.
1.1.1.10. Loại vật liệu catheter [1]
- Nên sử dụng catheter làm bằng teflon hoặc polyurethane ít có nguy cơ biến chứng
nhiễm khuẩn hơn là những catheter làm bằng povinyl chloride hoặc polyethylene.
- Cần phải sử dụng những catheter dạng kim luồn trong lòng mạch, khơng lưu kim bằng
kim loại trong lịng mạch.
1.1.1.11. Ngun tắc vơ khuẩn khi đặt và chăm sóc catheter [1]
- Phải chọn vị trí an tồn ít nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Phải rửa tay với xà phịng có tính sát khuẩn (có chứa iơt 4 đơn vị hoặc chlorhexidine
2%) và nước hoặc sát khuẩn tay với dung dịch có chứa cồn (nếu bàn tay trước đó khơng
dính máu và dịch cơ thể).
- Mang găng:
+ Găng tay sạch khi có nguy cơ tiếp xúc với máu.
+ Găng tay vô khuẩn khi đặt đường catheter trung tâm hoặc catheter trung tâm từ mạch
máu ngoại biên.
- Kỹ thuật sát khuẩn da vùng đặt phải đúng kỹ thuật: một là dùng kỹ thuật sát khuẩn
xoáy trơn ốc từ trong ra ngồi hoặc kỹ thuật sát khuẩn theo chiều dọc từ trong ra ngoài,
từ trên xuống; sát khuẩn ít nhất 2 lần, giữa hai lần sát khuẩn, trước khi đặt catheter da
phải khô.
- Cần phải sát khuẩn da với chất sát khuẩn trước khi tiêm, có thể chọn chlorhexidine
0,5% với người lớn và trẻ lớn hoặc iode 10% trong cồn trước khi đặt (có thể dùng cồn
70 %, povidone-iodine được bảo quản kỹ).
- Không được dùng cồn có chứa Iốt cho trẻ sơ sinh, nhưng có thể dùng povidone-iodine.
1.1.2. Khái niệm viêm tĩnh mạch ngoại vi
Tại Việt Nam Catheter tĩnh mạch ngoại vi được sử dụng cho người bệnh từ rất lâu, ở
hầu hết các bệnh viện đặc biệt là người bệnh tại khoa cấp cứu hồi sức và phẫu thuật.
Những catheter này đòi hỏi phải được duy trì và chăm sóc cẩn thận để tránh các biến
chứng như viêm tĩnh mạch, thâm nhiễm, tắc nghẽn, nhiễm trùng cục bộ và một số trường



10

hợp có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết. Một trong những biến chứng đó là tình trạng hay
gặp của việc đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi là viêm tĩnh mạch trong thời gian lưu kim
[12]
1.1.2.1. Khái niệm viêm tĩnh mạch.
Viêm tĩnh mạch là sự viêm của tĩnh mạch về mặt tại vị trí đặt catheter tĩnh mạch
ngoại vi các triệu chứng của viêm tĩnh mạch xuất hiện theo các mức độ viên được đánh
giá theo thang điểm biến chứng của viêm tĩnh mạch [15]
Viêm tĩnh mạch sớm tại một vị trí lưu tĩnh mạch ngoại vi thường sẽ tự khỏi sau
khi catheter được loại bỏ hoặc đặt ở một vị trí khác.
Biến chứng rất hiếm nhưng có thể xảy ra bao gồm những trùng huyết khối và
viêm tắc tắc tĩnh mạch tái phát
Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất và hiếm gặp là viêm tắc tĩnh
mạch ngoại từ một tình trạng được đặc trưng bởi huyết khối tĩnh mạch và viêm nhiễm
với sự hiện diện của nhiễm khuẩn huyết [12]
1.1.2.2. Xử trí viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi [3]
Điều dưỡng nên đánh giá thường xuyên vị trí đặt catheter để phát hiện các dấu
hiệu và triệu chứng của viêm tĩnh mạch từ đó xác định nhu cầu và loại can thiệp giáo
dục bệnh nhân và hoặc người chăm sóc về viêm tĩnh mạch can thiệp và theo dõi đánh
giá đáp ứng của người bệnh để điều trị Nếu tình trạng viêm tĩnh mạch xảy ra điều dưỡng
viên có các xử trí như sau:
- Đánh giá vị trí đặt catheter để biết các dấu hiệu triệu chứng và mức độ nghiêm trọng
của viêm tĩnh mạch bằng việc sử dụng một thang đo tiêu chuẩn
- Xác định ngun nhân để có thể gây ra tình trạng viêm tĩnh mạch do các loại thuốc sử
dụng qua các vị trí đặt catheter hoặc q trình chuẩn bị đặt và chăm sóc da qua đó lựa
chọn các biện pháp can thiệp phù hợp.
- Việc xử trí viêm tĩnh mạch sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm
và sự hiện diện của huyết khối với bất kỳ mức độ viêm tĩnh mạch nào thì việc đầu tiên
là người sử dụng đường truyền tại vị trí đó và loại bỏ các catheter tĩnh mạch ngoại vi

- Áp dụng phương pháp chườm ấm trong vòng 20 phút tại vị trí đặt catheter trong thời
gian 6 đến 24 tiếng.
- Xem xét sự cần thiết phải phối hợp với bác sĩ và các điều dưỡng khác về nhu cầu tiếp
tục đặt ra catheter hay thay thế hoặc loại bỏ hoàn toàn sau khi rút bỏ các người điều


11

dưỡng nên theo dõi vị trí đã đạt và neuchatel trong vòng 48 giờ để phát hiện viêm tĩnh
mạch.
Sau truyền khi xuất viện bệnh nhân và người chăm sóc cần được hướng dẫn về
các dấu hiệu triệu chứng của viêm tĩnh mạch.
Nếu viêm tĩnh mạch ngoại vi xảy ra các điều dưỡng nên sử dụng một thang đo
đánh giá viêm tĩnh mạch được tiêu chuẩn hóa đảm bảo hợp lệ đáng tin cậy và khả thi về
mặt lâm sàng một khi bị ảnh hưởng bởi viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch ngoại
vi được nâng lên để giảm thiểu viêm
1.1.3. Tiêu chí đánh giá viêm tĩnh mạch:
Một số thang đo mức độ viêm tĩnh mạch và các công cụ đánh giá đã được phát triển và
hai công cụ thông thường nhất được sử dụng là INS Phlebitis Scale và Visual Infusion
Phlebitis(VIP) Scale. Trong đó INS Phlebitis Scale được phát triển bởi Hội Điều dưỡng
tiêm truyền (Infusion Nurses Society của Hoa Kỳ) (2011) sử dụng một thang điểm từ 0
– 4, do đó INS Phlebitis Scale đã được chứng minh là một cơng cụ nhanh chóng, dễ
dàng và hữu ích [15]
Mức độ

Biểu hiện

0

Khơng biểu hiện


1

Đỏ da ở vị trí đặt kim có kèm đau hoặc khơng đau

2

Đau tại vị trí đặt tim có kèm theo đỏ da và/ hoặc phù nề

3

Đau tại vị trí đặt kim có kèm theo đỏ da và/ hoặc phù nề bắt đầu hình
thành thường tĩnh mạch có thể sờ thấy được

4

Đau tại vị trí đặt Kim có kèm theo đỏ da và/ hoặc phù nề hình thành
thường tĩnh mạch rõ rệt có chiều dài trên 2,5 cm, rỉ dịch mủ

1.2.

Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng viêm tĩnh mạch sau đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi.
Theo nghiên cứu cảu Malach T và cộng sự (2006) tỷ lệ viêm tĩnh mạch ở những người
có catheter tĩnh mạch ngoại vi khác nhau rất nhiều do sự khác nhau về định nghĩa, thiết
kế nghiên cứu, lựa chọn bệnh nhân và thời gian theo dõi [22]. các nghiên cứu của
Webster (2015) và nghiên cứu của Abdul Hak (2014) cũng chỉ ra rằng tỷ lệ viêm tĩnh
mạch dao động từ 1,8% [33] đến 60% [8] trên những người bệnh có sử dụng Catheter
tĩnh mạch ngoại vi.




×