Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Người đọc giả định của tiểu thuyết Khái Hưng trong trường văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.36 KB, 104 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu tiếp nhận văn học có thời gian dài quan tâm tìm hiểu mối
quan hệ một chiều giữa nhà văn – tác phẩm – người đọc. Với khuynh hướng
nghiên cứu này, việc xem xét, đánh giá vai trò của người đọc mang tính thụ
động, thậm chí tách rời hoạt động sáng tạo của nhà văn. Về sau, nghiên cứu mỹ
học tiếp nhận hiện đại cho rằng, văn học nằm trong mơi trường xã hội cụ thể. Nó
có đời sống riêng, hoạt động theo quy luật độc lập nhưng nằm trong những mối
liên hệ mật thiết với các lĩnh vực khác, đặc biệt là xã hội. Vì thế, nghiên cứu văn
học khơng thể khơng tìm hiểu xã hội tại thời điểm tác phẩm được sản sinh. Do
đó, khuynh hướng xã hội học văn học với nhiệm vụ nghiên cứu văn học trong
mối tương liên với đời sống xã hội, đồng thời xem xét, tìm hiểu ảnh hưởng của
xã hội đối với hoạt động văn học và ngược lại.
Vào những năm 30 của thế kỷ XX ở Việt Nam, trường văn học với các
thiết chế tương hỗ đã hiện diện khá rõ nét. Trước tiên, các ngành nghề mới trong
xã hội đã kéo theo sự ra đời của những tầng lớp, giai cấp mới với nhu cầu
thưởng thức nghệ thuật mới. Họ trở thành lớp cơng chúng thị dân có học thức
với thị hiếu thẩm mĩ ngày càng cao. Bên cạnh đó, nền văn học nước ta có sự vận
động và tái cấu trúc mạnh mẽ. Ảnh hưởng của các trào lưu sáng tác phương Tây,
tiêu biểu là văn học lãng mạn Pháp, đã tạo đà cho sự cách tân trong nghệ thuật
văn chương. Cùng với sự xuất hiện của các nhà xuất bản, việc in ấn và phát hành
báo chí đến tay người đọc nhanh hơn, tạo nên thị trường văn học mà ở đó sáng
tác văn học được coi là một nghề, nhà văn lần đầu tiên trong lịch sử sáng tác
nghệ thuật sống được nhờ công việc viết văn. Các hoạt động xuất bản, in ấn báo
chí, sáng tác văn học… dần trở nên quen thuộc với công chúng. Người làm báo
không chỉ thể hiện sự già dặn, trưởng thành trong nghề mà còn cho thấy sự nhạy
bén trong tư duy đổi mới. Với họ, việc xác định độc giả của tờ báo, cách thức



2

tiếp cận và gây chú ý để thu hút sự quan tâm của họ là điều kiện tiên quyết để
duy trì hoạt động xuất bản.
Khi các điều kiện kiến tạo trường văn học tương đối đầy đủ, những người
làm báo Phong Hố mạnh dạn thử nghiệm loại hình văn chương báo chí lần đầu
xuất hiện với tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng (số 20 ra ngày
04/11/1932). Thành công và tiếng vang của tác phẩm đã thu hút ngày càng nhiều
sự quan tâm của người đọc dành cho Phong Hố. Khơng những thế, nó cịn tạo
hiệu ứng lan toả tới những tiểu thuyết xuất hiện sau đó của nhà văn trên tờ báo
này. Vậy bối cảnh xã hội cùng những thiết chế của trường văn học đã tác động
như thế nào đến hoạt động sáng tác nghệ thuật giai đoạn này? Điều gì đã tạo nên
sự hấp dẫn đối với người đọc của tiểu thuyết Khái Hưng? Nhà văn mong muốn
hướng đến đối tượng người đọc nào trên mỗi số của tờ Phong Hố? Đó là điều
mà chúng tơi dành sự quan tâm lớn khi tìm hiểu về trường văn học cũng như
sáng tác của nhà văn ở thể loại văn chương báo chí lần đầu đăng in trên Phong
Hoá.
Là một trong những nhà văn hiện đại đầu thế kỉ XX, cuộc đời và sự
nghiệp sáng tác Khái Hưng nhận được sự quan tâm lớn của giới phê bình, nghiên
cứu văn học. Với số lượng lớn những cơng trình khoa học, những bài viết, trang
báo từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay về nhà văn và những sáng tác của
ơng đã cho thấy vai trị quan trọng của Khái Hưng trong tiến trình xây dựng nền
văn học mới. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tiểu thuyết đầu tay của nhà văn trong
mối tương liên với bối cảnh xã hội, thị trường xuất bản cùng nhu cầu thưởng
thức trong trường văn học giai đoạn 1930-1935 chưa nhận được sự quan tâm
thỏa đáng. Sự xuất hiện của người đọc mới và vai trò của “người đọc giả định” 1[]
trong sáng tác cũng như tiếp nhận tiểu thuyết ông những năm 30 của thế kỷ trước
là vấn đề còn bỏ ngỏ.

1


Phùng Ngọc Kiên, Ai đọc Nguyễn Huy Thiệp, xã hội học văn bản về hiện tượng văn học


3

Từ những lí do trên, người viết lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Người đọc
giả định của tiểu thuyết Khái Hưng trong trường văn học” với mong muốn khám
phá những điều thú vị ẩn chứa sau mỗi trang báo Phong Hoá trong những năm
đầu của giai đoạn phát triển loại hình báo chí ở Việt Nam. Đồng thời nhận diện,
phân tích vai trị, lý giải mối tương liên giữa người đọc giả định của tiểu thuyết
Khái Hưng với các thành tố trong trường văn học giai đoạn 1930-1935. Không
những thế, tìm hiểu người đọc giả định cho phép người viết hình dung bức tranh
đời sống văn học cách nay gần một trăm năm, để hiểu hơn về nhu cầu thưởng
thức văn chương, thị hiếu thẩm mĩ của cộng đồng người đọc những năm đầu thế
kỉ XX. Tìm hiểu về người đọc giả định trong trường văn học qua ba tiểu thuyết
đầu tay của Khái Hưng không chỉ dựng lại bức chân dung về kiểu người đọc đã
chi phối đích sáng tác nhà văn mà cịn góp phần đa dạng hóa hướng tiếp nhận tác
phẩm văn học theo nhãn quan nghiên cứu mới.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Những vấn đề chung
Từ xa xưa, khi con người bắt đầu hành trình khám phá thế giới thì những
hiện tượng thiên nhiên kỳ vĩ, những nét đẹp tự nhiên của con người… luôn gợi
niềm khát khao chinh phục như một cách tận hưởng vẻ đẹp vơ cùng của tạo hóa.
Những khao khát ấy chính là tiền đề khởi phát quan niệm tiếp nhận thẩm mỹ mà
sau này các triết gia, các nhà văn hóa thời cổ đại như Heracles, Democrats,
Socrates, Platon, Arixtot, Khổng Tử, Lão Tử, … đã đề cập đến. Vào những năm
năm mươi của thế kỉ XX, mỹ học tiếp nhận phát triển mạnh mẽ với dấu ấn của
hai đại diện được coi là linh hồn của trường phái mỹ học tiếp nhận Đức là
Konstanz Hans Robert Jauss và Wolfgang Iser. Mỹ học tiếp nhận có bước phát

triển cực thịnh, trở thành một hoạt động, một lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt có
ảnh hưởng lớn đến sáng tác văn học vào những năm 1970.
Theo lý thuyết tiếp nhận văn học, quá trình tiếp nhận của người đọc là
một hoạt động có chủ đích mang tính thẩm mĩ nhằm chiếm lĩnh giá trị tư tưởng,


4

thẩm mĩ của tác phẩm thông qua những rung động về cảm giác, tâm trí. Người
đọc trong hoạt động tiếp nhận luôn chủ động biến văn bản ngôn từ thành sản
phẩm nghệ thuật đặc biệt cho riêng mình. Tiếp nhận văn học có vai trị giải mã
văn bản ở dạng tiềm ẩn thơng qua hệ thống kí hiệu thẩm mĩ nhằm tìm ra tầng ý
nghĩa, tư tưởng được gửi gắm trong tác phẩm. Đó là sự phản hồi đối với quá
trình sáng tác của nhà văn, giúp sàng lọc, đào thải hoặc bảo tồn giá trị tác phẩm
văn học. Tiếp nhận văn học là hoạt động thẩm mĩ có tính động cơ bắt nguồn từ
nhu cầu muốn được hưởng thụ, được bồi đắp và mở rộng tâm hồn, tình cảm;
mong muốn bồi dưỡng đời sống tinh thần, đưa con người hướng đến cái đẹp
hoàn thiện; giúp con người biết rung động trước cái đẹp; biết căm hờn cái ác, cái
xấu. Thông qua hoạt động tiếp nhận, con người mở mang trí tuệ, sự hiểu biết nhờ
nhận thức về chân lí, cuộc đời, số phận con người, phong tục tập quán, văn hóa
của quê hương đất nước. Bởi thế, tiếp nhận văn học được cho là quá trình gắn
liền với chủ thể sáng tạo (nhà văn), đối tượng tiếp nhận (tác phẩm), chủ thể tiếp
nhận (người đọc).
Theo nhà nghiên cứu Bourdieu, hoạt động tiếp nhận diễn ra trong môi
trường “trường văn học”[?] nằm trong một xã hội cụ thể. Xã hội ấy giống với
“các trường vật lí”2[], ở đó bao gồm trường chính trị, trường kinh tế, trường văn
hóa, trường văn học… Các trường hoạt động riêng rẽ nhưng có sự ảnh hưởng
qua lại và tác động lẫn nhau tựa như những thỏi nam châm với cực âm cực
dương tạo nên lực hút, lực đẩy. Bất kì sự thay đổi của trường này tất yếu dẫn đến
sự thay đổi của trường khác. Mối quan hệ biện chứng giữa các trường tạo nên sự

vận động không ngừng của xã hội trong tiến trình phát triển tự thân.
Hoạt động của trường văn học cũng khơng nằm ngồi quy luật vận động
nói trên. Trường văn học bao gồm nhiều thành tố, vận hành theo các giai đoạn:
“sản xuất, thị trường và tiêu dùng”3[]. Ở giai đoạn sản xuất (sáng tác), vai trò chủ
đạo thuộc về nhà văn hoặc nhóm nhà văn. Nhà văn cùng tiểu sử, quan điểm sáng
2
3

Lộc Phương Thuỷ, Nguyễn Phương Ngọc (2013), Xã hội học văn học ở Pháp, Tạp chí NCVH, số 2/2013
Huỳnh Vân (2009), Về tầm đón đợi và xác định tính nghệ thuật trong mỹ học tiếp nhận…


5

tác, tác phẩm anh ta tạo ra vừa là sản phẩm tất yếu của bối cảnh xã hội, vừa tác
động trở lại xã hội. Nhà văn không chỉ đảm nhiệm chức năng sáng tác dựa trên
vốn hiểu biết về xã hội, cảm nhận rõ nét về nhu cầu thưởng thức, thị hiếu và khả
năng đón nhận của cơng chúng mà anh ta còn chịu ảnh hưởng trở lại của những
yếu tố ấy trong quá trình thể hiện ý đồ sáng tạo nghệ thuật. Không chỉ vậy, quan
điểm sáng tác, phong cách và xu hướng khám phá nghệ thuật của các nhà văn
cùng thời kỳ (nhóm tác giả) cũng tạo nên dấu ấn trong sản phẩm đặc biệt của giai
đoạn sáng tác: tác phẩm văn học.
Tác phẩm văn học đến được tay người tiêu dùng nhờ giai đoạn thứ hai
liên quan đến nhà xuất bản cùng phương tiện truyền tải. Nhà xuất bản đầu tư vốn
để in ấn và phát hành sách báo sau khi đã tìm hiểu nhu cầu thị trường, nhu cầu
thưởng thức của người đọc, số lượng sẽ phát hành, cách sắp bản in, quảng cáo,
đánh giá kết quả mỗi lần xuất bản khi sách báo đã đến tay người đọc, điều chỉnh
việc in ấn ở những lần sản xuất sau. Hoạt động của nhà xuất bản cùng ấn phẩm
đã tạo cơ hội lớn cho tác phẩm văn học được phổ biến ngày càng rộng rãi. Đời
sống văn học vì thế mà trở nên phong phú, phức tạp. Với vai trò trung gian, là

cầu nối giữa người sáng tác với người đọc (tiêu dùng), nhà xuất bản cùng
phương tiện truyền thông không chỉ đem tác phẩm văn học đến gần hơn với cơng
chúng, mà qua đó, nhà văn nhận về những phản hồi từ “cộng đồng diễn giải” 4[],
để nắm bắt kịp thời nhu cầu, những mong đợi khác nằm ngồi chủ ý sáng tác. Từ
đó, nhà văn có thể điều chỉnh hoặc lựa chọn, thay thế hình thức sản xuất của
mình ở những sản phẩm tiếp theo.
Khi mới hồn tất q trình sáng tạo, tác phẩm tồn tại trong dạng thức của
văn bản thuần túy. Chỉ khi đến tay người đọc, nó mới có đời sống chính thức.
Những tầng tư tưởng, giá trị thẩm mĩ của nó cũng từ đó được nảy sinh. Tác
phẩm lúc này khơng chỉ mang giá trị vật chất cụ thể ở dạng ngun thủy mà
thơng qua hình tượng nghệ thuật đã được vật chất hóa, nhà văn gửi đến cho
4

Trương Đăng Dung (2008), Những giới hạn của cộng đồng diễn giải…


6

người đọc những rung động mãnh liệt nhất về cuộc đời, về con người qua sự sắp
đặt, tổ chức thế giới nghệ thuật bằng hệ thống ngôn ngữ soi rọi dưới ánh sáng lí
tưởng thẩm mĩ nhất định. Vì vậy, giữa tác giả với tác phẩm, tác phẩm với người
đọc có mối quan hệ biện chứng tạo nên sự vận động khơng ngừng của q trình
sáng tạo – tiếp nhận. Bởi tiếp nhận văn học không chỉ cần năng lực đọc hiểu qua
hệ thống ngôn từ (hoạt động nhận thức), mà cịn địi hỏi năng lực cảm thụ đặc
biệt thơng qua hình tượng thẩm mĩ có ý nghĩa nhân sinh. Tác phẩm văn học kể
từ khi thốt thai để chính thức đến với cuộc đời đã là tài sản chung của cơng
chúng. Nó cần đến nguồn dưỡng dồi dào nhằm duy trì sự sống. Nguồn sống ấy là
người đọc. Vì thế, lý thuyết tiếp nhận văn học khẳng định thị hiếu thẩm mĩ cùng
người đọc là trung tâm hướng đến, là khâu cuối cùng của mọi hoạt động sáng
tạo, giai đoạn thứ ba trong chuỗi vận hành của trường văn học.

Trong hoạt động tiếp nhận, thị hiếu thẩm mĩ có vai trị hết sức quan trọng.
Đó là năng lực tiếp nhận và định giá của người đọc về những giá trị mà tác phẩm
văn học đem lại. Thị hiếu nghệ thuật thể hiện tâm thế thẩm mĩ được hình thành
dựa trên kinh nghiệm và trải nghiệm nghệ thuật. Nó được quyết định bởi năng
lực chiếm lĩnh các giá trị thẩm mĩ của người đọc. Thị hiếu thẩm mĩ bị chi phối
bởi quan điểm cá nhân dưới tác động của bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa. Nó
mang tính lịch sử, luôn vận động và biến đổi cùng những giai đoạn lịch sử, văn
hóa, xã hội khác nhau. Cùng với sự xuất hiện của những loại hình văn học mới,
thị hiếu thẩm mĩ của độc giả cũng thay đổi đòi hỏi tương thích trong việc kiến
tạo giá trị tinh thần phù hợp với khát khao mỹ cảm mà họ đang mong mỏi được
đón nhận. Bởi thế, trong khâu tiêu dùng thuộc trường văn học, thị hiếu thẩm mĩ
là một thành tố quan trọng. Nó đặt nhà văn cùng tác phẩm văn học vào mối quan
hệ mang tính cung - cầu. Nó cho thấy mọi khâu trong trường văn học đều phải
quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu thị hiếu của độc giả trong niềm khao khát
trải nghiệm chân trời mới nhằm làm phong phú cho đời sống tinh thần ở mỗi
người.


7

Thị hiếu thẩm mĩ được tạo thành từ nhiều thành tố khác nhau trong đó có
người đọc. Đó là những người cụ thể tham gia hoạt động thưởng thức, cảm thụ,
tiếp nhận giá trị mà nhà văn thông qua tác phẩm văn học trao gửi. Họ là đối
tượng mà nhà văn có ý tưởng hướng đến trong hoạt động sáng tạo tác phẩm.
Người đọc vừa là đối tượng thụ hưởng sản phẩm tinh thần vừa thể hiện vai trò
thẩm định, bình giá, diễn giải để khám phá giá trị tiềm ẩn của tác phẩm bằng
năng lực đón nhận của mình. Người đọc giúp hồn tất chu trình sáng tạo nghệ
thuật, biến văn bản văn học thành món ăn tinh thần, biến tư tưởng tình cảm được
nhà văn thể hiện trong tác phẩm thành yếu tố của đời sống ý thức xã hội. Tập
hợp người đọc tạo thành cộng đồng tiếp nhận với đặc trưng khơng đồng nhất do

phân hóa về xuất thân, địa vị, tuổi tác, học vấn, sở thích.
Tuy nhiên, hoạt động tiếp nhận văn học luôn biến đổi và vận động khơng
ngừng bởi đó là q trình mang tính khách quan và sáng tạo. Khi bối cảnh xã hội
thay đổi, sự xuất hiện ngày càng phong phú và đa dạng của các phương tiện
truyền tải thông tin, thị hiếu thẩm mĩ cũng như văn hóa tiếp nhận cùng năng lực
đón nhận khác nhau thì giá trị tiếp nhận cũng khác. Nhất là khi nhà văn khơng
cịn sống mãi cùng thời gian và đứa con tinh thần của mình để lên tiếng biện
minh hay giảng trình với người đọc. Khả năng tiếp nhận của người đọc quyết
định mức độ, tính chất, phương pháp tiếp cận tác phẩm. Sự kết hợp giữa năng
lực tiếp nhận của người đọc mà nhà văn nhận thức được với ý đồ sáng tác theo ý
chủ quan của mình sẽ tạo ra “tầm đón đợi” 5[] tiềm ẩn trong tác phẩm văn học.
Hơn thế nữa, cộng đồng người đọc luôn tồn tại khả năng tiếp nhận khác nhau
phụ thuộc vào trình độ văn hóa, kinh nghiệm sống, thị hiếu thẩm mĩ, cá tính, tính
cách…
“Cộng đồng diễn giải” đón nhận tác phẩm rất đa dạng và được chia thành
ba đối tượng chính, đó là người đọc thực tế, “người đọc tiềm ẩn” 6[] (người đọc
tiềm năng) và “người đọc giả định” (người đọc vơ hình).
5
6

Huỳnh Vân, Hans-Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp cận
W. Iser


8

Trước hết, người đọc thực tế là những người thực hiện hoạt động đọc một
cách cụ thể, trực tiếp. Họ có thể là cộng đồng u thích văn chương, là những
người đọc bình dân hay chun nghiệp, cũng có thể là chính tác giả - người đọc
thực tế đầu tiên đã đọc tác phẩm nhiều lần với tầm đón nhận khơng chút tầm

thường. Người đọc thực tế thường có số lượng đơng đảo nhất và đa dạng về giới
tính, lứa tuổi, trình độ, năng lực, nhu cầu và thị hiếu thẩm mĩ. Họ không chỉ
thưởng thức văn nghệ theo sở trường và thị hiếu cá nhân mà còn tham gia nghiên
cứu, tìm kiếm nhằm tạo ra những giá trị mới cho tác phẩm. Không những thế,
người đọc thực tế là đối tượng người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm mà các hoạt
động ở khâu sản xuất và thị trường hướng đến. Nếu coi tác phẩm văn học là một
loại hàng hóa đặc biệt thì, người đọc thực tế chính là lực lượng đông đảo nhất
chi phối thị trường sản xuất văn học. Tuy nhiên, do thị hiếu thẩm mĩ, năng lực
cũng như chất lượng đón nhận khơng đồng đều mà giá trị tiếp nhận của người
đọc thực tế cũng không đồng nhất. Khả năng giải mã văn bản của người đọc thực
tế có thể phù hợp với ý nghĩa khách quan của tác phẩm, với ý đồ sáng tạo của
nhà văn, có thể tạo ra những ý tưởng, những lớp nghĩa mới thú vị khi đúng, khi
sai.
Đối tượng tiếp theo của “cộng đồng diễn giải” là người đọc tiềm ẩn
(người đọc tiềm năng). Văn bản văn học từ khi mới thai nghén cho đến lúc thốt
thai ln tồn tại những khoảng trống (tức là những điểm chưa xác định, điểm
còn để trống) cho phép người đọc thỏa sức phát huy trí tưởng tượng của mình
mà bổ sung, lấp đầy trong quá trình tiếp nhận. Văn bản văn học tiềm ẩn có khả
năng tạo nghĩa liên tục và q trình đó có mối liên hệ mật thiết đến người đọc
tiềm ẩn. Loại hình người đọc này được tạo ra bởi chính văn bản tiềm ẩn và
thường khơng có sự đồng nhất với người đọc thực tế.
Không những thế, trong ý thức sáng tác của nhà văn, người đọc là hiện
thân của nhu cầu xã hội. Đó là những người mà nhà văn u mến, tin tưởng, thấy
mình có trách nhiệm phải sáng tạo tác phẩm để góp phần định hướng người đọc,


9

làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Ý niệm về đối tượng người đọc này vừa
dẫn dắt quá trình sáng tác, vừa phản ánh những nhu cầu và thị hiếu thẩm mĩ về

tư tưởng và nghệ thuật của cộng đồng người đọc. Đó là lý thuyết về sự hình
thành kiểu người đọc thứ ba, người đọc giả định (người đọc vơ hình).
Người đọc giả định là sự hình dung về những người hoặc một nhóm người
mà khi sáng tác, nhà văn mong muốn hay dự kiến gửi gắm tác phẩm của mình.
Người đọc giả định mặc dù chỉ xuất hiện và tồn tại trong ý thức sáng tác của nhà
văn nhưng lại có vai trị quan trọng trong việc gợi ý, thúc giục hoạt động sản
xuất của tác giả. Họ chính là đối tượng người đọc lý tưởng nhất mà nhà văn
muốn hướng tới. Người đọc giả định là đối tượng khách hàng đặc biệt mà nhà
văn luôn mong muốn tìm đến bởi sự tồn tại của họ tác động khơng nhỏ đến q
trình sáng tác, giúp chuyển hóa quan niệm riêng của tác giả về cộng đồng bạn
đọc đang chờ đợi đứa con tinh thần của mình. Trước và trong q trình sáng tác,
nhà văn ln hình dung đến đối tượng người đọc sẽ thưởng thức tác phẩm của
mình. Nhà văn mong muốn và chờ đợi những phản ứng khi tác phẩm đến tay
người đọc giả định. Naumann khẳng định, người đọc giả định chính là “yếu tố
điều khiển trong q trình sáng tác” 7[]. Có thể nhận ra “cái bóng” của người đọc
giả định in dấu lên mỗi trang viết ngay khi nó mới đang hình thành. Dấu ấn
người đọc giả định ngoài sự tồn tại trong ý thức (ý đồ) sáng tạo của nhà văn, cịn
là đích để nhà văn hướng tới. Giữa người đọc giả định và nhà văn “là một tình
bạn thân thiết, tơn trọng nhau, tin cậy nhau” 8 []. Do đó, việc tìm hiểu và nhận
diện người đọc giả định trong sáng tác của nhà văn không chỉ cho phép ta hình
dung rõ nét hơn về cơ chế vận hành trường văn học của một giai đoạn, mà còn
xác định được mối quan tâm, thị hiếu, tầm đón nhận của người đọc đối với mỗi
tác phẩm văn chương, giúp đánh giá được những ảnh hưởng và tác động của nó
đối với hoạt động tiếp nhận hay sáng tác mỗi nhà văn.

7
8

Huỳnh Vân (2009), Về tầm đón đợi và xác định tính nghệ thuật trong mỹ học tiếp nhận…
Trương Đăng Dung (2004), Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với văn học…



10

Trong đời sống văn học, ba loại hình người đọc nói trên có mối quan hệ
mật thiết với nhau, có thể không đồng nhất nhưng đều chi phối và ảnh hưởng
đến quá trình sáng tác của nhà văn. Người đọc thực tế có vai trị quan trọng bởi
họ là đối tượng trực tiếp quyết định đến việc in ấn, xuất bản số lượng ấn phẩm.
Với lực lượng đông đảo, người đọc thực tế đem lại tiềm năng to lớn cho hoạt
động sáng tác. Người đọc tiềm ẩn và người đọc giả định ẩn tàng trong tác phẩm
hay chỉ tồn tại trong tiềm thức nhà văn nhưng họ có thể đang có mặt hoặc sẽ trở
thành người đọc thực tế. Trong trường hợp người đọc giả định trùng khớp với
người đọc thực tế sẽ tạo nên khả năng giao cảm đặc biệt giữa nhà văn và người
đọc. Sự gặp gỡ này chính là những giao thoa và đồng điệu về tâm hồn, cảm xúc
nhưng khơng phải hiếm xảy ra.
Có thể thấy, mỗi khâu trong trường văn học như những mắt xích hàm
chứa khả năng kết nối. Không chỉ vậy, việc phân tích mối quan hệ giữa các
thành tố trong từng giai đoạn của trường văn học có thể đánh giá vai trị chủ
động của nhà văn trong khơng gian văn học. Bởi nhà văn không chỉ là nhân tố
tạo lực mà còn chịu tác động bởi lực của các yếu tố khác, trong đó có người đọc.
Đây là nhân tố tạo lực đặc biệt, là hiện thân của thị hiếu thẩm mĩ, phản ánh nhu
cầu đời sống tinh thần của giai đoạn lịch sử, xã hội cụ thể, là “sự khiêu khích”
của tiếp nhận và chủ thể của thưởng thức văn chương.
2.2. Nghiên cứu về tiếp nhận văn học
Cho đến nay, những cơng trình nghiên cứu về lý thuyết tiếp nhận văn học
trên thế giới đã và đang khẳng định đây là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học độc
lập, có đối tượng và phương pháp riêng. Với sự tồn tại những hướng nghiên cứu
khác nhau, lý thuyết tiếp nhận luôn nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu
trong cách tiếp cận vấn đề. Tiêu biểu là Wolfgang Iser với hướng nghiên cứu về
mỹ học tiếp dành mối quan tâm đến tác giả và độc giả. Bên cạnh đó, Pierre

Bourdieu nghiên cứu xã hội học văn học nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa xã hội
với văn học, thị trường với nhà văn.


11

Trước tiên phải kể đến trường phái Mỹ học tiếp nhận Konstanz với hai đại
điện Hans Robert Jauss và Wolfgang Iser. Trường phái Konstanz với nhiều cơng
trình nghiên cứu nhấn mạnh và khẳng định vị trí của người tiếp nhận trong hoạt
động văn học. Nếu Hans Robert Jauss với Hướng tới mĩ học tiếp nhận, Lịch sử
văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học, Tiếp nhận văn học và
giao lưu văn học,… hướng mối quan tâm của mình đến lịch sử tiếp nhận, thì
Wolfgang Iser trong Kết cấu vẫy gọi của văn bản, Độc giả tiềm ẩn, Hoạt động
đọc: lí luận hưởng ứng thẩm mĩ… chú trọng nghiên cứu hành động đọc và các
kiểu người đọc. Các nghiên cứu của hai học giả cho thấy khuynh hướng chuyển
sự quan tâm từ tác giả, hoàn cảnh (ngoại quan) sang độc giả (nội quan). Hans
Robert Jauss cho rằng: “Lịch sử văn học phải bao gồm cả lịch sử tiếp nhận của
người đọc”9[]. Còn Wolfgang Iser coi “tác phẩm là sự gặp gỡ giữa văn bản và
người đọc”10[]. Với những quan niệm như vậy, hai nhà nghiên cứu quan niệm
sáng tác văn học không chỉ là sản phẩm của nhà văn, mà còn phải kể đến vai trò
quan trọng của người đọc, nhà văn kì vọng điều gì nơi độc giả và độc giả mong
muốn đón nhận được gì ở nhà văn thơng qua tác phẩm. Đặc biệt, Iser còn nhấn
mạnh, mỗi tác phẩm văn học phải là một “kết cấu vẫy gọi” mà ở đó có những
khoảng trống (những điểm chưa nói hết, chưa xác định) thơng qua các hình ảnh
để người đọc tự hình dung, tự tưởng tượng và lấp đầy. Văn bản phải vừa quen,
vừa lạ nhằm kích thích ham muốn tìm hiểu, khám phá của độc giả (quá trình
đồng sáng tạo với nhà văn của người đọc). Đồng thời, văn bản cần chứa đựng
những tầng bậc ý nghĩa, hướng đến một đối tượng người đọc nào đó theo sự hình
dung của nhà văn trong suốt quá trình sáng tạo tác phẩm.
Khuynh hướng nghiên cứu thứ hai tìm hiểu mối quan hệ giữa xã hội với

văn học, thị trường và nhà văn mà đại biểu là Pierre Bourdieu (1930-2002), Viện
sĩ Viện hàn lâm Pháp. Trong cơng trình nghiên cứu tiêu biểu Những ngun tắc
của nghệ thuật. Sự hình thành và cấu trúc của trường văn học, Bourdieu liên tục
9

Trương Đăng Dung, Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học
Trương Đăng Dung, Lịch sử văn học như là sự khiêu khích đối với khoa học văn học

10


12

đề cập đến khái niệm “trường văn học”. Ông cho rằng xã hội bao gồm nhiều
trường vực tác động qua lại lẫn nhau tựa một mạng lưới tập hợp bởi nhiều người,
nhiều lĩnh vực có sự gắn kết. Pierre Bourdieu nhận thấy văn học cũng là một
trường vực tồn tại theo quy luật riêng trong xã hội và có những mối liên hệ đặc
biệt với các trường khác. Lý thuyết trường của Bourdieu đã mở ra hướng nghiên
cứu mới cho phép tìm hiểu và tái hiện về đời sống văn học cùng những động lực
tác động đến quá trình sáng tác của nhà văn. Bên cạnh đó, có thể coi sự xuất hiện
của trường văn học như một “dấu hiệu phân kì lịch sử văn học”, đánh dấu “quá
trình hiện đại hố văn học”11[].
Tuy nhiên, khoa học tiếp nhận khơng phải lĩnh vực nghiên cứu đời sống
văn học một cách chung chung, nó địi hỏi những tìm hiểu sâu sắc về mỗi thành
tố cấu thành trường văn học nhằm định vị vai trị của hoạt động tiếp nhận. Điều
đó đã được Naumann, nhà lí luận nước Cộng hịa Dân chủ Đức (cũ) quan tâm
nghiên cứu với cơng trình tập thể nổi tiếng Xã hội - văn học - đọc. Tiếp nhận văn
học trong nhãn quan lý thuyết (1973). Trong tác phẩm, Naumann đề xuất một hệ
thống lý thuyết về các vấn đề tác động và tiếp nhận văn học. Theo các tác giả,
tiếp nhận văn học là lĩnh vực đa dạng về đối tượng nghiên cứu, trong đó phải kể

đến văn bản, hoạt động đọc, người đọc, tác giả và xã hội. Đặc biệt, Naumann cho
rằng hoạt động tiếp nhận văn học “nằm trong một cơ cấu quan hệ” 12[] của mối
quan hệ giữa tác giả với tác phẩm – “những điều kiện sản xuất” với mối quan hệ
giữa tác phẩm với người đọc – “những điều kiện tiếp nhận”. Trong mối quan hệ
của điều kiện sản xuất, Naumann quan tâm tìm hiểu việc nhà văn muốn xây
dựng đề án tiếp nhận nào cho người đọc. Ở điều kiện tiếp nhận, ơng xem xét đề
án đó được người đọc hiện thực hoá ra sao. Theo Naumann, tiếp nhận văn học
nằm trong tiến trình gồm ba khâu: sản xuất, phân phối, tiếp nhận với mối quan
hệ qua lại, tác động phụ thuộc lẫn nhau. Ngồi ra, Naumann cịn dành sự quan
11

Phạm Xuân Thạch, Ba thập niên đầu thế kỷ XX và sự hình thành trường văn học ở Việt Nam
Huỳnh Vân, Mối quan hệ biện chứng giữa sáng tác và tiếp nhận văn học trong nhãn quan lý thuyết của
Manfred Naumann
12


13

tâm đặc biệt đến đối tượng người đọc giả định, một kiểu người đọc ln có mặt
với những dạng thức khác nhau, tồn tại trong ý thức của nhà văn và chi phối
hành động viết của anh ta.
Ở Việt Nam, những cơng trình khoa học nghiên cứu về lý thuyết tiếp nhận
xuất hiện nhiều hơn vào hai mươi năm cuối ở thế kỷ XX. Các nhà nghiên cứu,
các học giả ngày càng ý thức hơn về tầm quan trọng của lý thuyết tiếp nhận đối
với sáng tác văn chương. Nguyễn Văn Hạnh trên Tạp chí văn học số 4 (năm
1971) đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa giá trị tác phẩm văn học với đời sống
thưởng thức của người đọc. Đây là một quan niệm mới mẻ trong thời điểm bấy
giờ, bởi nó đặt ra sự quan tâm đối chiếu những vấn đề tự thân của tác phẩm văn
học với các yếu tố bên ngoài như bối cảnh lịch sử xã hội, người đọc và tâm lý

người đọc. Tuy nhiên, quan điểm của Nguyễn Văn Hạnh chưa nhận được sự
đồng thuận của các nhà nghiên cứu cùng thời do giai đoạn này còn đề cao vai trò
của việc sáng tác cũng như lập trường giai cấp.
Đến năm 1985, mỹ học tiếp nhận được giới thiệu bởi Nguyễn Văn Dân
với bài viết Tiếp nhận “mĩ học tiếp nhận” như thế nào? trên tạp chí Thơng tin
Khoa học xã hội. Đây là nghiên cứu đầu tiên được trình bày một cách đầy đủ và
tỉ mỉ về lý thuyết tiếp nhận. Với sự tiếp thu các nghiên cứu của trường phái
Konstanz về người đọc trong tiếp nhận văn học, Nguyễn Văn Dân đề xuất những
tiền đề lý thuyết khoa học mới mẻ, đúng đắn. Năm 1999, tiểu luận Nghiên cứu
văn học lý luận và ứng dụng được xuất bản và nhận được giải thưởng của Hội
Nhà văn Việt Nam về lý luận phê bình. Đây là sự ghi nhận những đóng góp của
nhà nghiên cứu trong nỗ lực đưa lý thuyết tiếp nhận văn học vào Việt Nam và
kiến tạo vị trí tiềm năng cho hướng đi mới này.
Năm 1986 cuốn sách Lí luận văn học (tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục) do
Trần Đình Sử biên soạn đã đưa lý thuyết tiếp nhận đến gần hơn với học sinh,
sinh viên – những độc giả trẻ đầy tiềm năng. Ngoài ra, những bài viết của Huỳnh
Vân như: Quan hệ văn học – hiện thực và vấn đề tác động, tiếp nhận và giao


14

tiếp thẩm mĩ (1990), Vấn đề tầm đón đợi và xác định tính nghệ thuật trong mỹ
học tiếp nhận của Hans Robert Jauss (2009), Hans-Robert Jauss: Lịch sử văn
học là lịch sử tiếp nhận (2010),… đã cho thấy tâm huyết của ơng trong việc tìm
hiểu những lý thuyết tiếp nhận ở Việt Nam.
Bên cạnh đó phải kể những nhà nghiên cứu bền bỉ với mỹ học tiếp nhận.
Tiêu biểu là Trương Đăng Dung với các cơng trình khoa học về văn bản văn học,
việc đọc và cắt nghĩa văn bản như: Từ văn bản đến tác phẩm văn học (1998),
Tác phẩm văn học như là quá trình (2004); các bài viết: Lịch sử văn học như là
sự khiêu khích đối với văn học (1999), Phương thức tồn tại của tác phẩm văn

học (2002), Những giới hạn của cộng đồng diễn giải (2008), … đã được đón
nhận bởi giá trị khoa học và tính thuyết phục cao. Ngồi ra, với sự đóng góp của
các nhà nghiên cứu lý luận phê bình trẻ, lý thuyết tiếp nhận được quan tâm ở
những phương diện khác như khả năng ứng dụng hay trường hợp dịch. Tiêu biểu
là Đỗ Văn Hiểu với Mĩ học tiếp nhận và khả năng tổng hợp ứng dụng ở Việt
Nam (2016), Phùng Ngọc Kiên với Những giới hạn tiếp nhận Bà Bovary ở Việt
Nam qua trường hợp các bản dịch (2017),…
Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu xã hội học văn học và tiếp nhận dựa trên
quan điểm trường văn học tại Việt Nam dù nhận được sự quan tâm song còn khá
khiêm tốn. Với hướng nghiên cứu mới mẻ này, các cơng trình khoa học và các
bài viết tập trung tìm hiểu dấu ấn của bối cảnh xã hội và trường văn học trong sự
phân kì lịch sử văn học. Bài viết Xã hội học văn học ở Pháp (2013) của tác giả
Lộc Phương Thủy và Nguyễn Phương Ngọc gợi dẫn cách tiếp cận về sự hình
thành khuynh hướng xã hội học văn học qua những đại diện tiêu biểu. Tác giả
bài viết đưa ra những nhận định sâu sắc về tiềm năng nghiên cứu ở Việt Nam khi
cho rằng “xã hội học văn học là một hướng tiếp cận rất khả thi” 13[]. Tác giả
Phùng Kiên trong bài viết Một mơ hình giáo dục kiến tạo trường nghệ thuật đầu
thế kỷ 14[] tập trung tìm hiểu một góc nhìn khác của xã hội học với hai đối tượng:
13
14

Huỳnh Vân (2013), Mối quan hệ biện chứng giữa sáng tác và tiếp nhận văn học trong nhãn quan…
Phùng Kiên (chưa rõ nguồn)


15

giáo dục và văn học. Ở bài viết này, tác giả đi sâu phân tích mơ hình giáo dục
trong sự “hình thành và vận hành của trường văn học” những năm hai mươi thế
kỷ trước. Cũng chú tâm nghiên cứu về trường văn học những năm ba mươi, tác

giả Phạm Xuân Thạch trong bài viết Ba thập niên đầu thế kỷ XX và sự hình
thành trường văn học ở Việt Nam (2012) đã tiếp cận lý thuyết trường văn học
của Pierre Bourdieu, từ đó nhận diện dấu ấn trường ở văn học Việt Nam giai
đoạn “tái cấu trúc và hình thành” nền văn học mới. Nguyễn Thị Phương Thúy
trong bài viết Văn học thị trường nhìn từ lí thuyết “trường của Pierre Bourdieu”
(2017) khơng chỉ phân tích một cách tỉ mỉ những hình dung của Pierre Bourdieu
về trường văn học mà còn đề xuất một số gợi ý nhằm vận dụng lý thuyết để nhận
diện văn học thị trường tại Việt Nam.
Đặc biệt, trong các nghiên cứu về tiếp nhận văn học, tác giả Phùng Kiên
chủ tâm đưa thuật ngữ “người đọc giả định” (der hypothetische Leser, thuật ngữ
của Boris Mejlach, nhà lí luận văn học Nga) vào Việt Nam trong bài viết Ai đọc
Nguyễn Huy Thiệp, xã hội học văn bản về hiện tượng văn học 15[]. Tác giả tập
trung phân tích “mẫu khách hàng là người đọc mẫu giả định” 16 [] quan tâm đến
những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, từ đó nhận diện đối tượng người đọc mà
nhà xuất bản đặt ra với mục đích hướng đến khách hàng của mình trên thị trường
tiêu thụ sản phẩm văn hoá. Sử dụng thuật ngữ “người đọc giả định” cùng những
phân tích nhằm xác lập vai trị của kiểu người đọc này trong quá trình sáng tác
cũng như trong mối liên hệ của nó với các thiết chế trong trường văn học, người
viết đã khẳng định vị trí quan trọng của người đọc trong đời sống tiếp nhận văn
học
Nghiên cứu về xã hội học cũng như những thiết chế có sự chi phối đến
sáng tác của một nhóm tác giả khơng thể khơng kể đến cơng trình tập thể của
nhóm tác giả Đồn Ánh Dương, Phùng Kiên, Nguyễn Mạnh Tiến, Mai Anh
15

Viện Văn học, Văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, tập 1, tr.432-445, NXB Khoa
học xã hội
16
Phùng Kiên, Ai đọc Nguyễn Huy Thiệp, xã hội học văn bản về hiện tượng văn học



16

Tuấn, Martina Thucnhi Nguyễn. Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu hoạt động của Tự
Lực văn đồn trong Phong Hóa thời hiện đại, Tự Lực văn đồn trong tình thế
thuộc địa ở Việt Nam đầu thế kỉ 20 (2020) nhằm đánh giá một cách tồn diện
những đóng góp của Tự Lực văn đoàn trong việc “tự định vị và xây dựng thương
hiệu của mình trong trường văn chương” 17[]. Với bốn nghiên cứu xoay quanh
những phương diện …., nhóm tác giả cho thấy những đóng góp quan trọng của
Tự Lực văn đồn và tờ Phong Hố trên chặng đường cách tân nền văn học mới
những năm 1930.
Tuy vậy, dù đã được quan tâm tìm hiểu nhiều hơn trong thời gian qua
nhưng các nghiên cứu tiếp về nhận liên quan đến người đọc giả định trong
trường văn học vẫn là vùng đất hứa với tiềm năng lớn còn bỏ ngỏ. Khả năng tìm
hiểu và ứng dụng những lý thuyết này trong nghiên cứu văn học nước nhà vẫn
còn nhiều thách thức và gọi mời.
2.3. Nghiên cứu về nhà văn Khái Hưng và ba tiểu thuyết đầu tay
Nghiên cứu về nhà văn Khái Hưng cùng những sáng tác đầu tay của ông
dù được đón nhận và dành sự quan tâm từ rất sớm nhưng vẫn còn nhiều quan
điểm chưa thống nhất. Phần lớn các cơng trình nghiên cứu thiên về phê bình,
đánh giá sáng tác của nhà văn với những giá trị cụ thể. Theo từng giai đoạn khác
nhau, những ý kiến khen, chê; đồng tình, phản bác đã khiến nghiên cứu về nhà
văn mang tính đa diện và phức tạp. Bởi vậy, người viết tạm chia các nghiên cứu
về Khái Hưng làm ba giai đoạn như sau:
Giai đoạn trước năm 1945, trong cơng trình nghiên cứu văn học sử Nhà
văn hiện đại (1942) của tác giả Vũ Ngọc Phan, nhà văn Khái Hưng được đặt
trang trọng ở vị trí đầu tiên trong số những tiểu thuyết gia phong tục. Với ba
mươi trang sách (từ trang 15 đến trang 45), tác giả Vũ Ngọc Phan đã phác họa
một cách khái quát về những tác phẩm lớn của Khái Hưng. Ơng quan tâm tìm
hiểu đối tượng người đọc của Khái Hưng và nhận ra “Phần đơng thanh niên trí

17

Phong Hố thời hiện đại…


17

thức Việt Nam là những độc giả trung thành” 18[]. Đó là lí do Khái Hưng được
coi là “nhà văn của thanh niên”. Khơng chỉ vậy, tác giả phân tích đặc điểm
phong cách và đặc sắc nghệ thuật trong các tác phẩm Khái Hưng ở ba thể loại
tiểu thuyết, truyện ngắn và kịch theo cách vừa đưa ra những nhận xét bao quát,
vừa dừng lại ở những tác phẩm chính để phẩm bình từ đặc điểm chung đến
những đoạn, những câu chữ cụ thể. Cùng cho thấy sự quan tâm sớm đến sáng
tác của Khái Hưng, học giả Trương Chính trong bài viết trên báo Loa (1935)
đánh giá tiểu thuyết Nửa chừng xuân mang “quan hệ nhân sinh mới” 19[]. Tác giả
Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu (1943) nhận xét sáng tác của
Khái Hưng “mang khuynh hướng xã hội, thiên về lý tưởng, có thi vị riêng” 20[].
Có thể thấy, các cơng trình nghiên cứu và bài viết ở thời gian này chỉ
mang tính biên khảo, khái quát theo cách đánh giá chung chung. Các nhà phê
bình có đánh giá cao những sáng tác của Khái Hưng với nội dung tư tưởng mang
khuynh hướng cải cách xã hội. Phần lớn tác phẩm của nhà văn đáp ứng nhu cầu
tinh thần của thế hệ thanh niên và được hoan nghênh, đón nhận. Những cách tân
về nghệ thuật trong các tác phẩm của Khái Hưng như mô tả nhân vật, kể chuyện,
tả thiên nhiên, ngôn ngữ kể… đã cho thấy dấu ấn tiêu biểu của nhà văn trong
sáng tác tiểu thuyết thời kỳ đầu giai đoạn đổi mới.
Giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1986, có thời gian dài các sáng tác của
Khái Hưng bị cấm in ấn, lưu hành. Cơng trình nghiên cứu Lược thảo lịch sử văn
học Việt Nam (1957) của Nhóm Lê Q Đơn, Văn học Việt Nam 1930-1945
(1961) của Bạch Năng Thi và Phan Cự Đệ có đề cập đến Khái Hưng và nhóm Tự
Lực văn đoàn. Tuy nhiên, cách đánh giá về nhà văn và tác phẩm của ơng cịn dè

dặt do chi phối về định kiến chính trị đối với văn học lãng mạn. Những nhận xét
gắn sáng tác Khái Hưng với tinh thần dân tộc, tác hại của nó đối với thanh niên

18

Vũ Ngọc Phan (1942), Nhà văn hiện đại, Quyển tư, tập Thượng, tr.
Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hoá Việt Nam
20
Dương Quảng Hàm (1943), Việt Nam văn học sử yếu
19


18

trí thức khiến thế hệ này sống thiếu ý chí và trốn tránh thực tế cuộc đấu tranh của
dân tộc cho thấy sự gượng ép, cứng nhắc trong phê bình, nghiên cứu.
Trong Bảng lược đồ văn học Việt Nam (Quyển Hạ - 1967) tác giả Thanh
Lãng đã dành ba chương để soi chiếu bối cảnh lịch sử xã hội với sáng tác tiểu
thuyết của các nhà văn giai đoạn 1932-1945. Cơng trình Sơ khảo lịch sử văn học
Việt Nam 1930-1945 (1964) của Viện Văn học, Tiểu thuyết Việt Nam, tập 1
(1974) của Phan Cự Đệ lại tập trung nhiều vào những tiêu chí chính trị của văn
học cách mạng, chú trọng đến chức năng giáo dục nên có cái nhìn khắt khe, đôi
khi nặng nề định kiến. Do vậy, sáng tác của Khái Hưng trong các nghiên cứu ở
giai đoạn này chỉ được đánh giá cao ở nội dung chống lễ giáo và đại gia đình
phong kiến cùng một số cách tân về nghệ thuật tiểu thuyết.
Cũng ở giai đoạn này, văn học miền Nam có một số cơng trình được đánh
giá cao, được đưa vào giảng dạy trong các nhà trường, tiêu biểu là cơng trình
nghiên cứu Bình giảng về Tự lực văn đoàn (1958) của Nguyễn Văn Xung, Tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại (1972) của Nguyễn Xuân Bào, Khảo luận về Khái
Hưng của Lê Hữu Mục, Trần Đình Hượu với bài nghiên cứu Văn học Việt Nam

giai đoạn giao thời 1900-1930 (1977) cùng nhiều nghiên cứu, bài viết khác. Với
cách nhìn nhận theo quan điểm tích cực, các nghiên cứu, bài viết đánh giá cao
tiểu thuyết của Khái Hưng, ghi nhận vai trò quan trọng của nhà văn trong thời kì
đầu văn học Việt Nam hiện đại.
Giai đoạn từ sau năm 1986, các hội thảo khoa học được tổ chức nhiều hơn
với sự góp mặt của những tên tuổi lớn như Tơ Hồi, Huy Cận, Phan Cự Đệ,
Nguyễn Hoành Khung… Các nhà nghiên cứu đã cùng xem xét, đánh giá lại văn
chương của Khái Hưng theo quan điểm cởi mở hơn. Sau đó, hàng loạt cơng trình
nghiên cứu, bài báo, trang sách dày cơng tìm tịi để đánh giá một cách công bằng
hơn, ghi nhận những giá trị tiến bộ và hiện đại trong sáng tác của nhà văn nói
riêng và Tự Lực văn đồn nói chung. Cơng trình Văn học Việt Nam 1930-1945
(1996) của Phan Cự Đệ cùng cộng sự đã đưa ra cách nhìn nhận mới về sáng tác


19

của Khái Hưng, từ đó ghi nhận những đóng góp của ông đối với nền văn học
nước nhà buổi giao thời.
Ngồi ra, cơng trình nghiên cứu của Ngơ Văn Thư với Bàn về tiểu thuyết
của Khái Hưng; các luận án Mơ hình tiểu thuyết Tự lực văn đồn của Nguyễn
Thị Tuyến, Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hưng của Đỗ
Hồng Đức; luận văn Tiểu thuyết luận đề của Khái Hưng của Nguyễn Quốc Linh
hay Đặc điểm nhân vật trong tiểu thuyết Khái Hưng của Trần Đỗ Lan Anh… đã
quan tâm tìm hiểu, khai thác những khía cạnh khác nhau trong sáng tác văn
chương của Khái Hưng. Trần Thanh Xem trong bài viết Dấu ấn lãng mạn trong
“Hồn bướm mơ tiên”() đã khẳng định “nhà văn đã thể hiện được một quan niệm
mới, một cách cảm nhận mới về con người” 21[]. Với những nghiên cứu này, các
tác giả đã nỗ lực khám phá sáng tác của Khái Hưng toàn diện hơn theo phương
pháp tiếp cận mới. Nhiều nghiên cứu cho thấy cách đánh giá thấu tình đạt lí hơn
so với những cơng trình xuất hiện trước đó.

Tóm lại, nghiên cứu mỹ học tiếp nhận trong mối tương liên với xã hội học
văn học; phân tích, đánh giá tác động của các thành tố trong trường văn học;
định giá vai trò của người đọc giả định dù đã được quan tâm song chưa tương
xứng với tiềm năng. Những nghiên cứu về Khái Hưng và sáng tác của ơng tuy
nhiều song việc tìm hiểu sự xuất hiện ba tiểu thuyết đầu tay trong mối liên hệ với
các thiết chế trường văn học giai đoạn 1930 – 1935 chưa được chú ý. Việc đánh
giá vai trò của người đọc, nhất là người đọc giả định trong tác phẩm của Khái
Hưng cùng những tác động của nó đối với hoạt động tiếp nhận là vấn đề còn bỏ
ngỏ. Bởi thế, đề tài “Người đọc giả định của tiểu thuyết Khái Hưng trong trường
văn học” không chỉ cho phép gợi mở hướng đi mới nhằm tìm hiểu về tiếp nhận
văn học từ vị trí người đọc, mà cịn phân tích mối liên hệ và ảnh hưởng giữa các
thiết chế trong trường văn học đối với sáng tác văn chương báo chí của Khái

21

Trần Thanh Xem (2020), Dấu ấn lãng lạng trong Hồn bướm mơ tiên…


20

Hưng. Đồng thời, đề tài cho phép hình dung về mẫu người đọc giả định cũng
như dấu ấn của họ in hằn trong mỗi sáng tác của nhà văn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng đến tìm hiểu người đọc giả định trong sáng tác và tiếp nhận
văn học gắn với các thiết chế của trường văn học.
Đề tài tìm hiểu, nhận diện người đọc giả định trong ba tiểu thuyết đầu tay
của Khái Hưng đăng trên báo Phong Hóa dưới hình thức báo chí văn chương.
Việc tiếp cận các tác phẩm dưới dạng nguyên bản cho phép người viết đặt mình
vào vai của người đọc báo Phong Hố như khi xuất bản lần đầu, đồng thời giúp
hình dung một cách rõ nét về người đọc giả định mà tiểu thuyết này hướng tới tại

thời điểm đăng in.
Thông qua phân tích bối cảnh xã hội, phương diện kiểu nhân vật và nghệ
thuật tự sự, đề tài xác lập những luận điểm về mối liên hệ giữa người đọc giả
định với các thành tố trong trường văn học được thể hiện trong ba tiểu thuyết của
nhà văn.
Ngồi ra, tìm hiểu về trường văn học cùng những sáng tác đầu tay của nhà
văn giúp hình dung về bức tranh đời sống, nhu cầu thưởng thức văn học, thị hiếu
thẩm mĩ của công chúng thời kì 1930 – 1935.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Người đọc giả định của tiểu thuyết Khái Hưng
trong trường văn học.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu ba tiểu thuyết đầu tay
của Khái Hưng ở dạng bản in lần đầu tiên trên báo Phong Hoá gồm:
- Hồn bướm mơ tiên
- Nửa chừng xuân
- Gánh hàng hoa (viết chung với Nhất Linh)



×