Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.72 KB, 2 trang )
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Chuẩn bị ở nhà
Hãy viết một đoạn văn ngắn theo một trong số các đề sau đây:
Đề 1: Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức
học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào! Hãy nêu ý kiến của riêng mình và chứng minh cho ý kiến đó.
Đề 2: Chứng minh rằng văn chương “gây cho ta những tình cảm mà ta không có”.
Đề 3: Chứng minh rằng văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có”.
Đề 4: Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân.
Đề 5: Chứng minh rằng Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi.
Đề 6: Chứng minh rằng Bác Hồ là người yêu cây cối.
Đề 7: Chứng minh rằng cần phải chọn sách mà đọc.
Đề 8: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người.
Lưu ý: Viết đoạn văn phân tích lí lẽ hoặc đoạn văn đưa dẫn chứng.
2. Thực hành trên lớp
- Lần lượt từng người đọc để mọi người trong tổ cùng nghe;
- Thảo luận, trao đổi, chú ý lắng nghe phần viết của người khác, tiếp thu những ý kiến nhận xét của các
bạn;
- Ghi chép những nhận xét của thầy, cô giáo về phần viết của mình hoặc của các bạn để tự rút ra được
kinh nghiệm cần thiết.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Em lựa chọn đề văn nào để viết đoạn?
2. Chỉ viết một đoạn văn ngắn thì em có phải tiến hành làm các bước như là khi lập một dàn ý không? Vì
sao?
3. Trong đoạn văn của mình em có sử dụng kiểu câu bị động không? Nếu có thì chỉ ra tác dụng của nó.
Gợi ý: Lựa chọn đề văn nào là tuỳ ý nhưng phải chú ý:
- Tiến hành các bước như là khi lập một dàn ý cho bài văn lập luận chứng minh: Tìm hiểu đề (theo các
bước), tìm ý; Lập dàn ý cho bài văn;
- Lựa chọn một luận điểm nhỏ nào đó (trong luận điểm chính) để chứng minh hoặc một luận cứ nào đó để
viết thành đoạn.
Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
• LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH