Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.86 KB, 2 trang )
1. a) Nhân vật giao tiếp ở đây là một đôi thanh niên nam nữ trẻ tuổi (biểu hiện qua các từ “anh”, “nàng”
và cụm từ “tre non đủ lá”- ý nói cô gái đã đến độ xuân thì).
b) Hoạt động giao tiếp này diễn ra vào một đêm trăng sáng và thanh vắng. Thời gian đó thường thích hợp
với những câu chuyện tâm tình nam nữ (những câu chuyện cần một thời gian và một không gian có tính
chất riêng tư).
c) Nhân vật “anh” chọn cách nói ví von bóng gió của ca dao để “đặt vấn đề”. Vì thế chuyện “tre non đủ
lá” và chuyện “đan sàng” thực chất là ý chỉ họ (đôi trai gái) đã đến tuổi trưởng thành và (lúc này) tính đến
chuyện kết duyên là đúng lúc. Như vậy mục đích lời nói của nhân vật “anh” là lời ướm hỏi.
d) Chuyện “tre non đủ lá” và chuyện “đan sàng” cũng giống như chuyện “trai lớn dựng vợ, gái lớn gả
chồng”, vì thế cách nói của chàng trai phù hợp với nội dung và mục đích của cuộc giao tiếp. Cách nói này
vừa có hình ảnh, vừa giàu sắc thái tình cảm lại vừa tế nhị nên dễ làm rung động và dễ thuyết phục người
nghe.
2. a) Trong cuộc giao tiếp trích trong Người du kích trên núi chè tuyết, các nhân vật giao tiếp (A Cổ và
người ông) đã thực hiện bằng ngôn ngữ các hành động nói, cụ thể là :
- A Cổ : chào (Cháu chào ông ạ !)
- Ông :
+ Chào lại (A Cổ hả ?)
+ Khen (Lớn tướng rồi nhỉ !)
+ Hỏi (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không ?)
- A Cổ : Đáp lời (Thưa ông, có ạ !)
b) Trong lời của nhân vật ông già, tuy cả ba câu đều có hình thức hỏi nhưng chỉ có câu thứ ba (Bố cháu
có gửi pin đài lên cho ông không?) là có mục đích hỏi thực sự. Các câu còn lại lần lượt được dùng với
mục đích để chào và để khen.
c) Lời nói của nhân vật đã chứng tỏ A Cổ và ông già có mối quan hệ khá thân thiết với nhau. A Cổ kính
mến người ông. Ngược lại, người ông cũng bộc lộ thái độ yêu quý và trìu mến đối với cháu.
3. a) Khi làm bài thơ Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn ngợi ca vẻ đẹp và khẳng định phẩm chất
trắng trong của người phụ nữ nói chung và của tác giả nói riêng. Bài thơ cũng là một “thông điệp” nói lên
sự vất vả và gian truân của họ. Để thực hiện đích giao tiếp ấy, tác giả đã xây dựng nên hình tượng “chiếc
bánh trôi” và sử dụng khá nhiều từ ngữ giàu hàm nghĩa (trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, tấm lòng son…).
b) Để lĩnh hội bài thơ, người đọc phải căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ (giải mã ý nghĩa của các từ
ngữ) như : trắng, trong (nói về vẻ đẹp), thành ngữ “bảy nổi ba chìm” (chỉ sự gian truân vất vả, sự xô đẩy