Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tiểu luận cao học, học thuyêt mac lênnin và tư tưởng hcm về đảng và xđ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.22 KB, 27 trang )

A. MỞ ĐẦU
Phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ
XX đến trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đều lần lượt bị thất bại, cách
mạng Việt Nam rơi vào sự khủng hoảng và bế tắc về đường lối. Bài học rút ra
từ đây là cách mạng Việt Nam cần phải có một giai cấp đủ năng lực lãnh đạo,
một hệ tư tưởng tiên tiến, dẫn đường mới có thể đi đến thắng lợi cuối cùng.
Lịch sử cách mạng Việt Nam ngót 77 năm qua dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng minh rằng, cách mạng muốn thắng lợi
trước hết phải có Đảng lãnh đạo. Khơng có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
chân chính, cách mạng không thể thắng lợi. Nhưng lịch sử 77 năm mùa xuân
của Đảng cũng chứng minh rằng: “ Đảng có vững cách mệnh mới thành cơng,
cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”1.Như vậy “có Đảng” và “
Đảng vững” là hai mặt của một vấn đề. Một Đảng muốn vững thì Đảng đó phải
vận động cùng lịch sử. Đảng ta trong thời kì hoạt động bí mật, lãnh đạo cướp
chính quyền, giành độc lập cho dân tộc cho đến khi nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa ra đời, lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu
nước, xây dựng CNXH đều phải thường xuyên vững mạnh và trong sạch, cách
mạng càng đi lên, Đảng càng phải vững mạnh tức có nghĩa là càng phải làm tốt
cơng tác xây dựng Đảng, bởi vì “ thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ,
thắng bần cùng và lạc hậu cịn khó hơn nhiều” 2. Đảng khơng vững thì không
thể lãnh đạo làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn
minh. Đó là bài học lịch sử quan trọng mà chúng ta rút ra được sau 77 năm qua.
Hồ Chí Minh – Người sáng lập ra ĐCS Việt Nam ; một con người không
ngừng chăm lo xây dựng rèn luyện Đảng ta thành Đảng Macxit thật sự trong
sạch, vững mạnh. Người đã khái quát nên một hệ thống quan điểm có tính qui
luật về xây dựng ĐCS Việt Nam. Những quan điểm này đã trở thành bộ phận
1
2

Hồ Chí Minh, Tồn tập, NXB chính trị quốc gia, H.1995, tập 2, tr 268
Hồ Chí Minh, Sđd, H.1996, tập 10, trang 4



1


quan trọng trong toàn bộ di sản tư tưởng của Người. Đây chính là sự vận dụng
và phát triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin về chính Đảng vơ sản kiểu mới
vào hoàn cảnh và đặc điểm cụ thể ở nước ta. Bước vào sự nghiệp đổi mới,
Đảng ta cũng xác định “ xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”, là yếu tố giúp
cho Đảng ta ngày càng vững mạnh, đủ sức lãnh đạo và tổ chức nhân dân ta
vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đưa đất
nước vững bước tiến vào thế kỉ XXI

2


B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY
DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.
1. Về cơ sở lý luận.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác – Lênin đã trở thành vũ
khí tư tưởng của giai cấp vô sản đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản trên toàn thế
giới. Học thuyết Mác đã chỉ ra quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người;
quy luật của cuộc đấu tranh giai cấp; khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân, việc giải phóng giai cấp cơng nhân phải là sự nghiệp của bản thân
giai cấp công nhân. Giai cấp cơng nhân chỉ có thể trở thành một giai cấp “cho
mình” thực hiện vai trị lãnh đạo cuộc cách mạng vơ sản khi tổ chức được một
chính đảng cách mạng của riêng mình và cũng chỉ khi đó phong trào cơng nhân
mới hồn tồn trở thành một phong trào tự giác.
Sự kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân dẫn đến
sự ra đời Đảng của giai cấp cơng nhân. Đây là quy luật có tính phổ biến ở các

nước đã kinh qua cách mạng tư sản. Ví dụ: Đảng cơng nhân xã hội dân chủ
Nga (1903), Đảng Cộng sản Mỹ (1919), Đảng Cộng sản Pháp (1920)… là theo
quy luật phổ biến ấy.
Lênin cho rằng: “Trong tất cả các nước chỉ có sự kết hợp giữa chủ nghĩa
xã hội với phong trào công nhân mới xây dựng được một cơ sở vững chắc cho
cả hai. Nhưng trong mỗi nước, sự kết hợp ấy lại là một sản phẩm của lịch sử,
lại được thực hiện bằng những con đường đặc biệt, tuỳ theo điều kiện không
gian và thời gian”1. Năm 1917, Lênin và Đảng Cộng sản Bơnsêvích Nga đã
lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Mười Nga thành công. Cách mạng tháng Mười
đã chứng tỏ giá trị hiện thực và sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin; chứng tỏ
khả năng và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản; chứng tỏ một chế độ xã hội
mới – xã hội chủ nghĩa đã bắt đầu. Cách mạng tháng Mười đã thức tỉnh các dân
tộc nô lệ vùng lên tranh đấu để tự giải phóng.
1

V.I.Lênin: Tồn tập, Nxb Tiến bộ, M.1976, t4, tr470-471

3


Hồ Chí Minh viết: “Đối với nhân dân và đặc biệt đối với những người
cách mạng, cách mạng tháng Mười vĩ đại là ngọn đèn pha soi sáng cuộc đấu
tranh cho tự do và hạnh phúc. Cách mạng tháng Mười đã đem lại cho chúng tôi
chủ nghĩa Mác-Lênin. Học thuyết bất hủ đó đã vạch ra con đường mà chúng tôi
phải đi theo”1.
Năm 1919, Lênin thành lập Quốc tế III. Khẩu hiệu của Quốc tế là: “Vô
sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Năm 1920, Quốc tế
Đại hội để thông qua bản đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.
Cách mạng tháng Mười và Quốc tế III có sức cuốn hút mạnh mẽ Nguyễn
ái Quốc trên bước đường Người đi tìm chân lý cứu nước.

Như vậy, vấn đề xây dựng Đảng Cộng sản được C.Mác- Ph.Ăngghen và Lênin
đặt cơ sở lý luận cho việc vận dụng vào điều kiện thực tiễn cách mạng mỗi
nước.
2. Về cơ sở thực tiễn.
Nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là nước thuộc địa nửa
phong kiến. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và
phong kiến tay sai là mâu thuẫn cơ bản, bao trùm lên tồn xã hội.
Dưới ách đơ hộ của thực dân Pháp, phong trào yêu nước, giải phóng dân
tộc diễn ra mạnh mẽ, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Kết
quả các tổ chức chính trị đã xuất hiện, như: Đảng Lập hiến đại diện cho tư sản
miền Nam (1923); Việt Nam nghĩa đoàn, tức Phục Việt (1925); Đảng Thanh
niên của học sinh, sinh viên Sài Gòn; Việt Nam Quốc dân Đảng đại diện cho tư
sản, trí thức Bắc Kỳ (1927).... Nhưng rút cuộc khơng có đảng chính trị nào có
khả năng quy tụ được nhân dân, đại diện được cả dân tộc. Đất nước vẫn chưa
được độc lập, nhân dân vẫn chưa được tự do. Đầu thế kỷ XX, Việt Nam đang
khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng và con đường đấu tranh giải
phóng.

1

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb CTQG, H.1996, t8, tr442

4


Thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác lần thứ nhất và lần thứ
hai đã làm cho xã hội Việt Nam phân hố sâu sắc – giai cấp cơng nhân Việt
Nam hình thành và nhanh chóng trở thành một lực lượng chính trị độc lập.
Năm 1922, Việt Nam có khoảng 22 vạn công nhân, chiếm tỷ lệ khoảng 1% dân
số. Số lượng đó ở một nước thuộc địa có ý nghĩa to lớn. Vì đặc tính của giai cấp

cơng nhân Việt Nam quy định vai trò và sứ mệnh lịch sử của nó.
Sự phát triển của phong trào yêu nước, phong trào công nhân đã tạo điều
kiện thuận lợi cho chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Nguyễn ái Quốc truyền bá
vào Việt Nam. Phong trào công nhân, phong trào u nước ln địi hỏi phải có
tổ chức lãnh đạo thống nhất và một đường lối chính trị đúng đắn – tức phải có
chính Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh sinh ra trong điều kiện ở nước thuộc địa,
hoạt động trong phong trào cách mạng ở nhiều nước và các châu lục khác nhau.
Thực tiễn hoạt động cách mạng phong phú ấy của Nguyễn ái Quốc không
giống với Mác, Ăngghen và Lênin. Cùng với việc tiếp thu chủ nghĩa Mác –
Lênin, Nguyễn ái Quốc có sự vận dụng sáng tạo, có bổ sung, phát triển lý luận
cách mạng giải phóng dân tộc, lý luận về xây dựng Đảng cộng sản ở thuộc địa.
Người khẳng định: Trong thời đại ngày nay, chỉ có thể giải phóng dân tộc bằng
cách mạng vơ sản, “phải đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga mới
thành công”. Để đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga thì phải xây
dựng một chính đảng cách mạng. Nguyễn ái Quốc đưa ra quan điểm về xây
dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
Trong tác phẩm “Thường thức chính trị”, Hồ Chí Minh viết: “Xây dựng
Đảng có ba mặt: tư tưởng, chính trị và tổ chức”.
1. Xây dựng Đảng về tư tưởng.
- Tầm quan trọng của xây dựng Đảng về tư tưởng.

5


Theo Hồ Chí Minh: "cần nhất trí về tư tưởng, về hành động, về tình
cảm" thì mới nâng cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và trước nhân dân,
mới tăng cường đồn kết nhất trí. "Đồn kết nhất trí là sức mạnh, là then chốt

của thành công". Người cho rằng : "giáo dục tư tưởng và lãnh đạo tư tưởng là
việc quan trọng nhất của Đảng, phải kiên quyết chống cái thói xem nhẹ tư
tưởng"1 .Ở Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng về tư tưởng là nhằm nâng cao trình
độ tư tưởng và chính trị của cán bộ, đảng viên, tẩy bỏ tư tưởng phi vô sản,
thống nhất về tư tưởng, thống nhất hành động, đoàn kết toàn Đảng để Đảng làm
tròn nhiệm vụ nặng nền và vẻ vang của mình. Xây dựng Đảng về tư tưởng
khơng phải là phát động những cuộc chiến về tư tưởng để quy kết lẫn nhau, làm
cho Đảng bị chia rẽ, bị suy yếu.
_ Nội dung xây dựng Đảng về tư tưởng :
_ Hồ Chí Minh chỉ rõ: Học tập lý luận Mác - Lênin, kinh nghiệm cách
mạng các nước, học nghị quyết của Đảng, nâng cao đạo đức cách mạng, quét
sạch chủ nghĩa cá nhân.
+ Học chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh viết: "Đảng mà khơng có lý
luận cũng như người khơng có trí khơn, tàu khơng có bàn chỉ nam". Ngày nay,
"lý luận chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin" (Tác
phẩm: Đường Kách mệnh). Chủ nghĩa Mác – Lênin là "trí khơn" của Đảng, là
"kim chỉ nam" chỉ ra phương hướng và phương pháp cách mạng. Vì vậy, cán
bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng cần học lý luận Mác - Lênin. Học lý
luận Mác - Lênin luôn luôn đi liền với vận dụng một cách sáng tạo, đó là phong
cách Hồ Chí Minh.
+ Cán bộ, đảng viên và quần chúng phải học nghị quyết, quán triệt nghị
quyết, tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng.
+ Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí
Minh viết: “Muốn làm cách mạng phải cải cách tính nết của mình trước tiên”.
"Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn
1

Hồ Chí Minh.Tồn tập,Sđd, T7,Tr 234

6



nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước". Hồ Chí Minh chỉ
ra rằng: "Đạo đức cách mạng khơng phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh
rèn luyện…cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"1.
Đạo đức cách mạng theo Hồ Chí Minh là 5 điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm.
Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ.
Hồ Chí Minh cho rằng 5 điều trên chính là đạo đức cách mạng. Đạo đức
đó khơng phải đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó khơng
phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của
dân tộc, của lồi người. Người nhấn mạnh và luôn luôn chú trọng đến việc
rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Vì: "cũng như sơng có
nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có
gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài
giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân"2.
Giáo dục đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là một
nội dung cốt lõi công tác tư tưởng của Đảng.

2. Xây dựng Đảng về chính trị
Về chính trị, cán bộ, đảng viên phải nhận thức được rằng: "Đảng không
phải là một tổ chức để làm quan phát tài". "Vào Đảng để làm đầy tớ cho nhân
dân". Bác nhấn mạnh: làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải là "quan" nhân
dân". Bác yêu cầu cán bộ, đảng viên phải khắc tâm ghi cốt rằng: "Đảng ta là
Đảng lãnh đạo cách mạng, ngồi lợi ích của nhân dân, Đảng ta khơng có lợi ích
nào khác. Vì vậy, cán bộ, đảng viên phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân,
phải là đầy tớ hết sức trung thành của nhân dân".
Theo Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng về chính trị nhằm vào giải quyết các
vấn đề lớn sau:
Hồ Chí Minh.Tồn tập,Sđd, T9, Tr 293
Hồ Chí Minh.Tồn tập,Sđd, T9, Tr 293


1
2

7


+ Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng ở trong mọi tình huống.
Lúc thuận lợi cũng như khó khăn Đảng khơng bao giờ hy sinh lợi ích của giai
cấp công - nông. Đảng không được xa rời mục tiêu, lý tưởng cách mạng. Đảng
thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Đảng nắm vững và
vận dụng sáng tạo lý luận Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Đảng kết hợp lý luận với kinh nghiệm và thực hành để giải quyết thực tiễn cách
mạng nước ta.
+ Đối với nhân dân: Đảng phải yêu kính quần chúng, gần gũi quần chúng,
tin tưởng lực lượng vĩ đại và đầu óc thơng minh của quần chúng, học hỏi,bàn
bạc, giải thích cho quần chúng, đi đúng đường lối, để đoàn kết và lãnh đạo quần
chúng. “Ta có kính dân, u dân; dân mới u ta, kính ta”. “Một giây, một phút
cũng khơng thể giảm bớt mối liên hệ giữa ta với dân chúng” . Quần chúng là
mục tiêu và là động lực cách mạng của Đảng: “Nhất định phải vào sâu...làm
cho quần chúng mến Đảng, tin Đảng, ra sức ủng hộ Đảng và tự giác, tự nguyện
chịu Đảng lãnh đạo” .
+ Đối với kẻ địch: Kẻ địch ở bên trong như những tư tưởng sai lầm,
những xu hướng thiên lệch: chủ quan, bệnh hẹp hòi, thiếu tổ chức kỷ luật, bệnh
tự cao, tự mãn, bảo thủ trì trệ, bệnh xa rời quần chúng … Mỗi chứng bệnh là
một kẻ địch. Mỗi kẻ địch bên trong là một bạn đồng minh của kẻ thù bên ngồi.
Địch bên ngồi khơng đáng sợ, địch bên trong đáng sợ hơn vì nó phá hoại từ
bên trong phá ra. Kẻ địch bên ngoài là đế quốc phong kiến cùng tất cả những kẻ
phản cách mạng, thì phải kiên quyết dũng cảm chống lại, nhất định không được
nhượng bộ, không tha thứ.

+ Đối với công việc: Đảng phải thấy trước, lo trước, tính trước. Phải cân
nhắc kỹ những điều kiện thuận lợi và khó khăn, để kiên quyết vượt qua mọi
khó khăn, phát triển mọi thuận lợi.
+ Về xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách và đề ra khẩu hiệu:
trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng căn cứ vào nhu cầu và nguyện vọng của

8


nhân dân, tình hình trong nước và trên thế giớ để đề ra đường lối, mục đích và
kế hoạch đấu tranh.
Đảng tuyệt đối không được sai lầm về đường lối. Muốn khỏi sai lầm về
đường lối, Đảng giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và luôn luôn lắng tai nghe
ý kiến của dân chúng, trung thành với giai cấp, với nhân dân.

Hồ Chí Minh

căn dặn: “Về đường lối chính trị, Đảng chống khuynh hướng “tả” và khuynh
hướng “hữu””1.
3. Xây dựng Đảng về tổ chức.
Tổ chức là sức mạnh của Đảng. Đảng Cộng sản sinh ra để tổ chức giai cấp
công nhân và nhân dân lao động làm cách mạng vô sản, lật đổ chế độ cũ, xây
dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa. Muốn tổ chức và lãnh đạo được cách mạng
thì bản thân Đảng phải là một tổ chức chặt chẽ và khoa học.
Xây dựng Đảng về tổ chức, Hồ Chí Minh đề cập 9 vấn đề lớn: giữ vững
nguyên tắc tổ chức của Đảng; hệ thống tổ chức của Đảng; vấn đề đảng viên; chi
bộ; vấn đề cán bộ; công tác kiểm tra, kỷ luật đảng; công tác dân vận; cách thức
lãnh đạo của đảng; công tác đối ngoại của đảng.
Nhưng do độ dài của tiểu luận có gíơi hạn nên tơi chỉ đề cập đến một số
vân đề sau:

3.1. Giữ vững nguyên tắc tổ chức của Đảng.
Nguyên tắc tổ chức của Đảng là yếu tố quan trọng hàng đầu, nó đảm bảo
cho Đảng tồn tại và phát triển.
Hồ Chí Minh thường dùng khái niệm: “nguyên tắc”, “chế độ”, “luật”…
Người nói có một nguyên tắc đó là dân chủ tập trung; cịn đồn kết thống
nhất, tự phê bình và phê bình thì Người đề cập như ngun tắc nhưng
khơng nói đó là ngun tắc.
* Ngun tắc tập trung dân chủ
Khái niệm “dân chủ tập trung” hay “tập trung dân chủ” Hồ Chí Minh cho
một nội hàm giống nhau.
1

Hồ Chí Minh.Tồn tập,Sđd, T7,Tr 2.

9


Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ, theo Hồ Chí Minh dân chủ khơng
đối lập với tập trung. Mặt đối lập với “dân chủ” là “quân chủ”, là quan liêu, độc
tài. Mặt đối lập với “tập trung” là “phân tán”, “cục bộ”. Nguyên tắc tập trung
dân chủ vừa đảm bảo quyền chủ động của mọi thành viên trong tổ chức, vừa
đảm bảo thống nhất ý chí và hành động vì sự nghiệp chung.
Trong tác phẩm "Thường thức chính trị", ở mục 42.Chế độ tập trung dân
chủ của Đảng, Hồ Chí Minh viết:“ Tồn thể đảng viên, tồn thể các cấp, tổ
chức thống nhất theo một nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc ấy tức là dân chủ
tập trung. Nghĩa là:
_Tập trung trên nền tảng dân chủ.
_Dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung.
Hồ Chí Minh khẳng định nguyên tắc tập trung dân chủ là cơ bản và quan
trọng nhất để xây dựng Đảng và xây dựng Nhà nước. Không thể thủ tiêu và

làm biến dạng nguyên tắc tập trung dân chủ vì như vậy nó làm cho tổ chức
đảng rời rạc như “đũa mỗi chiếc một nơi”, dẫn tới Đảng bị thủ tiêu, mất vị trí
của Đảng cầm quyền và thành quả cách mạng do Đảng lãnh đạo cũng bị thủ
tiêu.
*Giữ gìn sự đồn kết thống nhất trong Đảng
Giữ gìn đồn kết nhất trí trong Đảng được Hồ Chí Minh đề cập có tính
xun suốt cơng tác xây dựng Đảng và cả cuộc đời lãnh đạo cách mạng của
Người.
Đoàn kết nhất trí – Hồ Chí Minh nhận định là “truyền thống cực kỳ quý
báu”, là điều kiện của thắng lợi. Do đó phải “giữ gìn sự đồn kết nhất trí trong
Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. “Đồn kết là sức mạnh, là then
chốt của thành công”. “Đảng ta là một Đảng lãnh đạo. Tất cả cán bộ và đảng
viên, dù ở những cương vị khác nhau, làm cơng tác khác nhau cũng đều phải
đồn kết, nhất trí để làm trịn nhiệm vụ của Đảng giao” 1. Đồn kết là sức sống
của Đảng.
1

Hồ Chí Minh.Tồn tập,Sđd, T11,Tr 154

10


Đồn kết nhất trí là ngun tắc của cơng tác xây dựng Đảng. Hồ Chí Minh
viết: “sự đồn kết nhất trí trong Đảng càng thêm vững chắc, bảo đảm cho Đảng
ta càng trong sạch, càng mạnh mẽ, đảm bảo cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại
của chúng ta càng giành được nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa” 1. “Cán bộ đảng
viên phải đoàn kết chặt chẽ, bảo đảm dân chủ và kỷ luật trong Đảng. Đảng viên
cũ, mới, già, trẻ, gái, trai phải thương yêu nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” 2.
“Sự đoàn kết trong nước chúng ta là sức mạnh của chúng ta: Đoàn kết trong
Đảng và Chính phủ, đồn kết giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân. Sự đồn kết

đó sẽ chiến thắng tất cả những khó khăn nội bộ”3.
Đồn kết phải được xây dựng trên một nền tảng tư tưởng chung, một lý
tưởng cách mạng chân chính, một đường lối cách mạng đúng, vì lợi ích chung
là phục vụ nhân dân.
Trong “Di chúc”, Hồ Chí Minh viết: “Nhờ đồn kết chặt chẽ một lịng,
một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc cho nên từ ngày
thành lập tới nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng
hái đấu tranh, tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, từ thực tiễn đấu tranh cách mạng của Đảng,
bài học từ phong trào cộng sản công nhân quốc tế cho thấy cần khẳng định:
“Đồn kết nhất trí là một ngun tắc tổ chức sinh hoạt Đảng”.
* Tự phê bình và phê bình.
Tại sao tự phê bình và phê bình “là một công tác chủ chốt trong việc xây
dựng Đảng”? Bởi do vai trò sứ mệnh lịch sử của Đảng ta đòi hỏi như vậy. Tự
phê bình và phê bình được Hồ Chí Minh nhấn mạnh gần như tồn bộ các tác
phẩm, các bài viết, các bài nói về Đảng và xây dựng Đảng. Mở đầu tác phẩm
“Sửa đổi lối làm việc” (1947) Người viết “phê bình và sửa chữa”. Tác phẩm
“Thường thức chính trị” (1953) ở mục 37, Người viết: tự phê bình và phê bình.
Ngày 14/6/1955 Người viết hẳn bài đăng trên báo Nhân dân số 468: Tự phê
Hồ Chí Minh.Tồn tập,Sđd, T11, Tr 375
Hồ Chí Minh.Tồn tập,Sđd, T12, Tr 211
3
Hồ Chí Minh.Tồn tập,Sđd, T 8, Tr 477
1
2

11


bình và phê bình. Đến bản Di chúc, Người căn dặn: “Trong Đảng thực hành

dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là
cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng, phải
có tính đồng chí thương u lẫn nhau”1.
Hồ Chí Minh coi tự phê bình là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng:
“Tự phê bình và phê bình là thứ vũ khí sắc bén nhất, nó giúp cho Đảng ta mạnh
và ngày càng mạnh thêm. Nhờ nó mà chúng ta sửa chữa khuyết điểm, phát
triển ưu điểm, tiến bộ không ngừng”2. “Chúng ta không sợ sai lầm chỉ sợ sai
lầm mà không quyết tâm sửa chữa. Muốn sửa chữa cho tốt thì phải sẵn sàng
nghe quần chúng phê bình và thật thà tự phê bình. Khơng chịu nghe phê bình
và khơng tự phê bình thì nhất định lạc hậu, thối bộ, lạc hậu và thối bộ thì sẽ bị
quần chúng bỏ rơi”3.
“Một Đảng mà giấu khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng
có gan thừa nhận khuyết điểm của mình....là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc
chắn, chân chính”4. Đối với mỗi cán bộ đảng viên, thực hiện phê bình và tự phê
bình có ý nghĩa sâu sắc: chỉ có khơng ngừng đấu tranh, phê bình và tự phê bình,
nhận rõ đúng sai, phát huy cái đúng, khắc phục cái sai, mới có thể làm cho
mình, cho Đảng, cho cách mạng tiến bộ mãi. Tự phê bình và phê bình là
nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng; mọi tổ chức Đảng, mọi cán bộ, đảng viên
phải tuân thủ.
3.2. Hệ thống tổ chức của Đảng.
Ở mục 43 của tác phẩm “Thường thức chính trị”, Hồ Chí Minh viết: “ Cơ
quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là toàn quốc đại biểu đại hội. Đại hội có
quyền:
1. Nghe, thảo luận và phê chuẩn các báo cáo của Trung ương.
2. Quyết định và sửa đổi Đảng cương, Đảng chương.
3. Quyết định chính sách và phương châm chính sách của Đảng.
Hồ Chí Minh.Tồn tập,Sđd, T12,Tr 497-498
Hồ Chí Minh.Tồn tập,Sđd, T7, Tr 575
3
Hồ Chí Minh.Tồn tập,Sđd, T9, Tr 290

4
Hồ Chí Minh.Tồn tập,Sđd, T 5, Tr 261
1
2

12


4. Bầu cử Trung ương.
….Trung ương và các cấp có thể lập ra các ban: quản lý việc Đảng; tuyên
truyền giáo dục; dân vận; kinh tế, quân sự…. Ban của cấp nào, do ủy viên hội
cấp ấy lãnh đạo
3.3 Vấn đề cán bộ.
Vấn đề cán bộ được Hồ Chí Minh tập trung giải quyết sâu sắc cả về lý
luận và thực tiễn.
Ngay năm tháng đầu tiên giành được chính quyền, Hồ Chí Minh viết tác
phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Xâu chuỗi toàn bộ tác phẩm, Người đều đề cập
đến vấn đề cán bộ. Người giành hẳn phần IV để đi sâu phân tích “vấn đề cán
bộ”, trong đó có 5 nội dung lớn:
_ Người định nghĩa cán bộ và tầm quan trọng của công tác cán bộ: "Cán
bộ là những người đem chính sách của Đảng, của chính phủ giải thích cho dân
chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho
Đảng, cho chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng"1.
Vì vậy, "cán bộ là gốc của mọi cơng việc". “Huấn luyện cán bộ là công
việc gốc của Đảng”2. “Làm việc gì học việc ấy”. “Cán bộ mơn nào phải học
cho thạo công việc ở trong môn ấy”3.
_ Dạy cán bộ và dùng cán bộ: Hồ Chí Minh khẳng định: “công việc thành
công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy, Đảng phải ni dạy cán bộ
như người làm vườn vun trồng cây cối quý báu, phải trọng nhân tài, trọng mỗi
người có ích cho cơng việc chung của chúng ta"4. "Vấn đề cán bộ là một vấn đề

rất trọng yếu, rất cần kíp"5
Dùng cán bộ phải chú ý:
1. Phải hiểu cán bộ.
2. Phải cân nhắc cán bộ một cách cho đúng.
Hồ Chí Minh.Tồn tập,Sđd, T12,Tr 241-242
Hồ Chí Minh.Tồn tập,Sđd, T7, Tr 275
3
Hồ Chí Minh.Tồn tập,Sđd, T9, Tr 290
4
Hồ Chí Minh.Tồn tập,Sđd, T 5, Tr 261
5
Hồ Chí Minh.Tồn tập,Sđd, T9, Tr 290
1
2

13


3. Phải khéo dùng cán bộ.
4. Phải phân phối cán bộ cho đúng.
5. Phải giúp cán bộ cho đúng.
6. Phải giữ gìn cán bộ
_ Lựa chọn cán bộ phải đảm bảo tiêu chuẩn: “Những người tỏ ra rất trung
thành và hăng hái trong công việc; những người liên lạc mật thiết với dân
chúng; những người có thể phụ trách giải quyết các vấn đề; những người luôn
luôn giữ đúng kỷ luật”1
_ Cách đối với cán bộ. Có 5 cách:
a. chỉ đạo,
b. nâng cao,
c. kiểm tra,

d. cải tạo,
đ. giúp đỡ.
_ Mấy điểm lớn trong chính sách cán bộ, Hồ Chí Minh phân tích: “Đảng
ta gồm có hàng triệu người, hàng vạn cán bộ. Trong đó, sĩ, cơng, nơng, thương,
binh đều có cả… tầng lớp xã hội khác nhau, trình độ, văn hố khác nhau; tính
tình cá nhân cũng khơng giống hệt. Sao cho đối đãi đúng với mọi người. Đó là
một vấn đề rất trọng yếu”2.
Hồ Chí Minh đưa ra 5 điểm cần chú ý trong chính sách cán bộ:
+ Hiểu cán bộ
+ Khéo dùng cán bộ
+ Phải có gan cất nhắc cán bộ
+ Yêu thương cán bộ
+ Đối với những cán bộ sai lầm
Hồ Chí Minh quan tâm vấn đề cán bộ với tầm nhìn xa trơng rộng của một
kiến trúc sư về xây dựng Đảng cầm quyền. Người đã dồn hết sức lực, tâm
huyết của mình để xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, của Nhà nước và cả hệ
1
2

Hồ Chí Minh.Tồn tập,Sđd, T 5, Tr 26
Hồ Chí Minh.Toàn tập,Sđd, T5,Tr 277

14


thống chính trị. Người đặt niềm tin, tình thương u đối với các thế hệ cán bộ.
Chính vì lẽ đó mà trong bất cứ tình huống nào, trong bước chuyển đổi giai đoạn
cách mạng, Đảng và Nhà nước ta dưới sự chỉ đạo của Người không bị hụt hẫng
đội ngũ cán bộ, cán bộ đã ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng.
3.4. Công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng.

Tháng 11/ 1948, Hồ Chí Minh viết bài đăng trên báo “Sự thật” số 103 với
bút danh X.Y.Z: “Một việc mà các cơ quan lãnh đạo cần thực hành ngay’ - đó
là “kiểm tra”. Cơng tác kiểm tra gắn với tổ chức và cách thức lãnh đạo của
Đảng. “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành cơng hay thất bại của chính
sách đó là do nơi cách tổ chức cơng việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm
tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vơ ích”1.
_ Mục đích, ý nghĩa của kiểm tra.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mục đích sự tổ chức cơng tác là: động viên tồn thể
nhân dân hăng hái thi hành chính sách đã định. Mục đích lựa chọn cán bộ là
dùng nhân tài cần phải hợp lý, chớ “dùng thợ mộc làm nghề thợ rèn” và cho họ
hiểu rõ mọi mặt các công việc họ phải phụ trách. Mà muốn biết sự động viên ấy
và sự thực hành ấy đã đến mức nào, thì phải có kiểm tra.”
"Lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo. Kiểm tra cịn có
ý nghĩa ngăn ngừa khuyết điểm sai lầm, phát huy ưu điểm; giữ vững kỷ cương,
kỷ luật của Đảng....
Kiểm sốt khéo, bao nhiêu khuyết điểm là lịi ra hết, hơn nữa kiểm tra
khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi.”
_ Nội dung và phương pháp kiểm tra của Đảng là tồn diện, kiểm tra cơng
việc, kiểm tra tổ chức và cá nhân đảng viên trong chấp hành Điều lệ Đảng,
chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Mọi đảng
viên và tổ chức đảng đều phải được kiểm tra, giám sát.

1

Hồ Chí Minh.Tồn tập,Sđd, T5,Tr 520

15


_ Hồ Chí Minh chỉ cách kiểm tra: “Muốn kiểm tra có kết quả phải có 2

điều kiện: một là, phải có hệ thống, phải thường làm; hai là, người đi kiểm sốt
phải có uy tín.
_ Người kiểm tra: Hồ Chí Minh chỉ dẫn: “Người lãnh đạo phải tự mình
làm việc kiểm tra, mới đủ kinh nghiệm và uy tín. Nhưng người lãnh đạo cần
phải có một nhóm cán bộ nhiều kinh nghiệm và giàu năng lực để giúp mình đi
kiểm tra. Ai kiểm tra việc gì, nơi nào nếu có sơ suất thì người ấy phải chịu trách
nhiệm”
Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc kiểm tra là cơng việc có tính nguyên tắc đối
với Đảng nắm quyền lãnh đạo.
Kiểm tra – kỷ luật: Giáo dục, cảm hoá, thuyết phục, đề cao tinh thần tự
giác của đảng viên; đồng thời cũng phải sử dụng cả những hình thức kỷ luật
thích hợp. Kỷ luật của Đảng là kỷ luật sắt, nghiêm túc, chặt chẽ, song nó là kỷ
luật tự giác nhằm tạo điều kiện cho mỗi đảng viên sửa chữa khuyết điểm để tiến
lên.
Nội dung và phương pháp kiểm tra – kỷ luật Đảng mà Hồ Chí Minh đưa
ra đến nay vẫn cịn ngun giá trị thực tiễn của nó.
3.5 Cách thức lãnh đạo của Đảng
Đảng dùng cách gì và làm thế nào để lãnh đạo?
Trong tác phẩm “Thường thức chính trị” (1953), Người chỉ rõ: “Đảng
truyền bá lý luận Mác - Lênin vào trong nhân dân ta… lý luận làm cho quần
chúng giác ngộ…Có lý luận soi đường thì quần chúng hành động mới đúng
đắn, mới phát triển tài năng và lực lượng vơ cùng tận...
Đảng phải có tinh thần khoa học và tinh thần cách mạng rất cao...
Vì Đảng lãnh đạo đúng, cho nên lòng tin và sức chiến đấu của nhân dân ta
ngày càng cao và lực lượng cách mạng ngày càng to lớn
_ Cách lãnh đạo
Trong mục V của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (10/1947), Hồ Chí
Minh phân tích cách lãnh đạo: "Lãnh đạo đúng nghĩa là:

16



1. Phải quyết mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn như thế thì nhất
định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng chính là những
người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta.
2. Phải tổ chức thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, khơng có dân chúng
giúp sức thì khơng xong.
3. Phải tổ chức sự kiểm sốt, mà muốn có kiểm sốt đúng thì phải có quần
chúng giúp mới được.
4.“Chọn người và thay người cũng là một vấn đề quan trọng trong việc
lãnh đạo”
5. Lãnh đạo thế nào?
Hồ Chí Minh nêu rõ: “bất kỳ cơng việc gì cũng phải dùng hai cách lãnh
đạo sau đây: liên hợp chính sách chung với sự chỉ đạo riêng. Hai là liên hợp
người lãnh đạo với quần chúng” . Hồ Chí Minh giải thích cặn kẽ: Liên hợp
chính sách chung với chỉ đạo riêng: “bất kỳ việc gì nếu khơng có chính sách
chung, kêu gọi chung, không thể động viên khắp quần chúng....Cũng không thể
làm cho nội dung của chính sách đó đầy đủ, thiết thực” .
6. “Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng ắt phải từ trong
quần chúng ra, trở lại quần chúng”.
Hồ Chí Minh chỉ dẫn: “Nghĩa là gom góp mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của
quần chúng rồi phân tích nó, nghiên cứu nó, sắp đặt nó thành những ý kiến có
hệ thống. Rồi đem nó tuyên truyền giải thích cho dân chúng và làm cho nó trở
thành ý kiến của quần chúng, và làm cho quần chúng giữ vững và thực hành ý
kiến đó. Đồng thời nhân lúc quần chúng thực hành, ta xem xét lại, coi ý kiến đó
đúng hay khơng. Rồi lại tập trung ý kiến của quần chúng, phát triển những ưu
điểm, sửa chữa những khuyết điểm, tuyên truyền giải thích, làm cho quần
chúng giữ vững và thực hành.
Cứ như thế mãi thì lần sau chắc chắn đúng mực hơn, hoạt bát hơn, đầy đủ
hơn lần trước. “Đó là cách lãnh đạo cực kỳ tốt”1.

1

Hồ Chí Minh.Tồn tập,Sđd, T5,Tr 297-298

17


7. Học hỏi quần chúng nhưng không theo đuôi quần chúng là cách lãnh
đạo căn bản của Đảng cầm quyền.
Hồ Chí Minh đưa ra 5 nguyên tắc chỉ đạo:
1. Việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân
chúng;
2. Tin vào dân chúng. Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm
cách giải quyết. Chúng ta có khuyết điểm thì thật thà thừa nhận trước mặt dân
chúng. Nghị quyết gì mà dân chúng cho là khơng hợp thì để họ đề nghị sửa
chữa. Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta; 3.
Chớ khư khư giữ theo “sáo cũ”. Ln ln phải theo tình hình thiết thực của
dân chúng nơi đó và lúc đó, theo trình độ giác ngộ của dân chúng, theo sự tình
nguyện của dân chúng mà tổ chức họ, tuỳ hồn cảnh thiết thực trong nơi đó, và
lúc đó đưa ra tranh đấu;
4. Chúng ta tuyệt đối không nên theo đuôi quần chúng. Nhưng phải khéo
tập trung ý kiến của quần chúng, hố ra nó thành đường lối để lãnh đạo quần
chúng. Phải đem cách nhân dân so sánh, xem xét giải quyết các vấn đề, mà hố
nó thành cách chỉ đạo nhân dân;
5. “Phải đưa chính trị vào giữa dân gian”. Trước kia việc gì cũng từ “trên
dội xuống”. Từ này, việc gì cũng phải “từ dưới nhoi lên” .
Hồ Chí Minh kết luận: “Làm như thế, chính sách, cán bộ và nhân dân sẽ
nhất trí, mà Đảng ta sẽ phát triển mau chóng và vững vàng” .
III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG
жng céng S¶n VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

Xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng
hiện nay xét một cách tổng quát là “xây dựng về chính trị, tư tưởng và tổ
chức”.Các nội dung này có mối quan hệ hữu cơ, không được xem nhẹ bất cứ
một nội dung nào. Trong mọi thời kì cách mạng cần nhận thức sâu sắc rằng “
sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng

18


lợi của cách mạng Việt Nam” vì vậy, trong cơng cuộc đổi mới,Đảng ta xác định
“ xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng
tâm”.
Qua gần hai mươi năm đổi mới, trong các kì Đại hội của Đảng cũng như
các nghị quyết chuyên đề, Đảng ta luôn quan tâm tới công tác xây dựng Đảng
cùng với sự vận động của thực tiễn cách mạng Việt Nam và cách mạng thế
giới, Đảng ta đã có những bước phát triển trong tư duy lí luận và chỉ đạo thực
tiễn công tác xây dựng Đảng. Đảng nhận thức rằng, bên cạnh những ưu điểm
đang nổi lên một số mặt yếu kém và khuyết điểm. Vì vậy mỗi nghị quyết lại tập
trung vào một số nhiệm vụ quan trọng.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu (lần 2), BCHTW Đảng khóa VIII ngày
02-02-1999 chỉ rõ: các tổ chức Đảng và mọi cán bộ, Đảng viên từ trung ương
đến cơ sở phải thực hiện có hiệu quả các nhệm vụ đã nêu trong báo cáo của Bộ
chính trị. Tại Đại hội IX của Đảng (tháng 4-2001) trong phần xây dựng Đảng,
chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng đã
nhấn mạnh: trong những năm tới, toàn Đảng tiếp tục thực hiện các Nghị quyết
về xây dựng Đảng nhất là Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, tập trung
làm tốt những cơng tác quan trọng sau:
_Giáo dục tư tưởng chính trị và rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ
nghĩa cá nhân.
_ Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ.

_ Xây dựng củng cố tổ chức cơ sở Đảng.
_ Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc những nội dung trên,trong khuôn khổ của
bài tiểu luận này, tôi chỉ tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:
1. Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng.
Đây là vấn đề cơ bản bao trùm có tính ngun tắc đối với rất cả các Đảng
cộng sản chân chính. Đối với Đảng ta : giữ vững và tăng cường bản chất giai
cấp công nhân là một bài học lớn về xây dựng Đảng; Đảng ta xác định : bước

19


vào thời kì phát triển mới, đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vì nó chi phối
tồn bộ những nội dung xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và
phương pháp lãnh đạo của Đảng.
Một số giai cấp có thể có nhiều Đảng, song mỗi chính Đảng bao giờ cũng
mang bản chất của một giai cấp nhất định. Tức là Đảng nào cũng phải đứng
trên lập trường, quan điểm của một giai cấp, thực hiện lí tưởng của một giai cấp
và theo hệ tư tưởng của một giai cấp nhất định
Đại hội VIII đã xác định bản chất giai cấp cơng nhân của Đảng với tinh
thần đó.
Và trong điều kiện hiện nay, giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp
công nhân của Đảng được biểu hiện ở:
_ Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, thống nhất
trong Đảng về nhận thức, ý chí và hành động. Tại Đại hội II của Đảng lao động
Việt Nam (năm 1952), khi bàn về mục đích của Đảng, Hồ Chí Minh nhấn
mạnh rằng: “ Đảng lao động Việt Nam đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng
chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, giành lại thống nhất và độc lập hoàn thoàn,
lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên
CNXH”1.

_ Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng
sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam , xuất phát đầy đủ từ thực tiễn Việt
Nam trên cơ sở đó, Đảng xây dựng đường lối, chủ trương và các chính sách
đúng đắn.
_ Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ vì đây là nguyên tắc tổ chức và
sinh hoạt cơ bản của Đảng cộng sản. Phủ nhận nguyên tắc này có nghĩa là phủ
nhận bản chất của Đảng, là phá hoại sức mạnh tận gốc của Đảng về mặt tổ
chức.

1

Hồ Chí Minh: Sđd .H.1995,t6,tr 174.

20



×