Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Nông sản Bắc Ninh hiện nay. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.46 KB, 81 trang )

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
I. KHÁI NIỆM VỀ DOANH NGHIỆP
1. khái niệm:
Trong nền kinh tế, mô hình tổ chức cơ bản để hoạt động sản xuất kinh
doanh tiến hành thuận lợi là doanh nghiệp. Con người có thể độc lập tổ chức
dưới nhiều hình thức: từ giản đơn đến phức tạp. Một cá thể có thể sản xuất, một
tổ sản xuất ít người cũng có thể sản xuất tốt. Tuy nhiên, cùng với quá trình phân
công lao động xã hội, cùng với việc xã hội hoá cao độ và trình độ tiến bộ của lực
lượng sản xuất, nhiều mô hình tổ chức sản xuất ra đời, cách thức liên kết từng cá
thể trong lao động sản xuất tạo ra hình thức tổ chức để sản xuất. Lúc đầu là một
gia đình, liên gia, hợp tác xã, doanh nghiệp, công ty… Trong điều kiện nước ta
hiện nay theo luật doanh nghiệp các doanh gniệp được biểu hiện dưới tên gọi là:
1. Doanh nghiệp tư nhân
2. Doanh nghiệp tập thể
3. Doanh nghiệp nhà nước
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
5. Công ty tư bản nhà nước.
Đặc điểm chung của doanh nghiệp là liên kết, hợp tác cộng đồng người để
sản xuất ra sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường. Nếu là doanh gnhiệp sản
xuất thì đó là sự phối hợp giữa lao động, đối tượng lao động và tư liệu sản xuất
để tạo ra sản phẩm. Nếu là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ là sự phối hợp giữa
lao động, phương tiện thiết bị và đối tượng lao động để có dịch vụ phục vụ xã
hội.
1
Xét về mặt kinh tế, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập
nhằm sản xuất kinh doanh ra khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu
cầu của thị trường với mục đích kiếm lời.
Do quá trình phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng nên doanh
nghiệp không thể và không phải nhất thiết tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Có thể có
một doanh nghiệp nào đó chỉ sản xuất ra một chi tiết của sản phẩm, chỉ hoàn


thành một công đoạn của sản phẩm, với chi tiết nào cũng được coi là sản phẩm
hàng hoá bởi mỗi chi tiết đều thoả mãn hai yêu cầu: Giá trị và giá trị sử dụng.
2.Các mối quan hệ kinh tế phát sinh khi doanh nghiệp hoạt động.
Khi thực hiện sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng
xuất hiện các mối quan hệ kinh tế sau đây:
- Quan hệ kinh tế tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Đó là quá trình
phân phối lần đầu, biểu hiện là doanh gnhiệp phải thực hiện chi trả tiền lương,
tiền thưởng, bảo hiểm xã hội… Đặc biệt là cổ tức cho cổ đông đối với doanh
nghiệp cổ phần. Ngược lại, người lao động phải hoạt động sản xuất theo yêu cầu
của doanh nghiệp, phải chấp nhận mọi qui định của doanh nghiệp nhằm tạo ra
nhiều sản phẩm với chất lượng cao nhất, giá thành thấp nhất.
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác. Bất kỳ doanh nghiệp
nào cũng phải hợp tác với doanh nghiệp khác trong việc tổ chức đầu vào, đầu
ra… Vì thế, các quan hệ này thường xuyên xảy ra và được thực hiện bằng các
hợp đồng kinh tế thông qua trao đổi, thanh toán. Doanh nghiệp nào cũng đồng
thời đóng vai trò vừa là người mua vừa là người bán, vừa là chủ nợ đồng thời là
khách nợ. Vấn đề đặt ra là tiết kiêmk tối đa các chi phí liên quan để cùng hợp tác
cùng cạnh trannh lành mạnh.
2
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước: Mọi doanh nghiệp phải có
nghĩa vụ đóng góp với nhà nước bao gồm: các khoản thuế, thuế thu nhập cá
nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT… các khoản phí, lệ phí theo qui định của
pháp luật. Đồng thời các doanh nghiệp được nhận sự trợ giúp của nhà nước
thông qua hàng loạt chế độ chính sách, chế độ qui định.
- Quan hệ giữa doanh gnhiệp với các tổ chức tín dụng. Trong khuân khổ
vốn pháp định hay vốn điều lệ là chưa đủ để hoạt động bởi nhu cầu vốn không
chỉ bó hẹp trong cái đã có, mặt khác, do yêu cầu dự trữ thanh toán tiêu thụ việc
chiếm dụng vốn là đương nhiên. Nguồn để bù đắp phải nhờ quan hệ tín dụng
vay. Doanh nghiệp nhận được tiền vay phải sử dụng đúng mục đích, phát huy
hiệu quả tiền vay nhưng phải trả đúng hạn cả vốn và lãi. Mặt khác các khoản tiền

nhàn rỗi trong doanh nghiệp cũng được gửi ở các tổ chức tín dụng và có lãi.
Doanh nghiệp cần quan trọng theo hướng này.
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế nước ngoài. Trong
nền kinh tế mở donh nghiệp có nhiều quan hệ với các tổ chức kinh tế nước
ngoài. Vấn đề quan trọng là lựa chọn đối tác tin tưởng và giữ gìn chữ tín nhừm
thiết lập quan hệ tin cậy bền vững để tranh thủ vốn, công nghệ cung ứng và tiêu
thụ.
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với xã hội, Điều đặc biệt quan tâm là môi
trường, các chất thải sau chu kỳ sản xuất cảu doanh nghiệp, các doanh nghiệp
phải đầu tư đồng bộ ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực do mình tạo ra ngay sau khi
lập dự án đầu tư, đặc biệt là phải sử lý tốt môi trường xung quanh hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Trong tất cả các quan hệ trên đây, xung quanh hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình, các doanh nghiệp không thể coi nhẹ quan hệ nào vì các mối
3
quan hệ có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tương tác lẫn nhau và bổ trợ cho nhau.
Nhà quản trị phải có tầm nhìn chiến lược các mối quan hệ này.
3.Những yếu tố cần và đủ để doanh nghiệp hoạt động.
Để hoạt động tốt các doanh nghiệp cần phải phối hợp tốt các yếu tố sau
đây:
3.1. Yếu tố con người.
Bao gồm cả guồng máy CBCNV trong doanh nghiệp gồm người lao động
trực tiếp và gián tiếp. Thông thường xảy ra là đối với lao động trực tiếp, là người
lao động thông qua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động để thực
hiện hoàn chỉnh một yêu cầu nào đó trong sáng tạo sản phẩm. Người lao động
gián tiếp là bộ phận quản lý phục vụ, điều hành doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải có chế độ chăm sóc con người, tạo mọi cơ hội cho
người lao động học tập vươn lên, nâng cao trình độ chuyên môn, phải quan tâm
đến các lớp thế hệ đảm bảo nguồn kế thừa phát triển lâu dài, bền vững cho doanh
nghiệp.

3.2. Yếu tố thiết bị kỹ thuật công nghệ.
Quá trình CNH-HĐH trong điều kiện khoa học và tiến bộ kỹ thuật phát
triển như vũ bão, nhiều cái mới xuất hiện đồng nghĩa với việc xoá bỏ cái cũ, lạc
hâu. Doanh nghiệp muốn đi lên phải chấp nhận thách thức đó. Nhà quản trị cần
chú ý đổi mới thiết bị, tiếp nhận công nghệ mới. Muốn vậy, phải nhanh chóng
thu hồi vốn khấu hao, phải phát hiện chủng loại thiết bị đồng bộ mới. Nhà quản
trị phải có kế hoạch sử dụng thiết bị thật tốt: Đầu tư nhanh, đổi mới nhanh,
nhưng không mạo hiểm để tránh rủi ro.
4
3.3. Yếu tố quản lý
Vai trò và tác dụng của việc quản lý trong sản xuất ở doanh nghiệp là vô
cùng quan trọng không chỉ do công việc điều hành, lãnh đạo chỉ đạo mà còn bao
trùm toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Trước hết là việc tổ chức sản xuất. Nhiệm vụ quan trọng của quản lý sản
xuất là xác định quản lý sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào, bộ máy lãnh đạo
doanh nghiệp phải tìm được chiến lược mặt hàng, giữ vững truyền thồng thương
hiệu. Việc mở mang sản xuất kinh doanh phải xoay quanh nhiệm vụ sản xuất
chính, đã được xác lập không tràn lan tham vọng. Trên cơ sở các yếu tố vật chất
sẵn có, bố trí tổ chức sản xuất hợp lý, hình thành các công đoạn các dây chuyền
các bộ phận ăn khớp, nhịp nhàng tinh gọn. Tránh tư tưởng chủ quan hình thức,
phải trung thành với triết lý: "chiến lược kinh doanh là nghệ thuật phối hợp các
hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp".
Nhà quản lý phải làm tốt công tác quản trị sản xuất. Những nội dung cơ
bản nhà quản lý phải làm là xây dựng được kế hoạch sản xuất và hệ thồng kiểm
tra có hiệu lực. Phải đủ lượng thông tin đáng tin cậy, phản ánh toàn bộ kịp thời
toàn bộ mọi trạng thái, biến động của các yếu tố chi phối sản xuất để kịp điều
chỉnh đối phó, trong quản lý sản xuất phải xây dựng được hệ thống sản xuất trực
tuyến kết hợp với chức năng đảm bảo cho bộ máy vận hành thuận lợi.
3.4 Xây dựng thiết chế pháp luật trong doanh nghiệp.
Guồng máy doanh nghiệp hoạt động ra sao lệ thuộc vào các quy định của

bộ máy quản lý. Trách nhiệm của người quản lý là căn cứ vào luật pháp của nhà
nước, căn cứ vào đặc điểm của mình, thông qua ý kiến đóng góp dân chủ của các
thành viên để xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các qui định làm chuẩn mực cho
mọi tổ chức và cá nhân trong doanh nghiệp thực hiện.
5
3.5. Yếu tố về môi trường.
Đã đến lúc mọi doanh nghiệp phải thấy rõ trong nền kinh tế thị trường
không thể có một đơn vị hoạt động riêng lẻ. Vấn đề môi trường được hiểu trong
khái niệm rộng bao gồm cả không gian kinh tế của doanh nghiệp. Đó là các quan
hệ đối ngoại của doanh nghiệp, là ảnh hưởng và tác động của môi trường xã hội
tới doanh nghiệp hoặc ngượi lại. Cần xác định rõ môi trường đã và đang thúc
đẩy hoặc kìm hãm mọi hoạt động của doanh nghiệp. Cho đến nay, nhiều doanh
nghiệp chưa coi trọng trách nhiệm của mình đối với môi trường, nhiều hạng mục
đầu tư để sử lý môi trường đã bị bỏ qua hoặc coi nhẹ gây tác động xấu đến sản
xuất và đời sống của cộng đồng quanh doanh nghiệp.
3.6. Yếu tố về vốn
Bao trùm đến tất cả các yêu cầu cần thiết cho doanh nghiệp hoạt động tốt
là tiềm lực vốn phải dồi dào, hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều rất ít vốn.
Theo số liệu thống kê, số vốn bình quân của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bắc
Ninh năm 2006 chỉ 600trđ/doanh nghiệp là khá nhỏ. Do vốn thấp nên nhu cầu
trang thiết bị hiện đại không thực hiện được, yêu cầu chủ động trong mua sắm
vật tư bị hạn chế, khả năng cạnh tranh thấp. Doanh nghiệp có thể vay nhưng phải
đáp ứng được các đòi hỏi của chủ nợ và phải trả lãi ảnh hưởng đến lợi nhuận của
doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là phải khai thác tối đa nguồn lực bao gồm:
- Tiết kiệm tối đa trong sản xuất kinh doanh, chống lãng phí thời giờ, của
cải, giảm mức tiêu hao về mọi đối tượng lao động để giá thành thấp nhất mang
lại lợi nhuận cao nhất.
- Tăng vòng quanh vốn tăng nhanh chu chuyển [ T - H - (SX) - H' - T' ],
điều này đồng nghĩa với có thêm vốn không để đọng vốn hoặc chết vốn. Tăng
6

vòng quay sẽ hạn chế việc phải đi vay, giảm được một số chi phí quản lý bất
biến làm tăng lãi cho doanh nghiệp.
- Sử dụng linh hoạt các nguồn vốn trong khuân khổ pháp luật cho phép,
doanh nghiệp cần phải có biện pháp để mọi đồng vốn nhảy múa, sinh sôi nảy nở.
Có thể tham gia thị trường chứng khoán mở mang kinh doanh, tăng cường liên
doanh liên kết… mang lại các lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Đặc biệt là
cần bố trí vốn để nghiên cứu, thực nghiệm ứng dụng khoa học công nghệ nhằm
không ngừng nâng cao việc áp dụng các thành tựu mới, tránh lạc hậu, nâng cao
hiệu quả cạnh tranh.
II. HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. QUAN NIỆM VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
Đứng trước quan niệm hao phí vật chất thì hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp là xem xét để tạo ra sản phẩm hàng hoá, doanh nghiệp phải tốn bao nhiêu
vật chất bao gồm: vật chất cấu tạo thực thể sản phẩm, vật chất được chuyển đổi
giá trị vào sản phẩm như: khấu hao, tiền lương… Với hao phí để sản xuất kinh
doanh thì doanh thu là bao nhiêu?. Như vậy để cùng sản xuất ra khối lượng sản
phẩm như nhau, tổng chi phí như nhau doanh nghiệp nào có doanh thu cao hơn
thì doanh gnhiệp đó có hiệu quả cao hơn.
Đứng trên quan điểm chi tiêu tiền: hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
được đánh giá bởi chi phí mọi mặt để sản xuất sản phẩm với chi phí ít nhất đồng
thời thu về lượng tiền nhiều nhất. Theo đó tất cả mọi chi phí đầu vào được lượng
hoá bằng tiền phải nhỏ nhất và doanh thu thu về phải nhiều nhất.
Thông qua việc kiểm chứng năng suất lao động. Nếu năng suất lao động
càng cao thì hiệu quả càng lớn, nghĩa là trong cùng đơn vị thời gian làm được
nhiều nhất hoặc để sản xuất một đơn vị sản phẩm cần ít thời gian nhất.
7
Cho dù tìm đến hiệu quả kinh tế bằng cách nào đều có thể tóm lại là :
Doanh nghiệp được đánh giá là có hiệu quả kinh tế tốt nhất khi phát huy tối đa
lợi thế máy móc, con người để đem lại thu nhập hợp pháp cao nhất cho mình
nhằm tối đa hoá thu nhập cho người lao động và thu nhập của doanh nghiệp.

Ngoài ra, hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường theo định
hướng XHCN phải nói đến các qaun niệm mở gồm:
- Bảo vệ môi trường tốt
- Sử dụng ít tài nguyên
- Hàm lượng chất xám trong sản phẩm là cao nhất.
- Đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước.
- Góp phần nhiều nhất cho xã hội thông qua hoạt động từ thiện…
2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH.
2.1. NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN BẮC NINH.
2.1.1. Sử dụng vật tư với mức tiêu hao ít nhất và giá cả rẻ nhất.
Mức tiêu hao
vật tư cấu tạo
thực thể của
1đ/v sản phẩm
=
Tổng lượng
vật tư xuất
dùng
x
đơn giá
vật tư
( Loại trừ mức tồn kho hay sản phẩm dở dang )
Theo trên vật tư phải giảm giá tối đa mất mát, kém phẩm chất hay bốc
bay, hao hụt đồng thời chọn vật tư thay thế đủ chất lượng của công thức chế
biến, công ty phải lựa chọn giá cả từ nhiều nguồn cung cấp sao cho rẻ nhất để giá
trị vật tư của sản phẩm thấp nhất.
2.1.2. Khấu hao tài sản cố định nhanh nhất.
8
Tiến bộ kỹ thuật trong điều kiện hội nhập rất nhanh chóng, công ty CP

Nông Sản Bắc Ninh luôn luôn đón bắt và hiện đại hoá thiết bị vì thế phải tạo
nguồn kinh phí từ quĩ khấu hao. Muốn vậy, phải tăng nhanh nhất mức khấu hao.
Công ty phải tính toán để yếu tố khấu hao trong giá thành sản phẩm chịu đựng
được.
Tổng mức khấu hao trong kỳ
Tổng doanh thu trong kỳ
=
Mức khâu hao/ 1đ/v doanh
thu
2.1.3. Chi phí tiền công trên đơn vị doanh thu thấp nhất
Cần lưu ý tiền công cho mọi CBCNV phải được thu nhiều nhất nhưng tỷ
lệ chiếm trong doanh thu phải ngày càng thấp.
Tiền công /đ/v
doanh thu
=
Tổng quỹ lương trả cho người lao động
Tổng doanh thu của công ty
2.1.4. Chỉ tiêu năng suất lao động theo doanh thu.
Năng suất lao
động
=
Tổng doanh thu trong kỳ
Tổng lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho phép lao động làm ra bao nhiêu doanh thu. Với đội ngũ
trên 1000 lao động và làm việc ở nhiều lĩnh vực, nhiều địa bàn, nhà quản trị phải
xác định tổng thể và từng nhà máy để xem xét việc sử dụng lao động ra sao.
2.1.5.Chỉ tiêu lợi nhuận do lao động làm ra trong kỳ.
Lợi nhuận cho 1
lao động
=

Tổng lợi nhuận trong kỳ
Tổng lao động bình quân trong kỳ
Ở đây phải xác định thật chính xác phương pháp tính lợi nhuận và phải
xác định lợi nhuận sau thuế tức là:
Lợi nhuận
sau thuế
= Tổng doanh
thu mọi hoạt
- Mọi chi phí bỏ ra
trong kỳ
- Thuế, phí, lệ
phí và các
9
động của công
ty
khoản đóng góp
2.2. NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐỂ SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN BĂC
NINH.
2.2.1. Sản xuất của vốn đầu tư.
Sức sản xuất của vốn
đầu tư
=
Tổng doanh thu trong kỳ
Tổng vốn đầu tư trong kỳ
Cũng như các chỉ tiêu trên doanh thu phải tính hết bao gồm doanh thu hoạt
động chính ( SX thức ăn chăn nuôi, SX giống gia súc gia cầm, thuỷ cầm, kinh
doanh bất động sản…)
2.2.2. Khả năng sinh lời của vốn đầu tư
Sinh lời của vốn

đầu tư
=
Lợi nhuận trong kỳ
Tổng vốn đầu tư trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn đầu tư làm ra bao nhiêu lợi nhuận trong
kỳ.
2.2.3. Suất hao phí vốn đầu tư.
Suất hao phí vốn
đầu tư
=
Tổng vốn đầu tư trong kỳ
TỔng doanh thu trong kỳ
Kết quả cho biết để có một đồng doanh thu có bao nhiêu vốn bỏ ra.
2.3. NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CHUNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN BẮC NINH.
2.3.1. Lợi nhuận theo chi phí.
Lợi nhuận theo
chi phí
=
Tổng lợi nhuận trong kỳ
Tổng chi phí trong kỳ
Kết quả cho thấy một đồng chi phí bỏ ra tạo được bao nhiêu lợi nhuận.
2.3.2. Lợi nhuận theo doanh thu.
10
Lợi nhuận theo
doanh thu
=
Tổng lợi nhuận trong kỳ
Tổng doanh thu trong kỳ
Kết quả cho thấy có bao nhiêu lợi nhuận cho một đồng doanh thu mà

doanh nghiệp thu được trong kỳ.
2.3.3. Lợi nhuận trên một đồng vốn chủ sở hữu.
Lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu
=
Tổng lợi nhuận trong kỳ
Vốn chủ sở hữu trong kỳ
Kết quả cho biết mỗi đồng vốn chủ sở hữu làm ra được bao nhiêu lợi nhuận.
2.3.4. Doanh thu theo chi phí.
Doanh thu theo chi phí =
Tổng doanh thu trong kỳ
Tổng chi phí trong kỳ
Kết quả cho biết một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu doanh thu.
2.3.5. Lợi nhuận theo đơn vị thành viên.
Lợi nhuận theo
đơn vị thành viên
=
Lợi nhuận của từng đơn vị
Tổng lợi nhuận của toàn công ty
x 100
Kết quả cho biết tỷ lệ đóng góp (%) của từng đơn vị được hạch toán kinh
tế trong công ty so với tổng lợi nhuận của toàn công ty trong kỳ khác.
2.4. NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHUNG CỦA
DOANH NGHIỆP.
Thu nhập bình quân tháng
của người lao động giữa các
kỳ
=
thu nhập bình quân tháng thực tế kỳ báo cáo
Thu nhập bình quân tháng kỳ trước hoặc kế

hoạch
Kết quả cho biết mức tăng giảm thu nhập của người lao động trong doanh
nghiệp giữa các kỳ.
11
- Hệ số ( tốc độ ) gia tăng các khoản phải nộp NSNN của Doanh nghiệp:
Tổng số nộp ngân sách kỳ báo cáo
Tổng số nộp ngân sách kỳ kế hoạch hoặc kỳ trước
Kết quả cho thấy mức độ đóng góp của doanh nghiệp đối với NSNN tăng
hay giảm.
- Tốc độ tăng trưỏng của doanh nghiệp
Giá trị sản lượng ( Giá trị cố định hoặc hiện hành kỳ báo cáo )
Giá trị sản lượng ( Giá tương ứng ) kỳ kế hoạch hoặc kỳ trước
Kết quả cho biết mức gia tăng về khối lượng sản xuất của doanh nghiệp.
- Tỷ lệ thực hiện công suất thiết kế của máy móc thiết bị
Sản lượng sản xuất thực tế
Sản lượng thiết kế
Tỷ lệ này cho biết những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc thực hiện
công suất của doanh nghiệp, của dự án.
- Tạo việc làm cho người lao động. Công ty cổ phần Nông Sản Bắc Ninh
không chỉ giải quyết việc làm cho bản thân của người lao động trong công ty mà
còn tạo việc làm cho hàng chục ngàn hộ chăn nuôi nhờ việc cung cấp đồng bộ
con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y… Mức độ tăng trưởng của công ty
phản ánh rõ nét nỗ lực của công ty trên cả hai lĩnh vực này.
- Mức lãi cổ phần được so sánh được tính như sau:
Mức lãi cổ phần trong kỳ
Mức lãi cổ phần dự kiến
Hay:
Mức lãi cổ phần trong kỳ
Mức lãi cổ phần kỳ trước
12

Kết quả cho biết mỗi cổ phần được bao nhiêu lãi và biến động giữa các kỳ.
HIện công ty cổ phần Nông Sản Bắc Ninh phấn đấu để: Mức lãi cổ phần > mức
lãi suất tiền gửi ngân hàng. Mức lãi cổ phần luôn luôn lớn hơn mức lãi dự kiến
và mức lãi kỳ trước.
Hiệu quả kinh tế ngày càng cao là mục tiêu phấn đấu của bất kỳ doanh
nghiệp nào nhất là trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị
trường.
3. CÁC NHÂN TỐ CHI PHỐI HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP.
Suy cho cùng thì hiệu quả kinh doanh được thể hiện có lãi, chấp hành tốt
luật pháp, tối đa hoá quyền lợi cho người lao động. DO có nhiều chỉ tiêu có thể
sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nên cần xác định đầy
đủ các nhân tố ảnh hưởng theo sơ đồ sau:
13
Sơ đồ mô hình phân tích SWOT
Các nhân tố bên trong
Điểm mạnh
Sự phù hợp
Cơ hội
Điểm yếu
Chuyển đổi
Chuyển đổi
Thách thức
Các nhân tố bên ngoài
Theo mô hình SWOT cần lợi thế hoá mọi nhân tố tác động đến hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là điểm yếu tàhnh sự phù hợp, biến thách thức
thành cơ hội để tổng hoá tăng điểm mạnh của công ty nhằm tối đa hiệu quả kinh
doanh.
3.1 Nhân tố bền ngoài doanh nghiệp.
- Môi trường kinh tế bao gồm kinh tế vĩ mô, chính sách chủ trương phát

triển kinh tế theo vùng, miền lãnh thổ, ngành nghề. Chẳng hạn, nhà nước có
khuyến khích chăn nuôi thì công ty mới bán được giống và thức ăn chăn nuôi, có
khuyến nông , có chủ trương chuyển ruộng trũng sang nuôi thuỷ sản thì công ty
mới có thêm địa bàn…
- Môi trường về pháp lý chính trị: Có thể nói môi trường chính trị ổn định
ở Việt Nam là một trong những đảm bảo tối đa của quá trình hội nhập, mở cửa.
Nhà đấu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ vừa có thuận lợi vừa có khó kăhn cho
hoạt động của doanh nghiệp. Ở đây, sự tác độgn qua lại giữa một doanh nghiệp
với cộng đồng các doanh nghiệp khác, nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là tranh
thủ hợp tác, lựa chọn đối tác có lợi nhất cho mình, cùng tồn tại trong cạnh tranh.
14
Về pháp lý, đó là hiến pháp, hệ thồng luật, văn bản dưới luật như thông tư, chỉ
thị, quyết định, nghị quyết… Tất cả tạo ra môi trường pháp lý, hành lang pháp lý
có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Môi trường văn hoá xã hội: Đó là vấn đề dân trí, dân sinh, mức độ am
hiểu luật pháp của người dân, truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, lối
sống, nếp sống, tín ngưỡng tôn giáo… Tất cả nội dung trên dều ảnh hưởng đến
nền sản xuất và tác động cung cầu hoặc trực tiếp, gián tiếp tới doanh nghiệp.
Doanh nghiệp điều tra, khảo sát đầy đủ các yếu tố để lựa chọn sản phẩm, hình
thức sản phẩm, nhãn mác, bao gói tạo ra sự tiện lợi nhất cho người tiêu dùng
nhằm tăng doanh thu tiêu thụ và hiệu quả kinh doanh.
- Môi trưòngkỹ thuật công nghệ: Khoa học công nghệ đã và đang trở
thành lực lượng sản xuất vật chất to lớn, hàm lưọgn chất xám trong sản phẩm
được đánh giá mức độ tiến bộ khoa học và công nghệ, chính KHCN làm thay đỏi
mọi hoạt động, mọi thói quen cách thức sản xuất và tiêu dùng kể cả phương thức
trao đổi mua bán. KHCN đòi hỏi mọi doanh nghiệp nhạy cảm tiếp nhận thích
nghi với tiến bộ khoa học kỹ thuật để đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ sản
xuất mới để đưa doanh nghiệp đi lên.
- Môi trường tự nhiên và môi trường hạ tầng. Mỗi doanh nghiệp đều được
hưởng hiện trạng môi trưòng và sau nhiều chu kỳ sản xuất lại tác động tới môi

trường gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, thải chất rắn… Các cơ sở chăn nuôi
gặp không ít khó khăn trong việc sử lý môi trường với chi phí rất lớn, ảnh hưởng
đến hiwuj quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các cơ sở hạ tầng gồm đường giao
thông, hệ thống điện, hệ thống thông tin cấp thoát nước… Tất cả đề ảnh hưởng
đến sức sản xuất, tiêu thụ và hiệu quả kinh doanh. Các doanh nghiệp cần tận
dụng tối đa lợi thế, khắc phục bất lợi tạo ra lợi thế và cơ hội mơí để tăng hiệu
15
quả sản xuất của mình đồng thời có trách nhiệm giữ gìn tôn trọng bảo vệ, nâng
cao chất lượng môi trường xung quanh.
3.2. Nhân tố nội bộ doanh nghiệp.
Cho dù nhân tố bên ngoài như thế nào, ảnh hưởng lớn nhỏ tới doanh
nghiệp ra sao thì cũng phải thông qua sự sàng lọc của chính doanh nghiệp thông
qua các nhân tố nội bộ của doanh nghiệp trước hết là:
Khă năng quả trị doanh nghiệp: đó là khả năng điều hành doanh nghiệp
bao gồm xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược mặt hàng, xây dựng kế
hoạch và phương án thực hiện kế hoạch, tổ chức sản xuất kinh doanh trong toàn
bộ hệ thống, gắn kết các yếu tố sản xuất trong doanh nghiệp, thực hiện văn hoá
sản xuất, văn hoá doanh nghiệp.
Nhân tố thiết bị về công nghệ sản xuất. Có thể nói thiết bị máy móc luôn
luôn được đổi mới với mức tiến bộ nhanh nhất, có thể xuất hiện nghịch lý, khi
đầu tư để có dây chuyền hiện đại sẽ dư thừa lao đọng nhưng phải bỏ chi phí cao.
Về công nghệ sản xuất cũng vậy, vì thế nhà quản trị phải tính toán khôn ngoan
để giải quyết hài hoà quan hệ này đảm bảo để doanh nghiệp tranh thủ tiếp thu
khoa học và công nghệ tiên tiến tạo ra năng suất lao động cao, tiết kiệm mọi chi
phí nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
Nhân tố con người: Nói đến doanh nghiệp là nói tới một tập thể với qui
mô khác nhau, người lao động làm chủ tất cả và điều khiển tất cả. Chính người
lao động sáng tạo sẽ quyết định thành công của doanh nghiệp. Trách nhiệm của
nhà quản trị là động viên sức cống hiến của người lao động.
Nhân tố nguồn kực tài chính: nguồn lực tài chính được ví von " buôn tài

không bằng dài vốn " Nếu tài chính mạnh và lành mạnh thì doanh nghiệp dư
thừa khả năng dự trữ có lợi nhất, gảim chi phí vay có thể đầu tư khoa học, công
16
nghệ thiết bị tối tân, cạnh tranh trên thế thắng và nếu nguồn lực tài chính hạn
hẹp luẩn quẩn sẽ tác động trực tiếp tiêu cực tới hạot động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Nhân tố chăm sóc khách hàng. Trong thời buổi hiện nay, việc bán hàng
còn phải chú trọng khâu dịch vụ sau bán hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng là
yêu cầu tất yếu, người chăn nuôi sẽm kiểm chứng chất lượng con giống, chất
lượng thức ăn chăn nuôi, thú ý do công ty cung cấp. Mọi thành công hay thất bại
của người chăn nuôi đều có dấu ấn trách nhiệm và công sức của công ty. Vì vậy
công ty CP Nông Sản Bắc Ninh luôn coi việc chăm sóc khách hàng là công việc
quan trọng để giữn thị phần, mở rộng thị phần, giữ uy tín thương hiệu…
CHƯƠNG II: GIỚI THIÊU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
NÔNG SẢN BẮC NINH
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN
NÔNG SẢN BẮC NINH.
Công ty Cổ phần Nông sản Bắc Ninh tiền thân là Công ty Nông sản Hà
Bắc được thành lập năm 1996 theo Quyết định số 27/QĐ-UB ngày 29/03/1996
của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Bắc về việc đổi tên Công ty Dâu tằm tơ Hà Bắc
thành Công ty Nông sản Hà Bắc. Kể từ năm 1997, Công ty được đổi tên là Công
ty Nông sản Bắc Ninh.
Trong giai đoạn 1996-1997, Công ty đã đầu tư xây dựng Nhà máy chế
biến thức ăn gia súc DABACO với công suất 5 tấn/giờ tại xã Võ Cường, Bắc
Ninh và Xí nghiệp ... giống công nghiệp Lạc Vệ tại huyện Tiên Du, Bắc Ninh.
17
Đến năm 1998, để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, Công ty đã
thành lập Chi nhánh Công ty tại Hà Nội. Đồng thời, Công ty cũng khai trương
Cửa hàng xăng dầu tại xã Lạc Vệ, Tiên Du, Bắc Ninh.
Năm 2000, Công ty tiến hành sáp nhập Xí nghiệp giống gia súc, gia cầm

Thuận Thành vào Công ty trên cơ sở đó Công ty đã mở rộng thêm lĩnh vực hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình.
Năm 2002, Công ty khánh thành Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao
cấp TOPFEEDS với công suất 250.000 tấn/năm. Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục
đầu tư xây dựng mới Xí nghiệp ... giống gốc ông bà siêu trứng tại xã Lạc Vệ,
Tiên Du, Bắc Ninh.
Năm 2003, Công ty hoàn thành việc xây dựng Xí nghiệp lợn giống hướng
nạc Thuận Thành trên khu đất Xí nghiệp giống gia súc, gia cầm Thuận Thành.
Cũng trong năm 2003, Công ty đã thành lập Xí nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng
và Cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Khu công nghiệp Khắc Niệm, Tiên Du, Bắc
Ninh.
Năm 2004, Công ty đã hoàn thành việc xây dựng Trụ sở của Công ty tại
đường Lý Thái Tổ, Bắc Ninh. Đồng thời, Công ty thành lập Xí nghiệp ngan
giống Pháp tại xã Lạc Vệ, Tiên Du, Bắc Ninh. Công ty cũng tiến hành xây dựng
khu nhà ở để bán tại đường Huyền Quang, Bắc Ninh.
Năm 2005, Công ty tiếp tục đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh với việc đưa vào sử dụng Nhà máy chế biến thức ăn đậm đặc cao cấp tại
xã Khắc Niệm, Tiên Du, Bắc Ninh. Cũng trong năm này, Công ty đã thành lập
Văn phòng đại diện tại thành phố Vinh, Nghệ An và tại thành phố Thái Nguyên,
18
tỉnh Thái Nguyên, đồng thời hoàn thành Nhà kho và Nhà xử lý nguyên liệu tại xã
Khắc Niệm, Tiên Du, Bắc Ninh.
Kể từ ngày 01/01/2005, Công ty chính thức chuyển đổi hoạt động theo
hình thức công ty cổ phần căn cứ theo Quyết định số 1316/QĐ-CT ngày
10/08/2004 của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh.
Năm 2006, Công ty tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển. Riêng
trong năm này, Công ty đã thành lập mới 4 đơn vị trực thuộc bao gồm: Nhà máy
chế biến thức ăn thuỷ sản Kinh Bắc; Trung tâm dịch vụ ăn uống; Công ty TNHH
một thành viên Đầu tư và phát triển chăn nuôi gia công; và Xí nghiệp giống lợn
Lạc Vệ.

Công ty đã đầu tư góp vốn với Công ty Cổ phần Hiệp Quang để đầu tư xây dựng
Nhà máy sản xuất bao bì. Hiện nay, Nhà máy sản xuất bao bì đã đi vào sản xuất
cung cấp bao bì cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi của Công ty và các
tỉnh phía Bắc.
Đến năm 2007, Công ty đã thành lập Công ty TNHH một thành viên Dịch
vụ và thương mại Bắc Ninh. Cũng trong năm này, Công ty đang tiếp tục triển
khai xây dựng Nhà máy chế biến thịt gia súc, gia cầm xuất khẩu tại xã Lạc Vệ,
Tiên Du, Bắc Ninh; Cảng bốc xếp hàng hoá tại xã Tân Chi, Tiên Du, Bắc Ninh;
Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp DABACO II tại cụm công nghiệp
Khắc Niệm, Tiên Du, Bắc Ninh; Khu nhà ở tại xã Tân Chi, Tiên Du, Bắc Ninh;
Khu thương mại và đại lý xe ô tô tại thành phố Bắc Ninh.
Nhằm khai thác và phát triển nguồn nguyên liệu tại các tỉnh phía Tây Bắc Bộ,
Công ty đã thành lập Chi nhánh Công ty tại tỉnh Hoà Bình và dự kiến đầu tư xây
dựng cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu nhằm ổn định nguồn nguyên liệu đầu
19
vào cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, hạ giá thành sản phẩm góp
phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Thực hiện chiến lược mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tại các tỉnh có
nhiều lợi thế về nuôi trồng thuỷ, hải sản, vừa qua, Công ty đã tham gia góp vốn
thành lập Công ty Cổ phần DABACO Sông Hậu để đầu tư xây dựng Nhà máy
chế biến thức ăn thuỷ sản công suất 20 tấn/giờ tại Khu công nghiệp Sông Hậu,
xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Nhà máy này sẽ cung cấp thức
ăn cho thuỷ, hải sản tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đồng thời, Công ty cũng
tham gia góp vốn làm cổ đông sáng lập thành lập Công ty Cổ phần DABACO
Tiền Giang để đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản tại xã Song
Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Dự kiến trong thời gian tới, Công ty cũng sẽ góp vốn đầu tư xây dựng Nhà
máy sản xuất bột cá tại các tỉnh duyên hải miền Trung để khai thác nguồn tài
nguyên cá tươi thay thế bột cá nhập ngoại.
Với sự phát triển liên tục về quy mô hoạt động của Công ty, những thành

tích cao mà Công ty đạt được trong sản xuất kinh doanh cũng như những đóng
góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước trong
những năm qua, Công ty Cổ phần Nông sản Bắc Ninh đã vinh dự được Đảng,
Nhà nước, Chính phủ và các ngành, các cấp trao tặng nhiều danh hiệu, phần
thưởng cao quý:
- Danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” được Chủ tịch nước
trao tặng (năm 2004);
- Huân chương lao động hạng Ba được Chủ tịch nước trao tặng (năm
2000);
20
- Giải thưởng Chất lượng Việt Nam trong 7 năm liên tục (từ năm 2000 đến
2006);
- Huy chương vàng thức ăn cho vịt đẻ trứng (năm 2002);
- Giải thưởng Sao vàng đất Việt (năm 2004);
- Bằng khen của Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế vì Công ty
đã có thành tích xuất sắc trong phát triển sản phẩm và thương hiệu tham gia hội
nhập kinh tế quốc tế (năm 2004);
- Cúp vàng Thương hiệu và Nhãn hiệu (năm 2005);
- Cúp vàng sản phẩm uy tín chất lượng cho sản phẩm thức ăn chăn nuôi
(năm 2005);
- Bằng khen của Bộ Khoa học và Công nghệ vì Công ty đã có nhiều thành
tích trong hoạt động quản lý chất lượng thập niên chất lượng 1996 – 2005;
- Cúp vàng TOPTEN Thương hiệu Việt uy tín chất lượng (năm 2006);
- Danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2007”;
- Giải thưởng Bông lúa Vàng - Chất lượng vàng Việt Nam (năm 2007).
Ngoài các danh hiệu trên, Công ty cũng được trao tặng nhiều bằng khen,
giấy khen, danh hiệu thi đua xuất sắc. Đây là sự công nhận xứng đáng đối với
những cố gắng, nỗ lực to lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty
trong suốt những năm vừa qua.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NỒN SẢN BẮC NINH.

1. HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA CÔNG TY
21
Năm 2004, công ty chuyển sang hình thức công ty cổ phần với tên mới là
CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN BẮC NINH căn cứ vào nghị định số
64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nh
à nước thành công ty cổ phần. Trụ sở chính của công ty nằm ở đường Lý Thái
Tổ thị xã Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh. Hình thức cổ phần hoá vẫn giữ nguyên phần
vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn, với
vốn điều lệ là 70.000.000.000 đồng ( bẩy mươi tỷ đồng Việt Nam ), mệnh giá cổ
phiếu là 100.000 đồng ( một trăm nghìn đồng ), số lượng cổ phiếu là 700.000 cổ
phiếu, loại cổ phần: cổ phần ưu đãi phổ thông, cổ phần phổ thông, cổ phần bán
đấu giá. Cơ cấu vốn điều lệ bao gồm:
+ Cổ phần nhà nước: 300.000 cổ phần tương ứng 30.000.000.000 ( ba
mươi tỷ đồng ) chiếm tỷ lệ 42,86%.
+ Cổ phần khác bao gồm cổ phần mua theo chế độ ưu đãi, đăng ký mua
theo giá sàn và bán đấu giá: 400.000 cổ phần tưiưng ứng với 40.000.000.000
( bốn mươi tỷ đồng ) chiếm tỷ lệ 57,14%.
Đối với số cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp, thành lập hội đồng đấu giá
bán cổ phần lần đầu theo qui định tại điều 24, nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày
19.6.2002 của chính phủ và các qui định của pháp luật.
Giá trị cổ phần ưu đãi đối với người lao động theo năm công tác:
4.839.000.000 tương ứng với 48.390 cổ phiếu trong đó:
- Giá trị cổ phần được nhà nước cho hưởng ưu đãi: 1.451.700.000 đồng.
- Người lao động phải nộp là 3.387.300.000 đồng.
2. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
22
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2103000084 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp (đăng ký lần đầu ngày 23/12/2004, đăng ký
thay đổi lần thứ nhất ngày 30/11/2005, đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày
06/10/2006, đăng ký thay đổi lần thứ ba ngày 10/12/2007), Công ty được phép

kinh doanh những ngành nghề như sau:
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Sản xuất và kinh doanh thuốc thú y.
- Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu vi sinh.
- Sản xuất và kinh doanh giống gia súc, gia cầm, thuỷ cầm, giống thuỷ sản.
- Sản xuất tinh lợn, trâu, bò.
- Kinh doanh vật tư, thiết bị, hoá chất phục vụ sản xuất nông - công
nghiệp, nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và thuốc bảo vệ thực vật.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, máy móc, phương tiện vận
tải, hàng nông sản và thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, nguyên liệu chế biến
thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y.
- Đại lý và kinh doanh xăng dầu, cảng bốc xếp và vận tải hàng hoá.
- Kinh doanh bất động sản, nhà ở và đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị
mới, khu công nghiệp vừa và nhỏ.
- Nuôi giữ, lai tạo đàn giống gốc: gia súc, gia cầm, thuỷ cầm.
- Giết mổ, chế biến thịt gia súc, gia cầm, thuỷ cầm.
- Sản xuất, chế biến thức ăn thuỷ sản.
23
- Sản xuất, chế biến, kinh doanh nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi:
gia súc, gia cầm, thuỷ cầm, thuỷ sản.
- Kinh doanh hoạt động thương mại bao gồm: khách sạn, nhà hàng, siêu
thị, đại lý ôtô, kinh doanh dịch vụ ăn uống, đồ dùng cá nhân và gia đình.
- Khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng.
Là doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực, song sản phẩm chủ yếu
cũng là sản phẩm chiếm tỷ trọng doanh thu chủ yếu trên 80% tổng doanh thu là
các sản phẩm thức ăn chăn nuôi như: gia súc, gai cầm, thuỷ cầm, thuỷ sản.
Bảng dưới đây đưa ra một vài số liệu về doanh thu tiêu thụ trong ba tháng
đầu năm 2008.
Đơn vị: Tấn
3.DIỆN TÍCH MẶT BẰNG VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA CÔNG TY.

3.1. Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi DABACO
Nhà máy nằm trên diện tích đất 12.730,7 m
2
được xây dựng năm 1997 tại
xã Võ Cường, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Vị trí của nhà máy nằm trong
Tỉnh/Thành phố Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3
Bắc Giang 764 780 800
Bắc Ninh 1252 1450 1560
Hà Tây 1200 1250 1289
Hà Nam 570 600 631
Hải Dương 705 790 840
Thái Nguyên 900 950 1070
Vĩnh Phúc 1135 1000 1564
Thái Bình 810 876 901
Hải Phòng 600 940 1000
24
thành phố Bắc Ninh, tiếp giáp Quốc lộ 38 nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển
hàng hoá. Hiện tại, nhà máy đang hoạt động tốt nhưng trong tương lai Công ty
dự định di chuyển nhà máy ra khỏi khu vực nội thành. Mặt bằng của nhà máy
sau khi di rời sẽ được Công ty sử dụng cho mục đích khác phù hợp hơn. Thời
gian thuê đất: 50 năm kể từ ngày 17/07/1996. Hồ sơ pháp lý: Hợp đồng thuê đất
số 238/HĐ-TĐ ngày 05/11/2003 giữa Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh và Công
ty Cổ phần Nông sản Bắc Ninh.
3.2. Trụ sở làm việc của Công ty
Trụ sở của Công ty bao gồm một nhà làm việc 04 tầng được xây dựng trên
khu đất 11.262,6 m
2
tiếp giáp đường Lý Thái Tổ - tuyến đường trục chính của
thành phố Bắc Ninh hiện nay. Công trình trụ sở của Công ty được hoàn thành
năm 2004 với kiến trúc hiện đại với khuôn viên rộng rãi. Thời gian thuê đất: 50

năm kể từ ngày 22/03/2001. Hồ sơ pháp lý: Hợp đồng thuê đất số 139/HĐ-TD
ngày 27/03/2002 giữa Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh và Công ty Cổ phần
Nông sản Bắc Ninh.
3.3. Khu trung tâm thương mại và đại lý xe ô tô
Khu trung tâm thương mại và đại lý xe ô tô dự kiến sẽ được xây dựng trên
khu đất tại đường Lê Thái Tổ - là con đường nối tiếp với đường Lý Thái Tổ.
Diện tích khu đất này là 3.312,3 m
2
. Hiện tại, Công ty đã xây dựng tường rào bao
quanh khu đất, cổng ra vào và hoàn thành việc san lấp mặt bằng. Thời gian thuê
đất: 50 năm kể từ năm 2006. Hồ sơ pháp lý: Quyết định số 1181/QĐ-CT ngày
17/10/2003 của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc thu hồi đất vào
25

×