Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.33 KB, 8 trang )
0 trở đi, trong phong trào phục dựng, tôn tạo đình
chùa, đền miếu, nhà thờ dịng họ… ở các làng xã, tục công đức được phục hồi rộng khắp và
mạnh mẽ, đã huy động được nguồn lực đóng góp về tiền, vật chất và cả công sức của các tập
thể, cá nhân trong cộng đồng, người làng làm ăn, sinh sống xa quê; nhiều nơi huy động được
sự ủng hộ của người ngồi cộng đồng có quan hệ “vị cây dây quấn” với người làng và với
làng. Tuy nhiên, trong việc huy động này, ở nhiều địa phương đã sớm bộc lộ những lệch lạc,
khi lập bia (hoặc lên danh sách cơng khai trên giấy) ở di tích, chỉ ghi tên những người đóng
góp nhiều (số lượng cụ thể tùy từng làng, dòng họ quy định ở từng thời điểm), khơng ghi tên
người đóng góp “dưới” mức quy định” (tuy nhiên, số tiền đóng góp của họ vẫn được ghi
trong sổ gốc). Việc này đã tạo ra sự ganh đua, làm cho người nghèo khó phải “cố” theo người
giàu, gây ra sự thiếu đồng thuận. Điển hình là làng Phương La (xã Thái Phương, huyện Hưng
Hà, tỉnh Thái Bình), trong đợt tơn tạo các di tích những năm 2004 - 2007, trên các tấm bia
ghi nhận công đức, chỉ ghi tên những người đóng góp số lượng vàng lớn (ít nhất là 5 chỉ,
nhiều là hàng chục lượng, tạo ra sự ganh đua, làm cho “người nghèo phải theo người giàu,
người kém giàu phải theo người giàu hơn”, gây mâu thuẫn trong cộng đồng (Bùi Thị Dung,
2008; Bùi Thị Dung, 2016; Bùi Xuân Đính, 2021, tr. 709 - 710).
3. KẾT LUẬN
Đặt hậu và công đức là hai tục tiêu biểu liên quan đến việc xây dựng và tu bổ các di tích
thờ cúng (đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ các dòng họ) trong mỗi cộng đồng cư dân Việt ở
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Tục đặt hậu và công đức có nguồn gốc từ quan niệm về việc thờ
cúng cho mỗi cá nhân sau khi mất cùng sự gắn bó của các cá nhân với các thiết chế tổ chức
và với cộng đồng làng, với các di tích của các tổ chức và của chung cả làng. Tục đặt hậu và
cơng đức đã huy động được sự đóng góp của các cá nhân trong cộng đồng, từ những người
giàu có đến những người nghèo, của các nhóm xã hội (nhóm những người đồng niên, đồng
mơn…), các thiết chế tổ chức trong làng (dịng họ, phe giáp, xóm, hội, phe…); tạo ra một
nguồn lực tài chính đủ để các cộng đồng làng và các tổ chức trong đó xây dựng, tu bổ di tích
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 59/2022