TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 61/2022
79
GẮN BĨ MẸ CON VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CẢM XÚC
CHO TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON
Vũ Thúy Hồn
Trường Đại học Thủ đơ Hà Nội
Tóm tắt: Mối quan hệ gắn bó mẹ con có vai trò rất quan trọng đối với đứa trẻ, ảnh hưởng
lớn tới sự phát triển cảm xúc và nhân cách của trẻ. Dựa trên sự gắn bó mẹ con được đảm
bảo từ lúc trẻ mới sinh, lặp lại liên tục và đa dạng các cảm xúc yêu thương, cảm xúc của
trẻ sẽ hình thành và phát triển. Cha mẹ và các nhà giáo dục cần nhận thức đúng về gắn bó
mẹ con và sự phát triển cảm xúc của trẻ, trên cơ sở đó có những tác động giáo dục phù
hợp giúp trẻ phát triển tồn diện nhân cách.
Từ khóa: Cảm xúc, gắn bó mẹ con, trẻ mầm non.
Nhận bài ngày 11.5.2022; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 21.6.2022
Liên hệ tác giả: Vũ Thuý Hoàn; Email:
1. MỞ ĐẦU
Cảm xúc là một hiện tượng tâm lý, được hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời
của mỗi cá nhân. Cảm xúc đóng vai trị quan trọng đối với sự thành công của mỗi người
trong cuộc sống. Các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã cho thấy mối quan hệ gắn
bó mẹ con trong những năm đầu đời của trẻ có vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển
tâm lý nói chung, sự phát triển cảm xúc của trẻ nói riêng. Các thực nghiệm tâm lý từ lâu tại
các nước phương Tây đã chỉ ra rằng: nếu trẻ bị cách ly, thiếu gắn bó, chia tách với người
chăm sóc sẽ dẫn tới những rối loạn trong ứng xử của trẻ, quá trình xã hội hố cá nhân bị ảnh
hưởng gây khó khăn trong hồ nhập xã hội. Bowbly đã khẳng định có rất nhiều lý do để tin
rằng sự cách ly kéo dài một đứa bé với mẹ nó hoặc mối quan hệ mẹ con có vấn đề trong 5
năm đầu tiên là nhân tố chính gây nên phạm pháp sau này [11]. Tại Việt Nam trên các phương
tiện truyền thông, các chuyên gia, bác sĩ nhi khoa đã lên tiếng báo động về sự nghiêm trọng
của thiếu hụt tình yêu thương, thiếu hụt quan tâm chăm sóc của bố mẹ đến trẻ nhỏ, gây nên
những “nguy cơ về tâm thần”, các căn bệnh như “trầm cảm vắng mẹ”, “thiếu sự gắn bó”,… [8].
2. NỘI DUNG
2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Cảm xúc
Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Cảm xúc là rung động trong lòng do tiếp xúc với
80
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐƠ HÀ NỘI
sự việc gì đó” [7]. Trong tiếng Anh, cảm xúc hay xúc cảm đều là “emotion”. Trong phạm vi
chuyên đề này, người nghiên cứu tiếp cận khái niệm cảm xúc tương đồng với khái niệm xúc
cảm. Theo Từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng (chủ biên): “Cảm xúc là sự phản ánh tâm lý về
mặt ý nghĩa sống động của các hiện tượng và hoàn cảnh, tức mối quan hệ giữa các thuộc tính
khách quan của chúng với nhu cầu của chủ thể, dưới hình thức rung động trực tiếp [2]. Các
tác giả như Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Xuân Thức đều có chung nhận
định về cảm xúc là những thái độ thể hiện rung cảm của con người đối với những sự vật hiện
tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ
của con người [3]. Theo Từ điển Tâm lý của Nguyễn Khắc Viện: “Cảm xúc là phản ứng của
con người trước một kích thích vật chất hoặc một sự việc, gồm hai mặt: những phản ứng
sinh lý do thần kinh thực vật như tim đập nhanh, toát mồ hôi, nội tiết tăng hay giảm, cơ bắp
co thắt hoặc run rẩy, rối loạn tiêu hóa; những phản ứng tâm lý, qua những thái độ, lời nói,
hành vi và cảm giác dễ chịu, khó chịu, vui sướng, buồn khổ có tính bột phát, chủ thể kiềm
chế khó khăn [10]. Nghiên cứu về cảm xúc thường theo các hướng tiếp cận như hướng tiếp
cận theo nguồn gốc sinh học - tiến hóa, hướng tiếp cận nhận thức, hướng tiếp cận Tâm lý
học hoạt động. Kế thừa các quan điểm tiếp cận theo các hướng này, người nghiên cứu nhất
trí với cách tiếp cận khái niệm cảm xúc theo hướng tiếp cận nhận thức và Tâm lý học hoạt
động như sau: Cảm xúc là thái độ thể hiện sự rung động của con người với các sự vật, hiện
tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ. Theo đó, khi bàn về cảm xúc, ta thấy có
những đặc điểm cơ bản sau:
Cảm xúc là một hiện tượng tâm lý thể hiện thái độ của con người đối với hiện thực
khách quan và chính bản thân; có tính cường độ, tính đối cực, tính đối tượng, tính phù hợp
và tính chân thực. Cảm xúc gắn liền với nhu cầu của con người. Con người chỉ bộc lộ cảm
xúc với sự vật, hiện tượng có liên quan tới sự thỏa mãn hay khơng thỏa mãn nhu cầu của
chính họ. Theo đó, khẳng định được vai trị của cảm xúc chính là động lực thúc đẩy con
người hoạt động. Cảm xúc gắn bó chặt chẽ với nhiều q trình sinh lý của cơ thể, được biểu
hiện thông qua các thay đổi sinh lý và cử chỉ hành vi. Cảm xúc xuất hiện chịu sự chi phối
của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó phụ thuộc nhiều vào suy nghĩ
và đánh giá của con người về các sự kiện gây nên cảm xúc. Cụ thể, cá nhân đánh giá sự kiện
đã thỏa mãn được hay không thỏa mãn được các nhu cầu của họ thì cảm xúc tương ứng sẽ
xuất hiện, dương tính, âm tính hay tích cực, tiêu cực. Và đặc điểm này cũng cho thấy mối
quan hệ chặt chẽ giữa cảm xúc và nhận thức. Cảm xúc là phương thức thích nghi của con
người với mơi trường và mang bản chất xã hội - lịch sử. Sự hình thành và phát triển của các
loại cảm xúc chịu sự chi phối, tác động chủ yếu của yếu tố xã hội và đồng thời phản ánh mối
quan hệ trong xã hội lồi người. Theo tiến trình phát triển của xã hội, cảm xúc của con người
sẽ ngày càng phong phú hơn, có nội dung xã hội mới trên cơ sở các mối quan hệ xã hội ngày
càng mở rộng và nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú. Nói cách khác, cảm xúc có tính
bẩm sinh nhưng cũng là kết quả của giáo dục.
2.1.2. Gắn bó mẹ con
Trong cuộc sống, mỗi cá nhân đều tạo ra cho mình rất nhiều mối quan hệ khác nhau
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 61/2022
81
trong xã hội. Nhưng mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất là mối quan hệ giữa người
mẹ với đứa con của mình. Thực ra, mối quan hệ này trước đây chúng ta chưa quan tâm đến
nhiều cũng như khơng tìm hiểu rõ mối quan hệ này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới sự phát
triển nhân cách, tâm lý của đứa trẻ sau này cũng như thay đổi tâm lý của chính người mẹ.
Mãi đến giữa những năm 60 của thể kỷ XX, các nhà tâm lý học đã đi sâu tìm hiểu mối quan
hệ đặc biệt này và sử dụng thuật ngữ “sự gắn bó” để diễn tả nó. Sự gắn bó mẹ con được
đặc trưng bởi cảm xúc nồng ấm cùng với sự giao lưu tình cảm sâu sắc giữa mẹ và con. Nhà
tâm lí học Ainsworth, 1983, đã coi những cách thức cư xử biểu hiện sự gần gũi của trẻ và
mẹ là những yếu tố hành vi của sự gắn bó, bao gồm: hành vi mang tính dấu hiệu (khóc,
cười, nói); hành vi mang tính định hướng (nhìn); hành vi lôi cuốn sự chú ý (dõi theo, đến
gần) và cả các hoạt động tích cực để có được sự tiếp xúc cơ thể (thử leo trèo, ôm ấp, hơn
hít, ghì chặt, siết chặt, nắm lấy). Sự gắn bó có được từ cả hai phía (trẻ và mẹ), gắn liền với
các cảm xúc và sự giao lưu tình cảm yêu thương gần gũi. Bowbly khẳng định rằng sự gắn
bó được hình thành dựa trên những cách thức cư xử đã lập trình sẵn của trẻ và của những
người quan tâm đến trẻ, sau đó sự gắn bó được củng cố bằng các hoạt động, các biểu hiện
bên ngoài nhằm thoả mãn nhu cầu của trẻ. Do đó, di truyền và mơi trường có ảnh hưởng
đến sự phát triển cũng như duy trì sự gắn bó giữa trẻ và người lớn. Theo Bowbly, sự gắn
bó của trẻ với người đầu tiên quan tâm đến trẻ được hình thành dưới dạng mơ hình giải
phẫu bên trong hoặc dưới dạng hệ thống vào cuối năm đầu sau khi sinh. Trẻ sử dụng mơ
hình này để cố gắng đốn trước và giải thích cách cư xử của mẹ đồng thời điều khiển các
phản ứng của riêng mình. Ngay sau khi mơ hình giải phẫu sinh lý bên trong được hình
thành, trẻ vẫn tiếp tục duy trì, củng cố mơ hình đó ngay cả khi các cư xử của những người
quan tâm đến trẻ thay đổi. Ví dụ, nếu mẹ bị ốm, một thời gian dài khơng quan tâm chăm
sóc trẻ được, sau khi bình phục, người mẹ tiếp tục quan tâm đến trẻ thì trẻ vẫn chấp nhận
việc mẹ ít quan tâm đến mình nhưng với trạng thái khơng thoải mái. Điều đó dẫn đến việc
các bà mẹ cảm thấy khó khăn hơn trong việc thể hiện sự gần gũi của mình với trẻ sau một
thời gian xa cách (Bretherton, 1992).
Cuối cùng các nhà tâm lí học Bowbly và Ainsworth đi đến khẳng định rằng, kiểu quan
hệ giữa cha mẹ và trẻ được hình thành trong q trình phát triển sự gắn bó hai năm đầu đời
sẽ tạo cơ sở cho sự hình thành những mối quan hệ về sau này. Các nhà tâm lí học trong
suốt thời gian dài đã cho rằng sự gắn bó của trẻ với người lớn chỉ xuất hiện khi người lớn
thoả mãn những nhu cầu của trẻ. Người ta cho rằng trẻ học được cách gần gũi với người
lớn bằng việc người lớn thoả mãn những nhu cầu sinh học của trẻ, ví dụ như cho trẻ ăn
(Sears, 1963). Tuy nhiên các cuộc nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng việc quan tâm đáp
ứng nhu cầu của trẻ chỉ là một trong nhiều nguyên nhân tạo ra sự gắn bó ban đầu ở trẻ. Có
thể nói, nhu cầu gắn bó là một nhu cầu sơ cấp, bẩm sinh ở con người. Các chức năng chính
của gắn bó là bảo vệ, hỗ trợ và khuyến khích khi cá nhân gặp phải những mối đe dọa bên
trong hay bên ngoài. Nếu đáp ứng của những người xung quanh là thích đáng với nhu cầu
gắn bó của trẻ, thì sự gắn bó sẽ phát triển ở trẻ một nền tảng an tồn và một hình ảnh tích
cực về bản thân. Trên nền tảng này, các năng lực mới xuất hiện: khả năng tự chia tách để
82
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐƠ HÀ NỘI
khám phá mơi trường, khả năng chờ đợi một đáp ứng và sau đó là đáp ứng nhu cầu gắn bó
của một đứa trẻ nhỏ hơn hoặc yếu đuối hơn. Như vậy, mối quan hệ gắn bó mẹ con là mối
quan hệ cặp đơi được hình thành do sự đáp ứng nhạy bén của mẹ đối với những tín hiệu
của trẻ. Tham khảo những nghiên cứu đã có, chúng tơi thấy rằng Có thể hiểu, gắn bó mẹ
con là mối quan hệ thân thiết về mặt thể chất và tâm lý; trên cơ sở tình yêu thương bao
dung của người mẹ, đứa trẻ cảm nhận được sự an toàn để phát triển cân bằng về mặt tâm
– sinh lý và xã hội.. Gắn bó mẹ con là sự kết nối tâm lý bền vững, là sự ràng buộc cảm xúc
sâu sắc và lâu dài giữa mẹ và trẻ, giúp trẻ phát triển hình ảnh tích cực về bản thân và hình
thành các cảm giác an tồn trong q trình phát triển tổng thể. Dựa trên cách đáp ứng của
cả mẹ và con thì có 4 kiểu gắn bó mẹ - con cơ bản: Kiểu 1 cả mẹ và con đều phát ra các tín
hiệu gắn bó, Kiểu 2: tín hiệu phát ra từ mẹ mạnh nhưng từ con yếu, Kiểu 3: Tín hiệu phát
ra từ mẹ thì yếu nhưng từ con thì mạnh: Kiểu 4: tín hiệu phát ra từ mẹ và con đều yếu [11].
2.2. Vai trị của gắn bó mẹ con đối với sự phát triển cảm xúc của trẻ
Cần khẳng định rằng sự gắn bó với mẹ có vai trị đặc biệt quan trọng trong sự phát
triển tâm lý của trẻ. Nếu thiếu sự gắn bó mẹ - con, q trình phát triển của trẻ sẽ gặp nhiều
khó khăn. Anna Freud (năm 1941) cho thấy các tuyến đường chủ yếu của sự phát triển tâm
lý của trẻ: từ lệ thuộc đến tự chủ về cảm xúc và có những quan hệ với đối tượng như người
lớn. Các tuyến đường này gồm nhiều giai đoạn, trong đó, hai giai đoạn đầu tiên là hai giai
đoạn mà nếu sự gắn bó mẹ con không được đảm bảo sẽ bộc lộ những bất thường về tâm lý
ở các giai đoạn tiếp theo: Từ cộng sinh, ái kỉ, dần dần trẻ tách ra khỏi mẹ, giảm dần tình
trạng khép kín. Trong giai đoạn này, bất kì một sự chia tách nào trong quan hệ mẹ - con
(hoặc trẻ với người chăm sóc chính) cũng đều gây ra lo hãi cho trẻ. Sự tách dần bản thân
khỏi người mẹ: Trẻ dần dần hình thành được cái Tơi , lúc đầu cịn mờ nhạt, sau rõ dần,
trong một khía cạnh nào đó, đây cũng là sự tiếp nối sau cộng sinh. Nếu có tác động xấu ở
giai đoạn này có thể dẫn tới việc rối loạn sự hình thành cái Tơi.
Có thể nói sự kiện chia tách mẹ con sớm, ứng với từng giai đoạn, sẽ gây lo hãi, làm rối
loạn sự hình thành cái Tơi ở trẻ. Winnicott, bác sĩ nhi khoa, nhà tâm thần học, tâm lý học
người Anh cũng cho rằng con đường tất yếu để làm người, làm chủ thể phải phát xuất từ
quan hệ Mẹ Con. Người Mẹ là bài học đầu tiên và cơ bản nhất, cho phép đứa con kiến dựng
một nhân cách vững mạnh. Chính người Mẹ tạo điều kiện thuận lợi cho đứa con chuyển
hóa từ từ, trên con đường thành nhân, phát triển khoẻ mạnh cả về thể chất lẫn tâm lý [12].
Tác giả Đặng Hoàng Minh đã chỉ ra rằng: quan hệ gắn bó mẹ con có vai trị đặc biệt như lá
chắn, phịng tránh những bất lợi, đồng thời, thúc đẩy, điều chỉnh các kích thích cho phù
hợp. Nó là cái nơi tâm lý cho phát triển cảm xúc, cho hình thành cái tơi, hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ. Tùy vào cách gắn bó, ni dưỡng của người mẹ mà đứa trẻ phát
huy được tiềm năng, nhận thức về thế giới bên ngồi hay là sự khép mình lại [6]. Trẻ phân
biệt được cái gì nên và cái gì khơng nên... Thiếu sự gắn bó mẹ con, thiếu ni dưỡng sẽ tạo
nên sự lo âu, sợ hãi, cản trở sự phát triển của trẻ, đặc biệt trong ba năm đầu đời [6].
Sự gắn bó mẹ - con tạo ra cảm giác an toàn (thỏa mãn nhu cầu an toàn) ở trẻ nhỏ, giúp
trẻ yên tâm trong việc khám phá và giao tiếp với mơi trường xung quanh. An tồn là trạng
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 61/2022
83
thái tâm lý ở trẻ, được sinh ra khi người mẹ và những người thân xung quanh thoả mãn
được các nhu cầu như dinh dưỡng, gắn bó với trẻ, ơm ấp u thương trẻ, trò chuyện thân
thiện với trẻ,… mang lại cho trẻ cảm giác bình yên, thoải mái. Đây là chỗ dựa vững chắc,
giúp trẻ đi vào khám phá thế giới đồ vật thế giới tự nhiên một cách tự tin, phát triển hài hoà
các chức năng tâm lý như: chú ý, tri giác, tưởng tượng, tư duy, trí nhớ,… giúp trẻ thích nghi
nhanh, hợp lý với những thay đổi của môi trường tự nhiên và xã hội. Nếu khơng có sự an
tồn thì sự phát triển về tâm lý, nhân cách của trẻ sẽ gặp phải rất nhiều bất ổn. Đứa trẻ sẽ
bị cảm giác lo lắng, bất an chi phối, nó dễ cáu gắt và khóc lóc rất nhiều. Nhiều trẻ em do
khơng được thoả mãn nhu cầu an tồn này mà giai đoạn sau rất dễ có những rối nhiễu tâm
lý như trầm cảm, lo âu,…
Sự gắn bó mẹ - con là tiền đề quan trọng cho nhu cầu giao tiếp của trẻ với những
người xung quanh. Ngay từ cuối tháng thứ nhất, trẻ đã biết “hóng chuyện”, phản ứng khi
được người lớn “hỏi chuyện” như cười, khua chân khua tay,… Sang tháng thứ hai, xuất
hiện sự mỉm cười ở bé khi thấy một ai đó đến bên. Bé tỏ ra vui mừng khi ai đến với nó và
tỏ ra buồn bã khi họ bỏ đi, rồi lại đưa mắt tìm chơi với người khác. Cứ như vậy quan hệ
giao tiếp của trẻ dần hình thành và phát triển. Đây cũng là tiền đề thuận lợi để hình thành
và phát triển ngôn ngữ cho trẻ sau này. Giao tiếp trực tiếp với người mẹ có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến sự phát triển xúc cảm, tình cảm của trẻ. Từ nhu cầu tiếp xúc da thịt với người
mẹ đến giao tiếp thực sự với những người xung quanh, khi mà trẻ đã có những phương thức
giao tiếp là một bước phát triển rõ rệt từ tuổi sơ sinh đến tuổi hài nhi. Trong giao tiếp với
mẹ, trẻ tiếp nhận được những sắc thái xúc cảm khác nhau của người mẹ, rồi dần dần trẻ
cũng thể hiện được những xúc cảm khác nhau của mình. Giao tiếp trực tiếp với người mẹ
là một bước đệm quan trọng cho giai đoạn sau đó. Cùng với giao tiếp trực tiếp với người
mẹ, dần dần ở trẻ xuất hiện nhu cầu sờ mó, cầm nắm các đồ vật. Từ đó nhu cầu giao tiếp
trực tiếp sẽ nhường chỗ cho giao tiếp với đồ vật, tức là giao tiếp với người mẹ để tiếp xúc
với đồ vật. Lúc này người mẹ trở thành khâu trung gian giữa trẻ và đồ vật. Sự giao tiếp này
dần dần trở thành hoạt động phối hợp giữa người mẹ và trẻ nhỏ. Người mẹ lúc này có vai
trị dẫn dắt đứa trẻ đến với thế giới đồ vật và hướng dẫn nó biết hành động với các đồ vật
đơn giản. Nhờ hoạt động phối hợp với người lớn nói chung và người mẹ nói riêng, ở trẻ
nảy sinh khả năng bắt chước hành động của người lớn. Khả năng này là điều kiện quan
trọng để tiếp thu những điều dạy dỗ của người lớn, mở rộng vốn kinh nghiệm của trẻ. Khả
năng bắt chước những hành động của người lớn được phát triển mạnh trong suốt thời kỳ
hài nhi. Đến cuối tuổi này thì sự bắt chước tăng lên rõ rệt (chải tóc giống mẹ, đọc sách
giống bố, cách biểu lộ các cảm xúc qua nét mặt …). Chính vì vậy, nếu thiếu hụt mối quan
hệ gắn bó mẹ con, sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng ở trẻ, như :Trẻ dần dần tách khỏi
những liên hệ xung quanh; cụ thể là, trẻ tự cô lập, tránh tiếp xúc xã hội, thụ động, thu mình
lại, có ánh nhìn xa xăm, thờ ơ, không quan tâm giao tiếp xã hội. Trẻ không nhận thấy sự
khác nhau trong ứng xử giữa người thân và người lạ: hoặc trẻ bộc lộ những nhu cầu khát
khao về tiếp xúc, vồ vập những người mà trẻ không quen biết hoặc thờ ơ với tất cả; đặc
biệt là biểu hiện không muốn gần mẹ, không muốn ơm, hơn mẹ, khơng muốn nhìn vào mắt
84
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐƠ HÀ NỘI
mẹ và khơng nói. Trẻ ứng xử tương tự như vậy với người khác. Hành vi của trẻ hiếu động
q mức hoặc có tính hiếu chiến. Trẻ dễ bị kích thích bằng hành vi dập khn, chơi có nét
định hình. Về thể chất, trẻ có những biểu hiện như khó ngủ, từ chối ăn, chậm phát triển
tâm vận động, dễ bị nhiễm khuẩn. Ngôn ngữ của trẻ kém phát triển và có những dấu hiệu
chậm phát triển trí tuệ so với những đứa trẻ cùng tuổi. Khi ở cùng bạn trang lứa, trẻ thường
sẽ bị hoảng loạn và rối loạn ứng xử, khó khăn trong tạo lập các mối quan hệ gần gũi và có
xu hướng tách biệt xã hội.
2.3. Một số biện pháp tăng cường gắn bó mẹ con để phát triển cảm xúc cho trẻ lứa tuổi mầm non
Người mẹ và các thành viên trong gia đình là nơi mà trẻ nhận được sự giáo dục cảm
xúc đầu tiên, cần phải có nhận thức đúng về vai trò của mối quan hệ gắn bó mẹ con đối với
sự phát triển cảm xúc nói riêng, sự phát triển tâm lý của trẻ nói chung. Ở đây, trẻ sẽ học
được những bài học cảm xúc quan trọng nhất và những bài học ấy đôi khi quyết định tiến
trình cả cuộc đời của một con người. Để giúp con có mơi trường tốt cho việc phát triển cảm
xúc, người mẹ cần hiểu con, đảm bảo nhu cầu gắn bó mẹ - con của trẻ theo từng giai đoạn
lứa tuổi. Bên cạnh việc hiểu các đặc điểm cơ bản trên của trẻ, người mẹ cần phải biết quan
sát và hiểu tiếng khóc của trẻ để đáp ứng phù hợp cũng như giúp trẻ biểu lộ cảm xúc đúng.
Một báo cáo gần đây của ĐH Harvard cho biết: Khóc là điều đặc biệt của con người, là
phản ứng tự nhiên để bộc lộ cảm xúc, có thể là buồn bã, hạnh phúc hoặc vui sướng tột độ.
Khi trẻ khóc là lúc sự bùng nổ cảm xúc bắt đầu diễn ra. Do đó, việc la mắng để buộc trẻ
nín khóc là bạn đang bắt trẻ dừng cảm xúc và bỏ qua cảm giác, suy nghĩ của chúng. Khi
trẻ ở trạng thái này, nếu được khích lệ thì trẻ sẽ thay đổi hành vi, biết lắng nghe, học cách
kiểm sốt cảm xúc để có cách xử sự tốt hơn cho những lần sau. Theo TS. David, những trẻ
biết cách thể hiện cảm xúc đúng khi quan tâm, khi yêu thương cũng như thông cảm cho
cảm xúc của người khác thường dễ hịa đồng, có cuộc sống hạnh phúc hơn, trẻ cũng có chỉ
số trí tuệ cảm xúc (EQ) cao hơn. Ngược lại, trẻ lúc nào cũng khóc khi gặp khó khăn thường
thể hiện sự yếu kém trong quản lý cảm xúc và thường có EQ thấp hơn. Đối với trẻ dưới 18
tháng, người lớn nên đặc biệt quan sát tiếng khóc để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của trẻ.
Ví dụ, người mẹ có thể thấy trẻ hay chóp chép miệng là dấu hiệu cho thấy trẻ đói và nên
đáp ứng trước khi trẻ khóc hoặc lấy tay dụi dụi mắt kèm tiếng khóc trầm “oa oa” là trẻ đang
buồn ngủ, hay tiếng khóc như hét với giọng cao thì trẻ đang khó chịu điều gì đó như tã ướt.
Cha mẹ cũng lưu ý, đến khoảng 14 tháng tuổi, não bộ của trẻ đã bước sang 1 giai đoạn phát
triển tính chủ động độc lập, và đây cũng là giai đoạn trẻ hay tức giận, khóc, mè nheo, đây
cũng là 1 giai đoạn để rèn luyện khả năng điều chỉnh cảm xúc của bé sau này ở những biến
cố lớn hơn. Từ 18 tháng tuổi trở lên, người lớn nên xây dựng vốn từ vựng về cảm xúc cho
trẻ, giúp trẻ đặt tên cảm xúc trong những tình huống cụ thể (những cảm xúc cơ bản như
vui, buồn, lo sợ, giận..). Chẳng hạn, khi trẻ thất vọng vì khơng tìm thấy đồ chơi, với trẻ đã
biết nói, hãy dạy trẻ nói “Con cảm thấy buồn vì điều đó” và hướng trẻ sang tìm món đồ
khác thay vì việc chỉ khóc lóc ăn vạ. Hoặc cho trẻ xem nhiều bức ảnh diễn tả các trạng thái
cảm xúc khác nhau và giải thích. Nếu trẻ thất vọng vì mất đồ chơi, đừng bảo trẻ là “khơng
sao đâu, đừng khóc” mà hãy tận dụng cơ hội này dạy trẻ, các khái niệm về xúc cảm. Chẳng
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 61/2022
85
hạn, người lớn hãy hỏi trẻ có thích đồ chơi ấy khơng, tại sao. Như vậy con bạn sẽ bộc lộ,
miêu tả được cảm xúc dưới nhiều góc độ hơn.
Khi trẻ khóc ấm ức về một điều gì đó vì đó là lỗi của người mẹ. Đầu tiên người mẹ
nên quan tâm cảm xúc của trẻ, sau đó đưa hướng giải quyết ngay. Ví dụ, khi cho trẻ đi siêu
thị, sau khi tính tiền xong, trẻ nhận ra khơng có thanh kẹo muốn mua và bắt đầu bộc lộ cảm
xúc mình ngay, lúc này người mẹ nên ngồi xuống ngang tầm mắt trẻ và nói: “Mẹ xin lỗi đã
quên thanh kẹo của con, nào hai mẹ con mình sẽ quay vào lấy nó nhé!” thay vì chạy ngay
vào lấy thanh kẹo mà bỏ mặc cảm xúc của trẻ. Đáp ứng cảm xúc của trẻ là quan trọng hơn
việc có thanh kẹo ngay lập tức vì đó là cơ hội để trẻ học các kiểm sốt cảm xúc của mình,
và cho trẻ biết trẻ cũng được quan tâm. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển EQ tốt hơn. Cha mẹ
và những người gần gũi với trẻ ln có những biểu hiện cảm xúc phù hợp sẽ giúp cho trẻ
học điều khiển những cảm xúc của mình và mối quan hệ giữa trẻ với cha mẹ là mối quan
hệ của sự tin tưởng và an toàn. Sự phát triển cảm xúc của trẻ còn chịu sự chi phối bởi khơng
chỉ qua những gì bố mẹ nói và làm đối với con cái mà còn bằng tấm gương của bố mẹ trong
quan hệ xúc cảm đối với nhau. Bố mẹ cần chỉ cho con thấy là có nhiều cách để phản ứng;
dạy và giúp con chế ngự cảm xúc và tìm được cách giải quyết vấn đề theo lối tích cực. Bố
mẹ có ảnh hưởng đến sự am hiểu xúc cảm bắt đầu từ lúc trẻ nằm trong nơi. Bên cạnh đó,
muốn cho cảm xúc của một đứa trẻ hình thành và phát triển một cách tốt đẹp thì bố mẹ cần
làm chủ được chính cảm xúc của mình để điều khiển cảm xúc, dẫn dắt cảm xúc của chính
mình và của đứa trẻ. Khơng được để cảm xúc chi phối cách dạy con, những đứa trẻ trong
gia đình ln ln có cách ứng xử (giáo dục con cái) theo cách tiêu cực sẽ hình thành sự bi
quan, nghi ngờ, sống khép nép, hư hỏng hoặc bất cần đời. Như vậy, khả năng làm chủ cảm
xúc của cha mẹ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ.Cha mẹ cũng cần hiểu
cảm xúc của con mình (đang buồn, giận, sợ ra sao) để mình phản hồi cảm xúc trở lại bằng
thái độ và lời nói thể hiện là mình đồng cảm với trẻ, thừa nhận cảm xúc của trẻ. Có sự đồng
cảm, trẻ sẽ bộc lộ tâm tình và qua đó cha mẹ dẫn dắt con làm chủ cảm xúc, biết điều khiển
cảm xúc trong quan hệ người – người. Chính từ cái nơi gia đình, ngay từ lúc lọt lịng mẹ,
đứa trẻ đã nhận được sự giáo dục cảm xúc đầu tiên thông qua cử chỉ âu yếm hay dửng
dưng; yêu thương, trừu mến hay độc ác, tàn nhẫn,… của những người trực tiếp chăm sóc,
đặc biệt là người mẹ. Hàng trăm cơng trình nghiên cứu đã khẳng định rằng, Cách đối xử
trực tiếp của cha mẹ đối với con cái, cũng như cách cha và mẹ thể hiện tình cảm với nhau
trước mặt chúng có những ảnh hưởng sâu xa và lâu bền đối với đời sống xúc cảm – tình
cảm cũng như sự phát triển tâm lý của chúng. Cảm xúc của cha mẹ, khả năng cha mẹ nhận
thức được cảm xúc của bản thân, cảm xúc của con là yếu tố khơng thể thiếu cho sự hình
thành nhân cách của trẻ,… Những điều trên cho thấy, năng lực cảm xúc của cha mẹ rất
quan trọng cho sự hình thành nhân cách của trẻ, số phận của trẻ, bởi lẽ đó, cha mẹ phải rèn
luyện cho mình năng lực cảm xúc để làm gương cho con và có những kỹ năng cần thiết để
giúp con phát triển hài hịa tâm trí, thành đạt và hạnh phúc ở đời.
3. KẾT LUẬN
Cảm xúc là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm lý của con người, góp phần
86
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
quan trọng vào sự thành công của mỗi cá nhân, nhà tâm lý học Daniel Goleman khẳng định,
chỉ số cảm xúc chính là yếu tố quyết định sự thành công của một người (khoảng 67%).
Gắn bó mẹ con và sự phát triển cảm xúc của trẻ mầm non có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Dựa trên mối quan hệ gắn bó mẹ con được đảm bảo, những xúc cảm tình cảm của trẻ
sẽ được hình thành, cùng với sự phát triển của nhận thức, trẻ sẽ có sự phát triển tồn diện
về nhân cách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thị Chín (2002), Mẹ và con: Bước đầu tìm hiểu tâm lý sản phụ và quan hệ mẹ con sớm, Nxb.
Văn hố thơng tin, Hà Nội.
2. Vũ Dũng (2008), Từ điển tâm lý học, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội.
3. Lê Khanh(2007), “Ý thức và vơ thức trong lĩnh vực xúc cảm – tình cảm con người”, Tạp chí
Tâm lý học, (10), tr 11-16.
4. Lê Minh Nguyệt (2012), Tương tác giữa cha mẹ và con với sự phát triển tâm lí của trẻ em, Nxb.
Đại học Sư phạm Hà Nội.
5. Đặng Hoàng Minh (2006), Giáo trình phát triển tâm vận động trẻ em, Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội.
6. Hoàng Phê (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Từ điển bách khoa.
7. Nguyễn Văn Thành (10/2006), “Quan hệ mẹ con – bài học đầu tiên của cuộc sống, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Khắc Viện (2002), Phát triển tâm lý trong năm đầu, Nxb. Thanh niên.
9. Nguyễn Khắc Viện (2008), Từ điển Tâm lý, Nxb. Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
10. Nguyễn Ánh Tuyết (2005), Mẹ và Con, Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội.
11. D.W. Winnicott (2004), Trẻ em và gia đình – Những quan hệ đầu tiên, Nxb. Văn hóa Thơng tin.
12. Daniel Goleman (2021), Trí tuệ xúc cảm, Nxb. Cơng Thương.
MOTHER – CHILD ATTACHMENT AND EMOTIONAL
DEVELOPMENT FOR PRESCHOOL CHILDREN
Abstract: The attachment between mother and child plays an important role for the child,
greatly affects the emotional development and personality of the child. The bond between
mother and child is guaranteed from the moment the child was born, continuously and
with a variety of loving emotions, the child's emotions will form and develop. Parents and
educators need to be aware of parent-child attachment and children's emotional
development, on that basis, have appropriate educational effects to help children develop
comprehensively their personality.
Keywords: Emotions, mother-child attachment, preschool children,