Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đa dạng chi Ngải tiên (Hedychium koen.) thuộc họ gừng (Zingiberaceae lindl.) ở Bắc Trung Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.98 KB, 6 trang )

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5
DOI: 10.15625/vap.2022.0007

ĐA DẠNG CHI NGẢI TIÊN (Hedychium Koen.) THUỘC HỌ GỪNG
(ZINGIBERACEAE LINDL.) Ở BẮC TRUNG BỘ
Trịnh Thị Hương1*, Hồng Văn Chính1, Lê Thị Huyền1, Lê Đình Chắc1,
Lê Văn Trọng1, Hà Thị Phương1, Đỗ Thị Hải1
Tóm tắt. Chi Ngải tiên (Hedychium) có khoảng 109 lồi, phân bố chủ yếu ở vùng
nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới của châu Á và Madagascar. Ở Việt Nam hiện biết
khoảng 12 loài, 1 thứ. Kết quả nghiên cứu về đa dạng chi Ngải tiên ở Bắc Trung Bộ
đã xác định được 5 trong tổng số 12 loài, 1 thứ hiện biết ở Việt Nam. Bổ sung thêm
vùng phân bố của 4 loài cho khu Hệ Thực vật Bắc Trung Bộ. Chi Ngải tiên có giá trị
sử dụng khác nhau với 5 loài cho tinh dầu, 4 loài làm cảnh, 3 loài làm thuốc và 3
loài cho giá trị khác. Có 5 mơi trường sống chính là dưới tán rừng, ven suối, đất
mùn ẩm, hốc đá có mùn, ven đồi.
Từ khóa: Đa dạng, chi Ngải tiên, họ Gừng, Bắc Trung Bộ.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi Ngải tiên (Hedychium) có khoảng 109 loài (WCSP, 2020), thường phân bố ở các
khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới của châu Á và Madagascar (Ashokan và Gowda,
2019). Các trung tâm đa dạng là các vùng khí hậu có độ ẩm cao ở Ấn Độ, Trung Quốc,
Việt Nam, Indonesia, Myanmar (Thomas và cộng sự, 2017). Ở Việt Nam, chi Ngải tiên có
12 lồi và 1 thứ (Nguyễn Quốc Bình, 2017). Các lồi trong chi này được trồng hoặc sống
dưới tán rừng, khe suối, nơi ẩm ướt,. Nhiều loài trong 2 chi này được sử dụng làm thuốc,
làm gia vị, làm thức ăn, làm cây cảnh, làm giấy hoặc tinh dầu chiết xuất ở các loài được
ứng dụng trong các lĩnh vực y học, dược phẩm, công nghệ thực phẩm, mỹ phẩm (Malik,
2019).
Bắc Trung Bộ được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của
Việt Nam với hệ thực vật phong phú và đa dạng, đơn vị địa lý sinh học Bắc Trung Bộ
chiếm 23,25 % tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước (tính bằng tổng diện tích của hệ
thống Khu bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam) nhưng Hệ Thực vật ở đây chiếm tới 64,47 %


tổng số họ, 51,71 % tổng số chi và 39,06 % tổng số loài trong Hệ Thực vật Việt Nam
(Trịnh Thị Hương, 2021). Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít các cơng trình nghiên cứu về
thành phần lồi của các lồi trong chi Ngải tiên ở Việt Nam nói chung và khu vực Bắc
Trung Bộ nói riêng. Vì vậy, cần có những cơng trình nghiên cứu về thành phần lồi trong
chi Ngải tiên nhằm bổ sung thêm thông tin về giá trị, phân bố có trong tự nhiên ở Bắc
Trung Bộ. Bài báo này cung cấp tính đa dạng chi Ngải tiên ở Bắc Trung Bộ, là cơ sở dữ
liệu khoa học phục vụ cho những nghiên cứu ứng dụng tiếp theo.

1

Trường Đại học Hồng Đức
*Email:


BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

64

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu được thu từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 12 năm 2019. 48 mẫu vật được thu
chủ yếu ở các sinh cảnh khác nhau của khu vực Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Thừa
Thiên Huế), theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Định loại bằng phương
pháp hình thái so sánh để phân tích các mẫu vật và các tài liệu chuyên khảo của các tác giả
trong nước và nước ngồi như: Thực vật chí Việt Nam, Tập 21 - Họ Gừng (Nguyễn Quốc
Bình, 2017), Cây cỏ Việt Nam, Quyển III (Phạm Hoàng Hộ, 2000), Flora of China,Vol. 24
-Zingiberaceae (T. Wu, L. K. Larsen, 2000) và một số trang web là Theplantlist.org (The
Plant List, 2022), (World Checklist of Selected Plant
Family, 2022). Đánh giá đa dạng loài của chi Ngải tiên theo phương pháp của Nguyễn
Nghĩa Thìn (2007). Tìm hiểu về giá trị sử dụng của các loài nghiên cứu trong chi Ngải tiên
thơng qua phỏng vấn người dân có sự tham gia (PRA) tại các nơi thu mẫu trong các

chuyến thực địa và các tài liệu của Võ Văn Chi (2012), Phạm Hoàng Hộ (2000), Đỗ Tất
Lợi (2004), Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004), Ravindran và Babu (2016), Nguyễn Quốc
Bình (2017).
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đa dạng về thành phần loài
Kết quả điều tra ở các vùng sinh thái khác nhau ở Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế
đã thu thập được 48 mẫu tiêu bản, xác định được 5 loài (Bảng 1).
Bảng 1. Danh lục các loài của chi Ngải tiên (Hedychium) ở Bắc Trung Bộ

TT

Tên khoa học

Tên Việt Nam Nơi sống

Giá trị sử dụng

1

Hedychium
coronarium Koenig

Bạch điệp

a, b, c

AND,
CAN,
I-VI
CTD, GVI, THU


2

Hedychium
Roxb.

Ngải tiên vàng

a, b, e

CAN, CTD, GVI

II

3

Hedychium
gardnerianum
Sheppard ex
Gawl.

a, b, c, d

CAN, CTD

II

4

Hedychium

stenopetalum Lodd.

Ngải tiên cánh
a, b, c, d
hoa đẹp

CAN,
THU

5

Hedychium
Wall.

Ngải tiên lông

CTD, THU

flavum

Ngải
Ker gadner

villosum

tiên

a, c

CTD,


Phân bố

I-IV, VI
I, II

Ghi chú: Nơi sống: a. Dưới tán rừng, b. ven suối, c. đất mùn ẩm; d. hốc đá có mùn, e. sườn
đồi. Giá trị sử dụng: AND: Cây ăn được; CAN: Cây làm cảnh; CTD: cây cho tinh dầu; GVI: cây
làm gia vị; THU: Cây làm thuốc. Phân bố: I: Thanh hóa, II: Nghệ An, III: Hà Tĩnh, IV: Quảng
Bình, V: Quảng Trị, VI: Thừa Thiên Huế.


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

65

Kết quả Bảng 1 cho thấy, các loài trong chi Ngải tiên ở Bắc Trung Bộ so với Việt
Nam khá đa dạng, có 5/12 lồi, 1 thứ hiện biết chiếm 40 % tổng số loài của Việt Nam.
Khu vực Bắc Trung Bộ tuy có diện tích nhỏ hơn rất nhiều so với cả nước nhưng do diện
tích rừng đang cịn nhiều cũng như đặc điểm về địa hình, khí hậu, sơng ngịi nên các lồi
trong chi Ngải tiên có ở đây khá cao.
3.2. Phân bố của các loài trong chi Ngải tiên ở khu vực Bắc Trung Bộ
Kết quả nghiên cứu đã thống kê được các loài trong chi Ngải tiên phân bố ở các tỉnh
khác nhau của Bắc Trung Bộ (Bảng 2).
Bảng 2. Phân bố của các loài trong chi Ngải tiên ở Bắc Trung Bộ

Địa điểm Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình Quảng Trị Thừa Thiên Huế
Số lồi
3
5

2
2
1
2
Tỷ lệ %
60
100
40
40
20
40
Từ kết quả Bảng 2 cho thấy các loài trong chi Ngải tiên được phát hiện ở Nghệ An
là nhiều nhất với 5 loài, chiếm tỉ lệ 100 % tổng số lồi có ở Bắc Trung Bộ; Thanh Hóa có
3 lồi chiếm 60 %; Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế đều có 2 lồi, chiếm 40 %;
Quảng Trị có 1 lồi, chiếm 20 %. Chỉ có 1 loài phân bố ở tất cả các tỉnh trong khu vực
Bắc Trung Bộ là Bạch điệp (Hedychium coronarium oenig); loài Ngải tiên gadner
(Hedychium gardnerianum Sheppard ex Ker Gawl.) chỉ có ở Nghệ An.
3.3. Đa dạng về môi trường sống
Trong quá trình nghiên tính đa dạng chi Ngải tiên thuộc họ Gừng ở Bắc Trung Bộ,
cho thấy các loài chủ yếu sinh sống trong 5 mơi trường chính là dưới tán rừng (a); ven suối
(b); đất mùn ẩm (c); hốc đá có mùn (d); sườn đồi (e). Kết quả được thống kê ở Bảng 3.
Bảng 3. Môi trường sống của các lồi trong chi gai tien ở Bắc Trung Bộ

Mơi trường

Dưới tán
rừng

Ven
suối


Đất mùn ẩm Hốc đá có mùn

Sườn đồi

Số lồi*

5

4

4

2

1

Tỷ lệ %

100

80

80

40

20

Ghi chú: * 1 lồi có thể sống ở 1 hoặc nhiều môi trường khác nhau.


Như vậy, môi trường sống của các lồi trong chi Ngải tiên thì tất cả các loài đều gặp
sống dưới tán rừng (5 loài, chiếm 100 %); sống ở ven suối và đất mùn ẩm đều có 4 lồi
chiếm 80 %; sống ở hốc đá có mùn với 2 lồi chiếm 40 % và sống ở sườn đồi với 1 loài
chiếm 20 % tổng số loài.
3.4. Đa dạng về giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng của các loài thực vật trong chi Ngải tiên thuộc họ Gừng được xác
định bằng phương pháp phỏng vấn cộng đồng có sự tham gia (PRA), dựa theo các các tài
liệu trong và ngoài nước (Phạm Hoàng Hộ, 2000; Đỗ Tất Lợi, 2004; Đỗ Huy Bích và cộng


66

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

sự, 2004; Võ Văn Chi, 2012; Ravindran và Babu, 2016; Nguyễn Quốc Bình, 2017). Cả 5
lồi được nghiên cứu đều cho các giá trị sử dụng khác nhau thuộc 5 nhóm. Nhóm cây cho
tinh dầu chiếm tỷ lệ lớn nhất với 5 loài (chiếm 100 %); tiếp theo là nhóm làm cảnh với 4
lồi (chiếm 80 %); nhóm cây làm thuốc với 3 lồi (chiếm 60 %); nhóm cây làm gia vị với
2 lồi (chiếm 40 %) và nhóm cây ăn được có 1 lồi, chiếm 20 %.
+ Nhóm cây cho tinh dầu: Cả 5 lồi chi Ngải tiên phân bố ở Bắc Trung Bộ đều cho
tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu và thành phần hóa học tinh dầu khác nhau tùy thuộc vào
từng bộ phận của cây. Tinh dầu của các loài trong chi này có giá trị cao nên được ứng
dụng làm mỹ phẩm, dược phẩm, y học,.... (Malik, 2019).
+ Nhóm cây làm cảnh: Có 4 lồi trong chi Ngải tiên (Hedychium) được sử dụng làm
cảnh bởi có hoa đẹp và thơm, tán lá đẹp như Bạch điệp (Hedychium coronarium), Ngải
tiên vàng (Hedychium flavum), Ngải tiên gadner (Hedychium gardnerianum) và Ngải tiên
cánh hoa đẹp (Hedychium stenopetalum).
+ Nhóm cây làm thuốc: Các bộ phận của cây như thân, lá, rễ của 3 loài trong chi
Ngải tiên (Hedychium), chiếm 60 % tổng số loài nghiên cứu. Chúng có thể được dùng

dạng tươi, dạng khơ hay dạng ngâm với dung mơi; có thể dùng riêng rẽ hay kết hợp với
các vị thuốc khác để chữa nhiều bệnh khác nhau, chủ yếu là các bệnh về tiêu hóa, về hơ
hấp, các bệnh ngồi da, bệnh về xương khớp, tim mạch, viêm nhiễm,.. hay để bồi bổ sức
khỏe (Phan Văn iệm và cộng sự, 2011; Vanchhawng và Lalramnghinglova, 2016;
Rodpradit và cộng sự, 2017; Ray và Nayak, 2018; Parida và Nayak, 2019). 3 lồi có giá trị
làm thuốc gồm Bạch điệp (Hedychium coronarium), Ngải tiên cánh hoa đẹp (Hedychium
stenopetalum) và Ngải tiên lơng (Hedychium villosum).
+ Nhóm cây làm gia vị: Gồm 2 loài (chiếm 20 %) được người dân sử dụng làm gia
vị là Bạch điệp (Hedychium coronarium) và Ngải tiên vàng (Hedychium flavum). Bộ phận
chủ yếu được sử dụng là thân rễ bởi mùi thơm nồng và vị cay nóng đặc trưng của nó.
+ Nhóm cây ăn được: Chỉ có 1 lồi là Bạch điệp (Hedychium coronarium), với bộ
phận dùng là hoa được dùng để ăn như rau.
4. KẾT LUẬN
Qua điều tra chi Ngải tiên thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) ở Bắc Trung Bộ, đã xác
định được 5 loài trong tổng số 12 loài, 1 thứ hiện biết ở Việt Nam; bổ sung khu vực phân
bố của 4 loài cho khu hệ thực vật Bắc Trung Bộ.
Kết quả nghiên cứu đã xác định được 5 loài cho tinh dầu, 4 loài được sử dụng làm
cảnh, 3 loài được sử dụng làm thuốc, 2 loài được sử dụng làm gia vị và 1 lồi được sử
dụng làm thức ăn.
Về mơi trường sống, có 5 lồi sống dưới tán rừng, 4 lồi sống ở ven suối và nơi đất
mùn ẩm, 2 loài sống ở hốc đá có mùn và 1 lồi sống ở ven đồi.


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ashokan, A. and Gowda, V., 2019. Hedychium ziroense (Zingiberaceae), a new species of
ginger lily from Northeast India. PhytoKeys, 117: 73-84.

Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn
Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm im Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập,
Trần Toàn, Bùi Xuân Chương, 2004. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,
tập 1-2. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Nguyễn Quốc Bình, 2017. Thực vật chí Việt Nam, Tập 21: Họ Gừng (Zingiberaceae
Lindl). Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 289 tr.
Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1-2. Nxb. Y học, Hà Nội.
Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam, quyển III. Nxb. Trẻ, Hồ Chí Minh, 1020 tr.
Trịnh Thị Hương, 2021. LATS: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thành phần hóa
học tinh dầu của chi Gừng (Zingiber Boehm.) và chi Ngải tiên (Hedychium Koen.)
thuộc họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở Bắc Trung Bộ. Học viện Khoa học và Công
nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 142 tr.
Phan Van Kiem, Nguyen Thi Kim Thuy, Hoang Le Tuan Anh, Nguyen Xuan Nhiem,
Chau Van Minh, Pham Hai Yen, Ninh Khac Ban, Dan Thuy Hang, Bui Huu Tai,
Nguyen Van Tuyen, Mathema, V. B., Koh, Y. S., Kim, Y. H., 2011. Chemical
constituents of the rhizomes of Hedychium coronarium and their inhibitory effect on
the pro-inflammatory cytokines production LPS-stimulated in bone marrow-derived
dendritic cells. Bioorganic and Medicinal Chemistry Letters, 21(24): 7460-7465.
Đỗ Tất Lợi, 2004. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nxb. Y học, Hà Nội, 1274 tr.
Malik S., 2019. Essential Oil Research. Springer Nature Switzerland AG, 450 pp.
Parida R. and Nayak S., 2019. Chemical composition of Hedychium coronarium Koen.
flowers from eastern India. Plant Science Today, 6(2): 259-263.
Ravindran P. N. and Babu K. N., 2016. Ginger: The genus Zingiber. Medicinal and
Aromatic Plants - Industrial Profiles, London, 552 pp.
Ray A., and Nayak S.,2018. Phytochemical and biological activity of Hedychium
coronarium extracts. LAP LAMBERT Academic Publishing, Mauritius, 53 pp.
Rodpradit S., Songnun K. and Shusuwanaruk K., 2017. In vitro microrhizome induction in
Hedychium stenopetalum Lodd. Acta Horticulturae, 1167: 163-168.
Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nxb. Đại học Quốc gia,
Hà Nội, 166 tr.

Thomas S., Brittto S. J. and Mani B., 2017. First records of two Ginger Lilys Hedychium
(Zingiberaceae) species from the Western Ghats, India. Journal of Threatened Taxa,
9(11): 10914-10919.


BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

68

Vanchhawng L., and Lalramnghinglova H., 2016. Notes on the genus Hedychium J. Koen.
(Zingiberaceae) in Mizoram, North East India. International Journal of Waste
Resources, 6(3): 1-6.
WCSP: World Checklist of Selected Plant Families, 2022. Tra cứu ngày 16/3/2022.
/>Wu T. L. and Larsen K., 2000. Flora of China, vol. 24: Zingiberaceae. Missouri Botanical
Garden Press, St. Louis, pp. 322-377.
Zingiberaceae
The
Plant
List,
2022.
Tra
/>
cứu

ngày

16/3/2022.

DIVERSITY OF GENUS Hedychium Koen. (ZINGIBERACEAE)
IN NORTH CENTRAL VIETNAM

Trinh Thi Huong1,*, Hoang Van Chinh1, Le Thi Huyen1, Le Dinh Chac1,
Le Van Trong1, Ha Thi Phuong1, Do Thi Hai1
Abstract. The genus Hedychium comprising 109 species, is distributed in the
tropical, subtropical and warm-temperate Asia and Madagascar. In Vietnam
genus Hedychium about 12 species, 1 subspecies. Study result of diversity of
genera Hedychium (Zingiberaceae) in North Centre of Viet Nam reported 5
species among more than 12 species, 1 subspecies reported. There are 4 species
new record for list of North Center Vietnam. These plants are used to treat
different diseases that we grouped into: 5 species for essential oils plants, 4
species for ornamental plants, 3 species for medicinal plants, 3 species for other.
There are 5 major habitats: forest, along streams, moist humus soil, humus rock
holes, and hillside.
Keywords: Diversity, Hedychium, Zingiberaceae, North Central Vietnam.

______________________________
1

Hong Duc University
*Email:



×