Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đa dạng di truyền loài Mỡ ba vì (Manglietia conifera Dandy) tại Vườn Quốc gia Ba Vì dựa trên chỉ thị phân tử RAPD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 8 trang )

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5
DOI: 10.15625/vap.2022.0008

ĐA DẠNG DI TRUYỀN LOÀI MỠ BA VÌ (Manglietia conifera Dandy)
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ DỰA TRÊN CHỈ THỊ PHÂN TỬ RAPD
Vũ Quang Nam1, , Cao Thị Việt Nga1, Nguyễn Thiện Đạt1, Nguyễn Gia Hồng Đức1
Tóm tắt. 25 mẫu lá Mỡ ba vì (Manglietia conifera Dandy) bánh tẻ được thu ngẫu
nhiên tại 3 khu vực khác nhau từ cốt 1000 m đến đỉnh 1.296 m được đánh giá tính
đa dạng di truyền với 11 mồi RAPD (CP4, CP7, CP8, CP15, CP17, OPB11, OPB18,
OPE14, OPG13, RM1 và RM5). Kết quả cho thấy trong tổng số 652 băng, có 57 băng
là đa hình. Số phân đoạn ADN được nhân bản dao động từ 2 đến 8 đối với các mồi
khác nhau. Các mẫu Mỡ ba vì có hệ số tương đồng di truyền từng cặp nằm trong
khoảng 0,46 đến 0,9 và trung bình là 0,62; chứng tỏ mức độ tương đồng di truyền
của các mẫu Mỡ ba vì tại Vườn Quốc gia Ba Vì là khơng cao, có khả năng cao tạo ưu
thế lai trong sinh sản hữu tính để tạo nên sự đa dạng di truyền trong tập đồn mẫu
nghiên cứu. Trên sơ đồ hình cây của 25 mẫu Mỡ ba vì khi sử dụng 11 mồi RAPD
được chia làm 2 nhóm chính, trong đó nhóm A gồm 2 mẫu M11 và M13; nhóm B: bao
gồm 23 mẫu chia thành 2 nhóm nhỏ B1 (gồm 14 mẫu: M1, M2, M3, M4, M5, M6, M7,
M8, M9, M10, M12, M14, M15, M17) và B2 (gồm 9 mẫu: M16, M18, M19, M20, M21,
M22, M23, M24, M25). Nghiên cứu này đã cho thấy những ưu thế về đa dạng nguồn
gen di truyền của các cá thể Mỡ ba vì trong quần thể loài này tại Vườn Quốc gia Ba Vì.
Từ khóa: Đa dạng di truyền, Magnoliaceae, Manglietia conifera, RAPD, Vườn Quốc
gia Ba Vì.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỡ ba vì (Manglietia conifera Dandy), thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae), là loài cây
gỗ, có chiều cao tới 30 m, đường kính cỡ 30 cm. Đặc điểm hình thái nổi bật dễ nhận biết của
loài thể hiện ở chỗ chồi búp và cành non phủ lông nâu đỏ; vết sẹo lá kèm dài bằng 1/3-1/2
cuống lá; phiến lá dạng trứng ngược tới xoan, dày, dai, phủ lông mặt dưới lúc non; cuống hoa
và quả chỉ có một đốt, dài một cách đặc biệt (2,5-5,5 cm), rủ xuống; hoa đơn độc, mọc đầu
cành, cánh hoa màu trắng kem, nhị màu đỏ tươi; quả đại, các quả gần trịn, các đài mở sống


lưng (Hình 1). Lồi Manglietia conifera thường bị nhầm lẫn với loài M. phuthoensis Dandy
(nhị màu trắng, cuống hoa quả ngắn, hai đốt, quả dài, chồi búp và cành non không lông, sẹo lá
kèm rất ngắn) (Vu và cộng sự., 2019). Gỗ Mỡ ba vì mềm nhẹ. Tỷ trọng ở độ ẩm 15 % là 0,48,
dăm mịn, thịt đều, ít co rút, ít bị mối mọt (Đào Xn Thu, 2011). Vì vậy, lồi được ưa chuộng
dùng làm thủ cơng mỹ nghệ và đóng đồ gia dụng. Mỡ ba vì có phân bố rộng khắp từ Bắc vào
Nam, nhưng số lượng cá thể trưởng thành ít, quần thể chia cắt (Vu, 2011).
Đã có một số cơng trình nghiên cứu về Mỡ ba vì ở Việt Nam, tuy nhiên những
nghiên cứu về di truyền phân tử của lồi cịn rất hạn chế. Bài viết này là kết quả nghiên
cứu về đa dạng di truyền của Mỡ ba vì bằng chỉ thị RAPD - một kỹ thuật cho phép phát
hiện nhanh tính đa dạng di truyền của lồi/quần thể. Phương pháp này khá đơn giản,
khơng địi hỏi kỹ thuật cao, khơng phải sử dụng đồng vị phóng xạ, có thể phát hiện ra
1

Trường Đại học Lâm nghiệp
Email: ;


70

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

nhiều locus một lúc, nên được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá đa dạng di truyền ngày
nay. Các mẫu vật của loài Mỡ ba vì được thu từ Vườn Quốc gia Ba Vì - nơi phát hiện và
cơng bố đầu tiên của lồi (Dandy, 1930). Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần quan trọng
trong lĩnh vực bảo tồn và sử dụng nguồn gen hiệu quả bởi những giá trị kinh tế mà loài
cây này mang lại.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
25 mẫu lá bánh tẻ của loài Manglietia conifera được lấy 03 khu vực khác nhau trong
quần thể tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì, từ cốt 1.000 m đến đỉnh 1.296 m. Các cá thể

có chiều cao vút ngọn (Hvn) từ 10-20 m, có đường kính ngang ngực (D1,3) từ 20-35 cm.
Các mẫu được ký hiệu lần lượt từ M1 đến M25.

Hình 1. Mỡ ba vì (Manglietia conifera). A. Búp hoa với cuống dài, một đốt; B. Các cánh hoa, bộ
nhị, bộ nhuỵ và cuống hoa dài, một đốt; C. Cành mang quả chưa chín. Ảnh: Vũ Quang Nam.

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tách chiết ADN
ADN tổng số được tách chiết bằng phương pháp CTAB theo Doyle & Doyle (1990)
có cải tiến theo điều kiện phịng thí nghiệm của Viện Cơng nghệ sinh học Lâm nghiệp,
Trường Đại học Lâm nghiệp.
2.2.2. Phương pháp PCR
Phản ứng PCR với các mồi RAPD được thực hiện trên máy System 9700 (Appied
Biosystem, Mỹ) với tổng thể tích là 15 µl/phản ứng gồm những thành phần sau: Nước
khử ion vô trùng (5,3 µl), 2 x PCR Master mix Solution (7,5 µl), mồi RAPD (1,2 µl),
ADN (1µl). ADN được pha lỗng với H2O deion với nồng độ pha loãng gấp 20 lần.
Các thành phần hỗn hợp trên được trộn đều rồi đưa vào máy PCR theo chương trình
đã cài sẵn với 40 chu kỳ, gồm các bước: 1. 94 0C trong 5 phút; 2. 94 0C trong 45 giây; 3.
38 0C trong 45 giây; 4. 72 0C trong 1 phút; 5. 72 0C trong 7 phút. Lặp lại 40 chu kỳ từ
bước 2 đến bước 4; 6. Giữ nhiệt độ 4 oC. Trong nghiên cứu này đã sử dụng 11 mồi được
thể hiện ở Bảng 1.


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

71

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu RAPD
Kiểm tra ADN tổng số và sản phẩm PCR bằng phương pháp điện di trên gel agarose
0,8 % (đối với ADN tổng số) và agarose 1,5 % (đối với sản phẩm PCR), sử dụng đệm TAE

1X, nhuộm gel bằng RedsafeTM Nucleic Acid gel Stain, thực hiện trên thiết bị điện di của
hãng Bio-Rad (Mỹ). Sản phẩm PCR sẽ được nhuộm và chụp ảnh để phân tích.
Xác định băng đơn hình và đa hình dựa vào sự xuất hiện và khơng xuất hiện của
băng đó giữa các mẫu nghiên cứu. Nếu một phân đoạn ADN (có kích thước cụ thể dựa
trên ADN thang chuẩn (ADN marker) xuất hiện ở mẫu i nhưng không xuất hiện ở mẫu j
hoặc xuất hiện đồng thời ở cả 02 mẫu i và j nhưng không xuất hiện ở mẫu khác thì phân
đoạn ADN này là phân đoạn đa hình. Ngược lại, nếu phân đoạn ADN nào xuất hiện ở tất
cả các mẫu nghiên cứu thì gọi là phân đoạn đơn hình. Các đoạn được mã hóa bằng số tự
nhiên 0 và 1, khi đó mẫu nào xuất hiện đoạn ADN thì ký hiệu là 1, cịn khơng xuất hiện ký
hiệu là 0. Các số liệu nhị phân này được đưa vào xử lý theo chương trình NTSYSpc 2.11X
(Rohlf, 2000) để tính ma trận tương đồng (Similarity matrix) hoặc ma trận khoảng cách
(Distance matrix) giữa các cặp mẫu (Nei và Li, 1979). Dij = 2nij/(ni+nj). Trong đó, nij là số
băng chung của cả hai cá thể, ni và nj là số băng của cá thể i và j, Dij là hệ số tương đồng di
truyền giữa 2 cá thể i và j.
Bảng 1. Trình tự các cặp mồi RAPD sử dụng trong nghiên cứu

Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Tên mồi

CP4
CP7
CP8
CP15
CP17
OPB11
OPB18
OPE14
OPG13
RM1
RM5

Trình tự (5’-3’)
5’CTGGGCACGA3’
5’TTCCGCCACC3’
5’CCGCTACCGA3’
5’CCTTTCCCTC3’
5’CTGCTGGGAC3’
5’CCACAGCAGT3’
5’CAATCGCCGT3’
5’GTCCACACGG3’
5’CCAGACCCTG3’
5’TGCGGC TGAG3’
5’AACGGTGACC3’

Nhiệt độ gắn mồi (oC)
38 oC
37 oC
38 oC
38 oC

37 oC
35 oC
33 oC
38 oC
37 oC
37 oC
32 oC

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả tách chiết ADN tổng số các mẫu Manglietia conifera như Hình 2.
Hình 2 cho thấy ADN của các mẫu nghiên cứu đã được tách chiết thành công với
các băng vạch thu được đều gọn và tương đối rõ nét, không xuất hiện băng phụ, không bị
đứt gẫy. Kết quả đo OD cho chỉ số OD260/OD280 của các mẫu luôn nằm trong khoảng 1,8
đến 2,0. Do vậy, ADN tổng số thu được có độ sạch và nguyên vẹn cao, hoàn toàn đáp ứng
điều kiện thực hiện phản ứng PCR-RAPD tiếp theo. ADN được pha loãng để sử dụng cho
phản ứng PCR-RAPD với nồng độ sau pha lỗng là 20 ng/µl.


72

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

Hình 2. Ảnh điện di sản phẩm tách chiết ADN tổng số của 25 mẫu Mỡ ba vì
Ghi chú: Giếng 1-25 tương ứng với 25 mẫu M. conifera nghiên cứu (M1-M25).

3.1. Kết quả phân tích đa dạng di truyền
Hiệu quả sử dụng các mồi RAPD trong phân tích sự đa dạng di truyền các mẫu Mỡ
nghiên cứu: Tiến hành phản ứng PCR với 11 mồi RAPD. Sản phẩm PCR được kiểm tra
trên gel agarose cho thấy các phân đoạn ADN thu được có sự đa hình cao (Hình 3).


Hình 3. Ảnh điện di sản phẩm PCR các mồi RAPD 25 các mẫu M. conifera. Mồi CP4
(ảnh bên trái), Mồi OPB18 (ảnh bên phải); M: marker – thang ADN chuẩn 1 kb; Giếng
1–25: 25 mẫu Mỡ ba vì (M1-M25)
Phân tích ảnh điện di qua việc nhị phân hóa sự xuất hiện của các phân đoạn ADN và
xử lý thống kê được tổng hợp và đánh giá ở Bảng 2.
Bảng 2 cho thấy tất cả 11 mồi mẫu nhiên được sử dụng trong nghiên cứu đều cho
kết quả khuếch đại các băng ADN ở tất cả các mẫu, thu được tổng cộng 652 băng, trong
đó có 627 băng đa hình, chiếm 96,2 %. Trung bình mỗi mẫu cho 26 băng và mỗi mồi cho
59 băng. Số phân đoạn ADN được nhân bản là 58, trong đó 57 phân đoạn là phân đoạn đa


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

73

hình chiếm tỉ lệ là 98,3 %. Mồi CP7 và RM1 có số loại phân đoạn ADN được khuếch đại
nhiều nhất (8 phân đoạn), trong khi đó, 9 mồi cịn lại xuất hiện từ 2 đến 6 phân đoạn ADN
được khuếch đại. Đặc biệt có mồi OPE14 xuất hiện 5 phân đoạn trong đó có 1 phân đoạn
đơn hình, mồi OPE14 là mồi duy nhất có 1 phân đoạn ADN đơn hình. Tất cả 11 mồi cho
tỷ lệ phân đoạn ADN đa hình 98,3 % (CP4, CP7, CP8, CP15, CP17, OPB11, OPB18,
OPG13, RM1, RM5) duy nhất mồi OPE14 có băng đơn hình. Số phân đoạn ADN trung
bình/mẫu có sự khác biệt lớn dao động trong khoảng từ 0,44 (OPB11) đến 4,2 (RM1). Tỷ
lệ phân đoạn đa hình cao (98,3 %) cũng như số phân đoạn ADN trung bình/mẫu dao động
lớn cho thấy mức độ đa dạng di truyền giữa các mẫu Mỡ ba vì nghiên cứu là khá cao.
Bảng 2. Số phân đoạn và băng đa hình của 11 mồi RAPD trong phân tích các mẫu M. conifera

Stt

Tên mồi


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Tổng

CP4
CP7
CP8
CP15
CP17
OPB11
OPB18
OPE14
OPG13
RM1
RM5

Số phân
đoạn được
nhân bản
6
8

5
6
6
2
4
5
3
8
5
58

Số băng đa hình
Số lượng

Tỉ lệ (%)

Tổng số
băng/mồi

6
8
5
6
6
2
4
4
3
8
5

57

100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
73%
100%
100%
100%
96,2%

69
75
43
44
61
11
67
92
17
105
68
652

Số băng
trung

bình/mẫu
2,76
3,00
1,72
1,76
2,44
0,44
2,68
3,68
0,68
4,20
2,72

3.2. Mối quan hệ di truyền và đa dạng di truyền của 25 mẫu M. conifera
nghiên cứu
Số liệu nhị phân tiếp tục được xử lý bằng phần mềm NTSYSpc 2.11X để tính hệ số
tương đồng di truyền và xây dựng sơ đồ hình cây thể hiện mối quan hệ di truyền giữa các
mẫu nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 3.
Bảng 3 cho thấy hệ số di truyền tương đồng di truyền giữa các mẫu theo từng cặp
dao động từ 0,48 đến 0,90. Hệ số tương đồng di truyền thấp nhất là cặp mẫu M9-M25
(0,48) cho thấy 2 mẫu này có quan hệ di truyền cách xa nhau và cao nhất là cặp mẫu M3M4 (0,90) cho thấy 2 mẫu này có quan hệ di truyền tương đối gần nhau. Hệ số tương đồng
trung bình là 0,62, thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nghĩa và cs. (2009) hệ số tương đồng trung bình là 0,823 cho Mỡ hải nam (Manglietia hainanensis Dandy).
Như vậy mức độ tương đồng di truyền của 25 mẫu Mỡ ba vì ở Vườn Quốc gia Ba Vì là
khơng cao, hay nói cách khác mức độ đa dạng di truyền giữa các mẫu nghiên cứu là cao
(cao hơn so với lồi M. hainanensis). Điều này có thể do sự khác biệt về vị trí địa lý của


74

BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM


các cây Mỡ ba vì được lấy mẫu nghiên cứu, các mẫu được lấy rải rác ở cốt 1.000 m, cốt
1.100 m và trên cốt 1.296 m (Đền Bác).
Bảng 3. Hệ số tương đồng của 25 mẫu M. conifera nghiên cứu

Xử lý bằng phần mềm trên cũng thu được kết quả phân nhóm các mẫu nghiên cứu
theo dạng cây phân loại (Hình 4).

Hình 4. Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ di truyền giữa 25 mẫu M. conifera nghiên cứu

Sơ đồ hình cây biểu diễn mối quan hệ di truyền cho thấy 25 mẫu M. conifera nghiên
cứu được phân thành 2 nhóm chính A và B ở mức tương đồng di truyền 0,62. Trong đó,


PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC

75

nhóm A chỉ gồm 2 mẫu M11 và M13 có sự tương đồng di truyền 0,78 hay khác biệt di
truyền 22 %. 23 mẫu cịn lại trong nhóm B ở mức tương đồng di truyền 0,64 tiếp tục được
chia thành 2 nhóm nhỏ B1 (gồm 14 mẫu: M1, M2, M3, M4, M5, M6, M7, M8, M9, M10,
M12, M14, M15, M17) và B2 (gồm 9 mẫu: M16, M18, M19, M20, M21, M22, M23,
M24, M25). Nhóm nhỏ B1 ở mức tương đồng di truyền 0,65 được chia thành 2 nhánh nhỏ
B1.1 gồm 2 mẫu M1 và M17 có sự tương đồng di truyền 0,60 hay có sự đa dạng di truyền
40%, đây là 2 mẫu được thu tại 2 khu vực khác nhau (cốt 1.000 m và cốt 1.100 m); nhánh
nhỏ B1.2 gồm 12 mẫu (M2, M3, M4, M5, M6, M7, M8, M9, M10, M12, M14, M15),
trong đó có 2 mẫu M3 và M4 cùng được thu tại khu vực 1 (cốt 1.000 m) có sự tương đồng
di truyền cao nhất trong 25 mẫu M. conifera nghiên cứu (r = 0,90). Nhóm nhỏ B2 cũng
được chia thành 2 nhánh nhỏ B2.1 (gồm 5 mẫu: M16, M18, M19, M20, M22) và B2.2
(gồm 4 mẫu: M21, M23, M24, M25) ở mức tương đồng di truyền 0,74.

4. KẾT LUẬN
25 mẫu Mỡ ba vì có hệ số tương đồng di truyền từng cặp nằm trong khoảng 0,46
đến 0,9. Hệ số tương đồng di truyền thấp của các cặp M9 và M25 (0,48), M1 và M23,
M2 và M11 (0,50) đều phản ánh đúng thực tế về phân bố của các loài trong tự nhiên
(cách biệt nhau).
25 mẫu Mỡ ba vì với 11 mồi ngẫu nhiên được chia làm 2 nhóm chính, trong đó
nhóm A gồm 2 mẫu M11 và M13; nhóm B: bao gồm 23 mẫu chia thành 2 nhóm nhỏ
B1(gồm 14 mẫu: M1, M2, M3, M4, M5, M6, M7, M8, M9, M10, M12, M14, M15, M17) và
B2 (gồm 9 mẫu: M16, M18, M19, M20, M21, M22, M23, M24, M25). Nghiên cứu này đã
cho thấy những ưu thế về đa dạng nguồn gen di truyền của các cá thể Mỡ ba vì trong quần
thể lồi này tại Vườn Quốc gia Ba Vì, góp phần quan trọng trong lĩnh vực bảo tồn và sử
dụng nguồn gen hiệu quả bởi những giá trị kinh tế mà loài cây này mang lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đào Xuân Thu, 2011. Nâng cao chất lượng gỗ Mỡ (Manglietia conifera Dandy) rừng
trồng bằng phương pháp biến tính hóa học. Luận án Tiến sỹ Kỹ thuật. Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam.
Dandy, J. E., 1930. New Magnolieae from China and Indochina. Journal of Botany,
British and Foreign 68(7): 205-206.
Doyle J. J. and Doyle J. L., 1990. Isolation of plant DNA from fresh tissue. Focus 12(1):
13-15.
Nei, M., and Li, W. H., 1979. Mathematical model for studying generic variation in terms
of restriction endonucleases. Proceedings of the National Academy of Science USA,
76(10): 5269-5273.
Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Thanh Trăng, Đỗ Tiến Phát, Nguyễn Văn Phượng, Lê Văn
Sơn và Chu Hoàng Hà, 2009. Phân tích đa dạng di truyền hệ gen nhân của loài mỡ
Hải Nam (Manglietia hainanensis Dandy) bằng chỉ thị RAPD và cpSSR. Tạp chí
Khoa học Lâm nghiệp, 2: 918-924.


76


BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM

Rohlf, F. J., 2000. NTSYSpc: Numerical taxonomy and multivariate analysis system,
Version 2.11. Exeter Software, New York.
Vu Quang Nam, 2011. Taxonomic Revision of the Family Magnoliaceae from Vietnam.
PhD. Dissertation, Graduate University of The Chinese Academy of Sciences, China.
Vũ Quang Nam, Nguyễn Hà Chi và Đặng Văn Hà, 2019. Hiện trạng của họ Ngọc lan
(Magnoliaceae) tại Vườn Quốc gia Ba Vì. Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Lâm
nghiệp, 8: 117-216.

GENETIC DIVERSITY OF Manglietia conifera Dandy AT BA VI
NATIONAL PARK BASED ON RAPD MARKERS
Vu Quang Nam1,*, Cao Thi Viet Nga1, Nguyen Thien Dat1,
Nguyen Gia Hong Duc1
Abstract. 25 leaf samples of Manglietia conifera Dandy, which were randomly
collected at 3 different areas from the base of 1,000m to the top of 1,296m, were
evaluated for genetic diversity with 11 RAPD primers (CP4, CP7, CP8, CP15) , CP17,
OPB11, OPB18, OPE14, OPG13, RM1 and RM5). The results show that out of a total
of 652 bands, 57 bands are polymorphic. The number of amplification products
ranged from 2 to 8 for different primers. Manglietia conifera samples had a pairwise
genetic similarity between 0.46 and 0.9 and a mean of 0.62. This proves that the
genetic similarity of Manglietia conifera samples in the Ba Vi National Park is not so
high, it is possible to create a hybrid advantage in sexual reproduction to create
genetic diversity in the sample groups. On the tree diagram, 25 samples of
Manglietia conifera samples using 11 RAPD primers were divided into 2 main
groups, in which group A included 2 samples M11 and M13; group B: includes 23
samples divided into 2 subgroups B1 (including 14 samples: M1, M2, M3, M4, M5,
M6, M7, M8, M9, M10, M12, M14, M15, M17) and B2 (including 9 models: M16, M18,
M19, M20, M21, M22, M23, M24, M25). This study has shown the advantages of

genetic diversity of Manglietia conifera’population in Ba Vi National Park.
Keywords: Ba Vi National Park, Genetic diversity, Magnoliaceae, Manglietia conifera,
RAPD.

1

Vietnam National University of Forestry
Email: ;



×