Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu mối quan hệ loài của ốc cối (conus spp ) ở vùng biển nam trung bộ việt nam dựa trên chỉ thị phân tử gen CO1 của DNA ty thể (CO1 mtDNA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 84 trang )

Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình

SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH

L
L


i
i


c
c


m
m


ơ
ơ
n
n


Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài tại trường Đại học Nha Trang em
nhận được sự quan tâm của cơ quan, nhà trường, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô
giáo, bạn bè và người thân.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo của trường Đại học Nha Trang, thầy
cô giáo cán bộ Viện Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường đã truyền đạt những kiến


thức và kinh nghiệm quý báu trong những năm học vừa qua.
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới
PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa và TS. Đặng Thúy Bình đã tận tình quan tâm hướng
dẫn và chỉ bảo giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Em xin cảm ơn Ths. Trương Thị Thu Thủy, cán bộ tổ Nghiên cứu Triển khai
công nghệ, cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ phòng thí nghiệm: Bộ môn Công
Nghệ Sinh học, bộ môn Môi Trường thuộc Viện Công Nghệ Sinh Học và Môi
Trường trường Đại học Nha Trang giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ động viên của gia đình, bạn
bè, người thân, cảm ơn những ý kiến đóng góp và giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Vì kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn tốt nghiệp của em không sao
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo để luận
văn của em hoàn thiện hơn và đạt kết quả cao nhất. Em xin chân thành cảm ơn!
Cuối cùng, em xin kính chúc mọi người dồi dào sức khỏe và thành công!

Nha Trang ngày 07 tháng 07 năm 2011
Sinh viên

Lê Thị Bích Hảo
Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình

SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH

M
M


C
C



L
L


C
C


T
T
r
r
a
a
n
n
g
g


MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU 4
I.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và sinh thái môi trường đảo Cù Lao Chàm 4
I.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và sinh thái môi trường huyện đảo Lý Sơn 5
I.1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và sinh thái môi trường thị xã Sông Cầu 5
I.1.4. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và sinh thái môi trường vịnh Vân Phong 7
I.2. TỔNG QUAN VỀ ỐC CỐI VÀ ĐỘC TỐ ỐC CỐI (CONUS SPP.) 9

I.2.1. Tổng quan ốc cối 9
I.2.1.1. Đặc điểm sinh thái và phân bố 9
I.2.1.2. Đặc điểm hình thái bên ngoài và cấu tạo bên trong của ốc cối 13
I.2.1.3. Đặc điểm sinh học và sinh sản 17
I.2.2. Tổng quan độc tố ốc cối 18
I.2.2.1. Giới thiệu về độc tố ốc cối 18
I.2.2.2. Cấu tạo bộ máy sinh độc tố 19
I.2.2.3. Phân loại độc tố conotoxin 22
I.2.2.4. Ứng dụng y học của độc tố ốc cối 24
I.3. TỔNG QUAN VỀ TY THỂ VÀ DNA TY THỂ 26
I.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DI TRUYỀN ỐC CỐI (CONUS SPP.) 32
I.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 32
I.4.1.1. Nghiên cứu mối quan hệ tiến hóa và phát sinh chủng loài của ốc cối 32
I.4.1.2. Nghiên cứu di truyền độc tố 35
I.4.1.3. Nghiên cứu di truyền quần thể ốc cối 36
I.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 36
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
II.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA ĐIỂM THU MẪU 39
Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình

SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH

II.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
II.2.1. Phương pháp phân loại dựa trên đặc điểm hình thái ốc cối 42
II.2.2. Tách chiết DNA các loài ốc cối 44
II.2.3. Phản ứng khuếch đại 46
II.2.4. Giải và phân tích trình tự 48
II.2.5. Xử lý số liệu xây dựng cây phát sinh loài 48
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
III.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI ỐC CỐI 53

III.2. NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN ỐC CỐI 59
III.2.1. Kiểm tra DNA tổng số 59
III.2.2. Khuếch đại gen 59
_Toc298320803
III.2.3. Đa dạng di truyền DNA ốc cối 60
III.2.4. Xây dựng cây phát sinh loài dựa trên gen CO1 mt DNA 61
III.3. THẢO LUẬN 67
III.3.1. Mối quan hệ loài ốc cối dựa trên chỉ thị phân tử CO1 mtDNA 67
III.3.2. Mối quan hệ giữa loài và chế độ dinh dưỡng 69
III.3.3. Sự khác biệt di truyền giữa các trình tự 71
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
IV.1. KẾT LUẬN 73
IV.2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75







Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình

SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH

D
D
A
A
N

N
H
H


M
M


C
C


C
C
Á
Á
C
C


B
B


N
N
G
G



Bảng 1.1: Đặc điểm phân bố, sinh thái và kích cỡ trung bình của một số loài ốc phổ
biến ở biển Việt Nam 11
Bảng 1.2: Các superfamily của conotoxin (Bingham, 2010) 24
Bảng 1.3: Các peptide độc tố với những liệu pháp tiềm năng 26
Bảng 1.4: Các genome ty thể có các gen mã hóa cho các protein, rRNA và tRNA 30
Bảng 2.1: Thông số dùng để phân loại kích cỡ chiều dài của ốc theo Verlag Christa
Hemmen (1995) 43
Bảng 2.2: Công thức được dùng để phân loại trọng lượng của các loài ốc theo
Verlag Christa Hemmen (1995) 43
Bảng 2.3: Công thức dùng để phân loại hình thái của ốc cối theo Verlag Christa
Hemmen (1995) 43
Bảng 2.4: Công thức dùng để phân loại kích cỡ của ốc cối theo Verlag Christa
Hemmen (1995) 44
Bảng 2.5: Các thông số của quá trình phân tích các trình tự và mô hình tiến hóa 49
Bảng 2.6: Trình tự gen CO1 mtDNA và chế độ ăn của các loài ốc cối 50
Bảng 3.1: Kích thước, khối lượng, đường kính của một số loài ốc cối 57
Bảng 3.2: Bảng giá trị tính theo công thức chuẩn quốc tế của một số loài ốc cối 58
Bảng 3.3:Kết quả sự khác biệt di truyền giữa các trình tự 60
Bảng 3.4: Các nhóm loài ốc cối trên cây phân loại từ các phương pháp MP, ML và BI. 64









Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình


SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH

D
D
A
A
N
N
H
H


M
M


C
C


C
C
Á
Á
C
C


H

H
Ì
Ì
N
N
H
H


Hình 1.1: Bản đồ phân bố ốc cối Conus trên thế giới 10
Hình 1.2: Các thông số hình thái vỏ của ốc cối (Conus spp.) 13
Hình 1.3: Các dạng hình thái vỏ khác nhau của ốc cối (Conus spp.) 14
Hình 1.4: Cấu tạo bên trong của ốc cối 14
Hình 1.5: Phương thức săn mồi theo dạng móc câu của ốc cối 16
Hình 1.6: Phương thức bắt mồi dạng lưới của ốc cối 16
Hình 1.7: Vòng đời của ốc cối (Conus spp.) (Rockel và cs, 1995) 18
Hình 1.8: Cấu tạo tuyến nọc độc của ốc cối. (Olivera, 2002, có bổ sung) 20
Hình 1.9: Răng kitin Conus spp. 21
Hình 1.10: Cấu trúc của ty thể 26
Hình 1.11: DNA ty thể người, bao gồm 22 gen tRNA, 2 gen rRNA, và 13 vùng mã
hóa protein 28
Hình 1.12: Cấu trúc hệ gen ty thể của Conus textile 31
Hình 2.1: Địa điểm thu mẫu (Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Sông Cầu, Vân Phong). 40
Hình 2.2: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu 41
Hình 2.3: Cấu tạo bên ngoài của ốc cối 42
Hình 2.4: Chương trình nhiệt độ của phản ứng khuếch đại 47
Hình 2.5: Chương trình nhiệt độ của phản ứng tiền giải trình tự 48
Hình 3.1: Hình thái vỏ của các loài ốc cối phân bố ở vùng biển Việt Nam 53
Hình 3.2: Kết quả điện di DNA tổng số của các mẫu ốc cối 59
Hình 3.3: Kết quả điện di sản phẩm PCR đoạn gen CO1 mtDNA của các mẫu ốc cối.60

Hình 3.4: Cây phát sinh loài dựa trên gen CO1 mtDNA của ốc cối thu tại vùng biển
Nam Trung Bộ, Việt Nam 62
Hình 3.5: Cây phát sinh loài theo phương pháp Baysian Inference (BI) dựa trên gen
CO1 mtDNA của ốc cối thu tại vùng biển Nam Trung Bộ, Việt Nam 63



Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình

SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



CO1 Cytochrome c oxydase subuint 1
DNA Deoxyribonucleic acid
RNA Ribonucleic acid
mtDNA (mitochondrial DNA) DNA ty thể
16S rDNA 16S ribosomal DNA
PCR Polymerase Chain Reaction
L (Shell Length) Chiều dài của ốc (mm)
PMD (Position of Maximum Diameter of
last whorl)
Vị trí của đường kính lớn nhất tương đối
của ốc cối ở cuối vòng xoắn.
RD (Relative Diameter of last whorl) Đường kính lớn nhất tương đối của ốc
cối
RSH (Relative Spire Height, as
proportion of shell length)

Chiều cao tương đối của tháp vỏ

RW (Relative Weight of shell) Trọng lượng tương đối của ốc cối
Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình

1


SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH

MỞ ĐẦU
Thực tế hiện nay cho thấy đa dạng sinh học đang bị suy thoái với tốc độ rất
nhanh. Bằng các hoạt động của mình, con người đã gây mất hàng loạt các khu rừng
nguyên sinh, các vùng đất ngập nước qua đó đã làm gia tăng tốc độ tuyệt chủng của
các loài gấp 1.000 lần so với tỷ lệ tự nhiên. Số loài và số lượng cá thể của các loài
hoang dã bị suy giảm mạnh. Các nguồn gen hoang dã cũng đang trên đà suy thoái
nhanh và thất thoát.
Bờ biển Việt Nam dài 3260 km và có hơn 3000 đảo lớn nhỏ. Việt Nam có
tiềm năng về kinh tế biển với khoảng 20 hệ sinh thái biển, trong đó có hơn khoảng
11000 loài bao gồm 2500 loài cá biển, 225 loài tôm, hơn 200 loài thủy sinh vật, gần
700 loài động vật nổi và 100 loài thực vật rừng ngập mặn, 15 loài cỏ biển và hơn
6000 loài động vật không xương sống. Theo ước tính có khoảng 1122 km
2
rạn san
hô phân bố từ Bắc vào Nam, 90% các loài san hô cứng ở vùng biển Ấn Độ- Thái
Bình Dương được tìm thấy ở Việt Nam ( />he-sinh-thai-bien-viet-nam.514937.html).
Ở nước ta, ốc là một trong những nhóm nguồn lợi hải sản quan trọng, có mức
độ phong phú về thành phần loài, trong đó có nhiều loài có giá trị thương mại cao
như ốc Tù Và, ốc Hương, ốc Bàn Tay, ốc Cối. Trong số đó có thể kể đến ốc Cối, là
một trong những họ động vật thân mềm lớn thuộc loài ăn thịt và có nọc độc. Các

loài ốc Cối có giá trị kinh tế cao do vỏ của chúng có màu sắc và hoa văn đẹp nên
thường được khai thác để làm đồ trang sức, mỹ nghệ và các vật phẩm lưu niệm.
Ngoài ra, ốc Cối còn là nguồn nguyên liệu sản xuất "thần dược" chữa các cơn đau
mãn tính, ung thư và nhiều bệnh khác. Vì những lợi ích về kinh tế và y học đó mà
tình trạng khai thác bừa bãi các loài ốc Cối ngày càng gia tăng. Bởi vậy, đòi hỏi
chúng ta phải có các nghiên cứu để bảo tồn một cách hợp lý và đúng đắn nguồn tài
nguyên này.
Các nghiên cứu về ốc Cối ở nước ta cho tới nay mới chỉ được thực hiện ở
mức độ khảo sát, thu thập mẫu và tư liệu liên quan; xác định độc tính và kiểm
chứng tính chất của một số độc tố ( ). Hiện nay các nghiên
Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình

2


SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH

cứu phát sinh chủng loại nào về ốc Cối Việt Nam tiến hành ở mức độ phân tử còn
nhiều hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu và xây dựng phát sinh chủng loại các loài ốc cối
Việt Nam bằng các phương pháp sinh học phân tử là rất cần thiết, nó sẽ góp phần
vào công tác bảo tồn và lưu giữ nguồn gen ốc Cối Việt Nam.
Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ
loài của ốc cối (Conus spp.) ở vùng biển Nam Trung Bộ Việt Nam dựa trên chỉ
thị phân tử gen CO1 của DNA ty thể (CO1 mtDNA)”. Dựa trên việc nghiên cứu
mối quan hệ giữa các loài này ta tiến hành điều tra để đánh giá hiện trạng nguồn lợi
ốc cối ở vùng biển Việt Nam. Đây là vấn đề rất cần thiết vì bước đầu tạo cơ sở dữ
liệu đầu vào cần thiết cho việc tính toán, đề xuất các biện pháp quản lý và sử dụng
hợp lý nguồn lợi ốc cối ở vùng biển Việt Nam.
 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
 Khảo sát và đánh giá đặc điểm di truyền của loài ốc cối (Conus spp.).

 Bước đầu khảo sát mối quan hệ tiến hóa giữa các loài ốc Conus thu được
vùng biển Nam Trung Bộ Việt Nam dựa trên phân tích giải trình tự gen
CO1 của DNA ti thể (Mitochondrial DNA).
 NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI:
 Nghiên cứu mối quan hệ loài của các loài ốc cối (Conus spp.) ở vùng biển
Nam Trung Bộ Việt Nam dựa trên chỉ thị phân tử gen CO1 của DNA ty
thể (CO1 mtDNA).
 Xây dựng cây phát sinh loài của các loài ốc cối ở vùng biển Nam Trung
Bộ Việt Nam.




Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình

3


SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH



CHƯƠNG I
T
T


N
N
G

G


Q
Q
U
U
A
A
N
N


T
T
À
À
I
I


L
L
I
I


U
U













Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình

4


SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH

I.1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU

I.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và sinh thái môi trường đảo Cù Lao Chàm

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và
mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm
20-21
o
C, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trung
bình 2000-2500mm, nhưng phấn bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở
miền núi nhiều hơn đồng bằng.
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa hải đảo nên nhiệt độ nước biển cũng

chịu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí. Nhiệt độ nước biển dao động trong khoảng
từ 22,5 – 30,5
o
C.
Hàm lượng vật lơ lửng ở ven bờ Quảng Nam thường giao động trong khoảng
0,2 – 1,2mg/l

, đặc biệt cực trị hàm lượng vật lơ lửng cao (3,5mg/l) xảy ra vào tháng 1
năm 2008.
Cù Lao Chàm là một cụm đảo xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15km. Cù Lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn
Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông.
Do địa thế các đảo chụm lại với nhau tạo thành vịnh kín, đồng thời là bức tường bảo
vệ các rạn san hô, nhờ thế mà nơi đây tạo thành hệ sinh thái, và còn là nơi trú ngụ
của nhiều loài ốc như ốc đụn, ốc cối.
Phân bố của các hệ sinh thái khu vực Cù Lao Chàm
Các rạn san hô phân bố chủ yếu ở phía Tây và Tây Nam đảo Hòn Lao và
xung quanh các đảo nhỏ với tổng diện tích khoảng 165ha. Các rạn san hô này phát
triển tốt với các loài ưu thế thuộc các chi Acropora, Montipora và Goniopora.
Vùng phía Bắc và phía Đông đảo chính Cù Lao Chàm, chủ yếu là rạn đá dốc
đứng, các nguồn lợi sinh vật khó tồn tại và phát triển ở khu vực này.
Vùng phía Nam của Cù Lao Chàm, xen kẽ giữa các rạn san hô là các bãi cát
và thảm cỏ biển phát triển. Diện tích các bãi cát và thảm cỏ biển được ước tính lên
đến 75 ha. Hải sâm cũng có thể phân bố ở khu vực này.

Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình

5



SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH


I.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và sinh thái môi trường huyện đảo Lý Sơn
Vùng biển Quảng Ngãi có địa hình thềm lớn, có nới cách bờ chưa tới 3 hải lý
đã có độ sâu 50m, cách bờ trung bình 20 hải lý đã có độ sâu trên 100m, cách bờ 30
hải lý đã có độ sâu trên 200m. Nền đáy biển từ 50m nước trở vào chủ yếu là cát
bùn, trên 50m trở ra chủ yếu là cát pha vỏ sò. Địa hình đáy biển gần bờ có các bãi
rạn nhỏ, vùng khơi có những rãnh sâu, lục địa vùng biển Quảng Ngãi nói chung và
Lý Sơn nói riêng có độ dốc gò rạng.
Nước biển Quảng Ngãi mang đặc trưng của vùng nước biển sâu, màu mặt
nước xanh thẳm, độ trong suốt lớn, biển thoáng, hoàn lưu nước trao đổi trực tiếp với
biển Đông. Nhiệt độ nước biển biến động lớn nhất xảy ra ở lớp nước mặt và giảm
dần đến độ sâu 200m. Nhiệt độ tầng nước mặt đạt giá trị cao nhất vào tháng 5, trung
bình 28
o
C - 29,8
o
C; thấp nhất vào tháng 1, trung bình 22
o
C - 24,7
o
C. Độ mặn nước
biển khá cao, có sự thay đổi theo mùa, nhưng biên độ dao động độ mặn giữa mùa
khô và mùa mưa không lớn và độ mặn đều lớn hơn 32‰. Mùa gió Tây Nam, độ
mặn tầng mặt ven bờ trung bình 32 - 33‰, ngoài khơi là 33,5 - 34,5‰; mùa gió
Đông Bắc, nước biển có độ mặn cao khoảng 33,8 - 34‰.
Vùng biển Quảng Ngãi có một đảo lớn là Lý Sơn (cù lao Ré) và một đảo nhỏ
là đảo Bé. Ven bờ quanh đảo


Lý Sơncó nhiều rạn đá, san hô bao bọc đã hình thành
hệ sinh thái biển khá đặc sắc và nguồn lợi thủy sản phong phú, có thể khai thác, bảo
tồn nhiều loài đặc sản biển có giá trị.

I.1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và sinh thái môi trường thị xã Sông Cầu

Phú Yên là tỉnh duyên hải miền Trung , nằm ở toạ độ địa lý 12050'-13042' độ
Bắc, 108041' - 109023' kinh độ Ðông. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.045,31 km2,
chiếm 1,53% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Phú Yên có đường bờ biển dài 189
km với nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài ra dải
đất cát ven biển có thể phát triển thành những vùng nuôi tôm trên triều đạt hiệu quả cao.
Địa hình tỉnh thấp dần từ Tây sang Đông với những dạng địa hình núi, đồi
xen kẽ đồng bằng. Vùng trung du có những cao nguyên rộng, tương đối bằng
phẳng. Rải rác có núi đá chạy sát ra biển đã chia cắt dải đồng bằng ven biển của tỉnh
Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình

6


SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH

thành nhiều đồng bằng nhỏ, lớn nhất là đồng bằng thuộc hạ lưu sông Ba với diện
tích 500 km
2
. Đây là vựa lúa lớn của miền Trung.
Phú Yên thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu
đại dương. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,5°C, nhiệt độ cao nhất là 30,3°C,
thấp nhất là 23,8°C.

Độ ẩm trung bình khoảng 78%. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: mùa

khô từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, tập trung từ 70 –
80% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1500-1700mm/năm.

Thị xã Sông Cầu nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú Yên, có tọa độ 13
0
21

đến
13
0
42

vĩ độ bắc và 109
0
06

đến 109
0
20

kinh độ đông; phía Bắc giáp thành phố Quy
Nhơn tỉnh Bình Định, phía Nam giáp thị xã Tuy An, phía Tây giáp thị xã Đồng
Xuân, phía Đông giáp Biển Đông. Bờ biển Sông Cầu dài 80 km, với 15.700
km
2
mặt nước.
Địa hình Sông Cầu có những nhánh núi tách ra từ dãy Trường Sơn chạy theo
hướng Đông - Nam ra đến biển, tạo thành những đèo, dốc tương đối cao, hiểm trở
như đèo Cù Mông, dốc Găng…đồng thời chia vùng đồng bằng thành những cánh
đồng, vùng đất trồng hoa màu nhỏ hẹp.

Khí hậu Sông Cầu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm hai
mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng của gió Tây và gió
Tây Nam. Tháng 4 là tháng khô nhất, tháng 7, 8 có gió Nam hay còn gọi là gió Lào
khô, nóng. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông -
Bắc. Hằng năm, thường mưa nhiều vào tháng 10, tháng 11, chiếm 60% lượng mưa
hàng năm. Tổng số ngày mưa trong năm là 130 ngày, độ ẩm trung bình 81%. Số giờ
nắng trung bình trong năm là 2500 giờ. Số giờ nắng trung bình trong một ngày 6-8
giờ. Nhiệt độ trung bình cao nhất là 29
0
C, thấp nhất là 20
0
C, trung bình là 25
0
C.
Đặc điểm môi trường sinh thái thì dựa vào đặc tính cư trú và sinh sống, có
thể chia động vật dưới nước thành 2 nhóm chính là: động vật sống ở nước ngọt và
động vật sống ở nước mặn-lợ.

Các loài động vật chân rìu và chân bụng ở Phú Yên
cũng rất phong phú và đa dạng, theo điều tra có các bộ, họ loài ốc nhảy, họ ốc tù và,
Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình

7


SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH

họ ốc hương, họ ốc mỏ vịt, học ốc dừa và họ Conidae (họ ốc cối) gồm có 13 loài.
Nơi cư trú của các loài ốc là vùng bờ biển vách đá, vùng biển triều và thềm lục địa
dưới triều có san hô và thảm rong biển. Vì thế từ Cù Mông đến Đèo Cả các loại ốc

đều cư trú và sinh sống được.

I.1.4. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và sinh thái môi trường vịnh Vân Phong
Khánh Hòa là một tỉnh ven biển miền Trung nằm trong khu vực nhiệt đới gió
mùa, trong khoảng 11
o
41’53’’- 12
o
52’10’’N, và 108
o
40’12’’- 109
o
30’00’’E. Bờ
biển có độ dài xấp xỉ 200 km (nếu tính cả đường viền các đảo ven bờ chiều dài này
xấp xỉ 400 km) với nhiều cửa lạch, đầm vịnh, với hàng trăm đảo lớn, nhỏ và vùng
biển rộng lớn, có 4 vịnh lớn là vịnh Vân Phong, vịnh Nha Phu, vịnh Nha Trang và
vịnh Cam Ranh. Độ sâu vùng biển Khánh Hòa không lớn, từ vĩ độ 109
0
5 E trở ra là
vùng đại dương có độ sâu từ 100 - 600 m, các đường đẳng sâu chạy dọc song song
với bờ.
Khí hậu Khánh Hòa mang tính gió mùa của Nam Trung Bộ. Mùa mưa chính
bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 với lượng mưa đạt từ 250 -350 mm, từ tháng 5 đến
tháng 6 là thời kỳ mưa tiểu mãn (lượng mưa đạt từ 60 - 120 mm). Mùa khô kéo dài
từ tháng 3 đến tháng 8. Chế độ gió mùa đã ảnh hưởng lớn đến chế độ dòng chảy ở
đây. Gió mùa tây - nam từ tháng 6 đến tháng 9 và gió mùa đông - bắc từ tháng 11
đến tháng 3 (Nguyễn Hữu Hồ và cs, 2003).
Vịnh Vân Phong nằm ở phía bắc Khánh Hòa trong khoảng 12
0
20’–12

0
40’N;
109
0
11’- 109
0
26’E, độ sâu trung bình của vịnh khoảng 15 m và độ sâu cực đại là 40
m. Độ dài theo chiều trục vịnh khoảng 30 km
2
, cửa vịnh rộng khoảng 13 km. Đây là
một vịnh lớn, sâu và tương đối kín của Việt Nam. Vân Phong là một trong những
vịnh lớn nhất của miền Trung Việt Nam, với diện tích 510 km
2
trong đó khoảng
50,5 km
2
là diện tích các đảo, trong đó phần ngập nước khoảng 458 km
2
(Vũ Tuấn
Anh, 2004; Thái Ngọc Chiến và cs, 2006; 2010)
Vịnh Vân Phong nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Nam
Trung Bộ với hai mùa gió chính thịnh hành trong năm (gió mùa Đông Bắc và gió
mùa Tây Nam) và chịu ảnh hưởng mạnh bởi chế độ gió địa phương (gió Tu Bông
Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình

8


SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH


khô lạnh, gió tây khô nóng và cả gió đất biển). Nhiệt độ nước biển dao động trong
khoảng từ 23,8 – 30,6
o
C. Là khu vực có chế độ nhiệt cao hơn hẳn so với các khu
vực khác thuộc Trung Bộ.
Do sông suối ngắn, hàm lượng vật lơ lửng ở vịnh Vân Phong thường thấp,
chúng dao động trong khoảng 0,2 – 1,2mg/l, đặc biệt cực trị hàm lượng vật lơ lửng
cao (1,9mg/l) xảy ra vào tháng 12 năm 2006.
Vịnh Vân Phong bao gồm 3 vùng nhỏ: vịnh Vân Phong phía ngoài; vũng
Bến Gỏi ở phía bắc và vụng Cổ Cò - Lạch Cửa Bé ở phía đông - bắc. Địa hình đáy
vũng Bến Gỏi không phức tạp lắm, chỉ những nơi có san hô thì nền đáy mới có sự
gồ ghề, lồi lõm. Độ sâu lớn nhất trong khu vực đạt 18 m, sự phân bố các đường
đẳng sâu theo một khoảng cách tương đối đồng đều, song song với nhau và song
song với đường bờ.
Địa hình đáy phần vịnh Vân Phong hoàn toàn khác với địa hình đáy vũng
Bến Gỏi. Đáy vịnh tương đối bằng phẳng tạo thành một máng lớn, lòng máng thoi,
nghiêng dần về phía cửa vịnh, sự phân bố các đường đẳng sâu có dạng ngoằn
nghèo, uốn lượn và phân không không đều. Vụng Cổ Cò - Lạch Cửa Bé tạo ra do sự
có mặt của đảo Hòn Lớn và bán đảo Hòn Gốm. Địa hình đáy ở đây rất đơn giản: độ
sâu tăng từ hai bờ lạch ra giữa dòng. Mặt cắt ngang hình chữ V với độ sâu lớn vì ở
đây là một thung lũng hẹp và sâu.
Theo kết quả nghiên cứu của Tống Phước Hoàng Sơn (2007). Vịnh Vân Phong
bao gồm các hệ sinh thái vùng triều chính sau: Rạn san hô trong vịnh Vân Phong có
diện tích tổng cộng 1.398ha, phân bố chủ yếu ở:
- Vịnh Bến Gỏi có diện tích 584,3ha, phân bố chủ yếu ở Hòn Bịp, Hòn Ó,
Hòn Dút, Cùm Meo, Rạn Trào, Rạn Tướng, ven bờ Tây Bắc vịnh Vân Phong cũng
với hàng lọat bãi cạn ngầm kích thước nhỏ tồn tại trong khu vực.
- Bờ Đông vịnh Vân Phong diện tích 476,6ha phân bố ở Đông Bán đảo Hòn
Gốm, Lạch Cổ Cò, Hòn Tre và một số đảo nhỏ phía Bắc Hòn Lớn.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình


9


SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH

- Ở ven bờ Tây Nam vịnh Vân Phong diện tích 337,1ha phân bố ở Mũi Dù,
Hòn Khói, Mỹ Giang, Bãi Cỏ, và một vài bãi cạn ngầm nằm cách ly với bờ
không xa.
I.2. TỔNG QUAN VỀ ỐC CỐI VÀ ĐỘC TỐ ỐC CỐI (CONUS SPP.)
I.2.1. Tổng quan ốc cối
Hệ thống phân loại ốc cối

Giới: Animalia
Ngành: Mollusca (Linnaeus, 1758)
Lớp: Gastropoda (Cuvier, 1795)
Bộ: Sorbeoconcha (Ponder & Lindberg, 1997)
Tổng họ: Conoidea (Fleming, 1822)
Họ : Conidae (Rafinesque, 1815)
Giống: Conus (Linnaeus, 1758)
(
I.2.1.1. Đặc điểm sinh thái và phân bố
* Đặc điểm sinh thái
Hiện nay trên thế giới có khoảng 500-700 loài ốc Conus. Chúng thường sống
trong các rạn san hô, rạn đá hoặc vùng triều, nhiều loài còn sống ở vùng nước sâu
hàng trăm mét. Nền đáy có thể là đá, san hô, vách đá, đáy bùn hoặc cát. Hầu hết các
loài ốc cối nhiệt đới sống trong hoặc gần các rạn san hô, chúng có thể ẩn mình trong
cát hoặc dưới các tảng đá, sỏi (Rockel và cs,1995). Các loài cận nhiệt đới được tìm
thấy chủ yếu tại vùng dưới triều, trong các khe rẽ của rạn san hô ở độ sâu từ 10-30m
và dưới các tảng đá ở vùng triều nông (Stewart và Gilly,2005). Một số loài khác có

thể sống ở các rừng ngập mặn, hoặc sống ở vùng nước sâu đến 400m (Rockel và cs, 1995).
* Phân bố
Giống ốc cối phân bố khắp nơi trên thế giới, chúng thường phân bố ở vùng vĩ
độ giữa 40
0
Bắc và 40
0
Nam, tương đương với các vùng biển: Ấn độ - Thái Bình
Dương, Panamic, Caribbean, Peru, Patagonic, Tây và Nam Phi và Địa Trung Hải
Một số loài có thể phân bố ở vĩ độ trên 40
0
như ở Nam Phi, Nam Australia, Nam
Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình

10


SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH

Nhật Bản và biển Địa Trung Hải. ). Chúng phân bố chủ yếu ở các vùng biển nhiệt
đới và vùng biển ấm như Philippine, Indonesia, Australia, Mexico, Florida,
Hawaii…Tuy nhiên, một số loài có thể thích ứng với sự thay đổi của điều kiện môi
trường như ở vùng biển nóng mũi Cape, Nam Phi hay vùng biển lạnh phía tây
California, Hoa Kỳ.
Bản đồ phân bố ốc cối trên thế giới được trình bày ở hình 1.1:

Hình 1.1: Bản đồ phân bố ốc cối Conus trên thế giới
(http://128.192.10.160/mp/20m?kind=Conus)
Tại Việt Nam, ốc cối phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển thuộc khu vực
Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng đến Kiên Giang và quanh các hải đảo (như Trường Sa,

Hoàng Sa, Côn Đảo) với khoảng 76 loài (Hylleberg và Kilburm, 2003).
Hylleberg, và Kilburm (2003) trong khuôn khổ dự án Tropical Marine
Molluscs Program (TMMP) đã công bố 76 loài ốc cối được tìm thấy ở vùng biển
Việt Nam. Một số loài ốc cối phổ biến ở Việt Nam như ốc cối nâu (C. vexilum), ốc
cối vàng (C. quercinus), ốc cối địa lý (C. geographus), ốc cối vua (C. imperrialis)
vv được ghi nhận vùng phân bố là Vũng Tàu, Nha Trang, Phan Rang, đảo Cơn
Sơn, đảo Phú Quý, Long Hạ, vùng biển Ấn Độ-Thái Bình Dương;
(Bảng 1.1).


Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình

11


SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH


Bảng 1.1: Đặc điểm phân bố, sinh thái và kích cỡ trung bình của một số loài ốc phổ biến ở biển Việt Nam

( />).

STT

Tên thông
thường
Tên khoa học Vùng phân bố Mức độ phổ
biến
Sinh thái Kích cỡ trung
binh

1 ốc cối sọc
vàng
Conus
polygrammus
Vũng Tàu, Khánh Hòa, Tây Thái
Bình Dương
xx Vùng xa bờ 4cm (1,5in)
2 ốc cối nâu C. vexilum Vũng Tàu, Nha Trang, Phan
Rang, đảo Con Son, Ấn Độ- Thái
Bình Dương
xxxx Vùng xa bờ 8cm(3,2in)
3 ốc cối vàng

C. quercinus Vũng Tàu, Nha Trang, Phan
Rang, Đảo Côn Sơn, Tây Ấn Độ-
Thái Bình Dương
xxxx Rạn san hô và đáy cát

9cm (3,5in)
4 ốc cối địa

C. geographus Vũng Tàu, Nha Trang, Phan
Rang, Đảo Côn Sơn, Ấn Độ-
Thái Bình Dương
xxx Rạn san hô 7 (2,8n)
5 ốc cối vua

C. imperrialis Vũng Tàu, Nha Trang, Phan
Rang, Đảo Côn Sơn, Ấn Độ-
Thái Bình Dương

xxxx Rạn san hô ở vùng
nước nông
7cm (2.8n)
6 ốc cối văn C. striatus Vũng Tàu, Nha Trang, Phan
Rang, Đảo Côn Sơn, Ấn Độ-
Thái Bình Dương
xxxx Vùng nước nông 9cm (3,5in)
7 Ốc cối mắt
vòng thon
Conus Episcopatus
da montta
Vũng Tàu, Nha Trang, Phan
Rang, Đảo Côn Sơn, Ấn Độ-
Thái Bình Dương
xxx Đáy cát 10cm (4in)
Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình

12


SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH

8 Ốc cối vai
nhọn
C. genenralis Vũng Tàu, Nha Trang, Phan
Rang, Đảo Côn Sơn, Ấn Độ-
Thái Bình Dương
xxxx Đáy cát
9 Ốc cói đầu
tím

C. litteratus Vũng Tàu, Nha Trang, Phan
Rang, Đảo Côn Sơn, Ấn Độ-
Thái Bình Dương
xxxx Vùng triều và dưới
triều
9cm (3,5in)
10 Ốc cối địa
lý nhí
C. obscunus Vũng Tàu, Nha Trang, Phan
Rang, Đảo Côn Sơn, Ấn Độ-
Thái Bình Dương
xxxx Vùng xa bờ 6cm (2,5in)
11 Ốc cối
vàng nhạt
C. distans Vũng Tàu, Nha Trang, Phan
Rang, Đảo Côn Sơn, Ấn Độ-
Thái Bình Dương
xxxx Vùng xa bờ 9cm (3,5in)
12 Ốc cối e-ra C. ebraens Vũng Tàu, Khánh Hòa, Phan
Rang
xxxx Vùng triều sâu
khoảng 40m
3,5cm (1,4in)
Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình

13


SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH
I.2.1.2. Đặc điểm hình thái bên ngoài và cấu tạo bên trong của ốc cối

* Đặc điểm hình thái bên ngoài
Ốc cối có hình dạng như trái tim (một số vùng ở Việt Nam ngư dân thường
gọi là ốc trái tim), cùng với sự đa dạng về loài thì chúng cũng có kích cỡ rất khác
nhau. Loài có kích cỡ lớn nhất có dài đến 23cm (Röckel và cs, 1995), ốc cối thường
có màu sắc sặc sỡ và có hoa văn rất thú vị. Ốc cối có vỏ dạng hình thoi thuôn dài,
dày, tầng thân lớn, miệng vỏ hẹp dài, trục vỏ thẳng, không có nếp uốn vặn, mép
trong và mép ngoài miệng vỏ đơn giản, nắp vỏ bằng chất sừng, da vỏ có vân màu
phân bố. Vỏ tạo thành ống rỗng cuộn vòng quanh trục chính thành các vòng xoắn,
thường theo chiều thuận với chiều kim đồng hồ. Đầu có 1 xúc tu (râu), toàn thân
được bao bọc trong vỏ dưới một lớp nhày.
Các chỉ tiêu phân loại ốc cối dựa vào đặc điểm hình thái vỏ được mô tả ở hình 1.2:










Hình 1.2: Các thông số hình thái vỏ của ốc cối (Conus spp.)
Vỏ của ốc cối thường có 3 dạng hình thái khác nhau: hình nón, hình nón
rộng và hình nón hẹp (Hình 1.3). Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để
phân loại ốc. Loài C. betulinus, C. litteratus và C. leopardus thuộc nhóm ốc có hình
nón rộng. Loài C. capitaneus, C. bandanus và C. marmoreus thuộc nhóm có hình
nón và C. lynceus thuộc nhóm có hình nón hẹp.
Tháp v



Mương trư
ớc miệng vỏ

Mép trong mi
ệng vỏ

Mi
ệng vỏ

Xoang v


Đáy v


Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình

14


SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH















Hình 1.3: Các dạng hình thái vỏ khác nhau của ốc cối (Conus spp.)
* Cấu tạo bên trong của ốc cối
Cấu tạo trong của ốc cối gồm các bộ phận như mô tả ở hình 1.4:










Hình 1.4: Cấu tạo bên trong của ốc cối
1) Vòi hút (Proboscis): vòi hút là vũ khí săn mồi của ốc cối. Độc tố được tiêm vào
con mồi bằng các răng chứa trong túi răng chitin. Vòi hút có thể duỗi dài ra gấp 2
lần cở thể ốc cối.
2) Súc tu (Siphon): siphon của ốc có chức năng như mũi. Đó là một túi có thể duỗi
dài ra và phát hiện con mồi trong môi trường nước xung quanh. Nó cũng góp phần
đưa nước đến mang giúp cho quá trình hô hấp.
3) Mắt : ốc cối có 2 mắt, nằm ở 2 bên miệng. Hiện tại vẫn chưa biết được về khả năng nhìn
của ốc cối hay câu hỏi đặt ra là liệu có đủ ánh sáng ở các vùng biển sâu hay không?
Hình nón: Phần chóp
không cao và kh
ông th

ấp
Hình nón rộng: Phần chóp
th
ấp hay bằng phẳng

Hình nón hẹp: Phần chóp
cao so v
ới c
ơ th



Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình

15


SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH
4) Miệng : ốc cối có miệng có thể mở rộng ra phía trước để nuốt con mồi. Hệ thống
cơ có thể co duỗi để đưa miệng vào trong vỏ.
5) Chân : chân có cấu tạo bằng cơ giúp ốc cối di chuyển trên các bề mặt.
* Chế độ dinh dưỡng và phương thức săn mồi
Ốc cối là động vật ăn thịt (canivorous), có tính chuyên hóa cao, chúng ăn
mồi sống. Thức ăn chính của chúng là các loài cá nhỏ (piscivorous) 70%, giun biển
(vermivorous) 15%, nhuyễn thể (molluscivorous) 15%, và ngay cả các loài ốc cối
khác (Terlau và Olivera, 2004; Olivera và cs, 2002). Chúng có một cơ quan bắt mồi
chuyên biệt là dải răng kitin. Răng kitin của ốc cối thì hõm sâu và có gai, giống như
những cây lao thu nhỏ. (chiều dài của răng thường khoảng vài mm, nhưng đôi khi
có thể lên tới 10mm). Khi ốc cối nhận ra đối tượng, thì vòi của chúng sẽ kéo dài ra,
và nhờ một lực co cơ mà những mũi tên từ ống vòi được phóng rất nhanh, kèm theo

một lượng lớn độc tố được phóng thích, làm tê liệt nhanh chóng con mồi. Sự tấn
công này chỉ xảy ra trong khoảng một phần nghìn giây. Chất độc sẽ làm tê liệt con
mồi và gây tử vong cho đối tượng trong thời gian rất ngắn.
- Loài ăn cá (Piscivorous): Ốc cối săn mồi các loại cá nhỏ được goi là piscivorous.
Có 2 loại phương thức săn mồi đối với ốc cối ăn cá: săn mồi bằng móc câu (hook-
and-line hunters) và săn mồi bằng lưới (net hunters).
+ Phương thức săn mồi theo dạng móc câu (Hình 1.5)
Ốc cối phóng răng kitin có móc gai để giữ chặt đồng thời tiêm chất độc vào
con mồi, sử dụng vòi hút giống như 1 cần câu cá, chúng sử dụng ống siphon-1 cơ
quan như mũi để tìm kiếm con mồi xung quanh vùng nước. Nếu phát hiện mồi
chúng sẽ mở rộng vòi (vòi có thể mở rộng gấp đôi chiều dài cơ thể) trong vòi có lao
móc chứa nọc độc sẽ bắn vào cơ thể con mồi. Nọc độc từ lao móc là hỗn hợp của
nhiều chất độc khác nhau sẽ xâm nhập vào cơ thể và làm tê liệt con mồi, ban đầu
con mồi sẽ co giật mạnh vài giây sau đó bất động và cứng đờ. Răng kitin có các gai
móc buộc chặt con mồi vào vòi của nó, con mồi nhanh chóng được cuốn vào miệng
để ốc có thể ăn. Càc loài ốc săn mồi theo cách này cần con mồi trở nên cứng đờ để
có thể dễ dàng nuốt chúng.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình

16


SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH








Hình 1.5: Phương thức săn mồi theo dạng móc câu của ốc cối
(
+ Phương thức săn mồi theo dạng lưới (Hình 1.6)
Một hoặc nhiều con mồi bị bắt giữ thông qua vòi được mở rộng như lưới sau
đó tiêm chất độc vào chúng thông qua các gai móc để làm tê liệt con mồi. Một số
loài có vòi hút ở ngoài giống như ngón tay làm con mồi nhầm tưởng là hải quỳ.
Phần miệng mở rộng trông giống như một cái bát san hô hoặc nơi trú ẩn trên rạn san
hô. Ở các loài săn mồi theo cách này độc tố của chúng gây ra dạng tê liệt mềm, quá
trính tiêu hóa con mồi sẽ kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.






Hình 1.6: Phương thức bắt mồi dạng lưới của ốc cối
(
- Loài ăn nhuyễn thể (Molluscivorous) : ốc cối ăn các loài nhuyễn thể khác được
gọi là molluscivorous. Một vài loài ốc cối ăn các loài ốc khác như là ốc tiền
(cowries), olive shells, turbo snails, và conch snails, trong khi đó các loài khác lại
ăn các loài ốc cối khác. Những loài ốc này có thể giết và nuốt những con mồi lớn
hơn chúng.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình

17


SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH
- Loài ăn giun biển (Vermivorous) : ốc cối ăn các loài giun biển (polychate) được
gọi là vermivorous. Ốc cối ăn giun biển dùng hệ thống phân phối độc tố tương tự

như ốc ăn cá và nhuyễn thể. Khi con mồi bị tiêm nọc độc và tê liệt, ốc cối sẽ nhanh
chóng tiêu hóa chúng.
I.2.1.3. Đặc điểm sinh học và sinh sản
* Tuổi thọ, kích cỡ và trọng lượng
Dựa vào chỉ tiêu sinh trưởng của vỏ thì vòng đời của ốc cối kéo dài khoảng
10-15 năm trong tự nhiên, cũng như trong điều kiện nuôi nhốt. Chúng có thể đạt
đến kích cỡ chiều dài tối đa là 23cm, nhưng hầu hết các loài đều có kích thước nhỏ
dưới 8cm, và khối lượng dưới 100g (Rockel và cs, 1995).
* Tập tính sống
Ốc cối thường sống đơn lẻ, nhưng một số loài được tìm thấy với số lượng
lớn ở một số khu vực riêng biệt do môi trường sống thích hợp. Chúng đạt đến mật
độ tối đa là 40 cá thể/m
2
, nhưng thường có số lượng ít phong phú hơn (Korn và cs, 2001).
Phần lớn các loài ốc cối săn mồi vào ban đêm. Mặc dù chúng có cuống mắt
nhưng tầm nhìn của chúng rất kém, và chúng được cho là sử dụng khả năng cảm
nhận hóa học để tìm kiếm con mồi. Mặc dù một số loài có thể thích nghi với vùng
nước lạnh, và một số loài, bao gồm các loài có vỏ lớn có thể được tìm thấy ở độ sâu
≥ 100m, ốc cối đa dạng nhất ở vùng nước nông nhiệt đới. Trên một triền san hô ở
trung tâm vùng biển Ấn Độ- Thái Bình Dương, hơn 30 loài ốc khác nhau đã được
tìm thấy (Korn và cs, 2001).
* Đặc điểm sinh sản

Sinh sản của ốc cối vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi, nhưng hầu hết các
loài này đều có sự phân chia giới tính và thụ tinh trong. Quá trình thụ tinh tiến hành
trong xoang áo. Cơ quan giao phối là một tua đầu biến đổi, có rãnh ở giữa và các
giác bám kém phát triển. Khi thụ tinh thì con đực lấy một ít bao tinh từ túi Needham
rồi chuyển vào xoang áo của con cái và gắn chặt vào lỗ sinh dục cái. Trứng bé và có
ít noãn hoàng. Noãn hoàng dùng để cung cấp chất dự trữ cho quá trình phát triển
Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình


18


SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH
của phôi. Trong quá trình phát triển mắt được hình thành từ lá phôi ngoài, tua miệng
được chuyển ra phía trước và xếp quanh miệng. Phát triển trực tiếp không qua biến thái.
Trứng được đẻ một lần trong năm. Mỗi trứng được bao bọc bởi nhiều nang
trứng, mỗi nang trứng lại chứa rất nhiều trứng khác nhau. Ấu trùng và con non của
ốc cối thường có 2 hình thức chính: Dạng ấu trùng Veliger (ấu trùng bơi lội tự do),
và dạng con non Veliconcha (có hình dáng gần giống cá thể trưởng thành). Thời kì
đầu của quá trình phát triển thường bị hạn chế, bởi số lượng ấu trùng bị hao hụt rất
nhiều. Do đó, trong quá trình ương nuôi ốc cối thường gặp nhiều khó khăn. Thời kì
ấu trùng sống ngoài khơi thường kéo dài khoảng từ 1 đến 50 ngày. Ngoài ra sự lai
giống của ốc cối vẫn chưa được thông báo. Vòng đời của ốc cối được trình bày ở
hình 1.7:










Hình 1.7: Vòng đời của ốc cối (Conus spp.) (Rockel và cs, 1995)
I.2.2. Tổng quan độc tố ốc cối
I.2.2.1. Giới thiệu về độc tố ốc cối
Độc tố ốc cối (conotoxin) là những đoạn peptide nhỏ dài 12 - 46 axit amin,

giàu liên kết disulfide, có hoạt tính gây độc thần kinh gọi là conotoxin. Chúng được
tiết ra từ cơ quan miệng có răng sừng dạng kim và một ống xoắn gắn với một túi
chứa dạng bầu có thể co bóp.
Đây
là vũ khí hữu hiệu giúp chúng bắt mồi, cạnh tranh
sinh học và tự bảo vệ. Mỗi loài ốc chứa một loại độc tố riêng, mỗi loại độc tố lại là
một hỗn hợp các peptide độc rất phức tạp, có cấu trúc và tính dược lý đặc trưng.

Đồ án tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Đăng Nghĩa & TS. Đặng Thúy Bình

19


SVTH: Lê Thị Bích Hảo – Lớp 49SH
Conotoxin gồm có các conopeptide (những peptide nhỏ chứa nhiều liên kết
disulfide và gốc cysteine) và conantokins (những peptide không chứa gốc cysteine
mà thường đặc trưng bởi gốc gama – carbocyglutamic acid – Gla).
Tuyến nọc độc chứa lượng lớn các peptide có tác động chọn lọc lên hệ thần
kinh ngoại biên và trung tâm thần kinh của động vật có xương sống và không
xương sống. Các thành phần khác nhau sẽ có tác động riêng biệt lên các ion và các
thụ thể cũng như các nhân tố khác của hệ thông tin liên lạc giữa các tế bào. Tập tính
ăn của các loài ốc sẽ dẫn đến sự khác nhau trong thành phần của conotoxin, điều
này giải thích cho sự đa dạng của các peptide độc tố. Hầu hết conotoxin ở các loài
ốc ăn cá có sự đa dạng hơn các loài ăn giun và nhuyễn thể (Olivera, 1985).
Tuyến nọc độc của ốc cối chứa peptide ngắn được gọi là conotoxin, mỗi loài
ốc cối sản sinh ra một hỗn hợp các peptide độc rất phực tạp, có cấu trúc và tính
dược lý đặc trưng. Conotoxin gồm những nhóm sau:
• Conotoxin tác động lên kênh natri:
µ
µ

,

0- và
δ
- conotoxin.
• Conotoxin tác động lên kênh canxi: nhóm
ω
conotoxin.
• Conotoxin tác động lên thụ thể nicotinic acetylcholine: họ
α
conotoxin.
• Conotoxin tác động lên kênh kali:
κ
- conotoxin.
• Conotoxin tác động lên N – methyl – D – Aspatide: họ conantokin.
I.2.2.2. Cấu tạo bộ máy sinh độc tố
Đặc tính của ốc là loài di chuyển chậm nên dễ bị các loài động vật ăn thịt
khác tấn công. Do đó, muốn tồn tại và phát triển cơ thể chúng phải có cấu tạo đặc
biệt để thích nghi với điều kiện môi trường. Cơ quan đó chính là tuyến độc. Tuyến
độc tiết ra nọc độc giúp chúng bắt những con mồi xa dễ dàng bằng cách tấn công
làm tê liệt con mồi, mặt khác tuyến độc còn là vũ khí giúp chúng tự vệ cũng như
tiêu diệt kẻ thù.
Tuyến nọc độc của ốc cối gồm 4 bộ phận : túi nọc độc, ống dẫn độc, vòi
hút, túi răng kitin. Cấu tạo tuyến nọc độc của ốc cối được trình bày ở hình 1.8:


×