Tuyển tập Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ 4
doi: 10.15625/vap.2022.0139
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CHẤT GỖ CAO SU ĐẾN
SẢN LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG NẤM LINH CHI
(Ganoderma lucidum)
Đỗ Thị Xuân1, Trần Văn Bé Năm1, Nguyễn Bá Thái2, Đỗ Tấn Khang1, Trần Nhân Dũng1*
Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ
1
2
Học viên cao học, Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học,
Trường Đại học Cần Thơ
*Email:
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá sự sinh trưởng của ba nấm Linh chi và tuyển chọn
nguồn cơ chất thích hợp để trồng nấm Linh chi trong điều kiện phịng thí nghiệm. Ba dịng nấm được nghiên
cứu sự phát triển hệ sợi trên môi trường PDA, môi trường hạt và môi trường cơ chất (mùn cưa, gỗ nhỏ, gỗ to
từ cây cao su). Thành phần năng suất được đánh giá thơng qua đường kính và trọng lượng quả thể. Đặc tính
chất lượng được đánh giá trên hàm lượng polysaccharide và chỉ số IC50. Kết quả nghiên cứu cho thấy dòng
nấm Nhật phát triển chậm nhất, kế đó là dòng Thất Sơn, dịng Hàn Q́c phát triển nhanh nhất, trên môi
trường PDA, meo hạt và cơ chất trồng quả thể. Đới với cơ chất gỗ to, dịng Thất Sơn có hàm lượng
polysaccharide cao nhất (0,68 g/L). Dịng Hàn q́c có giá trị kháng oxide IC50 quả thể tốt nhất trên gỗ nhỏ
(161,85 µg/mL). Dựa trên kết quả so sánh trình tự, dịng Hàn Q́c và dịng Nhật có độ tương đồng tương tự
như nấm Ganoderma lucidum, dòng nấm Linh chi Thất Sơn có độ tương đồng với nấm Ganoderma australe.
Từ đó cho thấy, dòng nấm Linh chi Hàn, Linh chi Thất Sơn được trồng trên cơ chất gỗ to có tiềm năng để sản
xuất các sản phẩm thương mại có hàm lượng polysaccharide, hoạt tính oxy hố cao.
Từ khóa: Ganoderma lucidum, gỗ nhỏ, gỗ to, IC50, mùn cưa, polysaccharide.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nấm Linh chi là một trong những loại nấm dược liệu phá gỗ, đặc biệt trên các cây thuộc bộ
Đậu (Fabales). Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng trong các thành phần của nấm Linh chi
(tơ nấm, quả thể, bào tử) có chứa các nhóm chất có hoạt tính sinh học như: triterpenoid,
polysaccharide, nucleotide, strerol, alkaloid, steroid [1, 2, 3, 4]. Các nhóm chất này có tác dụng
tăng cường hệ thống miễn dịch, kháng khuẩn, kháng virus (bao gồm virus HIV), chớng lão hóa,
chớng oxy hóa, chớng sự phát triển khối u,… [1, 4, 5].
Trong khai thác lâm nghiệp đặc biệt là thu nhựa cao su, gỗ cao su được thải bỏ sau khi khai
thác nhựa như mùn cưa cao su, gỗ cây cao su. Gỗ cao su có 2 loại: gỗ nhỏ và gỗ to. Các nguồn phụ
phẩm này có tiềm năng làm cơ chất để trồng nấm Linh chi. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu về so
sánh ảnh hưởng của các loại giá thể từ phụ phẩm của cao su lên năng suất, sản lượng, chất lượng
của nấm Linh chi. Do đó nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu chọn nguồn cơ chất thích hợp để
trồng nấm Linh chi cho sản lượng cao, chất lượng tốt và đạt hiệu quả kinh tế cao.
91
Đỗ Thị Xuân và cs.
2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Phương tiện nghiên cứu
Giớng nấm: Giớng/dịng nấm Linh chi Nhật Bản, Linh chi Hàn Quốc và Linh chi Thất Sơn
được cung cấp từ ngân hàng giống của Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường
Đại học Cần Thơ. Dịng nấm Linh chi Nhật, Linh chi Hàn Q́c được phân lập từ giống nấm phỗ
biến từ Hàn Quốc và Nhật. Dòng nấm Linh chi Thất Sơn được phân lập từ Trường Đại học An
Giang có nguồn gốc trên Thất Sơn, Châu Đốc - An Giang.
Cơ chất phục vụ nghiên cứu: Cơ chất cấp 1: môi trường PDA được sử dụng để khảo sát tốc
độ lan tơ cấp 1 của 3 dòng nấm. Cơ chất cấp 2: hỗn hợp hạt lúa, cám gạo và cám bắp được phối
trộn với tỉ lệ 9: 0,5:0,5. Cơ chất cấp 3: Cơ chất cây cao su được được mua tại Tây Ninh và chuẩn bị
bao gồm giá thể là (1). Mùn cưa cao su được xử lý với nước vôi và cho vào túi chịu nhiệt với
đường kính 10 cm, dài 25 cm; (2). Gỗ to cây cao su có đường kính 15 - 20 cm, dài 25 cm và (3) Gỗ
nhỏ cây cao su có đường kính 5 - 10 cm, dài 25 cm.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Định danh các dòng nấm Linh chi
Ba dịng nấm Linh chi được ni cấy và tách dịng trên mơi trường PDA. Hình thái và độ
thuần của tơ nấm được kiểm tra dưới kính hiển vi điện tử tại Phịng thí nghiệm chun sâu Trường Đại học Cần Thơ. Đánh giá tốc độ lan tơ của 3 dịng nấm trên mơi trường PDA [6]. Hệ sợi
khuẩn ty của các dịng nấm được thu, trích DNA theo quy trình của Gardes & Burns (1993) [7] và
tiến hành thực hiện phản ứng PCR với cặp mồi ITS1 (5’-TCCGTAGGTGAACCTGCGG-3’) và
ITS4 (5’-TCCTCCGCTTATTGATATGC-3’) [8]. Sản phẩm PCR được kiểm tra và gửi giải trình
tự tại Công ty Macrogen Hàn Quốc. Sau đó dùng phần mềm BLAST (Basic Local Alignment
Search Tool) so sánh trình tự trên cơ sở dữ liệu trên Ngân hàng Gen NCBI (National Center for
Biotechnology Information) để xác định loài [9].
2.2.2. Khảo sát sự phát triển của khuẩn ty nấm Linh chi trên môi trường meo cấp 1 và cấp 2
Thí nghiệm 1: Đánh giá sự sinh trưởng của hệ sợi nấm của 3 giớng/dịng nấm Linh chi được
nuôi cấy trên môi trường dịch chiết của khoai tây (PDA) với thành phần môi trường như sau: 200 g
dịch chiết khoai tây + 20 g D-glucose + 15 g agar.
Thí nghiệm 2: Khảo sát sự phát triển khuẩn ty của 3 dịng nấm Linh chi phát triển trên mơi
trường meo hạt từ hạt lúa tài nguyên có bổ sung cám gạo và cám bắp với tỉ lệ 9: 0,5: 0,5 (meo cấp 2).
Thí nghiệm được bớ trí thể thức hồn tồn ngẫu nhiên với 2 nhân tớ của 3 dòng nấm và tại
các ngày khảo sát. Hệ sợi tơ của mỗi dịng nấm Linh chi được ni trên đĩa Petri (Thí nghiệm 1) và
trên meo hạt (Thí nghiệm 2) với 3 lần lặp lại và mỗi lặp lại với 5 đĩa Petri hoặc 5 bịch meo hạt với
tổng cộng 45 đơn vị thí nghiệm. Các chỉ tiêu theo dõi ở Thí nghiệm 1 bao gồm: Tớc độ mọc trung
bình của hệ sợi (mm/ngày), thời gian hệ sợi mọc kín đĩa, độ dày hệ sợi nấm. Trong đó, tốc độ lan tơ
bằng chiều dài tơ nấm/số ngày cấy.
2.2.3. Khảo sát sản lượng của 3 dòng nấm Linh chi trồng trên cơ các cơ chất từ gỗ cây cao su
Đánh giá sự sinh trưởng và hình thành quả thể của ba dòng nấm Linh chi trên các loại cơ chất
của mùn cưa cao su, gỗ to và gỗ nhỏ. Thí nghiệm được bớ trí hồn tồn tồn ngẫu nhiên theo kiểu
thừa sớ với 2 nhân tớ bao gồm dịng nấm Linh chi (Linh chi Nhật A1, Linh chi Hàn A2 và Linh chi
92
Khảo sát ảnh hưởng của cơ chất gỗ cao su đến sản lượng và chất lượng nấm Linh chi …
Thất Sơn A3) và loại cơ chất (mùn cưa cao su B0, gỗ nhỏ B1, gỗ to B2), với 9 nghiệm thức, ba lần
lặp lại và mỗi lần lặp lại là 10 đơn vị với tổng cộng là 270 đơn vị thí nghiệm.
- Quy trình trồng nấm Linh chi trên mùn cưa được thực hiện theo Hình 1.
Hình 1. Quy trình trồng nấm Linh chi trên mùn cưa
- Quy trình trồng nấm Linh chi trên cơ chất gỗ cao su
Bước 1: Xử lí nguyên liệu.
Gỗ cao su được mua từ Tây Ninh và cắt thành từng khúc nhỏ với chiều dài các khúc 25 cm.
Tiến hành quét vôi lên vết cắt và chờ cho đến khi lớp vôi khô và tiến hành ngâm thân cây trong
nước vôi 1 % trong 1 tuần, vớt ra để ráo nước sau đó cho từng khúc gỗ vào bọc nylon chịu nhiệt rồi
đem đi thanh trùng bằng nồi công suất lớn, hấp ở nhiệt độ cao liên tục trong 24 giờ.
Bước 2: Chủng meo giống.
Chọn meo giớng là những bịch có tớc độ lan tơ nhanh, trắng đều, khơng nhiễm bệnh từ thí
nghiệm 2.2.2. Mở bọc nylon chứa gỗ, giống nấm được chủng vào khúc gỗ (trong bọc nylon đã
thanh trùng) với lượng khoảng 3 muỗng cà phê/khúc gỗ, meo cấy được để gọn trên bề mặt cắt của
khúc gỗ tránh làm meo rơi xuống đáy bịch.
Bước 3: Chăm sóc và thu hoạch.
Sau khi chủng nấm, các khúc gỗ được đặt nằm ngang trên các kệ trong nhà trồng có hệ thớng
phun sương để ủ. Bổ sung ẩm độ để đạt 60 - 65 % và giai đoạn quả thể phát triển tạo độ ẩm nhà trồng
từ 85 - 95 %. Quả thể (tai nấm) tăng trưởng đến khi khơng cịn viền trắng trên nấm thì thu hoạch.
Chỉ tiêu đánh giá: Tớc độ lan tơ (cm/ngày), thời gian tơ nấm ăn kín đáy bịch phơi hoặc khúc
gỗ (ngày), ghi nhận thời gian thu hoạch quả thể trên các cơ chất xác định đường kính quả thể (cm)
to nhất trong một cụm quả thể phát triển từ một bịch phôi của mỗi nghiệm thức; khối lượng quả thể
tươi được xác định bằng cách cân cụm quả thể nấm phát triển từ mỗi bịch cơ chất và quan sát hình
thái giải phẩu của nấm Linh chi theo thời gian sinh trưởng và phát triển quả thể.
93
Đỗ Thị Xuân và cs.
2.2.4. Đính tính và định lượng thành phần của một số dược tính có trong nấm
Định tính các thành phần dược tính có trong nấm Linh chi bao gồm saponin, triterpenoid bằng
phản ứng Liebermann-Burchard, khả năng kháng oxy hóa của các dòng nấm theo phương pháp của
Gounder & Lingamallu (2012) [10].
Định lượng hàm lượng polysaccharide được thực hiện bằng phương pháp tạo dịch chiết của
Yihui Gao và cs. (2001) [11] và xác định hàm lượng polysaccharide theo phương pháp của Tang &
Zhong (2002) [12].
2.2.5. Phương pháp phân tích số liệu
Sớ liệu thu thập được lưu trữ bằng phần mềm Excel 2013 và xử lý bằng phần mềm Minitab
16.0, phân tích phương sai (ANOVA). So sánh trung bình các nghiệm thức theo phương pháp kiểm
định Tukey.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khảo sát sự tăng trưởng khuẩn ty của các dịng nấm Linh chi trên mơi trường PDA
Hình 2. Khuẩn ty các dịng nấm Linh chi trên môi trường nhân giống cấp 1 trên môi trường PDA và
được chụp dưới kính hiển vi điện tử SEM (10 kV, SEM-5500)
Ghi chú: Hình A, Hình B, Hình C: Khuẩn ty dòng nấm Linh chi Nhật, Linh chi Bảy Núi, Linh chi Hàn sau 4
ngày cấy giống trên đĩa petri có kích thước 8 cm (giống đã được phân lập thuần từ quả thể). Hình D, Hình E,
Hình F: Khuẩn ty dòng nấm Linh chi Nhật (ngày 7), Linh chi Bảy Núi (ngày 6), Linh chi Hàn (ngày 5) khi tơ
lan kín bề mặt đĩa và đạt yêu cầu giống cấp 1; Hình G, Hình H: Khuẩn ty ở ngày cấy thứ 4 ở độ phóng đại
900X (20 𝜇𝑚) và 3.000X (5 𝜇𝑚); Hình I, Hình K: Khuẩn ty ở ngày cấy thứ 10 ở độ phóng đại 900X (20 𝜇𝑚)
và 3.000X (5 𝜇𝑚).
Sau 5 ngày khảo sát cho thấy tớc độ lan tơ của ba dịng nấm tăng dần theo thời gian, trong đó
dịng nấm Linh chi Hàn Q́c có tốc độ lan tơ nhanh nhất (8,0 cm), tiếp đến là dịng Thất Sơn và
dịng Nhật có tớc độ lan tơ chậm nhất. Tốc độ lan tơ trung bình theo dòng nấm (cm/ngày) giữa các
dòng nấm khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5 %, trong đó dịng Hàn Q́c tăng trưởng
nhanh hơn dịng Thất Sơn và cao hơn dòng Nhật, tương ứng với kết quả khảo sát tớc độ tăng
trưởng của 2 dịng nấm Linh chi Nhật và Linh chi Hàn Quốc. Thời gian lan tơ đạt yêu cầu giống
cấp 1 (ngày) nhanh nhất là dịng Hàn Q́c là 4,77 ngày; dịng Thất Sơn là 6,38 ngày; dòng Nhật là
94
Khảo sát ảnh hưởng của cơ chất gỗ cao su đến sản lượng và chất lượng nấm Linh chi …
7,23 ngày, trong đó sự tăng trưởng trên PDA của dòng Linh chi Hàn Q́c tương với dịng nấm
Linh chi Đỏ Nhật [13].
Kết quả quan sát sự phát triển của tơ nấm cho thấy các dòng nấm Linh chi này có đặc điểm
khá tương đồng về màu sắc và mật độ sợi nấm: màu trắng, tơ dày đều và khuẩn ty phát triển đới
xứng toả trịn trên bề mặt cơ chất PDA từ điểm cấy trong giai đoạn tăng trưởng, sau đó hệ sợi
chuyển sang vàng ở giai đoạn lão hoá. Sợi khuẩn ty chủ yếu sinh trưởng, phát triển trên bề mặt và
không tạo khuẩn ty ăn sâu vào phần cơ chất (Hình 2).
Tuy nhiên màu sắc, cách lan tơ của các dòng nấm Linh chi có sự khác biệt ở ngày cấy giớng
sớ 4. Hình (A) dịng Nhật khuẩn ty có màu sắc trắng sáng, sợi tơ dày, mịn. Hình (B) dòng Thất Sơn
khuẩn ty có màu trắng đục, sợi tơ dày, trơn. Hình (C) dịng Hàn Q́c khuẩn ty có màu trắng trong,
sợi tơ dày, gồ ghề. Hình D, Hình E, Hình F khuẩn ty ở các dòng nấm Linh chi sau khi đạt kích
thước tới đa trên đĩa petri: hệ sợi đồng nhất, tơ lan kín bề mặt đĩa Petri. Do sự tăng trưởng quá
nhanh nên hệ sợi của 2 dịng Hàn Q́c và dịng Thất Sơn có hiện tượng tạo bào tử sớm hơn dòng
Nhật và chuyển sang màu vàng trong các ngày tiếp theo.
3.2. Khảo sát sự tăng trưởng khuẩn ty của các dòng nấm Linh chi trên môi trường meo hạt
Sau 7 ngày khảo sát thì kết quả Bảng 1 cho thấy tốc độ lan tơ trung bình theo dòng nấm
(cm/ngày) của Linh chi Hàn là nhanh nhất (tương ứng 1,14 cm/ngày), tiếp theo là dịng Thất Sơn
(tương ứng 0,98 cm/ngày), ći cùng là dịng Nhật (tương ứng 0,85 cm/ngày).
Bảng 1. Tớc độ, thời gian lan tơ của các dòng tơ nấm Linh chi trên mơi trường nhân giớng meo hạt
Dịng nấm
Thời gian lan tơ (cm)
Ngày 1
Ngày 3
Ngày 5
Ngày 7
Tốc độ lan tơ trung
bình theo dịng
nấm (cm/ngày)
Linh chi Nhật
0,86G,c
2,55E,c
4,29C,c
6,03A,c
0,85c
8,33c
Linh chi Hàn
1,39G,a
3,64E,a
5,71C,a
7,00A,a
1,14a
6,20a
Linh chi Thất Sơn
1,17G,b
3,15E,b
5,07C,b
6,85A,ab
0,98b
7,21b
Tớc độ lan tơ trung
bình theo ngày (cm)
1,14G
3,11E
5,02C
6,63A
2,97
7,25
*
*
2,25 %
6,84 %
F
CV(P-value < 0,05)
Thời gian lan tơ
đạt yêu cầu giống
cấp 2 (ngày)
Ghi chú: Các số trung bình trong cùng một cột hoặc hàng có ít nhất một chữ cái theo sau giống nhau thì
khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê qua phép kiểm định Tukey (*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5 %.
Tớc độ lan tơ theo dịng nấm và theo thời gian có sự khác biệt có ý nghĩa thớng kê (p<0,05).
Dịng Hàn Q́c tăng trưởng nhanh nhất, tiếp theo dịng Thất Sơn, ći cùng là dịng Nhật. Thời
gian lan tơ đạt yêu cầu giống cấp 2 cũng có sự khác biệt mang ý nghĩa thớng kê giữa các dịng:
8,33 ngày (Linh chi Nhật); 7,21 ngày (Linh chi Thất Sơn); 6,20 ngày (Linh chi Hàn Quốc). Thời
gian lan tơ trung bình của tất cả các dịng đạt u cầu giớng cấp 2 là 7,25 ngày và tốc độ lan tơ
trung bình của tất cả các dòng là 2,97 cm/ngày. Kết quả này tương ứng với sự tăng tưởng của các
95
Đỗ Thị Xn và cs.
dịng trên mơi trường PDA và tốc độ lan tơ trên môi trường cấp 2 sử dụng meo hạt có xu hướng cao
hơn kết quả trên môi trường nhân giống bổ sung 50 % mùn cưa, 50 % cám gạo [14] cũng như môi
trường lúa có bổ sung MgSO4 và cám gạo (trung bình các nghiệm thức 1,46 cm) [15]. Ba dòng nấm
Linh chi này có đặc điểm khá tương đồng về màu sắc và mật độ sợi nấm khi nhân trong môi trường
meo hạt cấp 2.
3.3. Khảo sát ảnh hưởng của loại cơ chất đến sản lượng của các dịng nấm Linh chi
Tớc độ lan tơ, thời gian thu hoạch quả thể và sinh khối quả thể: Dựa vào kết quả Bảng 2 cho
thấy tốc độ lan tơ trung bình theo dịng nấm (cm/ngày), tớc độ lan tơ trung bình theo cơ chất
(cm/ngày) có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5 %. Dịng Hàn Q́c có tớc độ lan tơ trung bình
rộng nhất và khác biệt ý nghĩa thống kê so với các dòng nấm còn lại. Cơ chất mùn cưa cao su phù
hợp cho quá trình lan tơ của nấm, tiếp đến là gỗ nhỏ và gỗ to lần lượt là 0,59 cm; 0,46 cm và
0,39 cm. Nguyên nhân do kích thước của hạt mùn cưa nhỏ tạo nhiều lỗ rỗng thống khí giúp cho sự
lan tơ đạt nhanh hơn hai loại cơ chất thân gỗ cịn lại. Tớc độ lan tơ trên các loại cơ chất khác nhau
phụ thuộc rất lớn vào cấu trúc hoá học của gỗ như thành phần lignocellulose: cellulose,
hemicellulose và lignin cũng như diện tích bề mặt tiếp xúc của cơ chất với sợi nấm [16].
Bảng 2. Tớc độ lan tơ của các dịng nấm Linh chi trên các cơ chất
Cơ chất
Dòng nấm
Mùn cưa
Gỗ nhỏ
Linh chi Nhật
0,50A,c
0,38B,c
0,35BC,c
0,41c
Linh chi Hàn
0,66A,a
0,54B,a
0,42C,a
0,54a
Linh chi Bảy Núi
0,61A,b
0,44B,b
0,40C,ab
0,48b
0,46B
0,39C
0,48
Tốc độ lan tơ trung bình theo cơ
chất (cm/ngày)
0,59A
Gỗ to
Tốc độ lan tơ trung bình theo
dòng nấm (cm/ngày)
F
*
CV% (P-value < 0,05)
6,96
Ghi chú: Các số trung bình (n=3) trong cùng một cột hoặc hàng có ít nhất một chữ cái theo sau giống nhau
thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê qua phép kiểm định Tukey; (*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5 %. Các
trung bình có 2 kiểm định thì theo thứ tự kiểm định hàng, sau đó kiểm định cột. Tất cả các số liệu trong bảng
là trung bình của các lần lặp lại theo phép kiểm định Tukey. Kích thước cơ chất cấp 3 (mùn cưa, gỗ to, gỗ
nhỏ) theo chiều thẳng đứng là 25 cm.
Dịng Hàn Q́c có thời gian thu hoạch quả thể ngắn nhất (94,33 ngày), khác biệt ý nghĩa
thớng kê so với hai dịng Nhật và dịng Thất Sơn (lần lượt 110,61 ngày và 97,44 ngày). Cơ chất
mùn cưa có thời gian thu quả thể ngắn nhất tiếp theo là cơ chất gỗ nhỏ và cơ chất gỗ to và khác biệt
có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (Bảng 3). Tuy nhiên, trên cơ chất mùn cưa đường kính quả thể nấm
đạt cao nhất (9,06 cm), khác biệt ý nghĩa thống kê so với cơ chất gỗ to (7,22 cm) và gỗ nhỏ
(5,17 cm). Đường kính, khới lượng quả thể của ba dòng nấm dao động từ 6,92 - 7,02 cm và khác
biệt không ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
96
Khảo sát ảnh hưởng của cơ chất gỗ cao su đến sản lượng và chất lượng nấm Linh chi …
Bảng 3. Thời gian thu hoạch quả thể của các dòng nấm Linh chi trên các cơ chất
Thời gian quả thể được thu hoạch
trên cơ chất (ngày)
Dòng nấm
Mùn cưa
Gỗ nhỏ
Gỗ to
Thời gian thu hoạch
quả thể trung bình theo
dịng nấm (ngày)
Linh chi Nhật
85,78C,a
115,18B,a
130,89A,a
110,61a
Linh chi Hàn
67,22C,b
97,00B,c
118,78A,b
94,33c
Linh chi Thất Sơn
68,55C,b
103,45B,b
120,33A,b
97,44b
105,21B
123,33A
100,59
Thời gian thu hoạch quả thể trung
bình theo cơ chất (ngày)
73,85C
F
**
CV% (P-value < 0,05)
6,00
Ghi chú: Ghi chú: Các số trung bình trong cùng một cột hoặc hàng có ít nhất một chữ cái theo sau giống
nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê qua phép kiểm định Tukey (*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5 %. Các
trung bình có 2 kiểm định thì theo thứ tự kiểm định hàng, sau đó kiểm định cột. Tất cả các số liệu trong bảng
là trung bình của các lần lặp lại theo phép kiểm định Tukey. Kích thước cơ chất cấp 3 (mùn cưa, gỗ to, gỗ
nhỏ) theo chiều thẳng đứng là 25 cm.
Bảng 4. Khới lượng quả thể của các dịng nấm Linh chi trên các cơ chất
Dòng nấm
Khối lượng của quả thể phát triển
trên cơ chất (g)
Mùn cưa
Gỗ nhỏ
Gỗ to
Khối lượng quả thể
trung bình theo dịng nấm (g)
Linh chi Nhật
27,01A,a
8,81C,a
16,52B,a
17,45
Linh chi Hàn Q́c
24,33A,ab
9,59C,a
18,80B,a
17,57
Linh chi Thất Sơn
19,38A,b
10,29C,a
18,91AB,a
16,19
18,08B
17,07
Khối lượng quả thể trung
bình theo cơ chất (g)
23,57A
9,56C
F
*
CV% (P-value < 0,05)
24,09
Ghi chú: Các số trung bình trong cùng một cột hoặc hàng có ít nhất một chữ cái theo sau giống nhau thì
khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê qua phép kiểm định Tukey (*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5 %. Tất cả các
số liệu trong bảng là trung bình của các lần lặp lại theo phép kiểm định Tukey.
97
Đỗ Thị Xuân và cs.
Trên cơ chất mùn cưa thì trọng lượng quả thể đạt cao nhất, khác biệt ý nghĩa thống kê so với
quả thể nấm trên cơ chất gỗ to và gỗ nhỏ (lần lượt 23,57 g; 18,08 g và 9,56 g) (Bảng 4). Do mùn
cưa là cơ chất giàu chất dinh dưỡng, dễ sử dụng nên tốc độ lan tơ nhanh, thời gian hình thành mầm
quả thể sớm, thời gian thu hoạch quả thể ngắn, quả thể có đường kính to đạt khới lượng nhiều nhất;
ngược lại gỗ cao su to (đường kính 15 - 20 cm, dài 25 cm) là cơ chất khó sử dụng nhưng có hàm
lượng dinh dưỡng cao hơn cơ chất gỗ cao su nhỏ (đường kính 5 - 10 cm, dài 25 cm). Đặc điểm về
đường kính, khới lượng của 3 dịng nấm khảo sát khá tương đồng trên cùng một loại cơ chất (chỉ
tiêu hình thái này khá ổn định), tuy nhiên có sự biến động lớn giữa các cơ chất khác nhau [14, 17].
Từ đó cho thấy khối lượng quả thể của nấm Linh chi bị ảnh hưởng bởi nguồn cơ chất của cao su.
3.4. Khảo sát ảnh hưởng của loại cơ chất đến chất lượng của các dòng nấm Linh chi
Định tính một số thành phần dược tính
Định tính saponin và triterpenoid
Thử nghiệm Fontan-Kaudel và định tính triterpenoid bằng phản ứng Liebermann-Burchard
cho thấy sản phẩm nấm Linh chi của 3 giống nấm trồng trên các cơ chất đều chứa saponin dạng
steroid và triterpenoid (Bảng 5).
Bảng 5. Kết quả định tính các thành phần hiện diện trong quả thể nấm
Dịng nấm
Saponin
Triterpenoid
Mùn cưa
Gỗ nhỏ
Gỗ to
Mùn cưa
Gỗ nhỏ
Gỗ to
Linh chi Nhật
+
+
+
+
+
+
Linh chi Hàn
+
+
+
+
+
+
Linh chi Bảy Núi
+
+
+
+
+
+
Ghi chú: + Các thành phần hóa học hiện diện trong quả thể
Định lượng polysaccharide và khảo sát khả năng kháng oxy hoá
Hàm lượng polysaccharide quả thể trung bình theo dòng nấm và theo cơ chất có sự khác biệt ý
nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5 % (Bảng 6). Dòng Thất Sơn có hàm lượng polysaccharide cao nhất
(0,64 g/L), khác biệt ý nghĩa thống kê so với hai dòng nấm còn lại. Quả thể nấm trên cơ chất mùn
cưa có hàm lượng polysaccharide cao hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê so với cơ chất gỗ to
(0,50 g/L) và cơ chất gỗ nhỏ (0,49 g/L). Vậy mùn cưa là cơ chất cho kết quả hàm lượng
polysaccharide quả thể tớt nhất của cả 3 dịng nấm và tổ hợp dòng nấm Linh chi Thất Sơn trên cơ
chất mùn cưa có giá trị lớn nhất. Hàm lượng polysaccharide quả thể trung bình theo dòng nấm trên
cơ chất là 0,51 g/L.
Khả năng kháng oxy hóa (IC50) của quả thể nấm trên tất cả các cơ chất khác biệt ý nghĩa thống
kê ở mức 5 % lần lượt dịng Nhật (200,36 (μg/mL); dịng Hàn Q́c (179,52 (μg/mL) và dòng
Thất Sơn (238,69 (μg/mL). Giá trị IC50 của quả thể phát triển trên gỗ to đạt giá trị IC50 tốt nhất của
cả 3 dòng nấm và tổ hợp dòng nấm Linh chi Hàn Quốc phát triển trên gỗ to có giá trị tốt nhất (thấp
nhất). IC50 quả thể trung bình theo dòng nấm trên cơ chất là 206,19 μg/mL. Phương trình hồi quy
tuyến tính của vitamin C là y = 6,4521x + 1,235 (R2 = 99,93 %), tương đương với giá trị IC50 là
7,558 μg/mL.
98
Khảo sát ảnh hưởng của cơ chất gỗ cao su đến sản lượng và chất lượng nấm Linh chi …
Với các kết quả phân tích có thể nhận định rằng có sự khác biệt hàm lượng polysaccharide và
IC50 của quả thể trên các cơ chất của các dòng nấm, trong đó hàm lượng polysaccharide tương quan
với khối lượng và đường kính quả thể trên các cơ chất. Chỉ sớ IC50 phụ thuộc rất lớn vào chất lượng
của cơ chất sử dụng, cấu trúc những thành phần khác nhau trên cây (thân, cành) và đặc biệt là kích
thước của cơ chất.
Bảng 6. Hàm lượng polysaccharide quả thể của các dòng nấm Linh chi trên các cơ chất
Dịng nấm
Hàm lượng polysaccharide có
trong quả thể của cơ chất (g)
Mùn cưa
Gỗ nhỏ
Gỗ to
HL polysaccharide
của quả thể (g/L)
Linh chi Nhật
0,48A,bc
0,36b,c
0,36b,c
0,40c
Linh chi Hàn Quốc
0,50A,ab
0,46A,b
0,48A,b
0,48b
Linh chi Thất Sơn
0,60B,a
0,64AB,a
0,68A,a
0,64a
Hàm lượng polysaccharide quả thể trung
bình theo cơ chất (g/L)
0,53A
0,49B
0,50B
0,51
F
*
CV(%)
3,33
Ghi chú: Các số trung bình trong cùng một cột hoặc hàng có ít nhất một chữ cái theo sau giống nhau thì
khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê qua phép kiểm định Tukey (*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5 %. Tất cả các
số liệu trong bảng là trung bình của các lần lặp lại theo phép kiểm định Tukey. Hàm lượng polysaccharide
được tính theo cơng thức x= ((OD - b)/a)* HSPL*0,001, trong đó phương trình đường chuẩn y = ax + b
(tương ứng y = 0,0026x + 0,0175), HSPL: hệ số pha loãng = 5.
3.5. Định danh, nhận diện quả thể các dòng nấm Linh chi
Kết quả so sánh trình tự ITS
Kết quả giải trình tự cho thấy dịng nấm Linh chi Hàn Q́c và dịng nấm Linh chi Nhật tương
đồng với dòng nấm Linh chi Ganoderma lucidum. Dòng Nhật tương đồng 99 - 100 %, dòng Hàn
q́c tương đồng 100 %. Dịng nấm Linh chi Thất Sơn tương đồng với dòng nấm Linh chi
Ganoderma australe (97 - 100 %).
Nhận diện đặc điểm hình thái quả thể của các dòng nấm Linh chi
Dựa vào Hình 3 cho thấy màu sắc, đặc điểm hình thái của dòng Nhật và dịng Hàn Q́c khá
tương đồng trong các giai đoạn phát triển (Hình A0 - C0 và Hình A1 - C1), khơng tương đồng với
dịng Thất Sơn (Hình A2 - C2): màu nấm mới nhú màu trắng (Hình A0, Hình A1) phân thành các
thuỳ (chân nấm có màu đỏ, đỉnh thuỳ màu trắng, chân đỉnh có màu vàng) đối với các dịng Nhật,
dịng Hàn Q́c (Hình B0, B1 và Hình C0, C1); mầm nấm quả thể mới nhú có màu trắng (Hình
A2) phân thành hình cánh quạt (tâm quả thể màu vàng nhạt, bìa quả thể màu trắng) (Hình B2, C2).
Tuy nhiên, ở các giai đoạn tiếp theo mặt trên của dòng Nhật quả thể chuyển sang màu đỏ nâu nhạt
(Hình D0 - F0); ngược lại mặt trên của dịng Hàn Quốc quả thể chuyển sang màu đỏ nâu đậm (Hình
99
Đỗ Thị Xuân và cs.
D1 - F1). Ngoài ra, các đặc điểm hình thái quả thể như bìa, độ dày, độ dài cuống, vân nấm có độ
tương đồng cao giữa hai dòng nấm Linh chi này: Bìa có hình bầu dục, phiến dày, cuống dài, vân
nấm ngang. Tuy nhiên, các giai đoạn phát triển của dòng Thất Sơn khá khác biệt với 2 dòng còn lại
về màu sắc lẫn các đặc điểm hình thái: màu sắc chuyển từ trắng sang vàng và cuối cùng quả thể
trưởng thành có màu đỏ cam (Hình A2 - F2).
Hình 3. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của dịng
nấm Linh chi
Hình 4. Quả thể của các dòng nấm Linh chi trên cơ
chất mùn cưa
Ghi chú:
Ghi chú:
Hình A0, Hình B0, Hình C0, Hình D0, Hình E0, Hình
F0: các giai đoạn phát triển của dịng nấm Linh Nhật.
Màu sắc mặt trên quả thể của các dòng nấm: Hình
A (Linh chi Nhật), Hình B (Linh chi Hàn), Hình C
(Linh chi Bảy Núi).
Hình A1, Hình B1, Hình C1, Hình D1, Hình E1, Hình
F1: các giai đoạn phát triển của dịng nấm Linh Hàn.
Hình A2, Hình B2, Hình C2, Hình D2, Hình E2, Hình
F2: các giai đoạn phát triển của dòng nấm Linh chi
Bảy Núi.
Màu sắc mặt dưới quả thể của các dịng nấm:
Hình D (Linh chi Nhật), Hình E (Linh chi Hàn),
Hình F (Linh chi Bảy Núi); Màu sắc hố gỗ của
quả thể: Hình G (Linh chi Nhật), Hình H (Linh chi
Hàn), Hình K (Linh chi Bảy Núi).
Màu sắc quả thể của các dòng nấm Linh chi khá tương đồng nhưng không giống nhau, cụ thể
màu sắc quả thể mặt trên: Linh chi Nhật có màu đỏ nâu nhạt (Hình A), Linh chi Hàn màu đỏ nâu
đậm (Hình B), Linh chi Thất Sơn màu đỏ cam (Hình C); màu sắc quả thể mặt dưới: Linh chi Nhật
có màu xám đậm (Hình G), Linh chi Hàn Quốc màu xám cam (Hình H), Linh chi Thất Sơn màu
xám nhạt (Hình K) (Hình 4).
Về các đặc điểm khác của quả thể: Bìa quả thể có hình răng cưa, phiến mỏng, cuống rất ngắn.
Điểm nhận diện cơ bản khi nhìn vào hình thái quả thể lúc trưởng thành giữa 3 dòng nấm Linh chi:
màu sắc mặt trên có màu đỏ nâu nhạt, màu sắc mặt dưới xám đậm, cuống dài, bìa bầu dục, phiến
dày, cuống dài (Linh chi Nhật); màu sắc mặt trên có màu đỏ nâu đậm, bầu dục, phiến dày, cuống
dày (Linh chi Hàn Quốc); màu sắc mặt trên đỏ cam, màu sắc mặt dưới xám nhạt, bìa răng cưa,
phiến mỏng, ćng ngắn (Linh chi Thất Sơn). Sau khi hố gỗ quả thể các dòng nấm cũng có sự
100
Khảo sát ảnh hưởng của cơ chất gỗ cao su đến sản lượng và chất lượng nấm Linh chi …
thay đổi màu sắc: màu nâu (Linh chi Nhật, Linh chi Thất Sơn) (Hình D, Hình F), màu đỏ (Linh chi
Hàn Q́c) (Hình E).
4. KẾT LUẬN
Dựa trên kết quả giải trình tự có thể tạm xem dòng nấm Linh chi Hàn Q́c và dịng Nhật thuộc
lồi Ganoderma lucidum, dịng nấm Linh chi Thất Sơn thuộc lồi Ganoderma australe. Tớc độ lan tơ
của dòng nấm Linh chi Nhật tăng trưởng chậm nhất, tiếp theo là dòng Linh chi Thất Sơn và nhanh
nhất là dịng Linh chi Hàn Q́c trên cả 3 mơi trường cấp 1, cấp 2, cấp 3. Đường kính, khới lượng
quả thể khơng có sự khác biệt giữa các dịng nấm Linh chi, nhưng có sự khác biệt giữa 3 cơ chất
trồng nấm, trong đó tốt nhất là mùn cưa cao su. Nấm Linh chi Bảy Núi phát triển trên cơ chất gỗ to có
hàm lượng polysaccharide cao nhất và Linh chi Hàn trên cơ chất gỗ to có IC50 của quả thể tớt nhất.
Do đó dịng nấm Linh chi Hàn Quốc, Linh chi Thất Sơn được trồng trên cơ chất gỗ to có tiềm năng
để sản xuất các sản phẩm thương mại có hàm lượng polysaccharide, hoạt tính oxy hoá cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. McKenna, D. J., Jones, K., & Hughes, K. (2002). Green Tea in botanical Medicines.
[2]. Mizuno, T. (1995). Reishi, Ganoderma lucidum and Ganoderma tsugae: bioactive substances
and medicinal effects. Food Reviews International, 11(1), 151-166.
[3]. Eo, S. K., Kim, Y. S., Lee, C. K., & Han, S. S. (1999). Antiherpetic activities of various
protein bound polysaccharides isolated from Ganoderma lucidum. J. Ethnopharmacol, 68,
175-181.
[4]. Smith, J., Rowan, N., & Sullivan, R. (2002). Medicinal Mushrooms. Their Therapeutic
Properties and Current Medical Usage with Special Emphasis on Cancer Treatment; Special
Report Commissioned by Cancer Research UK; The University of Strathclyde in Glasgow.
pp.125.
[5]. Wasser, S. P. (2002). Medicinal mushrooms as a source of antitumor and immunomodulating
polysaccharides. Appl. Microbiol. Biotechnol, 258-274.
[6]. Dũng, N. L. (2003). Công nghệ nuôi trồng nấm, tập 2. NXB Nông nghiệp.
[7]. Gardes, M., & Bruns, T. D. (1993). ITS primers with enhanced specificity for basidiomycetes‐
application to the identification of mycorrhizae and rusts. Molecular Ecology, 2(2), 113-118.
[8]. White, T. J., Bruns, T., Lee, S., & Taylor, J. W. (1990). Amplification and direct sequencing
of fungal ribosomal RNA genes for phylogenetics. In: PCR Protocols: A Guide to Methods
and Applications, eds. Innis, M. A., Gelfand, D. H., Sninsky, J. J., & White, T. J. Academic
Press, Inc., New York, 315-322.
[9]. Dũng T. N. (2011). Sổ tay thực hành sinh học phân tử - sách song ngữ. NXB Đại học Cần
Thơ, 129-131.
[10]. Gounder, D. K., & Lingamallu, J. (2012). Comparison of chemical composition and
antioxidant potential of volatile oil from fresh, dried and cured turmeric (Curcuma longa)
rhizomes. Crops Prod, 38, 124-131.
101
Đỗ Thị Xuân và cs.
[11]. Yihuai, G., Chen, G., Jin, L., & Shufeng, Z. (2001). Extractoin of Ganoderma polysaccharides
at relatively low temperature. Froc Int Symposium Ganoderma Sci. Auckland, 50-53.
[12]. Tang, Y. J., & Zhong, J. J. (2002). Fed-batch fermentation of Ganoderma lucidum for
hyperproduction of polysaccharide and ganoderic acid. Enzyme and Microbial Technology,
31, 20-28.
[13]. Quỳnh, N. N. (2006). Tìm hiểu về một loại nấm Linh Chi thu hái tại Thủ Đức - Thành phớ Hồ
Chí Minh (Doctoral dissertation, Ḷn văn đại học, Trường Đại học Nơng Lâm, Thành phớ
Hồ Chí Minh).
[14]. Thảo, V. T. P., Tươi, B. T., Hưng, P. V. & Gấm, N. T. H. (2016). Nghiên cứu kỹ thuật nuôi
trồng nấm Linh chi đỏ (Ganoderma lucidum) trên thân cây gỗ, trong Hội nghị KHCN tuổi trẻ
các trường nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2016, Hà Nội, 08/2016.
[15]. Nhung, N. T. T. (2019). Isolation and mycelium growth of Ganoderma lucidum on Manihot
esculent substrate with mineral supplement. Journal of Advanced Agricultural
Technologies, 6(2), 123-127.
[16]. Annele, H. & Kenneth, E. H. (2010). The Mycota X. Industrial Applications, 319-335.
[17]. Đống, N. H. & Linh, Đ. X. (1999). Nấm ăn - Nấm dược liệu công dụng và công nghệ nuôi
trồng. NXB Hà Nội, 164-172.
ABSTRACT
INVESTIGATING EFFECTS OF RUBBER WOOD SUBSTRATES ON
YIELD AND QUALITY OF Ganoderma lucidum
Do Thi Xuan1, Tran Van Be Nam1, Nguyen Ba Thai2, Do Tan Khang1, Tran Nhan Dung1*
1
Biotechnology Development and Research Institute, Can Tho University
2
Master student, Biotechnology Development and Research Institute, Can Tho University
*Email:
This study was carried out with the aim of finding an appropriate substrate to grow Ganoderma lucidum
with high yield, good quality and economic efficiency. Three fungal isolates were investigated their mycelia
growth and development on PDA medium, seed medium and substrate media (sawdust, young wood and
mature wood of rubber plant). The yield components were assessed through diameter and weight fruit body;
qualitative properties of the mushroom were evaluated through polysaccharide and IC50 index. The research
results showed that the growth rate of the Japanese strain was the slowest, followed by the That Son strain
and the Korean strain was the fastest one grown on the three media (level 1, level 2, level 3). The That Son
strain grown on the mature wood had the highest polysaccharide content (0.68 g/L), and the Korean strain
grown on the young wood had the best IC50 antioxidant compound (161.85 µg/mL) in the mushroom. Based
on the sequencing results, the Korean strain and Japanese strain were similar to the Ganoderma lucidum and
the That Son strain was similar to the Ganoderma australe. Therefore, the Korean strain and That Son strain
grown on the mature wood substrate have potential application for producing commercial mushrooms
containing high polysaccharide and antioxidant compounds
Keywords: Ganoderma lucidum, IC50, mature wood, polysaccharide, sawdust, young wood.
102