Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu một số điều kiện nuôi cấy đến sự sinh trưởng và khả năng phòng trừ sinh học ruồi đục trái Bactrocera sp. của chủng nấm ký sinh côn trùng Isaria fumosorosea Bb-V3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.39 KB, 10 trang )

Tuyển tập Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ 4
doi: 10.15625/vap.2022.0144

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY ĐẾN SỰ SINH
TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ SINH HỌC RUỒI ĐỤC
TRÁI Bactrocera sp. CỦA CHỦNG NẤM KÝ SINH CÔN TRÙNG
Isaria fumosorosea Bb-V3
Nguyễn Thanh Triều1, Lê Thuỵ Tố Như1, Nguyễn Bảo Quốc2, Nguyễn Ngọc Phi Uyên1,3,
Nguyễn Ngọc Bảo Châu1*
1

Bộ môn Công nghệ Sinh học Nông nghiệp, Khoa Công nghệ Sinh học,
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Khoa Khoa học Sinh học, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

2

Khoa Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

3

*Email: ;
TĨM TẮT
Nấm ký sinh cơn trùng có ý nghĩa lớn về khả năng ứng dụng trong kiểm soát sinh học bảo vệ thực vật.
Trong nghiên cứu này, chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 được thu thập và phân lập từ ve sầu bị ký sinh
ở tỉnh Gia Lai. Kết quả nghiên cứu một số điều kiện môi trường như pH, nhiệt độ, thời gian nuôi cấy đến sự
phát triển của tản nấm và mật độ bào tử cho thấy Isaria fumosorosea Bb-V3 nuôi cấy trong mơi trường PDA,
pH 5,5, 29 ℃ có đường kính khuẩn lạc và mật độ bào tử tăng trưởng cao và khác biệt có ý nghĩa so với các
nghiệm thức cịn lại. Bên cạnh đó, hiệu lực gây chết nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis ở mật độ 109 sau
10 ngày ni cấy đạt 73,72 % trong điều kiện phịng thí nghiệm. Những kết quả nghiên cứu góp phần phục


vụ cho các nghiên cứu tìm khả năng ứng dụng trong phịng trừ sinh học của lồi nấm này.
Từ khố: Isaria fumosorosea, nấm ký sinh côn trùng, ruồi đục trái.

1. GIỚI THIỆU
Chi Isaria bao gồm các lồi nấm ký sinh cơn trùng và phân bố khá rộng rãi ở Việt Nam. Isaria
là giai đoạn sinh sản vơ tính (giai đoạn hình thành bào tử đính) của chi Cordyceps thuộc lớp
Ascomycetes. Hiện nay chi Isaria có triển vọng trong phịng trừ sâu hại cây trồng, điển hình như
lồi I. fumosorosea, I. javanica, I. tenuipes [1, 2, 3]. Tổ hợp loài I. fumosorosea đã thu hút được sự
chú ý trong những năm gần đây do hiệu quả của chúng kiểm soát sinh học các loài rầy phấn trắng
Bemisia và một số chủng thương mại được bán, đặc biệt ở châu Âu dùng để kiểm sốt sinh học rầy
phấn trắng và các lồi sâu bệnh trong nhà kính [4]. Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ và
độ ẩm đến khả năng nảy mầm của bào tử nấm I. fumosorosea cho thấy chủng nấm nảy mầm yếu
trong điều kiện có ánh sáng (43 % RH, 28 oC) và ổn định trong điều kiện khơng có ánh sáng hoặc
ln phiên (98 % RH, 15 oC) với mơ phỏng khí hậu ơn đới. Sự nảy mầm giảm khi nhiệt độ tăng cao
và khả năng tồn tại của bào tử khá cao ở nhiệt độ 45 ºC và 50 ºC, 33 % RH trong 160 giờ [5]. Bên
cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Jason và cs. (2008), đã chỉ ra rằng nấm Isaria fumosorosea Wize (Ifr)
(Paecilomyces fumosoroseus) (Hypocreales: Cordycipitaceae) là tác nhân kiểm soát quan trọng đối với
rầy chổng cánh Diaphorina citri (Hemiptera: Psyllidae), là vecto truyền bệnh Greening trên cây có
múi tại Florida, Mỹ. Cho trưởng thành rầy chổng cánh tiếp xúc với nguồn bệnh là mẫu thu ngoài
145


Nguyễn Thanh Triều và cs.

đồng ruộng sau 72 giờ, nhiệt độ 24 - 25 oC thì 100 % số rầy thí nghiệm chết và khơng có cá thể
chết ở cơng thức đối chứng [6]. Theo David và cs., 2012 đã nghiên cứu đánh giá khả năng tương
thích của nấm Isaria fumosorosea và ong kí sinh Lysiphlebus testaceipes đối với rệp muội đen trên
cam quýt tại Florida, Mỹ. Thí nghiệm cho thấy sử dụng đơn lẻ nấm Isaria fumosorosea trong
vòng hai tuần đầu tỷ lệ chết của rệp muội đen không có sự khác biệt có ý nghĩa so với đối
chứng. Tuy nhiên, sau đó rệp muội đen có hiện tượng nhiễm bệnh [7]. Kết quả nghiên cứu của

Pasco và cs. (2013) xác định khả năng tương thích của nấm Isaria fumosorosea với các hóa chất
nơng nghiệp được sử dụng để kiếm soát rầy chổng cánh Diaphorina citri [8]. Rahim và cs. (2013)
đã ghi nhận kết quả bước đầu về sử dụng nấm Isaria fumosorosea kiểm soát rầy phấn trắng
(Bemisia tabaci Genn.) tại Malaysia. Trong điều kiện phịng thí nghiệm, nồng độ bào tử 106
CFU/mL, nấm có khả năng gây chết cao đối với rầy phấn trắng, tỷ lệ chết đạt 91, 90, 86 và 89 %
đối với trứng, ấu trùng tuổi 2, tuổi 3 và tuổi 4 [9].
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã và đang nghiên cứu, ứng dụng nấm ký sinh cơn trùng
trong phịng trừ sinh học sâu hại. Bên cạnh các loài nấm truyền thống thuộc chi Beauvera và
Metarhizium, thì chi nấm Isaria cũng đã bắt đầu được nghiên cứu và hứa hẹn có thể tạo ra chế
phẩm hiệu quả. Kết quả bước đầu cho thấy các lồi nấm chi Isaria có triển vọng trong phịng trừ
nhiều loại sâu hại cây trồng. Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An được đánh giá có tính đa dạng sinh
học cao, chứa đựng nguồn lợi lớn về nấm kí sinh côn trùng. Theo kết quả nghiên cứu của Trần
Ngọc Lân và cs. (2008) đã thu thập và xác định được 71 lồi nấm thuộc 17 chi kí sinh trên vật chủ
thuộc 3 bộ cơn trùng khác nhau, trong đó có chi Isaria có 4 lồi là I. farinosa, I. javanica,
I. tennuiqes, Isaria sp.,…[10]. Trần Ngọc Lân và cs. (2012) đã xác định được 101 lồi nấm thuộc
21 chi kí sinh trên 11 bộ cơn trùng, 1 bộ nhện. Nhìn chung các nghiên cứu về đa dạng sinh học hay
các ứng dụng của chi nấm Isaria chưa phổ biến. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá một số
điều kiện nuôi cấy và bước đầu khảo sát khả năng kiểm sốt nhộng ruồi đục trái của lồi nấm ký
sinh cơn trùng I. fumosorosea [11].
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Nấm kí sinh cơn trùng Isaria fumosorosea Bb-V3
Nguồn nấm kí sinh côn trùng được phân lập từ mẫu ve sầu bị nấm kí sinh ngồi tự nhiên được thu
tại vườn cà phê, xã Sơ Pai, K’bang, tỉnh Gia Lai. Mẫu nấm kí sinh cơn trùng sau khi được phân lập và
làm thuần, định danh về hình thái và sinh học phân tử định danh loài Isaria fumosorosea Bb-V3 và
được giữ giống tại Phịng thí nghiệm Động vật học. Sau đó các thí nghiệm được thực hiện tại Phịng thí
nghiệm Động vật học, Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Mở, cơ sở 3 Bình Dương.
2.2. Nguồn ruồi đục trái Bactrocera sp.
Thu thập và xác định nguồn ruồi đục trái Bactrocera sp. từ những trái khế có dấu hiệu hư
hỏng, có chấm đen ở chợ Thủ Dầu Một đem về Phòng thí nghiệm Động vật học, Khoa Cơng nghệ
Sinh học, trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở 3 Bình Dương. Ruồi đục trái sẽ được

tiến hành nhân nuôi bằng cách để trái cây vào hộp nhựa vuông (cao 13 cm, đáy 9,5 cm), nắp có đục
lỗ và bọc lưới. Ruồi đục trái sẽ trải qua các vòng đời và sinh sản, ấu trùng được cho ăn sáp mật ong.
Ấu trùng sau khi hoá nhộng 1 ngày tuổi sẽ được theo dõi để thu thập tiến hành làm thí nghiệm.

146


Nghiên cứu một số điều kiện nuôi cấy đến sự sinh trưởng và khả năng phòng trừ sinh học…

2.3. Ảnh hưởng của pH đến sự hình thành bào tử của chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3
Nhằm đánh giá ảnh hưởng của pH lên sự sinh bào tử của nấm kí sinh cơn trùng Isaria
fumosorosea Bb-V3 trên mơi trường PDA, thí nghiệm được tiến hành với 5 mức độ pH khác nhau:
5; 5,5; 6; 6,5; 7. Thí nghiệm được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên, mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần,
mỗi lần lặp lại là 1 đĩa Petri Ø 90.
Số bào tử/mL mẫu được tính ở thời điểm 6, 8, 10, 12 ngày sau khi nuôi cấy theo phương pháp
đếm trực tiếp bằng buồng đếm Thoma:
Số bào tử/mL =

4a ×106
b

trong đó:
a: Số bào tử có trong thể tích huyền phù ứng với diện tích ơ nhỏ (= 1/400 mm2) x độ sâu 0,1 mm,
b: Hệ số pha lỗng,
Số ơ nhỏ của buồng đếm Thoma được đếm trong mỗi lần đếm dịch bào tử nấm là 5 ô nhỏ,
Mật độ bào tử/cm2 = số bào tử (bào tử/mL)/ diện tích khuẩn lạc.
2.4. Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự phát triển của nấm kí sinh cơn trùng Isaria
fumosorosea Bb-V3
Nhằm đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau 27 ºC, 28 ºC, 29 ºC và 30 ºC lên sự sinh
bào tử của nấm kí sinh cơn trùng Isaria fumosorosea Bb-V3 trên môi trường PDA, pH tối ưu từ thí

nghiệm 2.3. Thí nghiệm được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên, mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần, mỗi
lần lặp lại là 1 đĩa Petri Ø 90. Đường kính khuẩn lạc được đo sau 12 ngày nuôi cấy. Mật độ bào
tử/cm2 được tính tương tự thí nghiệm 2.3.
2.5. Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy lên sự phát triển của nấm kí sinh cơn trùng
Isaria fumosorosea Bb-V3
Mục đích: Để đánh giá ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy 6, 8, 10, 12, ngày lên sự sinh bào tử
của nấm kí sinh cơn trùng Isaria fumosorosea Bb-V3 tốt nhất trên môi trường PDA (Potato
Dextrose Agar) và pH tối ưu từ thí nghiệm 2.3 và nhiệt độ tối ưu từ thí nghiệm 2.4.
Chỉ tiêu theo dõi sự phát triển của nấm Isaria fumosorosea Bb-V3:
• Mật độ bào tử/cm2 = số bào tử (bào tử/mL)/diện tích khuẩn lạc được tính tương tự như
thí nghiệm 2.3 (Sau 6, 8, 10, 12 ngày ni cấy).
• Tốc độ phát triển trung bình (mm/ngày): Đo độ dài đường kính trên 2 trục của khuẩn lạc
sau các ngày nuôi cấy theo công thức [12]:
d=

d1 ×d2
2

trong đó: d1 và d2 là độ dài 2 đường kính chéo phần khuẩn lạc phân bố trên đĩa Petri.

147


Nguyễn Thanh Triều và cs.

2.6. Khảo sát hiệu lực tiêu diệt nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis của dịch bào tử nấm từ chủng
nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 ở mật độ bào tử khác nhau trong điều kiện phịng thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hồn tồn ngẫu nhiên với 3 nồng độ 107, 108, 109 bào
tử/mL dịch bào tử nấm, nghiệm thức đối chứng phun nước và 3 lần lặp lại. Mỗi nghiệm thức là 20
nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis. Dịch bào tử nấm với các nồng độ khác nhau ở các nghiệm

thức được phun 2 mL/hộp. Chuẩn bị chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 được cấy trong ống
nghiệm môi trường PDA nghiêng sau 12 ngày. Pha lỗng các ống nghiệm với nước cất vơ trùng có
bổ sung 0,05 % Tween 20 với nồng độ 107, 108, 109. Tiến hành vortex trong khoảng 30 giây để
dịch bào tử nấm trộn đều với nhau. Chỉ tiêu ghi nhận là số nhộng chết sau 6, 8, 10, 12 ngày ở cả ba
nồng độ. Nhộng chết được tách riêng ra đựng trong đĩa petri nhựa có bơng gịn thấm nước để theo
dõi nấm kí sinh.
Đánh giá hiệu quả tiêu diệt nhộng ruồi đục trái theo công thức Abbot (1925):
E (%) = [(C-T)/C] x 100
trong đó:
- E: Tỷ lệ (%) nhộng ruồi đục trái chết,
- C: Số nhộng ruồi đục trái sống ở lô đối chứng,
- T: Số nhộng ruồi đục trái sống ở lơ thí nghiệm,
- Đánh giá tỉ lệ nấm kí sinh cơn trùng.
2.7. Xử lý số liệu
Số liệu ghi nhận được xử lý bằng phần mềm excel và thống kê bằng chương trình Mstatc và
kiểm định Duncan.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của pH đến sự hình thành bào tử của chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3
Bảng 1. Ảnh hưởng của pH đến đường kính khuẩn lạc và sự hình thành bào tử của chủng nấm
I. fumosorosea Bb-V3 sau 12 ngày ni cấy
Mức độ pH

Đường kính khuẩn lạc (cm)

Mật độ bào tử ( 109/cm2)

7

3,17 ± 0,17d


0,15 ± 0,04d

6,5

3,81 ± 0,25c

0,41 ± 0,06c

6

4,44 ± 0,26b

1,61 ± 0,18b

5,5

5,40 ± 0,26a

3,15 ± 1,63a

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng mẫu tự khơng có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 (P<0,05) qua
phép thử Duncan. Kết quả trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

Đường kính khuẩn lạc và mật độ bào tử của chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 phát triển
trên môi trường dinh dưỡng PDA có pH khác nhau từ 5,5 đến 7 tại thời điểm 12 ngày sau khi cấy
(NSKC) cho thấy chủng nấm đều phát triển trên tất cả các mức độ pH và có sự biến động tăng dần

148



Nghiên cứu một số điều kiện nuôi cấy đến sự sinh trưởng và khả năng phòng trừ sinh học…

của đường kính khuẩn lạc từ 3,17 - 5,4 cm và mật độ bào tử từ 0,15 x 109 - 3,15 x 109 cm2. Chủng
nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 phát triển tốt nhất ở pH 5,5 có đường kính cao nhất là 5,4 cm và
mật độ bào tử đạt cao nhất là 3,15 x 109 cm2 khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức cịn lại. Ở
pH 7 thì chủng nấm có phát triển nhưng đường kính khuẩn lạc và mật độ bào tử thấp nhất sau thời
điểm 12 ngày nuôi cấy, đường kính khuẩn lạc đạt 3,17 cm và mật độ khuẩn lạc đạt 0,15 x 109 cm2
(Bảng 1).
3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hình thành bào tử của chủng nấm Isaria fumosorosea BbV3
Kết quả ở Bảng 2 thể hiện chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 phát triển tốt trên tất cả các
mức nhiệt độ khác nhau và có sự biến động về đường kính khuẩn lạc, mật độ bào tử tại các thời điểm
12 NSNC. Đường kính khuẩn lạc cao nhất là 5,67 cm và mật độ bào tử cao nhất là 3,94 x 109 cm2 ở
nhiệt độ 29 ºC. Vì vậy chủng nấm phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 29 ºC và ít phát triển ở các nhiệt độ
còn lại. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm đến khả năng nảy
mầm của bào tử nấm I. fumosorosea, sự nảy mầm yếu trong điều kiện có ánh sáng (43 % RH, 25 ºC)
và ổn định trong điều kiện khơng có ánh sáng hoặc ln phiên (98 % RH, 15 ºC) với mơ phỏng khí
hậu ơn đới. Sự nảy mầm giảm khi nhiệt độ tăng cao và khả năng tồn tại của bào tử khá cao ở nhiệt độ
45 ºC và 50 ºC, 33 % RH trong 160 giờ [5].
Bảng 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đường kính khuẩn lạc và sự hình thành bào tử của chủng nấm
I. fumosorosea Bb-V3 sau 12 ngày nuôi cấy
Mức nhiệt độ

Đường kính khuẩn lạc (cm)

Mật độ bào tử ( 109/cm2)

30 °C

4,17 ± 0,20d


1,63 ± 0,15d

29 °C

5,67 ± 0,21c

3,94 ± 0,13c

28 °C

3,89 ± 0,12b

0,82 ± 0,08b

27°C

3,11 ± 0,11a

0,33 ± 0,11a

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng mẫu tự khơng có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 (P<0,05) qua
phép thử Duncan. Kết quả trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

3.3. Ảnh hưởng của thời gian ni cấy đến sự hình thành bào tử của chủng nấm Isaria
fumosorosea Bb-V3
Kết quả ở Bảng 3 thể hiện đường kính khuẩn lạc và mật độ bào tử của chủng nấm Isaria
fumosorosea Bb-V3 phát triển trên môi trường dinh dưỡng PDA tại các thời điểm 6, 8, 10, 12 ngày
sau khi cấy (NSKC) cho thấy có sự biến động tăng dần của đường kính từ 2,55 - 5,70 cm và mật độ
bào tử từ 0,52 x 109 - 7,43 x 109 cm2. Tại thời điểm 6 NSNC đường kính khuẩn lạc là 2,55 cm tăng
dần đều tới thời điểm 12 NSNC là 5,70 cm. Cùng với sự tăng dần của đường kính thì mật độ bào tử

của nấm cũng phát triển theo. Tại thời điểm 6 NSNC mật độ bào tử là 0,52 x 109 cm2 tới thời điểm
12 NSNC mật độ bào tử đạt 7,43 x 109 cm2. Thời điểm 8 NSNC đường kính khuẩn lạc đạt 2,99 cm
khơng có sự khác biệt với thời điểm 6 NSNC và mật độ bào tử phát triển nhanh đạt 2,63 x 109 cm2.
Đường kính khuẩn lạc tại thời điểm 10 NSNC là 3,81 cm, không khác biệt so với 6 NSNC nhưng
mật độ bào tử phát triển nhanh đạt 4,12 x 109 cm2 khác biệt có ý nghĩa đối với 6 NSNC. Tại thời
điểm 12 NSNC đường kính khuẩn lạc và mật độ bào tử khác biệt có ý nghĩa đối với 6 NSNC.
149


Nguyễn Thanh Triều và cs.

Đường kính lớn nhất là 5,70 cm và mật độ bào tử phát triển đạt 7,43 x 109 cm2. Thời gian ni cấy
thích hợp của chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 là thời điểm 12 ngày sau ni cấy, đây cũng là
thời gian thích hợp để ni cấy P. fumosoroseus [13].
Bảng 3. Ảnh hưởng của thời gian ni cấy đến đường kính khuẩn lạc và sự hình thành bào tử của chủng nấm
I. fumosorosea Bb-V3 sau 6, 8, 10, 12 ngày ni cấy
Thời gian

Đường kính khuẩn lạc (cm)

Mật độ bào tử (109/cm2)

6 ngày

2,55 ± 0,53b

0,52 ± 0,13c

8 ngày


2,99 ± 0,91ab

2,63 ± 1,75bc

10 ngày

3,81 ± 0,77ab

4,12 ± 1,03b

12 ngày

5,70 ± 0,26a

7,43 ± 1,70a

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng mẫu tự khơng có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 (P<0,05) qua
phép thử Duncan. Kết quả trình bày là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

Nghiên cứu cho thấy điều kiện nuôi cấy pH, nhiệt độ, thời gian ni cấy có ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng và phát triển của chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3. Ở pH 5,5 và nhiệt độ 29 ºC,
thời gian nuôi cấy 12 ngày là điều kiện môi trường mơi cấy tốt nhất cho sự hình thành bào tử của
chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3. Thời gian nuôi cấy càng dài thì đường kính khuẩn lạc càng
lớn cũng như mật độ bào tử nấm phát triển càng nhiều. Nguyễn Thị Thúy và cs. (2012) đã phát hiện
dạng sinh sản hữu tính của lồi I. tenuipes là Cordyceps takaomontana tại VQG Pù Mát [14]. Nấm
Cordyceps takaomontana kí sinh trên cơn trùng bộ cánh vảy, quả thể từ 2 - 4 cái; màu nâu nhạt đến
da cam nhạt; hình trụ hoặc hình chùy; dài 3,90 - 11,20 mm. Nuôi cấy trên môi trường PDA ở 29 ºC
nấm phát triển tương đối nhanh, đường kính tản nấm sau 12 ngày đạt 38,18 ± 4,47 mm. Đây là một
trong ít lồi nấm thuộc cho Isaria xác định thuộc dạng hữu tính và thuộc chi Cordyceps. Ngoài ra,
nghiên cứu của Hussein và cs. (2014) cho thấy nấm I. fumosorosea phát triển tối ưu ở 25 ºC, pH

5,8 trong 7 ngày nuôi cấy. pH môi trường ni cấy đóng vai trị quan trọng có ảnh hưởng đến các
hoạt tính của nấm.
3.4. Khảo sát hiệu lực tiêu diệt nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis của dịch bào tử nấm
Isaria fumosorosea Bb-V3 ở mật độ bào tử khác nhau trong điều kiện phịng thí nghiệm
Kết quả ở Bảng 4 cho thấy các mật độ bào tử từ 107 - 109 (bào tử/mL) đều cho hiệu lực tiêu
diệt đối với nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis trong điều kiện phịng thí nghiệm từ thời điểm 3
NSTN (ngày sau thí nghiệm) và hiệu lực tiêu diệt nhộng ruồi đục trái tăng dần về sau. Ở thời điểm
3 NSTN, các NT có hiệu lực tiêu diệt nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis còn thấp, thể hiện qua
hiệu lực của NT 107 (26,62 %) khác biệt có ý nghĩa (P< 0,05) so với 108 đạt 30,55 %, cuối cùng là
109 (32,13 %).
Ở thời điểm 5 NSTN, hiệu lực tiêu diệt nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis ở cả 3 NT đều
gia tăng tỉ lệ thuận với các mật độ bào tử nấm. Cao nhất là NT 109 đạt 42,60 % và khác biệt ý nghĩa
(P< 0,05) so với 2 NT 107; 108 (33,71 %; 36,49 % lần lượt). Khi xét ở thời điểm 7 NSTN, thì hiệu
lực tiêu diệt của NT 109 có hiệu lực tiêu diệt nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis trên 50 %
(51,97 %) có sự khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) với NT 107 và 108 (43,49 % và 44,62 %). Đến 10
NSTN, hiệu lực tiêu diệt nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis cao nhất ở NT 109 (73,72 %) có sự
khác biệt với NT 107 (48,69 %) và cả NT 108 đều có sự khác biệt ý nghĩa (P< 0,05) với NT 108
(55,87 %).
150


Nghiên cứu một số điều kiện nuôi cấy đến sự sinh trưởng và khả năng phòng trừ sinh học…

Kết quả khảo sát hiệu lực gây chết của chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 đối với côn
trùng gây hại trong điều kiện phịng thí nghiệm cho thấy chủng nấm kí sinh cơn trùng Isaria
fumosorosea Bb-V3 có khả năng tiêu diệt nhộng ruồi đục trái Bactrocera sp.. Thời gian gây chết
côn trùng để đạt đến mức độ gây chết tốt nhất tương đối lâu phải qua đến 10 ngày sau khi phun
dịch bào tử nấm mới cho hiệu quả tương đối cao.
Bảng 4. Hiệu lực tiêu diệt nhộng ruồi đục trái của dịch chiết nấm ở mật độ bào tử khác nhau
trong điều kiện phịng thí nghiệm

Nghiệm thức
(bt/mL)
10

7

Độ hữu hiệu (%) vào các ngày sau khi phun
3 ngày
26,62 ± 0,87

5 ngày
b

33,71 ± 0,52

7 ngày
b

43,49 ± 2,13

10 ngày
b

48,69 ± 1,09c

108

30,55 ± 0,62a

36,49 ± 2,34b


44,62 ± 0,84b

55,87 ± 1,27b

109

32,13 ± 0,61a

42,60 ± 0,85a

51,97 ± 1,03a

73,72 ± 2,01a

ĐC

0,07 ± 0,00c

0,00 ± 0,00c

0,33 ± 0,40c

1,01 ± 0,03d

Độ hữu hiệu

*

*


*

*

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có cùng mẫu tự khơng có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 (P<0,05) qua
phép thử Duncan. Các số đã được chuyển đổi sang Arcsine và kết quả trình bày là giá trị trung bình ± độ
lệch chuẩn.

Theo kết quả nghiên cứu của Pasco và cs. (2013), đã chỉ ra rằng nấm Isaria fumosorosea Wize
(Ifr) (Paecilomyces fumosoroseus) (Hypocreales: Cordycipitaceae) là tác nhân kiểm soát quan trọng
đối với rầy chổng cánh Diaphorina citri (Hemiptera: Psyllidae) vecto truyền bệnh Greening trên cây
có múi tại Florida, Mỹ. Cho trưởng thành rầy chổng cánh tiếp xúc với nguồn bệnh là mẫu thu ngoài
đồng ruộng sau 72 giờ, nhiệt độ 24 - 25 ºC thì 100 % số rầy thí nghiệm chết và khơng có cá thể chết ở
công thức đối chứng. Triệu chứng gây bệnh, sau 2 - 3 ngày xuất hiện sợi nấm mọc ở chân, sau một
tuần toàn bộ bên trong cơ thể sợi nấm bao phủ, sau đó xuất hiện bào tử khô, dạng bột màu xám xuất
hiện [8]. Đối với loài rầy phấn trắng Bemisia tabaci gây hại, theo nghiên cứu của Eslamizadeh và cs.
(2013) chủng nấm Isaria fumosorosea UPM cho thấy hiệu quả tiêu diệt đạt trên 89 % ở nồng độ
1 x 106 mL-1 và có tiềm năng trong phát triển chế phẩm sinh học tiêu diệt rầy phấn trắng [15].
4. KẾT LUẬN
Trong điều kiện phịng thí nghiệm, chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 nuôi cấy trong môi
trường PDA, pH 5,5, 29 ºC có đường kính khuẩn lạc và mật độ bào tử tăng trưởng cao và khác biệt
có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Chủng nấm Isaria fumosorosea với mật độ 109 bào
tử/mL cho hiệu lực gây chết nhộng ruồi đục trái đạt 73,72 % ở thời điểm 10 ngày sau khi phun nấm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nigel, L. & Hywel, J. (2005). The biodiversity of Cordyceps and its allies in Asia: is this the
center of origin. World society for mushroom biology and mushroom products, 138-144.
[2]. Zimmermann, G. (2008). The entomopathogenic fungi Isaria farinosa (formerly
Paecilomyces farinosus) and the Isaria fumosorosea species complex (formerly Paecilomyces


151


Nguyễn Thanh Triều và cs.

fumosoroseus): biology, ecology and use in biological control. Biocontrol Science and
Technology, 18, 865-901.
[3]. Shimazu, M. & Takatsuka, J. (2010). Isaria javanica (anamorphic Cordycipitaceae) isolated
from gypsy moth larvae Lymantria dispar (Lepidoptera: Lymantriidae) in Japan. Japanese
Society of Applied Entomology and Zoology, Tokyo, 45(3), 497-504.
[4]. Faria, M. R. & Wraight, S. P. (2007). Mycoinsecticides and Mycoacaricides: A
comprehensive list with worldwide coverage and international classification of formulation
types. Biological Control, 43, 237-256.
[5]. Bouamama, N., Vidal, C. & Fargues., J. (2010). Effects of fluctuating moisture and
temperature regimes on the persistence of quiescent conidia of Isaria fumosorosea. Journal of
Invertebrate Pathology, 22, 214-223.
[6]. Jason, M. M., Marjorie, A. H. & Drion, G. B. (2008). Isolation and characterization of an
Isaria fumosorosea isolate infecting the Asian citrus spyllid in Florida. Journal of
inverterbrate Pathology, 99(1), 96-102.
[7]. David, A. P., Pasco, A., Wayne, B. H, Charles, A. P. & Steven, P. A. (2012). Effect of Isaria
fumosorosea (Hypocreales: Cordycipitaceae) and Lysiphlebus testaceipes, (Hymenoptera:
Braconidae) on the brown citrus aphid: preliminary assessment of acompatibility study.
Florida Entomologist, 95(3), 764-766.
[8]. Pasco, B. A., David, A. P., Luis, F. A., James, K., Charles, A. P., Michael, E. R. & Steven, P.
A. (2013). Compatibility of Isaria fumosorosea (Hypocreales: Cordycipitaceae) blastospores
with agricultural chemicals used for management of the Asian citrus Psyllid, Diaphorina citri
(Hemiptera: Liviidae). Insects, 4(4), 694-711.
[9]. Rahim, E., Ahmad, S. S., Dzolkhifli, O. & Nur, A. A. (2013). First record of Isaria
fumosorosea Wize (Deuteromycotina: Hyphomycetes) infecting Bemisia tabaci (Gennadius)
(Hemiptera: Aleyrodidae). Journal of Entomology, 10(4), 182-190.

[10]. Trần Ngọc Lân, Nguyễn Tài Toàn, Somsak, S. & Suchad, M. (2008). Kết quả điều tra nghiên
cứu nguồn lợi nấm ký sinh côn trùng ở Vườn Quốc gia Pù Mát, năm 2007-2008. Tuyển tập
các cơng trình nghiên cứu khoa học nông nghiệp 2002-2008. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
Nội, 3-11.
[11]. Trần Ngọc Lân, Nguyễn Tài Tồn, Trần Đình Thắng, Nguyễn Thị Thúy, Hồ Thị Nhung, Thái
Thị Ngọc Lam, …& Thitiya, B. (2012). Hợp tác nghiên cứu xác định một số lồi nấm ký sinh
trên cơn trùng và tuyển chọn một số lồi nấm đặc hữu có hoạt chất sinh học làm dược liệu. Đề
tài Nghị định thư giữa Trường Đại học Vinh (Việt Nam) và BIOTEC (Thái Lan), mã số:
04/2009/HĐ-NĐT.
[12]. Trịnh Thị Xuân & Lê Tuấn Anh (2016). Nghiên cứu mơi trường thích hợp cho sản xuất quả
thể nấm dược liệu Cordyceps militaris (Clavicipitaceae: Hypocreales). Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề: Nông nghiệp, 3, 88-92.
[13]. Shim, S. M., Kyung, R. L., Seong, H. K., Kyung, H. I., Jung, W. K., Shim, J. O., …& Lee, T.
S. (2003). The optimal culture conditions affecting the mycelial growth and fruiting body
formation of Paecilomyces fumosoroseus. Mycobiology, 31 (4), 214-220.

152


Nghiên cứu một số điều kiện nuôi cấy đến sự sinh trưởng và khả năng phòng trừ sinh học…

[14]. Nguyễn Thị Thúy, Trần Ngọc Lân & Trương Xuân Sinh. (2012). Phát hiện lồi nấm ký sinh
cơn trùng Cordyceps takaomontana Yakushiji & Kumazaw tại Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ
An. Tạp chí Khoa học Đại học Vinh, 3A(41), 75-78.
[15]. Eslamizadeh, R., Sajap, A. S., Omar, D. & Adam, N. A. (2013). First record of Isaria
fumosorosea Wize (Deuteromycotina: Hyphomycetes) infecting Bemisia tabaci (Gennadius)
(Hemiptera: Aleyrodidae) in Malaysia. Journal of Entomology, 10(4), 182-190.

ABSTRACT


STUDY ON THE EFFECTS OF DIFFERENT FEATURES TO
THE GROWTH AND BIOCONTROL FRUIT FLY BACTROCERA SP.
OF ENTOMOPATHOGENIC FUNGUS, Isaria fumosorosea Bb-V3
Nguyen Thanh Trieu1, Le Thuy To Nhu1, Nguyen Bao Quoc2, Nguyen Ngoc Phi Uyen1,3,
Nguyen Ngoc Bao Chau1*
1

Department of Agricultural Biotechnology, Faculty of Biotechnology,
Ho Chi Minh City Open University, Ho Chi Minh City, Vietnam

2

Faculty of Biological Sciences, Nong Lam University, Ho Chi Minh City, Vietnam

3

Faculty of Graduate Education, Ho Chi Minh City Open University, Ho Chi Minh City, Vietnam
*Email: ;

The entomophathogenic fungi play a significant role in biological control of plant protection. In this
study, the fungal strain Isaria fumosorosea Bb-V3 was collected and isolated from the parasitized cicadas.
The results of some abiotic conditions such as pH, temperature, incubation time to the growth of fungal
colonies and spore density showed that Isaria fumosorosea Bb-V3 cultured in PDA medium, pH 5,5 at 29 ℃
had a high colony diameter and growth spore density and was significantly different from other treatments.
Besides, the lethality of Bactrocera dosalis fruit fly pupae at 109 density after 10 days of culture was 73.72 %
in laboratory conditions. The research results contribute to the applicability of this fungus for biological
control.
Keywords: Isaria fumosorosea Bb-V3, entomophathogenic fungi, fruit fly.

153



154



×