Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm và khả năng đáp ứng miễn dịch của gà với vắc xin H5N1 tại tỉnh Bắc Giang (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN NAM

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
BỆNH CÚM GIA CẦM VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG
MIỄN DỊCH CỦA GÀ VỚI VẮC XIN H5N1
TẠI TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ THÚ Y

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN NAM

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
BỆNH CÚM GIA CẦM VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG
MIỄN DỊCH CỦA GÀ VỚI VẮC XIN H5N1
TẠI TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60 64 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ THÚ Y
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Quang Tính

THÁI NGUYÊN - 2017




i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực, lần đầu tiên được triển khai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và chưa hề
được sử dụng bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc của tài liệu và mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 9 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Văn Nam


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, quý
báu của nhiều cá nhân, tập thể Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Giang, Trung
tâm chẩn đoán Thú y Trung ương, Cơ quan Thú y vùng II và các hộ chăn nuôi gia
cầm. Tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Trước hết tôi bày tỏ tình cảm trân trọng nhất tới giảng viên hướng dẫn
khoa học PGS.TS. Nguyễn Quang Tính người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin trân thành cảm ơn sự góp ý của các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi
Thú y, Trường Đại học Nông Lâm cùng các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện
cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi cảm ơn gia đình và những người thân luôn động viên và tạo mọi điều

kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 9 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Văn Nam


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................... vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .............................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3

1.1.Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu................................................... 3
1.1.1. Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm........................................... 3
1.1.2. Sơ lược lịch sử bệnh cúm gia cầm .................................................. 3
1.1.3. Tình hình bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao trên thế giới ............. 4
1.1.4 Tình hình dịch cúm gia cầm tại Việt Nam ....................................... 5
1.1.5.Đặc tính sinh học của virus cúm gia cầm ........................................ 7
1.1.6. Miễn dịch chống bệnh cúm gia cầm ............................................. 14
1.1.7. Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm ...................................................... 17
1.1.8. Triệu chứng lâm sàng .................................................................... 19

1.1.9. Giải phẫu bệnh lý .......................................................................... 20
1.1.10. Điều trị bệnh ................................................................................ 22
1.1.11. Phòng bệnh .................................................................................. 23
1.2. Cơ sở pháp lý của vấn đề nghiên cứu .............................................. 24
1.2.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm những năm qua ............................... 24
1.2.2. Định hướng phát triển trong thời gian tới ..................................... 25


iv
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNGVÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU......................................................................................... 26

2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ..................................................... 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................... 26
2.1.2.Phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................................... 26
2.1.3. Vật liệu và các thiết bị dùng trong nghiên cứu ............................. 26
2.3.Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................... 28
2.3.1. Thời gian nghiên cứu ................................................................... 28
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 28
2.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 28
2.4.1.Thực trạng chăn nuôi của tỉnh Bắc Giang...................................... 28
2.4.2.Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cúm gia cầm tại Bắc Giang ..... 28
2.4.3. Đánh giá đáp ứng miễn dịch trên gà sau khi được tiêm vắc xin cúm
H5N1 tại Bắc Giang ................................................................................ 28
2.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 28
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ ................................................... 28
2.5.2. Giám sát một số chỉ tiêu của gà sau tiêm phòng vắc xin H5N1 tại
tỉnh Bắc Giang ......................................................................................... 29
2.5.3. Lấy mẫu ......................................................................................... 29
2.5.4. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 31

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 33

3.1.Thực trạng chăn nuôi gia cầm tại tỉnh Bắc Giang ........................... 33
3.2. Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cúm gia cầm tại tỉnh Bắc Giang 37
3.2.1.Tình hình bệnh cúm gia cầm từ năm 2013 đến tháng 05 năm
2017 ......................................................................................................... 37
3.2.2. Biến động tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo loại gia cầm............ 42


v
3.2.3.Giám sát Sự lưu hành virus cúm trên đàn gia cầm của tỉnh Bắc
Giang........................................................................................................ 45
3.3.Kết quả đánh giá đáp ứng miễn dịch trên đàn gà được tiêm phòng vắc xin
cúm gia cầm H5N1 tại tỉnh Bắc Giang ...................................................... 53
3.3.1. Kiểm tra đáp ứng miễn dịch của đàn gà tại thời điểm 30 ngày, 90
ngày và 150 ngày sau khi tiêm vắc xin ................................................... 53
3.4. So sánh mức độ phân bố hiệu giá kháng thể của gà được tiêm phòng
vắc xin qua các thời điểm 30 ngày, 90 ngày và 150 ngày sau khi tiêm vắc
xin ............................................................................................................ 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 66
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................. 71


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm tại tỉnh Bắc Giang .................... 33
Bảng 3.2. Quy mô đàn gia cầm nuôi trong các nông hộ năm 2016 ........ 35
Bảng 3.3: Tỷ lệ gia cầm mắc cúm từ năm 2013 đến 05/2017 ................ 37
Bảng 3.4. Kết quả về biến động tỷ lệ mắc cúm gia cầm theo mùa ......... 40

Bảng 3.5: Kết quả về biến động tỷ lệ mắc bệnh cúm theo loại gia cầm . 43
Bảng 3.6. Tỷ lệ phát hiện huyết thanh có kháng thể H5N1 ở gia cầm sau
khi đã tiêm phòng vắc xin theo đàn và theo cá thể ............... 45
Bảng 3.7. Tỷ lệ phát hiện kháng thể cúm H5N1 ở cá thể gia cầm theo
phương thức chăn nuôi ......................................................... 47
Bảng 3.8. Tỷ lệ phát hiện kháng thể cúm H5N1 ở đàn gia cầm sau khi đã
tiêm phòng vắc xin theo phương thức ăn chăn nuôi ............. 49
Bảng 3.9. Tỷ lệ phát hiện virus cúm H5N1 trong mẫu swab của gia cầm
nuôi tại Bắc Giang ................................................................ 50
Bảng 3.10. Tỷ lệ phát hiện virus cúm H5N1 trong mẫu swab của gia cầm
theo phương thức chăn nuôi.................................................. 51
Bảng 3.11 Phân bố hiệu giá kháng thể kháng virus cúm trong huyết thanh
gà tại thời điểm 30 ngày sau khi tiêm vắc xin ...................... 53
Bảng 3.12. Kết quả kiểm tra kháng thể kháng virus cúm trong huyết thanh
gà tại thời điểm 30 ngày sau khi tiêm vắc xin ...................... 55
Bảng 3.13. Phân bố hiệu giá kháng thể kháng virus cúm trong huyết
thanh gà tại thời điểm 90 ngày sau khi tiêm vắc xin ...... 56
Bảng 3.14. Kết quả kiểm tra kháng thể kháng virus cúm trong huyết thanh
gà tại thời điểm 90 ngày sau khi tiêm vắc xin ...................... 57
Bảng 3.15. Phân bố hiệu giá kháng thể kháng virus cúm trong huyếtthanh
gà tại thời điểm 150 ngày sau khi tiêm vắc xin .................... 59
Bảng 3.16. Kết quả kiểm tra kháng thể kháng virus cúm trong huyết thanh
gà tại thời điểm 150 ngày sau khi tiêm vắc xin .................... 61
Bảng 3.17. Hiệu giá kháng thể trung bình của gà được tiêm vắc xin
H5N1 ..................................................................................... 62


vii
Bảng 3.18. Tần số phân bố các mức kháng thể của gà được tiêm vắc xin
H5N1 ..................................................................................... 63

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc bên ngoài của virus cúm gia cầm ............................. 8
Hình 1.2. Cấu trúc hệ gen của virus cúm type A .................................. 10
Hình 1.3. Mô hình cơ chế xâm nhiễm và nhân lên của virus cúm A ở tế
bào chủ .................................................................................. 12
Hình 3.1: Tỷ lệ quy mô đàn gà nuôi trong các nông hộ ....................... 36
Hình 3.2. Tỷ lệ mắc cúm gia cầm H5N1 qua các năm ......................... 39
Hình 3.3. Tỷ lệ gia cầm mắc bệnh qua các mùa trong năm.................. 42
Hình 3.4: Tỷ lệ gia cầm mắc bệnh cúm theo loại gia cầm.................... 44
Hình 3.5. Tỷ lệ phát hiện huyết thanh có kháng thể H5N1 ở gia cầm chưa
tiêm phòng vắc xin theo đàn và theo cá thể .......................... 46
Hình 3.6. Tỷ lệ phát hiện kháng thể cúm H5N1 ở cá thể gia cầm theo
phương thức chăn nuôi ......................................................... 48
Hình 3.7. Tỷ lệ phát hiện virus cúm H5N1 trong mẫu swab của gia cầm
theo phương thức chăn nuôi.................................................. 52


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao (HPAI - Highly Pathgenic Avian
Influenza) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus, lây lan nhanh và có tỷ
lệ chết cao ở gia cầm, được tổ chức OIE xếp vào những bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm nhất của động vật.
Virus cúm gia cầm thuộc họ Orthromyxoviridae gây ra, là virus ARN
phân mảnh có khả năng đột biến mạnh, với hai loại kháng nguyên bề mặt H (từ
H1 đến H16) và N (từ N1 đến N9) đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học
và miễn dịch học.
Nguyên nhân của HPAI là do virus cúm type A - loại virus có khả năng
gây biến chủng rất mạnh. Bệnh lây lan nhanh chóng trong các đàn gia cầm với

tỷ lệ lây nhiễm và tỷ lệ chết cao. Không những thế bệnh còn có khả năng lây
truyền sang các loài động vật khác, đặc biệt nguy hiểm là bệnh có khả năng lây
lan sang người, trường hợp nhiễm nặng có thể tử vong. Hiện nay cả thế giới
đang phải đối mặt với nguy cơ xảy ra một vụ đại dịch cúm ở người mà nguyên
nhân là do các chủng virus cúm gia cầm biến đổi thành những dạng mới thích
nghi gây bệnh trên người.
Bệnh cúm gia cầm được phát hiện vào năm 1878 tại Italia, sau đó đã xảy
ra ở khắp nơi trên thế giới, gây thiệt hại kinh tế rất lớn. Ở Việt Nam, từ cuối
năm 2003 bệnh đã xuất hiện và bùng phát ở nhiều địa phương trong cả nước
trong đó có tỉnh Bắc Giang gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến
đời sống kinh tế, chính trị - xã hội, làm thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi
gia cầm nước ta, nhiều cơ sở chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, nhiều trang
trại và hộ chăn nuôi gia đình đã bị phá sản.
Việc đánh giá thực trạng chăn nuôi, giám sát sự lưu hành của virus và
đáp ứng miễn dịch của gia cầm đối với vắc xin cúm cũng như khảo sát khả năng
bảo hộ của vắc xin trong điều kiện thực địa là yếu tố quan trọng góp phần đưa
ra những chiến lược phù hợp trong phòng chống và tiến tới thanh toán dịch cúm
gia cầm ở Việt Nam.


2
Xuất phát từ tình hình và yêu cầu thực tế đó, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh cúm gia cầm và khả
năng đáp ứng miễn dịch của gà với vắc xin H5N1 tại tỉnh Bắc Giang"
Từ kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp các cơ sở chăn nuôi gia cầm trong
tỉnh Bắc Giang có thể chủ động xây dựng lịch dùng vắc xin phòng bệnh cúm
gia cầm hợp lý và khoa học cho đàn gia cầm của mình, đồng thời cũng giúp
cho công tác phòng và chống cúm gia cầm ở nước ta ngày một tốt hơn.
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Đánh giá thực trạng chăn nuôi gia cầm của tỉnh Bắc Giang

- Tình hình dịch cúm gia cầm ở Bắc Giang từ năm 2013-7/2017
- Xác định được một số đặc điểm dịch tễ của bệnh cúm gia cầm
- Đánh giá được khả năng đáp ứng miễn dịch của gà được tiêm vắc xin
H5N1 tại tỉnh Bắc Giang
- Đánh giá tính khả thi của chương trình tiêm phòng vắc xin cho đàn gà
tại tỉnh Bắc Giang.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Các kết quả nghiên cứu đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vắc xin
cúm gia cầm H5N1 cho đàn gà tại một số cơ sở chăn nuôi gà tại tỉnh Bắc Giang
có thể dùng làm tài liệu tham khảo, bổ sung thêm số liệu vào kết quả đánh giá
hiệu quả của việc tiêm phòng trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm ở
Việt Nam.
Các kết quả của bệnh cúm gia cầm tại tỉnh Bắc Giang thu được cũng là cơ sở
giúp cơ quan chuyên môn định hướng và đưa ra những kế hoạch chăn nuôi phù hợp.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu
1.1.1. Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm
Bệnh cúm ở gia cầm (Avian Ifluenza) thường gọi là bệnh cúm gia cầm
hoặc bệnh cúm gà, là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus cúm type A thuộc
họ Orthomyxoviridae. Bệnh thường xảy ra nặng ở gà, vịt, lợn, một số động vật
có vú khác và có thể lây sang người. Biểu hiện của bệnh chủ yếu ở đường tiêu
hóa và đường hô hấp(Ito Tvà cs,1998,) [35].
Trước đây, bệnh này còn được gọi là bệnh dịch tả gà (fowl plague) nhưng
từ hội nghị quốc tế lần thứ nhất về bệnh cúm gia cầm tại Beltsville, Mỹ, năm
1981 đã thay thế tên này bằng tên bệnh cúm truyền nhiễm cao ở gia cầm (HPAI
- Highly Pathogennic Avian Influenza).

Bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao (HPAI) là một bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm, có tốc độ lây lan rất nhanh, với tỷ lệ chết cao trong đàn gia cầm
nhiễm bệnh. Virus gây bệnh cúm gia cầm chủ yêu là loại H5, H7 và H9, gây
bệnh cho gà, vịt, ngan, ngỗng, các loại chim. Virus còn gây bệnh cho cả người
và có thể thành đại dịch, vì thế bệnh cúm gia cầm ngày càng trở lên nguy hiểm
hơn bao giờ hết (Lê Văn Năm,2004) [18], (Cục Thú y, 2005) [3].
1.1.2. Sơ lược lịch sử bệnh cúm gia cầm
Năm 412 trước công nguyên, Hippocrates đã mô tả về bệnh giống như
bệnh cúm. Năm 1680, một vụ đại dịch cúm đã được mô tả kỹ và từ đó đến nay
đã xảy ra 31 vụ đại dịch. Trong hơn 100 năm qua đã xảy ra 4 vụ đại dịch vào
các năm 1889,1918,1957,và 1968(Cục Thú y, 2005) [3].
Năm 1878 ở Italia đã xảy ra một bệnh gây tỷ lệ tử vong rất cao ở đàn gia
cầm, sau đã được đặt tên là bệnh dịch hạch gia cầm. Đến năm 1901, Centanni
và Savunozzi đã đề cập đến ổ dịch này được gây ra bởi virus qua lọc. Nhưng
phải đến năm 1955 mới xác định được virus đó chính là virus cúm type A
(H7N1 và H7N7) gây chết nhiều gà, gà tây và các loài khác.


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full















×