Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Quản Lý Dạy Học Theo Tiếp Cận Năng Lực Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Chuyên Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 215 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
************

NGUYỄN THỊ NGA

QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 9.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Vũ Dũng
2. PGS.TS. Phan Trọng Ngọ

Hà Nội - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa cơng bố trong bất kỳ cơng
trình khoa học nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Nga



LỜI CẢM

N

Để có được kết quả như ngày hơm nay, tôi xin bày tỏ lời cám ơn sâu sắc đến
GS.TS.Vũ Dũng, PGS.TS. Phan Trọng Ngọ, nhà khoa học đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo cho tơi trong q trình thực hiện luận án.
Tôi xin cám ơn sâu sắc Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Các thầy cô
giáo Khoa Tâm lý – Giáo dục, các phòng ban của Học viện đã giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện để tôi thực hiện luận án.
Tôi xin cám ơn chân thành các thầy cô ở các cấp hội đồng đánh giá luận án đã
chỉ bảo cho tôi những điều quý báu đề tơi hồn thiện luận án.
Tơi cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến các Trường THPT chuyên,
Trường Đại học sư phạm Hà Nội, đơn vị công tác của tơi cùng gia đình, bạn bè đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận án.
Tơi xin cám ơn chân thành các thầy cô ở ba trường THPT chuyên nơi tôi đã
tiến hành khảo sát thực tiễn đã tận tình giúp đỡ tơi trong nghiên cứu đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 202

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Nga


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC C NG TR NH NGHIÊN CỨU
QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ TH NG CHUYÊN .................................................... 10
1.1. Những nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường
phổ thông và trường phổ thông chuyên .................................................. 10
1.2. Những nghiên cứu về quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở
trường phổ thông và trường phổ thông chuyên ...................................... 23
Ti u

t chương 1 .......................................................................................... 27

Chương 2: C

SỞ LÝ LUẬN V

QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO

TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ TH NG
CHUYÊN........................................................................................................ 29
2.1. Các khái niệm cơ bản ....................................................................... 29
2.2. Lý luận về dạy học theo tiếp cận năng lực tại trường trung học phổ
thông chuyên ............................................................................................. 35
2.3. Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ
thông chuyên ........................................................................................... 54
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học theo tiếp cận năng
lực ở các trường trung học phổ thông chuyên ........................................ 65
Ti u

t chương 2 .......................................................................................... 71


Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI....... 73
3.1. Mẫu khách thể khảo sát và phương pháp nghiên cứu thực trạng .... 73
3.2. Thực trạng dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường trung
học phổ thông chuyên thành phố Hà Nội................................................ 82


3.3. Thực trạng quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực tại các
trường THPT chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội............................. 93
3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học theo tiếp
cận năng lực tại các trường THPT chuyên............................................ 126
3.5. Đánh giá chung về thực trạng dạy học và quản lý dạy học theo
tiếp cận năng lực tại các trường trung học phổ thông chuyên trên
địa bàn thành phố Hà Nội ..................................................................... 127
Ti u k t chương 3 ........................................................................................ 130
Chương 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN
NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
CHUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................. 133
4.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp .................................................. 133
4.2. Các giải pháp quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực tại các
trường THPT chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội........................... 134
4.3. Khảo nghiệm t nh cần thiết và t nh hả thi của các giải pháp ....... 152
4.4. Th nghiệm một giải pháp ............................................................. 156
Ti u

t chương 4 ........................................................................................ 164

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 165

DANH MỤC CÁC C NG TR NH ĐÃ C NG BỐ ................................. 171
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 172
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 182


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ vi t tắt

Vi t ầ



1

ĐTB

Điểm trung bình

2

ĐLC

Độ lệch chu n

3

THPT

Trung học phổ thơng



DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Khách thể khách thể khảo sát thực trạng (Định lượng).................. 73
Bảng 3.2: Mức độ thực hiện mục tiêu dạy học ............................................... 82
Bảng 3.3: Mức độ thực hiện nội dung dạy học ............................................... 84
Bảng 3.4: Mức độ thực hiện phương pháp dạy học ........................................ 86
Bảng 3.5: Mức độ thực hiện hình thức dạy học .............................................. 87
Bảng 3.6: Mức độ s dụng cơ sở vật chất, phương tiện và thiết bị dạy học ........ 89
Bảng 3.7: Mức độ kiểm tra, đánh giá năng lực đạt được của học sinh ........... 90
Bảng 3.8: Tổng hợp mức độ thực hiện dạy học theo tiếp cận năng lực ......... 92
Bảng 3.9: Tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện quản lý mục tiêu dạy học
theo tiếp cận năng lực ............................................................................. 94
Bảng 3.10: Mức độ thực hiện nội dung quản lý mục tiêu dạy học theo
tiếp cận năng lực (Theo đánh giá của giáo viên) .................................... 95
Bảng 3.11: Mức độ thực hiện nội dung quản lý mục tiêu dạy học theo
tiếp cận năng lực (Theo đánh giá của cán bộ quản lý) ........................... 97
Bảng 3.12: Đánh giá chung mức độ thực hiện quản lý nội dung, chương
trình dạy học theo tiếp cận năng lực ....................................................... 99
Bảng 3.13: Đánh giá thực trạng quản lý nội dung, chương trình dạy học
theo tiếp cận năng lực (Đánh giá của giáo viên)................................... 101
Bảng 3.14: Mức độ thực hiện quản lý nội dung, chương trình dạy học
theo tiếp cận năng lực (Đánh giá của cán bộ quản lý) .......................... 103
Bảng 3.15: Đánh giá chung mức độ thực hiện quản lý dạy học của giáo viên
theo tiếp cận năng lực ............................................................................. 105
Bảng 3.16: Mức độ thực hiện quản lý dạy học của giáo viên theo tiếp cận
năng lực (Theo đánh giá của giáo viên) ................................................ 106
Bảng 3.17: Đánh giá thực trạng quản lý dạy học của giáo viên theo tiếp
cận năng lực (Theo đánh giá của cán bộ quản lý) ................................ 107



Bảng 3.18: Mức độ thực hiện quản lý học tập của học sinh theo tiếp cận
năng lực tại các trường trung học phổ thông chuyên ............................ 108
Bảng 3.19: Mức độ thực hiện quản lý học tập của học sinh theo tiếp cận
năng lực tại các trường trung học phổ thông chuyên (Theo đánh giá
của giáo viên) ........................................................................................ 109
Bảng 3.20: Mức độ thực hiện quản lý học tập của học sinh theo tiếp cận
năng lực (Theo đánh giá của cán bộ quản lý) ....................................... 110
Bảng 3.21: Mức độ thực hiện quản lý s dụng hình thức, phương pháp
dạy học theo tiếp cận năng lực .............................................................. 111
Bảng 3.22: Mức độ thực hiện quản lý s dụng hình thức, phương pháp
dạy học theo tiếp cận năng lực (Đánh giá của giáo viên) ..................... 113
Bảng 3.23: Thực trạng quản lý s dụng hình thức, phương pháp dạy học
theo tiếp cận năng lực (Đánh giá của cán bộ quản lý) .......................... 114
Bảng 3.24: Mức độ thực hiện quản lý s dụng cơ sở vật chất, phương
tiện và thiết bị dạy học theo tiếp cận năng lực...................................... 116
Bảng 3.25: Mức độ thực hiện quản lý cơ sở vật chất, phương tiện và thiết
bị dạy học theo tiếp cận năng lực (Theo đánh giá của giáo viên) ........ 118
Bảng 3.26: Mức độ thực hiện quản lý s dụng cơ sở vật chất, phương
tiện và thiết bị dạy học theo tiếp cận năng lực (Theo đánh giá của
cán bộ quản lý) ...................................................................................... 119
Bảng 3.27: Mức độ thực hiện quản lý đánh giá ết quả dạy học theo tiếp
cận năng lực .......................................................................................... 121
Bảng 3.29: Mức độ thực hiện quản lý đánh giá ết quả dạy học theo tiếp
cận năng lực tại các trường THPT chuyên (Theo đánh giá của cán
bộ quản lý)............................................................................................. 123
Bảng 3.30: Đánh giá chung mức độ thực hiện quản lý dạy học theo tiếp
cận năng lực tại các trường THPT chuyên............................................ 124



Bảng 3.31: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học theo
tiếp cận năng lực tại các trường THPT chuyên .................................... 126
Bảng 4.1: Đánh giá t nh cần thiết của các giải pháp được đề xuất Các
giải pháp ................................................................................................ 153
Bảng 4.2: Đánh giá t nh hả thi của các giải pháp được đề xuất .................. 156
Bảng 4.3: So sánh giữa t nh cần thiết và t nh hả thi của các giải pháp
Các giải pháp ......................................................................................... 156
Bảng 4.4: Thực trạng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho
giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học theo tiếp cận năng lực .................. 160
Bảng 4.5: Thực trạng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho
giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học theo tiếp cận năng lực .................. 162


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thi t của ề tài
Việt Nam đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập vào
nền kinh tế quốc tế với những bước tiến nhảy vọt. Do vậy sự phát triển giáo dục đào
tạo nói chung và giáo dục học sinh giỏi, học sinh năng hiếu nói riêng đã trở thành
vấn đề sống còn, quyết định vị thế của mỗi quốc gia, dân tộc. Điều này cũng đã đặt
ra cho nước ta phải xây dựng chiến lược để phát triển hệ thống các trường chuyên
nhằm mục tiêu tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương, ch nh sách nhất định để phát triển hệ thống
các trường chuyên, trong đó chiến lược phát triển hệ thống các trường THPT
chuyên đến năm 2020 đã đặt ra mục tiêu trường THPT chuyên trở thành hệ thống
chủ lực phát hiện những học sinh có tư chất thơng minh, đạt kết quả xuất sắc trong học
tập và phát triển năng hiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo
dục phổ thơng tồn diện, giáo dục các em trở thành người có lịng u nước, tinh thần
vượt khó, tự hào, tự tơn dân tộc, có khả năng tự học, tự nghiên cứu để có thể tiếp tục
phát triển năng hiếu, trở thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Nhằm đổi mới, căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, Nhà nước ta đã đề

ra nhiều chính sách, biện pháp đồng bộ để triển khai thực hiện, trong đó có việc ban
hành Chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Chương trình giáo dục phổ thơng cụ
thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thơng, giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và
tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức chọn nghề nghiệp và học
tập suốt đời; có những ph m chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người
cơng dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu
cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước
trong thời đại tồn cầu hóa và cách mạng cơng nghiệp mới. Do vậy, để đáp ứng
được yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 thì địi hỏi tất cả các nhà
trường phổ thông phải đổi mới, đặc biệt là đổi mới dạy học tại nhà trường sao cho
học sinh đạt được những yêu cầu về ph m chất và năng lực như mục tiêu Chương
trình giáo dục phổ thơng 2018 đã xác định.
Trường THPT chuyên với chức năng đặc biệt là phát hiện và bồi dưỡng
những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập, đào tạo
1


học sinh giỏi, nguồn nhân tài cho đất nước theo năng lực của từng học sinh trên cơ
sở đảm bảo giáo dục tồn diện về đạo đức, trí tuệ, th m mĩ và các ĩ năng cơ bản
của cuộc sống và các mơn văn hóa bậc phổ thơng chất lượng cao, đồng thời thực
hiện đầy đủ kế hoạch và chương trình giáo dục tồn diện theo quy định. Do vậy,
trường THPT chuyên đã đặt ra những yêu cầu mang t nh đặc thù, trước hết đối với
dạy học tại nhà trường. Trong bối cảnh giáo dục nước ta đang đổi mới căn bản và
toàn diện, chuyển từ dạy học theo tiếp cận nội dung sang dạy học theo tiếp cận năng
lực thì dạy học tại các trường THPT chuyên càng trở nên quan trọng. Dạy học tại
các trường THPT chuyên theo tiếp cận năng lực sẽ phải chú trọng nhiều tới hình
thành ph m chất và năng lực cho học sinh ở mức độ cao thơng qua việc hình thành
kiến thức, kỹ năng cho học sinh, nhận ra sự khác biệt về học tập, về phát triển và
các đặc điểm nhận thức, tình cảm của học sinh năng hiếu và tài năng. Trong quá
trình dạy học tại các trường THPT chuyên theo tiếp cận năng lực, cần phải thiết kế

quá trình học tập, thực hành của học sinh phù hợp với đặc điểm cá nhân của học
sinh, chú ý tính sáng tạo, sự tăng tốc, độ sâu và phức tạp trong mỗi giờ dạy của giáo
viên, cũng như các chủ đề giảng dạy chuyên sâu. Giáo viên các trường THPT
chuyên khi thực hiện hoạt động giảng dạy theo tiếp cận năng lực cũng cần phải lựa
chọn, điều chỉnh và s dụng các chiến lược dạy học, phương pháp dạy học, kiểm
tra, đánh giá để tạo được hứng thú học tập, động lực học tập, sự say mê và sáng tạo
học tập của học sinh.
Để dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT chuyên đạt chất lượng
tốt, đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tinh thần đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay thì
rất cần tới sự thay đổi trong quản lý dạy học tại các trường THPT chuyên của tất cả
các chủ thể quản lý dạy học tại nhà trường. Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực
ở các trường THPT chuyên trở thành một nội dung và nhiệm vụ quan trọng trong
tổng thể công tác quản lý của trường THPT chuyên. Quản lý dạy học theo tiếp cận
năng lực ở các trường THPT chuyên là vấn đề còn mới mẻ, cần phải được các chủ
thể quản lý của nhà trường nhận thức đầy đủ các nội dung như quản lý mục tiêu, nội
dung chương trình, hình thức, phương pháp dạy học và việc s dụng cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học, giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh và kiểm tra
đánh giá dạy học theo tiếp cận năng lực nhằm đạt được mục tiêu dạy học theo quy

2


định và yêu cầu cao của các trường THPT chuyên cũng như các cơ quan quản lý
nhà trường.
Trong những năm qua các trường THPT chuyên ở nước ta đã đào tạo ra
nhiều nhân tài cho đất nước, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy vậy, để đáp ứng yêu cầu của đổi
mới toàn diện nền giáo dục của Việt Nam hiện nay, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc
tế và của cuộc cách mạng 4.0 và thực hiện thành cơng Chương trình giáo dục phổ
thơng 2018 thì dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường THPT chuyên và quản

lý dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường THPT chuyên còn bộc lộ một số
hạn chế nhất định. Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT
chuyên cần nâng cao hơn nữa ở tất cả các nội dung quản lý, có như vậy mới đáp
ứng được mục tiêu hướng tới hình thành ph m chất, tư duy sáng tạo và năng lực cho
học sinh THPT chuyên ở mức độ cao. Mặc dù việc tiến hành nghiên cứu về quản lý
dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường phổ thông chuyên là vô cùng cần thiết
hiện nay. Tuy nhiên, những nghiên cứu về vấn đề này hiện cịn rất ít được nghiên
cứu một cách chun sâu và hệ thống từ góc độ khoa học quản lý giáo dục. Với
những lý do trên, đề tài “Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung
học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội” được lựa chọn để tiến hành
nghiên cứu luận án tiến sỹ ngành Quản lý giáo dục.
2. Mục ích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý dạy học theo tiếp cận
năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội,
luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dạy học theo tiếp
cận năng lực ở trường trung học phổ thơng chun, góp phần nâng cao chất lượng
dạy học ở trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến
quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thơng chun.
2) Xây dựng cơ sở lí luận về quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường
trung học phổ thông chuyên.
3) Khảo sát, phân t ch, đánh giá thực trạng quản lý dạy học theo tiếp cận
năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3


4 Đề xuất một số giải pháp quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường

trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội và th nghiệm 1 giải
pháp đã đề xuất trong thực tiễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông chuyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, việc xác định các nội dung quản lý dạy học theo
tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông chuyên được tiếp cận phối hợp giữa
tiếp cận quá trình và tiếp cận năng lực. Do vậy, luận án xác định và tập trung nghiên
cứu các nội dung quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ
thông chuyên gồm: 1) Quản lý thực hiện mục tiêu dạy học theo tiếp cận năng lực; 2
Quản lý thực hiện nội dung, chương trình dạy học theo tiếp cận năng lực; 3 Quản
lý dạy học theo tiếp cận năng lực của giáo viên; 4) Quản lý hoạt động học theo tiếp
cận năng lực của học sinh; 5) Quản lý s dụng hình thức, phương pháp dạy học theo
tiếp cận năng lực; 6 Quản lý s dụng cơ sở vật chất và thiết bị trong dạy học theo
tiếp cận năng lực; 7 Quản lý đánh giá ết quả dạy học theo tiếp cận năng lực.
Có nhiều chủ thể tham gia vào quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở
trường trung học phổ thông chuyên, tuy nhiên trong nghiên cứu này các chủ thể
quản lý ch nh được xác định là: hiệu trưởng trường đại học quản lý trực tiếp trường
chuyên, hiệu trưởng trường chuyên, lãnh đạo tổ chuyên môn, giáo viên các trường
trung học phổ thông chuyên.
3.2.2. Phạm vi về khách thể khảo sát thực trạng
Luận án khảo sát các khách thể sau: lãnh đạo các trường THPT chun, lãnh
đạo các phịng ban, tổ trưởng bộ mơn; giáo viên; học sinh các trường THPT chuyên.
3.2.3. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu này tiến hành khảo sát tại 03 trường trung học phổ thông chuyên tại
Hà Nội là: 1 Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam; 2 Trường
Trung học phổ thông chuyên Ngoại ngữ, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia
Hà Nội; 3 Trường Trung học phổ thông chuyên, Đại học Sư phạm Hà Nội.


4


Trong đó, Trường trung học phổ thơng chun Hà Nội – Amsterdam trực
thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Trường Trung học phổ thông chuyên Ngoại
ngữ, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc Gia Hà Nội và Trường Đại
học Ngoại ngữ. Trường Trung học phổ thông chuyên, Đại học Sư phạm Hà Nội trực
thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
4.1.1. Tiếp ận h thống
Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông
chuyên là ết quả tổng thể của sự ết hợp nhiều thành tố như quản lý mục tiêu, nội
dung, phương pháp, hình thức, quản lý việc s dụng cơ sở vật chất phục vụ dạy học,
quản lý dạy học của giáo viên, học tập của học sinh và kiểm tra đánh giá dạy học
theo tiếp cận năng lực. Đó cũng là ết quả quản lý của các chủ thể quản lý từ Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo các trường đại học có
trường trung học phổ thơng chun, lãnh đạo các trường THPT chuyên, các phòng
ban, tổ bộ môn trong nhà trường và đội ngũ giáo viên nhà trường.
4.1.2. Tiếp ận hoạt động và nhân cách
Tiếp cận hoạt động và nhân cách cho ph p nghiên cứu quản lý dạy học theo
tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên với tư cách là một hoạt
động. Ở đó, mục đ ch, nội dung, phương pháp, hình thức của dạy học theo tiếp cận
năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên được thể hiện rất cụ thể. Mặt
khác, dạy học và quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ
thơng chun nhằm hướng tới phát triển tồn diện nhân cách học sinh chuyên, điều
này được thể hiện qua phát triển các ph m chất và các năng lực của học sinh chuyên
ở mức độ sâu và mức độ cao.
4.1.3. Tiếp ận thự ti n

Tiếp cận này xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn chất lượng dạy học theo tiếp cận
năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên, yêu cầu đổi mới để nâng cao chất
lượng đào tạo của nhà trường phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay, yêu cầu của đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, yêu
cầu hội nhập quốc tế và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và u cầu của
Chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Phương pháp tiếp cận thực tiễn còn thể hiện ở

5


chỗ kết quả nghiên cứu của luận án, nhất là các giải pháp đề xuất của luận án phải có
tính khả thi và đem lại kết quả thiết thực cho các trường THPT chuyên hiện nay.
4.1.4. Tiếp cận quá trình
Tiếp cận quá trình trong nghiên cứu dạy học và quản lý dạy học theo tiếp cận
năng lực tại các trường THPT chuyên là việc nghiên cứu sâu các thành tố của quá
trình dạy học từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, s dụng cơ sở vật chất
phục vụ dạy học, quản lý dạy học của giáo viên, học tập của học sinh và kiểm tra đánh
giá dạy học theo tiếp cận năng lực. Tiếp cận này sẽ giúp cho việc định hướng của chủ
thể quản lý xác định được các nội dung chỉ đạo dạy học theo tiếp cận năng lực tại các
trường THPT chuyên, là định hướng cơ bản trong việc xác định các giải pháp quản lý
dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường THPT chuyên của các chủ thể quản lý.
4.1.5. Tiếp cận năng lực
Học sinh các trường THPT chuyên là trung tâm của quá trình dạy học, tất cả
các thành tố của quá trình dạy học tại các trường THPT chuyên đều cần hướng tới
thực hiện để phát huy tối đa nhất khả năng của mỗi học sinh. Vì vậy, dạy học và
quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên là
xu thế tất yếu của mọi quốc gia trên thế giới, đồng thời cũng là xu thế tất yếu trong
bối cảnh đổi mới giáo dục. Tiếp cận năng lực sẽ là cơ sở đề xuất nội dung, phương
pháp, hình thức, s dụng cơ sở vật chất phục vụ dạy học, quản lý giảng dạy của giáo
viên, học tập của học sinh và kiểm tra đánh giá dạy học theo tiếp cận năng lực và là

cơ sở đề xuất nội dung, cách tác động của các giải pháp quản lý dạy học theo tiếp
cận năng lực tại các trường trung học phổ thông chuyên hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn ản tài li u
a.

đ h

phương pháp

Nghiên cứu văn bản tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận và tìm ra cách tiếp
cận nghiên cứu của luận án về quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường
trung học phổ thông chuyên.
b. ội ung

phương pháp

Luận án đã nghiên cứu các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo ở
trường THPT chuyên, cũng như các qui định về dạy học theo tiếp cận năng lực ở
các trường trung học phổ thơng nói chung và trường THPT chuyên nói riêng.

6


Luận án đã tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên
quan đến dạy học và quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường trung học
phổ thông chuyên.
Từ nghiên cứu các tài liệu luận án xác định cơ sở lý luận về dạy học và quản
lý dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường trung học phổ thông chuyên.
c. á h thứ tiến hành phương pháp

Để nghiên cứu các văn bản tài liệu, chúng tôi đã s dụng các thao tác nghiên
cứu như: phân t ch, tổng hợp, so sánh, hái quát. Từ đó rút ra những vấn đề mà các
nghiên cứu đã thực hiện và những vấn đề còn bỏ ngỏ để luận án tiếp tục nghiên cứu.
4.2.2. Phương pháp điều tr

ng ảng h i

S dụng các bảng hỏi được thiết ế để hảo sát định lượng về dạy học và
quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường trung học phổ thông chuyên
cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực tại các
trường trung học phổ thông chuyên.
4.2

Phương pháp ph ng v n s u
Luận án tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý, giáo viên các trường

THPT chuyên để làm r hơn, sâu hơn về dạy học và quản lý dạy học theo tiếp cận
năng lực tại các trường trung học phổ thông chuyên.
4 2 4 Phương pháp thống ê toán họ
Luận án s dụng các cơng thức tốn học để thống kê và x lý số liệu thống ê các
số liệu hảo sát định lượng về thực trạng dạy học và quản lý dạy học theo tiếp cận năng
lực tại các trường trung học phổ thông chuyên cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới quản
lý dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường trung học phổ thông chuyên.
á phương pháp t 4 2 2 đến 4 2
m

s đư

tr nh ày


thể ở hương

tại

tổ hứ và phương pháp nghiên ứu thự trạng.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Về lý luận: Luận án đã xây dựng được cơ sở lý luận về dạy học và quản lý
dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên cũng như
các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung
học phổ thông chuyên. Làm rõ các khái niệm công cụ trường trung học phổ thông
chuyên, dạy học theo tiếp cận năng lực, quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực.
Làm phong phú hơn l luận về đặc điểm dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường
trung học phổ thơng chun. Dựa trên tiếp cận chính là tiếp cận năng lực nghiên

7


cứu đã xác định nội dung quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung
học phổ thông chuyên và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý dạy học theo tiếp cận
năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên.
- Về thực ti n: Luận án đã đánh giá được thực trạng dạy học, quản lý dạy học
theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên cũng như các yếu
tố ảnh hưởng tới quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường trung học
phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế
từ đó đề xuất được 5 giải pháp quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường
trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mỗi giải pháp được
trình bày qua các khía cạnh: Mục đ ch giải pháp, nội dung, tổ chức thực hiện và
điều kiện thực hiện giải pháp. Luận án cũng tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và
khả thi của các giải pháp được đề xuất. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện

pháp đề xuất có tính cần thiết và khả thi. Luận án đã th nghiệm 1 giải pháp đã đề
xuất. Kết quả th nghiệm bước đầu khẳng định hiệu quả của giải pháp quản lý dạy
học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn
thành phố Hà Nội đưa ra th nghiệm trong luận án.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa về lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú hơn cơ sở lý luận về
quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường trung học phổ thơng chun. Đó
là các khái niệm cơ bản, nội dung dạy học theo tiếp cận năng lực, quản lý dạy học theo
tiếp cận năng lực tại các trường trung học phổ thông chuyên cũng như các yếu tố ảnh
hưởng tới quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường trung học phổ thông
chuyên. Nghiên cứu quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường trung học
phổ thông chuyên là đề tài còn khá mới mẻ ở Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa về thực tiễn
Luận án đã đề xuất được 5 giải pháp quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực
tại các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các giải
pháp này góp phần nâng cao chất lượng dạy học và quản lý dạy học theo tiếp cận
năng lực tại các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội
hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho lãnh đạo Bộ Giáo
dục Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Lãnh đạo Đại học Quốc Gia Hà Nội, lãnh đạo

8


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, lãnh đạo các trường THPT chuyên, lãnh đạo tổ
bộ môn và giáo viên nhà trường trong việc nâng cao chất lượng dạy học theo tiếp
cận năng lực ở các trường THPT chuyên đáp ứng yêu cầu phát triển các trường
THPT chuyên hiện nay.
7. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục; Nội dung luận án được trình bày trong 04 chương:
Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về quản lý dạy học theo tiếp
cận năng lực tại các trường THPT chuyên;
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực tại các
trường THPT chuyên;
Chương 3: Thực trạng quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường
THPT chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Chương 4: Giải pháp quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực tại các trường
THPT chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội.

9


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC C NG TR NH NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ DẠY HỌC
THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ TH NG CHUYÊN
1.1. Những nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường phổ thông
và trường phổ thông chuyên
1.1.1. Những nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường phổ thông

- Trên thế giới
Dạy học là hoạt động có vai trị quan trọng hàng đầu đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách học sinh, cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của nhà
trường. Dạy học theo tiếp cận năng lực với những ưu thế và thành tựu đã hẳng
định được hiệu quả đối với giáo dục trên thế giới. “Năng lực” xuất hiện vào năm
1596 và ở Hoa Kỳ, nó lần đầu tiên được s dụng vào những năm 60 của thế kỷ XX
trong bối cảnh giáo dục dựa trên hiệu suất, mục đ ch là để đào tạo các chun gia có
thể cạnh tranh thành cơng trong thị trường lao động [78]. Dạy học theo tiếp cận

năng lực đã được mở rộng vào đầu thế kỷ XXI trong kết nối với các cuộc thảo luận
về các vấn đề và cách thức hiện đại hóa giáo dục. Vì vậy, trên thế giới đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận năng lực tại trường phổ thơng, có
thể nêu dẫn một số cơng trình sau:
Dạy học dựa trên năng lực chính là việc tập trung vào phát triển các năng lực
chính cần thiết cho học sinh để giúp cho học sinh thành công hi tham gia vào đời
sống xã hội, trong đó gồm có các kỹ năng x lý thông tin, giải quyết vấn đề, tư duy
phản biện, sở hữu ngôn ngữ mẹ đẻ và ngoại ngữ, tư duy hệ thống, năng lực học tập
suốt đời (T. Lobanova, Yu. Shunin, 2008) [89].
Trong tác ph m “Mơ hình học tập dựa trên năng lực: Một tương lai cần thiết”
của Richard A. Voorhee (2001), đã khẳng định, chúng ta đang ở giai đoạn đầu của
cuộc cách mạng học tập, lộ trình học tập mới đã được đặt ra tại các nhà trường với
mục đ ch duy nhất là cung cấp việc học cho người học ở bất cứ lúc nào, nơi nào và
bằng những tiến bộ nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin. Các sản ph m học tập
được định nghĩa một cách rõ ràng và dựa trên tiêu ch đánh giá năng lực cụ thể của

10


học sinh. Do vậy, các nhà trường cần phải thay đổi mạnh mẽ hoạt động dạy và học
để có thể thực hiện được việc học tập dựa trên năng lực học sinh [95].
Các tác giả Yvonne Malambo Kabombwe và Innocent Mutale Mulenga
(2019) đã cơng bố một tác ph m có tựa đề: “Thực hiện chương trình giảng dạy dựa
trên năng lực của giáo viên lịch s ở một số trường trung học được chọn ở quận
Lusa a, Zambia” với mục đ ch của nghiên cứu là nhằm điều tra mức độ mà các
phương pháp giảng dạy dựa trên năng lực đã được các giáo viên Lịch s thực hiện ở
Zambia. Thơng qua câu hỏi nghiên cứu chính là: “Mức độ hiểu và thực hiện các
phương pháp dạy học dựa trên năng lực của giáo viên Lịch s ở trường trung học cơ
sở là gì?”, các tác giả cho rằng, giáo viên dạy Lịch s cần biết thế nào là chương
trình dạy học theo định hướng đánh giá năng lực. Trọng tâm ch nh trong chương

trình giảng dạy dựa trên năng lực là năng lực hoặc kết quả hơn là iến thức. Để thực
hiện hoạt động giảng dạy theo tiếp cận năng lực, giáo viên phải có sự chuyển đổi
phương pháp giảng dạy từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang phương pháp
tiếp cận lấy người học làm trung tâm. Việc dạy học theo tiếp cận năng lực cũng cần
phải s dụng các phương pháp đánh giá đ ch thực như danh mục đầu tư, quan sát
lớp học hoặc thực địa, dự án, thuyết trình, tự đánh giá, phỏng vấn và đánh giá đồng
nghiệp [109].
Các tác giả Makulova, Aimzhan Tulegenovna; Alimzhanova, Gaukhar
Mukhtashevna; Bekturganova, Zhanar Mustafaevna; Umirzakova, Zaure Asetovna;
Makulova, Laura Tulegenovna; Karymbayeva, Kulzinat Meirambaevna (2015),
trong bài báo khoa học có tựa đề “Lý thuyết và thực hành phương pháp tiếp cận dựa
trên năng lực trong giáo dục” đã trình bày kết quả nghiên cứu về vấn đề này, các tác
giả đã hẳng định rằng: Để hình thành nền giáo dục theo cách tiếp cận dựa trên
năng lực, chúng ta cần đảm bảo t nh cơ bản và định hướng thực tiễn của nghiên
cứu; Phương pháp nghiên cứu của giáo dục dựa trên năng lực dựa trên các phương
pháp tiếp cận hành vi và chức năng, và trong nghiên cứu năng lực, các phương pháp
tiếp cận toàn vẹn và đa chiều là hiệu quả; Trong nghiên cứu năng lực, chúng ta nên
t nh đến năng lực của sinh viên tốt nghiệp, để dự đoán năng lực tiềm n như một
điều kiện của sự nghiệp thành công; Trong nghiên cứu năng lực, sự thống nhất của
những người tham gia - người s dụng lao động, đại diện của cộng đồng học thuật,

11


các chuyên gia, sinh viên tốt nghiệp là đúng đắn, để xác định, tổ chức và hình thành
các năng lực cần thiết trong các trường trung học ở các chuyên gia tương lai. Phải
xác định xem nội dung giáo dục, chức năng của nó trong việc hình thành năng lực,
hiệu quả của các loại hình, phương pháp, hình thức và phương tiện có tương ứng
với các hoạt động đào tạo hay hơng. Cũng có thể xác định nội hàm của năng lực là
công cụ để quản lý chất lượng giáo dục [90].

Với nghiên cứu “Chuyển tiếp từ trung học phổ thông lên giáo dục đại học và
làm việc tại Hàn Quốc, từ quan điểm giáo dục dựa trên năng lực”, các tác giả
Soomyung Jang và Namhee Kim (2004 đã điều tra một số vấn đề từ giáo dục dựa
trên năng lực theo từng khía cạnh. Trong đó đi sâu xem x t tầm quan trọng của các
năng lực khác nhau và sự đóng góp của giáo dục trung học để xây dựng năng lực
cho học sinh. Các tác giả cho rằng, liên quan đến việc giảng dạy trong lớp học, giáo
dục trung học Hàn Quốc cần (1) hỗ trợ nhiều hơn cho các hoạt động giáo dục đa
dạng hơn, (2 các mục tiêu cụ thể và phù hợp cho từng nhóm hác nhau, và (3 để
đánh giá nhu cầu phát triển năng lực cuộc sống của học sinh [83].
Hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực được các tổ chức giáo dục hàng
đầu trên thế giới quan tâm như UNESCO (1996), OECD (2002), WEF (2015).
Trong báo cáo của UNESCO đã nói đến giáo dục cho con người theo 4 trụ cột
của thế ỷ XXI [105]. Đó là: (1) Học để chung sống; (2) Học để biết; (3) Học để làm,
và (4) Học để tồn tại. Theo quan điểm này của UNESCO, mục tiêu chủ yếu của giáo
dục được chuyển từ trang bị iến thức, rèn luyện ỹ năng, ỹ xảo nghề nghiệp sang
phát triển những năng lực vô cùng phong phú, đa dạng của mỗi cá nhân người học.
Tổ chức OECD (2002) đã chỉ ra năng lực cần đạt của học sinh phổ thông
trong thời đại inh tế tri thức, trong đó nhấn mạnh năng lực chính cần hình thành
cho người học là năng lực xã hội và năng lực học tập suốt đời. OECD đặt mục tiêu
giáo dục phải tạo ra những con người có những năng lực cần thiết cho việc cá nhân
sống một cuộc sống thành công và chịu trách nhiệm chung đối với xã hội đương
đại, giải quyết những thách thức hiện tại và cả tương lai [93].
Nghiên cứu của WEF (2015 đã đưa ra 3 nhóm năng lực của con người thế
kỷ XXI. Đó là, 1 Văn hóa nền tảng (về đọc - viết, tính tốn, khoa học, cơng nghệ
thơng tin, tài chính, cơng dân và xã hội ; 2 Năng lực, bao gồm: tư duy phản biện/giải
quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác; 3) Ph m chất, bao gồm: ham tìm hiểu, sáng

12



kiến, iên trì/dũng cảm, thích ứng, lãnh đạo, hiểu biết về xã hội và văn hóa.
Vấn đề hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực đã được một số nhà khoa học quan
tâm, nghiên cứu như: R.E. Boyatzid (1982); John W. Burke (1995); Roger Harris, Hugh
Guthrie, Bary Hobart, David Lundberg (1995); K.E. Paprock (1996); S. Kerka (2001); J.
Richard, T. Rodger (2001); Richard Boyatzis (2007); K. Ananiadou và M. Claro (2009).
Theo tác giả R.E. Boyatzid (1982), dạy học theo tiếp cận năng lực cần giải
quyết 3 h a cạnh một cách có hệ thống là: 1 Xác định các năng lực; 2 Phát triển
chúng; 3 Đánh giá chúng một cách hách quan [98]. Như vậy, trong hoạt động dạy
học, giáo viên cần xác định được những năng lực cần có ở học sinh, từ đó phát triển
các năng lực này và đánh giá sự phát triển các năng lực đó ở học sinh. Đó là một
q trình chặt chẽ và có hệ thống trong hoạt động dạy học.
Tác giả John F. Feldhusen (1985), đã phân t ch há sâu về dạy học của giáo
viên theo hướng phát triển năng lực ở người học. Đó là giáo viên phải quan tâm đến
những vấn đề sau: Nguồn gốc của giáo dục và đào tạo theo tiếp cận năng lực; quan
niệm về tiếp cận năng lực và tiêu chu n năng lực thực hiện; Về vấn đề đánh giá theo
tiếp cận năng lực; Cải tiến chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực [84].
Cách tiếp cận năng lực trong hoạt động dạy học cũng được các tác giả như
Roger Harris, Hugh Guthrie, Bary Hobart, David Lundberg (1995) nghiên cứu [70].
Các tác giả này nhấn mạnh nhiều đến bối cảnh và lịch s của giáo dục theo tiếp cận
năng lực, tiêu chu n năng lực thực hiện, phát triển chương trình, đánh giá và người
học - hoạt động học theo tiếp cận năng lực [97].
Tác giả K.E. Paprock (1996) lại có cách tiếp cận năng lực trong dạy học từ
một góc độ riêng của mình. Đó là: a Tiếp cận năng lực dựa trên triết lý người học
là trung tâm; b) Tiếp cận năng lực thực hiện việc đáp ứng các đòi hỏi của ch nh
sách; c) Tiếp cận năng lực là định hướng cuộc sống thực tiễn; d) Tiếp cận năng lực
rất linh hoạt và năng động; e) Những tiêu chu n của năng lực được hình thành một
cách rõ ràng [94]. K.E. Paproc đã chỉ ra các đặc điểm cơ bản của dạy học theo tiếp
cận năng lực cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Tác giả S. Ker a (2001) đưa ra quan điểm tiếp cận năng lực từ một cách nhìn
hác. Đó là: 1 Tiếp cận năng lực cho ph p cá nhân hóa hoạt động học của người học.

Trên cơ sở mơ hình năng lực, người học sẽ bổ sung những thiếu hụt của mình để thực
hiện những nhiệm vụ cụ thể; 2 Tiếp cận năng lực chú trọng vào ết quả đầu ra của hoạt
động dạy học và giáo dục; 3 Tiếp cận năng lực tạo ra những với những hình thức linh

13


hoạt đạt tới các ết quả đầu ra theo những cách thức riêng, phù hợp với đặc điểm và hoàn
cảnh của cá nhân của người học; 4 Tiếp cận năng lực còn tạo hả năng cho việc xác
định một cách r ràng những ết quả cần đạt được đối với người học [88].
Tiếp cận năng lực trong hoạt động dạy học cũng được các tác giả J. Richard,
T. Rodger (2001) quan tâm. Các tác giả này cho rằng: Tiếp cận năng lực trong dạy
học tập trung vào ết quả học tập, nhắm tới những gì người học dự iến phải làm
được hơn là nhắm tới những gì họ cần phải học được [95].
Có thể nói cách tiếp cận năng lực trong hoạt động dạy học là một xu thế tất
yếu của giáo dục hiện đại. Cách tiếp cận này xuất phát từ những đòi hỏi của sự phát
triển xã hội, từ những yêu cầu của nền giáo dục hiện đại, địi hỏi thế hệ trẻ cần có
những năng lực cần thiết để đáp ứng các yêu cầu cảu phát triển công nghệ.
Trong khi nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến cách tiếp cận năng lực trong
hoạt động dạy học thì một số nhà nghiên cứu lại chú ý đến vấn đề năng lực của
người học. Họ đi xác định nội hàm của khái niệm năng lực, các thành tố tạo nên cấu
trúc của năng lực học sinh. Đó là nghiên cứu của các tác giả Richard Boyatzis; K.
Ananiadou và M. Claro; K. Ananiadou và M. Claro; Peter F. Oliva...
Các tác giả K. Ananiadou và M. Claro (2009) nhấn mạnh những năng lực sáng
tạo/sự đổi mới; tư duy phê phán, tư duy giải quyết vấn đề; năng lực ra quyết định;
năng lực giao tiếp, hợp tác; năng lực s dụng công nghệ thông tin và phương tiện
truyền thông... của người dạy và người học [86].
Một số cơng trình nghiên cứu lại tập trung làm sáng tỏ chương trình giáo dục
theo tiếp cận năng lực. Có thể nêu ra một số tác giả theo hướng nghiên cứu này:
Tác giả Shirley Fletcher (1997) trong tài liệu “Thiết ế đào tạo theo tiếp cận

năng lực” đã chỉ ra việc thiết lập các tiêu chu n đào tạo, các ỹ thuật phân t ch nhu
cầu người học và phân t ch công việc, xây dựng mơ-đun dạy học và hung chương
trình. Trong nghiên cứu của mình tác giả chỉ đề cập đến việc thiết ế đào tạo theo
cách tiếp cận năng lực cho đào tạo nghề, chưa đề cập đến bậc phổ thông [103].
Tác giả Jon Wiles và Joseph Bondi (2011 đã nghiên cứu vấn đề “Phát triển
chương trình giáo dục - Hướng dẫn thực hành”. Ở đây, tác giả nhấn mạnh đến công
nghệ dạy học mới, sự thay đổi cách thức dạy học truyền thống và những yêu cầu đối

14


với xây dựng chương trình và quản lý chương trình trong điều kiện đổi mới giáo
dục [dẫn theo 16].
Tác giả Allan C. Ornstein (2012 đề cập đến một số yêu cầu cụ thể của xây
dựng chương trình giáo dục trong nhà trường. Tác giả đã phân t ch những cơ sở để
xây dựng chương trình, các nguyên tắc xây dựng chương trình, các bước phát triển,
các ch nh sách và huynh hướng phát triển chương trình. Có một số tiêu ch cơ bản
của nội dung chương trình được tác giả này xác định như: 1 Nội dung chương trình
phải có ý nghĩa đối với nhu cầu và lợi ích của người học và có ý nghĩa đối với xã
hội; 2) Nội dung chương trình phải thực sự hữu dụng trong cuộc sống của người
học; 3) Nội dung chương trình phải chính xác và cập nhật liên tục; 4) Nội dung
chương trình phải phù hợp với trình độ phát triển nhận thức và tâm sinh lý của
người học; 5) Nội dung chương trình phải phù hợp với bối cảnh thực tế về môi
trường giáo dục, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước [76].
Một số nghiên cứu lại hướng đến tìm hiểu vấn đề tổ chức hoạt động dạy học
theo tiếp cận năng lực. Tác giả Robert M. Diamond (2008) phân tích về thiết kế và
đánh giá mơn học và chương trình học. Ơng đã phân tích các vấn đề xây dựng chương
trình tổng thể và chương trình mơn học theo quan điểm lấy người học làm trung tâm.
Ông chỉ ra quan hệ giữa mục tiêu, môn học và chương trình giảng dạy, tính khả thi,
cách thức đánh giá và cải tiến chương trình giáo dục và chương trình mơn học. Ơng

cho rằng xây dựng chương trình là yếu tố quan trọng để đổi mới giáo dục [101].
Một hướng nghiên cứu hác về hoạt động dạy học là iểm tra và đánh giá
hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực. Tác giả Shirley Fletcher (1995) trong cơng
trình “Kỹ thuật đánh giá theo năng lực” đã phân t ch một số nguyên tắc cơ bản về các
phương pháp và lợi ích của kỹ thuật đánh giá theo năng lực. Ông đã đưa ra một số
hướng dẫn về việc đánh giá hoạt động dạy học của mình dựa trên cơng việc [102].
Các tác giả S. Yor ovich, Waddell và Gerwig (2007 tập trung phân t ch vấn
đề đánh giá năng lực người học. Các hình thức đánh giá năng lực người học cần
được xây dựng và tổ chức linh hoạt, cần t nh đến đặc điểm cá nhân người học, mục
tiêu giáo dục của nhà trường, mơi trường bên ngồi, những thách thức của tương lai

15


và các nhân tố hác. Điều này cho ph p cơ sở đào tạo đáp ứng có hiệu quả và sáng
tạo đối với các thách thức và cơ hội luôn thay đổi [dẫn theo 45].
Mơ hình đánh giá ết quả học tập đầu ra của học sinh được tác giả Crystal và
cộng sự (2008 nghiên cứu. Mơ hình này chú ý đến các năng lực tư duy, giải quyết vấn
đề của người học, năng lực ra quyết định, giao tiếp và tinh thần trách nhiệm của người
học. Tác giả tập trung vào việc đánh giá 5 nhóm năng lực cốt l i của người học. Đó là:
Giao tiếp hiệu quả; suy luận định lượng và mang t nh hoa học; hả năng hiểu biết về
thông tin và công nghệ; tư duy phê phán; tinh thần trách nhiệm của cá nhân [80].
Khi nói đến các cơng trình nghiên cứu về hoạt động dạy học hơng thể
hơng nói đến các nghiên cứu của các nhà tâm lý học Xơ-viết. Họ đã đóng góp
quan trọng cho các tiếp cận, lý thuyết và phương pháp dạy học hoa học. Lý thuyết
hoạt động của các nhà tâm lý học Xô-viết đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động giáo dục
trong nhà trường nói chung và trong hoạt động dạy học nói riêng.
Các mơ hình dạy học dựa trên cơ sở lý thuyết hoạt động tâm lý như: Thuyết
lịch s - văn hóa về sự phát triển các chức năng tâm lý cấp cao của L. X. Vưgotx y;
Lý thuyết hoạt động tâm lý của A.N. Leonchev; Lý thuyết của P.Ia. Galperin về các

bước hình thành hành động trí óc và khái niệm; Mơ hình dạy học của V.V.
Davưdov dựa trên cơ sở lý thuyết hoạt động tâm lý [dẫn theo 17].
Theo lý thuyết của L.X. Vưgôtx i (1896 - 1934), thông qua hoạt động tr tuệ,
học sinh phát triển dần từng bước từ thấp đến cao. Trình độ ban đầu của học sinh
tương ứng với “vùng phát triển hiện tại”. Trình độ này cho ph p học sinh có thể thu
được những iến thức gần gũi nhất với iến thức cũ để đạt được trình độ mới cao
hơn, đó là “vùng phát triển gần nhất”. Sau đó, giáo viên lại tiếp tục tổ chức và giúp
đỡ học sinh, đưa học sinh tới “vùng phát triển gần nhất” mới để sau đó nó lại trở về
“vùng phát triển hiện tại”. Giáo viên cứ tiếp tục như vậy, sự phát triển của học sinh
đi từ nấc thang này đến nấc thang hác cao hơn. Ch nh những quan điểm trên theo
lý thuyết của L.X. Vưgôtx i là cơ sở tâm lý học của dạy học định hướng hoạt động
[dẫn theo 26]. Học tập thực chất là quá trình người học lĩnh hội kinh nghiệm xã hội
- lịch s . Dạy học là hoạt động tương tác giữa người học với người dạy (giáo viên
hoặc bạn bè . Như vậy, dạy học phải đi trước sự phát triển, tác động vào quá trình
phát triển, định hướng và thúc đ y sự phát triển.

16


×