Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Vài nét về nhà văn Nam Cao - văn mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.47 KB, 14 trang )

I. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ :
1. Sinh năm 1915 trong một gia đình trung nông ở làng Ðại hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà
Nam (nay thuộc Nam Hà).
Gia đình Nam Cao sống cũng chật vật. Trong số anh em chỉ có Nam Cao được ăn học.
Học hết phổ thông trung học vì ốm nên không thi đậu. Nam Cao theo người nhà vào Sài
Gòn làm thư ký cho một cửa hiệu may. Sau trận ốm nặng, Nam Cao lại trở về làng. Ôn tập
lại vốn học và thi đậu, nhưng vì sức khỏe yếu nên không có việc làm. Sau đó người làng
mở trường tư ở Hà Nội, cần một chân dạy có bằng trung học, Nam Cao được mời dạy.
Ðược ít lâu trường bị đóng cửa vì Nhật chiếm làm chổ nuôi ngựa. Nam Cao sống vất vả,
khi viết văn, khi làm gia sư nhưng cũng không đủ sống. Thời kỳ này Nam Cao được giác
ngộ Cách mạng và tham gia sinh hoạt tổ văn hóa cứu quốc 1943. Khi cơ sở văn hóa ở Hà
Nội bị khủng bố, Nam Cao về làng tham gia phong trào Cách mạng ở địa phương. Tổng
khởi nghĩa, Nam Cao tham gia cuộc đánh chiếm Phủ Lý Nhân và làm chủ tịch xã một thời
gian, trước khi được điều lên công tác văn hóa, văn nghệ ở báo trung ương.
- Những ngày sôi nổi của tuổi trẻ, cũng như buổi đầu đến với văn học, Nam Cao làm một
số thơ lãng mạn và viết những truyện tình thơ mộng. Ơí thời kỳ này ngòi bút của Nam Cao
dò dẫm tìm một lối đi, tâm hồn Nam Cao dần dần đổi thay, có được một cái nhìn đúng đắn
cuộc sống.
Những áng mây xốp bồng bềnh trôi nổi, ánh trăng xanh huyền ảo, ngọn gió mát lành thơm
tho thoảng qua từ những mái tóc, tà áo thiếu nữ, những cuộc hẹn hò, trang sức… Tất cả
chất liệu ấy có lần đến với ngòi bút Nam Cao, mạng theo nhiều mơ ước xa xôi và những
nỗi buồn vẩn vơ của lứa tuổi học sinh chịu ảnh hưởng của sách báo lãng mạn. Nam Cao
trong tuổi trẻ không khỏi có lúc
Tâm hồn tan tác làm trăm mảnh
Vương vấn theo ai bốn góc trời
Nhưng Nam Cao chóng trở về với cuộc đời thực. Cái buồn thường sớm nhường chỗ cho
những cái lo. Nỗi cơm áo, bệnh tật, công ăn việc làm, Nam Cao không thích sự mơn trớn,
vuốt ve “Nghệ thuật không thể là …”. Nam Cao tìm đến sự thật với tấm lòng yêu thương
cuộc sống, những lớp người và những cảnh đời đau khổ. Với những rung động xót xa đến
cháy lòng trước bao ngang trái, bất công của chế độ cũ, Nam Cao muốn phơi bày sự thật
của cuộc đời và của lòng người.


Nam Cao gần gũi và quen thuộc chốn đồng quê và những cảnh đời lầm than, đau khổ và
chính cái làng quê ấy đã đi vào những trang viết rất chân thật sinh động của ông. Tiếp xúc
và cọ xát với nhiều loại người, nhiều số phận khác nhau, Nam Cao đã từ cái bao quát
chung để thấm thía và chiêm nhiệm cho thân phận tầng lớp và của riêng mình
Năm 1943, Nam Cao tham gia nhóm văn hóa cứu quốc do Ðảng lãnh đạo. Khi bị khủng bố
gay gắt, Nam Cao về hẳn làng tham gia phong trào Việt minh ở địa phương. Sau ngày tổng
khởi nghĩa nhà văn được bầu là chủ tịch xã ít lâu sau, Nam Cao được điều lên công tác ở
hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký toà soạn báo Tiền phong, cơ quan của hội. Năm 1946
theo đoàn quân Nam tiến vào vùng nam trung bộ. Trở về, Nam Cao tiếp tục làm công tác
thông tin tuyên truyền như viết tin, viết tài liệu, làm ca dao, xem sách. Thời gian này Nam
Cao được kết nạp vào Ðảng Cộng Sản Ðông Dương. Tháng 11-1951 trên đường vào công
tác vùng địch hậu liên khu Ba, Nam Cao bị một toán phục kích bắn chết gần bốt Hoàng
đan, Ninh bình Nam Cao ngả xuống giữa lúc đang ấp ủ cuốn tiểu thuyết lớn về quê hương
chuyến đi đó nhà văn lấy tài liệu để hoàn chỉnh tác phẩm Làng.
2. Nam Cao là con người hiền lành trầm mặc nhút nhát đến vụng về, có vẻ như lạnh lùng
khó gần. Nhà văn rất khổ tâm về cái tật “hãi người” và “cái mặt không chơi được” (tên
một truyện ngắn) của mình. Con người “Mảnh khảnh thư sinh, ăn nói ôn tồn nhiều khi
đến rụt rè, mỗi lúc lại đỏ mặt mà kỳ thực mang trong lòng một sự phản khán mãnh liệt”.
Trước Cách mạng, Nam Cao luôn sống trong tâm trạng đau khổ u uất, bất đắc chí. Ôúm
yếu thất nghiệp Nam Cao sống lay lắt bằng nghề văn và dạy tư là hai cái nghề bạc bẽo khi
đó.
Nam Cao viết văn rất sớm và khá nhiều, tài năng trưởng thành rất nhanh. Nhưng gần 10
năm viết văn trước Cách mạng. Nam Cao hầu như không có vị trí gì trên văn đàn đương
thời. Hầu hết truyện dài của Nam Cao đều phải bán bản quyền để rồi bị vứt xó cho đến khi
bản thảo bị thất lạc. Hiếm có một nhà văn có tài mà bước vào làng văn lại chật vật và bị
đối xử bất công như Nam Cao.
Nam Cao luôn chất chứa trong lòng tâm sự của người nghệ sĩ “Tài cao phận thấp chí khí
uất” (Tản Ðà) mà đó cũng là tâm trạng “Phản kháng mãnh liệt” của người trí thức tiến
bộ với cái xã hội bóp nghẹt cuộc sống con người. Nam Cao không như kẻ khác do bất mãn
cá nhân mà hằn học, thù nghét “cả giống người”. Con người bề ngoài có thể lạnh lùng đó

bên trong là một tâm hồn chan chứa yêu thương.
3. Sự gắn bó cảm động với bà con dân quê là một tình cảm nổi bật trong con người Nam
Cao. Nhà văn lớn lên trong sự đùm bọc của những người nông dân nghèo khổ ruột thịt. Ðó
là bà ngoại nhà văn góa chồng năm 22 tuổi, suốt đời vất vả cực nhọc nuôi con cháu. Ðó là
người mẹ hiền lành lam lũ. Ðó là người vợ chịu thương chịu khó. Ðó là người dì nuôi đã
bế ẵm nhà văn khi còn tấm bé. Hình ảnh những con người đó trở đi trở lại trong nhiều
trang viết của Nam Cao. Tác phẩm của Nam Cao luôn luôn hiện lên cái làng Ðại Hoàng
thân thiết. Hình ảnh quê hương đã nâng đỡ nhà văn lúc bi quan bế tắc.
Là một thanh niên tiểu tư sản, lại sống giữa xã hội đầy xấu xa. Nam Cao không phải không
tiêm nhiễm nhiều cái tiêu cực. Nhưng cái đáng quí ở Nam Cao là tự mình đấu tranh
nghiêm khắc để vượt mình, vượt khỏi cuôc sống tầm thường, nhỏ nhen, đê tiện, vươn tới
cái đúng, cái đẹp, cái cao thượng.
4. Bước đầu sáng tác: con đường hiện thực đến với Nam Cao hiện thực và quan điểm sáng
tác của Nam Cao
Ø Nam Cao ước mơ sáng tác từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. Ông đã có
thơ, truyện cười, truyện ngắn, kịch vui… đăng báo từ năm 1938. Nam Cao ít nhiều chịu
ảnh hưởng tiểu tư sản đương thời, ông chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn thoát li. Thơ
của Nam Cao nặng về nỗi buồn vu vơ. Nhưng truyện ngắn Nam Cao chú ý đến cảnh ngộ
đau khổ trong xã hội, kiếm ăn bằng việc mua vui cho người khác. Một cô đào hát, chết gục
giữa tiếng hát của mình trên sân khấu (Cảnh cuối cùng). Một diễn viên xiếc nghèo bị tình
phụ đã giết chết người tình rồi tự sát khi biểu diễn (Hai xác chết). Hai chú bé thổi kèn Si-
ca-gô và nhào lộn trên đường phố (Hai đứa trẻ).
Thời kỳ này khuynh hướng phê phán xã hội cũng đã rõ nét ở Nam Cao như trong truyện
ngắn “Nghèo”, “Ðui mù”, “Một bà hào hiệp”. Chủ nghĩa hiện thực thật sự được khẳng
định ở truyện ngắn “Chí Phèo”
Ø Trong số những nhà văn hiện thực trước Cách mạng Tháng Tám 1945,
Nam Cao là người có trách nhiệm nhất về ngòi bút của mình. Suốt cuộc đời lao động văn
chương nhà văn luôn suy nghĩ “Sống và viết” Nam Cao sớm nhận biết tính chất giả dối
phù phiếm của thứ văn thơ “thơm tho” đó. Nam Cao đã kiên quyết đoạn tuyệt với nó và
tiến đến chủ nghĩa hiện thực. Với Nam Cao từ bỏ chủ nghĩa lãng mạn tức là từ bỏ con

đường thoát li hưởng lạc ích kỷ, phản bội nhân dân lao động; lựa chọn chủ nghĩa hiện thực
có nghĩa là trở về chỗ đứng của mình trong những người nghèo khổ ruột thịt. Trong
“Trăng sáng” Nam Cao đòi nghệ thuật phải là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp sống lầm
than “Chứ không phải là món giải trí của những người đàn bà nhàn nhã ngã mình trên
những chiếc ghế xích đu nhún nhảy” (Trăng sáng) là một tuyên ngôn cảm động, đanh thép
của quan điểm Nghệ thuật vị nhân sinh” cũng là lời tâm niệm chân thành của nhà văn tiểu
tư sản nguyện trở về, chung thủy với quần chúng nghèo khổ.
Nam Cao chế giễu cay độc những nhà tiểu thuyết “óc đầm đìa thuốc phiện”, “suốt đời
nhìn trăng” nhân vật lý tưởng của họ là những cô gái nhí nhảnh, lẳng lơ và rất giả dối,
độc ác.
Là một nhà văn chân chính, Nam Cao bao giờ cũng đặt cuộc sống lên trên nghệ thuật.
Nam Cao tự nhủ phải sống cho đúng thì viết mới đúng. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lăng
đất nước ta, Nam Cao muốn “vứt cả bút đi để cầm súng”, nhà văn cảm thấy “Nếu như
chưa cầm súng một phen thì cầm bút cũng vụng về ” (Bút ký Ðường Vô Nam -1946). Với
Nam Cao nghệ thuật phải hiện thực cả trong nội dung và hình thức. Tiểu thuyết của Nam
Cao hình như không có sự hư cấu. Vì vậy, đọc văn Nam Cao ta kinh ngạc về tính chân
thực, điều đó khiến cho tác phẩm của nhà văn có sức thuyết phục mạnh mẽ.
Về phương diện lao động nghệ thuật, Nam Cao nhấn mạnh lương tâm người cầm bút, Nam
Cao phê phán nghiêm khắc sự cẩu thả trong nghề văn coi đó là sự “bất lương” đến “đê
tiện” Nam Cao thấy hết trách nhiệm của người cầm bút với ý thức trách nhiệm đầy đủ
trước xã hội, phải nổ lực để “hiểu biết, khám phá, sáng tạo”
II. ÐỀ TÀI TIỂU TƯ SẢN
1. Truyện ngắn
Sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám tập trung viết về tầng lớp tiểu tư sản
nghèo .
Ø Hầu hết các nhân vật giống nhau về cảính ngộ, tính cách… ít nhiều họ đều
là hình ảnh bản thân Nam Cao. Ðó là những học sinh thất nghiệp, những viên chức
hạngbét, những giáo khổ trường tư, những nhà văn nghèo bất đắc chí … họ “phải bán dần
sự sống để giữ cho mình khỏi chết” (Quên điều độ ).
Nhân vật chính trong “Xem bói” đó là một thanh niên thất nghiệp “ăn cháo loãng cầm hơi,

tối đến vợ chồng cắn rứt nhau, những ngày vác đơn khúm núm đi xin việc hết công sở này
đến công sở khác, đã từng bị những ông chủ hảng đuổi khỏi cửa như đuổi một kẻ ăn
mày”. Những lo lắng cơm áo hằng ngày đè nặng cuộc đời họ, giày vò tâm trí họ, tạo cho
họ cái tâm trí xo ro thảm hại, cái nhịp sống điều độ tội nghiệp.
- Cả cuộc đời họ không một chút lạc thú, một tiếng cười vui, có chăng là tiếng cười thiểu
não trong truyện “Cười”. Tiếng cười đó còn khổ hơn cả giọt nước mắt của Ðiền trong
“Nước mắt” khi anh cảm thấy mình khổ quá “Khổ như một con chó vậy”
Ø Nam Cao viết về những nổi đau quằn quại trong tâm hồn, nhiều khi có
tính bi kịch của họ.
- Họ là những nhà văn mang tên Hộ, Ðiền, Du, có khi được gọi làhắn và xưng là tôi. Họ
thường ôm ấp một hoài bảo về sự nghiệp tinh thần. Họ đã từng sẳn sàng hiến cả đời mình
cho nghề văn. Với sự say mê, Hộü không còn giới hạn nào trong mơ ước: trong một phút
cao hứng anh tuyên bố, tác phẩm của anh sẽ đoạt giải Nobel và dịch ra đủ mọi thứ tiếng
trên hoàn cầu.
- Tác phẩm của họ có tính nhân đạo. Theo Hộ, tác phẩm có giá trị phải là “tác phẩm chung
cho cả loài người. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái , sự công bình… nó làm cho con
người gần người hơn “
- Ở họ giữa ước mơ và hiện thực mâu thuẫn nhau: hàng ngày chuyện áo cơm ghì sát đất .
Lẽ ra ngòi bút của họ phải viết về một cái gì đó to lớn, góp phần xây dựng nhân loại thì
giờ đây, để kiếm tiền nuôi vợ con đã phải viết toàn những cái vô vị nhạt phèo, gợi tình
cảm rất nhẹ, rất nông. Họ đau đớn nhận ra rằng mình là một con người thừa.
- Họ rơi vào mâu thuẩn giữa tình thương và sự nghiệp: họ định thoát li vợ con để rảnh rang
theo đuổi văn chương. Nhưng Hộ không thể ích kỷ tàn nhẫn như vậy. Hộ đã hy sinh sự
nghiệp để giữ lấy tình thương. Rồi lại rơi vào sự nuối tiếc, sự cục cằn thô bạo. Khi tỉnh lại,
Hộ càng đau đớn hơn nữa lẽ sống cuối cùng cũng không giữ được. Hộ nói với vợ trong
tiếng nức nở : “Anh … chỉ là… một thằng… khốn nạn”
Ø Người trí thức trong truyện ngắn Nam Cao còn ghi lại những quằn quại
trong cuộc đấu tranh tư tưởng của người tiểu tư sản.
Ðấu tranh với xu hướng thoát li hưởng lạc “Quên điều độ ” “Nhìn người ta sung sướng”,
“Trăng sáng”, “Truyện tình”

Câu chuyện tội nghiệp của anh chàng Lưu trong “Truyện tình” với cô Kha nhí nhảnh. Ðó
là bài học với anh tiểu tư sản nghèo cay đắng. Cái cô gái xinh đẹp, nhí nhảnh, thơm tho
đầy quyến rủ kia chẳng phải là của anh, chúng nó chỉ là đứa giả dối, hợm hĩnh, ích kỷ, đểu
cáng, chúng chẳng quý trọng gì người nghèo mà chỉ lợi dụng cái ngây ngô khờ dại của anh
rồi quẳng anh đi bất cứ lúc nào.
Nam Cao thù ghét sự ích kỷ độc ác và quan niệm về kẻ mạnh “không phải là kẻ giẫm lên
vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ, kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai
của mình ” (Ðời thừa).
Nam Cao luôn muốn bênh vực mọi người bằng lỗi lầm của họ. Muốn hoà giải con người
bằng sự cảm thông. Truyện của Nam Cao ghi lại những giằng xé quằn quại của người tiểu
tư sản trong cảnh bế tắc, đồng thời cũng ghi lại sự chiến thắng của tư tưởng nhân đạo.
Nhưng nước mắt chỉ là nước mắt. Lý tưởng nhân đạo ấy chỉ xoa dịu và giữ cho Nam Cao
trước vực thẳm sa ngã, tuyệt vọng, chứ hoàn toàn không có khả năng cải tạo xã hội. Nam
Cao và cá nhân vật của mình vẫn bế tắc.
2. Tiểu thuyết “Sống mòn”
“Sống mòn” nguyên “Chết mòn” viết xong cuối năm 1944, nhưng bản thảo sau khi bán
bản quyền cho nhà xuất bản bị vứt lay lắt không được in mãi năm 1956, “Sống mòn” mới
được ra mắt độc giả lần đầu tiên.
a. Bi kịch “Chết mòn” về tinh thần tri thức của người tri thức tiểu tư sản
- Lớp tri thức tiểu tư sản: sống nghèo khổ tủi nhục, bế tắc
Cậu giáo Thứ, giáo San: những thanh niên con nhà có máu mặt một chút ở thôn quê, bằng
con đường học hành, họ cố leo lên một chổ đứng tử tế trong xã hội, những mong thoát
khỏi cảnh chân lấm tay bùn. Nhưng lớp “đồ tây” ấy chẳng may mắn hơn lớp đồ nho trước
họ: hoặc học hành giỏi giang hoặc có mảnh bằng đấy mà vẫn thất nghiệp. Họ rơi vào tình
cảnh dở sống dở chết. Bị hắt ra ngoài lề xã hội một cách thảm hại.
Nhân vật Thứ : Thứ đã từng nuôi giấc mộng lớn: “y sẽ vào đại học đường, y sẽ sang
Tây… y sẽ thành vĩ nhân đem những đổi thay lớn lao đến cho xứ sở mình”. Với niềm tin
ngây thơ và lòng hăng hái của tuổi trẻ lãng mạn, Thứ đi Sài gòn, tưởng đâu là một cuộc
viễn du đẹp đẽ. Nhưng sau 3 năm lặn lội kiếm sống bệnh tật đã trả, quẳng Thứ về quê nhà
để nằm dài thất nghiệp và để chứng kiến cái làng quê tiêu điều của mình càng thêm điều

hơn.
Thứ phải tìm cái trường tư vô danh ở một xó ngoại ô để dạy học kiếm sống. Nhưng “công
việc mỏi mệt quá đi cày ” mà đồng lương quá bạc bẻo. Thứ làm việc đến kiệt sức, hà tiện
vắt ruột mà cứ túng thiếu không cất đầu lên được.
Cuộc sống khốn khổ ấy cũng không xong: chiến tranh đến, trường đóng cửa. Thứ bị hắt về
quê ăn bám vợ, “đời y sẽ mốc lên sẽ rỉ đi, sẽ mòn ra ở một xó nhà quê…rồi y sẽ chết mà
chưa làm gì cả chết mà chưa sống !…”. Ðó là bước đường cùng không lối thóat của tầng
lớp tri thức tiểu tư sản nghèo, đó là thực trạng đau sót buồn thảm, bế tắc của cả môt xã hội
đang rên xiết.
Nhưng giá trị “Sống mòn” không dừng ở đó “Sống mòn” tập trung đi sâu vào bi kịch
“Chết mòn” về tâm hồn con người trong cái xã hội không cho con người sống, có ý thức
về sự sống mà không được sống. Bị nhấn chìm trong cảnh “chết mòn” mà không cưỡng
lại được.
Thứ khao khát một cuộc sống hữu ích, cao cả Anh có quan niệmkhá sâu sắc, đúng đắn về
ý nghĩa chân chính cuộc sống: “Mỗi người sống phải làm thế nào cho phát triển tận độ
những khả năng của loài người chứa đựng ở mình. Phải gom góp sức lực mình vào công
việc tiến bộ chung. Mỗi người chết đi phải để lại một chút gì cho nhân loại”. Nhưng “đau
đớn thay cho những kiếp sống khao khát muốn lên cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất”.
Cuộc đời khốn nạn bắt Thứ phải sống “cái lối sống quá ư loài vật, chẳng còn biết đến một
việc gì ngoài cái việc kiếm thức ăn đổ vào dạ dày”. Một lối sống mà Thứ hết sức khinh
ghét. Thứ khao khát một cuộc sống rộng lớn luôn luôn đổi mới. Nhưng cuộc đời đã giễu
cợt giấc mộng giang hồ của Thứ và bắt Thứ kéo lê cuộc sống đơn điệu, mòn mỏi, tù đọng
ở một xó ngoại ô dở tỉnh dở quê, ngày tháng trôi đi “bình lặng và vô sự… không có hy
vọng gì đổi thay”.
Thứ mong muốn giữa người với người có sự cảm thông, yêu thương. Anh muốn trân trọng
mọi người và có ý thức gần gũi nhân phẩm của mình. Nhưng “chất độc ở ngay trong sự
sống” thấm vào máu từng người. Chất độc ấy vùi dập những gì tốt đẹp, kích thích những
gì nhỏ nhen xấu xa trong con người. Thứ cũng không tránh được sự nhỏ nhen xấu xa trong
cuộc sống đang xảy ra chung quanh mình với vợ con, với bạn bè đồng nghiệp. Thứ có lúc
nghĩ tới sẽ phản bội vợ, vũ phu với vợ, phản bội bạn bè và mong cho bạn chết. Nghe tin

Ðích ốm nặng, Thứ thầm mong Ðích chết ngay lúc ấy. Thứ đã khóc “khóc cho cái chết
của tâm hồn y”. Cả cuốn “Sống mòn” là tiếng khóc lặng lẽ mà đau đớn về “cái chết của
tâm hồn”.
Với những mẩu chuyện tầm thường trong sinh hoạt hàng ngày. Nam Cao đã đặt ra những
vấn đề có ý nghĩa lớn lao, sâu sắc. “Sống mòn” dõng dạc kết án cái xã hội thối nát đã bóp
nát mọi ước mơ, mọi khả năng tiềm tàng và mọi cái tốt đẹp trong con người, đã tàn phá
tâm hồn, giết chết sự sống. Từ chiều sâu tác phẩm vút lên tiếng kêu khẩn thiết: hãy cứu lấy
con người, cứu lấy sự sống.
b. Phê phán lối “Sống mòn” và tư tưởng tiểu tư sản
- Lối “Sống mòn” : ngòi bút sắc sảo của Nam Cao đã phơi ra ánh sáng những lối “Sống
mòn” đáng thương và đáng sợ.
- Bộ mặt tinh thần của mấy thầy giáo, cô giáo trong “Sống mòn” thật buồn tẻ, thảm hại.
Họ sống chen chúc trong một không khí tù đọng, bụi bặm, ẩm mốc. Chỉ mong có miếng ăn
và được yên thân.
Nhân vật San : sống buông xuôi, luôn thèm khát thú vui vật chất, chẳng có một ước mơ gì
cao xa.
Nhân vật Oanh : lại “Sống mòn” theo kiểu khác. Ở người đàn bà “gầy đét, cứng nhắc và
khô” này, tình cảm tâm hồn con người bị vắt kiệt để chỉ còn những tính toán, ích kỷ, nhỏ
nhen, keo kiệt đến độc ác.
Xã hội ấy, tình trạng “Sống mòn” là rất phổ biến, ngay trong những người lao động cũng
đầy rẫy những lối sống vô lý, những lối sống mòn. Cuộc sống của ông Học, ngày nào cũng
như ngày nào, ông dậy sớm, chẻ củi, xay đậu “như một cái máy”. Cả đời ông chỉ có hai
niềm vui gần như say mê: ăn mía lau và thổi kèn tàu. Tâm hồn ông có cái hồn nhiên, đơn
giản nhưng quá đơn giản đến nghèo nàn, thô kệch, mù tối. Theo Thứ sống như vậy chưa
phải là sống. “Yên thân, nhưng yên thân như vậy để làm gì ? Làm để có ăn, ăn để sống,
sống để đợi chết … cả cuộc đời chỉ thu gọn vào bằng ấy việc thôi ư ?”
Hình ảnh u em nhà ông Học “lặng lẽ như một con ma ngồi vá bên một ngọn đèn con”,
“Thứ có cảm tưởng thị vá chỉ vì đêm dài quá, không sao ngủ hết”.
Ðó là những hình ảnh có sức gợi rất nhiều về việc sống buồn tẻ, nhẫn nhục, thầm lặng đến
phát sợ trong cuộc đời cũ.

Với một tâm hồn dịu dàng, nhạy cảm với đôi mắt sắc sảo tinh tế, Nam Cao đã phơi bày
không che đậy lối “Sống mòn” đang phổ biến. Một mặt Nam Cao lên án nghiêm khắc cái
xã hội đẩy con người vào tình trạng giam hãm lâu đời trong cái khổ, trong sự tù túng và
dốt nát. Mặt khác, nhà văn đã thức tỉnh trong con người nỗi “ghê sợ ” lối sống mòn dung
tục và niềm khao khát một cuộc sống đẹp, ý nghĩa.
- Phê phán lối sống tiểu tư sản
Ø Nhân vật Thứ hình ảnh bản thân Nam Cao đã bộc lộ khá đầy đủ lối sống
tiểu tư sản. Nổi bật là tâm lý bất lực, ươn hèn, cái tính nhút nhát, tật “hãi người ” từ bé,
tính do dự, hay nghĩ ngợi quấn quanh, sợ đổi thay, đổ vở, ngại hành động.
Chính bất lực và bất động đó dẫn đến tâm trạng tự ti, buồn tủi rất phổ biến ở người tiểu tư
sản nghèo lép vế. Thứ luôn luôn bị ám ảnh bởi những ý nghĩa cay đắng “y xấu, y hèn, y
chỉ là anh giáo khổ trường tư nên chỉ dám nghĩ, dám nhìn một người con gái xa xa lặng
lẽ… nhìn để buồn… để chua chát .
Thầy thanh niên nghèo khổ này đôi lúc cũng vẫn lên nổi thèm khát ăn chơi hưởng lạc. Dự
định đến trọ nhà Hải Nam đã gợi cho Thứ cả một giấc mộng về cảnh sống đàn điếm, lãng
mạn. Có điều, Thứ vốn là người có ý thức về nhân phẩm, sống vị tha và có trách nhiệm
nên đã tự đấu tranh để vuợt qua được.
Ø Những hoài nghi, bi quan về “người đời” tính đa nghi, cái nhìn xoi mói
đôi khi tàn nhẫn đối với người đời. Cái tật hay ghen không tin “ở lòng dạ đàn bà ” của Thứ
là những biểu hiện của tâm lý hoài nghi, vốn có nguồn gốc xã hội sâu xa.
Ø Thói sĩ diện hão cũng là một nét nôi bật trong tính cách tiểu tư sản, nhất là
ở phần tử tri thức. Kẻ sĩ diện thường dấu giếm cái nghèo hèn và phô trương cái giàu sang
“cao quí ” của mình. Thứ rất nghèo túng nhưng muốn tỏ ra hào phóng để rồi sau đó hối
hận xót xa. Không dám dọn nhà ban ngày vì sợ thiên hạ biết mình ít đồ đạc, ban đêm mới
lẻn đi giống như một cô gái chửa hoang đi đẻ. Người tiểu tư sản trong “Sống mòn” mang
tính bi hài kịch.
c. Sức mạnh tố cáo của “Sống mòn” và niềm khao khát đổi thay
Nhân vật phản diện trong “Sống mòn” là cuộc đời là toàn bộ cái xã hội tàn bạo đã gây nên
cảnh chết mòn thê thảm của mọi nhân vật. Trên giường bệnh Ðích rít lên trong cơn hấp
hối “Ðời ! … ôi chao đời !” Thứ cũng hằn học: “Cuộc sống… cuộc sống thật là một cái gì

nặng nề, trói buộc quá ” những tiếng kêu rên xiết toát lên từ chiều sâu bi thảm của mỗi số
phận, lặp đi lặp lại như một nét nhạc toàn buồn tạo nên cái âm hưởng chủ đạo của bài ca
“Sống mòn”.
“Sống mòn” không trực tiếp phản ánh trên bình diện đấu tranh giai cấp nhưng Nam Cao
thấy rõ tình trạng bất công phổ biến trong xã hội đương thời: “Bao giờ và ở đâu cũng thế
thôi. Thằng nào đã chịu khổ quen rồi thì cứ cố mà chịu mãi đi ! mà thường thường những
kẻ ăn nhiều nhất, hưởng nhiều nhất lại là những kẻ không đáng ăn một tí nào, hưởng một
tí nào “. Trong “Sống mòn” không có hai chữ chế độ. Nhưng Nam Cao đã đặt ra vấn đề
chế độ. Vấn đề không phải tại “người này hay người kia” mà là toàn bộ cái xã hội phải
thay đổi. “Sống mòn” toát lên cái yêu cầu cấp bách đòi phá tung trật tự khốn nạn thít chặt
lấy số phận con người.
- Niềm khao khát đổi thay
Cuối truyện một sự thật “to lớn quá, mạnh mẽ quá, bi thảm quá “. Nhân loại đang lên “cơn
sốt rét”, đang “quằn quại để đổi thay”. Phải thay đổi trong bế tắc cùng đường. Thứ muốn
bám vào một niềm tin. Thứ dự cảm thấy một sự đổi thay to lớn: “Lòng Thứ đột nhiên hé ra
một tia sáng mong manh. Thứ tự thấy hy vọng một cách vu vơ. Sau cuộc chiến tranh này
cuộc sống sẽ dể chịu hơn, công bình, đẹp đẽ hơn”.
Tác phẩm kết thúc bế tắc, nhưng tia sáng mong manh đó vẫn le lói như hứa hẹn một bình
minh xa xôi sẽ tới.
Nhưng đổi thay bằng cách nào ? Thứ cho rằng phải “nhìn nhận rõ ràng cái khổ để tìm cách
diệt khổ “. Anh phản đối thái độ sống nhẫn nhục đầu hàng. Xã hội tương lai mà Thứ mơ
ước: “Ai cũng phải làm, ai cũng phải được no đủ, tự do mà chỉ ai làm mới được no đủ tự
do”
Tuy vậy, “Sống mòn” chưa vương tới tư tưởng Cách mạng. Nam Cao, về căn bản cũng
chưa vượt khỏi nhãn quan và lập trường tiểu tư sản. Thứ vẫn cứ là nạn nhân bất lực, chỉ
suy nghĩ suông mà chưa hành động. Ðó là hạn chế căn bản của nhân vật Thứ cũng là hạn
chế của tác giả.
“Sống mòn”vẫn chưa vượt khỏi khuôn khổ của văn học hiện thực phê phán. Nhưng trong
khuôn khổ ấy nó xứng đáng được coi là thành công xuất sắc cuối cùng của trào lưu hiện
thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám.

III. ÐỀ TÀI NÔNG DÂN
1. Những nhân vật nông dân trong truyện ngắn Nam Cao
Mỗi tác phẩm của nhà văn là một lời tố khổ chân thực, cảm động về cuộc sống tối tăm, thê
thảm của người nông dân.
Nông thôn trong tác phẩm Nam Cao là nông thôn Việt Nam vốn triền miên trong bần
cùng, giờ đây đang tiến tới thảm họa khủng khiếp 1945.
- Cảnh chết đói: lão Hạc ăn bả chó tự tử để tránh chết đói.
Anh Cu Phúc chết lặng lẽ trong xó nhà ẩm thấp trước đôi mắt “dại đi vì quá đói ” của hai
đức con (Ðiếu văn).
Bà cái Tí chết vì một bửa quá no, một kiểu chết đói (Một bửa no).
Cảnh đám cưới chạy đói (Một đám cưới). Một đám cưới của Dần trong cảnh nghèo, không
đón đưa, không may mặc, không cỗ bàn, một đám cưới có 6 người cả nhà gái nhà trai: :
“cả bọn đi lũi lũi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt nhau đi
tìm chỗ ngủ “.
Còn biết bao nhiêu truyện thương tâm về người nông dân bị đày đọa nhục nhằn xung
quanh cái đói (trẻ em không biết ăn thịt chó). Nghèo từ ngày mẹ chết, Ðòn chồng.
- Nam Cao chú ý đến những người thấp cổ bé họng nhất, bị áp bức bất công nhiều nhất,
chịu số phận đen đủi, hẩm hiu. Những kẻ cố cùng như Bình Chức “làm thì cật lực mà
quanh năm vẫn nghèo rớt mùng tơi, chỉ vì một miếng ăn mà cũng không giữ được mà ăn,
đứa nào vớ được nó cũng xoay mà đứa nào xoay cũng chịu”. Như Chí Phèo bị cả xã hội
bỏ rơi ngay từ khi mới ra đời. Ðó là Thị Nở một người đàn bà ế chồng, sinh ra từ một gia
đình có mả hủi, bị loài người xa lánh. Ðó là một mụ Lợi, Cu Lộ Lang Rận, những người
không được loài người coi là người. Ðó là thân phận trâu ngựa của những đứa ở cho nhà
giàu, những cái Tí, cái Dần, anh Cu Phúc ăn thì chẳng bao giờ đủ no mà công việc và
những lời chửi rủa thì thừa bửa tứa tát.
- Bị ức hiếp nhiều nhất có lẽ là người phụ nữ trong xã hội; đó là dì Hảo (Dì Hảo), Nhu (Ở
hiền) những cô gái hiền như một ngụm nước mưa, cả đời chỉ biết yêu thương, nhường nhịn
nhưng cả đời chỉ gặp cay đắng phủ phàng. Ðó là Mụ Lợi (Lang Rận), 36 tuổi vẫn lận đận
về chuyện chồng con, chỉ vì nghèo quá suốt đời đi ở “kể người ta nuôi mụ chỉ biết nuôi,
nuôi để mụ hầu hạ người ta, còn cái sự mụ có chồng hay không có chồng thì mặc mụ “.

Trong xã hội ấy, thân phận người phụ nữ là thân phận nô lệ, luôn bị chà đạp thô bạo, bất
công có khi họ là nạn nhân khốn khổ cùng kẻ mà họ phải thờ phụng. Những thằng chồng
vũ phu, tham ăn tục uống, hành hạ vợ một cách dã man (Ở hiền, Dì Hảo, Ðòn chồng, Trẻ
em không được ăn thịt chó )
Ði vào cuộc đời những con người bị ức hiếp nhiều nhất, càng hiền lành càng lụi xuống bùn
đen, Nam Cao đã làm nổi bật lên tình trạng bất công ghê gớm trong xã hội: “tại sao trên
đời này nhiều sự bất công đến thế ?”. câu hỏi không lời giải đáp đó trongỞí hiền” một
truyện ngắn có tính chất luận đề nghi vấn, cái “đạo lí ở hiền gặp lành ” cũng là vấn đề
Nam Cao đặt ra trong hầu hết tác phẩm của mình.
- Trong tác phẩm của Nam Cao ta thường gặp những nhân vật nông dân xấu xí, thô lỗ, độc
ác, nhục nhã trong cuộc sống của họ. Ðiều đó khiến cho một số người hoài nghi ý nghĩa
hiện thực và nhân đạo của nhiều truyện Nam Cao. Ðúng là trong sự biểu hiện một số
truyện Nam Cao có vẻ tự nhiên chủ nghĩa. Nhưng không như những nhà văn chủ nghĩa
nhìn quần chúng như một lũ vật – người ngu dốt đầy thú tính.
Trái lại từ cái bề ngoài xấu xí, có khi rất thú vật của người nông dân đã phát hiện ra tâm
hồn con người. Nam Cao không chỉ nói đến tình cãnh bị bóc lột về thể chất mà đi sâu vào
nổi khổ, tâm hồn con người bị đày đọa, nhân phẩm bị xúc phạm, giá trị làm người bị tước
đoạt.
“Một bữa no” là câu chuyện cay đắng thê thảm về cái chết nhục nhã của một bà lão khốn
nạn
“Ðòn chồng” là câu chuyện về một người đàn bà khác bị sỉ nhục, bêu riếu hành hạ dã man.
“Lang Rận” là một câu chuyện cực nhục thê thảm nhất. Lang Rận con người nghèo khổ,
bẩn thỉu bị mọi người hắt hủi đã tìm đến với Mụ Lợi – một người đàn bà xấu xí bị hắt hủi
như mình. Nhưng mối tình chính đáng tội nghiệp của họ trở thành trò bêu riếu trò chơi thú
vị kích thích tính tò mò của hai đưá đàn bà nhà giàu “nồng nộng chơi, không suốt ngày tơ
tuốt “, “cười hy hý và phát lưng nhau đồm độp … “. Cuối cùng chúng đã đặt Lang Rận
vào một tình thế vô cùng nhục nhã khiến Lang Rận chỉ còn một cách thắt cổ tự tử.
Bị sỉ nhục tàn tệ, người nông dân khốn khổ chỉ có thể hoặc từ bỏ cuộc sống như Lang Rận,
hoặc phải từ bỏ lòng tự trọng nhân phẩm như Cu Lộ, Chí Phèo.
Nam Cao đã đanh thép lên án cái xã hội chà đạp người nông dân lượng thiện và dõng dạc

bênh vực nhân phẩm của họ ngay trong khi bị nhục mạ một cách độc ác bất công.
Trước Cách mạng tháng Tám ít có nhà văn hiểu được cách sâu xa ngõ ngách sâu kín,
những hy sinh thầm lặng mà cao quí trong tâm hồn người nông dân như Nam Cao. Ðó là
chỗ mạnh trong cái tài của nhà văn nhưng trước hết là ở cái tâm “chữ tâm kia với bằng ba
chữ tài ” tức là ở tấm lòng tri âm của nhà văn đối với người nông dân nghèo khổ.
Số phận người nông dân có thay đổi được không ? câu hỏi đó, Nam Cao cũng như mọi nhà
văn hiện thực phê phán chưa trả lời được. Truyện Nam Cao bao trùm một không khí buồn
thảm, u ám. Ðó là cái u ám của hiện thực. Nhưng cũng là u ám trong tâm hồn Nam Cao.
Dưới cái nhìn bi quan của nhà văn, cuộc sống là bế tắc vô vọng, con người vật vã quằng
quại, đau khổ nhưng chẳng đi đến đâu. Người nông dân thì chỉ biết cúi đầu chịu đựng, đến
khi không chịu đựng được nữa thì điên lên, liều mạng vát dao giật lấy miếng ăn. Nam Cao
không đồng tình đối với thái độ nhẫn nhục cam chịu: “cái nghề đờii hiền quá hóa ngu, đã
nhịn thì chúng ấn cho đến không còn ngóc đầu lên được” (Chí Phèo).
- Miêu tả người nông dân Nam Cao quá thiên về mặt tha hóa nặng nề, những con người
xấu xí đến quái dị, ý nghĩa thẩm mỹ rất mỏng manh.
- Trong bi quan, bế tắc có lúc Nam Cao như mất phương hướng rơi vào khủng hoảng, khi
ấy nhà văn dễ tiếp thu tư tưởng định mệnh, ma quái: “Nửa đêm” những nhân vật chính
đều là những con vật người, điên loạn trong một không khí ghê rợn.
2. Truyện ngắn “Chí Phèo”
a. Chí Phèo lương thiện
Trong làng Vũ đại, Chí Phèo là thằng cùng hơn cả thằng cùng, không cha mẹ, không
người thân thích, không nhà cửa không có miếng đất cắm dùi.
Tuổi thơ bơ vơ hết đi ở cho nhà máy lại đi ở cho nhà khác, đến tuổi thanh niên làm canh
điền cho Bá Kiến.
Sống cuộc sống lao động cực khổ của người cố nông, khỏe mạnh, hiền lành, chất phác.
Có những ước mơ chân chính: một gia đình nhỏ làm thuê cuốc mướn vợ dệt vải. Trong xã
hội cũ, ước mơ chỉ là ảo tưởng, còn đau xót khổ cực mới là hiện thực.
Chí Phèo là một thanh niên có tâm hồn đẹp: yêu – ghét, khinh – trọng rất rõ. Anh đã phân
biệt tình yêu chân chính với thói dâm dục xấu xa. Bị gọi lên bóp chân, đùi cho bà ba anh
chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì.

Khi tỉnh rượu, anh tha thiết được trở lại với xã hội loài người “thèm lương thiện muốn làm
hòa với mọi người biết bao”.
Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã loé lên một tia chớp trong chuỗi ngày tăm tối dằng dặc. Sự săn
sóc giải dị ở Thị Nở, người đàn bà khốn khổ ấy đã khơi dậy, đánh, thức bản chất lương
thiện của người cố nông Chí Phèo.
Lần đầu tiên sau bao năm Chí Phèo nghe tiếng chim hót vui vẻ, tiếng cười nói của mấy
người đi chợ về, tiếng anh thuyền chài gõ đuổi cá. Ðây là tiếng gọi tha thiết của sự sống
đang níu kéo anh trở về với lương thiện.
b. Chí Phèo lưu manh
Quãng đời lương thiện của Chí Phèo quá ngắn ngủi và chấm dứt khi bị Bá Kiến cho giải
lên huyện rồi đi ở tù : Sau bảy tám năm biền biệt, khi trở về Chí hoàn toàn thay đổi.
Hắn không còn là người nông dân nữa mà là phần tử bị loại ra ngoài xã hội.
Nhà tù thực dân bắt người lúc lương thiện và thả ra thành hung dữ, nhà tù giết cái phần
“người ” của Chí, chỉ còn lại cái phần “con”. Hiện tượng bi thảm ấy có tính chất qui luật,
tính phổ biến trong cái xã hội ăn thịt người. Trong truyện ngắn của Nam Cao, ta đã gặp
những họ hàng xa gần của Chí Phèo như Trạch Văn Ðoành, Lê Văn Rự (Ông thiên lôi)
“Nửa đêm”, Cu Lộ Tư cách mỏ “, Tư Lăng, Binh Chức, Năm Thọ những tiền bối gần xa
của Chí Phèo.
Những cơn say triền miên của Chí dẫn đến hậu quả : say ( chửi; say (cướp giật; say ( chém
giết.
Chí Phèo sống cuộc đời bản năng thô bạo, cũng giống như những người bạn say của Chí
“lúc nào cũng nghĩ tới màu xanh của một chai rượu văn điển và màu vàng của một đùi thịt
chó nướng”.
Chí Phèo trở thành tên quỉ dữ của làng Vũ Ðại. Chí Phèo sống trần trụi, Chí Phèo gây tội
ác một cách vô ý thức.
Sau khi bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo rơi vào bi kịch của con người không được làm
người, muốn làm lại cuộc đời không được chấp thuận. Trong cơn tuyệt vọng, Chí vác dao
đi trả thù.
Chí Phèo chưa có ý thức giai cấp rõ rệt nhưng dây không phải là một hành động trả thù có
tính chất bản năng mù quáng. Chí Phèo truy tìm nguyên nhân, phù hợp với trạng thái như

chập chờn say tỉnh của Chí Phèo.
Chí Phèo chưa có ý thức trả thù Bá Kiến ngay. Trước tiên nghĩ đến bà cô Thị Nở. Phải
chăng theo thói quen của bước chân, Chí đến thẳng nhà Bá Kiến, nhưng cũng không hẳn là
quen chân mà sâu xa hơn là một nhân tố mới đã xuất hiện trong ý thức của người nông
dân.
Hai chữ “lương thiện” thốt lên ở cửa miệng con người khốn khổ vừa là một lời cầu mong,
một niềm phẩn uất đồng thời là một điều tuyệt vọng.
Chí Phèo trong trạng thái tỉnh của một cơn say đã lần ra đầu mối của vấn đề. Chí Phèo
hiểu rỏ Bá Kiến đãtước đi cái quyền làm người lương thiện và khả năng trở lại một người
lương thiện. Tiếng gọi đòi trở lại người lương thiện mang nội dung xã hội và có ý nghĩa
giai cấp. Nó như một tia sáng vụt dậy qua suốt cả cuộc đời cực nhọc tăm tối và đó cũng là
giây phút tỉnh táo, có ý thức nhất, vượt lên khỏi trạng thái bản năng tự nhiên. Chí Phèo
muốn được trở lại chính mình, trở về với bản chất vốn có của người nông dân sau những
năm tháng dài bi tha hóa.
Hạn chế về mặt nội dung
“Tre già măng mọc, thằng ấy chết còn thằng khác”. Nhà văn không hề thấy khả năng thay
đổi vươn lên làm chủ vận mệnh của người nông dân. Sự thức tỉnh của Chí Phèo chỉ dẫn
đến hành động khủng hoảng bi thảm. Trong thế giới nông dân của nhà văn, nếu không
phải kẻ mặt mày dữ tợn, những con ác thú, thì cũng là những con sâu cái kiến, sống trong
sợ hãi nhẫn nhục đến tê liệt.
Ngay cả đến Chí Phèo trước khi đi tù, tuy là canh điền khỏe mạnh nhưng vừa bóp chân
cho bà Ba vừa run. Binh Thức thì hèn đến nổi “ai quát một tiếng thì đái ra cả quần”.
Trong cái làng Vũ Ðại không có lấy một bộ mặt sáng sủa, có sinh khí. Chỉ có một bộ mặt
vằn ngang vằn dọc của Chí Phèo, bộ mặt xấu xí “không được như mặt lợn” của Thị Nở.
Bộ mặt vô nghĩa lí của lão Tư Lãng thầy cúng kiêm hoạn lợn, của mụ hàng rượu, của bà
cô Thị Nở. Trong cái nhìn tri âm của Nam Cao đối với nông dân vẫn đôi lúc xen vào con
mặt khinh bạc, cố ý trút tất cả những nét “mỉa mai của hóa công” vào nhân vật Thị Nở một
chân dung biếm họa quá ghê tởm và lạc lõng. Nam Cao cũng như hầu hết các nhà văn hiện
thực phê phán, chưa thể vưỏn tới nhận thức cách mạng cũng chưa có một quan điểm giai
câp chính xác. Khi triết lý một cách bi quan: những người yếu đuối vẫn hay hiền lành.

Muốn ác phải là kẻ mạnh. Nhà văn đã xóa nhòa ranh giới giai cấp và vô tình biên hộ cho
thống trị đầy tội ác mà nhà văn vừa lên án đanh thép .
IV. VÀI NÉT VỀ ÐẶC ÐIỂM NGHỆ THUẬT
Nam Cao có một bản lĩnh nghệ thuật già dặn, một phong cách đa dạng, mới mẻ độc đáo.
1. Phản ánh những khía cạnh chân thực
Sức mạnh tài năng của Nam Cao thể hiện trước trước hết ở sự chân thực trong nội dung và
trong hình thức nghệ thuật.
Một đặc điểm đặc sắc của Nam Cao là từ những sự việc rất mực tầm thường quen thuộc
trong cuộc sống hàng ngày đã đặt vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn.
Ðọc Nam Cao, ta vừa thấy hiện rõ trước mắt những chi tiết chân thực cụ thể vừa vương
vấn những suy nghĩ triết lý mà tác giả gửi gắm đằng sau mỗi câu chuyện.
Viết về người nông dân, cốt truyện đơn giản mà ý nghĩa xã hội sâu sắc. Viết về người tri
thức là viết theo dòng suy nghĩ của nhân vật.
Truyện của Nam Cao thường đậm đà ý vị triết lý, mang nặng suy nghĩ. Ðó là những suy
nghĩ được vắt ra từ cuộc sống vất vả, lầm than, từ những giằng xé của một tâm hồn trung
thực cố bám sát vào cuộc sống và vươn tới chân lý.
2. Chất trử tình
“Trong văn xuôi trước Cách mạng, chưa có ai có được ngòi bút sắc sảo, gân guốc, soi mói
như của Nam Cao” (Lê Ðình Kị văn nghệ số 54, 8-5-1964)
Ngòi bút của Nam Cao thường lạnh lùng nhưng không hề giống cái lạnh lùng trước số
phận quần chúng của các “tác giả tả chân tư sản”. Ngôn ngữ của Nam Cao dùng cho “ông
Chánh “, “bà phó ” và dửng dưng khi nói đến con người nghèo khổ thường gọi là “hắn “,
“y”, “thị “, “mụ “. chính giọng bình thản lạnh lùng ấy là cảm xúc nén lại khiến cho sự
phẩn uất xót thương càng tăng lên.
Ở nhiều truyện, Nam Cao thường mở đầu bằng tiếng cười hả hê, vô tâm trước một bộ mặt
xấu xí, một tình huống khôi hài của nhân vật, nhưng khi gấp trang truyện lại, người đọc
thấy sót xa rùng mình về số phận thê thảm của con người bị đè nén, bóc lột, bị sỉ nhục
thậm tệ.
Tác phẩm của Nam Cao có một phong thái trữ tình thắm thiết. Truyện Nam Cao thường là
truyện ít tình nhiều. Nhiều truyện có tính chất tự truyện kể về cuộc đời, tâm sự tác giả.

Nhà văn thường xen lẫn tự sự và trữ tình, vừa kể chuyện vừa tham gia vào câu chuyện. Có
khi Nam Cao bước hẳn vào tác phẩm trực tiếp đứng ra kể chuyện và phát biểu cảm nghĩ
của mình.
Số phận bi thảm của dì Hảo
Câu chuyệnvề anh Cu Phúc là những lời “điếu văn” cảm động trước cái chết (Ðiếu văn).
Giữa một câu văn tự sự bỗng vút lên tiếng kêu thương cảm thán: “Lão hạc ơi ! Lão hãy
yên lòng nhắm mắt “, “Dì Hảo ơi ! tôi hãy còn nhớ cái ngày dì bỏ đi lấy chồng. Ðó là một
buổi chiều cỏ sương bay”. Một đám cưới “lủi thủi đi trong sương lạnh và bóng tối như
một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chổ ngủ “ (Một đám cưới)
3. Miêu tả tâm lí nhân vật
Viết về người nghèo, Nam Cao chú ý đến những đau khổ về tinh thần của họ. Viết về
người trí thức tiểu tư sản, Nam Cao phát hiện ra bi kịch tâm hồn.
Thế giới nhân vật của Nam Cao đông đảo mỗi nhân vật có một diện mạo tâm lý riêng.
Tính cách, tâm lý nhân vật được khắc họa rõ nét chủ yếu bằng sự soi sáng bên trong hơn là
bằng miêu tả ngoại hình và hành động bên ngoài.
Nhân vật Bá Kiến có giọng quát “rất sang ” và tiếng cười “Tào Tháo” bá Kiến là một con
hổ biết cười.
Nhân vật trí thức tiểu tư sản Nam Cao chú ý cái thư thế còm ròm, xo ro, thể hiện một cuộc
sống mờ nhạt thiểu não nhỏ nhen. Có những nhân vật không miêu tả ngoại hình mà vẫn
sống vì được soi sáng từ bên trong.
Ngòi bút Nam Cao sinh động khi miêu tả diển biến tâm lý nhân vật, Bá Kiến, Chí Phèo.
- Truyện Nam Cao kết cấu không theo trình tự thời gian: phần kết thúc đưa lên trước,
thường là bắt đầu từ giữa câu chuyện rồi mới ngược trở về trước và tiếp tục về sau (Chí
Phèo, Một đám cưới, Ðời thức, Sống mòn)
- Nam Cao ít tả cảnh, mà có tả cảnh cũng để soi sáng nội tâm nhân vật. Cũng có trăng,
trăng của anh văn sĩ lãng mạn là “liềm vàng”, “đĩa bạc là cái vú mộng tràn đầy mà thi sĩ
của muôn đời mơn man” (Trăng sáng). Còn trăng trong “Chí Phèo” thì “nhễ nhại”, “rời
rợi như là ướt nước …giẫy lên đành đạch như là hứng tình”
- Ngôn ngữ trong truyện của Nam Cao là lời ăn tiếng nói quần chúng, giản dị mà phong
phú chắc chắn mà uyển chuyển, có khi xù xì dài dòng nhưng trong sáng đậm đà thường

xen lẫn thành ngữ, tục ngữ.
V. KẾT LUẬN
Nam Cao thực sự là một cây bút văn xuôi đầy tài năng
Một quan điểm nghệ thuật vững vàng. Nội dung viết ra trong tác phẩm là tấm lòng yêu
thương ưu ái với tầng lớp người biết áp bức. Văn chương của Nam Cao là “tiếng đau khổ
kia thoát ra từ kiếp lầm than”
Nghệ thuật của Nam Cao là thứ nghệ thuật tìm tòi, sáng tạo “Biết đào sâu, biết tìm tòi,
khơi nhữngnguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có “.
Các từ khóa trọng tâm " cần nhớ " của bài viết trên hoặc " cách đặt đề bài " khác của bài viết trên:
• vai net ve nha van Nam Cao trong van hoc Viet Nam,

×