Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

TIỂU LUẬN ĐẠI CƯƠNG XÃ HỘI HỌC ĐỀ TÀI ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI VÀ SỰ LỆCH CHUẨN ĐẠO ĐỨC TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.17 KB, 19 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

TIỂU LUẬN
ĐẠI CƯƠNG XÃ HỘI HỌC

ĐỀ TÀI
ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI VÀ SỰ LỆCH CHUẨN ĐẠO ĐỨC
TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

Sinh viên: Vũ Hoàng Anh Thư
MSSV: 3121530112

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................2
I. Đạo đức xã hội................................................................................................2
1.1. Khái niệm...............................................................................................2
1.2. Vai trò và ý nghĩa...................................................................................3
1.3. Giải pháp cải thiện và duy trì đạo đức xã hội.........................................3
II. Sự lệch chuẩn đạo đức xã hội......................................................................5
2.1. Khái niệm...............................................................................................5
2.2. Biểu hiện.................................................................................................5
2.3. Bản chất..................................................................................................7
2.4. Phân loại.................................................................................................7
2.5. Nguyên nhân...........................................................................................9
III. Hệ quả của sự lệch chuẩn đạo đức xã hội...............................................11
3.1. Hệ quả...................................................................................................11


3.2. Giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu sự lệch chuẩn...............................12
KẾT LUẬN............................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
Bác Hồ đã từng có câu: “Người có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, người
có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó.” Thật vậy, đạo đức là nền tảng cơ
bản và cốt lõi của một con người. Đạo đức giúp điều chỉnh, đánh giá và có vai trị
quan trọng trong q trình hình thành và phát triển nhân cách của một con người.
Nhưng hiện nay, một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam đang có những hành
vi đi ngược lại so với thuần phong mỹ tục, những chuẩn mực đạo đức đã có từ lâu
đời. Đây được gọi là sự lệch chuẩn đạo đức xã hội. Những hành vi này đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nhân phẩm cũng như chất lượng sống của cá nhân, ngồi
ra cịn gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến những giá trị văn hóa, dân tộc.
Những truyền thống đạo đức cao đẹp xưa dần bị lãng quên và phai mờ, thay vào
đó là những giá trị sai lệch, trào lưu cá nhân hóa sai lệch. Do đó, cần đề ra những
giải pháp thiết thực, cụ thể, mang tính thực hành cao, tác động trực tiếp đến nhận
thức, thái độ và hành vi của mỗi cá nhân trong xã hội. Một xã hội muốn phát triển
ổn định và bền vững, yếu tố giáo dục đạo đức con người trong xã hội đó cần được
nâng cao. Việc xây dựng, giữ gìn và duy trì đạo đức xã hội là trách nhiệm của các
cấp lãnh đạo và tồn thể người dân trong xã hội. Do có rất nhiều hệ thống chuẩn
mực xã hội khác như pháp luật, văn hóa, truyền thống,….trong bài tiểu luận này,
đề cập đến sự lệch chuẩn ở góc độ lệch chuẩn đạo đức.


NỘI DUNG
I. Đạo đức xã hội
1.1. Khái niệm
Đạo đức xã hội là một trong những hình thái của ý thức xã hội, bao gồm toàn bộ

những quan điểm về thiện, ác, trách nhiệm, công bằng,.. và tập hợp những quy tắc,
chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ
với nhau và với xã hội. Đạo đức xã hội không được ghi nhận thành văn bản như
luật pháp, do đó chúng được hiểu và vận dụng linh hoạt, xuyên suốt qua các thế hệ.
Đạo đức cùng với pháp luật đều hướng đến mục đích duy trì, phát triển và bảo vệ
trật tự xã hội theo quan điểm của giai cấp thống trị.
Thời xưa vào nạn đói năm 1945, một nạn đói tàn khốc đã cướp đi sự sống của
biết bao người dân miền Nam nước ta, nhưng với tinh thần “lá lành đùm lá rách”,
“một miếng khi đói bằng một gói khi no”,… nhân dân ta đã cùng nhau đoàn kết, sẻ
chia, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn. Những truyền thống đạo đức tốt đẹp ấy đã
được gìn giữ và duy trì qua bao thế hệ. Cho đến ngày nay, khi đồng bào miền
Trung mỗi năm đều phải đối diện với thiên tai lũ lụt, nhân dân ta từ khắp mọi miền
đều chung tay quyên góp, hỗ trợ các nhu yếu phẩm, lương thực thực phẩm nhằm
giúp đỡ người dân miền Trung vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Bên cạnh những giá trị đạo đức tốt đẹp ấy, nhân dân ta còn lưu giữ rất nhiều
những truyền thống đạo đức làm sáng ngời phẩm chất của con người Việt Nam
như tôn sư trọng đạo, thảo kính cha mẹ, “thấy người gặp nạn cưu mang, thấy người
già yếu lại càng chăm non”, lòng nhân ái, trung thực, liêm chính,….. Tất cả những
giá trị trên đã góp phần xây dựng, điều chỉnh và đánh giá đạo đức của mỗi cá nhân
trong cộng đồng xã hội.


1.2. Vai trò và ý nghĩa
Đạo đức xã hội nhằm điều chỉnh hành vi của cá nhân, duy trì trật tự xã hội và các
sinh hoạt thường ngày của cá nhân trong cộng đồng. Bác Hồ đã từng có câu:
“Người có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, người có đức mà khơng có tài
thì làm việc gì cũng khó”. Do vậy, đạo đức có vai trị quan trọng và là nền tảng cốt
lõi của một con người, đồng thời nó biểu hiện bản chất của một xã hội. Nếu mỗi cá
nhân đều ý thức được trách nhiệm của mình và tuân thủ những chuẩn mực đạo đức
thì xã hội đó sẽ ngày càng phát triển và bền vững. Một xã hội đang có dấu hiệu suy

thối về đạo đức đã phần nào phản ánh bản chất con người trong xã hội đó.
Ngồi ra, đạo đức xã hội còn là thước đo chuẩn mực cho đạo đức của một con
người, hướng con người đến việc thiết lập những mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội.
Đồng thời có vai trò giáo dục và đánh giá, giúp cá nhân có thể tự nhìn nhận và soi
chiếu hành vi của mình, từ đó điều chỉnh và hồn thiện bản thân phù hợp với
những chuẩn mực tốt đẹp mà xã hội đã quy định.
1.3. Giải pháp cải thiện và duy trì đạo đức xã hội
Đạo đức xã hội là một trong những hình thái ý thức xã hội, như một tấm gương
phản ánh khá trung thực điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội và do những điều
kiện ấy quyết định. Mặt khác, trong chừng mực nhất định, đạo đức cũng có thể
thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội.
Việt Nam trong những năm gần đây, đã có dấu hiệu suy thối về đạo đức xã hội,
biểu hiện rõ rệt ở các thế hệ trẻ - những mầm non tương lai của đất nước. Một số
bộ phận giới trẻ có xu hướng chạy theo những trào lưu như ăn mặc hở hang, đua
đòi cha mẹ,…. mà không nhận thức được những mặt tiêu cực của vấn đề. Mặt
khác, một số bộ phận viên chức nhà nước tham nhũng, nhận hối lộ, đặt lợi ích cá
nhân lên lợi ích của người dân. Có thể thấy, một số dấu hiệu trên đã thể hiện rõ đạo
đức xã hội Việt Nam đang trên đà “trượt dốc”. Dường như những chuẩn mực đạo
đức xưa đã dần bị lãng quên và gạt bỏ, cá nhân đặt lợi ích của bản thân lên lợi ích


tập thể, sự chi phối của vật chất đã phần nào tác động đến nhận thức và hành vi của
cá nhân. Do đó, cần nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng đạo đức xã hội để tìm
ra những giải pháp nhằm thúc đẩy, duy trì những mặt tích cực, đồng thời khắc
phục, cải thiện, loại bỏ những mặt tiêu cực.
Đầu tiên, cùng với việc tăng cường phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất,
cần chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức trong các tầng lớp xã hội. Bởi lẽ,
phát triển kinh tế là điều kiện thiết yếu, là cơ sở để nâng cao trình độ văn hóa, đạo
đức. Nhưng ngược lại, con người có đạo đức và văn hóa sẽ là động lực thúc đẩy
kinh tế phát triển. Do đó, có thể nói đạo đức là nền tảng cơ bản trong sự phát triển

của một con người.
Tiếp theo, không ngừng củng cố, bồi dưỡng và phát huy tinh thần nhân nghĩa của
con người trong giáo dục đạo đức. Bên cạnh những hành vi sai lệch, vẫn còn
những “người tốt-việc tốt”, những tấm gương cao đẹp với tinh thần anh dũng. Do
đó, cần tuyên truyền, lan tỏa những “bông hoa” ấy trên các trang phương tiện
truyền thống như sách, báo, internet, tivi,.. cho tất cả các bậc học và các tầng lớp
công dân lao động, để mọi người đều có thể tiếp cận. Chẳng hạn như những “anh
hùng đường phố” thường hỗ trợ người dân khi gặp tai nạn hoặc bị cướp, nhóm tình
nguyện “Vịng tay ấm áp” do sinh viên trường Đại học Sài Gòn Thành phố Hồ Chí
Minh lập ra nhằm hỗ trợ, giúp đỡ những cụ già neo đơn, trẻ mồ côi không nơi
nương tựa qua chương trình “Bữa cơm khơng đồng”,….. Và cịn rất nhiều những
tổ chức tình nguyện nhân đạo, những mạnh thường qn thật sự có tấm lịng bác ái
đang từng ngày tiếp sức cho những mảnh đời khó khăn trong xã hội. Mỗi cá nhân
trong xã hội cần tuyên dương và ca ngợi những hành động cao đẹp ấy, vì chính
những hành động ấy đã góp phần nâng cao chất lượng sống của mỗi người dân
trong xã hội.
Trong việc giáo dục đạo đức hiện nay, cần xây dựng những chuẩn mực đạo đức
mới, sinh động và có cơ chế thực hiện. So với những chuẩn mực đạo đức đã lỗi
thời, khơng cịn phù hợp với hồn cảnh xã hội hiện nay, cần được thay thế bằng


những chuẩn mực đạo đức thiết thực, cụ thể, mang tính truyền tải cao đến mỗi cá
nhân trong cộng đồng xã hội. Bên cạnh đó, cần duy trì và giữ gìn những chuẩn
mực lâu đời nhưng vẫn mang giá trị tích cực, nhằm hồn thiện nhân cách con
người. Chẳng hạn như truyền thống “tơn sư trọng đạo”, “kính trọng cha mẹ”, “lá
lành đùm lá rách”,…
Giáo dục đạo đức cho con người phải là một quá trình lâu dài, kiên trì, với sự
tham gia tích cực, kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức và cả cộng
đồng trong xã hội. Có thể nói, từ khi sinh ra, nhân cách con người chưa được hồn
chỉnh, do đó cần có sự giáo dục kết hợp từ gia đình, nhà trường và xã hội. Ngồi

ra, tính tích cực của chủ thể cũng là yếu tố cần được xem xét xen kẽ những yếu tố
trên. Mỗi cá nhân đều ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong xã hội,
chính cá nhân đó mới có thể tự chọn lọc, điều chỉnh và soi chiếu hành vi, nhận
thức của bản thân sao cho phù hợp với những chuẩn mực xã hội, do đó tính tích
cực của chủ thể có vai trị quyết định trong sự hình thành và phát triển nhân cách.
Ngoài ra, cần tăng cường tuyên truyền pháp luật về hình sự, hành chính, cơng
khai về khung hình phạt, mức phạt để người dân có cơ hội tiếp cận, từ đó chấp
hành nghiêm chỉnh hơn.
II. Sự lệch chuẩn đạo đức xã hội
2.1. Khái niệm
Những hành vi không phù hợp với hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức được gọi
là hành vi lệch chuẩn. Sự củng cố những hành vi này đang là dấu hiệu cho sự
xuống cấp đạo đức xã hội ở Việt Nam.
2.2. Biểu hiện
Thứ nhất, đạo đức nghề nghiệp sa sút, suy thoái ngay cả trong những lĩnh vực
được xã hội tôn vinh như giáo dục, y tế, bảo vệ pháp luật… Có thể nói, thời xa
xưa, khi đất nước đang trong thời chiến tranh, rơi vào giai đoạn khó khăn nhất,
những vấn đề này hiếm khi hoặc không xảy ra. Nhưng từ khi đất nước bước vào


giai đoạn phát triển, rất nhiều những hiện tượng tiêu cực đã xảy ra ở một số bộ
phận như giáo dục, y tế,… Đối với lĩnh vực y dược, một số bác sĩ, thầy thuốc đã vi
phạm đạo đức nghề nghiệp như kinh doanh thuốc hết hạn, ưu tiên những bệnh
nhân “biết điều”, xâm phạm nhân phẩm và thể chất của bệnh nhân,….Đối với lĩnh
vực giáo dục, một số bộ phận nhà giáo thiếu trung thực trong việc đánh giá kết quả
học tập, bệnh thành tích, ưu ái những học sinh có phụ huynh “biết điều”.
Thứ hai, sự sai lệch đạo đức trong quan hệ gia đình và quan hệ giữa cá nhân với
xã hội. Gia đình là nơi ln ngập tràn niềm vui và hạnh phúc, nơi lưu giữ những
giá trị tinh thần cao đẹp. Nhưng cũng khơng ít những trường hợp ngoại lệ, những
người con vì mâu thuẫn xung đột, vì đã đắm chìm vào tệ nạn xã hội mà thẳng tay

dùng “vũ khí nóng” để giải quyết cha mẹ của mình. Hay chăng những người phụ
nữ vì cuộc sống gia đình khó khăn, vì một phút q áp lực mà nhẫn tâm bỏ rơi
hoặc cướp đi mạng sống nhỏ bé của trẻ thơ, dẫn đến hàng loạt trẻ mồ côi, trẻ bị sa
vào những đường dây buôn người. Những trường hợp trên phản ánh một lối sống
ích kỉ, vô trách nhiệm, lối sống tôn thờ những giá trị vật chất, chính lối sống này đã
phá hủy những giá trị cao đẹp và thiêng liêng trong quan hệ gia đình.
Ngồi ra, trong quan hệ giữa cá nhân với xã hội. Sự sai lệch còn xuất hiện trong
trường hợp người dân đi đường hôi của của một người gặp tai nạn, mọi người tập
trung lại rất nhiều nhưng chỉ với sự hiếu kỳ và thờ ơ của mình. Điều trên đã phản
ánh lối sống ích kỉ, vơ cảm, chỉ quan tâm đến những lợi ích của bản thân,…Chính
lối sống trên đã dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội phức tạp, gây nguy hiểm cho cá nhân,
gia đình và xã hội. Đồng thời, gây mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến chất
lượng sống của cộng đồng. Như trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X đã trình bày: “Tình trạng suy thối, xuống cấp đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ
nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ”.
Thứ ba, tệ nạn tham nhũng đã trở thành quốc nạn, có thể nói đây là một trong
những biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức nghiêm trọng. Trong Nghị quyết
Trung ương 4 khoá XI đã nêu lên những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng


Đảng hiện nay: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những
đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thối về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý
tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, chạy theo danh lợi, tham nhũng,…”. Điều
này một mặt vừa làm giảm lòng tin của nhân dân, mặt khác gây ảnh hưởng đến sự
phát triển của đất nước.
Có thể nói, biểu hiện của sự sai lệch xuất hiện từ những tầng lớp có địa vị cao
đến những người dân bình thường trong xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ. Ngày nay,
dường như chúng ta đã quá tôn sùng giá trị vật chất, sống thiếu trách nhiệm, tham
lam, ích kỉ,.… dẫn đến sự sai lệch trong nhận thức, thái độ và hành vi. Điều này để

lại những hệ lụy nghiêm trọng có ảnh hưởng đến chất lượng sống của cá nhân, gia
đình và xã hội.
2.3. Bản chất
Những hành vi đi lệch khỏi những gì cộng đồng xã hội mong đợi hay coi là cung
cách ứng xử đáng mong muốn được gọi là những hành vi lệch chuẩn. Hành vi lệch
chuẩn có tính tương đối về mặt văn hóa, khơng gian và thời gian của xã hội. Cụ thể
hơn, hành vi bị xem là sai lệch phụ thuộc vào cách đánh giá, thẩm định của một
cộng đồng trong xã hội ở một hoàn cảnh nhất định. Ở thời điểm này, những hành
vi bị xem là sai lệch nhưng lại bình thường so với ở thời điểm khác. Mặt khác, xét
theo khía cạnh vi phạm chuẩn mực pháp luật, những hành vi lệch chuẩn ảnh hưởng
đến sự phát triển của xã hội, mà xã hội khơng thể chấp nhận được, địi hỏi phải
trừng phạt được gọi là tội ác.
2.4. Phân loại
Không có một phương thức đơn giản có thể phân loại các hành vi lệch chuẩn, tuy
nhiên có thể phân biệt các hành vi này ở góc độ cá nhân và nhóm.


a. Sự lệch chuẩn cá nhân
Những cá nhân có hành vi đi ngược lại hoặc không phù hợp với các chuẩn mực
đạo đức của một cộng đồng xã hội. Những hành vi này có thể đến từ việc họ nhận
thức sai hoặc không đầy đủ về những chuẩn mực đạo đức, chẳng hạn như một đứa
trẻ xưng hô cộc lốc, có thể trẻ chưa hiểu cần phải hành động như thế nào. Mặt
khác, cá nhân cố ý vi phạm các quy tắc, mặc dù đã nhận biết rõ các yêu cầu về
chuẩn mực chung nhưng họ không chấp nhận và chấp hành. Chẳng hạn như việc
cá nhân trộm cắp tài sản của người khác, mặc dù cá nhân nhận biết được hành vi
ấy là vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật, nhưng cá nhân vẫn thực hiện.
Ngoài ra, sự lệch chuẩn còn bắt nguồn từ việc đề cao những giá trị cá nhân, xem
thường giá trị tập thể, chẳng hạn như việc một số bộ phận công chức nhà nước
tham nhũng, nhận hối lộ của người dân,… Hay chăng sự lệch chuẩn cịn đến từ
nhiều góc độ khác nhau, khó có thể phân loại một cách chi tiết và cụ thể, chẳng

hạn như những trường hợp người phụ nữ phá thai, bỏ rơi con của mình. Mặt khác,
sự sai lệch trong hành vi cá nhân còn ảnh hưởng đến những giá trị truyền thống,
văn hóa của gia đình, dân tộc. Chẳng hạn như một gia đình có nề nếp nghiêm
phong, gia giáo, nhưng một thành viên trong gia đình lại có hành vi lệch chuẩn về
đạo đức, điều này vừa làm ảnh hưởng đến danh dự cá nhân ấy, mặt khác làm ảnh
hưởng đến những giá trị truyền thống mà gia đình đã xây dựng và giữ gìn. Dù xét
theo khía cạnh nào cũng đều gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của cá nhân đó
và cộng đồng xung quanh.
b. Sự lệch chuẩn nhóm
Một nhóm xã hội có hành vi không phù hợp hoặc vi phạm tiêu chuẩn, chuẩn mực
đạo đức do xã hội quy định. Họ tự định ra hệ thống các quy tắc được nhóm tán
thành và hành động theo những quy tắc ấy. Chẳng hạn như một hóm trẻ em khơng
nơi nương tựa, khơng có mái ấm và sự giáo dục của gia đình, chúng cùng lập thành
một nhóm, định ra một số quy tắc chung trong nhóm, trong đó có một số quy tắc vi
phạm giá trị đạo đức như cùng ăn cắp tài sản của người khác để trang trải cuộc


sống. Ngồi ra, một số cá nhân có sự lệch chuẩn cùng nhau lập thành một nhóm để
có thể thực hiện hành vi lệch chuẩn một cách dễ dàng hơn như cướp giật tài sản,
buôn lậu người trái phép,…
Dù xét về khía cạnh cá nhân hay nhóm, những hành vi lệch chuẩn đều rất đa
dạng, bởi xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan ẩn sau ấy.
Nhưng dù xét theo góc độ nào chăng nữa, những hành vi lệch chuẩn đều gây ảnh
hưởng đến chính cá nhân, gia đình và xã hội.
2.5. Ngun nhân
Có nhiều góc độ để tiếp cận nguyên nhân ẩn sau những hành vi lệch chuẩn đạo
đức, ở đây đề cập đến góc độ khách quan và chủ quan.
a. Nguyên nhân khách quan
Mọi sự vật trên đời đều diễn ra theo quy luật nguyên nhân - kết quả, tức mọi kết
quả dù tích cực hay tiêu cực đều ẩn sau ấy là những nguyên nhân. Xét về góc độ

khách quan, những hành vi lệch chuẩn bắt nguồn từ môi trường xã hội xung quanh
cá nhân và sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Câu chuyện mẹ của
Mạnh Tử nhiều lần chuyển nhà cho con vì mơi trường sống phức tạp, ảnh hưởng
đến nhận thức, thái độ và hành vi của đứa trẻ. Cá nhân có thể sống trong mơi
trường có đời sống xã hội mất ổn định, mâu thuẫn xã hội gay gắt, vị thế, vai trị xã
hội khơng xác định. Chẳng hạn như một khu xóm có nhiều thành phần tệ nạn xã
hội, một mái ấm gia đình mà nơi ấy chỉ toàn sự ganh đua và hận thù.
Bên cạnh đó, nếu sự giáo dục của gia đình, nhà trường, và xã hội không thống
nhất và liên kết chặt chẽ, cũng có thể dẫn đến những hành vi sai lệch trong cá
nhân. Chẳng hạn như một đứa trẻ sinh ra và sống trong một gia đình có người thân
từng đi tù hoặc từng bị lên án vì một hành vi tệ nạn xã hội, đứa trẻ ấy cũng có thể
sa vào “vết xe đổ” của gia đình một lần nữa. Do đó giáo dục gia đình được ví như
“cái nơi” đầu tiên trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người, những
giá trị chuẩn mực đạo đức được tiếp nhận từ gia đình là nền tảng cơ bản và cốt
lõi để


cá nhân có thể tự điều chỉnh, soi chiếu bản thân với những chuẩn mực do xã hội
quy định. Nhiều chuẩn mực đạo đức có lịch sử lâu dài như truyền thống tơn sư
trọng đạo, kính trọng người già đã trở thành thói quen của người Việt Nam nhưng
hiện nay đang dần bị mai một, một phần là do thiếu sự giáo dục thường xuyên, một
phần do “sự trừng phạt” của pháp luật khơng nghiêm ngặt.
Mặt khác, với góc nhìn của một nhà nghiên cứu tâm lý, ông Nguyễn Hồi Loan,
giảng viên khoa Tâm lý - ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội cho rằng, dân
tộc ta vốn có tính cộng đồng làng xã rất cao. Tuy nhiên, từ khi áp dụng nền kinh tế
hội nhập quốc tế, những truyền thống này dần phai nhạt và bị lãng quên. Khi này,
sự phân hóa xã hội thể hiện rõ rệt, kéo theo sự gắn kết giữa con người với con
người ngày càng xa cách. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự vơ cảm, thiếu
trách nhiệm, ích kỉ của con người, khi chỉ đặt lợi ích cá nhân lên đầu, khơng quan
tâm lợi ích tập thể.

b. Ngun nhân chủ quan
Xét về góc độ chủ quan, cá nhân có thể không nhận thức đầy đủ hoặc nhận thức
sai về hệ thống chuẩn mực, không đủ năng lực tuân theo chuẩn mực. Chẳng hạn
như một đứa trẻ xưng hô cộc lốc, có thể trẻ chưa hiểu cần phải hành động như thế
nào. Hoặc một người gặp vấn đề về mặt tâm thần, do đó cá nhân dễ có những hành
vi sai lệch gây ảnh hưởng mọi người xung quanh. Mặt khác, có thể vì chính nhu
cầu, hồn cảnh sống của mình, dẫn đến những hành vi sai lệch. Chẳng hạn như
cuộc sống của cá nhân quá khó khăn và áp lực, dễ dẫn đến họ có những hành vi
như trộm cắp, bỏ rơi con của mình vì khơng đủ điều kiện kinh tế. Nhưng xét theo
góc độ chủ thể, do chính suy nghĩ và nhận thức của cá nhân đã bị sai lệch, nên dẫn
đến những hành vi sai lệch. Nếu cá nhân có cuộc sống khó khăn, họ có thể suy
nghĩ theo hướng tích cực, tập trung tìm kiếm một cơng việc phù hợp với năng lực
để có thể cải thiện chất lượng sống. Hoặc với trường hợp bỏ rơi con trẻ, cá nhân có
thể suy nghĩ kĩ về vấn đề cần phải làm gì để có thể mang lại cuộc sống tốt cho con
của mình. Suy cho cùng, với góc độ chủ quan, nhận thức của cá nhân vẫn là yếu tố


quyết định dẫn những hành vi lệch chuẩn. Một suy nghĩ tiêu cực sẽ dẫn đến nhiều
hành vi tiêu cực và ngược lại.
III. Hệ quả của sự lệch chuẩn đạo đức xã hội
Nếu các chuẩn mực đạo đức có chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân thị sự
lệch chuẩn sẽ làm chức năng này suy giảm và để lại nhiều hệ quả đối với cá nhân
và xã hội.
3.1. Hệ quả
Hệ quả của hành vi sai lệch có thể mang lại nội dung và tính chất tiêu cực, ảnh
hưởng xấu hoặc nguy hiểm cho xã hội nếu nó vi phạm, phá hoại tính ổn định, sự
tác động của những chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phát triển, thịnh hành
và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội.
Đầu tiên, những hành vi sai lệch mang tính chất đi ngược lại với thuần phong mỹ
tục, truyền thống đạo đức của xã hội, ảnh hưởng đến văn hóa, đến cá nhân, gia

đình và xã hội. Đồng thời làm gia tăng tệ nạn xã hội phức tạp và nguy hiểm, vừa
gây tổn thất lớn cho gia đình và xã hội vừa là bước đệm ủng hộ trào lưu cá nhân
hóa sai lệch, khác so với lối sống vì cộng đồng thời xưa.
Đánh giá tính chất nghiêm trọng của hiện tượng tham nhũng, Đại hội X của
Đảng nhấn mạnh: “Thối hóa, biến chất về…., đạo đức, lối sống,….làm giảm lòng
tin nhân dân đối với Đảng”. Hành vi tham nhũng vừa gây tổn thất về mặt kinh tế,
vừa suy giảm lòng tin của nhân dân, suy giảm một số nguyên tắc trật tự trong các
cơng ty xí nghiệp. Ngồi ra, việc tham nhũng, “rút ruột” nguyên vật liệu xây dựng
có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Những vi phạm về chuẩn mực đạo đức như ngoại tình, mại dâm, xâm hại tình
dục,.. vừa gây ảnh hưởng đến thể chất cá nhân người bị hại, vừa để lại ảnh hưởng
tâm lý đến cá nhân, gia đình của cá nhân đó. Gây nhiều tổn thất cho quá trình phát
triển của xã hội, rối loạn trật tự an ninh xã hội, tạo một bầu khơng khí tâm lý hoang
mang, lo sợ, e dè, cảnh giác,….


Những hành vi sai lệch đạo đức xã hội phản ánh sự xuống cấp, suy thoái nhân
cách con người. Những hành vi sai lệch ở thế hệ này có thể là nguyên nhân dẫn
đến những sai lệch ở thế hệ kế tiếp, gây ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành
vi của thế hệ trẻ sau này. Giá trị đạo đức bị suy thoái, cái tốt bị giảm đi và sự gia
tăng của cái xấu sẽ làm chậm lại q trình phát triển dẫn đến sự thối hóa và biến
chất của bản thân con người và tổ chức xã hội của con người. Như Bác Hồ đã nói:
“Trong thế giới cái gì cũng biến hóa, tư tưởng con người cũng biến hóa. Có cái thì
biến hóa tiến bộ lên, tức là phát triển; có cái thì biến hóa lạc hậu đi, tức là suy
thoái”.
3.2. Giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu sự lệch chuẩn
Đứng trước thực trạng trên, gia đình, nhà trường và xã hội cần có sự kết hợp chặt
chẽ đề ra những cách thức, phương pháp giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và rèn
luyện đạo đức, lối sống cho giới trẻ - những mầm non tương lai của đất nước. Bên
cạnh đó, một số bộ phận cơng chức, viên chức nhà nước cần có sự điều chỉnh và

soi chiếu hành vi sai lệch của bản thân, để tạo ra một hệ thống quản lý chặt chẽ,
nghiêm chỉnh, và tạo được sự tin tưởng, kính trọng của người dân. Đây là vấn đề
có ý nghĩa quan trọng nhằm hình thành và duy trì những phẩm chất đạo đức cao
đẹp, vừa hạn chế những tệ nạn xã hội, sự suy thối đạo đức xã hội, vừa góp phần
nâng cao chất lượng sống, thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển.
a. Gia đình
Đầu tiên, gia đình là nơi lưu giữ các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, là
"trường học đầu tiên" để con người được dạy và học về đạo đức. Hiện nay do điều
kiện kinh tế ở một số gia đình cịn khó khăn, do đó nhiều bậc phụ huynh mải mê
kiếm tiền mưu sinh mà quên trách nhiệm giáo dục cho con cái và đẩy trách nhiệm
này cho nhà trường và xã hội, dẫn đến đứa trẻ có hành vi sai lệch nhưng gia đình
khơng quan tâm hoặc khơng biết. Cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm chăm
sóc, giáo dục con cái hơn trong mọi vấn đề, nhất là đạo đức. Cần tạo một bầu
khơng khí tâm lý gia đình hạnh phúc, cha mẹ sống hòa thuận, yêu thương nhau kết


hợp với sự gương mẫu trong cách ứng xử, lối sống, trong làm việc… của cha mẹ
chính là phương pháp giáo dục có ảnh hưởng lớn nhất tới đứa trẻ.
b. Nhà trường
Về phía nhà trường, nơi khơng chỉ truyền đạt kiến thức, nghề nghiệp mà còn là
nơi truyền đạt những giá trị đạo đức chuẩn mực, thời gian trẻ hoạt động ở trường
có thể nhiều hơn so với ở nhà, do đó, nhà trường cần tạo một bầu khơng khí sinh
hoạt vừa nghiêm chỉnh vừa thoải mái, luôn hướng đến đặt những giá trị đạo đức
lên hàng đầu, nhằm xây dựng những giá trị mới và củng cố những giá trị đã được
giáo dục từ gia đình. Theo Báo Hà Tĩnh, nhà nghiên cứu Lê Ngọc Sơn, hiện đang
là nghiên cứu sinh ngành truyền thông chiến lược và quản trị khủng hoảng tại một
trường đại học ở Cộng hòa liên bang Đức đã chia sẻ: “Theo tôi, nền giáo dục cần
phải thay đổi, nên có bộ mơn truyền thơng để dạy cho trẻ em ngay từ ngày đầu đến
lớp. Qua đó, hình thành cho trẻ kỹ năng phản ứng trước thơng tin trên mạng
internet. Trẻ sẽ có thói quen kiểm chứng khi tiếp cận thông tin và sẽ tự tạo nên

những chỉ dẫn đạo đức cho mình ngay từ nhỏ.”
c. Xã hội
Mặt khác, giới trẻ ngày nay đang sống trong thời đại công nghệ thông tin hiện
đại, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. Giới trẻ đã và đang chịu ảnh hưởng cả
mặt tích cực và mặt tiêu cực từ mơi trường kinh tế, xã hội. Vì vậy các tổ chức,
đồn thể, chính trị xã hội cần quan tâm định hướng tạo môi trường thuận lợi để
giới trẻ phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành. Các tổ chức Đảng và nhà nước cần kết
hợp với nhà trường tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng để thu hút, rèn
luyện thế hệ trẻ theo các chuẩn mực đạo đức cách mạng. Kịp thời biểu dương,
nhân rộng những tấm gương sáng và kiên quyết uốn nắn những thiếu sót, sai lệch,
những biểu hiện lệch chuẩn trong đạo đức, lối sống của thanh, thiếu niên.
Ngồi ra, cần có sự thống nhất và sức mạnh của dư luận để điều chỉnh, ngăn
chặn các hành vi sai lệch, củng cố các hành vi tích cực. Như tuyên truyền qua các


trang mạng xã hội, người tốt việc tốt, đăng tin trên các phương tiện truyền thông
về việc lên án các hành vi cướp giật, hơi của hoặc một số nhóm anh hùng đường
phố hỗ trợ người dân bị cướp, bắt giam trộm cướp.
d. Cá nhân
Về phía cá nhân, mỗi cá nhân đều có tính tích cực của chủ thể, sự chọn lọc và tự
điều chỉnh, soi chiếu hành vi của bản thân. Do đó, để giảm thiểu những hành vi sai
lệch, cá nhân cần có ý chí quyết tâm, nhận thức đúng đắn vấn đề, kết hợp với các
biện pháp giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội. Bên cạnh đó, tự chủ động
tiếp cận những nguồn thơng tin tích cực, có ý nghĩa đối với sự phát triển của cá
nhân, nên tránh những nguồn thông tin độc hại, ảnh hưởng đến giá trị đạo đức cá
nhân. Ngoài ra, cần chấp hành nghiêm chỉnh, có trách nhiệm, ý thức tự rèn luyện
bản thân, cần có sự nhận thức đúng đắn giữa hành vi chuẩn mực và các hành vi
trào lưu sai lệch. Hình thành trong mỗi cá nhân thái độ tích cực, ủng hộ, tuân thủ,
tuyên truyền các hành vi phù hợp, đồng thời có thái độ lên án các hành vi sai lệch.
Ngoài ra, giáo dục đi vẫn dễ dàng và có hiệu quả cao hơn giáo dục lại. Cần có sự

củng cố các hành vi tích cực trở thành thói quen, từ đó, sẽ hình thành nên nhân
cách của một con người. “Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói
quen, gieo thói quen gặt tính cách”. “Phịng bệnh hơn chữa bệnh”, do đó cần có
những giải pháp ngăn ngừa các hành vi lệch chuẩn đạo đức. Cung cấp đầy đủ
những kiến thức về chuẩn mực đạo đức của cộng đồng và xã hội cho mỗi cá nhân.
Vì mỗi cá nhân là một tế bào sống của xã hội, do đó, mỗi hành vi của cá nhân có
vai trị quyết định đến sự phát triển của xã hội.
Có thể thấy, nhận thức có ảnh hưởng rất nhiều đến sự quyết định hành vi của con
người. Do đó, việc nâng cao nhận thức cho mỗi cá nhân trong xã hội là một điều
quan trọng và cần thiết. Qua đó, thấy được tầm quan trọng của giáo dục, đặc biệt là
giáo dục gia đình. Ngay từ khi cịn nhỏ, gia đình cần có sự uốn nắn, răn dạy, giải
thích, hướng dẫn, đồng hành,… để các cá nhân có thể hiểu biết một cách chính xác
về các chuẩn mực đạo đức.


KẾT LUẬN
Sự lệch chuẩn đạo đức xã hội đều có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác
nhau, nhưng điều tất yếu là cần có sự ngăn ngừa và giảm thiểu những hành vi ấy.
Nhân cách của một con người được quyết định bởi nhiều yếu tố, cả về mặt sinh
học, giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội, nhưng yếu tố nên được đề cao là
tính tích cực chủ động của mỗi cá nhân. Do đó, cần có sự kết hợp chặt chẽ và
thống nhất giữa các yếu tố trên. Một xã hội ổn định và phát triển có thể phản ánh
cho sự tiến bộ về đạo đức và các giá trị chuẩn mực khác. Một hành vi sai lệch có
thể mang nhiều hệ quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến chính cá nhân, gia đình và trật
tự xã hội. Sự tiến bộ về những chuẩn mực đạo đức được xem là bước đệm thúc
đẩy nền kinh tế phát triển. Do đó mỗi cá nhân trong cộng đồng cần ý thức, nhận
thức được trách nhiệm, vai trò cũng như những hành vi của bản thân, nhằm tạo ra
một trật tự xã hội ổn định, giảm thiểu được tệ nạn xã hội và nâng cao chất lượng
sống về tinh thần cũng như thể chất của toàn xã hội. Đồng thời, giữ gìn và duy trì
những giá trị đạo đức cao đẹp, góp phần “nêu gương” sáng cho các thế hệ tương

lai, trách nhiệm trên là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo và toàn thể người dân
Việt Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt
1. Nguyễn Đăng Khánh (2018), Những vấn đề thảo luận và nghiên cứu Đại
cương xã hội học (lưu hành nội bộ), Đại học Sài Gòn
2. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2004), Tâm lý học đại cương, NXB Đại
học quốc gia Hà Nội
3. Phạm Thị Hương, Giáo trình Xã hội học đại cương, Đại học Thương Mại
4. Võ Văn Việt (2015), Giáo trình xã hội đại cương (lưu hành nội bộ)
Website
1. Determinants of a Variety of Deviant Behaviors: An Analysis of Family
Satisfaction, Personality Traits, and Their Relationship to Deviant
Behaviors Among Filipino Adolescents
/>Ngày truy cập 5/11/2022
2. LibreTexts Social Sciences, The_Functions_of_Deviance
/>%3A_Sociology_(Boundless)/7%3A_Deviance%2C_Social_Control
%2C_and_Crime/7.1%3A_Deviance/7.1E%3A_The_Functions_of_Deviance
Ngày truy cập 2/11/2022
3. Nguyễn Minh Phúc, Giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh, thiếu niên- cần
sự chung tay của gia đình- nhà trường – xã hội
/>

truong-xa hoi/pop_up?
_101_INSTANCE_content_viewMode=print&Print=true

Ngày truy cập


29/10/2022
4. Phạm Đình Đạt, Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Những vấn đề đặt ra,
Khoa học Chính trị
/>026.pdf

Ngày truy cập 30/10/2022

5. Trang thơng tin Huyện Cái Nước, Suy nghĩ về thực trạng đạo đức xã hội hiện
nay, 2019 />1dmy&page=cn.trangchitiet&urile=wcm%3Apath%3A/cainuoclibrari/
cainuocsite/noidung/thongtintuyentruyen/suynghivethuctrangdapduchiennay
Ngày truy cập 4/11/2022



×