Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.35 KB, 2 trang )
I. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ
1. Bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ cần đáp ứng những yêu cầu nào? Vai trò của từng phần trong bố cục
3 phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài) của bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?
Gợi ý: Chú ý đến yêu cầu về triển khai luận điểm và diễn đạt.
Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
Thân bài: Triển khai luận điểm.
Kết bài: Nhấn mạnh, nâng cao vấn đề.
2. Lập dàn ý và trình bày bài nói của mình với đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp
lửa” của Bằng Việt.
Gợi ý: Thực hiện theo các bước:
- Tìm hiểu đề và tìm ý:
+ Tìm hiểu đề: Vấn đề nghị luận là ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
Yêu cầu: Nêu cảm nhận, phân tích.
+ Tìm ý: Bài thơ Bếp lửa được Bằng Việt sáng tác khi nào? Hình ảnh bếp lửa gợi lên hoàn cảnh sống của
đất nước, gia đình ở thời kì nào? Hình ảnh bếp lửa gắn với kí ức về người bà tần tảo ra sao? Hình ảnh bếp
lửa đã gợi lên trong lòng nhà thơ những tình cảm gì? Bài thơ muốn nói lên điều gì về tình cảm con người
trong cuộc sống?
- Lập dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt và nội dung cảm xúc của bài thơ.
+ Thân bài:
• · Những kỉ niệm về tình bà cháu
• · Nhắc đến bếp lửa là cháu nhớ đến bà và ngược lại: bếp lửa là hiện thân của tình thương, đức hi
sinh của bà.
• · Lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà cũng là đối với gia đình, quê
hương, đất nước.
• · Bếp lửa trở thành điểm tựa, theo cháu đi suốt cuộc đời.
+ Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của bài thơ: bếp lửa sưởi ấm một đời ; liên tưởng đến tình cảm gia đình
của bản thân.
3. Luyện nói theo dàn ý, điều chỉnh dàn ý nếu thấy cần, chú ý luyện cách nói.
II. HƯỚNG DẪN LUYỆN NÓI TRÊN LỚP
1. Đây là bài văn nói, không nên viết thành bài văn hoàn chỉnh để đọc mà dựa vào dàn ý để trình bày