Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Phát triển kinh tế miền Tây tỉnh Nghệ An từ 2001 - 2007. Thực trạng và giải pháp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.04 KB, 83 trang )

Chuyªn ®Ò thùc tËp
MỤC LỤC
1
Chuyªn ®Ò thùc tËp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
2
Chuyªn ®Ò thùc tËp
MỞ ĐẦU
1) Sự cần thiết của đề tài.
Miền Tây Nghệ Ancó diện tích rộng 1.374.502 ha chiếm 83,4% diện tích tự
nhiên của toàn tỉnh. Dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người chiếm 14% dân
số toàn tỉnh. Có tiềm năng lớn về tài nguyên đất trông cây công nghiệp, chăn
nuôi đại gia súc, phát triển rừng, thuỷ điện khoáng sản, thương mại, du lịch. Tuy
nhiên đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo cao năm 2007
là 37,13% cao hơn nhiều so với mức bình quân của cả tỉnh là 19,59%. Đặc biệt
tỷ lệ đói nghèo ở các huyện núi cao còn lớn huyện Kì Sơn là 51%, huyện Tương
Dương là 49%, Quế Phong là 46%. Nguyên nhân chính của tình trạng nghèo ở
miền Tây Nghệ An là do sản xuất chủ yếu là nông nghiệp (89% dân số hoạt
động trong nông nghiệp) mà điều kiện sản xuất lại bất lợi. Thiên tai và điều kiện
tự nhiên khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, bị chia cắt, cô lập do thiếu hoặc không
có đường giao thông. Nguyên nhân nghèo còn do trình độ dân trí thấp, do sự ỷ
lại, trông chờ của các hộ nghèo, thiếu vốn sản xuất.
Là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội, quốc
phòng an ninh của tỉnh và cả nước. Có 419 km đường biên giới với Lào, có 2
cửa khẩu : Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn), cửa khẩu quốc gia
Thanh Thuỷ (huyện Thanh Chương).
Những năm gần đây tỉnh uỷ, uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã có nhiều
chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng miền núi, đặc biệt đã dành
nhiều nguồn lực cho việc xoá đói giảm nghèo, ban hành nhiều chính sách đầu tư
hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, xã nghèo, nhất là các xã đặc biệt khó khăn.
Vì vậy phát triển kinh tế miền Tây Nghệ Ancó vai trò rất quan trọng trong


việc phát triển kinh tế của cả tỉnh và giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các
vùng trong tỉnh, góp phần đảm bảo giữ vững trật tự an ninh quốc phòng của tỉnh
và cả nuớc.
3
Chuyªn ®Ò thùc tËp
2) Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu sự cần thiết phát triển kinh tế miền Tây Nghệ An trong sự
phát triển kinh tế của tỉnh.
- Tìm hiểu hiện trạng phát triển kinh tế của 10 huyện miền Tây Nghệ An.
- Đưa ra một số phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế miền Tây
Nghệ Anđến năm 2015.
3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: 10 huyện miền Tây Nghệ An.
- Phạm vi nghiên cứu: tình hình phát triển kinh tế của 10 huyện miền Tây
Nghệ An trong giai đoạn 2001 – 2007.
4) Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp:
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp phân tích số liệu,
phương pháp so sánh và phân tích hệ thống, phương pháp nghiên cứu định
tính.
Bên cạnh đó chuyên đề còn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận kinh
tế học Mac – Lênin và quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế.
5) Tư liệu và nguồn tài liệu.
Chuyên đề sử dụng số liệu của cục thống kê Nghệ An, tiến hành điều tra thu
nhập trong mỗi năm qua. Các niên giám thống kê của tỉnh Nghệ An.
Bên cạnh đó chuyên đề còn sử dụng số liệu do vụ kinh tế địa phương cung cấp.
Và tư liệu của trường đại học học kinh tế quốc dân.
6) Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Đánh giá sự cần thiết phát triển kinh tế miền Tây Nghệ An.
Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển miền Tây Nghệ An.

Xây dựng hệ thống giải pháp phát triển kinh tế miền Tây Nghệ An.
7) Hạn chế của chuyên đề.
4
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Do yếu tố nguồn lực nên phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong
chuyên đề bị giới hạn. Do đó nguồn tư liệu thu được phần nào cũng bị hạn chế.
Sinh viên cũng bị giới hạn bởi kiến thức nghiên cứu nên chuyên đề còn có nhiều
điểm cần bổ sung và sửa chữa, đặc biệt là mặt phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu.
8) Kết cấu của luận văn.
Chương I: Sự cần thiết phát triển kinh tế miền Tây Nghệ An.
Chương II: Thực trạng phát triển kinh tê miền Tây Nghệ An giai đoạn
2001-2007.
Chương II: Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế miền Tây Nghệ An
đến năm 2015.

5
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Chương I- Sự cần thiết phải phát triển kinh tế miền Tây
tỉnh Nghệ An
I- Tổng quan về tỉnh Nghệ An.
1) Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Nghệ An.
1.1. Điều kiện tự nhiên.
1.1.1 Vị trí địa lý.
Tỉnh Nghệ An thuộc Bắc Trung Bộ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Toạ độ địa lý từ 18
o
33'10" đến 19
o
24'43" vĩ độ Bắc và từ 103

o
52'53"
đến 105
o
45'50" kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên dài 196,13 km.
Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên dài 92,6 km.
Phía Đông giáp với biển Đông với bờ biển dài 82 km.
Phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên dài 419 km.
Diện tích đất tự nhiên 1.648.729 ha
Dân số năm 2007: 3.121 triệu người, mật độ dân số trung bình là 190
người/ Km
2

Tỉnh Nghệ An có một thành phố loại 2, một thị xã và 17 huyện: Thành
phố Vinh; thị xã Cửa Lò; 7 huyện đồng bằng: Đô Lương, Nam Đàn, Hưng
Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành; 10 huyện miền núi:
Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế
Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn.
1.1.2 Địa hình
Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn. Địa hình đa dạng, phức
tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây -
Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở
huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu,
Yên Thành có nơi chỉ cao đến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh
6
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Thanh huyện Quỳnh Lưu). Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn
tỉnh tập trung ở miền Tây tỉnh.
Theo đặc điểm phân bố, địa hình của tỉnh có thể chia thành ba vùng:

vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng.
+ Vùng đồng bằng: Đặc điểm của đồng bằng Nghệ An không tập trung
thành vùng lớn mà bị chia cắt thành vùng nhỏ bởi các dãy đồi, mỗi khu vực
có những nét riêng về sự hình thành, độ cao cũng như mặt bằng.
+ Vùng đồi: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi và vùng đồng bằng, bao
gồm các huyện Anh Sơn, Thanh Chương và một phần của huyện Nam Đàn,
Nghi Lộc, Đô Lương, Yên Thành, Quỳnh Lưu. Đặc điểm chung của vùng là đồi
thấp, đỉnh bằng, sườn thoải, xen kẽ còn có thung lũng rộng.
.+ Vùng núi: Phân bố tập trung trên diện rộng, ở các huyện phía Tây của
tỉnh. Gồm nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đây là
vùng có nhiều đỉnh núi cao trên 1000m, địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh,
độ dốc hai bên sườn núi lớn, phần nhiều từ 40-50
o
.
Nhìn chung Nghệ An là một tỉnh có nhiều đồi núi (chiếm 83,4%) diện tích tự
nhiên, địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh. Điều kiện địa hình đã tạo cho Nghệ
An một thiên nhiên hùng vĩ, đa dạng. Nhưng cũng gây ra những hạn chế không
nhỏ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là những vùng cao, vùng sâu.
1.1.3 Thời tiết khí hậu
Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với đặc điểm khí hậu chia làm
hai mùa: mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Nghệ An là
tỉnh có lượng mưa trung bình so với các tỉnh khác ở miền Bắc. Tỉnh chịu ảnh
hưởng của hai loại gió chủ yếu: gió phơn Tây Nam và gió mùa Đông Bắc.Gió
phơn Tây Nam thường xuất hiện vào các tháng bẩy và tháng tám bình quân mỗi
năm có khoảng 20 – 30 ngày, các tbung lũng phía Tây chịu ảnh hưởng nhiều
hơn từ 40 – 50 ngày, gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa đông từ
tháng mười đến tháng tư năm sau.
7
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Bên cạnh đó, Nghệ An là một tỉnh chịu ảnh hưởng nhiều của bão, áp thấp

nhiệt đới và sương muối. Trung bình mỗi năm tỉnh chịu từ 2-3 cơn bão, mùa bão
thường vào tháng 8-10, bão kèm theo mưa lớn cùng với sự tàn phá của sức gió
đã gây ra lũ lụt và nhiều thiệt hại lớn. Đặc biệt các huyện miền Tây tỉnh vào mùa
mưa thường xảy ra lũ quét ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân.
1.1.4 Sông ngòi
Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là
0,7 km/Km
2
Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường
Pẹc tỉnh Xieng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km (riêng trên đất Nghệ An có
chiều dài là 361 km, diện tích lưu vực 27.200 Km
2


(riêng ở Nghệ An là 17.730
Km
2
. Tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109 m
3
trong đó 14.109 là nước
mặn. Nhìn chung nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và phục vụ
cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.
1.1.5 Biển, bờ biển.
Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40 m trở vào nói chung đáy
biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát.
Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao.
Bãi biển Của Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, đó là lợi thế cho
việc phát triển ngành du lịch.
1.2. Tài nguyên thiên nhiên.
1.2.1 Tài nguyên đất:

Tổng quỹ đất đã sử dụng là 1.276.417 ha/ tổng diện tích đất tự nhiên là
1.648.729 ha, chiếm 77,4% diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất nông nghiệp
trên 249.638 ha chiếm 15,2%, đất lâm nghiệp là 906.650 ha chiếm 55,2%,
đất phi nông nghiệp trên 113.500 ha chiếm 7%.
Quỹ đất chưa sử dụng còn trên 372.312 ha chiếm 22,6% diện tích tự
nhiên, chủ yếu là đất trống đồi núi trọc. Khả năng có thể khai thác đưa vào sử
8
Chuyªn ®Ò thùc tËp
dụng sản xuất nông nghiệp trồng cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây
ăn quả 20-30 ngàn ha, lâm nghiệp trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ, tái sinh
rừng trên 200 ngàn ha (phần lớn tập trung ở các huyện miền núi vùng Tây
Nam Nghệ An).
1.2.2 Tài nguyên rừng.
Tổng diện tích đất có rừng trên 685.000 ha, trong đó rừng phòng hộ trên
320.000 ha, rừng đặc dụng gần 188.000 ha, rừng kinh tế trên 176.000 ha..
Tổng trữ lượng gỗ trên 50 triệu m
3
; nứa, mét 1.050 triệu cây. Trong đó trữ
lượng rừng gỗ kinh tế gần 8 triệu m
3
; nứa 415 triệu cây; mét 19 triệu cây.
Khả năng khai thác gỗ rừng tự nhiên hàng năm 19-20 ngàn m
3
; gỗ rừng trồng
là 55-60 ngàn m
3
; nứa khoảng 40 triệu cây; mét 3-4 triệu cây. Ngoài ra còn có
các loại lâm sản: song, mây, dược liệu tự nhiên phong phú để phát triển các
mặt hàng xuất khẩu.
1.2.3 Tài nguyên biển:

Nghệ An có bờ biển dài 82 km, dọc biển có 6 cửa lạch độ sâu từ 1 đến
3.5 m thuận lợi cho tàu thuyền ra vào.
Nguồn lợi hải sản trong khu vực khá phong phú, có nhiều loại có giá trị
cao như: cá Chim, Thu, tôm, mực; hàng năm sản lượng khai thác đạt từ
20.000-25.000 tấn.
Về du lịch biển: tài nguyên du lịch là một ưu thế lớn của vùng biển Nghệ
An. Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi biển đẹp của Miền Bắc; cùng với
cảnh quan kỳ thú của vùng biển, bờ biển tạo cho khu vực Cửa Lò có tiềm
năng rất lớn để phát triển du lịch biển.
1.2.4 Tài nguyên khoáng sản:
Đa dạng, phong phú trong đó có nhiều loại khoáng sản quý hiếm như
vàng, đá quý rubi, thiếc, đá trắng, đá granit, đá bazan.... Loại khoáng sản có
điều kiện phát triển với quy mô lớn gắn với thị trường là: Đá vôi có trữ lượng
9
Chuyªn ®Ò thùc tËp
trên 1 tỷ m
3
. Tổng trữ lượng đá trắng có trên 100 triệu m
3
. Tổng trữ lượng đá
xây dựng trên 1 tỷ m
3
. Đá bazan trữ lượng trên 360 triệu m
3
; Thiếc Quỳ Hợp
trữ lượng trên 70.000 tấn; nước khoáng Bản Khạng trữ lượng lớn, chất lượng
tốt; ngoài ra còn có một số khoáng sản khác như than bùn, sản xuất phân vi
sinh, quặng Măng gan; muối sản xuất sô đa v.v.... là nguồn nguyên liệu để
phát triển các ngành công nghiệp: vật liệu xây dựng, hoá chất, phân bón, công
nghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu.

1.2.5 Tài nguyên nước:
Nghệ An có nguồn nước mặt dồi dào (trên 30 tỷ m
3
) do lượng mưa bình
quân hàng năm lớn (từ 1.800 mm đến 2.000 mm) thuận lợi cho phát triển sản
xuất, dân sinh kinh tế.Hệ thống sông ngòi phân bố dày đặc (mật độ lên tới
0,6-0,7 km/km
2
). Lớn nhất là sông Cả với lưu vực chiếm 80% diện tích tự
nhiên. Có 117 thác lớn nhỏ có khả năng xây dựng thuỷ điện trong đó có thác
Bản Lả xây dựng nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ công suất 300MW, đã được khởi
công năm 2005 và phát điện vào quý 1 năm 2009.
2) Dân cư và nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An.
Dân số tỉnh Nghệ An khoảng 3,121 triệu người. Tỉ lệ dân số dưới 14 tuổi
chiếm 40%, từ 15-59 tuổi chiếm 54%, trên 60 tuổi chiếm 6% (là tỉnh có tỷ lệ
dân số trẻ lớn so với các tỉnh trong cả nước).
+ Trình độ dân trí từng bước được nâng cao. Toàn tỉnh đã phổ cập tiểu học
và xoá mù chữ từ năm 1998, đang phấn đấu phổ cập trung học cơ sở.
+ Nguồn lao động dồi dào, trên 1,6 triệu người. Trong đó làm việc trong
các ngành kinh tế là trên 1,5 triệu người. Hàng năm nguồn lao động được bổ
sung trên 3 vạn người.
+ Tỷ lệ lao động được đào tạo là 34%. Toàn tỉnh hiện có 115 tiến sỹ, trên
400 thạc sỹ, trên 30.000 người có trình độ đại học, trên 20.000 người có trình độ
cao đẳng, trên 70.000 người có trình độ trung học chuyên nghiệp.
10
Chuyªn ®Ò thùc tËp
+ Thu nhập bình quân đầu người của cả tỉnh năm 2007 là 7,327 triệu/người/
năm.
3) Tình hình kinh tế tỉnh Nghệ An.
3.1. Tăng trưởng kinh tế.

Tốc độ tăng GDP của tỉnh năm 2007 là 10,5%, so với tốc độ tăng trưởng
của cả nước là 8,47%. GDP toàn tỉnh đạt 12.610 tỷ đồng so với GDP của cả
nước là 1706,83 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh
trong giai đoạn 2001-2007 là 11,8% so với cả nước là 7,8%.
Bảng .11:Tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá so sánh năm 1994
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
GDP trong tỉnh 6901 7654 8523 9386 10292 11476 12610
Nguồn: Niên gián thống kê năm 2006 và báo cáo phát triển kinh tế tỉnh
Nghệ An năm 2007.
- Về nông nghiệp: Trong những năm qua, ngành nông nghiệp phát triển
tương đối toàn diện, từng bước phà thế độc canh, tăng nhanh nông sản
hàng hoá cho chề biến và xuất khẩu.
+ Cây lúa hàng năm tuy tổng diện tích vẫn ổn định ở mức 18,5-18,7 vạn ha,
nhưng năng suất hàng năm tăng từ 40,34 tạ/ha năm 2000 lên 40,51 tạ/ha năm
2003, năm 2007 là 54,9 tạ/ha . Các cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây
công nghiệp dài ngày tăng cả về diện tích và sản lượng, làm cơ sở hình thành
vùng cây công nghiệp tập trung gắn với công nghiệp chề biến.
+ Chăn nuôi tiếp tục phát triển, tăng khá cả về số lượng và chất lượng.
Đến năm 2007 đàn trâu bò: 737.535 con, đàn lợn: 1.182.885 con.
+ Về lâm nghiệp: rừng của Nghệ An là tài nguyên có ý nghĩa không chỉ
trong tỉnh, trong vùng mà còn cả nước. Trong những năm qua tỉnh đã có nhiều
biện pháp nhằm bảo vệ vốn rừng hiện có (thực hiện tốt việc giao đất, khoán rừng
ổn định và lâu dài cho hộ nông dân gắn với công tác định canh định cư, hoàn
11
Chuyªn ®Ò thùc tËp
thành quy hoạch 3 loại rừng), đồng thời đẩy mạnh khoanh nuôi tái sinh và trồng
mới rừng từ 35,75% năm 1995 lên 43% năm 2003. năm 2007 trồng mới trên
9.000 ha rừng nâng độ che phủ rừng lên 49%.
+ Về ngư nghiệp: nuôi trồng thuỷ sản có những bước phát triển tích cực cả

về số lượng và chất lượng: nuôi tôm, cua nước lợ ven biển, nuôi cá lồng trên
sông, nuôi cá nước ngọt ở các ao hồ, ruộng lúa.v.v...Toàn tỉnh đã khai thác nuôi
trồng gần 3.252 ha (trong đó trên 1.100ha mặt nước mặn, lợ ven biển). Đưa diện
tích nuôi tôm cao sản lên trên 950 ha, diện tích nuôi cá nước ngọt lên 16.000 ha.
Đầu tư các cơ sở sản xuất giống tôm, cua, các loại giống thủy sản khác và cơ sở
chế biến thức ăn thủy sản. Năm 2007 sản xuất được 480 – 500 triệu con cá
giống, 200 triệu con tôm giống. Và giá trị kim ngạch xuất khẩu hải sản lên 20
triệu USD. Phương tiện đánh bắt hải sản tăng làm sản lượng đánh bắt không
ngừng tăng lên (năm 1995 là 2 vạn tấn, đến năm 2003 là 2,9 vạn tấn).
Sản xuất nông nghiệp: sản lượng lương thực đạt 1,053 triệu tấn.chăn nuôi
nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng (53.176 tấn lạc, 76.577 tấn thuỷ sản ).
Bảng 1. 2:Giá sản xuất nông, lâm, thủy sản tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 -2007
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Nông nghiệp 4,53 5,13 5,47 7,03 7,44 7,9 8,3
Lâm nghiệp 0,86 0,85 0,95 0,92 0,94 0,98 0,99
Thủy sản 0,38 0,5 0,56 0,62 0,74 0,78 0,82
Nguồn: Sở thống kê tỉnh Nghệ An năm 2006 và báo cáo tình hình kinh tế xã hội
tỉnh Nghệ An năm 2007
- Sản xuất công nghiệp – xây dựng:Công nghiệp Nghệ An trong những năm
qua đã có những bước phát triển nhất định, hình thành cơ cấu đa ngành: cơ khí,
luyện kim, hoá chất, dệt may, thuộc da, khai thác khoáng sản, chế biến nông sản,
vật liệu xây dựng…đã góp phần vào khai thác lợi thế và phục vụ một số nhu cầu
sản xuất và đời sống. Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng đạt 11.583 tỷ đồng
12
Chuyªn ®Ò thùc tËp
tăng 18,24% so với năm 2006. tính riêng GTSX công nghiệp đạt 5.710 tỷ đồng
tăng 17,5% so với năm 2006.
Trong đó sản xuất xi măng đạt 16-16,5 triệu tấn (Nhà máy Hoàng Mai:
1,4 triệu tấn; nhà máy 12/9 Anh Sơn: 8,5 triệu tấn, Cầu Đước 7 vạn tấn). Nhà

máy dầu thực vật là 20.000 tấn, nhà máy ôtô Trường Sơn sản xuất được trên
1000 chiếc, ….
Hiện nay tỉnh đã hình thành cơ cấu công nghiệp nhiều thành phần. Công
nghiệp quốc doanh trong một số lĩnh vực đã phát huy tác dụng tốt. Công
nghiệp ngoài quốc doanh phát triển khá, đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh
tế khác cùng phát triển. Tuy nhiên, đến nay công nghiệp tỉnh Nghệ An cũng
chỉ xếp vào loại trung bình của cả nước, chưa tương xứng với tiềm năng và
lợi thế của tỉnh.
Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ chỗ
không đáng kể, đến nay số vốn đăng ký trên 250 triệu USD. Giá trị sản xuất công
nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng ngày càng lớn.
Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển nhưng tiềm năng
trong tỉnh còn lớn. Lực lượng kinh tế ngoài quốc doanh từ lâu đã có thế mạnh;
từ việc năng động trong cơ chế thị trường, nhanh nhạy tiếp thu công nghệ
mới. Và chính sách đổi mới của nhà nước khuyến khích nên phát triển mạnh
mẽ với nhiều hình thức tổ chức. Điều này đã góp phần váo khai thác các tiềm
năng và lợi thề về nguyên liệu, vốn và thị trường. Tuy nhiên, việc quản lý nhà
nước ở lĩnh vực này còn nhiều khó khăn, lúng túng, nhất là trong khâu thông
tin thị trường và chất lường sản phẩm.
- Khu vực dịch vụ: Trong những năm qua dịch vụ đã có những bước tăng
trưởng nhanh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đời sống và sản xuất. Giá trị
sản xuất dịch vụ đạt 6.878 tỷ đồng, tăng 11,9%. Kim ngạch xuất khẩu đạt 195
13
Chuyªn ®Ò thùc tËp
triệu USD, tăng 34,02%, trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt 120 triệu USD, tăng
21,77%. Doanh thu du lịch đạt 540 tỷ đồng, tăng 28,7%.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ là 13.335 tỷ đồng, tăng 21,9%.
Tổng lượt khách du lịch đạt trên 1,3 triệu lượt tăng 18%. Doanh thu vận tải
tăng 8,7%. Công tác quản lý hoạt động vận tải tại các bến xe khách, bến đò
chặt chẽ hơn.

Mật độ thêu bao điện thoại tiếp tục tăng nhanh đạt 24,1 máy/100 dân.
Doanh thu tăng 14% so với năm 2006.
Tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại tăng 17,5% so
với năm 2006; chủ yếu do nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng 21,3%. Tổng dư nợ
đạt 12.246 tỷ đồng, trong đó dư nợ trung, dài hạn tăng 17,9%.
Bước đầu hình thành các trung tâm thương mại dịch vụ giao dịch, các
chợ huyện, vùng (chợ đầu mối nông sản, cửa khẩu Nậm Cắn và các trung tâm
thương mại Vinh, Cửa Lò).
3.2. Cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế tỉnh Nghệ An có những chuyển
biến theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông nghiệp giảm dần qua các năm, tỷ
trọng công nghiệp tăng, tỷ trọng dịch vụ có xu thế tăng nhưng không ổn định
và tăng chậm.
Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản trong GDP giảm dần qua các năm
giảm từ 42,28% năm 2001 xuống còn 33,09% năm 2006 và 31,03 năm 2007
(tỷ trọng nông nghiệp chiếm trong GDP của cả nước năm 2001 là 23,24%,
năm 2006 là 20,4% và năm 2007 là 20%). Trong đó chủ yếu là giá trị sản xuất
ngành nông nghiệp chiếm trên 80%.
Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng dần qua các năm, năm 2001 là
21,33% năm 2006 là 30,34%, năm 2007 là 32,01% (tỷ trọng công nghiệp
chiếm trong GDP của cả nước năm 2001 là 38,13%, năm 2006 là 41,5% và
14
Chuyªn ®Ò thùc tËp
năm 2007 tăng lên 41,8%). Trong đó chủ yếu là công nghiệp chế biến chiếm
trên 90% giá trị sản xuất công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ chiếm trên
8% giá trị sản xuất của ngành công nghiệp.
Tỷ trọng của dịch vụ chiếm trong GDP của tỉnh tăng nhưng tốc độ tăng
còn chậm tăng từ 36,39% năm 2001 đến 36,57% năm 2006 và 36,96% năm
2007 (tỷ trọng dịch vụ chiếm trong GDP của cả nước là 38,63 năm 2001,
38,08% năm 2006 và 38,2% năm 2007). Mặc dù tỷ trọng dịch vụ năm

2002-2005 có giảm và biến động không theo xu thế nhưng năm 2006 và năm
2007 đã tăng tuy không nhiều.Do ảnh hưởng của nạn dịch Sars, dịch cúm gia
cầm… trong các năm 2003, 2004 làm ảnh hưởng đến ngành dịch vụ đặc biệt là
ngành du lịch, làm cho doanh thu của ngành dịch vụ trong các năm này giảm.
Bảng1.3:Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế tỉnh Nghệ An
Đơn vị : %
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Công nghiệp – xây dựng 21,33 23,35 25,88 28,73 30,43 30,34 32,01
Nông - lâm - thuỷ sản 42,28 36,18 37,95 36,92 34,16 33,09 31,03
Dịch vụ 36,39 35,65 36,18 34,35 35,41 36,57 36,69
Nguồn: niên gián thống kê tỉnh Nghệ An năm 2005 và báo cáo tình hình thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2007.
II- Tương quan so sánh giữa miền Đông và miền Tây tỉnh Nghệ An
1) Khái quát về miền Tây tỉnh Nghệ An.
1.1. Điều kiện tự nhiên.
1.1.1 Vị trí địa lí
- Miền Tây Nghệ Anbao gồm 10 huyện miền núi (Kỳ Sơn, Tương Dương,
Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân
Kỳ, Nghĩa Đàn). Tổng diện tích tự nhiên 1.374.502 ha, chiếm 83,4% diện tích tự
nhiên toàn tỉnh. Có 244 xã, thị trấn trên 469 xã, thị trấn toàn tỉnh. Trong đó có
115 xã đặc biệt khó khăn, 27 xã có chung đường biên giới với nước CHDCND
15
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Lào dài 419 km; có 2 cửa khẩu: Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn),
cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ (huyện Thanh Chương).
- Miền Tây Nghệ Ancó vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh biên giới
của tỉnh và của cả nước (kể cả quá khứ, hiện tại và trong tương lai). Có hệ
thống rừng phòng hộ đầu nguồn sông Cả, tạo nguồn sinh thuỷ phục vụ sản
xuất và đời sống, hạn chế lũ lụt, giảm thiểu thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh
(đặc biệt là các huyện đồng bằng ven biển, vùng thâm canh lúa nước và sản

xuất cây công nghiệp).
1.1.2 Đặc điểm địa hình.
Miền Tây Nghệ An nằm về phía Đông Bắc dãy Trường Sơn có độ dốc thấp
dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.. Đồi núi chủ yếu là cao, dốc.
+Vùng núi cao có độ cao trung bình 600 – 700 m, có những dãy núi cao
trên 2000 m, độ dốc bình quân 25 – 35
0
, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và khe
suối, có nhiều dãy núi đá vôi, có tiềm năng lớn về phát triển lâm nghiệp. Hiện tại
đã có khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Huống, diện tích đất nông nghiệp ít, chủ yếu là đồi núi dốc.
+ Vùng núi thấp gồm các huyện Anh Sơn, Thanh Chương, Tân Kỳ,
Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao và đồng bằng,
địa hình ít phức tạp hơn, có nhiều đồi núi thấp xen kẽ nhiều thung lũng tạo
nên những vùng đất rộng lớn, có nhiều sông hồ đập nên có khả năng phát
triển sản xuất nông nghiệp.
Địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông suối lớn, nhỏ. Gây trở ngại không nhỏ
cho việc phát triển giao thông trên địa bàn. Hệ thống sông suối phần lớn ở
thượng nguồn hẹp và dốc, gây khó khăn cho việc phát triển vận tải đường thuỷ
và khả năng điều hoà nguồn nước trong các mùa phục vụ sản xuất và đời sống.
Tuy nhiên với đặc điểm về địa hình và hệ thống sông suối trên đã tạo cho vùng
16
Chuyªn ®Ò thùc tËp
có nhiều thác nước lớn, nhỏ, là nguồn thuỷ năng lớn để phát triển thuỷ điện, thuỷ
lợi kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và điều hoà dòng chảy, chống lũ lụt..
1.1.3 Sông ngòi.
Vời mạng lưới sông, suối dày đặc (mật độ 0,6 km/km
2
), nguồn nước mặt
dồi dào (trên 20 tỷ m

3
nước) là điều kiện cho phép xây dựng các công trình
thuỷ lợi lớn, vừa và nhỏ phục vụ sản xuất, đồng thời giảm lũ lụt, tăng dòng
chảy, phát triển thuỷ điện, điều hoà môi trường sinh thái trên địa bàn vùng nói
riêng và cả tỉnh nói chung.
1.1.4 Khí hậu thủy văn.
Miền Tây Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính
chuyển tiếp của khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam. Số giờ nắng trong
năm từ 1.500-1.700 giờ. Nhiệt độ trung bình từ 23-24
o
C (nhiệt độ cao nhất có
khi lên tới 40-44
o
C vào tháng 7, nhiệt độ thấp nhất là 3-4
o
C vào tháng 12). Độ
ẩm trung bình là 80-85% (cao nhất là 95-97%, thấp nhất là 70% vào tháng 7).
Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.600-2.100 mm, lượng mưa phân bố
không đều theo không gian và thời gian. Tại huyện Kì Sơn lưu vực sông Nậm
Mộ có lượng mưa nhỏ nhất (bình quân là 1142mm). Trong khi đó ở thượng
nguồn sông Hiếu vùng Quế Phong, lượng mưa bình quân trên 2000mm. Lưu vực
sông Giăng (Thanh Chương) lượng mưa là 2000mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10 hàng năm và chiếm tới 80-85% tổng lượng mưa của cả năm. Các tháng
8, 9, 10 thường xảy ra mưa lớn thường gây ra lũ, lụt, lũ quét và sạt nở đất đặc
biệt ở các huyện miền Tây Nghệ An.
1.2. Tài nguyên thiên nhiên.
1.2.1 Tài nguyên đất
Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên của miền Tây tỉnh là
1.374.502 ha, chiếm 83,4% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó:
- Diện tích đất nông nghiêp là 144.190 ha, chiếm 8,7% tổng diện tích đất tự

nhiên của toàn tỉnh và chiếm 57,5% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh.
17
Chuyªn ®Ò thùc tËp
- Đất phi nông nghiệp là 50.394 ha chiếm 43,6% diện tích đất phi nông
nghiệp toàn tỉnh.
- Đất lâm nghiệp: Có diện tích là 864.942 ha, chiếm 52,5% diện tích của
toàn tỉnh và chiếm 95,04% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh, là nguồn tài
nguyên quan trọng của cả tỉnh, ngoài chức năng cung cấp gỗ và các loại lâm
sản còn có chức năng lớn về phòng hộ, bảo vệ môi trường trên toàn tỉnh.
- Diện tích đất đồi núi và sông suối chưa sử dụng: 314.975,78 ha chiếm
19,1% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh và chiếm 84,6 % diện tích đất chưa sử
dụng của cả tỉnh. Đây là quỹ đất lớn có khả năng phát triển nông lâm nghiệp
trong thời gian tới. Trong đó diện tích đất bằng có khả năng phát triển nông
nghiệp là 35.560 ha và diện tích đất đồi núi có khả năng phát triển lâm nghiệp là
457.860 ha. Bình quân diện tích đất canh tác trên một hộ là 0,45 ha. Bình quân
diện tích đất canh tác/khẩu là 900 m
2
.
1.2.2 Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất có rừng là 656.391 ha chiếm 93,1% so với tổng diện tích
rừng toàn tỉnh. Trong đó diện tích rừng tự nhiên là 629.142 ha, chiếm 95,8%;
diện tích rừng trồng là 27.249 ha, chiếm 4,2%. Đây còn có giá trị đa dạng sinh
học của các khu bảo tồn thiên nhiên như: Vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn
thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt, có tổng diện tích là 209.109 ha.
1.2.3 Tài nguyên khoáng sản
Miền Tây Nghệ An có một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chất
lượng tốt và địa điểm phân bố thuận tiện cho việc khai thác, vận chuyển đến
nơi tiêu thụ như đá trắng, đá vôi, đá granit, đá ốp lát (Quỳ Hợp, Con Cuông,
Tân Kỳ), than đá (Tương Dương), quặng sắt, thiếc (Quỳ Hợp, Quế Phong),
chì, kẽm (Nghĩa Đàn, Con Cuông),….Ngoài ra còn có đã quý tập trung ở hai

huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp; vàng sa khoáng có ở các bãi bồi thuộc lưu vực
sông Cả, sông Hiếu; thiếc ở Quỳ Hợp,…
18
Chuyªn ®Ò thùc tËp
1.3 Dân cư và nguồn nhân lực.
Dân số miền Tây Nghệ An có 233.012 hộ, 1.118.485 khẩu, 637.357
người trong độ tuổi lao động. Trong đó dân tộc thiểu số là 95.277 hộ, 428.669
khẩu, chiếm 14% dân số toàn tỉnh.
Hiện nay miền Tây Nghệ An có 637.357 người trong độ tuổi lao động.
Lao động có việc làm thường xuyên là 491.985 người. Trong đó chủ yếu là
lao động hoạt động trong nông nghiệp khoảng 437.850 người chiếm 89%, lao
động công nghiệp xây dựng là 22.705 người chiếm 4,6%, lao động dịch vụ là
31.430 chiếm 6,4%.
Mật độ dân số phân bố không đều, ở các huyện miền núi cao mật độ dân
số 30 người/km
2
(Kỳ Sơn là 31 người/km
2
, Tương Dương là 27 người/km
2
,
Quế Phong là 32 người/km
2
), các huyện núi thấp mật độ dân số 170
người/km
2
. Một số đồng bào dân tộc sống quần cư theo dòng họ, theo đặc tính
tự nhiên của từng dân tộc như đồng bào HMông sống trên các núi cao hoặc
lưng chừng núi, đồng bào Thái thường sống ở chân núi thấp gần khe suối,
sống gần đường giao thông.…. Một số bản làng đang sống ở xa trung tâm, xa

đường giao thông.
Các làng bản dân cư trên tuyến biên giới Việt Lào đời sống dân sinh kinh tế
xã hội còn gặp nhiều khó khăn, thiếu đất sản xuất, thiều nước sinh hoạt, thiếu
điện thắp sáng, trình độ dân trí còn thấp, tình trạng di cư tự do, du canh du cư
vẫn còn tái diễn.
1.4. Hạ tầng kinh tế xã hội.
- Giao thông: giao thông đi lại còn khó khăn, mạng lưới giao thông chưa
phát triển đặc biệt là giao thông nông thôn. Đến nay có 95% số xã có đường
ôtô đi vào trung tâm xã vào mùa khô.
- Thủy lợi: hiện nay đã xây dựng được 915 công trình thủy lợi phục vụ cho
sản xuất và trên 2500 km kênh mương các loại (kiên cố hóa trên 1.100 km).
19
Chuyªn ®Ò thùc tËp
- Nước sinh hoạt: toàn vùng đã xây dựng được 84 công trình cấp nước
tập trung, 67.000 giếng khoan, giếng đào cấp nước sinh hoạt cho hơn 66% hộ
đồng bào miền núi.
- Miền Tây Nghệ An hiện có 224/244 xã của 10 huyện có điện lưới quốc
gia, chiếm 91% số xã có điện, các huyện vùng núi thấp có 100% số xã có điện.
- Thông tin liên lạc: do địa hình phức tạp, dân cư phân bố không đều và
thưa thớt nên miền Tây Nghệ An mạng lưới thông tin liên lạc còn chưa phát
triển. Năm 2007, tỷ lệ hộ được xem truyền hình là 72%, tỷ lệ hộ được nghe
đài là 92% và có 98% số xã chưa có điện thoại.
2) Khái quát về miền Đông tỉnh Nghệ An.
2.1 Vị trí địa lý.
Miền Đông tỉnh Nghệ An có 7 huyện đồng bằng là Đô Lương, Nam Đàn,
Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành thành phố Vinh
và thị xã Cửa Lò.Tổng diện tích đất tự nhiên là 263.694 ha chiếm 16,6% tổng
diện tích đất tự nhiên của tỉnh Nghệ An.
Miền Đông tỉnh Nghệ An là vùng đồng bằng duyên hải có điều kiện
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản.

Thuận lợi cho việc phát triền các ngành công nghiệp chế biến.
Miền Đông Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, trên
trục giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu Bắc Nam, có bờ biển dài 82
km và gianh giới tiếp giáp với hai tỉnh Thanh Hoá và Hà Tĩnh.
2.2. Tài nguyên thiên nhiên.
2.2.1 Tài nguyên đất.
Tổng diện tích đất tự nhiên là 274.227 ha, chiếm 16,6% tổng diện tích
đất tự nhiên của toàn tỉnh. Trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảng
106.627 ha chiếm 42,5% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh, diện tích đất lâm
nghiệp là 45.158 ha chiếm 4,96% diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh, diện tích
20
Chuyªn ®Ò thùc tËp
đất phi nông nghiệp là 65.106 ha chiếm 56,4% diện tích đất phi nông nghiệp
của tỉnh. Diện tích đất chưa sử dụng là 57.336 ha chiếm 15,4% diện tích đất
chưa sử dụng của toàn tỉnh.
2.2.2Tài nguyên rừng.
Tổng diện tích đất có rừng là 48.650 ha chiếm 6,9% tổng diện tích rừng
toàn tỉnh. Trong đó diện tích rừng tự nhiên là 27.550 ha, diện tích rừng trồng
là 21.100 ha.
2.2.3 Tài nguyên biển.
Miền Đông Nghệ An có bờ biển dài 82 km. Dọc bờ biển có 6 cửa lạch độ
sâu từ 1-3,5 m thuận lợi cho tàu thuyền ra vào, giao lưu kinh tế. Vùng biển
này là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Bãi biển Cửa Lò
là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, đó là lợi thế cho việc phát triển
ngành du lịch.
2.2.4 Tài nguyên khoáng sản.
Đây cũng là vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản nhưng hiện mới chỉ
bước đầu khai thác được đá vôi và đá xây dựng ở huyện Quỳnh Lưu trên bình
diện sản xuất lớn.
2.3 Dân cư và nguồn nhân lực.

Dân số miền Đông Nghệ An năm 2007 khoảng 2.003 triệu người. Trong
đó có khoảng 1,14 triệu người trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ lao động được
đào tạo là 38%.
Xét về quy mô dân số thì đây là khu vực có số lượng dân cư đông nhất
trong toàn tỉnh Nghệ An (đứng đầu là huyện Quỳnh Lưu, tiếp theo là Diễn
Châu, Yên Thành và thành phố Vinh). Tạo cho miền Đông Nghệ An có
những lợi thế về nguồn nhân lực, quy mô thị trường, thuận lợi cho việc phát
triển ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, thực hiện công nghiệp hoá
hiện đại hoá.
21
Chuyªn ®Ò thùc tËp
2.4 Hạ tầng kinh tế - xã hội.
Miền Đông tỉnh Nghệ An có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt,
đường thuỷ, đường không tiện lợi và quan trọng, tạo thế mạnh trong giao lưu,
phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh. Tuyến đường sắt Bắc Nam song
song với quốc lộ 1A, ga Vinh là một trong những ga chính, tạo cho miền
Đông Nghệ An có được mối giao lưu thuận tiện với thủ đô Hà Nội, các tỉnh
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và các tỉnh khác trong cả nước. Cụm cảng
biển Cửa Lò, Bến Thuỷ, Xuân Hải, mà trọng tâm là cảng Cửa Lò với năng lực
có thể nâng lên 1-2 triệu tấn/năm là đầu mối gắn liền với các tuyến giao thông
đượng bộ, tạo điều kiện hạ tầng hết sức quan trọng cho phát triển công nghiệp
tập trung ở khu vực Vinh - Cửa Lò.
Miền Đông tỉnh Nghệ An có lợi thế để khai thác tiềm năng đất đai, tài
nguyên và trí lực của vùng trong chiến lược công nghiệp hoá - hiện đại hoá và
phát triển kinh tế xã hội tỉnh.
3) Tương quan so sánh giữa miền Đông và miền Tây tỉnh Nghệ An.
3.1 Điều kiện tự nhiên.
Miền Tây Nghệ An có diện tích chiếm 83,4% diện tích đất tự nhiên của
toàn tỉnh. Địa hình phức tạp, hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, lại
hình thành nhiều tiểu khu vực: vùng cao, vùng biên giới, khí hậu khắc nhiệt.

Đồi núi chủ yếu là cao và dốc khó khăn cho ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó
Miền Tây Nghệ An có 419 km đường biên giới với CHDCND Lào thuận lợi
cho phát triển thương mại nhưng cũng gây khó khăn trong việc bảo vệ an ninh
trật tự an toàn xã hội.
Miền Đông tỉnh là vùng đồng bằng duyên hải thuận lợi cho việc phát triển
nông nghiệp và thuỷ sản và xây dựng các khu công nghiệp. Là vùng ven biển
thuận lợi cho phát trỉên ngành du lịch (Bãi biển Cưa Lò), khai thác thuỷ sản. Có
vị trí thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng khác và thế giơi (có cảng
biển Cửa Lò, Bến Thủy, Xuân Hải giáp với hai tỉnh Thanh Hoá, Hà Tĩnh).
22
Chuyªn ®Ò thùc tËp
3.2 Tài nguyên thiên nhiên.
Miền Tây Nghệ An có diện tích rộng lớn chiếm 83,4% diện tích đất tự
nhiên của toàn tỉnh. Nhưng diện tích đất chưa sử dụng còn lớn chiếm 84,6%
diện tích đất chưa sử dụng của toàn tỉnh. Đây là quỹ đất lớn có khả năng phát
triển nông, lâm nghiệp trong thời gian tới.
Bảng 1.4:Tài nguyên đất của miền Tây so với miền Đông tỉnh Nghệ An.
Đơn vị: ha
Chỉ tiêu
Miền Tây
Nghệ An
Miền Đông
Nghệ An
Tỉnh Nghệ
An
Diện tích đất tự nhiên 1.374.502 274.227 1.648.729
Diện tích đất nông nghiêp 144.190 106.627 250.817
Diện tích đất lâm nghiệp 864.942 45.158 910.100
Diện tích đất phi nông nghiệp 50.394 65.106 115.500
Diện tích đất chưa sử dụng 314.976 57.336 372.312

Nguồn: Đề án quy hoạch lại dân cư miền Tây Nghệ An đến năm 2010.
Miền Đông Nghệ An có diện tích nhỏ nhưng chủ yếu là đất nông nghiệp
thuận lợi cho phát triển kinh tế. Trong khi đó miền Tây Nghệ An có diện tích lớn
nhưng chủ yếu là đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng, hiệu quả sử dụng thấp do
chủ yếu là đất đồi núi cao khó khăn trong việc khai thác và sử dụng.
Miền Tây Nghệ An có tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú như
vàng, đá rubi, thiếc, đá trắng, đá gralit, đá Bazan, đá vôi…nhưng do địa hình
hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn nên chưa khai thác được nhiều.
Mặt khác miền Tây Nghệ An có nguồn tài nguyên rừng, núi hang động,
thác nước và nhiều cảnh quan, danh lam thắng cảnh đẹp. Vùng có 3 khu du
lịch sinh thái là khu bảo tồn Pù Huống có diện tích 43.000 ha, khu bảo tồn
thiên nhiên Pù Hoạt 40.000 ha, vườn quốc gia Pù Mát 91.000 ha. Đây là các
vùng bảo tồn thiên nhiên có thảm thực vật phong phú, đa dạng, có hệ động vật
với nhiều loài động vật quý hiếm. Thác nước đẹp, hấp dẫn khách du lịch như
thác Kèm, thác Xao Va, hang Bua, hang Thẩm Chạng… thuận lợi cho phát
triển du lịch.
23
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Miền Đông Nghệ An có bờ biển dài 82 km. Đem lại cho vùng nhiều
thuận lợi trong việc thông thương buôn bán với các vùng khác và thế giới.
Đây còn là nguồn lợi lớn về hải sản, có nhiều loại có giá trị kinh tế cao như:
cá chim, cá thu, tôm, mực. Hàng năm sản lượng hải sản khai thác được đạt từ
20.000-25.000 tấn.
3.3 Dân cư và nguồn nhân lực.
Xét về quy mô dân số thì miền Đông Nghệ An có quy mô dân số lớn
hơn miền Tây Nghệ An. Dân số miền Đông tỉnh Nghệ An chiếm 63% dân số
toàn tỉnh, miền Đông Nghệ An chiếm 37% dân số toàn tỉnh. Vì vậy miền
Đông tỉnh Nghệ An có quy mô dân số trong độ tuổi lao động lớn. Mặt khác tỷ
lệ lao động được đào tạo của miền đông Nghệ An là 38% cao hơn miền Tây
Nghệ An là 15%.

Bảng 1.5: Cơ cấu lao động của miền Tây và miềm Đông Nghệ An.
Năm Miền Tây Nghệ An Miền Đông Nghệ An
Dân số
(người)
Dân số
trong độ
tuổi lao
động
(người)
% dân số
trông độ
tuổi lao
động (%)
Dân số
(người)
Dân số
trong độ
tuổi lao
động
(người)
% dân số
trong độ
tuổi lao
động (%)
2003
1.097.94
5
562.740 51,25 1.879.32
2
1.030.70

3
54,84
2005
1.112.76
7
568.240 51,07 1.976.23
3
1.085.99
0
54,95
2007
1.118.48
5
637.357 56,98 2.002.51
5
1.143.44
0
57,1
Nguồn: niên gián thống kê tỉnh Nghệ An năm 2006 và báo cáo tình hình kinh
tế - xã hội tỉnh Nghệ An năm 2007.
Qua bảng thống kê trên ta thấy miền Tây Nghệ An có tỷ lệ dân số
trong độ tuổi thấp hơn miền miền Đông Nghệ An. Điều này chứng tỏ miền
Tây Nghệ An có hệ số ăn theo lớn hơn miền Đông Nghệ An. Đây là một
nhân tố không thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của miền Tây Nghệ An.
24
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Trong khi đó tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của miền
Tây Nghệ An cao 89%, còn lao động hoạt động trong nông nghiệp miền
Đông Nghệ An là 51,1%. Với cơ cấu lao động tiến bộ hơn, trình độ lao động
cao hơn góp phần làm cho năng suất lao động của miền Đông Nghệ An cao

hơn làm cho thu nhập bình quân đầu người của miền Tây Nghệ An cao hơn
thu nhập bình quân đầu người của miền Đông Nghệ An.Thu nhập bình quân
của miền Tây Nghệ An năm 2007 là 6 triều/người/năm. Trong khi đó thu
nhập bình quân đầu người của miền Đông Nghệ An là 12,5 triệu
đồng/người/năm.
Mặt khác miền Tây Nghệ Anchủ yếu là đồng bào dân tộc thuộc đối
tượng định canh định cư (hiện còn 25.216 hộ với 151.623 khẩu đã định cư
song còn du canh và 888 hộ với 5.663 khẩu còn du canh, du cư trên địa bàn).
Trình độ dân trí con thấp. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn tỷ lệ hộ
nghèo cao, năm 2007 là 37,13% (theo chuẩn mới). Tỷ lệ nghèo đói cao và
giảm chậm đang là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của vùng.
Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đồng bào các dân tộc
thiểu số. Tình trạng đói và tái nghèo rất dễ dàng tăng lên khi có nhiều thiên tai
hoặc thời tiết không thuận lợi cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Điều này
gây khó khăn không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của
lao động trong vùng.
3.4 Hạ tầng kinh tế xã hội.
Miền Đông Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm Bắc Trung Bộ, trên trục giao
lưu kinh tế xã hội chủ yếu Bắc - Nam, có mạng lưới giao thông đường bộ (quốc
lộ 1A chạy qua huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thành phố Vinh),
đường sắt, đường thuỷ (82km đường biển với cụm cảng biển Cửa Lò, Bến Thuỷ,
Xuân Hải), đường không (Sân bay thành phố Vinh) tiện lợi và quan trọng tạo thế
mạnh trong giao lưu, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của vùng và của tỉnh
25

×