Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Câu 1 anh chị hiểu lãnh đạo là gì nhà lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục hiện nay cần phải có những kỹ năng và phẩm chất gì để đáp ứng được yêu cầu của cải cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.92 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
---♦---♦---♦---

BÀI ĐÁNH GIÁ HẾT HỌC PHẦN/ THU HOẠCH CUỐI KHÓA
(MODULE: KỸ NĂNG HỖ TRỢ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG)

Họ tên:
Ngày sinh:
Nơi sinh:
Đơn vị cơng tác:
Câu 1: Anh/chị hiểu lãnh đạo là gì? Nhà lãnh đạo trong các cơ sở giáo
dục hiện nay cần phải có những kỹ năng và phẩm chất gì để đáp ứng được
yêu cầu của cải cách giáo dục? Liên hệ với bản thân.
Câu 2: Anh/ chị hãy cho biết vai trị của kỹ năng làm việc nhóm, nêu
những yếu tố cần thiết để làm việc nhóm hiệu quả.

Năm 2021


MỤC LỤC
I. BỐI CẢNH TÁC ĐỘNG.........................................................................1
II. LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG................................................................2
2.1. Một số khái niệm cơ bản về lãnh đạo nhà trường.........................2
2.2. Những kỹ năng và phẩm chất của lãnh đạo cơ sở giáo dục để
đáp ứng được yêu cầu của cải cách giáo dục........................................3
2.2.1. Một số kỹ năng............................................................................3
2.2.2. Phẩm chất....................................................................................4
III. KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM..........................................................5
3.1. Tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm................................5
3.1.1. Khái niệm làm việc nhóm...........................................................5


3.1.2. Vai trị của kỹ năng làm việc nhóm.............................................5
3.2. Những yếu tố cần thiết để làm việc nhóm hiệu quả......................6
3.2.1. Xác định được mục tiêu chung....................................................6
3.2.2. Tăng cường giao tiếp giữa các thành viên...................................6
3.2.3. Tin tưởng và tôn trọng.................................................................7
3.2.4. Gắn kết........................................................................................7
3.2.5. Tránh tiêu cực..............................................................................7
3.2.6. Trưởng nhóm vững vàng.............................................................8
3.2.7. Phân cơng cơng việc hiệu quả và rõ ràng về trách nhiệm...........8
3.2.8. Gương mẫu và tự kiểm tra, đốc thúc công việc..........................9
IV. ĐÁNH GIÁ CỦA TÁC GIẢ..............................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................11

i


I. BỐI CẢNH TÁC ĐỘNG
Cùng với việc đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, kiểm tra
đánh giá... một khâu quan trọng trong q trình đổi mới căn bản tồn diện
Giáo dục- Đào tạo là chú trọng đổi mới quản lý, quản trị trường học. Trong
bối cảnh này, vai trò của hiệu trưởng thực sự quan trọng khi xu hướng phân
cấp quản lý, tăng cường quyền tự chủ của nhà trường trong thực hiện kế
hoạch giáo dục được đẩy mạnh.
Với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục- Đào tạo, hội nhập
quốc tế, đặt ra cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi hiệu trưởng phải đổi mới tư
duy, cơ chế và phương thức quản lý. Nếu không thực hiện điều đó, nhà trường
sẽ trì trệ, tụt hậu, không đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Do vậy, hiệu
trưởng phải nắm vững lý luận quản lý giáo dục hiện đại và vận dụng sáng tạo
vào hoạt động quản lý, lãnh đạo nhà trường nhằm đào tạo những học sinh tự
chủ, năng động, sáng tạo, dám dấn thân, chấp nhận thử thách, biết hợp tác,

biết chia sẻ, thích ứng với mơi trường làm việc đa văn hóa, đáp ứng yêu cầu
phát triển đất nước trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội
nhập quốc tế.
Cùng với đó, trong giai đoạn hiện nay, xu hướng làm việc nhóm đang
được khuyến khích ở hầu hết các lĩnh vực, xuất phát từ quan niệm “trí tuệ tập
thể bao giờ cũng sáng suốt hơn trí tuệ của mỗi cá nhân”. Người ta coi các
nhóm làm việc là nhân tố cơ bản tạo nên hiệu quả của vốn nhân lực trong một
tổ chức. Nhưng làm thế nào để có kỹ năng làm việc nhóm thành thục nhằm
phát huy triệt để khả năng của mỗi cá nhân và sự phối hợp khi hoạt động trên
mọi phương diện? Đó chính là vấn đề đặt ra đối với chuyên đề này.

1


II. LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG
2.1. Một số khái niệm cơ bản về lãnh đạo nhà trường
Lãnh đạo là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh
đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ
chức. Lãnh đạo là quá trình sử dụng và phối hợp hoạt động của các cá nhân
trong tổ chức bằng cách gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay
nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là một trong
những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ chức - nhân sự.
Trường học là một tổ chức, ở đó tiến hành q trình dạy học. Hoạt
động đặc trưng của trường học là hoạt động dạy học. Hoạt động dạy học là
hoạt động có tổ chức, có nội dung, có phương pháp và phương tiện, có mục
đích, có sự lãnh đạo của nhà GD, có sự hoạt động tích cực, tự giác của người
học.
Như vậy, quản lý nhà trường chính là quản lý giáo dục nhưng trong
một phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nền tảng, đó là nhà trường.
quản lý nhà trường về cơ bản khác với quản lý các lĩnh vực khác.

Những tác động của chủ thể quản lý là những tác động của công tác tổ
chức sư phạm đến đối tượng quản lý nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo dục của
nhà trường. Đó là hệ thống tác động có phương hướng, có mục đích, có mối
quan hệ qua lại lẫn nhau.
Quản lý nhà trường phải vận dụng tất cả các nguyên lý chung của quản
lý giáo dục để đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo mục tiêu đào tạo.
Quản lý nhà trường là phải quản lý toàn diện nhằm phát triển và hoàn
thiện nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả, do vậy
muốn thực hiện có hiệu quả cơng tác quản lý giáo dục phải xem xét đến
những điều kiện đặc thù của mỗi nhà trường, phải chú trọng thực hiện việc cải

2


tiến công tác quản lý giáo dục đối với nhà trường, nền tảng của hệ thống giáo
dục quốc dân.
2.2. Những kỹ năng và phẩm chất của lãnh đạo cơ sở giáo dục để đáp ứng
được yêu cầu của cải cách giáo dục
2.2.1. Một số kỹ năng
Kỹ năng lãnh đạo
Đây là một kỹ năng không thể thiếu của một nhà lãnh đạo nhà trường.
Lãnh đạo giỏi được thử thách qua sự thành công trong việc thay đổi hệ thống
và con người. Thuật ngữ “lãnh đạo” đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn
khi nhắc đến vai trò của người quản lý vì chức năng của lãnh đạo là xử lý thay
đổi. Người quản lý cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và
con người một cách năng động. Nhà lãnh đạo giỏi phải là người thúc đẩy quá
trình quyết định một vấn đề và trao cho nhân viên của họ quyết định vấn đề
đó.
Kỹ năng lập kế hoạch
Nhà lãnh đạo giáo dục là người ra quyết định và toàn bộ bộ máy nhà

trường sẽ hành động theo quyết định đó. Nghĩa là quyết định của nhà quản lý
ảnh hưởng rất lớn tới kết quả giáo dục. Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa
đến những hậu quả khó lường.Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để
đảm bảo cho nhà quản lý có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn
bộ giáo viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Khi kế hoạch được
hoàn thành, nhà quản lý phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho cấp trên và
cấp dưới để tham khảo ý kiến. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, người
quản lý sẽ cần đến những công cụ giải quyết vấn đề và khi cần thiết, phải ra
và thực thi các quyết định trong quyền hạn của mình.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Quá trình giải quyết vần đề có thể được tiến hành qua các bước sau:
nhận diện vấn đề, tìm nguyên cớ của vấn đề, phân loại vấn đề, tìm giải pháp
3


và lựa chọn giải pháp tối ưu. Một nhà quản lý giỏi sẽ tiến hành quá trình này
một cách khoé léo và hiệu quả.
Kỹ năng giao tiếp tốt
Càng ngày người ta càng nhận ra sức mạnh của các mối quan hệ, cái
mà có được từ một kỹ năng giao tiếp tốt. Lãnh đạo trường học phải thành thạo
giao tiếp bằng văn nói và cả văn viết. Cần phải biết cách gây ấn tượng bằng
giọng nói, ngơn ngữ cơ thể, đơi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục.
Các bản hợp đồng ngày nay có được phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thương
thuyết. Khả năng giao tiếp tốt cũng phát huy tác dụng trong quản lý nhân sự.
2.2.2. Phẩm chất
Lãnh đạo nhà trường là người có quyền lực nhất trong trường học. Sự
lãnh đạo của họ tạo nên môi trường cho nhân viên và sinh viên làm việc,
những gì họ làm tạo nên văn hóa của một trường học. Nếu một ngôi trường
được dẫn dắt bởi một hiệu trưởng tốt sẽ tạo nên những giá trị cho cộng đồng
giáo viên và học sinh. Dưới đây là mười phẩm chất quan trọng mà một nhà

lãnh đạo cơ sở giáo dục cần có:
Hiểu được vai trị lãnh đạo. Hiểu rằng cơng việc của họ là giúp giáo
viên, nhân viên nhà trường và học sinh làm việc hiệu quả hơn.
Mang lại những điều tốt nhất cho mọi người. Những hiệu trưởng như
vậy sẽ khơng phải đối phó với những điều tồi tệ do người khác gây ra.
Là những người có tư duy độc lập. Các hiệu trưởng tốt luôn thể hiện
các nguyên tắc của họ trước các cấp quản lí, nhân viên, giáo viên hoặc cha mẹ
học sinh.
Hiệu trưởng có thể kiểm sốt được hầu hết mọi cơng việc trong trường.
Những hiệu trưởng tốt có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực như công
nghệ, giảng dạy, nghiên cứu và xã hội.
4


Là những người có khả năng xây dựng mối quan hệ. Họ được chào đón
trong các hoạt động bởi vì họ được xem như là một đồng đội chứ không phải
là một kẻ thù.
Đối xử với học sinh như họ đối xử với con cái của họ. Họ là những
người biết cách hỗ trợ và có trách nhiệm giúp những đứa trẻ thành cơng.
Ln kì vọng cao ở cơng việc giảng dạy, và biết cách ươm mầm và
động viên để có được nó. Họ khơng chấp nhận sự dễ dãi, hời hợt và cẩu thả.
Đặt ra rất nhiều câu hỏi, và luôn suy ngẫm về những câu trả lời. Họ là
những người có năng lực lắng nghe tuyệt vời.
Biết cách rút kinh nghiệm từ những sai lầm và không để những sai lầm
lặp lại.
Là người có lịng tốt, bao dung và luôn tôn trọng sự chuyên nghiệp.
III. KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
3.1. Tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm
3.1.1. Khái niệm làm việc nhóm
Làm việc nhóm là làm việc cùng nhau để đạt được một mục tiêu nhất

định. Giáo sư Leigh Thompson của Trường Quản lý Kellogg định nghĩa về
nhóm: “Nhóm (Group) là một nhóm người phụ thuộc lẫn nhau về thông tin,
nguồn lực, kiến thức và kỹ năng. Họ tìm cách kết hợp những nỗi lực của nhau
để đạt được mục tiêu chung” Như vậy, làm việc nhóm là một số người tập
hợp lại với nhau, làm việc cùng nhau, tương tác qua lại, hỗ trợ lẫn nhau, phân
công công việc rõ ràng, cùng tuân theo một quy tắc để đạt mục tiêu cơng việc
nhóm được giao.

5


3.1.2. Vai trị của kỹ năng làm việc nhóm
Điều đầu tiên khi nói tới khi nhắc tới vai trị của kỹ năng làm việc
nhóm đó là giúp giảm áp lực cho mỗi thành viên trong nhóm, giúp họ có cảm
giác thoải mái, không bị căng thẳng như khi phải làm việc một mình.
Làm việc theo nhóm sẽ tập trung được khả năng của nhiều người, giúp
họ bổ sung các khiếm khuyết cho nhau để hồn thành cơng việc tốt hơn.
Làm việc nhóm cịn có nghĩa là cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ
lẫn nhau để phát huy tốt nhất tiềm năng của từng người. Sự phối hợp ăn ý
giữa các thành viên sẽ tạo ra được nhiều giá trị hơn so với việc tận dụng sức
mạnh của từng người riêng lẻ mà thiếu đi sự liên kết.
Một trong những lợi ích của làm việc nhóm lớn nhất mà ta khơng thể
khơng nhắc tới đó là nguồn cảm hứng và các ý tưởng sáng tạo được tạo ra từ
kết quả của các cuộc thảo luận nhóm. Từ đó cho thấy, tầm quan trọng của kỹ
năng làm việc nhóm thể hiện rất rõ ràng. Khi một ý tưởng hay được đưa ra từ
một người thì đó vẫn là một viên ngọc thơ mang đậm tính cá nhân. Nhưng
nếu có sự hợp tác của các thành viên còn lại cùng nhau mài giũa, góp ý, chỉnh
sửa thì kết quả cuối cùng mới là một viên ngọc sáng thật sự.
3.2. Những yếu tố cần thiết để làm việc nhóm hiệu quả.
3.2.1. Xác định được mục tiêu chung

Trước khi bắt tay vào công việc, các thành viên trong nhóm cần phải
xác định được mục tiêu chung cần hướng đến khi làm việc nhóm lần này là
gì. Mỗi thành viên đều là những cá thể riêng biệt, vì vậy nếu khơng thống
nhất được mục tiêu chung thì mỗi người sẽ làm theo ý kiến của mình và quên
việc phải cùng nhau đạt được hiệu quả trong công việc chung.
Thống nhất và cam kết chỉ hướng đến một mục tiêu, nhóm làm sẽ định
hình và xây dựng được các kế hoạch nhóm, vạch ra được sứ mệnh và những
mục đích cần đạt được. Khi tất cả cùng kỳ vọng về một mục tiêu, một công
6


việc và có trách nhiệm với cơng việc đó thì làm việc nhóm hiệu quả là điều
rất dễ dàng.
3.2.2. Tăng cường giao tiếp giữa các thành viên
Nhiều nhóm có hoạt động hiệu quả khơng chỉ vì họ có sự thống nhất
hay kỹ năng làm việc tốt, mà quan trọng hơn hết là giữa các thành viên có sự
liên kết với nhau. Khi cùng làm việc nhóm, các thành viên nên năng nổ giao
tiếp và trao đổi thông tin với nhau.
Việc giao tiếp giữa các thành viên nhóm là một quá trình mang tính hai
chiều, vừa giúp các thành viên hiểu nhau hơn, đồng thời cũng phát hiện được
các vấn đề mới nảy sinh và cùng bàn bạc cách giải quyết nhanh chóng.
Các thành viên nên giao tiếp cởi mở và trung thực với nhau, nên đặt
những câu hỏi để làm rõ thêm ý kiến, tránh khơi chuyện để tìm cách phản bác
hay trù dập đồng nghiệp. Tạo môi trường làm việc nhóm được tự do bày tỏ
suy nghĩ và ý kiến để mọi người cùng nắm rõ hoạt động đang diễn ra của
nhóm và đóng góp thêm vào cơng việc chung để đẩy mạnh hiệu quả.
3.2.3. Tin tưởng và tôn trọng
Trong làm việc nhóm, sự tin tưởng là yếu tố quan trọng để thúc đẩy
mối quan hệ khăng khít giữa các thành viên. Mơi trường làm việc nhóm hiệu
quả có nghĩa là tất cả các thành viên đều có thể thoải mái chia sẻ những thông

tin, ý kiến hay những kỹ năng bí mật mà chỉ có bản thân có. Từ đó, tạo nên
cái riêng và nét đặc biệt trong công việc chung.
Việc tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhau cũng giúp các thành viên
nhanh chóng gắn kết và tin tưởng nhau, giảm thiểu xung đột và đảm bảo cho
hoạt động nhóm được sn sẻ.
3.2.4. Gắn kết
Các thành viên nhóm cần làm việc dựa trên nền tảng chung, nên việc
gắn kết thành một đơn vị thống nhất là rất quan trọng. Khi làm việc nhóm,
7


cần tăng cường những buổi họp mặt, giao lưu cả về cơng việc lẫn cuộc sống
bên ngồi để các thành viên có khơng gian gắn kết và hiểu nhau hơn.
3.2.5. Tránh tiêu cực
Khi đã làm việc nhóm, nên tránh những hiềm khích, cảm xúc tiêu cực
cá nhân trước đó. Khơng nên tạo những cuộc thảo luận không lành mạnh, chỉ
để nói xấu về một thành viên nào đó. Các thành viên nên tích cực trao đổi với
nhau về những ý kiến cá nhân. Không nên đổ lỗi hay dùng từ chỉ trích q
mạnh đối với một cá nhân nào đó.
3.2.6. Trưởng nhóm vững vàng
Tốc độ của trưởng nhóm là tốc độ của cả nhóm. Làm việc nhóm hiệu
quả khi người trưởng nhóm là người dẫn đầu xuất sắc. Người trưởng nhóm
phải là người hi sinh nhiều nhất, đóng góp cả công việc lẫn kỹ năng để liên
kết các thành viên nhóm và là tấm gương cho cả nhóm.
Một người trưởng nhóm giỏi phải thống nhất được ý kiến của tất cả các
thành viên, đặt ra mục tiêu chung cho cả nhóm và yêu cầu được tất cả các
thành viên tuân thủ theo nguyên tắc nhóm đã đặt ra. Riêng người trưởng
nhóm cũng phải có tính cách kiên định và quyết tâm, khơng được dễ dàng
lung lay ý chí vì những tác động bên ngoài và phải nhanh nhạy để giúp nhóm
có những thay đổi kịp thời với xu hướng.

3.2.7. Phân công công việc hiệu quả và rõ ràng về trách nhiệm
Việc phân công công việc luôn là phần dễ xảy ra nhiều vấn đề nhất khi
làm việc nhóm. Mỗi nhóm đều được cấu thành nên từ nhiều cá nhân, việc
không phân công việc rõ ràng khiến cho các cá nhân khơng nắm rõ được mình
cần phải làm những gì, dẫn đến hiện tượng chồng chéo công việc này mà
công việc khác lại không ai lo.
Phân công công việc đúng khả năng và trách nhiệm của từng người
cũng là một kỹ năng mà người trưởng nhóm phải vơ cùng nhạy bén. Mỗi cá
8


nhân đều có một điểm mạnh riêng. Người trưởng nhóm cần phát huy được
điểm mạnh đó vào cơng việc chung của nhóm để tận dụng được nhân lực và
làm việc nhóm hiệu quả.
3.2.8. Gương mẫu và tự kiểm tra, đốc thúc cơng việc
Người trưởng nhóm và các thành viên đều cần phải tự gương mẫu và có
trách nhiệm với cơng việc được giao. Khi một thành viên gương mẫu hoàn
thành cơng việc của mình, các thành viên khác cũng sẽ phải nhìn vào đó và tự
đốc thúc bản thân.
Cùng với gương mẫu, người trưởng nhóm cũng phải thường xuyên tiến
hành kiểm tra để đảm bảo tiến độ công việc của các thành viên. Trong quá
trình kiểm tra, nếu phát hiện ra lỗi hoặc khúc mắc ở bất kì thành viên nào đều
có thể nhanh chóng đề ra trước cả nhóm để tìm cách giải quyết. Việc kiểm tra
cũng giúp trưởng nhóm cải tiến các quy trình, hoạt động thực tiễn và tương
tác nhóm liên tục để nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm.

9


IV. ĐÁNH GIÁ CỦA TÁC GIẢ

Khi triển khai chủ trương đổi mới giáo dục, đặc biệt là khi triển khai
thực hiện Chương trình GDPT 2018, ban lãnh đạo nhà trường đóng vai trị vơ
cùng quan trọng, vì mọi đường lối, chính sách, đổi mới cuối cùng sẽ phải
được thực hiện ở nhà trường. Trong đó, hiệu trưởng có trách nhiệm xây dựng
kế hoạch giáo dục để cụ thể hóa các mục tiêu đổi mới sao cho phù hợp với
điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, khả năng tiếp thu của học sinh.
Tóm lại, hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tồn diện từ khâu xác định
tầm nhìn, mục tiêu phấn đấu của đơn vị, đến xây dựng kế hoạch và huy động
các nguồn lực để thực hiện kế hoạch nhằm đạt mục tiêu đã định; giống như
người thuyền trưởng xác định hướng đi của con tàu và chỉ huy dàn thủy thủ
điều khiển con tàu đi đến mục tiêu đã định.
Để thực hiện vai trò người cầm lái, hiệu trưởng là người tiên phong với
sứ mạng và những phẩm chất nổi bật. Trước hết, hiệu trưởng phải đặt ra các
chiến lược, kết hợp cả lãnh đạo và tầm nhìn. Giúp cán bộ, giáo viên, người
lao động, kể cả học sinh làm việc dựa trên quy trình để đạt được các chỉ tiêu
giáo dục tốt nhất cho nhà trường. Lựa chọn làm những thứ được cho phép,
tránh những thứ không được phép làm để đạt mục tiêu dạy học và giáo dục
cao nhất. Hiệu trưởng phải có khả năng tổ chức và sử dụng thành thạo các
quy trình khi làm việc, có khả năng động viên, thúc đẩy, truyền cảm hứng cho
mọi người trong trường; nhạy cảm trước các quyết định đưa ra bị ảnh hưởng
bởi cộng đồng, phong tục địa phương, đặc điểm, đặc thù của nhà trường.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Michel Maginn: Thúc đẩy nhóm làm việc hiệu quả, NXB Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh, 2007.
2. Trần Thị Bích Nga, Phạm Ngọc Sáu, Nguyễn Thu Hà (biên dịch):
Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,

2006.
3. PGS.TS Vũ Hồng Ngân, Ths Trương Thị Nam Thắng: Xây dựng và
phát triển nhóm làm việc, NXB Phụ nữ, 2009.

11



×