Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Anh chị hãy nêu định nghĩa và đặc điểm của quản lý sự thay đổi trong nhà trường nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong giáo dục hiện nay là gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.53 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
---♦---♦---♦---

BÀI ĐÁNH GIÁ HẾT HỌC PHẦN/ THU HOẠCH CUỐI KHÓA
(Module: ……………………………………..)

Chương trình bồi dưỡng Nghiệp vụ Quản lý giáo dục

Họ tên:
Ngày sinh:
Nơi sinh:
Đơn vị công tác:
Anh/ chị hãy nêu định nghĩa và đặc điểm của quản lý sự thay đổi trong
nhà trường. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong giáo dục hiện nay là gì?
Hãy vận dụng lý thuyết về quản lý sự thay đổi vào một trong những
vấn đề thực tiễn nơi anh/chị cơng tác để phân tích và đưa ra các bước thực
hiện quản lý sự thay đổi.

Năm 2021


MỤC LỤC
I. Bối cảnh tác động.................................................................................1
II. Định nghĩa và đặc điểm của quản lý sự thay đổi trong nhà trường
...................................................................................................................2
2.1. Định nghĩa......................................................................................2
2.3. Đặc điểm của quản lý sự thay đổi trong nhà trường......................3
III. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong giáo dục.........................3
3.1. Nguyên nhân cần ứng dụng quan điểm “Quản lý sự thay đổi”
trong quản lý hoạt động dạy học ở trường............................................3


3.2. Mục tiêu quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm “Quản lý sự
thay đổi’.................................................................................................4
IV. Sự cấp thiết và định hướng đổi mới hoạt động dạy học trong nhà
trường.......................................................................................................6
4.1. Sự cấp thiết phải chỉ đạo đổi mới hoạt động dạy học trong nhà
trường trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong giai đoạn hiện nay.................6
4.1. Định hướng vận dụng “Quản lý sự thay đổi” trong giáo dục và
dạy học..................................................................................................7
4.3. Các giai đoạn quản lý sự thay đổi..................................................8
V. Vận dụng lý thuyết sự thay đổi trong chỉ đạo đổi mới hoạt động
dạy học trong nhà trường hướng đến thực hiện Chương trình giáo
dục tổng thể trên địa bàn tỉnh Lai Châu...............................................9
5.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về Chương trình tổng
thể..........................................................................................................9
5.2. Thực hiện đầy đủ các nội dung của quản lý sự thay đổi trong công
tác chỉ đạo đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường....................10
VI. Đánh giá của tác giả........................................................................12
i


TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................13

ii


I. Bối cảnh tác động
Trong xã hội hiện đại, giáo dục được xác định là nhân tố quan trọng đối
với sự phát triển, sự tiến bộ của xã hội. Bài học của nhiều quốc gia có bước
nhảy vọt trong sự phát triển kinh tế - xã hội là biết đầu tư và sử dụng thành
quả của giáo dục một cách đúng đắn.

Có nhiều yếu tố ảnh hướng đến sự phát triển của giáo dục, trong đó có
yếu tố quản lý. Quản lý trong giáo dục không chỉ loại trừ những yếu tố gây
cản trở và những yếu tố phản phát triển mà còn làm cho sức mạnh của các
nguồn lực giáo dục được nhân lên gấp bội. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu nhằm
hoàn thiện bộ máy và nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý
giáo dục ln được các quốc gia có nền giáo dục phát triển quan tâm.
Đảng và Nhà nước Việt Nam, trên cơ sở nhận thức về vai trò của giáo
dục trong sự tiến bộ xã hội đã xác định các quan điểm đúng đắn để định
hướng cho phát triển giáo dục của quốc gia. Những quan điểm đó là: Giáo
dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân; Giáo dục và đào
tạo là quốc sách hàng đầu; Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển;
Giáo dục vừa là động lực và là mục đích của sự phát triển.
Ở nước ta ngay từ đầu của nền giáo dục cách mạng Việt Nam, trong
Thư gửi học sinh nhân ngày khai Trường Bác Hồ viết“...Từ giờ phút này trở
đi, các cháu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam...làm phát
triển hoàn toàn năng lực sẵn có của các cháu”. Nội dung của bức thư là định
hướng cho sự phát triển phương pháp dạy học.
Theo đó, hàng loạt các chương trình hành động, các kế hoạch phát triển
giáo dục được triển khai. Trong các kế hoạch phát triển giáo dục, vấn đề đội
ngũ cán bộ quản lý giáo dục và công tác quản lý giáo dục luôn được quan tâm
thỏa đáng. Chỉ thị 40/CT-TW và Quyết định 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng

1


Chính phủ về “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ QLGD giai đoạn 2005-2010”; Nghị quyết 08/NQ-BCSĐ của Ban Cán sự
Đảng Bộ GD&ĐT về phát triển trường sư phạm và ngành sư phạm của địa
phương là một khẳng định cho nhận định trên. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ
XI đã khẳng định “ Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp

dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học, tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015
thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới”.
Như vậy, về phương diện lý luận và thực tiễn, vấn đề đổi mới phương
pháp quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đã được
khẳng định và triển khai trong sự nghiệp phát triển giáo dục ở nước ta.
II. Định nghĩa và đặc điểm của quản lý sự thay đổi trong nhà trường
2.1. Định nghĩa
Quản lý hoạt động dạy học là một hệ thống những tác động có mục
đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể Quản lý tới khách thể Quản lý
trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Quản lý HDDH là quá trình người HT hoạch định, tổ chức, điều khiển,
kiểm tra hoạt động dạy học của GV nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Trong
tồn bộ q trình Quản lý nhà trường thì Quản lý hoạt động dạy học của HT
là hoạt động cơ bản nhất, quan trọng nhất.
Như vậy, Quản lý hoạt động dạy học thực chất là quản lý quá trình
truyền thụ tri thức của đội ngũ GV và quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng,
kỹ xảo của HS; Quản lý các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương
tiện phục vụ hoạt động dạy học của cán bộ Quản lý nhà trường.
Quản lý sự thay đổi là một cách để tổ chức thích ứng được với sự thay
đổi. Theo Đặng Xuân Hải – Nguyễn Sỹ Thư thì “Quản lý sự thay đổi thực
chất là kế hoạch hóa, điều hành và chỉ đạo triển khai sự thay đổi để đạt được
mục tiêu đề ra cho sự thay đổi đó”. Trong đó:
2


-

Lãnh đạo để ln có được sự thay đổi và phát triển bền vững.

-


Quản lý để các hoạt động có sự ổn định nhằm đạt tới mục tiêu.

2.3. Đặc điểm của quản lý sự thay đổi trong nhà trường
Theo tác giả Đặng Xuân Hải – Nguyễn Sỹ Thư quản lý HĐDH theo
quan điểm “Quản lý sự thay đổi” cần chú ý:
Xác định rõ và làm mọi thành viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của sự
thay đổi. Xây dựng được lòng tin ở mọi người, để mọi người làm chủ sự thay
đổi. Hiệu trưởng và những người lãnh đạo phải thay đổi bản thân trước khi
yêu cầu người khác thay đổi.
Thực hiện đúng mục tiêu và các giai đoạn quản lý sự thay đổi. Thay đổi
phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và khả năng quản lý của nhà quản lí và
tố chức, đảm bảo “cân bằng động” trong thực hiện sự thay đổi.
Thay đổi phải đảm bảo tính kế thừa và phát triển: coi trọng các kinh
nghiệm “lịch sử để lại”.
III. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong giáo dục
3.1. Nguyên nhân cần ứng dụng quan điểm “Quản lý sự thay đổi” trong quản
lý hoạt động dạy học ở trường
Trong đổi mới giáo dục hiện nay, với các yêu cầu chuyển dịch từ việc
dạy học làm trung tâm sang học tập làm trung tâm có thể tạo ra một mơi
trường học tập mang tính tương tác, chủ động cho cả GV và HS. Vai trò của
GV sẽ thay đổi từ người truyền thụ kiến thức thành người trợ giúp, hướng dẫn
và cũng là người học cùng với HS.
Theo Nghị quyết số 29/NQ-TW, Hội nghị trung ương lần thứ 8 khóa
XI, Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành Kế hoạch
hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính
phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW:
3



- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo đẩy mạnh đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng phát triển năng lực cá nhân của người học, áp dụng các
phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, chú trọng rèn luyện phương pháp tự
học; tăng cường các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến
thức vào thực tế - Chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo đổi mới mục tiêu, nội
dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo đáp
ứng yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất người học. Triển khai đổi mới
phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá người học ngay trong quá trình và kết quả
từng giai đoạn giáo dục, đào tạo nhằm kịp thời điều chỉnh, nâng cao hiệu quả
hoạt động dạy và học ở các cấp học và trình độ đào tạo.
Những yêu cầu đổi mới rất nhiều và cao nên việc thực hiện là một quá
trình phức tạp. Sự chuyển đổi này tác động đến việc triển khai các hoạt động
quản lý hoạt động dạy của người dạy, quản lí hoạt động học của người học.
Khi người quản lý triển khai việc lập kế hoạch: chuẩn bị, tổ chức, đánh giá và
điều chỉnh HĐDH trong bối cảnh đổi mới giáo dục cần phải quan tâm thích
đáng đến sự thay đổi vai trị GV và HS trong q trình dạy học để phát huy
được các yếu tố quản lý tích cực, góp phần hiện thực hố được vai trị quản lý
trong việc triển khai quá trình dạy và học hiện nay ở nhà trường. Trong QL sự
thay đổi, các thông tin để điều chỉnh rất quan trọng. Thông tin phản hồi của
người học về hoạt động dạy của GV thơng qua phiếu hỏi, hịm thư góp ý,
đánh giá của tổ trưởng chuyên môn, của đồng nghiệp qua các giờ dự và kết
quả học tập của HS là một yếu tố trọng yếu. Đây chính là các minh chứng của
kết quả HĐDH và căn cứ để điều chỉnh/nâng cao hiệu quả của quản lí hoạt
động dạy học.
3.2. Mục tiêu quản lý hoạt động dạy học theo quan điểm “Quản lý sự thay
đổi’
Mục tiêu quản lý HĐDH theo quan điểm “quản lý sự thay đổi” là việc
xác định trạng thái hiện hành và mô tả trạng thái mong đợi của việc quản lý
4



HĐDH; xác định khoảng cách giữa hai trạng thái đó để xây dựng lộ trình thực
hiện quản lý sự chuyển đổi từ trạng thái hiện hành tới trạng thái mong đợi.
Cần lưu ý rằng, khoảng cách giữa hai trạng thái càng xa thì lộ trình thực hiện
sự thay đổi càng dài và dẫn đến việc thực hiện sự thay đổi càng khó khăn.
Quản lý HĐDH theo quan điểm “quản lý sự thay đổi” sẽ diễn ra theo
bốn giai đoạn (sẽ trình bày ở phần Nội dung quản lý HĐDH theo quan điểm
“quản lý sự thay đổi”). Có thể tóm tắt, mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn
trong quá trình đó như sau:
Mục tiêu của giai đoạn đầu của quản lý sự thay đổi quản lý HĐDH là
chuẩn bị tốt cho thay đổi, là “phá vỡ sức ỳ” (làm cho GV thay đổi thói quen
tư duy theo lối mịn sang tư duy đổi mới là đổi mới cách dạy, đổi mới KTĐG,
…để thực hiện nhiệm vụ đổi mới GD hiện nay) và thay đổi dần thói quen
khơng phù hợp với yêu cầu đặt ra cho sự thay đổi quản lý HĐDH mà người
quản lý dự định tiến hành và chuẩn bị các điều kiện tối thiểu cho sự
thay đổi quản lý HĐDH.
Tiếp đến giai đoạn hai có mục tiêu là làm cho mọi người hiểu nội
dung và mục đích của sự thay đổi quản lý HĐDH. Sau đó giai đoạn ba với
mục tiêu là thống nhất cách làm và cách thức nhận diện sự thay đổi quản lý
HĐDH diễn ra theo đúng mong muốn của người quản lý và chỉ đạo quyết liệt
để thực hiện các cam kết đã đạt được.
Mục tiêu của giai đoạn cuối là cái đích của sự thay đổi, là đánh
giá đúng những “thay đổi” tích cực đã được thực hiện so mới mục tiêu dự
kiến đặt ra cho “sự thay đổi”. Mục tiêu cuối cùng là duy trì được những mặt
tích cực đã đạt được của sự thay đổi quản lý HĐDH hay duy trì cho được sự
thay đổi quản lý HĐDH đã diễn ra tiếp tục bền vững.

5



IV. Sự cấp thiết và định hướng đổi mới hoạt động dạy học trong nhà
trường
4.1. Sự cấp thiết phải chỉ đạo đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường
trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong giai đoạn hiện nay
Tỉnh Lai Châu có một hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh, đầy đủ
các ngành học, bậc học, cấp học (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo
dục chuyên nghiệp và dạy nghề, giáo dục đại học, giáo dục thường xun). Số
trường phổ thơng trong tồn tỉnh hiện có 561 trường (307 trường tiểu học,
208 trường trung học cơ sở, 46 trường trung học phổ thơng; trong đó, có 17
trường phổ thông dân tộc nội trú, 23 trường phổ thông dân tộc bán trú). Nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, nâng cao chất lượng giảng
dạy ở các cấp học, bậc học, hướng tới hoàn thiện hệ thống giáo dục của tỉnh là
một trong những mục tiêu mà ngành Giáo dục và Đào tạo Lai Châu luôn
hướng đến. Trong những năm học vừa qua, công tác quản lý hoạt động dạy
học trong các nhà trường trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được lãnh đạo các nhà
trường chú trọng đầu tư. Đa số các nhà trường đều quán triệt yêu cầu và nội
dung đổi mới tổ chức hoạt động dạy học trong nhà trường bao gồm đổi mới
hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh; xây dựng kế
hoạch dạy học và phân phối chương trình mới phù hợp với đối tượng học sinh
và điều kiện của nhà trường; điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tích
hợp, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, đảm bảo
chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học; tổ chức các hình thức
dạy học phù hợp. Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên và
triển khai các đợt tập huấn được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ.
Tuy nhiên, nhận thức của một số cán bộ quản lý và giáo viên về những
chủ trương đổi mới trong công tác quản lý, dạy học ở một số trường còn hạn
chế. Số lượng học sinh phát triển mạnh, trong khi số lượng trường lớp, trang
thiết bị dạy học không thể ngày một ngày hai đáp ứng kịp thời. Công tác chỉ
6



đạo đổi mới hoạt động dạy học trong một số nhà trường chưa được chú trọng
đúng mức dẫn đến chất lượng giáo dục cịn có sự chênh lệch giữa các địa
phương trong tỉnh. Việc đổi mới hoạt động dạy học diễn ra trong môi trường
tương tác giữa người dạy và người học mà ít có sự tham gia của người quản
lý và các giáo viên khác nên chất lượng của việc đổi mới phụ thuộc rất lớn
vào sự nỗ lực của chính giáo viên và học sinh.
Trong bối cảnh giáo dục nước ta đang có những thay đổi như hiện nay,
nâng cao chất lượng dạy học vẫn là yêu cầu, nhiệm vụ cao nhất mà ngành
giáo dục và đào tạo nói chung và ngành giáo dục Lai Châu nói riêng cần phải
đạt tới. Dự thảo Chương trình giáo dục tổng thể đã xác định nhiều “cái mới”
về hoạt động dạy học trong các nhà trường trong thời gian sắp đến. Do đó,
cơng tác quản lý hoạt động dạy học trong các nhà trường cũng cần được quan
tâm, nhất là việc đổi mới cơ chế quản lý nhà trường theo hướng dân chủ hoá,
xã hội hoá, nhà trường được tự chủ, được giám sát và chịu trách nhiệm giải
trình. Khi quản lý, chỉ đạo đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường trên
địa bàn tỉnh Lai Châu nhất thiết phải vận dụng các kiến thức của quản lý sự
thay đổi.
4.1. Định hướng vận dụng “Quản lý sự thay đổi” trong giáo dục và dạy học
Trước tiên, cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, chuẩn bị tốt
tâm thế và các điều kiện cần thiết để giáo viên thực hiện đổi mới trong dạy
học
Tuyên truyền để giáo viên và nhân viên của nhà trường hiểu rõ về chủ
trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hố, hiện đại hố trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của Đảng và nhà nước.
Tổ chức quán triệt sâu rộng trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về
tầm quan trọng và sự cần thiết của đổi mới hoạt động dạy học trong nhà
7



trường trong giai đoạn hiện nay khi mà các nhà trường đang chuẩn bị thực
hiện lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng.
Phổ biến các văn bản liên quan đến định hướng đổi mới giáo dục cho
tập thể giáo viên, nhân viên của nhà trường. Phân tích những điểm mới liên
quan đến hoạt động dạy học trong nhà trường và những nội dung mà chương
trình mới kế thừa từ chương trình hiện tại để giáo viên hiểu rõ.
Trưng cầu ý kiến đóng góp và tổ chức cho tập thể giáo viên được thảo
luận về những điểm mới trong chương trình tổng thể để từ đó giáo viên lập kế
hoạch thay đổi cho bản thân hướng tới việc thực hiện đổi mới, hoàn thiện nền
giáo dục.
4.3. Các giai đoạn quản lý sự thay đổi
a. Giai đoạn 1. Nhận diện trạng thái hiện hành của nhà trường bao gồm:
Nhận diện vấn đề mà nhà trường đang phải đối mặt và yêu cầu của sự
thay đổi.
Xác định điểm “tối” hay cụ thể hơn là “những cái phải thay đổi”. Chỉ
cho được đặc điểm hạn chế của vấn đề phải thay đổi.
Phân tích trạng thái của nhà trường khi đón nhận sự thay đổi: sự sẵn
sàng, sự phản ứng. Chọn vấn đề tác động lớn nhất và các cơ hội thật sự đang
có.
b. Giai đoạn 2: Mơ tả trạng thái mong đợi của nhà trường, bao gồm:
Chỉ rõ những mong đợi, những “nội dung của trạng thái tương lai” khi
đã thực hiện được sự thay đổi: liệt kê các kết quả mong đợi (liên quan trực
tiếp đến nội dung vấn đề định thay đổi), thống nhất những kết quả có khả
năng đạt được.
Mơ tả đặc điểm của trạng thái “quá độ” hay kết quả của một số giai
đoạn chính nếu trong lộ trình tối ưu đi tới đích phải trải qua thời kì quá độ.
8



Đạt được sự cam kết từ những người liên quan sẽ phát huy tác dụng
tích cực của “cái mới” đã đạt được để duy trì sự bền vững của các kết quả do
thay đổi mang lại.
c. Giai đoạn З: Xây dựng kế hoạch hành động tiến tới trạng thái mong đợi,
bao gồm:
Phân tích bối cảnh, nguồn lực, lựa chọn lộ trình tối ưu đi đến đích với
các điều kiện, nguồn lực cụ thể.
Thống nhất lộ trình thay đổi và đề nghị cam kết từ những người liên
quan đến nội dung thực hiện lộ trình đã thống nhất.
Chọn bước đi cụ thể, thích hợp để đạt được kết quả đó phù hợp với các
giai đoạn của sự thay đổi với các lưu ý và rào cản hiện hữu (giai đoạn chuẩn
bị - giai đoạn thực hiện - giai đoạn đánh giá, điều chỉnh và phát huy tác dụng
của cái mới đã đạt được).
Các giai đoạn trên có thể được mơ tả bằng sơ đồ sau:
Trạng thái mong muốn
Trạng thái đạt được sau khi
thực hiện được sự thay đổi, “cái
mới “ đã định hình
Khoảng cách
tồn tại

Lơ trình – Kế hoạch
hành động
“Quản lý sự chuyển đổi”
Trạng thái hiện hành
Chứa các yếu tố cần phải thay
đổi để tổ chức phát triển bền
vững

9



V. Vận dụng lý thuyết sự thay đổi trong chỉ đạo đổi mới hoạt động dạy
học trong nhà trường hướng đến thực hiện Chương trình giáo dục tổng
thể trên địa bàn tỉnh Lai Châu
5.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về Chương trình tổng thể
Tuyên truyền để giáo viên và nhân viên của nhà trường hiểu rõ về chủ
trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của Đảng và nhà nước.
Tổ chức quán triệt sâu rộng trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về
tầm quan trọng và sự cần thiết của đổi mới hoạt động dạy học trong nhà
trường trong giai đoạn hiện nay khi mà các nhà trường đang chuẩn bị thực
hiện lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng.
Phổ biến các văn bản liên quan đến Chương trình giáo dục tổng thể cho
tập thể giáo viên, nhân viên của nhà trường. Phân tích những điểm mới liên
quan đến hoạt động dạy học trong nhà trường và những nội dung mà chương
trình mới kế thừa từ chương trình hiện tại để giáo viên hiểu rõ.
Trưng cầu ý kiến đóng góp và tổ chức cho tập thể giáo viên được thảo
luận về những điểm mới trong chương trình tổng thể để từ đó giáo viên lập kế
hoạch thay đổi cho bản thân hướng tới việc thực hiện chương trình tổng thể từ
năm 2018.
5.2. Thực hiện đầy đủ các nội dung của quản lý sự thay đổi trong công tác chỉ
đạo đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường
Bước 1: Chuẩn bị cho sự thay đổi
Phân tích tình hình nhà trường để xác định rõ những điểm mạnh, điểm
yếu, thời cơ và thách thức đối với việc đổi mới hoạt động dạy học trong nhà
trường. Đối chiếu với những yêu cầu đổi mới hoạt động dạy học trong

10



Chương trình tổng thể để nhận diện những thay đổi mà nhà trường cần hướng
đến.
Tìm hiểu số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên trong
trường; cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học; trạng thái của nhà trường và thói
quen, sức ỳ của giáo viên đối với hoạt động dạy học. Xác định những thuận
lợi, khó khăn khi triển khai chủ trương đổi mới nội dung và phương pháp dạy
học.
Tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của mọi người (kể cả học sinh và phụ
huynh học sinh) về mong muốn thay đổi một cách nghiêm túc và thấu hiểu.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch thay đổi
Xây dựng kế hoạch dạy học cho nhà trường một cách linh hoạt, mềm
dẻo mà vẫn đảm bảo đúng yêu cầu của chương trình.
Xác định rõ các mục tiêu đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường
hướng đến thực hiện Chương trình tổng thể vào năm 2018.
Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đổi mới hoạt động dạy học nên
được thực hiện theo phương án đổi mới dần dần, thực hiện từ từ, có trọng
tâm, trọng điểm.
Phát huy vai trị của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng chun mơn và các
chun gia trong quá trình chỉ đạo đổi mới hoạt động dạy học trong nhà
trường.
Xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm thực hiện đổi mới hoạt động
dạy học và lộ trình để thực hiện các giải pháp.
Bước 3: Tổ chức thực hiện thay đổi
Tìm các yếu tố khích lệ, hỗ trợ sự thay đổi: Tìm điển hình nhiệt tình
tham gia đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động dạy học trong
trường để khích lệ phong trào. Tạo điều kiện cho giáo viên có thành tích tốt,
11



hay tâm huyết với việc tìm hiểu việc đổi mới phương pháp dạy học đi tham
quan học tập tại một số trường điểm; cử giáo viên đi tập huấn theo chương
trình của các dự án.
Hướng dẫn, chỉ đạo sát sao, yêu cầu cụ thể đối với từng giáo viên tham
gia vào việc đổi mới hoạt động dạy học hướng đến việc thực hiện chương
trình mới. Đánh giá kịp thời, khách quan mức độ thực hiện các nội dung và
chỉ tiêu đề ra cho từng hoạt động.
Cung cấp, hỗ trợ các điều kiện nguồn lực; động viên, khuyến khích tinh
thần, vật chất hay kết hợp cả hai; tạo điều kiện cho giáo viên triển khai, nhân
rộng điển hình, duy trì sự đổi mới.
Thực hiện hệ thống các giải pháp đã được xác định nhằm đổi mới các
hoạt động dạy và học trong nhà trường. Xây dựng các phong trào thi đua đổi
mới hoạt động dạy học trong nhà trường.
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện thay đổi và củng cố sự thay đổi
Đánh giá sự thay đổi nhận thức về vấn đề đổi mới hoạt động dạy học
trong nhà trường. Phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm để có thể kế hoạch hóa
đổi mới hoạt động dạy học trong những năm tiếp theo.
Chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện môi trường thuận lợi để giáo viên tiếp
tục đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường.
Việc đổi mới hoạt động dạy học được đưa vào kế hoạch hành động của
nhà trường, của các tổ chuyên môn và của mọi giáo viên.
VI. Đánh giá của tác giả
Sự thay đổi phản ánh sự tất yếu của đổi mới giáo dục và đào tạo trong
bối cảnh tồn cầu hóa nền kinh tế – xã hội, khoa học và công nghệ. Giáo dục
và đào tạo hiện nay đang phát triển theo hướng đảm bảo chất lượng, trường
học tự chủ và quản lý thay đổi. Từ việc phân tích những thách thức của quản
lý giáo dục trong bối cảnh phát triển, chúng tôi xác định một số vấn đề quản
12



lý thay đổi và đề xuất các giải pháp quản lý thay đổi để giúp các nhà quản lý
thay đổi nhận thức và đổi mới phương pháp quản lý theo hướng hiệu quả và
chất lượng. Từ khóa: quản lý giáo dục, quản lý sự thay đổi, đảm bảo chất
lượng, văn hóa nhà trường.
Mọi sự thay đổi trong một tổ chức phải được bắt đầu từ bộ máy vận
hành nó, tức là hoạt động quản lý. Quản lý sự thay đổi trong nhà trường liên
quan đến nhiều tổ chức và cá nhân trong một mối liên hệ phức tạp. Điều quan
trọng là những cá nhân, tổ chức này nhận thức được giá trị của sự thay đổi, sự
cần thiết phải thay đổi để có những hành động quản lý khơng bị trái chiều
nhau. Nhà trường vừa là một tổ chức xã hội vừa là cơ quan chuyên môn nên
sự sự thay đổi của nhà trường tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của con
người và xã hội. Quản lý sự thay đổi trong nhà trường muốn đạt được thành
công phải nằm trong hệ thống sự thay đổi của nền giáo dục, đồng thời những
yếu tố khác biệt ở mỗi cá nhân, đơn vị phải được phát huy. Việc trao quyền tự
chủ cho các nhà trường như là một sự giải thoát và tạo ra động lực cho quản
lý sự thay đổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và Đào tạo, Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thơng
tổng thể. Nguồn: />2. Dự án Srem (2009), Quản trị hiệu quả trường học, NXB Hà Nội.
3. Đặng Xuân Hải (2006), Vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong
đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí
Giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo số tháng 1/2005.
4. Tony Wanger and Robert Kegan (2011), Lãnh đạo sự thay đổi: Cẩm
nang cải tổ trường học (Trần Thị Ngân Tuyết dịch), NXB Trẻ.
1. Bộ giáo dục và Đào tạo, Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thơng
tổng thể. Nguồn: />13


2. Dự án Srem (2019), Quản trị hiệu quả trường học, NXB Hà Nội.

3. Đặng Xuân Hải (2016), Vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi trong
đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí
Giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo số tháng 1/2005.
4. Tony Wanger and Robert Kegan (2021), Lãnh đạo sự thay đổi: Cẩm
nang cải tổ trường học (Trần Thị Ngân Tuyết dịch), NXB Trẻ.

14



×