MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
1.
Mô tả tình huống................................................................................2
2.
Nguyên nhân......................................................................................5
2.1.
Nguyên nhân khách quan............................................................5
2.2.
Nguyên nhân chủ quan................................................................6
3.
Hậu quả..............................................................................................7
4.
Mục tiêu xử lý tình huống.................................................................8
5.
Các phương pháp xử lý tình huống...................................................8
5.1. Đào tạo thêm nghiệp vụ sư phạm...................................................8
5.2. Hưởng án treo.................................................................................8
5.3. Không đề nghị xét khen thưởng, thi đua trong năm học................9
5.4. Cho thôi việc..................................................................................9
6. Phương thức thực hiện..........................................................................9
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................11
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Từ xưa đến nay, nghề giáo luôn được xem là một nghề cao quý. Người
dạy học ln được xã hội kính trọng tơn vinh là những người thầy. Và để
xứng đáng với sự tôn vinh ấy, người làm nghề giáo bao giờ cũng là người có
đạo đức, giữ nếp sống thanh cao, tận tụy, suốt đời tồn tâm tồn ý cho việc
dạy dỗ học trị.
Phát huy truyền thống đó, nghị quyết Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ
XI của Đảng nhấn mạnh “Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ
giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt trong đổi mới căn bản,
toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại, xã hội hóa
và hội nhập quốc tế”Với quan điểm đổi mới thanh tra giáo dục, Đẩy mạnh
hoạt động thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành theo hướng tăng
cường phân cấp, đẩy mạnh công tác tự thanh tra, kiểm tra của cơ sở giáo dục.
Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, trong sự thay đổi kỳ diệu
của đất nước hơm nay có phần đóng góp khơng nhỏ của đội ngũ những thầy
cô giáo, với tư cách là những người đào tạo nên nguồn nhân lực trẻ cho sự
nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hóa. Rất tiếc trong khi đa số giáo viên vẫn
tiếp tục giữ vững và phát huy phẩm chất cao đẹp của người thầy thì cũng có
một bộ phận giáo viên suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống. Dư luận xã
hội đang hết sức bất bình đối với một bộ phận nhà giáo, cán bộ quản lý giáo
dục và nhân viên có biểu hiện thiếu gương mẫu, chưa tu dưỡng rèn luyện,
phấn đấu vươn lên, thậm chí cịn có những hành vi thơ bạo, xúc phạm đến
danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh, vi phạm Luật Giáo dục,
Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em Việt Nam. Các vụ việc làm tổn thương học
sinh đang “chảy” như vết dầu loang khiến dư luận lo lắng về sự “bình yên”
của con em mình mỗi khi đến trường. Xuất phát từ những lí do trên, tơi đã
chọn đề tài “Xử lý tình huống giáo
viên xúc phạm thân thể học sinh” làm đề tài tiểu luận tình huống cho chương
trình học lớp nghiệp vụ bồi dưỡng thanh tra. Để làm rõ hơn về mặt lý luận
cũng như thực tế, đơng thời tìm ra những phương hướng hợp lý nhằm giải
quyết vấn đề.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Mơ tả tình huống
Năm học 2019 - 2020, khơng chỉ trong phạm vi xã P, huyện A, Tỉnh L mà
dư luận trong cả nước đều rất bất bình về việc thầy Nguyễn Văn A giáo viên
dạy môn lịch sử tại Trường THCS X (huyện A, Tỉnh L) đã dùng tay, chân và
một thanh gỗ to đánh một học sinh lớp 8 phải nhập viện. Nguyên nhân là vì
học sinh này... thuộc bài mà không chịu phát biểu!
Theo lời tường trình của em Phạm Văn C, sinh năm 2006, trú tại Ấp D, xã
P, huyện A, là học sinh lớp 8A1 Trường THCS X. Chi tiết sự việc đó xảy ra
như sau: Trong giờ kiểm tra bài cũ 5 phút đầu giờ, vừa vào lớp, thầy giáo đặt
câu hỏi: “Nêu nguyên nhân, diễn biến, tính chất và ý nghĩa lịch sử của các
cuộc cách mạng tư sản Hà Lan giữa thế kỷ XVI?”. Nhìn ngang, nhìn dọc,
khơng một cánh tay giơ lên. Buộc thầy Nguyễn Văn A phải chỉ định. Phạm
Văn C ngồi ngay đầu bàn thứ hai nên rơi vào “tầm ngắm”. Những đứa trẻ
khác ở dưới nín thở nhưng trong bụng có vẻ như mở cờ, vì đã có bạn bị “tóm
tóc”.
Tất cả lớp hồi hộp. Đó dường như là khơng khí thường thấy trong giờ Lịch
sử của lớp 8A1 từ khi thầy A vào dạy bù cho cô B nghỉ hậu sản từ giữa năm
học. Không cần phải nhờ thầy nhắc lại câu hỏi như một số bạn khác, C trả lời
bài một cách trôi chảy, mạch lạc. Chứng tỏ giờ học trước em đã chú ý nghe
giảng, hiểu bài và về nhà có đọc thêm tài liệu thì mới trả lời vừa đúng vừa
trúng vừa sâu như vậy được.
Cả lớp thở phào nhẹ nhõm và đứa nào cũng chắc mẫm C hơm nay lĩnh 10
điểm trịn trịa là chắc. Ai dè...Sắc mặt thầy A không đổi và cũng khơng có
một dấu hiệu tỏ ra hài lịng. Cả lớp nhao nhao:
- Bạn C được mấy điểm hả thầy?
- Không điểm!
- Khơng khí trở nên ồn ào, mọi người ầm ĩ và đốn thầy đang đùa cả
lớp. Có học sinh cịn tỏ ra thích thú vì hơm nay thầy A cũng...biết đùa kiểu
này.
- Anh về chỗ và đứng đó hết buổi học cho tôi. Từ hôm sau vào tiết học
Lịch sử của tôi, anh không được phép ngồi xuống! Nhớ đấy, tơi khơng nhắc
lại
lần hai đâu!
- ???
- Vì tội...biết mà khơng nói!
- Lạ lùng nhưng khơng ai dám hỏi hay thắc mắc gì. Lớp học hơm đó trơi
đi nặng nề chưa từng có. Tất cả khơng ai dám hó hé, ngọ nguậy, chỉ còn tiếng
bút viết sột soạt xuống trang giấy. Giờ học kết thúc, cả lớp nghĩ thế là thoát
nạn. C cũng ra chơi đá cầu cùng các bạn trai sau tiết ra chơi đó.
Tiết học thứ 4 của ngày Thứ sáu là tiết Lịch sử. Nghe đâu hình như thầy
A bị ốm. Nhưng đó chỉ là nghe đâu thôi. Trống vừa vào tiết, thầy A đã xuất
hiện ngay cửa lớp.
- Cả lớp đứng! Giọng D lớp trưởng hô to
- Tất cả ngồi xuống. Riêng anh C đứng cho tôi. Giọng thầy lạnh lùng.
C vừa chạy từ sân trường vào, trước khi thầy A đến nên vẫn thở hổn hển
và chưa kịp giở sách vở để trước bàn và cũng không nghe thấy thầy A nói.
Chợt cả lớp giật mình:
- Mày bị điên à? Mà không nhớ lời lần trước
- Cả lớp sửng sốt, hóa ra thầy A đang “moi” chuyện từ tuần trước.
C vừa đứng vừa chép bài cho đến khoảng phút thứ 30 của lớp. Hơm đó thầy A
tiếp tục dạy phần còn lại của bài học Cách mạng Cách mạng tư sản Anh giữa
thế kỷ XVII và cuộc chiến tranh giành độc lập 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và
sự thành lập hợp chủng quốc Châu Mĩ. Thời gian còn lại thầy cho lớp tự đọc
sách giáo khoa.
Do mệt nên thầy gục mặt xuống bàn. Lúc bất ngờ ngẩng lên, thầy thấy
C đang quay mặt xuống bàn dưới nói chuyện với E. Lập tức, thầy A gọi em C
lên bảng và dùng tay đánh vào mặt, dùng chân đạp liên tục vào người em,
khiến em ngã xuống đất vì choáng. Các bạn trong lớp đỡ C về chỗ. Thầy A bỏ
ra ngoài. Khoảng 5 phút sau, Thầy A quay lại trên tay cầm một thanh gỗ lớn.
Lúc này C đã tỉnh lại và về chỗ ngồi. Theo lời kể lại của em C và các bạn
trong lớp: Khi C thấy thầy A quay lại, đúng lúc đó em chạy ra xuống góc lớp
lượm nửa viên gạch ống đưa cho thầy và bảo: “Nếu thầy đánh thì đánh cho
chết em luôn”. Nhưng thầy A bảo: “Tao không chơi cái này!”. Nói xong thầy
gạt phắt tay C, viên gạch rơi “choang” xuống nền nhà. Sau đó thầy A dùng
thanh gỗ đánh vào người em ngay tại giữa lớp làm em không kịp phản ứng gì.
Ngồi nghỉ khoảng 5 phút, thầy A lại dùng thanh gỗ đó đánh liên tiếp vào em
C rạn xương đùi trái.
Sau khi đánh xong, thầy A giải tán lớp. Trống báo hết tiết cũng điểm
lên ngay sau đó. Cũng là tiết cuối nên mọi người ra về tưởng như khơng có
chuyện gì xảy ra. May có bạn cùng bàn ln trữ một chai dầu gió nên các bạn
đã xoa vào vết thương cho C. Cuối cùng em cũng tự đi về nhà được vì nhà
không quá xa trường. Em C về nhà, sau khi tắm và ăn com xong, C thấy đau
chân trái và tức ngực, gia đình đã đưa em vào Bệnh viện Đa khoa huyện A lúc
15 giờ 45 phút cùng ngày. Chẩn đoán của các y bác sĩ khoa ngoại chấn
thương
- Bệnh viện đa khoa huyện A cho biết: C bị đa chấn thương phần mềm
với nhiều vết bầm tím đã mờ. Riêng chân trái bị rạn xương dùi do tác động
của vật cứng.
Sau gần một tháng nằm viện, được sự chăm sóc của y, bác sĩ Bệnh biện
Đa Khoa huyện A, đặc biệt là sự chăm sóc ngày đêm của mẹ C. Hết giờ làm
việc, chị lại cơm cháo vào viện với C. Gia đình, thầy cơ, bạn bè vui mừng
khôn xiết khi C được ra viện và tiếp tục đi học. Nhờ khoa học hiện đại, các
chấn thương phần mềm và rạn xương đùi được điều trị và sức khỏe của em C
đã bình phục. Song diễn biến tâm lý của em C rất xấu. Em hay buồn bã, cười
nói thất thường và khơng muốn tiếp tục đến trường và cũng không mặn mà
với sách vở nữa. Nhất là em thường sợ sệt khi thấy đông người hay một vật to
lớn hơn em đột nhiên xuất hiện có màu tôi tối như màu bộ Comle của thầy A
thường mặt. Đối với môn Lịch sử – môn học mà em thích nhất, bởi em mơ
ước sau này sẽ trở thành một nhà khảo cổ học thì sau đó em khơng cịn thích
thú nữa. Đơi mắt em đơi khi nhìn xa xăm và càng trầm tư mất thần sắc.
Hành vi thầy A đánh em C là do bản chất nóng nảy hay là chưa hiểu rõ
về những chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục, đặc biệt
là Luật Giáo dục sửa đổi, Quyết định số 16 của Bộ Giáo dục về qui định đạo
đức nhà giáo và cuộc vận động hai không với 4 nội dung. Nếu như thế thì
chúng ta sẽ giải quyết, xử lý ra sao?
2. Nguyên nhân
2.1.
Nguyên nhân khách quan
Phải thừa nhận rằng đó là sự thiếu sót của hệ thống quản lí bắt đầu từ các
nhà làm luật đến các cấp quản lý giáo dục. Cụ thể như sau:
+ Các cơ sở pháp lý để xử phạt các hành vi bạo lực học đường chưa được
đưa vào luật , cho dù luật giáo dục đã nhiều lần sửa đổi. Sự thiếu sót nội dung
hoặc nội dung có nhưng thiếu chặt chẽ là hạn chế chung của Luật Giáo dục
hiện hành. Năm nào cũng có sửa đổi, bổ sung sau khi sự việc đã nằm ở “việc
đã rồi”. Luật Giáo dục Việt Nam cho đến nay đã có nhưng cịn thiếu rất nhiều
nội dung. Việc bạo hành học đường chưa được đưa vào Luật là một dẫn
chứng. Theo đó, các văn bản dưới luật khơng có quy định xử, phạt cụ thể đối
với người vi phạm.
+ Sự bng lỏng quản lí của các cấp quản lý giáo dục trong việc giáo
dục
đạo đức nhà giáo. Hệ thống giáo dục nước nhà đã phân công, phân cấp quản
lý
từ trung ương đến địa phương khá hoàn chỉnh. Điều lệ trường trung học và
trường phổ thơng có nhiều cấp học hiện hành cũng phân công, phân nhiệm
từng thành viên trong các nhà trường khá chi tiết. Để quản lý trường học có
hiệu trưởng, hiệu phó, giáo vụ, giáo viên phụ trách cơng tác Đồn - đội, giáo
viên chủ nhiệm...Quản lý lớp học có giáo viên chủ nhiệm, đến lớp trưởng, lớp
phó, tổ trưởng...cơ bản là đã có sự phân công, phân cấp chức năng, nhiệm vụ
một cách rõ ràng. Tuy nhiên, những hành vi bạo lực học đường vẫn còn xảy
ra, gây nhức nhối cho dư luận xã hội.
2.2.
Nguyên nhân chủ quan
Nhiều người thường biện minh cho các hành động sai trái bằng rất nhiều lí
do. Vì hồn cảnh xơ đẩy, vì tâm lí lúc đó...Người xưa có câu: Nếu không
muốn người khác biết, chi bằng đừng làm. Ai cũng có cái lí của riêng mình.
Riêng về câu chuyện của Thầy A, Ban giám hiệu trường THCS X “bào chữa”
rằng thầy A trong thời gian gần đây sức khỏe không được tốt. Chúng tôi đồng
ý nhưng chỉ là phần trăm rất nhỏ gây nên sự cố trên. Sâu xa nhất của tình
trạng trên là khả năng sư phạm yếu kém.
Ngày nay, khi bàn về các nguyên nhân của nạn bạo lực học đường, người
ta hay nói tại học sinh bây giờ hư hỏng quá, đạo đức bị xuống cấp. Không phủ
nhận sự “cá tính” đó của học sinh. Nhưng nó vẫn là một đứa trẻ khơng hơn.
Cịn kia là những người nếu khơng đem chữ thầy ra để dùng thì cũng đứng
hàng anh, hàng cha, hàng chú nó. Chẳng nhẽ lại bó tay.
3. Hậu quả
Hậu quả đối với giáo viên và học sinh là quá rõ ràng. Bởi họ là người
“trong cuộc”. Với học sinh đó là sự suy giảm sức khỏe, tinh thần. Cuộc sống
của các em còn quá dài về sau. Nhưng nó như một sự chấm lửng...một sự
cảnh báo về sự phát triển bình thường ở em học sinh này. Đối với C, em may
mắn hơn một số bạn khác là điều trị và khỏi vết thương. Nhưng đau đớn nhất
là sự biến đổi về mặt tinh thần theo hướng xấu đi. C trở nên thẫn thờ, buồn bã.
Đó thực sự là một dấu chấm đen đậm vào tớ giấy trắng nến như ai đó thường
bảo trẻ em như một tờ giấy trắng mà người lớn chúng ta sẽ viết vào đó.
Cịn với thầy A, bản thân thầy cũng đang rơi vào tình cảnh khơng tốt lắm
với những trục trặc gia đình và sức khỏe của thầy. Nhưng thầy là người gây ra
sự việc trên, thầy phải là người chịu trách nhiệm đó. Ngay sau khi vụ việc xảy
ra, sáng ngày 20/2, nhà trường đã chính thức đình chỉ việc giảng dạy của thầy
A để làm kiểm điểm. Đồng thời báo cáo vụ việc với cơ quan chức năng, xử lý
theo đúng qui định của pháp luật. Mười năm trong ngành giáo dục, nếu tính
cơng của thầy cũng khơng thể phủ nhận có nhiều học sinh giỏi huyện, tỉnh và
cả nhiều thế hệ đã tốt nghiệp đại học ra trường...Nhưng phút chốc những thứ
ấy như tan biến mất.
Hậu quả bao giờ cũng khôn lường là vậy. Sự liên đới của nhiều cấp, nhiều
ngành và của cả toàn ngành giáo dục cũng như nền chính trị – kinh tế – xã hội
nếu mở rộng quy mô tác động của vụ việc.
4. Mục tiêu xử lý tình huống
Trước khi lên án mỗi hành vi sai phạm của người thầy cũng cần nhìn nhận lại
các nguyên nhân khách quan dẫn đến hành vi sai phạm đó để “luận tội” sao
cho đảm bảo được sự công bằng nhất. Việc áp dụng các hình thức xử phạt đều
chứa đựng mục đích chung là mang lại sự trong sạch của ngành giáo dục.
Theo đó, lập lại kỉ cương, trật tự của ngành, thầy ra thầy, trò ra trò. Trên cơ sở
áp dụng đúng người, đúng tội, mang lại công bằng và tiến bộ xã hội.
5. Các phương pháp xử lý tình huống
5.1. Đào tạo thêm nghiệp vụ sư phạm
Nội dung: Hàng năm các trường đều có các đợt đi tập huấn bồi dưỡng
kiến thức chuyên môn và kĩ năng nghiệp vụ. Do đó, trong đợt này có thể cử
thầy A tham gia lớp học đó. Hiện tại là tháng 2, đợt tập huấn sẽ rơi vào đợt
nghỉ hè sắp tới.
Ưu điểm: Bản thân thầy A là người rất giỏi chuyên môn, nắm chắc các
kiến thức Lịch sử mà thầy dạy, bao gồm Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam,
Lịch sử địa phương...Thầy đã từng là một giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Nhưng
thầy lại thiếu nghiệp vụ sư phạm.
Hạn chế: rất khó để thay đổi tác phong của một con người.
5.2. Hưởng án treo
Nội dung: Theo Điều 104 của Bộ luật Hình sự nếu tỷ lệ thương tích
trên 11% và có đơn u cầu của người bị hại thì sẽ khởi tố vụ án. Còn ngược
lại, tuỳ theo mức độ sẽ giao cho địa phương và ngành xử lý hành chính. Như
vậy, thầy A có thể hưởng án treo nếu sức khỏe của em C đã bình phục và nằm
trong diện theo dõi
Ưu điểm: Thầy A vẫn tiếp tục đi dạy được và không gây ra những tiêu
cực trong tâm lí như bất cần, chán nản. Vì bản thân thầy cũng đang có một áp
lực tâm lí nặng nề và mệt mỏi.
Nhược điểm: Nếu non tay sẽ không răn đe được những người khác, lại
tiếp tục vi phạm mà không có biện pháp xữ lý nghiêm khắc.
5.3. Khơng đề nghị xét khen thưởng, thi đua trong năm học
Nội dung: Thầy A sẽ không được đưa vào danh sách xếp loại giáo viên
trong diện khen thưởng của năm học 2019-2020.
Ưu điểm: Đánh vào 1 phần kinh tế đối với thầy giáo.
Hạn chế: Phạt nhẹ, non tay, khơng có sức răn đe.
5.4. Cho thôi việc
Nội dung: Họp Ban giám hiệu, thành lập Hội đồng kỹ luật và ra quyết
định thôi việc
Ưu điểm: Tính chất răn đe và làm gương cho người khác
Hạn chế: Áp dụng q mạnh tay thậm chí khơng cho họ cơ hội lấy
công chuộc tội và sửa sai.
=> Trong số trên, theo nghiên cứu của tơi, nó vừa khách quan khi dựa trên
quy định chung của Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009 và Quyết định số
16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/04/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
về đạo đức nhà giáo và chủ quan khi từng là một học sinh, một giáo viên và
công dân của một đất nước, tôi chọn phương án tối ưu là phương án số 4. Như
đã chỉ ra ở trên, mỗi phương án đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định.
Tuy nhiên trong tường hợp này thì cần mạnh tay để làm gương cho những
giáo viên khác.
6. Phương thức thực hiện
5. Phương thức thực hiện phương pháp tối ưu
Để thực hiện phương pháp tối ưu trên, cần thiết phải trải qua các
bước sau:
* Bước 1: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện A ban hành quyết định
thành lập đoàn thanh tra. Vụ việc này do thương tích chưa thực sự nghiêm
trọng do đó, chính quyền địa phương, cụ thể là công an xã, công an huyện sẽ
phối hợp với các ban, ngành đồn thể có liên quan như đại diện trường THCS
X.
* Bước 2: Đoàn thanh tra xác minh xử lý vụ việc (thu thập tất cả các
chứng cứ,...): Đoàn thanh tra phải thực hiện thu thập tất cả các chứng cứ như
việc em C lên bảng, lời ứng xử, tác phong của cậu bé, ứng xử của thầy A. Chú
ý không được chỉ nghe nhất nhất một bên mà cần có sự xác thực của người
làm chứng. Ở đây chọn các em học sinh trong lớp là cơng minh nhất.
* Bước 3: Đồn thanh tra đề xuất các phương pháp xử lý và dự thảo
quyết định để xử lý tình huống thầy A xúc phạm thân thể học sinh trình
UBND huyện A.
* Bước 4: UBND huyện A ban hành quyết định và tổ chức thực hiện
quyết định đối với các cá nhân có liên quan.
* Bước 5: Mời tất cả các bên có liên quan đến trao quyết định và thông
báo tất cả các công việc trên thông tin đại chúng và thông báo cho địa
phương.
* Bước 6: Họp hội ý để sơ kết rút kinh nghiệm cho việc xử lý này. Ban
ngành từ huyện đến địa phương, nhà trường và các tổ chức như Đảng bộ,
Cơng đồn... đều phải tiến hành họp và rút kinh nghiệm.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Điểm lại những vụ việc đã từng xảy ra trong những năm gần đây, mới
thấy đạo đức người thầy đang có những vấn đề khiến cho hình ảnh người thầy
ít nhiều có những méo mó. Trong số những câu chuyện đau lịng, có lẽ nên
bắt đầu từ việc các cháu một số trường mầm non bị ăn bớt khẩu phần, bị cho
ăn cơm nguội của ngày hôm trước. Có trường mầm non, cơ giáo cịn dùng
hình thức doạ cho học sinh vào bao tải buộc lại, dán băng dính vào miệng...
Đây là những việc làm phản sư phạm, vi phạm đạo đức người thầy. Ở cấp học
cao hơn lại xảy ra chuyện “đổi tình lấy điểm”, trị bị thầy xâm hại tình dục.
Vết nhơ mà người đàn ông mang trên mình danh từ cao quý “thầy giáo” Đỗ
Tư Đông ở Trường Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình (Hà Nam) gây ra sẽ
khó mờ trong các thế hệ thầy trị của nhà trường. Và tình huống chửi, phạt,
đánh học sinh mà chúng tơi đã trình bày ở trên là một ví dụ tiếp theo. Hơn
nữa, lí do để thầy xúc phạm thân thể học sinh cũng đáng phải xem lại:
Tội...biết mà khơng nói.
Đâu cịn cái thời “thích nói oan, làm quan mà nói”. Trong lớp thầy có
vai trò quan trọng như một vị quan nhưng cần phải là quan thanh liêm. Qua
đây tôi cũng rút ra cho mình các bài học: Một là, sự vào cuộc của các cơ quan
chức năng có thẩm quyền - Một nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến nguyên
nhân trên là do sự thiếu sót những nội dung trong Luật và sự bng lỏng quản
lí.
Thực tế là giáo viên nào đánh học sinh là giáo viên đó đã bất lực trước
học sinh. Mà đã bất lực rồi thì rất dễ làm liều. Biết là sai, là phản khoa học,
phản giáo dục nhưng vẫn cứ đánh, vẫn cứ xúc phạm học sinh. Đánh học sinh
có phải là hồn tồn phản giáo dục khơng? Các em chắc chắn sẽ khơng ngoan
mà có thể sẽ lì hơn, ngoan cố hơn. Rồi những HS khác trong lớp có đồng tình
với các thầy cơ khơng hay thầy cơ đã vẽ vào tâm hồn các em một hình ảnh
xấu về chính bản thân mình.
Thầy cơ hãy chịu khó tìm hiểu để hiểu các em, phải biết rõ về từng em,
phải biết được các em đang sống với ai, hồn cảnh gia đình các em thế nào?
Khi đã hiểu các em rồi thì thầy cô sẽ thông cảm và yêu thương các em hơn.
Nếu các em chưa ngoan, chưa ham học thì thầy cơ đến gặp cha mẹ các em,
trao đổi với phụ huynh các phương pháp giáo dục, cùng với gia đình để dạy
giỗ các em. Đừng vì nóng giận mà vi phạm những điều cấm trong giáo dục.
Làm mất uy tín của nhà giáo và uy tín của cả ngành giáo dục. Sự việc xảy ra
không chỉ là một hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực học đường mà
cịn là sự thức tỉnh đối với lương tâm người thầy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 18/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục 3. Nghị định số: 35/NĐ-CP của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán
bộ, công chức
2. Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ
về việc “chống tiêu cực, khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”
3. Luật Cán bộ công chức năm 2008
4. Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009
5. Nghị định 49/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
6. Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo quy định về đạo đức nhà giáo
7. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI