Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Xu Lu Tinh Huong Chính Trị Ở Vùng Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Tiểu Luận Cao Học.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.85 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Thời gian qua, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và
lãnh đạo, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: tăng tưởng kinh tế
với tốc độ nhanh, chính trị ổn định, văn hố-xã hội có nhiều chuyển biến tích
cực theo mục tiêu xây dựng nền văn hố tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ
một nước nghèo nàn, lạc hậu sau chiến tranh, lương thực, thực phẩm luôn
thiếu thốn, đời sống người dân ở mức rất thấp, giờ đây Việt Nam đã là một
trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đất nước dần thốt khỏi
đói nghèo và phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp.
Cùng với sự phát triển của đất nước, các vùng dân tộc thiểu số bước
đầu có sự chuyển biến tích cực về các mặt kinh tế xã hội, đời sống người dân
dần được nâng lên, tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp so với mặt bằng chung cả
nước. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự mất ổn định trong thời
gian qua.
Trong âm mưu phá hoại cách mạng Việt Nam, gây mất ổn định chính
trị đi đến lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thế lực thù địch luôn
xem các vùng dân tộc thiểu số là mảnh đất màu mỡ, có nhiều điều kiện để
thâm nhập, kích động đồng bào dân tộc thiểu số đi theo chúng tiến hành các
hoạt động gây bạo loạn, lật đổ hoặc các hoạt động khác chống đối chủ thể
công tác tư tưởng. Đánh giá một cách khách quan nhất, thực tế những năm
gần đây, hoạt động của các thế lực thù địch trong việc tạo dựng, lợi dụng các
điểm nóng tư tưởng ở vùng dân tộc thiểu số đã có kết quả nhất định. Chúng
gây ra một số điểm nóng tư tưởng có tính chất phức tạp, làm tê liệt hồn tồn
hệ thống chính trị cơ sở như điểm nóng Tây Ngun tháng 2/2001 và tháng
4/2002. Điều đó cho thấy chúng ta cịn chủ quan, sơ hở và nhiều thiếu sót
1


trong việc thực hiện công tác tư tưởng ở các vùng dân tộc, còn bỏ trống trận
địa để kẻ địch xâm nhập hoạt động. Cho đến thời điểm hiện nay, vẫn cịn tồn


tại nhân tố để phát sinh điểm nóng tư tưởng tại các vùng này và các thế lực
thù địch, chắc chắn, vẫn luôn quan tâm triệt để lợi dụng.
Vì vậy, chủ thể cơng tác tư tưởng phải ln nêu cao tinh thần cảng giác,
làm tốt công tác tư tưởng, phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu và thủ
đoạn tạo dựng, lợi dụng điểm nóng tư tưởng vùng dân tộc thiểu số của chúng.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.
Trước đây đã có một số bài viết, cơng trình nghiên cứu, phân tích điểm
nóng tư tưởng xảy ra ở vùng dân tộc thiểu số như:
- Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm an ninh - quốc phòng trên
địa bàn Tây Nguyên ( Nguyễn Phúc Thanh ).
- Một số giải pháp về tư trưởng để tiếp tục phát triển vùng Tây Nguyên
toàn diện, bền vững ( Hà Dũng Hải ).
- Tăng cường công tác dân vận củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc
làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch đối với
cách mạng nước ta ( Tịng Thị Phóng ).
Với mong muốn vạch trần âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch
đối với cách mạng nước ta và trang bị, củng cố kiến thức cho cơng tác thực
tiễn sau này, vì vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài "Làm thất bại âm mưu
và thủ đoạn tạo dựng, lợi dụng điểm nóng tư tưởng vùng dân tộc thiểu số
của các thế lực thù địch hiện nay".
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
* Mục đích nghiên cứu:
- Vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc tạo
dựng, lợi dụng điểm nóng tư tưởng ở vùng dân tộc thiểu số hiện nay.
- Nâng cao tinh thần cảng giác cách mạng cho quần chúng làm thất bại
âm mưu đó, góp phần phát triển vùng dân tộc thiểu số bền vững.
2


* Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Làm rõ vấn đề lý luận chung về điểm nóng tư tưởng.
- Làm rõ đặc điểm tình hình vùng dân tộc thiểu số hiện nay.
- Từ việc phân tích âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù
địch, đề tài sẽ đề ra các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn làm thất bại hoạt
động tạo dựng, lợi dụng điểm nóng tư tưởng vùng dân tộc thiểu số.
4/ Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
a/ Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, đề tài sử dụng các
phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử, lơgíc để nghiên cứu.
b/ Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài bắt đầu từ những vấn đề chung về điểm nóng tư tưởng, về âm
mưu và thủ đoạn tạo dựng, lợi dụng điểm nóng tư tưởng vùng dân tộc thiểu số
của các thế lực thù địch trong thời kỳ đổi mới.
5/ Cái mới của đề tài:
Đề tài khơng đi sâu phân tích một điểm nóng tư tưởng vùng dân tộc
thiểu số cụ thể nào mà trên cơ sở các điểm nóng đã xảy ra để vạch trần âm
mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch.
6/ Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài có 3 chương 8
mục; ngồi ra cịn có phần mục lục và danh mục tài liệu tham khảo.

3


PHẦN NỘI DUNG:
Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG.
1.1. Một số khái niệm:
1.1.1.Điểm nóng:
Điểm nóng là khái niệm chỉ trạng thái khơng bình thường của sự vật.
Trong kỹ thuật đó là trạng thái của vật chất ở "điểm sơi", "điểm bùng nổ".

Trong đời sống xã hội, đó là nơi tập trung mâu thuẫn cao độ phải giải quyết
hoặc nơi diễn ra tình hình xung đột căng thẳng.
1.1.2. Điểm nóng xã hội:
Khi điểm nóng xã hội diễn ra thường thấy có những biểu hiện sau :
- Đời sống xã hội trong trạng thái khơng bình thường, bất ổn định, có lúc
rối loạn.
- Sự phản ứng, xung đột của đám đơng, của các lực lượng khơng cịn tự
kiềm chế được trở thành sức mạnh, áp lực chống đối lẫn nhau.
- Hành vi của đám đông quần chúng đã vượt ra ngồi khn khổ của
pháp luật và chuẩn mực văn hố đạo đức.
- Diễn ra trong khơng gian và thời gian nhất định, có khả năng lan toả
sang nơi khác.
Từ những biểu hiện trên có thể khái quát: Điểm nóng xã hội là đời sống
xã hội trong trạng thái không bình thường, bất ổn định, rối loạn, diễn ra sự
xung đột, chống đối giữa các lực lượng với những hành vi khơng cịn tự kiềm
chế được, đã vượt ra ngồi khn khổ của pháp luật và chuẩn mực văn hố
đạo đức, diễn ra tại một địa điểm trong thời gian nhất định và có khả năng lan
toả sang nơi khác.
Điểm nóng xã hội có thể diễn ra ở những địa bàn và những lĩnh vực
khác nhau. Nó có thể phát sinh ở lĩnh vực nông thôn, miền núi hay thành thị,
ở các xí nghiệp hay trường học...Nó có thể diễn ra trong lĩnh vực kinh tế,
4


chính trị hay xã hội...Điểm nóng xảy ra ở các khu vực trên được gọi chung là
điểm nóng xã hội.
1.1.3. Điểm nóng tư tưởng:
Điểm nóng tư tưởng là điểm nóng xã hội diễn ra trong lĩnh vực tư
tưởng khi mà sự chống đối của đám đông quần chúng, của các lực lượng đối
lập đã hướng trực tiếp vào những người nắm quyền lực chính trị, cơ quan

quyền lực và thể chế chính sách của chính quyền Nhà nước.
Trong thực tiễn thường xảy ra các điểm nóng xã hội nhiều hơn các
điểm nóng tư tưởng. Cịn điểm nóng tư tưởng xảy ra ít hơn nhưng phức tạp và
quyết liệt hơn vì nó quan hệ trực tiếp tới quyền lực Nhà nước. Tuy nhiên,
điểm nóng xã hội trong các lĩnh vực khác nhau đều có khả năng trực tiếp trở
thành điểm nóng tư tưởng. Chẳng hạn, những cuộc đình cơng, bãi cơng của
người lao động chống giới chủ, nông dân tranh chấp đất đai với nhau... Nếu
khơng có cách xử lý đúng đều có thể chuyển thành cuộc đấu tranh chống
chính quyền Nhà nước. Như vậy, nếu chúng ta xử lý tốt điểm nóng xã hội thì
sẽ hạn chế sự phát sinh điểm nóng tư tưởng. Điểm nóng xã hội có thể có
nguồn gốc từ tranh chấp dân sự, từ sự khiếu kiện của nhân dân không được
giải quyết kịp thời, để dây dưa, kéo dài, gây kích động mâu thuẫn và bùng
phát thành điểm nóng. Do đó, để điểm nóng xã hội và điểm nóng tư tưởng
khơng nổ ra cần giải quyết tốt những tranh chấp về mặt nhân sự, giải quyết
kịp thời những khiếu kiện của nhân dân, ngăn ngừa sự chống đối của các lực
lượng phản động.
Điểm nóng xã hội và điểm nóng tư tưởng thường dễ nảy sinh khi một
giai cấp mới giành được chính quyền, khi một chế độ xã hội mới ra đời. Vì
khi đó luật pháp, thể chế nhà nước, thể chế xã hội chưa được xác lập và hồn
thiện, người cầm quyền chưa có kinh nghiệm, lực lượng thù địch còn ẩn náu,
chưa loại bỏ hết...Tuy nhiên, ngay cả khi chế độ xã hội mới đã được hình
thành, thể chế mới đã được hồn thiện, nhưng nếu người cầm quyền mắc sai
5


lầm, có những hành vi thiếu văn hố như mất dân chủ, xúc phạm đến phong
tục tập quán, tín ngưỡng của nhân dân... hoặc do kẻ thù, lực lượng đối lập phá
hoại thì vẫn có thể phát sinh điểm nóng tư tưởng.
Từ sự phân tích trên có thể cho thấy, điểm nóng có nổ ra hay khơng,
mức độ như thế nào không chỉ phụ thuộc vào điều kiện, nhân tố khách quan

ngồi chủ thể cầm quyền, mà nó cịn phụ thuộc vào chính chủ thể cầm quyền.
Ngay trong điều kiện khủng hoảng xã hội, hay khủng hoảng chính trị - xã hội,
nếu chủ thề cầm quyền có giải pháp đúng thì cũng có thể khơng phát sinh
điểm nóng, hoặc điểm nóng có nổ ra thì tác hại cũng khơng lớn. Ngược lại,
nếu chủ thể công tác tư tưởng áp dụng giải pháp sai lầm thì sẽ làm cho cuộc
khủng hoảng thêm trầm trọng và khó tránh khỏi nổ ra điểm nóng xã hội hoặc
điểm nóng tư tưởng. Thực tế cho thấy, khi thể chế chính trị quan liêu, tham
nhũng, mất dân chủ, những người cầm quyền thoái hoá biến chất, thì nhân
dân nổi dậy chống lại, lực lượng đối lập lợi dụng cơ hội lật đổ chính quyền.
Và như vậy, điểm nóng sẽ bùng phát.
1.2/ Đặc điểm vùng dân tộc thiểu số:
1.2.1. Khái lược tình hình các dân tộc thiểu số ở nước ta:
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Nguyên nhân
của tính đa dân tộc do xu hướng phân chia của dân tộc, một dân tộc phân chia
thành nhiều nhóm dân tộc, có thể do áp bức, chiến tranh nên một bộ phận dân
tộc này di chuyển đến những địa bàn khác nhau tách ra thành dân tộc mới
hoặc các dân tộc từ nước khác do áp bức di chuyển vào nước ta như Dao,
H’mơng, Sán Dìu từ Trung Quốc vào. Đó cũng là do sự phát triển từ nhóm
người có chung một nguồn gốc nhưng trong quá trình lịch sử xé lẻ thành từng
dân tộc, chẳng hạn các dân tộc nước ta đều nằm trong hai nhóm loại hình nhân
chủng là nhóm Nám Á và Anhđơnêviêng.
Các dân tộc ở nước ta có tỷ lệ chênh lệnh nhau, có dân tộc chiếm tỷ lệ
cao và có dân tộc chiếm tỷ lệ thấp như dân tộc kinh chiếm 86,2%, các dân tộc
6


khác chỉ là 13,8%. Trong đó, số dân trên 1 triệu người có dân tộc Tày, Thái,
Mường, Hoa, Khmer, Kinh; từ 10 vạn đến 60 vạn có 09 dân tộc như Chăm,
Sán chay, Giarai, Êđê, KHor…; từ 1 ngàn người đến 10 ngàn người có 14 dân
tộc; dưới 1 ngàn người có 05 dân tộc.

Các dân tộc ở xen kẻ nhau, người Kinh, Hoa, Khmer tập trung ở các
đồng bằng lớn. Các dân tộc thiểu số chỉ chiếm 13,8% dân số nhưng lại ở 2/3
lảnh thổ, chủ yếu cư trú ở Đông Bắc, Tây Bắc, dọc Trường Sơn, Tây Nguyên
và Tây Nam bộ. Vùng Đơng Bắc, Tây Bắc có khoản 30 dân tộc ( HMông,
Thái, Tày, Nùng...) với dân số khoản hơn 4 triệu người. Vùng Trường Sơn Tây Nguyên ( từ đèo Ngang đến núi Bà Đen - Tây Ninh) có hai nhóm lớn là
Nam Đảo ( Êđê) và Mơn - Khmer ( Bana). Vùng Tây Nam bộ có dân tộc
Khmer và Hoa với dân số trên 1 triệu người. Vùng dân tộc Chăm tập trung
chủ yếu ở miền Trung ( Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Quảng Nam) và
ở các tỉnh Đông Nam bộ như Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2. Đặc điểm tình hình vùng dân tộc thiểu số:
- Đó là truyền thống đồn kết, tinh thần yêu nước của đồng bào các dân
tộc thiểu số:
Đây là nét nổi bậc trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của
dân tộc Việt Nam. Trải qua biết bao cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, đồng
bào các dân tộc thiểu số đã đoàn kết cùng người Kinh chiến thắng mọi kẻ thù
xâm lược. Từ khi Đảng cơng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), với chính sách
dân tộc đúng đắn, Đảng ta đã đoàn kết được tất cả dân tộc thành một khối
vững chắc, hoàn thành sứ mệnh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa
cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước hiện nay, truyền thống đồn kết đó được thể hiện ở tình
yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng làm kinh tế, xố đói giảm
nghèo.

7


Tuy nhiên, bên cạnh truyền thống tốt đẹp đó, giữa các dân tộc vẫn còn
biểu hiện tư tưởng hẹp hòi, kỳ thị lẫn nhau dẫn đến mâu thuẫn, chia rẽ khối
đồn kết tồn dân.
- Trình độ phát triển kinh tế giữa các dân tộc khơng đều nhau, đó là do

điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán, trình độ văn hố cũng như điều kiện
thơng tin, giao lưu giữa các dân tộc... Thể hiện ở phương thức canh tác khác
nhau, một số dân tộc cịn trong tình trạng hái lượm (tước đoạt tự nhiên), một
số dân tộc tiến hành kinh tế sản xuất ( du canh, du cư; quản canh, quản cư;
thâm canh). Khác nhau về phân công lao động, có thể là tự nhiên, tự phát, ai
có sức khoẻ, đến tuổi thì lao động, bên cạnh đó một số dân tộc có khả năng
phân cơng lao động một cách hiện đại. Chính vì vậy mà năng suất lao động
cũng khác nhau, từ đó làm cho đời sống mọi mặt của từng dân tộc, từng vùng
dân tộc có sự chênh lệch khá rõ nét, có dân tộc rất tiến bộ như dân tộc Thái,
Tày...Nhưng cũng còn một số dân tộc kém phát triển như người La hụi, Rục,
Lá vàng...
- Mỗi dân tộc có bản sắc văn hố riêng tạo nên sự phong phú, đa dạng
trong tính thống nhất của nền văn hố Việt Nam:
Văn hố các dân tộc có sự thống nhất vì giá trị văn hố thể hiện cái
đẹp, cái nghĩa, những giá trị nhân văn chân chính, vì vậy các dân tộc đều
hướng đến. Và còn do quá trình giao lưu của các dân tộc trong lịch sử, sống
chung trong cộng đồng lãnh thổ nên thống nhất lợi ích. Do đó, có tiếng nói
chung nhưng mỗi dân tộc có tiếng nói riêng của mình, có những phương thức
sáng tạo văn hóa - nghệ thuật, các giá trị văn hố giống nhau, bản sắc dân tộc
được giữ gìn làm phong phú, làm giàu bản sắc văn hoá Việt Nam.
Về tính đa dạng, phong phú của văn hố các dân tộc, xuất phát từ
nguồn gốc lịch sử các dân tộc khác nhau, điều kiện kinh tế, điều kiện tư
nhiên, nơi cư trú... dẫn đến sự khác nhau về văn hoá vật chất: nhà ở, trang

8


phục, dụng cụ phục vụ sản xuất và đời sống; khác nhau về văn hoá tinh thần:
ma chay, cưới xin, các loại hình nghệ thuật...
Trong mỗi dân tộc điều có những phong tục tập quán mang bản sắc

riêng tiêu biểu cho quá trình hình thành và phát triển của dân tộc, gắn liền với
nền văn hoá đặc sắc của mỗi dân tộc. Nhưng vẫn cịn đó nhiều phong tục tập
qn mang tính chất mê tín dị đoan, phản ánh trình độ lạc hậu của đồng bào
dân tộc. Tín ngưỡng cũng rất phức tạp, có những tơn giáo đã ăn sâu, bám rể
trở thành món ăn tinh thần hàng ngày như đạo Phật ở vùng Khmer Nam bộ,
đạo Hồi ở vùng đồng bào Chăm... Hiện nay, nổi lên vấn đề đạo Tin Lành xâm
nhập vào vùng dân tộc và có xu hướng dân tộc hoá như Tin Lành Vàng Chứ
vùng Tây Bắc hay Tin Lành Đề ga vùng Tây Nguyên. Các thế lực thù địch
đang triệt để lợi dụng vấn đề này để tạo điểm nóng tư tưởng gây mất ổn định
chính trị vùng dân tộc.
- Về nơi cư trú của đồng bào dân tộc:
Họ sống tập trung chủ yếu ở những nơi có vị trí đặc biệt quan trọng về
quốc phịng và an ninh ( Đơng Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ). Đây
là những vùng xa xôi hẻo lánh, biên giới (3000km), là vùng chiến lược trong
kháng chiến và hiện nay, có nhiều cửa ngõ thơng thương với các nước láng
giềng Trung quốc, Lào, Campuchia. Và đây cũng là những địa bàn rộng lớn
có tiềm lực to lớn về kinh tế, có tài nguyên phong phú, đa dạng. Tuy nhiên,
cũng là địa bàn thuận lợi cho hoạt động xâm nhập, ẩn náu của bọn phản động,
âm mưu gây điểm nóng tư tưởng, xâm phạm an ninh quốc gia của ta.

9


Chương 2: ÂM MƯU VÀ THỦ ĐOẠN TẠO DỰNG, LỢI DỤNG
ĐIỂM NÓNG TƯ TƯỞNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH HIỆN NAY.
Thực hiện âm mưu "diễn biến hịa bình" phá hoại sự nghiệp cách mạng
của nhân dân ta, các thế lực thù địch rất chú trọng lợi dụng vấn đề dân tộc
nhằm gây ra điểm nóng tư tưởng đi đến gây bạo loạn, lật đổ chính quyền, âm
mưu thành lập lực lượng chống phá ta lâu dài. Trong từng thời kỳ lịch sử và

căn cứ vào đặc điểm từng vùng dân tộc mà âm mưu của chúng có thể khác
nhau nhưng đều có chung mục đích cuối cùng là xoá bỏ chế độ xã hội chủ
nghĩa ở nước ta.
2.1.Âm mưu đối với vùng dân tộc thiểu số ở Tây Bắc:
Tây Bắc là vùng có đường biên giới chung với Trung Quốc, Lào. Là
vùng có nhiều dân tộc thiểu số cư trú và sinh sống, ở đây nổi trội hơn cả là
vấn đề người H Mông (Mèo). Người H Mông không phải là cư dân bản địa,
họ từ Trung Quốc vào nước ta cách đây khoảng 200 - 300 năm. Đây là dân
tộc có tinh thần dũng cảm, yêu tự do, chuộng công lý, liên kết nhau bằng
dịng tộc và ln có hồi niệm về q khứ vinh quang (trước kia ở Trung
Quốc là dân tộc hùng mạnh), vì thế họ thường hay xưng vua. Lợi dụng đặc
điểm này các thế lực thù địch luôn lợi dụng lơi kéo, kích động người H Mơng
nổi lên chống chính quyền cách mạng. Trong kháng chiến từng xảy ra vụ bạo
loạn ở cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang) do vua Mèo Vương Chí Sìn cầm
đầu, ta dùng kế "điệu hổ ly sơn” mời Vương Chí Sìn về Hà Nội, gặp Bác Hồ
10


và được Bác kết nghĩa anh em. Lúc đó, ở Đồng Văn ta tập trung lực lượng
tiến hành phân tán bọn gây bạo loạn, vơ hiệu hóa những tên q khích, kết
hợp vận động quần chúng, giải thích, thuyết phục những người nhẹ dạ, cả tin
về nhà và đã ổn định tình hình, giải quyết có hiệu quả điểm nóng Đồng Văn.
Hiện nay, Mỹ âm mưu sử dụng bọn phản động lưu vong người H Mơng
kích động, móc nối các phần tử q khích là người HMơng trong nước nổi lên
tiến hành các hoạt động chống chính quyền nhân dân. Chúng nuôi dưỡng lực
lượng phỉ Vàng Pao tại Cali, huấn luyện quân sự cả hải, lục, không quân, đặc
biệt hàng năm đích thân tổng thống Mỹ đều đến ủy lạo, lên tinh thần bọn này.
Trên cơ sở đó tiến hành các hoạt động móc nối trong - ngồi, tán phát tài liệu
phản động, sử dụng đài phát thanh tiếng H Mơng tun truyền kích động tư
tưởng dân tộc hẹp hịi, phát triển đạo Tin Lành (hiện nay đa số người H Mông

đều theo Tin Lành Vàng Chứ), âm mưu thành lập vương quốc H Mơng tự trị,
đối trọng với chính quyền. Nếu ta mất cảnh giác, không đánh giá đúng tình
hình rất có thể điểm nóng tư tưởng sẽ xảy ra ở vùng Tây Bắc mà nguyên nhân
do bọn phản động người H Mông gây ra.
2.2.Âm mưu đối với vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên:
Tây Nguyên là vùng đất rộng lớn, nhiều tài nguyên, được xem như nóc
nhà Đơng Dương, có vị trí địa-chính trị rất quan trọng. Các dân tộc thiểu số
sinh sống trên vùng đất này từ rất lâu đời, nguyên gốc có 22 dân tộc, trong đó
có 10 dân tộc gốc Mơn-Khmer (người bản địa) và 12 dân tộc khác từ MalayoPolinisiens di cư vào. Các dân tộc thiểu số Tây Nguyên có ý thức hệ hình
thành muộn màng nhưng bị chi phối bởi hai hệ tư tưởng: tư sản và vô sản.
Trong quá khứ, các dân tộc Tây Nguyên luôn bị các thế lực thù địch lợi dụng
vào âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam. Thực dân Pháp thành lập mặt
trận Bajaraka, tức Mặt trận giải phóng các chủng tộc bị áp bức, gọi tắt là
Fulrô, gồm 4 dân tộc lớn nhất ở Tây Nguyên, sử dụng vào mục đích ngăn
chặn, phá hoại phong trào Việt Minh. Sau này, Mỹ tiếp tục sử dụng lực lượng
11


Fulrơ thực hiện chính sách thời hậu chiến phá hoại ta. Các lực lượng vũ trang
của ta đã truy quét, tiêu diệt phần lớn bọn này, một số bỏ chạy ra nước ngồi,
cịn lại số ít rút sâu vào rừng.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, bọn phản động Fulrô lại nổi lên hoạt
động. Tên Fulrô lưu vong Ksor Kơk được sự giúp sức của Mỹ đã tích cực vận
động thành lập cái gọi là nhà nước Đề ga độc lập, thực chất chỉ là biến thể của
Fulrô mà Ksor Kơk tự phong mình là tổng thống. Ở Mỹ, y thành lập Quỹ
người Thượng và tham gia Đảng cấp tiến xuyên quốc gia (TRC). Thông qua
các tổ chức này bọn chúng đã lơi kéo, kích động, lừa gạt đồng bào dân tộc
thiểu số gây rối an ninh trật tự vào 2/2001. Tiếp đó, ngày 10 và 11/2004, bọn
phản động Fulrơ lưu vong tại Mỹ do Ksor Kơk cầm đầu tiếp tục móc nối với
các phần tử q khích ép buộc một số đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ gây

rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ và phá hoại tài sản Nhà
nước. Như vậy, âm mưu gây ra các điểm nóng tư tưởng của các thế lực thù
địch bên ngoài ở Tây Nguyên là rất nguy hiểm (mà chúng đã phần nào thành
công), thật sự là những chiêu bài nằm trong âm mưu "diễn biến hoà bình",
tạo cớ can thiệp vào nước ta. Thời gian tới, chúng sẽ tiếp tục tìm cách gây ra
các điểm nóng tư tưởng tương tự để chống phá ta, đó là điều chắc chắn.
2.3. Âm mưu đối với vùng dân tộc thiểu số Tây Nam bộ:
Tây Nam bộ là vùng đất phía Nam của Tổ quốc, nơi cư trú của trên một
triệu người Khmer. Phần lớn người Khmer ở đây cuộc sống cịn nhiều khó
khăn, trình độ dân trí lại thấp rất dễ bị lừa gạt, kích động.
Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, có nhiều tổ chức phản động
trong người Khmer ra đời chống phá cách mạng rất quyết liệt. Điển hình như
vụ bạo loạn ngày 16/11/1976 ở tỉnh Cửu Long (cũ), hoặc vụ bạo loạn ở Trà
Vinh do tổ chức Khmer Campuchia Crôm thực hiện. Chúng lôi kéo, kích
động một số người Khmer nhẹ dạ, cả tin, thậm chí cả sư sãi cũng tham gia tấn

12


cơng trụ sở chính quyền, phá hoại tài sản Nhà nước, ta phải trấn áp mạnh mới
ổn định được tình hình.
Hiện nay, âm mưu của chúng là tập hợp các lực lượng lưu vong như
Liên đồn Campuchia Khmer Crơm sử dụng đài phát thanh tiếng Khmer kích
động quần chúng đứng lên đấu tranh đòi ly khai, đòi sát nhập đất Tây Nam bộ
vào Campuchia với luận điệu "đất của người Khmer trả lại cho người
Khmer", kích động gây ra các điểm nóng tư tưởng để thực hiện âm mưu đen
tối đó. Cùng nằm trong âm mưu đó, ngày 04/6/2001 các tổ chức Khmer Crôm
ở Mỹ tổ chức lễ kỷ niệm ngày mất đất (04/6/1949), là ngày Pháp ký luật
49733 giao đất Tây Nam bộ cho Bảo Đại. Chúng gửi văn bản yêu cầu Tổng
thống Pháp J.Chirac và Quốc hội Pháp bãi bỏ luật này.

Thời gian gần đây, tuy vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nam bộ chưa có
điểm nóng tư tưởng nào như ở Tây Nguyên nhưng âm mưu của chúng là có
thật và khơng bao giờ từ bỏ ý đồ thâm độc đó, gây mất ổn định chính trị ở
nước ta, tạo cớ can thiệp từ bên ngoài vào.
Song song với âm mưu tạo dựng điểm nóng tư tưởng ở vùng dân tộc
thiểu số, các thế lực thù địch cịn lợi dụng điểm nóng để xun tạc, bóp méo
sự thật, tố cáo ta vi phạm nhân quyền, đàn áp đồng bào dân tộc thiểu số. Điển
hình như từ các điểm nóng tư tưởng ở Tây Nguyên (2001, 2004), chúng tạo ra
cảm giác rằng người thiểu số Tây Nguyên đang bị phân biệt đối xử, bị ngăn
cấm hành đạo tự do, bị mất nhân quyền, bị người Kinh chèn ép...Để thực hiện
ván bài chính trị nguy hiểm đó, một mặt chúng tung tin bịa đặt, kích động
người dân, mượn tay những kẻ xấu gây rối rồi đổ lỗi cho chính quyền. Mặt
khác, chúng dựng lên câu chuyện Việt Nam đàn áp người thiểu số, đòi mở
cửa biên giới, lập các trại tỵ nạn tại các nước láng giềng của Việt Nam, từ đó
kêu gọi quốc tế can thiệp. Khơng phải ngẫu nhiên mà trong khi ra sức bịa đặt
về tình hình Tây Nguyên, các thế lực này đã bắt đầu lên tiếng mở cái gọi là
"trại tỵ nạn cho người Thượng Tây Nguyên ở bên ngoài Việt Nam".
13


Bằng kiểu bên trong thì kích động, lừa phỉnh đồng bào dân tộc thiểu số
gây rối, bên ngồi thì xun tạc, cáo buộc về sự đàn áp của Việt Nam, những
thế lực này đang nhắm đến mục tiêu phá vỡ khối đại đoàn kết của dân tộc
Việt Nam, đẩy các dân tộc anh em vào nghi kỵ, đối đầu, thậm chí là xung đột,
rồi lấy đó làm cớ địi quốc tế can thiệp. Một khi điều đó xảy ra, khơng thiếu
những "ngọn cờ dân chủ" đã phục sẵn bên ngoài chỉ chờ cơ hội là về nước để
phục thù, rửa hận. Điều đó địi hỏi tồn thể hệ thống chính trị của ta phải khôn
khéo nhưng kiên quyết trong việc giải quyết các điểm nóng tư tưởng xảy ra
trong các vùng dân tộc thiểu số, khơng để kẻ địch có cơ hội lợi dụng.
Chương 3: GIẢI PHÁP LÀM THẤT BẠI ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN

TẠO DỰNG, LỢI DỤNG ĐIỂM NÓNG TƯ TƯỞNG TRONG VÙNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH.
Để phịng ngừa, ngăn chặn làm thất bại hồn toàn âm mưu và thủ đoạn
tạo dựng, lợi dụng điểm nóng tư tưởng trong vùng dân tộc thiểu số của các thế
lực thù địch cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:
3.1. Thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc:
Đoàn kết là truyền thống quý báu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Chú ý khắc phục tư tưởng tự ty, mặc cảm dân tộc. Thực hiện tốt nguyên tắc bình
đẳng trong phát triển, nâng dần trình độ phát triển trên mọi mặt của người dân
tộc. Tăng cường đại đoàn kết dân tộc ngay trong nội bộ từng dân tộc, giữa các
dân tộc thiểu số với nhau, giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số. Kiên quyết
chống mọi biểu hiện kỳ thị, chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch.
3.2. Tăng cường công tác tư tưởng trong vùng dân tộc:
Thực hiện phương châm công tác tưởng phải đi trước một bước, các
cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các cơ quan ban ngành, Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể nhân dân chủ động tập trung làm tốt công tác tuyên truyền các
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc; giáo dục,
14


vận động đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao nhận thức, đề cao cảnh giác
trước các luận điệu xuyên tạc, lừa gạt của bọn phản động. Chống mọi biểu
hiện tư tưởng hẹp hòi, cục bộ, vạch rõ thủ đoạn lừa phỉnh của bọn phản động,
nâng cao cảnh giác cách mạng cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Chú trọng
đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp cơng tác tư tưởng phù hợp đặc
điểm tâm lý của từng dân tộc, đặc điểm từng vùng dân tộc. Cán bộ công tác tư
tưởng phải bám sát cơ sở, thực hiện phương châm ba cùng: cùng ăn, cùng ở,
cùng làm với đồng bào thiểu số. Nắm chắc đội ngũ cốt cán trong vùng đồng
bào các dân tộc thiểu số nhất là các già làng, trưởng bản, trưởng thơn, bn,
phum, sóc, người có uy tín trong các dân tộc. Hàng năm, cần dành thời gian

thăm hỏi, động viên cả về vật chất lẫn tinh thần, nắm tình hình, nghe đề xuất,
kiến nghị. Thường xun cung cấp tài liệu, thơng tin tình hình trong nước và
quốc tế để họ tuyên truyền đồng bào thực hiện tốt các chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
3.3. Phát triển kinh tế - xã hội bền vững:
Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phù hợp với đặc điểm,
điều kiện từng vùng, đảm bảo cho đồng bào các dân tộc khai thác thế mạnh
của địa phương làm giàu cho mình và đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi
mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam XHCN. Đẩy mạnh công tác đầu tư, từng bước đáp ứng nguyện vọng
chính đáng của đồng bào thiểu số: xác lập quyền làm chủ cụ thể tạo thu nhập
để sống từ rừng, đất đai, gắn với môi trường sống của đồng bào. Khắc phục
căn bản tình trạng tranh chấp ruộng đất và di cư tự do ở các vùng dân tộc
thiểu số hiện nay. Thực hiện giao đất, giao rừng cho đồng bào bảo vệ và sử
dụng lâu dài. Thực hiện tốt chính sách định canh, định cư, ổn định các điểm
dân cư gắn với các chương trình kinh tế - xã hội. Từng bước đổi mới cơ cấu
kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng, tập trung sức để phát triển
những cây, con có giá trị kinh tế cao. Gắn sản xuất với chế biến và thị trường
15


tiêu thụ. Đổi mới cơ cấu quản lý, thực hiện chính sách đầu tư đồng bộ và có
trọng điểm theo các chương trình, dự án vào các lĩnh vực và vùng trọng điểm.
Xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng dân tộc miền núi, trước hết là giao
thông, thông tin liên lạc, năng lượng và các cơng trình cung cấp nước cho sản
xuất nước và sinh hoạt, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và điều
kiện cụ thể từng nơi. Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, áp
dụng cơ chế thích hợp nhằm phát huy ý thức tự lực tự cường và năng lực sáng
tạo của đồng bào các dân tộc.
Huy động mọi tiềm năng thế mạnh của miền núi để phát triển kinh tế,

gắn với ổn định cải thiện đời sống, bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời bảo
tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá độc đáo của từng vùng, từng dân tộc.
3.4.Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh:
Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh là vấn đề rất
quan trọng. Cần củng cố, kiện tồn bộ máy tổ chức từ Đảng, chính quyền đến
các đồn thể, trong đó cần chú trọng đầu tư cho các bộ phận làm công tác dân
vận, dân tộc ở địa phương. Giữa các bộ phận trong hệ thống chính trị cần có
sự kết hợp chặt chẽ để phát huy sức mạnh tổng hợp chăm lo đời sống, bảo vệ
đồng bào dân tộc thiểu số, đấu tranh có hiểu quả với mọi âm mưu và thủ đoạn
tạo dựng điểm nóng tư tưởng vùng dân tộc.
Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần chú trọng đầu tư cho công tác
đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ. Đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ cán
bộ là người dân tộc thiểu số tại chỗ, cán bộ trong các lực lượng vũ trang tăng
cường cho cơ sở, cán bộ từ trên đưa về; lực lượng sinh viên là con em đồng
bào các dân tộc thiểu số tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học cần được bố
trí, quy hoạch cơng tác phù hợp. Có chính sách đãi ngộ xứng đáng cho cán bộ
công tác vùng dân tộc. Đặc biệt chú ý đào tạo tiếng dân tộc cho số cán bộ này.
Chú trọng công tác phát triển Đảng trong các dân tộc thiểu số.

16


3.5. Cần tuân thủ chặt chẽ quy trình giải pháp xử lý khi điểm nóng
tư tưởng xảy ra:
Khi điểm nóng tư tưởng vùng dân tộc thiểu số xảy ra, cũng như các
điểm nóng tư tưởng ở những vùng khác phải tuyệt đối tuyên thủ quy trình giải
pháp qua các bước sau:
- Bước 1: Nắm chắc tình hình, phân tích ngun nhân và nhận dạng
mâu thuẫn (nguyên nhân ở đây là do sự can thiệp của các thế lực thù địch bên
ngồi móc nối bọn phản động trong vùng dân tộc kích động quần chúng gây

rối, gây bạo loạn).
- Bước 2 : Áp dụng các biện pháp để "rút ngòi nổ" và hạn chế sự lan toả
sang nơi khác.
- Bước 3 : Khắc phục hậu quả, ổn định tình hình khi điểm nóng được
dập tắt.
- Bước 4 : Rút kinh nghiệm, dự báo tình hình và áp dụng những giải
pháp để điểm nóng khơng tái phát.
Vấn đề quan trọng trong giải quyết điểm nóng tư tưởng vùng dân tộc
thiểu số do bọn phản động gây ra là phải nhanh chóng xác định những tên chủ
mưu, cầm đầu, tiến hành phân loại đối tượng, cô lập, khống chế, trấn áp các
phần tử quá khích. Đồng thời kết hợp tuyên truyền vận động những người nhẹ
dạ, cả tin, vạch trần âm mưu của những kẻ cầm đầu, chủ mưu để họ không
tham gia gây rối, gây bạo loạn làm chúng mất lực lượng, mất chỗ dựa để hoạt
động. Song song đó, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân cả nước thấy được âm mưu đen
tối của bọn phản động và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận quốc tế.
Kết hợp đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, vạch trần bản chất xấu xa của các
thế lực thù địch, đập tan mọi luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật, âm mưu
kêu gọi sự can thiệp từ bên ngoài vào vấn đề nội bộ của Việt Nam, làm thất
bại hoàn toàn âm mưu và thủ đoạn tạo dựng, lợi dụng điểm nóng tư tưởng
17


trong vùng dân tộc thiểu số của bọn phản động, tạo sự ổn định chính trị, xây
dựng vùng dân tộc ngày càng giàu đẹp.

KẾT LUẬN:
Đất nước ta đang trong giai đoạn thực hiện cơng nghiệp hố, hiện
đại hố, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản thành một nước công nghiệp.
Cả nước đang tập trung toàn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Các vùng

dân tộc thiểu số với vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên dồi dào,
nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế sẽ là động lực quan trọng góp
phần cùng các vùng, miền đưa cả nước vững chắc tiến lên chủ nghĩa xã
hội.
Các thế lực thù địch cách mạng Việt Nam vẫn luôn ráo riết tiến
hành các hoạt động phá hoại, âm mưu đưa nước ta đi theo con đường
của chủ nghĩa tư bản. Đối với vùng dân tộc thiểu số chúng luôn triệt để
lợi dụng để thực hiện mưu đồ đen tối đó. Vùng dân tộc thiểu số Tây
Bắc là âm mưu thành lập Vương quốc HMông tự trị, "xưng vua Dương
Văn Minh" trong đồng bào Dao ở Tuyên Quang; thành lập cái gọi là
nhà nước Đềga độc lập ở Tây Nguyên; khơi gợi lại vấn đề lịch sử đòi
18


đất cho người Khmer ở Tây Nam bộ. Chúng mưu đồ móc nối bọn phản
động trong đồng bào dân tộc thiểu số nhằm gây ra điểm nóng tư tưởng
hịng làm suy yếu, làm tê liệt hệ thống chính trị cơ sở đi đến cướp chính
quyền hoặc tung tin bịa đặt, xuyên tạc sự thật kêu gọi sự can thiệp từ
bên ngồi (chúng đã phần nào thành cơng qua các sự kiện gây rối ở Tây
Nguyên vào tháng 2.2001 và tháng 4/2004).
Âm mưu và thủ đoạn của chúng là thế nhưng chúng có thực hiện
được hay khơng, khơng phải do chúng quyết định mà do chính chúng ta
quyết định. Nếu ta sơ hở mất cảnh giác sẽ là điều kiện vô cùng thuận
lợi để chúng tiến hành phá hoại. Trong quá trình đấu tranh làm thất bại
âm mưu của các thế lực thù địch, chúng ta cần chú trọng thực hiện tốt
chính sách đại đồn kết dân tộc; tăng cường thực hiện công tác tư tưởng
vùng dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội bền vững; xây dựng hệ thống
chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh; tuân thủ chặt chẽ quy trình giải
pháp xử lý khi điểm nóng tư tưởng xảy ra. Điều quan trọng là phải thực
hiện một cách căn cơ, triệt để, hạn chế đi đến loại trừ hồn tồn các

nhân tố bọn phản động có thể lợi dụng để kích động, xúi giục đồng bào
các dân tộc thiểu số gây ra điểm nóng tư tưởng. Đó chính là giữ vững
sự ổn định chính trị xã hội, góp phần xây dựng vùng dân tộc thiểu số
ngày càng hiện đại, văn minh, tiến bộ cùng cả nước xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Tài liệu tham khảo số 5/2004.
2. Ban Tư tưởng - Văn hố Trung ương, Thơng tin cơng tác tư tưởng lý luận,
9/2004.
3. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Thông tin công tác tư tưởng lý luận,
10/2004.
4. Ban Tư tưởng - Văn hố Trung ương, Thơng tin cơng tác tư tưởng lý luận,
2/2005.
5. Bộ Chính trị (khố VIII), Nghị quyết số 08 về Bảo vệ An ninh quốc gia
trong tình hình mới.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
2001, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đào Duy Quát (chủ biên), Phê phán các quan điểm sai trái, 2002, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Xử lý tình huống chính trị, 2004, Hà Nội.
9. Phân hiệu Đại học An ninh Nhân dân, Bàn về vụ bạo loạn ngày 11/6/1976
ở tỉnh Cửu Long, 1996, thành phố Hồ Chí Minh.
10. Phân hiệu Đại học An ninh Nhân dân, Đấu tranh chống hoạt động lợi
dụng dân tộc ít người, 1997, thành phố Hồ Chí Minh.
11. Tạp chí Cộng sản số 677 ngày 14/5/2003.


20



×