Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Quản lý cơ cấu hạ tầng tại các khu đô thị mới. Lấy ví dụ điển hình về khu đô thị mới Trung Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.14 KB, 71 trang )

Lời mở đầu
Thực hiện quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội từ năm 1996 đến năm
2000 – 2010, trong những năm qua Nhà nước và Thành phố Hà Nội đã
quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội , hàng loạt các khu
dân cư mới đã xuất hiện. Nhiều trục đường chính của Thành phố đã được
cải tạo mở rộng như trục đường 1A, đường 6, Đại Cồ Việt… nhiều khu nhà
ở mới được hình thành như Thành Công, Kim Liên, Trung Tự, Thanh
Xuân, Giảng Võ đáp ứng một phần nhu cầu về nhà ở cho nhân dân Thủ đô.
Tuy nhiên, song song với việc đời sống kinh tế của mọi tầng lớp dân
cư được cải thiện, là nhu cầu cải thiện điều kiện ở của nhân dân thủ đô ngày
một cao, dân số của Thành phố Hà Nội tăng nhanh từ việc tăng dân số tự
nhiên cũng như do một số lớn dân cư từ các khu vực nông thôn lân cận về
Hà Nội sinh sống và tìm kiếm việc làm. Điều đó dẫn đến nhu cầu về nhà ở
tăng cao trong những năm vừa qua, đặc biệt trong 4 quận nội thành. Diện
tích đất xây dựng nhà ở trong nội thành còn lại rất ít, việc cải thiện điều
kiện ở tại chỗ (trong nội thành) không thể đáp ứng được dẫn đến việc phát
triển ồ ạt, phá vỡ quy hoạch đô thị , cơ sở hạ tầng kỹ thuật không đáp ứng
nổi nhu cầu… đã xảy ra trong một vài năm vừa qua tại Hà Nội . Để việc
xây dựng nhà ở tại Thủ đơ được thực hiện một các có trật tự, đúng quy
hoạch , đảm bảo các khu dân cư mới có đủ cơ sỏ hạ tầng kỹ thuật như giao
thơng, cấp điện, cấp nước, hạ tầng xã hội như trường học, thương mại, vui
chơi giải trí, góp phần cải thiện một cách cơ bản điều kiện sống của nhân
dân Thủ đơ, Thành phố Hà Nội đã có chủ trương nghiên cứu quy hoạch
phát triển các khu Đô thị mới như Khu xây dựng tập trung Định Công, Linh
Đàm, khu phố mới Trung Yên… theo phương châm “ lấy phát triển để cải
tạo ”.
1


Khu đô thị mới Trung Yên cũng là một định hướng của thành phố với
mục đích để giải quyết nhu cầu của người dân đô thị hiện nay. Chuyên đề


này được viết dựa trên cơ sở các số liệu về khu đô thị mới Trung Yên kết
hợp với kiến thức lý luận và các loại tài liệu tham khảo.
Với sự cố gắng và hiểu biết của mình cùng với sự giúp đỡ của thầy
giáo cùng cơ quan thực tập em đã hoàn thành xong chuyên đề thực tập với
đề tài: “Quản lý kết cấu hạ tầng tại các khu đô thị mới. Lấy ví dụ điển hình
về khu đơ thị mới Trung n”. Trong q trình viết bài em khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót nên rất mong được sự góp ý của thầy giáo và cơ quan
thực tập.

Em xin chân thành cảm ơn!

2


Chương 1: Các vấn đề lý luận
1. Khái niệm
1.1.Đô thị, đơ thị mới, đơ thị hóa
-

Đơ thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động
phi nơng nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp
hay trung tâm chuyên nghành, có vai trị thúc đấy sự phát triển kinh
tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, của một
huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện.

-

Đơ thị hóa là sự mở rộng của đơ thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa
dân số đơ thị hay diện tích đơ thị trên tổng số dân hay diện tích của
một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai

yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu nó cịn được gọi là
mức độ đơ thị hóa, cịn theo cách thứ hai nó có tên là tốc độ đơ thị
hóa.

-

Đơ thị mới mới được hình thành trong những năm gần đây. Theo
nghĩa chung nhất nó được hiểu là những khu dân cư mới được hình
thành từ các dự án phát triển và mở rộng thêm quy mô của thành phố.

1.2.Kết cấu hạ tầng đô thị
- Kết cấu hạ tầng đơ thị là hệ thống các cơng trình cần thiết đảm bảo
cho hoạt động của đơ thị, đó chính là cơ sở vật chất – kỹ thuật của
một đô thị, là tiêu chuẩn phân biệt giữa thành thị và nông thôn.
-

Theo một cách định nghĩa khác, kết cấu hạ tầng đơ thị là tồn bộ các
cơng trình giao thơng vận tải, bưu điện thông tin liên lạc, dịch vụ xã
hội như: đường sá, kênh mương dẫn nước, cấp thoát nước, sân bay,
nhà ga xe lửa, ô tô, cảng sông, cảng biển, cơ sở năng lượng, hệ thống
mạng điện, đường ống dẫn xăng, dầu, khí ga, hơi đốt, kho tàng, giao
3


thông vận tải, giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp, y tế, dịch vụ ăn
uống công cộng, nghỉ ngơi du lịch, vui chơi giải trí, rác thải mơi
trường đơ thị v.v…
Kết cấu hạ tầng được thể hiện trên 4 bình diện: 1/ Tiện ích cơng
cộng (public utilities): năng lượng (điện…) viễn thông, nước sạch
cung cấp qua hệ thống ống dẫn, khí đốt truyền tải qua ống, hệ thống

thu gom và xử lý chất thải trong thành phố. 2/ Công chánh (public
works): đường sá, các cơng trình xây dựng đập, kênh phục vụ tưới
tiêu… 3/ Giao thông (transport): các trục và tuyến dường bộ, đường
sắt chính quy (conventionial railway) đường sắt vận chuyển nhanh
(mass rapid trasit railway) cảng cho tầu và máy bay, đường thủy… 4/
Hạ tầng xã hội (social infrastructure): trường học, bệnh viện… Đó
cũng là phạm vi xác định của khái niệm. Tương tự như vậy, thuật ngữ
“quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng” cũng được hiểu là quản lý và
phát triển theo 4 bình diện đã nói ở trên.
Thực tế, kết cấu hạ tầng là cơ sở nền tảng đảm bảo cho sự phát
triển bền vững của một quốc gia cho nên người ta thường sử dụng
thuật ngữ “cơ sở hạ tầng đô thị” với nội dung đồng nhất khi dùng
thuật ngữ “kết cấu hạ tầng đô thị” hoặc thuật ngữ “hạ tầng đô thị”.
Tuy nhiên, ở đây cần chú ý phân biệt khái niệm thuật ngữ “cơ sở
hạ tầng” của quản lý đô thị với “cơ sở hạ tầng” dùng trong nghiên
cứu kinh tế chính trị học Mác-Lênin.
Khái niệm thuật ngữ “cơ sở hạ tầng” trong nghiên cứu kinh tế
chính trị học của Mác-Lênin hay cịn gọi là “cơ sở kinh tế có ý nghĩa
tập hợp các quan hệ sản xuất, tạo thành cơ cấu kinh tế của một xã
hội. Khái niệm “cơ sở hạ tầng” ở đây nằm trong mối quan hệ với kiến
trúc thượng tầng tạo nên một hình thái xã hội tương ứng với nó.
4


Còn khái niệm thuật ngữ “cơ sở hạ tầng” của đơ thị dùng để chỉ các
cơng trình có ý nghĩa nền móng của đơ thị như: đường sá, cầu cống,
hệ thống cấp thoát nước, dịch vụ xã hội (dịch vụ công)… của đô thị.
2. Phân loại và chức năng của từng loại kết cấu hạ tầng đô thị
a. Phân loại
Tùy theo cách căn cứ mà chúng ta có thể phân kết cấu hạ tầng đô thị

ra thành các loại khác nhau như sau:
- Xét về tính chất ngành cơ bản có thể phân ra như sau:
 Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị
 Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đô thị
 Kết cấu hạ tầng dịch vụ xã hội đơ thị
- Về tính chất phục vụ có thể phân ra như sau:
 Kết cấu hạ tầng đô thị phục vụ sản xuất vật chất
 Kết cấu hạ tầng đô thị phục vụ về nhu cầu văn hóa tinh
thần
- Về trình độ phát triển có thể phân ra:
 Kết cấu hạ tầng đô thị phát triển cao
 Kết cấu hạ tầng đơ thị phát triển trung bình
 Kết cấu hạ tầng đô thị phát triển thấp
-

Về quy mơ đơ thị có thể phân ra:
 Kết cấu hạ tầng siêu đô thị
 Kết cấu hạ tầng đô thị cực lớn
 Kết cấu hạ tầng đô thị lớn
 Kết cấu hạ tầng đơ thị trung bình
 Kết cấu hạ tầng đô thị nhỏ

5


b. Chức năng
Để thấy rõ được chức năng của từng loại kết cấu hạ tầng, chúng ta sẽ
xem xét theo cách phân loại thứ nhất đã nói ở trên: Kết cấu hạ tầng
kỹ thuật; Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đô thị; Kết cấu hạ tầng dịch
vụ xã hội đơ thị.

-

Cơng trình hạ tầng kỹ thuật là các cơ sở hạ tầng dành cho dịch vụ
công cộng như giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, rác thải,…
Các cơng trình này thường do các tập đồn của Chính phủ hoặc tư
nhân, thuộc sở hữu tư nhân hoặc sở hữu cơng. Ví dụ về các cơng
trình hạ tầng kỹ thuật:
 Hệ thống điện
 Hệ thống lọc và phân phối nước ăn
 Hệ thống xử lý nước thải
 Hệ thống xử lý rác thải


Hệ thống phân phối khí đốt



Giao thông công cộng và hệ thống giao thông nội bộ



Các hệ thống truyền thơng, chẳng hạn truyền hình cáp
và điện thoại

 Hệ thống đường xá, bao gồm cả đường thu phí
Các cơng trình hạ tầng kỹ thuật cung cấp và bảo đảm năng lượng cho
thành phố; cung cấp nước sạch để phục vụ dân cư sinh hoạt; xử lý
các vấn đề về mơi trường như rác thải, khí đốt và nước thải sinh hoạt;
xây dựng hệ thống giao thông nội bộ phục vụ nhu cầu đi lại, các khu
vực đỗ xe và gửi xe; là đầu mối thông tin giữa khu đơ thị với bên

ngồi.

6


-

Cơng trình hạ tầng kinh tế - xã hội đơ thị là các cơng trình được xây
dựng phục vụ các hoạt động kinh tế và đời sống xã hội nhằm mục
đích tạo động lực cho kinh tế - xã hội ổn định và phát triển. Các cơng
trình này được phân chia thành hai loại là cơng trình dành cho hạ
tầng kinh tế và cơng trình dành cho hạ tầng xã hội.
Các cơng trình hạ tầng kinh tế như:
 Các trung tâm thương mại, văn phòng và cao ốc cho
thuê cho các đơn vị và các doanh nghiệp đăng ký để
kinh doanh, bn bán.


Các cơng trình hạ tầng giao thơng có liên quan đến hoạt
động kinh tế như hệ thống cảng biển, tàu và các phương
tiện vận chuyển,… đảm bảo giao thơng thơng suốt, đảm
bảo vận tải hàng hố và hành khách trong khu đô thị và
giữa đô thị mới với các vùng bên ngồi.

Hệ thống cơng trình hạ tầng xã hội được xây dựng để phục vụ cộng
đồng có ý nghĩa xã hội hơn là kinh tế nhằm nâng cao đời sống cộng
đồng nơi đó, các cơng trình trong hệ thống hạ tầng xã hội bao gồm:
 Các cơng trình như y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao,
thương mại, cây xanh, công viên, mặt nước.
 Dịch vụ công cộng: phịng cháy chữa cháy, bệnh viện,

nhà trẻ, đồn cơng an,…

-

Một số cơng trình khác.

Cơng trình hạ tầng dịch vụ là những cơng trình mang lại cho người
dân sinh sống tại đó những giá trị và tiện ích trong sinh hoạt hàng

7


ngày của cư dân đơ thị. Các cơng trình trong hạ tầng dịch vụ cũng có
một số dạng dịch vụ đan xen với hệ thống cơng trình hạ tầng kinh tế xã hội và hạ tầng kỹ thuật. Tuỳ theo cách tiếp cận mà chúng ta có
cách hiểu khác nhau và phân loại chúng theo mỗi cách tiếp cận.
Các công trình hạ tầng dịch vụ bao gồm:


Dịch vụ bưu điện: Bưu chính - phát hành báo chí; Viễn
thơng – tin học; Mạng viễn thông



Điện năng: Nguồn điện, hệ thống lưới điện



Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho các cơ sở sản
xuất và các hộ gia đình, các đơn vị cơ quan hành chính
và sự nghiệp trong khu vực




Hệ thống y tế: Các công ty hoặc các đơn vị cung cấp các
sản phẩm trong ngành dược, y tế; Các phòng khám tư
nhân; Hệ thống bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức
khoẻ và các trung tâm thẩm mỹ



Hệ thống ngân hàng: Cung cấp các dịch vụ gửi và cho
vay tiền tạo ra sự thuận tiện và an toàn, nâng cao tính
hiệu quả và tiết kiệm cho bên tham gia sử dụng dịch vụ
này



Hệ thống bảo hiểm: Đưa ra các dịch vụ về bảo vệ cho tài
sản và tính mạng của con người, có ý nghĩa rất tích cực

 Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ
 Một số nhà thi đấu và luyện tập chính


Sân vận động, bể bơi, các câu lạc bộ và nhà văn hố, rạp
chiếu bóng, sân tennis,…

8





Điểm vui chơi giải trí – du lịch: Cơng viên cây xanh,
công viên nước

 An ninh đô thị
 Công tác phịng cháy chữa cháy
 Trung tâm điều hành các cơng trình hạ tầng dịch vụ
3. Sự tác động của yếu tố kết cấu hạ tầng tới các vấn đề kinh tế - xã hội
và tầm quan trọng của việc quản lý kết cấu hạ tầng
3.1.Sự tác động của yếu tố kết cấu hạ tầng tới các vấn đề kinh tế - xã hội
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đang quá tải và đang là trở lực đối với
phát triển kinh tế và quy mô dân số. Nếu vấn đề này không tập trung
giải quyết tốt và phát triển phù hợp với quy mô và cơ cấu kinh tế thì
khơng thể đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững và hiệu quả
được. Thành phố không thể giải quyết bài toán phát triển một cách
riêng lẻ, đặc biệt là đối với các vấn đề như quy hoạch các khu cơng
nghiệp, giải quyết giao thơng, thốt nước, xử lý môi trường…
-

Bản thân kết cấu hạ tầng cũng đã trở thành một ngành xuất khẩu, tạo
ra những khoản tiền khổng lồ cho các công ty và nhân viên các công
ty sở hữu và vận hành kết cấu hạ tầng cung cấp các dịch vụ vận tải,
nước uống, năng lượng và đổ rác cho một hệ thống khách hàng phân
tán và đôi khi rất miễn cưỡng phải mua dịch vụ.

-

Các cộng đồng địa phương ngày càng phản đối sự tồn tại của các
phương tiện kết cấu hạ tầng, ngay cả khi các phương tiện này cải

thiện đáng kể dịch vụ cung cấp cho cộng đồng. Kết cấu hạ tầng phải
nhờ đến các thị trường tài chính, mà các thị trường tài chính ngày

9


càng mang tính tồn cầu hóa, do vậy những vấn đề thanh toán từng
được coi là của địa phương đã lan rộng thành những vấn đề quốc tế.
- Sự phát triển của thành phố trong q trình cơng nghiệp hóa là quá
trình tự thân. Nhà nước tổ chức bước đầu, sau đó, chính thành phố tự
lớn lên. Trong giai đoạn đầu cơng nghiệp hóa, cơng nghiệp và dịch
vụ thu hút về tập trung ở thành phố do cơ sở hạ tầng thuận lợi, dịch
vụ phát triển và nguồn nhân công chất lượng cao. Kinh tế tăng
trưởng nhanh hơn tạo nên khác biệt rõ rệt về thu nhập và mức sống
giữa đô thị với nông thôn. Đến giai đoạn sau, khi giá lao động, giá
đất đai, vốn liếng ở đô thị cao hơn hẳn, cơ chế thị trường tiếp tục hút
mọi nguồn tài ngun tồn quốc chảy về đơ thị.
-

Chúng ta làm thế nào để giải quyết những vấn đề nội tại và dường
như là không thể tránh khỏi - giữa việc đáp ứng quyền lợi cá nhân
với việc phục vụ lợi ích tập thể, giữa việc đáp ứng nhu cầu trước mắt
với việc cung cấp cho các thế hệ mai sau, hoặc giữa việc duy trì để sử
dụng hàng ngày với việc bảo dưỡng để các cơng trình đảm bảo độ an
tồn mà khơng bị xuống cấp. Đó là một bài tốn mà hiện nay chúng
ta đang đi tìm đáp số.

3.2.Tầm quan trọng – ý nghĩa của việc quản lý kết cấu hạ tầng
Sự phát triển các ngành của kết cấu hạ tầng đơ thị có ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển của nền sản xuất xã hội, dịch vụ xã hội và

việc nâng cao hiệu quả của nó.
Có hai cách mà kết cấu hạ tầng đóng góp vào phát triển công nghệ
ở hầu hết tất cả các ngành kinh tế. Một là, kết cấu hạ tầng phục vụ vai
trị là nền tảng cho phát triển cơng nghệ và việc xây dựng nó trên
thực tế là sự đầu tư cho cơng nghệ và tổ chức. Hai là, q trình phát
10


triển kết cấu hạ tầng tạo cơ hội để học tập nâng cao trình độ cơng
nghệ. Việc sáng tạo và phổ biến cơng nghệ có được thực hiện hay
khơng là dựa trên cơ sở sự có sẵn của kết cấu hạ tầng. Nếu khơng có
đủ kết cấu hạ tầng thì khơng thể có những ứng dụng tiếp theo để phát
triển cơng nghệ. Ví dụ, điện năng, mạng giao thơng và kết cấu hạ
tầng truyền thông là những nhân tố cơ bản phục vụ cho nỗ lực hoàn
thiện các năng lực khoa học và công nghệ (KH&CN). Sự tiến bộ của
công nghệ thơng tin và sự phổ biến nhanh chóng của nó trong những
năm gần đây có thể đã khơng diễn ra nếu thiếu kết cấu hạ tầng viễn
thông cơ bản, chẳng hạn như điện thoại, hệ thống cáp nối và mạng vệ
tinh. Các hệ thống thông tin điện tử dựa vào kết cấu hạ tầng viễn
thông chiếm tỷ lệ đáng kể trong sản xuất và phân phối ở các ngành
kinh tế. Nhiều doanh nghiệp công nghệ cao, chẳng hạn như ở ngành
cơng nghiệp bán dẫn, địi hỏi phải có nguồn cung cấp điện tin cậy và
mạng lưới logistic (hậu cần) hiệu quả. Các mạng giao thông và
logistic hiệu quả cũng cho phép các doanh nghiệp chế tạo và dịch vụ
áp dụng những quy trình quản lý hiện đại và đổi mới tổ chức, chẳng
hạn như phương pháp JIT (Just-in-Time, tức là nền sản xuất được
cung ứng vào đúng những thời điểm cần thiết, không cần kho chứa)
để quản lý chuỗi cung ứng. Hệ thống đổi mới nhấn mạnh mối liên kết
giữa các doanh nghiệp, tổ chức giáo dục và Viện nghiên cứu và
Chính phủ. Điều này khơng thể thực hiện được nếu thiếu kết cấu hạ

tầng để hỗ trợ và tạo thuận lợi cho các mối liên kết. Đặc biệt là ở kỷ
ngun tồn cầu hố và nền kinh tế tri thức, chất lượng và vấn đề
đảm bảo chức năng của kết cấu hạ tầng thông tin và truyền thông,
cũng như kết cấu hạ tầng logistic trở nên có vai trò quan trọng trong
việc phát triển các tổ chức nghiên cứu và hàn lâm.
11


Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, tầm quan trọng
của kết cấu hạ tầng đô thị đang ngày càng được đẩy lên cao hơn. Sự
phát triển và hình thành các hình thức mới về giao thơng vận tải và
thông tin liên lạc không những trong khuôn khổ từng nước mà cịn
bước ra ngồi khn khổ của từng nước, tiến đến phạm vi quốc tế
theo xu hướng toàn cầu hố.
Do vậy, hình thành kết cấu hạ tầng cơ sở của sự hợp tác quốc tế
mới, đó là tồn bộ các bộ phận của hệ thống giao thông vận tải và
thơng tin liên lạc trong nước và nước ngồi, nhằm phục vụ cho hoạt
động kinh tế đối ngoại cũng như các cơng trình và tương đối phù hợp
với nhau, đảm bảo cho việc bảo vệ môi trường xung quanh, sử dụng
hợp lý nguồn tài nguyên nước và các nguồn tài nguyên khác, đảm
bảo thông tin liên lạc của các cơ quan khí tượng thuỷ văn, quản lý
nhà nước, các cơ quan phục vụ xã hội và an ninh quốc phịng… nhằm
mục đích phát triển dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn
minh.
Việc quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng một cách khoa học và
hợp lý có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì kết cấu hạ tầng là cơ sở
nền tảng đảm bảo sự phát triển bền vững của cả một hệ thống đô thị
quốc gia nói riêng và sự phát triển bền vững của một quốc gia nói
chung. Một quốc gia giàu mạnh, hiện đại và văn minh phải có một
kết cấu hạ tầng đô thị vững mạnh, tiện lợi.


4. Nguyên tắc thực hiện quản lý và nội dung công tác quản lý kết cấu
hạ tầng đô thị
4.1. Nguyên tắc thực hiện quản lý
12


- Phân cấp để quản lý
Kết cấu hạ tầng đô thị thực chất là một loại hàng hố cơng cộng
có tầm quan trọng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc trưng của loại
hình này là khó thu được tiền hoặc lợi nhuận thấp, thời gian hoàn vốn
dài nên rủi ro lớn (như tiền mặt mất giá, chính sách thay đổi, thiên
tai, địch hoạ, công nghệ lạc hậu…) và thường do Nhà nước đảm
nhận.
Nhà nước đóng vai trị chủ đạo và điều chỉnh để đảm bảo cung
cấp các dịch vụ kết cấu hạ tầng, đảm bảo nhu cầu cuộc sống của nhân
dân, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất và làm dịch vụ của các
doanh nghiệp, đảm bảo cho dịch vụ đó có được một cách kịp thời, đủ
số lượng và chất lượng cần thiết với giá cả thích hợp. Đây là vai trị
của Nhà nước tác động trực tiếp vào khâu quản lý để điều tiết nền
kinh tế trong sự phát triển bền vững.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng có khả năng hạn chế trong quản lý và
nguồn tài chính phát triển kết cấu hạ tầng đơ thị. Do đó Chính phủ
cũng tạo điều kiện và mở rộng chức trách cho khu vực kinh tế tư
nhân và cộng đồng tham gia thực hiện các quyền dân chủ quản lý,
thực hiện nghĩa vụ đóng góp và thu hút mọi nguồn vốn, tăng thêm
hiệu quả quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị của quốc gia.
Phân cấp quản lý là sự phân định và xếp hạng các đơ thị theo quy mơ,
vị trí hay tầm quan trọng của từng đô thị trong phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước, của vùng hay địa phương để từ đó xác định các

chính sách quản lý, đầu tư thích hợp. Ở nước ta, trên cơ sở phân loại,
đơ thị được phân cấp quản lý hành chính Nhà nước như sau:
 Đô thị loại 1 và loại 2 chủ yếu do Trung ương quản lý.
 Đô thị loại 3 và loại 4 chủ yếu do Tỉnh quản lý.
13


 Đô thị loại 5 chủ yếu do Huyện quản lý.
Giữa phân loại và phân cấp quản lý có mối quan hệ chặt chẽ.
Nguyên tắc chung là dựa vào phân loại để phân cấp quản lý. Đây là
một trong những giải pháp có tính ngun tắc nhằm phân định chức
năngvà quyền hạn quản lý của chính quyền các cấp cho thích hợp,
tránh sự trùng chéo hoặc bỏ sót.
- Tiết kiệm và hiệu quả
Sự hình thành và phát triển, quy mơ và định hướng phát triển của
các đơ thị nói chung phụ thuộc vào quy hoạch tổng thể không gian đô
thị. Quy hoạch tổng thể không gian đô thị chỉ được thực hiện có hiệu
quả khi kết cấu hạ tầng đơ thị được xây dựng đồng bộ và đi trước một
bước.
Nguyên tắc này xuất phát từ thực tiễn sự tăng trưởng kinh tế phát
sinh nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng đô thị với một quy mô lớn nhất là trong xu thế bùng nổ đơ thị hố tồn cầu với một tốc độ
choáng ngợp. Thực tiễn này, đã gây ra hệ quả phát sinh ngày càng
gay gắt, trực tiếp có ảnh hưởng về lâu dài là tồn bộ hệ thống giao
thông trong và xuyên các trung tâm kinh tế đơ thị hố, hệ thống điện
gia dụng và cơng nghiệp, nước sạch cho các hộ gia đình và sản xuất,
hệ thống thu gom và xử lý các chất thải rắn và lỏng, kho tang, bến
cảng đều bị sử dụng quá tải nhưng không được đầu tư nâng cấp và
mở rộng thoả đáng khả dĩ đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế và
phát triển xã hội.
Ở Việt Nam, điều này càng trở nên gay gắt và cấp bách hơn, do

nhu cầu phát triển sau Đổi mới và việc đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh
tế để giải quyết vấn đề nghèo khổ thâm niên, xố đói giảm nghèo và
sự nghiệp phát triển cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước; ngoài
14


ra do tăng trưởng kinh tế nên dân chúng ngày càng nhận thức sâu sắc
hơn và địi hỏi Chính phủ phải cung cấp tiện ích cơng cộng và dịch
vụ xã hội liên quan đến điện nước sinh hoạt, xử lý rác thải… tốt và có
chất lượng cao. Tất cả những điều đó địi hỏi sự quản lý và phát triển
kết cấu hạ tầng đô thị phải theo kịp với tốc độ phát triển đô thị, tốc độ
tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với phát triển
hạ tầng và hạ tầng là tác nhân chính của sự tắc nghẽn phát triển kinh
tế - xã hội. Và giải quyết vấn đề đơ thị hố hàm nghĩa giải quyết kết
cấu hạ tầng đô thị.
Kết cấu hạ tầng đô thị khơng chỉ phụ thuộc vào trình độ quy mơ
phát triển sản xuất, dịch vụ, mật độ dân cư, mà còn phụ thuộc vào các
phương tiện đi lại, các thiết bị sinh hoạt của dân cư. Đây là nguyên
tắc hệ thống để làm sao các đặ trưng và mục tiêu của hệ thống kết
cấu hạ tầng đô thị được thực hiện một cách tốt đẹp.
4.2. Nội dung công tác quản lý kết cấu hạ tầng đơ thị
• Các cơng trình giao thông đô thị:
Chủ yếu bao gồm mạng lưới đường phố, cầu, hầm, quảng trường,
bến bãi, sơng ngịi và các cơng trình kỹ thuật đàu mối giao thơng: Sân
bay, nhà ga, bến xe, cảng. Hệ thống đường giao thông được phân loại
theo chất lượng mặt đường: Bê tông, nhựa, đá, cấp phối, đất… đồng
thời được tổng hợp theo địa bàn phường, quận.
Đường đô thị được sử dụng và khai thác vào các mục đích sau
đây:
+ Lịng đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ

+ Vỉa hè dành cho người đi bộ và để bố trí các cơng trình cơ sở
hạ tầng kỹ thuật như: chiếu sáng, cung cấp năng lượng, cấp thoát
15


nước, thông tin liên lạc, vệ sinh đô thị, các trạm đỗ xe, các thiết bị an
tồn giao thơng; để trồng cây xanh cơng cộng, cây bóng mát hoặc cây
xanh cách ly; để sử dụng tạm thời trong các trường hợp khi được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép như: Quầy sách báo, buồng
điện thoại công cộng; các dịch vụ công cộng; tập kết, trung chuyển
vật liệu xây dựng; biển báo, bảng tin, quảng cáo; trông giữ các
phương tiện giao thơng, tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội, tuyên
truyền.
Vấn đề tổ chức giao thông như phân luồng, phân tuyến, hệ thống
tín hiệu, việc duy trì trật tự giao thông… là những yếu tố tổ chức và
quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giao thơng đơ thị.
• Các cơng trình cấp và thốt nước đơ thị:


Cấp nước đô thị:

Các công ty cấp nước cung cấp nước sạch cho nhu cầu sản xuất và
đời sống toàn khu vực đô thị. Quản lý việc xây dựng, cải tạo và khai
thác các cơng trình cấp nước và bảo vệ nguồn nước trong địa bàn đơ
thị.
Các cơng trình cấp nước đơ thị bao gồm nguồn nước (nước ngầm,
nước mặt), hệ thống các cơng trình khai thác nguồn nước trên và
mạng lưới phân phối nước đến các hộ dân cư phục vụ nhu cầu sinh
hoạt, đến các cơ sở kinh doanh và các doanh nghiệp, phân phối nước
để phục vụ cho các dịch vụ của xã hội. Việc khai thác các nguồn

nước phải tn theo luật bảo vệ mơi trường của chính quyền sở tại.
Phạm vi bảo vệ ống nước là 0,5m xung quanh thành ống và khoảng
cách đảm bảo an toàn cho đường ống nước phụ thuộc vào đường kính
của mỗi loại ống được sử dụng.


Thốt nước đơ thị:
16


Các cơng ty thốt nước đơ thị sẽ xây dựng và quản lý, duy tu, sửa
chữa, thơng, nạo vét tồn bộ hệ thống thoát nước trong địa bàn thành
phố, bao gồm: Cống, ga, mương, hồ điều hoà, cống ngăn triều và các
trạm bơm nước thải. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản các cơng
trình thốt nước của đơ thị mới Trung Yên.
Trong thiết kế quy hoạch đô thị đã hình thành một hệ thống thốt
nước bao gồm các cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ có một vai trò và
nhiệm vụ riêng.
Cấp 1 là hệ thống kênh, rạch, sơng hồ giữ vai trị tiếp nhận, điều
tiết, trao đổi, là trục chính tiêu nước thải của đơ thị.
Cấp 2 là các cống trục chính, tiếp nhận nước mặt từ các khu vực
dân cư trực tiếp đổ vào tuyến cấp 1.
Cấp 3 là các cống thoát nước từ các khu vực có vai trị tiếp nhận
nước mặt của khu vực sản xuất, dịch vụ, dân cư và trực tiếp đổ vào
tuyến cấp 2.
Cấp 4 là các cống thoát nước từ các khu vực tiểu khu, trực tiếp
nhận nước mặt từ các cơ sở kinh tế, các hộ gia đình và đổ trực tiếp
vào cống cấp 3.
Các cơng trình thốt nước bao gồm cống rãnh, cửa xả, kênh
mương, ao, hồ, sông, đê, đập, trạm bơm và trạm xử lý nước thải. Việc

quản lý và khai thác và sử dụng các công trình thốt nước sẽ được Ủy
ban nhân dân thành phố giao cho chính quyền đơ thị hoặc các cơ
quan trực tiếp quản lý thốt nước tại khu đơ thị mới Trung n thực
hiện. Khi đầu nối các cơng trình thốt nước cục bộ của đơ thị nối vào
hệ thống thốt nước chung của thành phố phải được sự đồng ý của cơ
quan quản lý cấp trên. Đồng thời, nước xả vào mạng lưới thoát nước
chung của thành phố phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường.
17




Các cơng trình cung cấp điện chiếu sáng cho đơ thị:
Khái niệm “Cơng trình chiếu sáng đơ thị” trong khoản 5, Điều 4

của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ
được hiểu là các hạng mục chiếu sáng cho các cơng trình như: Điểm
đỗ giao thơng cơng cộng ngồi trời, đường, cầu, đường và hầm dành
cho người đi bộ; bên ngoài các khu trường học,bệnh viện, trung tâm
thương mại, hội chợ triển lãm và các trụ sở; công viên, vườn hoa; các
cơng trình kiến trúc - tượng đài - đài phun nước; các cơng trình thể
dục thể thao ngồi trời.
Các cơng trình cấp điện, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng
khu vực sẽ được bảo vệ thong qua các văn bản pháp lý do Ủy ban
nhân dân Thành phố trực thuộc Trung ương ban hành dựa theo tiêu
chuẩn quy phạm của Nhà nước.
Mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng điện đều phải làm đơn
và ký kết hợp đồng sử dụng điện trực tiếp với cơ quan quản lý điện.
Khi có yêu cầu cải tạo và sửa chữa các cơng trình mà ảnh hưởng đến
hành lang an tồn các cơng trình cấp điện và chiếu sang đơ thị thì cần

phải có biện pháp an tồn và được sự đồng ý cho phép của các cơ
quan có thẩm quyền.


Cây xanh trong đơ thị:
o Cây xanh trong đơ thị bao gồm:
 Cây xanh sử dụng công cộng là tất cả các loại cây
xanh được trồng trên đường phố và ở khu vực sở hữu
công cộng (công viên, vườn thú, vườn hoa, vườn dạo,
thảm cỏ tại dải phân làn, các đài tưởng niệm, quảng
trường).

18


 Cây xanh sử dụng hạn chế là tất cả các loại cây xanh
trong các khu ở, các công sở, trường học, đình chùa,
bệnh viện, nghĩa trang, cơng nghiệp, kho tàng, biệt
thự, nhà vườn của các tổ chức, cá nhân.
 Cây xanh chuyên dụng là các loại cây trong vườn
ươm, cách ly, phòng hộ hoặc phục vụ nghiên cứu.
 Cây xanh trên đường phố bao gồm: cây bóng mát
được trồng hoặc có thể là cây mọc tự nhiên, cây trang
trí, dây leo trồng trên hè phố, giải phân cách, đảo
giao thông.
o Nguyên tắc chung quản lý cây xanh trong đô thị:
 Tất cả các loại cây xanh đô thị đều được xác định chủ
sở hữu, do tổ chức, cá nhân quản lý hoặc được giao
quản lý.
 Việc trồng cây xanh đô thị phải thực hiện theo quy

hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch chuyên ngành
cây xanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
 Việc lựa chọn chủng loại và trồng cây xanh phải
mang bản sắc địa phương, phù hợp với điều kiện khí
hậu và thổ nhưỡng, đồng thời đảm bảo đáp ứng các
yêu cầu về sử dụng, mỹ quan, an tồn giao thơng và
vệ sinh mơi trường đơ thị; hạn chế làm hư hỏng các
cơng trình cơ sở hạ tầng trên mặt đất, dưới mặt đất
cũng như trên không.
 Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, bảo vệ,
chăm sóc cây xanh trước mặt nhà, trong khn viên;
đồng thời thông báo kịp thời cho các cơ quan chức
19


năng quản lý để giải quyết khi phát hiện cây nguy
hiểm và các hành vi gây ảnh hưởng đến sự phát triển
của cây xanh đơ thị.
• Rác thải và hệ thống thu gom, xử lý rác thải trong đô thị:
Rác thải và đô thị là hai vấn đề luôn tồn tại song hành với nhau.
Việc xử lý tốt chất thải có ý nghĩa quan trọng trong việc gìn giữ và
tạo cảnh quan môi trường cũng như điều kiện sinh hoạt và làm việc
cho người dân trong đô thị. Nếu một ngày các bộ phận thu gom rác
thải không làm việc thì sẽ có hàng ngàn tấn rác thải mặc sức bốc lên
mùi hôi thối, gây ô nhiểm môi trường. Việc thu gom và xử lý rác thải
là nhiệm vụ không thể thiếu của cơ quan quản lý đô thị.
Rác thải là vấn đề tất yếu cần phải giải quyết của bất kỳ đô thị
nào. Với sự phát triển không ngừng của các ngành kinh tế và đời
sống người dân, số lượng và chủng loại rác thải đang tăng lên nhanh
chóng, yêu cầu phải có những giải pháp và đầu tư xử lý khác nhau.

Việc thực hiện quản lý và đưa ra các quy định nhằm làm giảm
lượng rác thải cần được quan tâm đúng mức. Cần chú ý kết hợp
những cơng trình khoa học tiên tiến được áp dụng trong công nghệ
thu gom và xử lý rác thải với quan điểm đúng về đội ngũ lao động
trong lĩnh vực này để đạt được hiệu quả cao nhất.

Chương 2: Thực trạng kết cấu hạ tầng khu đô thị mới Trung Yên
1. Tổng quan về khu đơ thị mới Trung n
1.1.

Vị trí, đặc điểm của khu đất xây dựng khu đô thị mới Trung Yên

- Vị trí giới hạn khu đất

20


Khu đơ thị mới Trung n nằm ở phía tây nam Thành phố, thuộc
địa bàn hai phường Yên Hoà và Trung Hồ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Khu đất có vị trí giới hạn như sau:
 Phía Đơng bắc giáp sơng Tơ Lịch
 Phía Tây nam giáp Trung Kính Hạ, Phường Trung Hịa
 Phía Đơng nam giáp đường Trần Duy Hưng
 Phía Tây bắc giáp khu xây dựng tập trung Yên Hịa
( Khu đơ thị mới Trung n được khoanh vùng bằng ô vuông màu đen, giáp
với đường Trần Duy Hưng và đường Láng cũng được thể hiện bằng con
đường bôi đen trên bản đồ)

( Nguồn: Wikimapia - Let's describe the whole world! )
- Đặc điểm của khu đất xây dựng khu đơ thị mới Trung n

Địa hình tương đối bằng phẳng (chủ yếu là ruộng canh tác) khi
chuẩn bị khảo sát để thực hiện dự án xây dựng. Cao độ tư nhiên dao
động từ 4,8m đến 5,8m. Khu vực có cao độ thấp nhất nằm ở phía tây

21


khu đất, khu vực có cao độ cao nhất nằm ở phía Đơng bắc khu đất
dọc sơng Tơ Lịch.
Căn cứ tài liệu do Viện Thiết kế quy hoạch xây dựng Hà Nội cung
cấp, khu đất nằm vào 3 vùng địa chất với 3 phân vùng, như sau:


Vùng I.2 phân vùng I-2b và vùng I.3 phân vùng I-3a
được đánh giá là thuận lợi cho xây dựng cao tầng, có thể
xây dựng nhà và các cơng trình kiên cố khơng hạn chế
tầng cao, cơng trình có tải trọng bình thường, cao dưới 5
tầng có thể sử dụng móng băng, cơng trình có tải trọng
lớn, chiều cao lớn hơn 5 tầng có thể dung móng cọc bê
tơng cốt thép.

 Vùng II.2 là vùng có điều kiện địa chất thuận lợi có mức
độ cho xây dựng, các cơng trình có tải trọng nhỏ, chiều
cao 3 – 4 tầng có thể dùng móng băng.
Điều kiện địa chất thuỷ văn, nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 1,5m
đến 3m (vùng II.2) và 3 – 5m (vùng I.2).
Về điều kiện tự nhiên của vùng:


Nhiệt độ trung bình là 23,5 oC


 Mưa: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 (nhiều nhất từ
tháng 7 đến tháng 9), lượng mưa trung bình hàng năm là
1670 mm/năm


Gió: mùa hè gió đơng nam là chủ đạo, mùa đơng gió
đơng bắc là chủ đạo

 Độ ẩm: cao nhất vào tháng 1 (98%)
 Nắng: số giờ nắng trung bình là 1640 giờ/năm
 Bão: xuất hiện nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, cấp
gió từ 8 – 10, có khi lên đến cấp 12
22


1.2.

Quy hoạch và cơ cấu sử dụng đất

- Nhà ở
Trong tổng diện tích của tồn bộ dự án, Ban quản lý dự án phải dành
ra 10% quỹ đất để xây dựng nhà ở tái định cư theo quy định của
Thành phố.
Tổng diện tích của tồn bộ phần nhà ở của Dự án là 349.000m2. Với
dân số vào khoảng 17.000 người thì mục tiêu của dự án là sẽ đạt
được diện tích sàn ở bình qn 20m2/người. Trong tổng số diện tích
trên, ban quan lý dự án đơ thị mới Trung Yên dành 47,13% diện tích
đất khu vực cho mục đích xây dựng nhà ở cao tầng (trên 5 tầng) và
16,66% cho cơng trình nhà ở thấp tầng (dưới 5 tầng).

-

Cơng trình hạ tầng xã hội
Các cơng trình hạ tầng xã hội như trường học, bện viện, đồn công an,
công viên, cây xanh, sân thể thao, nhà trẻ, chợ,… chiếm 8,93% diện
tích đất của dự án.

- Khu vui chơi, cơng viên cây xanh
Cây xanh đơ thị có vai trị quan trọng đối với môi trường đô thị, là
yếu tố giúp cân bằng sinh thái. Cây xanh chỉ được đầu tư cùng với
những dự án xây dựng đường đô thị, khu công cộng dịch vụ trong
khuôn viên đô thị mới và một số bồn hoa cây xanh gắn kết với những
cơng trình, dự án xây dựng khác. Với các đô thị mới thì cây xanh chủ
yếu tập trung dưới dạng các cơng viên và các khu vui chơi giải trí, nó
giải quyết những địi hỏi của cư dân đơ thị nhằm giúp con người thư
giãn, tái tạo lại sức lao động. Do đó, bên cạnh các cơng trình nhà ở và
giao thơng thì diện tích đất cho lĩnh vực này cũng được đầu tư với
diện tích 1,39ha chiếm 3,75% diện tích đất.
23


- Cơng trình giao thơng
31,39% diện tích đất được sử dụng để xây dựng hệ thống đường giao
thông nội thị, vỉa hè, đường tiểu khu, bãi đỗ xe và xử lý kỹ thuật
nhằm phục vụ nhu cầu đi lại và các hoạt động của đơ thị.
- Cơng trình cơng cộng thành phố, cơ quan
Các cơ quan của chính quyền thành phố, cơ quan của các đơn vị thực
hiện dự án được xây dựng với tỉ lệ diện tích 5,94% trên tồn bộ diện
tích đất chạy dọc theo sơng Tơ Lịch (Diện tích là 2,2 ha). Các cơng
trình cơng cộng chiếm 2,86% diện tích đất xây dựng của dự án. Tổng

diện tích để xây dựng các cơng trình cơng cộng thành phố cơ quan là
7,8%.
BẢNG TỔNG HỢP TỈ LỆ SỬ DỤNG ĐẤT
Loại đất
Tỉ lệ sử dụng đất
Nhà ở
47.13%
Cơng trình hạ tầng xã hội
8.93%
Cơng trình cơng cộng thành phố, cơ quan
7.8%
Giao thơng
31.39%
Khu vui chơi, cơng viên cây xanh
3.75%
Diện tích khác
1%
Tổng
100%
(Nguồn: Dự án khả thi “Khu phố mới Trung Yên, Từ Liêm, Hà Nội” – Công
ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị - Sở Xây Dựng Hà Nội)

24


( Biểu đồ tỉ lệ sử dụng đất)
1.3.

Mục tiêu của công tác quản lý kết cấu hạ tầng khu đô thị mới Trung
n


-

Đảm bảo tính thống nhất của khơng gian đô thị.

- Tạo ra sự thuận tiện cho người dân sống trong khu vực đô thị về làm
việc, dịch vụ, giải trí,…
-

Tối đa hóa sự an tồn về tài sản vật chất và tinh thần cho con người,
trước nhất là giữ gìn an tồn các cơng trình hạ tầng xã hội, hạ tầng
công cộng, sau là đến các hộ dân cư.

- Xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự cho tồn bộ khu đơ thị.
-

Đảm bảo an ninh trật tự xây dựng, ngăn chặn những trường hợp đổ phế
thải, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Nghiêm cấm các hoạt động làm ảnh
hưởng đến giao thông và trật tự đô thị.

25


×