CÂU I:
a. Phân biệt quan điểm dạy học, phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học
Quan điểm dạy học: Quan điểm dạy học là những định hướng tổng thể
cho các hành động phương pháp, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc
dạy học làm nền tảng, những cơ sở lý thuyết của lý luận dạy học, những điều
kiện dạy học và tổ chức cũng như những định hướng về vai trò của Giáo viên
và Học sinh trong quá trình dạy học.
Là khái niệm rộng, định hướng cho việc lựa chọn các phương pháp
dạy học cụ thể.
Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học là những hình thức, cách
thức hành động của Giáo viên và Học sinh nhằm thực hiện những mục tiêu
dạy học xác định, phù hợp với những điều kiện và những nội dung dạy học cụ
thể.
Là khái niệm hẹp hơn đưa ra mơ hình hành động.
Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật dạy học là những động tác, cách thức hành
động của Giáo viên và Học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm
thực hiện và điều khiển quá trình dạy học
Là khái niệm nhỏ nhất, thực hiện các tình huống hành động.
b. Phân tích bản chất, ưu điểm, hạn chế của nhóm phương pháp dùng lời.
Phương pháp thuyết trình:
*) Định Nghĩa : Phương pháp thuyết trình là phương pháp dạy học
bằng lời nói sinh động của giáo viên để trình bày một tài liệu mới hoặc tổng
kết những tri thức mà học sinh đã thu lượm được một cách có hệ thống.
*) Phân loại : Phương pháp thuyết trình thể hiện dưới hình thức giảng
giải, giảng thuật và diễn giảng phổ thơng.
+ Giảng thuật là một trong những phương pháp thuyết trình, trong đó
có yếu tố miêu tả, trần thuật. Nó được sử dụng khi miêu tả những thí nghiệm,
hiện tượng hoặc trình bày cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học lỗi lạc,
những thành tựu nổi tiếng trong khoa học – cơng nghệ…
Trong giảng thuật, giáo viên có thể trích những đoạn văn, thơ ngắn,
những câu nói hay những đoạn trích từ các tác phẩm văn học, các văn kiện
lịch sử…để làm cho bài giảng thêm sinh động, diễn cảm, giàu hình ảnh. Cũng
có thể kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy
học để minh họa cho việc trình bày của mình. Cũng có thể đặt ra những câu
hỏi nhằm thu hút sự chú ý, định hướng sự lắng nghe hoặc kích thích tính tích
cực cũng như để kiểm tra hiệu quả việc lĩnh hội tri thức của học sinh.
+ Giảng giải là phương pháp dạy học bằng việc dùng những luận cứ, số
liệu để chứng minh một sự kiện, hiện tượng, quy tắc, định lý, định luật, công
thức, nguyên tắc trong các mơn học. Giảng giải chứa đựng các yếu tố phán
đốn, suy lý nên có nhiều khả năng phát triển tư duy logic của học sinh.
Trong quá trình dạy học, giảng giải thường kết hợp với giảng thuật.
+ Diễn giảng phổ thơng là một trong những phương pháp thuyết trình
nhằm trình bày một vấn đề hồn chỉnh có tính chất phức tạp, trừu tượng và
khái quát trong một thời gian tương đối dài (30-35 phút và hơn thế), chẳng
hạn như trình bày các trào lưu văn học ở một giai đoạn nào đó. Phương pháp
này đối với việc dạy học ở PTCS thường ít dùng so với giảng thuật và giảng
giải. Khi dùng, nó thường kết hợp với hai phương pháp kia.
* Cấu trúc của phương pháp thuyết trình: Khi dùng phương pháp thuyết
trình để trình bày vấn đề nào đó cũng phải trải qua bốn bước: Đặt vấn đề, phát
biểu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận rút ra từ vấn đề đó.
- Đặt vấn đề là bước đầu tiên nhằm thông báo vấn đề dưới dạng tổng
quát để kích thích sự chú ý ban đầu của học sinh.
- Phát biểu vấn đề là bước nêu lên những câu hỏi cụ thể nhằm vạch ra
phạm vi những vấn đề cần phải xem xét.
- Giải quyết vấn đề: Bước này có thể tiến hành theo logic quy nạp hay
logic diễn dịch.
+ Logic quy nạp là con đường nhận thức từ sự kiện, hiện tượng đến cái
chung, cái khái quát, từ những trường hợp cụ thể đến quy luật, khái niệm,
nguyên tắc.
Theo logic quy nạp có thể có ba cách trình bày. Đó là: Quy nạp phân
tích từng vấn đề đặt ra ở bước phát triển vấn đề tương đối độc lập với nhau.
Vì vậy có thể giải quyết từng vấn đề, rút ra kết luận rồi chuyển sang giải
quyết vấn đề khác.
+>Quy nạp phát triển: Nêu vấn đề được giải quyết theo lối móc xích,
nghĩa là giải quyết xong từng vấn đề thứ nhất thì kết luận rút ra sẽ lại làm tiền
đề cho việc giải quyết vấn đề tiếp theo. Trong việc chứng minh các bài tốn
hình học thường gặp loại quy nạp này.
+>Quy nạp song song – đối chiếu: Nêu vấn đề đặt ra phải giải quyết
chứa đựng những mặt tương phản, đối lập.
+ Logic diễn dich là con đường nhận thức từ nguyên lý chung đến cái
cụ thể. Theo logic diễn dich, bắt đầu đưa ra các kết luận sơ bộ khái quát, sau
đó tiến hành giải quyết có thể theo ba cách: phân tích từng phần, phân tích
phát triển, phân tích so sánh – đối chiếu.
- Kết luận: Là bước kết thúc việc trình bày vấn đề. Nó là sự kết tinh
dưới dạng xúc tích, chính xác những khái quát bản chất của vấn đề đưa ra
xem xét.
Cách đặt vấn đề và cách phát biểu vấn đề có thể tiến hành bằng cách
thơng báo tái hiện hoặc có tính vấn đề. Cách giải quyết vấn đề có thể bằng
logic quy nạp hay logic diễn dịch. Điều đó chứng tỏ cấu trúc của phương
pháp thuyết trình đã phản ánh mặt bên trong và mặt bên ngoài của phương
pháp dạy học nói chung và phương pháp thuyết trình nói riêng.
* Ưu điểm và hạn chế của phương pháp thuyết trình
Phương pháp thuyết trình có những ưu điểm sau:
- Cho phép giáo viên truyền đạt những nội dung lý thuyết tương đối
khó, phức tạp, chứa đựng nhiều thơng tin mà học sinh tự mình khơng dễ dàng
tìm hiểu được một cách sâu sắc.
- Giúp học sinh nắm được hình mẫu về cách tư duy logic, cách đặt và
giải quyết vấn đề khoa học, cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những vấn đề
khoa học một cách chính xác, rõ ràng, xúc tích thơng qua cách trình bày của
giáo viên.
- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tác động mạnh mẽ đến tư tưởng,
tình cảm của học sinh qua việc trình bày tài liệu với giọng nói, cử chỉ, điệu bộ
thích hợp và diễn cảm.
- Tạo điều kiện phát triển năng lực chú ý và kích thích tính tích cực tư
duy của học sinh, vì có như vậy học sinh mới hiểu được lời giảng của giáo
viên và mới ghi nhớ được bài học.
- Bằng phương pháp thuyết trình, giáo viên có thể truyền đạt một khối
lượng tri thức khá lớn cho nhiều học sinh trong cùng một lúc, vì vậy đảm bảo
tinh kinh tế cao.
Những hạn chế của phương pháp thuyết trình
- Làm cho học sinh thụ động, chỉ sử dụng chủ yếu thính giác cùng với
tư duy tái hiện, do đó làm cho họ chóng mệt mỏi.
- Làm cho học sinh thiếu tính tích cực trong việc phát triển ngơn ngữ
nói.
- Thiếu điều kiện cho phép giáo viên chú ý đầy đủ đến trình độ nhận
thức cũng như kiểm tra đầy đủ sự lĩnh hội tri thức của từng học sinh.
* Những yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp thuyết trình:
Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần:
- Trình bày chính xác các hiện tượng,sự kiện, khái niệm, định luật, vạch
ra bản chất của vấn đề, ý nghĩa tư tưởng, chính trị của tài liệu học tập.
-Trình bày phải đảm bảo tính tuần tự logic, rõ ràng, dễ hiểu với lời nói
gọn, rõ, sáng sủa, giàu hình tượng, chuẩn xác, xúc tích.
- Trình bày phải thu hút và duy trì sự chú ý, gây được hứng thú, hướng
dẫn tư duy của học sinh thơng qua giọng nói, tốc độ nói, âm lượng thay đổi
thích hợp, qua các mẩu chuyện vui đúng lúc, qua cách đặt vấn đề và giải
quyết vấn đề, kết hợp lời nói với điệu bộ, nét mặt, biết đưa những lời trích dẫn
vào đúng lúc, đúng chỗ.
- Trình bày phải đảm bảo cho học sinh ghi chép được những vấn đề cơ
bản và qua đó mà dạy cho họ biết cách vừa ghi vừa tập trung nghe giảng.
CÂU II: Phân tích nội dung dạy học theo chuyên ngành
NGOẠI KHÓA TỔ CHỨC DẠY HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC
SINH VỚI GIÁO VIÊN NƯỚC NGOÀI
Nội dung dạy học
Trong Chương trình giáo dục phổ thơng mới, Tiếng Anh là môn học
bắt buộc. Đây là môn học giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao
tiếp ngoại ngữ thơng qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
Nhằm thực hiện chủ trương triển khai “Đề án ngoại ngữ quốc gia 2025”
của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao trình độ Tiếng Anh tồn dân đồng
thời cũng tạo ra mơi trường học Tiếng Anh tích cực đối với học sinh, nhà
Trường cần tổ chức dạy và học Tiếng Anh có sự kết hợp của giáo viên bản
ngữ.
Phương tiện dạy học
Cơ sở vật chất phục vụ việc dạy học tiếng Anh tiểu học theo các quy
định tại Công văn số 7110/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 24/10/2012 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn mua sắm, sử dụng và bảo quản thiết
bị dạy học môn Ngoại ngữ trong các trường phổ thông và Thông tư số
05/2019/TT- BGDĐT ngày 08/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 và các hướng dẫn khác của Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Đối với các trường có các điểm trường, nếu tổ chức dạy tiếng
Anh phải trang bị cơ sở vật chất đảm bảo để tổ chức dạy học theo quy định
trong Chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
Phương pháp dạy học
Với sự dạy dỗ của đội ngũ giáo viên nước ngồi nhiều kinh nghiệm,
chương trình Tiếng Anh được giảng dạy theo hướng tích cực và khuyến khích
sự chủ động, sáng tạo của học sinh.
Các hoạt động học tập có tính liên hệ trực tiếp, dựa trên ngữ cảnh thực
tế, lấy học sinh làm trung tâm và xây dựng, phát triển việc học – hiểu một
cách thực sự ở mỗi học sinh.
Tiếng Anh khơng chỉ nằm trong các trang sách, gói gọn trong giờ giảng
của thầy cô, mà được cụ thể hóa qua các hoạt động học như: đóng vai, học
qua các bài hát, học thơng qua các trị chơi, học tập ngồi khơng gian lớp
học… Điều này giúp học sinh làm quen, ghi nhớ và có thói quen nói, sử dụng
tiếng Anh. Đó là cách làm mới, hiệu quả của trong việc xây dựng, phát triển
môi trường học và sử dụng Tiếng Anh trong trường học.
Các hoạt động trong môn học được thiết kế đa dạng nhằm đáp ứng cả 3
phong cách học tập chủ yếu (học qua nghe, học qua nhìn, và học qua vận
động)
Chương trình học lấy năng lực giao tiếp làm mục tiêu, kiến thức ngơn
ngữ làm phương tiện để hình thành các kỹ năng giao tiếp. Thơng qua Tiếng
Anh có những hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và nền văn hóa các
quốc gia nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới. Đồng thời, hình
thành cách học tiếng Anh hiệu quả, tạo cơ sở cho việc học các ngoại ngữ khác
trong tương lai.
Tổ chức một hoạt động dạy học tương ứng
Để tiết học được chỉnh chu nhất thì cần đảm bảo Giáo viên nước ngồi
và trợ giảng đến trước giờ vào học 15 phút để chuẩn bị thiết bị dạy học( Loa,
máy chiếu, bảng, poster...)
Giáo viên nước ngoài bắt đầu tiết học bằng một câu hỏi đơn giản: “Bạn
sẽ làm gì vào cuối tuần tới?”. Thay vì cách gọi tên thơng thường, thầy chỉ
định học sinh trả lời bằng trị chơi chuyền bóng. Trái bóng được chuyền tới
bất kỳ học sinh nào. Bạn nào trả lời xong lại tiếp tục chuyền bóng cho các bạn
học sinh khác. Cứ thế, tham gia vào trò chơi này, hầu hết các bạn trong lớp
đều có cơ hội được nghe và nói hồn tồn bằng tiếng Anh.
Tồn bộ bài giảng được truyền đạt bằng tiếng Anh, chỉ đôi khi có
những câu dài hoặc nhiều từ mới, cơ giáo trợ giảng mới phải dịch lại cho học
sinh hiểu. Mặc dù phải tư duy nhanh và liên tục như vậy song các học sinh
trong lớp đều rất sôi nổi xung phong được nói và làm bài tập.
Mỗi tiết học đem đến sự thoải mái, gần gũi khiến em tự tin, mạnh dạn
hơn trong giao tiếp. Do đó, kỹ năng nghe, nói của học sinh cũng cải thiện hơn
trước rất nhiều.