Lí thuyết quản trị cổ điển ra đời vào cuối thế kỉ 19 và được áp dụng phổ
biến trong nửa đầu thế kỉ 20. Dù không được ứng dụng rộng rãi trong thời
hiện đại, một số nguyên tắc của lí thuyết này vẫn còn giá trị trong các doanh
nghiệp nhỏ liên quan đến sản xuất. Do đó việc nghiên cứu đề tài “ Quan điểm
của bản thân về việc ứng dụng các lý thuyết quản trị cổ điển trong thực tiễn
quản trị hiện nay ở Việt Nam.” Vừa có ý nghĩa về mặt lý luận lẫn thực tế.
Lý thuyết về quản trị cổ điển, ưu & nhược điểm
Khái niệm
Lí thuyết quản trị cổ điển trong tiếng Anh là Classical Management
Theory bao gồm lý thuyết quản trị khoa học và lý thuyết quản trị hành chính.
Thuyết quản trị cổ điển được phát minh dựa trên niềm tin rằng người lao động
chỉ có nhu cầu về kinh tế và thể chất. Khơng đề cập đến đến nhu cầu xã hội
hoặc sự hài lịng về cơng việc của người lao động, thay vào đó chủ trương
chun mơn hóa lao động, tập trung quyền lãnh đạo và ra quyết định, và tối
đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Lí thuyết về quản trị cổ điện được xây dựng với mục đích hợp lí hóa
các qui trình hoạt động để tăng năng suất và lợi nhuận.
Nơi làm việc lí tưởng theo lí thuyết quản trị cổ điển
Lí thuyết quản trị cổ điển chỉ ra nơi làm việc lí tưởng là một nơi các
đặc điểm chính sau:
Cấu trúc phân cấp: Nơi làm việc được chia thành ba tầng lớp quản lí
riêng biệt. Đứng đầu là ban giám đốc, các chủ sở hữu và giám đốc điều hành
đặt ra các mục tiêu dài hạn cho công ty. Quản lí cấp trung đảm nhận trách
nhiệm giám sát các giám sát viên, đồng thời đặt ra các mục tiêu ở cấp bộ phận
phù hợp với giới hạn của ngân sách quản lí. Cuối cùng là các giám sát viên người quản lí các hoạt động hàng ngày, giải quyết các vấn đề và đào tạo nhân
viên.
1
Chun mơn hóa: Khuyến khích sử dụng các dây chuyền lắp ráp: các
nhiệm vụ lớn được chia thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và dễ thực hiện. Công
nhân hiểu rõ vai trị của mình và thường chun về một lĩnh vực duy nhất.
Động cơ: Lí thuyết này tin rằng nhân viên được thúc đẩy bởi các phần
thưởng tài chính. Nó đề xuất rằng nhân viên sẽ làm việc chăm chỉ hơn và có
năng suất cao hơn nếu họ được nhận những phần thưởng dựa trên cơng việc.
Trung tâm của lí thuyết là mơ hình lãnh đạo chun quyền. Trong hệ
thống này, khơng cần tham khảo ý kiến của nhiều nhóm người để đưa ra
quyết định. Một nhà lãnh đạo duy nhất đưa ra quyết định cuối cùng và nó
được truyền đạt xuống cho tất cả mọi người làm theo. Cách tiếp cận này có
thể có lợi khi cần nhanh chóng đưa ra quyết định bởi một người, thay vì chờ
thảo luận từ một nhóm các quan chức cơng ty.
Ưu nhược điểm của lí thuyết quản trị cổ điển
Ưu điểm
Thuyết quản trị cổ điển có những ưu điểm như: Xác định rõ ràng về
nhiệm vụ và vai trò của nhân viên. Chỉ ra hoạt động, cấu trúc và chức năng
quản lí rõ ràng. Việc phân cơng lao động có thể khiến cho các công việc trở
nên dễ dàng thực hiện hơn, giúp nâng cao năng suất lao động.
Nhược điểm
Tuy nhiên, học thuyết về quản trị cổ điển tồn tại những nhược điểm
như: Cố gắng dự đoán và kiểm soát hành vi của người lao động, bỏ qua tầm
quan trọng của mối quan hệ và sự sáng tạo của lao động. Phụ thuộc vào kinh
nghiệm và chủ yếu chỉ có thể vận dụng trong hoạt động sản xuất. Về bản chất,
lí thuyết này xem người lao động giống như là máy móc, khơng quan tâm đến
sự hài lịng của cơng việc, những lợi ích về tinh thần và ý kiến của nhân viên
lao động có thể đem lại.
2
Nhận định của bản thân
Thực tế lịch sử cho thấy việc áp dụng lý thuyết của Taylor giúp cải
thiện năng suất lao động và khối lượng sản phẩm lên đáng kể. Tuy nhiên, lý
thuyết của về quản trị học cổ điển nghiêng về "kỹ thuật hóa, máy móc hóa"
con người, làm sức lao động bị khai thác tối đa, khiến cho cơng nhân buộc
phải đấu tranh chống lại các chính sách về quản lý, lãnh đạo.
Các phương pháp của trường phái quản trị cổ điển đã có những đóng
góp thiết thực trong việc phát triển tư duy lãnh đạo, quản trị, phát triển kỹ
năng lãnh đạo, quản lý theo bộ phận và chun mơn hóa lao động. Đồng thời
nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên và
việc sử dụng lương thưởng để tăng năng suất. Tuy nhiên, các tác giả đã phát
triển một phương pháp lãnh đạo và quản lý thuần túy như “cơ giới hóa con
người”, kết nối con người vào một dây chuyền công nghệ để quản lý và tăng
năng suất lao động.
Tuy nhiên, trong trường phái cổ điển có nhiều hạn chế vì đã bỏ qua yếu
tố con người trong quá trình làm việc. Năng suất lao động phụ thuộc vào các
yếu tố tâm lý, xã hội của người lao động nên có thể phát huy cao độ tính tự
chủ. Con người phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tâm lý xã hội. Chính những
yếu tố này đã tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp trong quá trình làm việc từ
đó đạt được hiệu quả cơng việc cao trong q trình lao động.
Giải thích
Ngày nay, việc ứng dụng các lý thuyết quản trị cổ điển khơng cịn phù
hợp vì các trường phái và thuyết quản lý khác vừa kế thừa thành tựu của
thuyết quản trị khoa học, vừa nâng cao những nhân tố mới để đưa khoa học
quản lý từng bước phát triển hoàn thiện hơn. Việc ứng dụng thuyết quản trị cổ
điển sẽ làm xuất hiện một số điểm không phù hợp:
3
Các tư tưởng QT cổ điển được thiết lập trong một tổ chức ổn định, ít
thay đổi. Tổ chức phân cấp chặt chẽ, cứng nhắc, không phản ứng linh hoạt với
môi trường kinh doanh luôn bất ổn như hiện nay
Công nhân khơng có quyền lựa chọn và khơng có động lực cho các
sáng kiến cá nhân. Không phát huy hiệu quả nếu làm việc theo nhóm. Trong
khi ngày nay, mỗi cá nhân luôn muốn năng lực của bản thân được cơng nhận
và họ ln mong muốn có cơ hội để thăng tiến
Với định mức lao động thường rất cao đòi hỏi công nhân phải làm việc
cật lực. Hơn nữa, người thợ bị gắn chặt với dây chuyền sản xuất tới mực biến
thành những "Cơng cụ biết nói". Điều đó thể hiện sự thiếu nhân văn trong lao
động.
Đưa ra tư tưởng “con người kinh tế”: qua trả lương theo số lượng sản
phẩm để kích thích tăng năng suất và hiệu quả sản xuất. Sự buồn tẻ trong
công việc gia tăng, việc cải thiện điều kiện lao động không được nhắc đến, ít
chú trọng đến nhu cầu xã hội của con người.
Ví dụ minh họa
Lý thuyết quản trị cổ điển tập trung sự chú ý vào năng suất và hiệu quả
của tổ chức với sự đóng góp quan trọng của Taylor với 14 nguyên tắc quản trị
cơ bản.
Ví dụ: Các nhà quản trị từ cấp cơ sở trở lên nên dành nhiều thời gian và
công sức để lập kế hoạch hoạt động của tổ chức cho công nhân làm việc và
kiểm tra hoạt động thay vì cùng tham gia cơng việc cụ thể của người thừa
hành.
Henry Fayol thì đề cập đến các chức năng quản trị và phương pháp áp
dụng chúng. Tư tưởng chủ yếu của thuyết Fayol là nhìn vấn đề quản trị ở tổng
thể tổ chức quản lý, xem xét hoạt động quản trị từ trên xuống, tập trung vào
bộ máy lãnh đạo cao với các chức năng cơ bản của nhà quản trị.
4
Ví dụ: Trong bộ máy tổ chức cơng ty Samsung, đối với cấp quản trị
càng cao thì yêu cầu khả năng quản trị hành chính càng lớn và ngược lại cấp
quản trị thấp thì khả năng chun mơn kỹ thuật là quan trọng nhất.
Weber thì đề cao các nguyên tắc, chính sách và tính hợp lý của tổ chức
nhờ đó có thể thiết lập một cơ cấu tổ chức hợp lý và hiệu quả. Cơ sở tư tưởng
của Weber là ý niệm thẩm quyền hợp pháp và hợp lý. Tuy nhiên, ngày nay
thuật ngữ “quan liêu” gợi lên hình ảnh một tổ chức cứng nhắc, lỗi thời, hoàn
toàn xa lạ với tư tưởng ban đầu của Weber.
Ví dụ: Do muốn bản vệ quyền lợi riêng nên tầng lớp quan liêu trong tổ
chức thường bám chặt vào những nguyên tắc và thủ tục dù rằng chúng không
đem lại hiệu quả cho tổ chức dẫn đến lãng phí trong tiền bạc.
Ngày nay trong điều kiện mơi trường thay đổi nhanh chóng, các nhà
quản trị hiện đại cần phải chú trọng đến các yếu tố như tồn cầu hóa, tính đa
dạng của lực lượng lao động, tính sáng tạo, các yêu cầu về quản lý chất lượng,
vv... • Nhà nước và Doanh nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới thường áp
dụng Nhóm học thuyết lãnh đạo, hội nhập trong quản trị hiện đại
Ví dụ: mơ hình của Australia sử dụng 05 nhóm năng lực cốt lõi và có
22 năng lực chung; mơ hình của Hoa Kỳ xác định 05 năng lực cốt lõi và 28
năng lực chung, 06 trong số đó được coi là cơ bản (kỹ năng giao tiếp giữa các
cá nhân, giao tiếp bằng miệng, tính liêm chính/trung thực, giao tiếp bằng văn
bản, học tập và động lực phục vụ công)
Những nguyên lý của khoa Quản Trị cổ điển, tuy khơng hồn tồn phù
hợp và đem lại những kết quả thực tiễn cho xã hội hôm nay, nhưng đã là
những viên gạch lót đường rất chắc chắn, để khoa Lãnh Đạo và Quản Trị
ngày nay khai triển và hoàn hảo hóa. Mỗi lý thuyết gia nhìn vấn đề theo một
chiều kích riêng biệt, tùy vào cơng việc họ làm, và tổ chức họ phục vụ.
5