Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Skkn đổi mới nội dung phương pháp theo hướng tích cực hóa học sinh trong giờ học thể dục ở thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.01 KB, 15 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HĨA HỌC SINH
TRONG GIỜ HỌC THỂ DỤC Ở THCS

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
1.2. Mục đích nhiệm vụ
1.2.1. Mục đích
1.2.2. Nhiệm vụ
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.4. Tổ chức nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
1.4.2. Thời gian nghiên cứu
1.4.3. Địa điểm nghiên cứu
PHẦN II: NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
2.2. Thực trạng về công tác giáo dục thể chất ở trường THCS
2.2.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên của trường
2.2.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy
2.2.3. Thực trạng công tác tổ chức giờ học thể dục
2.2.3.1. Kế hoạch giảng dạy môn thể dục
2.2.3.2. Cấu trúc giờ học thể dục.
2.2.4. Nhận thức của học sinh về TDTT.
2.3. Đổi mới nội dung phương pháp theo hướng tích cực hóa học sinh trong
giờ học thể dục.
2.3.1. Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất
2.3.2. Phối hợp nhiều nội dung học tập trong một giáo án.
2.3.3. Xây dựng cấu trúc giờ học hợp lý.
2.3.4. Cải tiến nội dung phương pháp tổ chức giờ học thể dục.
PHẦN III – KẾT LUẬN



3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
1

skkn


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề:
Thể dục thể thao là một bộ phận không thể thiếu được trong nền giáo dục
XHCN nhằm đào tạo và xây dựng con người mới phát triển tồn diện, vì vậy bất
cứ quốc gia nào dù nhỏ hay lớn, dù giàu hay nghèo... cũng đều chú trọng đến sự
nghiệp phát triển TDTT.
Đảng và Nhà nước ta khẳng định: Con người là vốn quý nhất của xã hội, là
nguồn lực to lớn nhất và quan trọng nhất trong sự nghiệp xây dựng và phát triển
đất nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Đồng thời cũng khẳng định sức khỏe là vốn quý nhất của con người và sự cường
tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là cơ sở để tạo ra tài
sản trí tuệ và vật chất cho xã hội.
Do vậy mà Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm nhiều hơn tới sự nghiệp
phát triển TDTT, trong đó cơng tác giáo dục thể chất trong nhà trường lại càng
được coi trọng và là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được của nền giáo
dục xã hội chủ nghĩa.
Những năm qua công tác giáo dục thể chất trong các trường học tuy đã đạt
được một số kết quả nhất định nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ Giáo
dục Đào tạo. Sở dĩ như vậy là do chưa có những giải pháp, biện pháp tổ chức hợp
lý, sân bãi dụng cụ học tập cịn thiếu hoặc khơng đảm bảo, nội dung giờ học còn sơ
sài, đơn điệu, chưa đổi mới nội dung, phương pháp.

Hà Tĩnh, là một tỉnh thuần nông, phong trào thể dục thể thao phát triển chậm
và chưa rộng khắp, chủ yếu phát triển ở thị xã, thị trấn. Vị trí mơn học thể dục
trong nhà trường xem nhẹ chưa bình đẳng với mơn học khác, việc hồn thành mục
tiêu giáo dục đặt ra cịn nhiều khó khăn. Đây là vấn đề bức thiết đặt ra cho ngành
giáo dục nói chung và với bộ mơn giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp nói
riêng.
Để đáp ứng và giải quyết được nhiệm vụ của công cuộc đổi mới đó. Đảng và
Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới công việc đổi mới và phát triển giáo dục.
2

skkn


Nhất là việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung
phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp, và hệ thống quản lý giáo dục, thực
hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa xã hội hóa.
Đối với những người làm công tác giáo dục luôn luôn phải chăm lo đến chất
lượng dạy và học, luôn học hỏi trau đổi những kinh nghiệm tìm ra những phương
pháp, hình thức giảng dạy mới cho phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của
học sinh, nhằm tạo cho học sinh niềm say mê hứng thú trong học tập.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng trong cơng tác giáo dục nói chung và GDTC
nói riêng để đạt được hiệu quả cao phụ thuộc vào nội dung chương trình, phương
pháp dạy học, trình độ của giáo viên, phương tiện giảng dạy, phụ thuộc vào người
học, và khả năng phát huy tính tự giác, tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
Từ thực tiễn nêu trên tôi thấy để nâng cao chất lượng giờ học TD thì một
trong những yếu tố quan trọng có được đó là tích cực hóa sao cho giờ học sinh
động, hấp dẫn, học sinh hứng thú tập luyện đạt chất lượng vận động hợp lý.
Chính vì vậy mà trong điều kiện hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học
nhằm nâng cao chất lượng giờ học thể dục ở trường THCS là cần thiết. Với đề tài:
“Đổi mới nội dung phương pháp theo hướng tích cực hóa học sinh trong giờ

học thể dục ở trường THCS”. Tơi muốn đóng góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục tồn diện của nhà trường.
1.2. Mục đích và nhiệm vụ:
1.2.1. Mục đích: Mục đích của đề tài là trên cơ sở đánh giá thực trạng chất
lượng giờ học thể dục tại trường THCS từ đó đổi mới nội dung phương pháp theo
hướng tích cực hóa của học sinh trong giờ học thể dục tại trường THCS nói riêng
và trong tỉnh Hà Tĩnh nói chung.
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1.2.2.1. Nhiệm vụ 1:
Đánh giá chất lượng giờ học thể dục tại trường THCS
1.2.2.2. Nhiệm vụ 2: Đổi mới nội dung phương pháp theo hướng tích cực hóa
học sinh trong giờ học thể dục ở trường THCS.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
3

skkn


Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài cần sử dụng 4 phương pháp sau:
1.3.1. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Nhằm tham khảo, sử dụng các tài liệu có liên quan đến các phương pháp, từ
đó hình thành các giả định khoa học, nhận thức được vấn đề liên quan đến đề tài,
hoàn chỉnh các nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu cũng như cách tiến hành tổ
chức quá trình nghiên cứu.
1.3.2. Phương pháp phỏng vấn:
Thông qua phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp, nhằm tìm hiểu, thu thập các tư
liệu và thông tin cần thiết về thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng giờ
học ở các trường THCS.
1.3.3. Phương pháp quan sát sư phạm:
Dự giờ, ghi chép để đánh giá phương pháp giảng dạy, học tập của giáo viên và

học sinh.
1.3.4. Phương pháp toán học:
Sử dụng các cơng thức phần trăm, trung bình cộng để xử lý số liệu đã thu thập
được, để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.
1.4. Tổ chức nghiên cứu:
1.4.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
a. Đối tượng nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng cơng tác giảng dạy, học tập môn thể dục của giáo viên,
học sinh trường THCS.
b. Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động giảng dạy và học tập của trường THCS
1.4.2. Thời gian nghiên cứu:
Để đề tài được tiến hành từ ngày 09/ 02/ 2015 đến 09/ 10/ 2016 được chia làm
3 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Từ 09/ 02/ 2015 đến 09/ 5/2015, chọn đề tài và xây dựng đề tài
nghiên cứu.
- Giai đoạn II: Từ 09/ 5/ 2015 đến 09/ 9/ 2016, thu thập xử lý số liệu.

4

skkn


- Giai đoạn III: Từ 09/ 9/ 2016 đến 09/ 10/ 2016 hoàn thành bài tập và viết
xong đề tài.
1.4.3. Địa điểm nghiên cứu:
- Phòng GD&ĐT huyện– Trường THCS.
PHẦN II
NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:

Mục tiêu của giáo dục thể chất (GDTC) trường học nước ta là: “Nhằm tăng
cường sức khỏe, phát triển thể chất góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, đáp ứng u cầu giáo dục tồn diện cho người đọc”. Đó là phương hướng
chiến lược của thể dục thể thao (TDTT) trường học, trong đó địi hỏi tất cả các mặt
giáo dục, phải hướng tới phát triển học sinh toàn diện, tất cả các mặt: Đức, Trí,
Thể, Mỹ dục, để họ trở thành những con người mới XHCN.
Văn kiện đại hội lần thứ VIII và lần thứ IX đã chỉ rõ: “Cơ thể cường tráng là
cơ sở vật chất của đời sống vật chất và tinh thần của xã hội, không có thể chất
cường tráng, học sinh khó hồn thành nhiệm vụ học tập và cũng khó phát huy
tác dụng của mình trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”
Thời kỳ mới, thời kỳ CNH-HĐH cần yêu cầu càng mới, càng cao đối với việc
nâng cao thể chất học sinh. Yêu cầu con người phát triển khỏe mạnh hài hồ, để có
thể cơng tác trong những điều kiện lao động với tốc độ cao, cường độ lớn và tinh
thần căng thẳng... do đó việc tiến hành sửa đổi, cải tiến công tác TDTT trường học
để nó phát huy hơn nữa vị trí tác dụng của mình càng có ý nghĩa to lớn.
Để đạt được điều đó thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sự nhận thức
của người tập, bởi chúng ta biết rằng nếu người tập không nắm vững nguyên tắc,
các phương pháp tập một cách có khoa học thì khơng những hiệu quả của tập luyện
khơng cao mà cịn gây nguy hiểm tới cơ thể người tập. Trong quá trình tập luyện
người tập khơng tập trung chú ý, khơng tự giác tích cực khơng có tính sáng tạo thì
hiệu quả tập luyện kém. Vì vậy, trước tiên phải giáo dục cho học sinh có thái độ tự
giác và hứng thú bền vững với mục đích của tập luyện. Nghĩa là học sinh phải xác
định được động cơ học tập, phải cho học sinh hiểu được ý nghĩa của bài tập, công
5

skkn


việc. Ngoài ra, người giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp, phương tiện
lên lớp sao cho có sức hấp dẫn học sinh học tập. Mặt khác, người giáo viên phải

biết cách hướng dẫn học sinh biết cách phân tích và sử dụng sức lực hợp lý trong
khi thực hiện bài tập. Để thực hiện bài tập đạt kết quả cao thì trong khi giải quyết
các nhiệm vụ của bài tập địi hỏi học sinh phải có tính chủ động, tự lập và sáng tạo.
Nói một cách khác là trong quá tình dạy học TDTT trường học phải đồng thời phát
huy vai trị tích cực của thầy và trị đồng thời dưới sự hướng dẫn của thầy, học sinh
tích cực tự giác hơn hoàn thành nhiệm vụ. Nguyên tắc này xác định vị trí, tác dụng
và quan hệ của thầy và trị trong q trình dạy học, vai trị chủ động của thầy là chỉ
thầy giáo đại diện cho yêu cầu của xã hội và nhà nước, biết nắm phương pháp dạy
học, sắp xếp tiến trình dạy học. Tính tự giác tích cực của học sinh là chỉ dưới sự
chỉ đạo củ thầy. Học sinh phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, xác định rõ
mục đích học tập, có thái độ đúng đắn và cố gắng học tập. Vì vậy, cần đổi mới nội
dung phương pháp theo hướng tích cực hóa học sinh để phù hợp với cơ sở lý luận.
2.2. Thực trạng về công tác giáo dục thể chất ở trường THCS:
Muốn đánh giá được công tác GDTC ở trường THCS trước hết phải xác định
yếu tố chính chi phối hiệu quả giờ học đó. Đánh giá thực trạng các yếu tố này để
tìm ra các ưu điểm và tồn tại, từ đó cơ sở nghiên cứu, tìm ra giải pháp hữu hiệu
nhằm nâng cao chất lượng giờ học thể dục trong trườngc THCS nói riêng và trong
tồn tỉnh Hà Tĩnh nói chung.
- Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy học tập môn thể dục.
- Thực trạng công tác giờ học
- Nhận thức của học sinh về tập luyện TDTT.
2.2.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên của trường THCS
Trường THCS Hàm Nghi gồm có 17 lớp, có 535 học sinh và 48 giáo viên
trong đó có 4 giáo viên thể dục. Qua nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên thể
dục của trường đã thu được kết quả thực hiện ở bảng 1.

6

skkn



Bảng 1: Thực trạng đội ngũ giáo viên thể dục của trường THCS
Số lượng

Trình độ

Giới tính

4

3 Đại học

4 nam

Thâm niên
cơng tác
30

Số lượng
học sinh
535

1 Cao Đẳng
Qua bảng 1 ta thấy: Trường có 4 giáo viên thể dục trên tỷ lệ học sinh là 535
em, tỷ lệ này đã đáp ứng yêu cầu do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Giáo viên
giảng dạy có thâm niên cơng tác tốt, tuổi đời trẻ, rất nhanh nhẹn và nhiệt tình. Đây
là mặt thuận lợi trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên kinh nghiệm giảng dạy và
quản lý còn hạn chế, kiến thức thực tế còn hạn chế.
2.2.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy – học tập mơn
thể dục ở trường THCS.

Để có giờ học chất lượng cao thì cơ sở vật chất phục vụ cơng tác giảng dạy
học tập phải đầy đủ, một giờ học muốn đạt được hiệu quả thì điều kiện về cơ sở vật
chất góp phần cực kỳ quan trọng. Thơng qua đó giúp cho người học có được một
cái nhìn tổng thể, tạo được sự tư duy trìu tượng, có kết luận về nhận thức khách
quan với môn học Thể dục, cơ sở vật chất càng quan trọng hơn, bởi đây là mơn
học thực hành, việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo động tác thuận lợi.
Việc đó đòi hỏi các cấp lãnh đạo, nhà trường phải chú ý quan tâm, cung cấp
tối đa có thể cho nhà trường để giờ học được tiến hành thuận lợi đạt chất lượng
cao.
Do vậy tôi đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất phục vụ
cho môn thể dục của trường THCS.
Qua quan sát điều tra, trao đổi phỏng vấn với các cán bộ giáo viên của trường
tôi thu được kết quả và được thực hiện cụ thể ở bảng 2.

7

skkn


Bảng 2
TT

Cơ sở vật chất

Số lượng

1.

Tài liệu giảng dạy


2.

Sân điền kinh

1

3.

Hố nhảy cao, nhảy xa

2

4.

Đường chạy

1

5.

Dụng cụ tập luyện

ván bổ trợ

6.

Đồng hồ bấm giây

1


7.

Bóng bàn

0

Đủ

Qua bảng 2 ta thấy: Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn và bất hợp
lý: Như chúng ta đã biết điền kinh là một môn cơ bản phổ thông và được đưa vào
trong chương trình giáo dục thể chất trong các trường phổ thơng các cấp. Với một
trường có quy mơ tương đối lớn của tỉnh mà CSVC phục vụ cho công tác giảng
dạy vẫn còn thiếu thốn và bất hợp lý. Thực tế nhà trường có một sân vận động,
nhưng khơng đảm bảo cho giờ học, vì diện tích sân q hẹp khoảng 500m 2, hố
nhảy cao và nhảy xa đào chung một hố, do vậy không đảm bảo tiêu chuẩn chung
của hố nhảy cao và nhảy xa. Nhiều khi 2 lớp học chung một nội dung nên khơng
có sân và hố để học. Như vậy ảnh hưởng tới chất lượng giờ học. Hơn thế nữa khi
trời mưa học sinh khơng có sân tập. Đường chạy ngắn của học sinh chưa có, nên
việc giảng dạy và học tập rất khó khăn khơng phát huy được hết năng khiếu của
học sinh. Dụng cụ luyện tập thiếu nhiều.
Với thực trạng cơ sở vật chất của trường THCS cho thấy:
Trường chưa thực sự chú ý đến công tác giáo dục thể chất, do ảnh hưởng lớn
tới công tác giáo dục thể chất, do ảnh hưởng lớn tới hiệu quả giờ học thể dục.
2.2.3. Thực trạng công tác tổ chức các giờ dạy thể dục
Để đánh giá chính xác khách quan thực trạng giờ học thể dục của trường
THCS thông qua việc quan sát một số giờ học kết hợp với phỏng vấn, cho phép rút
ra được một số vấn đề sau:
2.2.3.1. Kế hoạch giảng dạy môn thể dục
8


skkn


Nghiên cứu tiến trình giảng dạy nội dung chạy nhanh, chạy bền và nhảy cao
cho học sinh lớp 8.
Bảng 3
Giáo
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
án
Chạy
+ + + + + + + + + + + +
KT
bền
Chạy
+ + + + + + + + + + + + + KT
nhanh
Nhảy
+ + + + + + + KT KT
cao

Qua bảng 3 cho thấy giáo viên của trường bố trí dạy 1-2 nội dung trong một
tiết học, đặc biệt ở các giáo án có nội dung đã gây nên sự đơn điệu, nghèo nàn, ít
gây hứng thú tập luyện cho học sinh. Đồng thời với điều kiện sân bãi, dụng cụ có
hạn đã dẫn đến thời gian đợi lượt thực hiện động tác của học sinh kéo dài. Chính vì
vậy mật độ vận động của các giờ tập thấp, điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng
giờ học.
2.2.3.2. Cấu trúc giờ học thể dục
Bảng 4: Cấu trúc giờ học thể dục ở trường THCS
STT
Nội dung

Thời gian
%
1 Chuẩn bị
12
26,7
2 Cơ bản
26
57,3
3 Kết thúc
7
16
Từ kết quả trên bảng 4 ta thấy thời gian phần chuẩn bị và phần kết thúc
chiếm quá nhiều thời gian của một giờ học (42,7%), thời gian của phần cơ bản chỉ
chiếm 57,3% . Phần cơ bản là phần chính giải quyết nội dung của một giờ học mà
chỉ chiếm có một nửa thời gian. Như vậy cấu trúc của một giờ học chưa hợp lý (Lý luận
và phương pháp thể dục thể thao). Điều này đã dẫn tới chất lượng giờ học chưa cao.
2.2.4. Nhận thức của học sinh về vai trò tập luyện TDTT
Để cơng tácGDTC trường học có hiệu quả thì việc nhận thức của học sinh,
công tác giảng dạy và thái độ học tập của giáo viên và học sinh. Học sinh là nhân
tố quyết định sự phát triển phong trào TDTT cấp cơ sở, là nền tảng góp phần đưa
nền TDTT nước ta phát triển, sánh vai với nền TDTT các nước bạn.
Qua việc nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm sinh lý lứa tuổi, tôi tiến hành lập
phiếu phỏng vấn. Từ đó có cái nhìn khách quan và sát thực hơn.
Cụ thể phỏng vấn ở bảng 5 (n = 300 học).
9

skkn


Bảng 5: Nhận thức của học sinh về TDTT

STT

Nội dung

Thực trạng
Số lượng
%

Ảnh hưởng của thể dục tới sức khoẻ:
1 Tốt
250
83,3
Không tốt
50
16,7
Thích hoc giờ thể dục:
2 Có
248
82,6
Khơng
52
17,4
Lý do tham gia tập luyện TDTT:
Giáo viên có trình độ dạy tốt
160
53,0
250
83,3
3 Tăng cường sức khoẻ
Mong muốn trở thành vận động viên

20
0,7
Học để có kết quả học tập tốt
80
26,6
Nhà trường quan tâm đến phong trào TDTT
140
46,7
Xử lý phương pháp giảng dạy
4 Hợp lý
148
49,3
Chưa hợp lý
152
50,7
Cảm giác của học sinh về giờ học TDTT
5 Thoải mái
160
53,0
Gị bó
80
27,0
Nhiệm vụ đặt ra cho học sinh trong giờ học thể dục
Dễ
80
26,7
6
Khó
120
40,0

Quá khó
60
20,0
Sự nghiêm túc quan tâm sát sao của giáo viên đối
với học sinh trong giờ học
7

260
86,7
Khơng
40
13,3
Qua bảng 5 cho ta thấy việc học sinh nhận thức được tác dụng của tập luyện
TDTT cịn hạn chế. Vì vậy mà ta thu được số học sinh thích – khơng thích giờ học
TDTT . Tất nhiên ít em học sinh khơng thích tập luyện TDTT ở đây có thể vì lý do
giới tính đặc điểm cá nhân (bệnh tật, khơng có năng khiếu thể thao...) mà họ khơng
thích tập. Có 16,7% học sinh nhận thức được luyện tập TDTT không có ảnh hưởng
gì đối với sức khoẻ người tập. Đây là điều chúng ta đáng quan tâm, xem xét. Có lẽ
vì trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa giúp các em hiểu được mục đích, vai
trị và tác dụng của việc luyện tập TDTT, do giáo viên chưa phát huy hết vai trị
của mình. Qua đó, chúng ta nhận thấy rằng giáo viên còn bị hạn chế về lý luận và
phương pháp dạy học.

10

skkn


Việc sử dụng phương pháp dạy chưa hợp lý 50,7% cũng dẫn đến học sinh
khơng thích học thể dục, cảm giác gị bó của học sinh về giờ học thể dục cũng xảy

ra với ít học sinh chiếm 27%. Sự nghiêm túc quan tâm sát sao của giáo viên đối với
học sinh trong giờ học thể dục ảnh hưởng tới việc kích thích học sinh tích cực
tham gia tập luyện. Còn 40 học sinh chiếm 13,3% nhận xét là giáo viên thiếu sự
quan tâm tới các em học sinh trong giờ học. Một số ẹm lại còn cho rằng nhiệm vụ
đặt ra cho học sinh trong giờ học TDTT là dễ: 80 học sinh chiếm 26,7% và 40 học
sinh là khó, 20% học sinh là quá khó.
Ta biết rằng giờ học đạt được hiệu quả ngoài việc tạo cho giờ học khơng khí
thoải mái, cần tránh sự khn mẫu cứng nhắc, có như vậy mới tạo điều kiện để học
sinh phát huy tính chủ động, tự lập và sáng tạo trong giờ học tập - một trong những
yếu tố quan trọng phát huy tính tự giác tích cực của học sinh.
Qua đây cho chúng ta thấy rằng việc sử dụng nguyên tắc, phương pháp trong
quá trình giáo dục thể chất của giáo viên vẫn còn những hạn chế nhất định.
Từ những hạn chế đó tơi thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học.
2.3. Đổi mới nội dung phương pháp tích cực hố học sinh trong giờ học
thể dục.
Chất lượng giáo dục là mục tiêu hàng đầu của công tác giáo dục. Điều đó
địi hỏi các nhà giáo dục phải có những giải pháp thích hợp, có hướng đi đúng đắn,
xây dựng quan điểm chỉ đạo gắn liền với thực tiễn. Cung cấp đầy đủ nhân lực, vật
lực , chủ động tối đa mọi điều kiện nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của giáo dục.
Giáo dục THCS là một mắt xích quan trọng của hệ thống giáo dục nước ta là
cầu nối giữa bậc TH với THPT. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giờ học thể dục,
giáo viên cần đổi mới nội dung, phương pháp theo hướng tích cực hoá học sinh sao
cho giờ học sinh động, hấp dẫn, học sinh hứng thú tập luyện đạt đến lượng vận
động hợp lý.
2.3.1. Đảm bảo về cơ sở vật chất.
Việc đảm bảo về cơ sở vật chất và trang thiết bị, dụng cụ sân bãi tập luyện là
yếu tố quan trọng quyết định đến chất lương giờ học thể dục. Như chúng ta đã biết,
thể dục là môn học chủ yếu ngồi trời, do đó điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ
giờ học là cần thiết. Vì vậy, lãnh đạo địa phương, nhà trường cần có sự quan tâm
và tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo về mặt bằng diện tích để làm sân thể dục phục

vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên và việc học tập cho học sinh. Nhà trường
cần tham mưu với lãnh đạo các cấp các ngành có liên quan tạo điều kiện cung cấp
11

skkn


cho nhà trường dụng cụ tập luyện để việc giảng dạy của giáo viên và học tập của
học sinh được tiến hành thuận lợi.
2.3.2. Phối hợp nhiều nội dung giảng dạy trong một giáo án.
Sắp xếp các nội dung trong từng giáo án theo tiến trình dưới đây để góp
phần nâng cao chất lượng giờ học.
Bảng 6:
Giáo
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23
án
Chạy
+ + + + + + + + + + + + + + + +
+ + KT
bền
Chạy
nhan + + + + +
+ + + + + + KT
h
Nhảy
+ + + + +
+ + KT KT
cao

Trong giờ học kết hợp nội dung trong giáo án sẽ tạo ra hứng thú học tập cho

giờ học sinh không nhàm chán đơn điệu, giờ học sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
2.3.3. Xây dựng cấu trúc giờ học hợp lý
Xây dựng cấu trúc giờ học thể dục, tức là sử dụng hợp lý thời gian để giải
quyết nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng của giờ học. Dựa trên quy luật diễn biến
quyết khả năng hoạt động thể lực trong phạm vi về buổi tập và đặc điểm tổ chức
hoạt động buổi tập, tôi thấy rằng thời gian của 3 phần chuẩn bị và kết thúc là chưa
hợp lý, tôi mạnh dạn đưa ra thời gian cho mỗi phần trong giờ học được thể hiện ở
bảng 7
Bảng 7:
STT

Nội dung

Thời gian

%

1

Chuẩn bị

8

18

2

Cơ bản

32


71

3

Kết thúc

5

11

2.3.4. Cải tiến nội dung, phương pháp theo hướng tích cực hố học sinh
trong giờ học thể dục
Để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hố học sinh bằng
cách đổi mới phương pháp và cách tổ chức dạy học sao cho giờ học sinh động, hấp
dẫn, học sinh hứng thú tập luyện đạt đến lượng vận động hợp lý.
12

skkn


Một bài giảng đạt được kết quả kết quả tốt không chỉ đơn thuần là truyền đạt
một cách nguyên vẹn cho học sinh nội dung kiến thức trong sách, mà vấn đề địi
hỏi cần phải có sự kết hợp các phương pháp, nhiều nội dung làm cho bài giảng
sinh động. Điều đó tạo cho học sinh niềm say mê hứng thú trong học tập, trong
mỗi giờ học cần phối hợp hài hoà như sau:
- Tập đồng loạt với tập lần lượt, phân nhóm khơng quay vịng hoặc quay
vịng.
- Ở một số giáo án đầu thường bố trí 2 nội dung trong 1 giáo án, vì đây là
những giáo án giới thiệu kỹ thuật, nên quá trình giảng dạy việc phân tích sửa chữa

kỹ thuật và sử dụng các bài tập bổ trợ để hoàn thiện mỗi kỹ thuật cho các động tác
chiếm quá nhiều thời gian. Đồng thời quá trình phân tích và sửa chữa kỹ thuật địi
hỏi cần có sự tập trung toàn lớp, để khi sửa chữa cho học sinh này cũng đồng thời
là sửa chữa cho học sinh khác có lỗi sai tương tự.
- Các giáo án tiếp theo do học sinh đã nắm được tương đối về kỹ thuật, tiến
hành sắp xếp 3 nội dung ở những giáo án này vào phần cơ bản (Chiếm khoảng ¼
phần cơ bản). Tiến hành chia lớp theo 2 nhóm, một nhóm tập nhảy cao, một nhóm
tập chạy ngắn. Sau đó 2 nhóm lại đổi nội dung tập luyện cho nhau. Cuối phần cơ
bản ( ¼ thời gian cịn lại) cả lớp tập trung để chạy bền. Bằng phương pháp tổ chức
này khắc phục được phần nào hạn chế về sân bãi, dụng cụ của nhà trường để tăng
cường mật độ vận động của các em trong giờ học.
Mặt khác trong quá trình lên lớp, khi sử dụng các bài tập chuyên môn (Do
điều kiện sân bãi, dụng cụ hạn chế) nên giáo viên cần chú ý tổ chức cho học sinh
tập luyện theo phương pháp “ Băng chuyền”. Cụ thể là ở nội dung học chạy ngắn
học sinh cần sắp xếp thành 3 hàng dọc và mỗi đợt chạy là 3 em ở 3 hàng, tiếp theo
đến 3 em ở hàng thứ 3 của 3 hàng và cứ như vậy cho đến hết. Thời gian nghỉ giữa
quảng cho các em được tính vào khoảng thời gian các em đi bộ từ cuối cự li về
điểm xuất phát, để tiếp tục lặp lại các đợt tiếp theo ở nội dung nhảy cao, các em
xếp thành 1 hàng và lần lượt từng em chạy đà vào nhảy (theo đội hình nước nhảy).
Sau đó lại đi bộ về cuối hàng và chờ đến lượt mình. Quá trình tổ chức lớp học như
vậy giáo viên dễ quan sát, theo dõi và khi phát hiện những sai lầm của học sinh đó
thì lập tức tiến hành nhắc nhở và sửa chữa ngay.
- Phương pháp giảng dạy sử dụng trò chơi vận động và thi đấu tạo tình
hưống cho học sinh tự quản:
Sử dụng phương pháp luyện tập trò chơi và thi đấu kết hợp với nội dung của
bài giảng, góp phần tạo cảm giác hứng thú trong học tập. Trong quá trình chơi các
13

skkn



em được tiếp xúc với nhau, mỗi cá nhân phải hồn thành nhiệm vụ của mình trước
tập thể ở mức độ cao vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn phấn đấu hết khả
năng, tài trí và sức sáng tạo của mình. Vì vậy, có khả năng động viên tính tích cực,
phát triển năng lực trí tuệ và thể lực, năng lực vận dụng các tri thức kỹ thuật, kỹ
xảo của học sinh, bồi dưỡng tinh thần tập thể, ý chí kiên cường, dũng cảm ...của
các em.
- Trong giờ học thể dục, ngoài việc phối hợp hài hoà giữa phương pháp
luyện tuần hồn và phương pháp trị chơi thi đấu thì khi cần dạy, giảng giải từng
bài tập ngắn gọn, dễ hiểu, làm mẫu chính xác động tác để học sinh có thể vận dụng
khi tập luyện
- Bên cạnh đó giáo viên phải tìm hiểu và có phương pháp thích hợp đối sử
dụng cá biệt về trình độ tập luyện lứa tuổi, giới tính và tình trạng sức khoẻ của học
sinh.
Bảng 8: Cải thiện nội dung phương pháp theo hướng tích cực hố học
sinh (n= 300)
STT

Nội dung

Số lượng

%

1

Giờ học sinh động, hấp dẫn

503


93,3

2

Hứng thú tập luyện

541

95

3

Thích học thể dục:
- Có

503

93,3

- Khơng

40

6,17

Qua bảng 8 cho thấy việc cải thiện nội dung pháp theo hướng tích cực hố
học sinh có kết quả. Nâng cao chất lượng giờ dạy là mục tiêu chính của cơng tác
đứng lớp. Tuy nhiên, muốn đạt hiệu quả giờ dạy thể dụ người giáo viên không chỉ
vững về chuyên môn, hiểu biết về đặc điểm tâm lý học sinh mà phải có phương
pháp và cách tổ chức dạy học sao cho giờ học sinh động, hấp dẫn, học sinh hứng

thú tập luyện, đạt đến lượng vận động hợp lý.
PHẦN 3
KẾT LUẬN
3.1 Kết luận
3.1.1. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài tôi rút ra một số kết luận sau:
Thực trạng công tác giáo dục thể chất ở trường THCS còn tồn tại như sau:
14

skkn


- Cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy học tập của trường còn nhiều
thiếu thốn và bất hợp lý.
- Đặc biệt là phương pháp tổ chức giờ học thể dục còn đơn điệu, việc phân
phối nội dung học tập và sắp xếp thời gian cho mỗi giờ học còn chưa hợp lý và
thiếu sự linh hoạt.
- Nhận thức của học sinh về vai trò tập luyện TDTT còn hạn chế.
- Mức độ hứng thú của học sinh đối với mơn thể dục cịn ở mức thấp, phần
lớn phản ánh hạn chế với mặt nhận thức và xác định rõ tác dụng vai trò của việc
rèn luyện thân thể đối với hiệu quả học tập môn thể dục của học sinh tại trường
THCS.
3.1.2. Đổi mới nội dung, phương pháp theo hướng tích cực hố học sinh
trong giờ thể dục.
- Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất
- Phối kết hợp nội dung học tập trong một giáo án
- Xây dựng cấu trúc giờ học hợp lý
- Cải tiển phương pháp giờ học theo nhóm
- Phối hợp nhiều phương pháp trong giờ học
+ Sử dụng phương pháp giảng dạy: Trò chơi, thi đấu...
+ Sử dụng phương pháp đồng loạt, phân nhóm, quay vịng và khơng quay

+ Giảng giải ngắn gọn, làm mẫu chính xác.
Tơi tin rằng với các giải pháp này sẽ tác động đáng kể góp phần nâng cao
được chất lượng giờ học tại trường THCS.
3.2. Kiến nghị
- Giáo viên thể dục ở các trường THCS trong tỉnh có thể ứng dụng phương
pháp tổ chức giờ học như kết quả nghiên cứu của đề tài vào quá trình công tác để
nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giáo dục thể chất trong nhà trường.
- Đề nghị lãnh đạo nhà trường THCS đảm bảo về điều kiện sân bãi, dụng cụ
trong điều kiện cho phép của nhà trường đề giờ học thể dục đạt hiệu quả cao.
- Giáo viên cần giáo dục cho học sinh thấy rõ vai trò của TDTT đối với đời
sống con người.
- Giáo viên thể dục cần đổi mới nội dung, phương pháp theo hướng tích cực
hố học sinh giờ thể dục.

15

skkn



×