Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Bản chất của hoạt động lãnh đạo là gì phân tích bản chất của lãnh đạo thể hiện trong từng phong cách lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.51 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

BÀI LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

KHOA HỌC QUẢN LÝ

TÊN ĐỀ TÀI
BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO LÀ GÌ? PHÂN
TÍCH BẢN CHẤT CỦA LÃNH ĐẠO THỂ HIỆN TRONG
TỪNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO.

Họ và tên sinh viên thực hiện
Tên lớp
Mã số sinh viên
Giảng viên hướng dẫn

:
:
:
:

Nguyễn Trường Uyển Nhi
HK3.CQ.16
2123102050001
Võ Thị Cẩm Tú

BÌNH DƯƠNG, 2022

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT


1

0


KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

PHIẾU CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN
Tên học phần: Khoa học quản lý (3+0)
Học kỳ: III Năm học: 2021 – 2022. Lớp: HK3.CQ.16
Họ tên sinh viên: Nguyễn Trường Uyển Nhi. MSSV: 2123102050001.
Mức
điểm

Thể thức trình bày,
cách hành văn và tài
liệu tham khảo

Khả
tích

năng

phân

Tư duy phản biện

Mức độ hiểu biết về lý
thuyết


20%

30%

20%

30%

80-100

Thể thức trình bày đúng
quy định. Hành văn theo
văn phịng khoa học. Tài
liệu tham khảo cập nhật
và tất cả được trình bày
đúng quy định. Tài liệu
tham khảo có mở rộng
sang những tài liệu có giá
trị khoa học ngồi những
tài liệu học trên lớp.

Nội dung báo cáo
thể hiện mức độ
phân tích sâu sắc.

Bài làm thể hiện
được những suy
nghiệm. Trình bày và
phân tích vấn đề từ
nhiều khía cạnh khác

nhau. Bài làm đưa ra
những nhận định độc
lập được phân tích
dựa trên cơ sở thuyết,
những căn cứ từ thực
tiện.

Thể hiện sự hiểu biết
sâu sắc về các khái
niệm và những vấn đề
lý thuyết. Sinh viên thể
hiện sự hiểu biết đó một
cách có tư duy biện
luận.

70-79

Biết cách trình bày theo
thể thức và chỉ một số ít
chỗ chưa phù hợp. Biết
cách diễn đạt theo văn
phong khoa học. Biết
cách trích dẫn tài liệu
tham khảo, chỉ sai sót
một số chỗ nhưng khơng
đáng kể.

Biết các phân tích
vấn đề, tuy nhiên
cịn một số chỗ chưa

thể hiện được điều
này và một số chỗ
chép lại nguyên vẹn
quy định.

Có một số nơi sinh
viên có suy nghĩ
riêng biệt, có phán
đốn và nhận định
độc lập. Một số chỗ
có chứng cứ là lý
thuyết và/hoặc dẫn
chứng rõ ràng.

Thể hiện sự hiểu biết
sâu sắc. ty về các khái
niệm và những vấn đề
lý thuyết nhưng thể hiện
đơn thuần theo mô tả
lại, thiếu phân tích.

50-69

Có nhiều sai sót trong thể
thức trình bày. Có nhiều
sai sót trong cách hành
văn. Diễn đạt lủng củng,
sai ngữ pháp và không
đúng văn phong khoa
học. Rất nhiều lỗi về

trích dẫn, trích dẫn lạc
hậu.

Chưa thể hiện được
khả năng phân tích
của sinh viên. Phần
lớn là chép từ các
quy định có sẵn.
Biết tổng hợp, phân
tích từ quy định có
sẵn, nhưng lúng
túng và sơ sài.

Chưa có nhận định
độc lập. Một số chỗ
dù có đưa ra nhận
định độc lập nhưng
chưa có biện luận bởi
chứng cứ và dẫn
chứng rõ ràng.

Sinh viên nắm được
một số khái niệm, tuy
nhiên các vấn đề lý
thuyết liên quan chưa
được thể hiện một cách
sâu sắc. Nhiều chỗ cịn
sai lệch.

0-49


Khơng tuân thủ quy định
về thể thức báo cáo thực
tập. Không biết diễn đạt
theo văn phong khoa
học. Khơng có trích dẫn
hoặc trích dẫn hồn tồn
khơng theo quy định, lạc
hậu.

Khơng có phân tích,
khơng có tổng hợp
và chỉ sao chép lại
từ những văn bản có
sẵn.

Khơng có nhận định
riêng

Sinh viên nắm được
một số khái niệm, tuy
nhiên các vấn đề lý
thuyết liên quan chưa
được thể hiện một cách
sâu sắc. Phần lớn kiến
thức lý thuyết đều có sai
sót

Cán bộ chấm 1


Cán bộ chấm 2

2

1

0

Chỉ báo đầu ra

CELO1.1
CELO1.2
CELO2.1
CELO2.2
CELO3.1
CELO4.1
CELO4.2
CELO5.1
CELO6.1


Mục lục
1. Đặt vấn đề..............................................................................................4
2. Nội dung...................................................................................................4
2.1. Bản chất là gì?..............................................................................4
2.2. Hoạt động lãnh đạo là gì?......................................................5
2.3. Bản chất của hoạt động lãnh đạo là gì?........................5
a. Quyền lực chức danh................................................................6
b. Quyền lực khen thưởng...........................................................6
c. Quyền lực cưỡng chế................................................................7

d. Quyền lực chuyên gia...............................................................7
e. Quyền lực giá trị cá nhân.......................................................7
2.4. Phong cách lãnh đạo là gì?...................................................8
2.5. Các kiểu phong cách lãnh đạo............................................8
a. Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền........8
b. Phong cách lãnh đạo dân chủ.............................................9
c. Phong cách lãnh đạo tự do...................................................9
3. Kết luận..................................................................................................10
Tài liệu tham khảo.............................................................................................12

3

1

0


1. Đặt vấn đề
Ngày nay, trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề nào cũng
cần phải có một nhà lãnh đạo. Có thể thấy bất cứ một đội
nhóm hay tổ chức nào muốn phát triển tốt đều phải dựa vào
năng lực lãnh đạo của một cá nhân bởi vì đó là khả năng và
đường lối mà cá nhân đó gây ảnh hưởng đến và hướng mọi
hoạt động trở nên phát triển một cách tích cực nhất. Có rất
nhiều lý thuyết về các nhà lãnh đạo, mang hướng triết lý hành
động đúng đắn, văn hóa tổ chức vững vàng chính là nền tảng
và hệ điều hành cho lãnh đạo thực hiện được việc đổi mới và
thích nghi với sự biến đổi nhanh chóng và sâu sắc của thời kỳ
cách mạng khoa học - cơng nghệ, kinh tế tri thức và tồn cầu
hóa (Cương, 2022). Vậy nhà lãnh đạo là gì mà mà lại quan

trọng đến như vậy? Và bản chất của nhà lãnh đạo được thể
hiện như thế nào trong từng phong cách lãnh đạo. Chính vì
vậy, để hiểu rõ về các lý thuyết lãnh đạo cũng như hiểu thêm
về hoạt động lãnh đạo hay các khái niệm cơ bản về mọi vấn đề
đấy, với bài luận có tên đề tài: “Bản chất của hoạt động lãnh
đạo là gì? Phân tích bản chất của lãnh đạo thể hiện trong từng
phong cách lãnh đạo” sẽ làm rõ các nội dung liên quan đến
nhà lãnh đạo và phân tích điều đó theo những hiểu biết và thu
thập thông tin của bản thân.
2. Nội dung
2.1.

Bản chất là gì?

Theo tác giả (Phi, 2022) cho biết bản chất là cụm từ
dùng để diễn đạt những thuộc tính căn bản, ổn định, đặc tính
vốn có từ bên trong của sự vật hoặc hiện tượng nào đó, theo
đó bản chất có thể quyết định về q trình biến đổi và phát
triển của từng sự vật, hiện tượng.
4

1

0


Tác giả (Dương, 2022) giải thích bản chất là tổng hợp tất
cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định
ở bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của
sự vật đó. Ví dụ: Bản chất của con người là tổng hòa các mối

quan hệ xã hội trong cuộc sống. Nếu ai đó khơng có bất cứ
mối quan hệ xã hội nào, dù nhỏ nhất, thì người đó chưa phải
là con người theo đúng nghĩa.
2.2.

Hoạt động lãnh đạo là gì?
Hoạt động lãnh đạo là hoạt động của người lãnh đạo

mang tính định hướng, gây ảnh hưởng, tạo dựng niềm tin,
thuyết phục người khác để họ đồng thuận với người lãnh đạo
nhằm thực hiện đường lối, chủ trương hoặc hệ thống mục
tiêu nào đó.
Trong cơ quan hành chính, hoạt động lãnh đạo là hoạt
động của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước được
hiểu là những người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, các bộ,
các cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân các cấp.
Lãnh đạo tạo hiệu ứng điều khiển, dẫn dắt người khác
dựa trên cơ chế nhận thức, niềm tin, tiêu chuẩn đạo đức, lý
tưởng; đủ uy tín, đủ sự tin cậy để thuyết phục;... mà khơng
mang tính cưỡng bức.
2.3.

Bản chất của hoạt động lãnh đạo là gì?
Được biết “ Lãnh đạo” và “Quyền lực” có mối liên kết

chặt chẽ với nhau bởi vì bản chất tâm lý của con người ln
đi theo những cá nhân có quyền lực, chính vì bản chất đấy
mà cá nhân đó trở thành nhà lãnh đạo. Quyền lực là cơ sở và
tiền đề để thực hiện các hoạt động quản lý. Nếu khơng có
quyền lực thì người quản lý khơng có cách gì thực hiện các

5

1

0


hoạt động quản lý như tổ chức, chỉ huy, ra quyết định, điều
hịa phối hợp cơng việc... và cũng khơng có cách gì thực hiện
được mục tiêu quản lý. Có thể nói quyền lực quản lý là cái
đảm bảo, phát huy được chức năng quản lý. Người quản lý
muốn quản lý có hiệu quả, phát huy được tác dụng to lớn của
quyền lực quản lý thì phải thật sự nghiên cứu, tìm hiểu, tổng
kết và nâng cao nghệ thuật vận dụng quyền lực quản lý,
nắm vững cấu thành của các yếu tố quản lý người quản lý,
người bị quản lý, và mơi trường cơng tác.
Theo chủ nghĩa Mác thì quyền lực là một dạng của quan
hệ xã hội. Thực chất quyền lực là khả năng của một người
hay một nhóm người ảnh hưởng đến cách đối xử với người
khác. Định nghĩa này hàm ý rằng quyền lực là lực lượng để
thực hiện ảnh hưởng, mà ảnh hưởng này sẽ không xuất hiện
nếu quyền lực này không được thể hiện. Như vậy có ba đặc
tính quan trọng trong định nghĩa về quyền lực:
- Thứ nhất: Quyền lực là khả năng ảnh hưởng đến người
khác. Người có quyền lực có thể sử dụng hay khơng sử
dụng nó, được gọi là quyền lực tiềm năng.
- Thứ hai: Quyền lực trong nhận thức của đối tượng là chủ
thể chỉ có khả năng để mở rộng và mở rộng tới những
người nhận thức về quyền lực.
- Thứ ba: Quyền lực trong tổ chức đã đạt được và con

người có khả năng làm tăng hay giảm quyền lực của
mình.
Tóm lại: Quyền lực là quyền ra quyết định và hành động
trong tổ chức, có vai trị quan trọng trong hoạt động lãnh
đạo. Đây cũng là bản chất trong hoạt động lãnh đạo mà nhà

6

1

0


lãnh đạo cần phải khai thác các yếu tố quyền lực để lựa chọn
cho bản thân một hướng đi đúng.
Trên thực tế có rất nhiều loại quyền lực nhưng về
nghiên cứu của các nhà tâm lý học John French và Bertram
Raven (1959) xác định có 5 cơ sở quyền lực của nhà lãnh
đạo:
a.

Quyền lực chức danh
Đây là loại quyền lực được mọi người biết đến nhiều

nhất. Tuy nhiên, loại quyền lực này khơng ổn định vì nếu
bị mất vị trí, ngay lập tức quyền lực cũng sẽ biến mất. Ví
dụ các chức danh như: Tổng thống, Thủ tướng, Giám
đốc,... Vì vậy, nếu dùng quyền lực chức danh là cách duy
nhất để tạo ảnh hưởng người khác là chưa đủ mạnh.
b.


Quyền lực khen thưởng
Đây là quyền dựa trên khả năng khen, thưởng cho cấp

dưới của người lãnh đạo, quản lý. Nói cách khác, người
dưới quyền sẽ phải nghe theo yêu cầu, hướng dẫn, chỉ thị
của cấp trên vì họ tin rằng hành vi của họ sẽ được khen
thưởng. Cấp trên có thể khen, thưởng cấp dưới bằng
những hình thức khác nhau như: trao cho những công việc
thú vị hơn, hoặc đề bạt hay tăng lương...
Nhờ có quyền lực khen, thưởng mà cấp dưới tuân thủ
nhằm đạt được phần thưởng mà họ tin rằng phần thưởng
này được chi phối và kiểm soát bởi người quản lý.
c.Quyền lực cưỡng chế
Người quản lý có thể bắt cấp dưới phục tùng khi làm
cho họ sợ hãi bị trừng phạt - gọi là quyền lực cưỡng chế
của người quản lý. Sự trừng phạt có thể gồm các hình thức
như: khiển trách, giao việc kém thú vị, cắt lương, hạ cấp,
7

1

0


đuổi việc... Nhờ có quyền lực cưỡng chế mà cấp dưới tuân
thủ, phục tùng để tránh sự trừng phạt mà họ tin rằng sự
trừng phạt này được kiểm soát bởi người quản lý.
d.


Quyền lực chuyên gia
Đây là sự ảnh hưởng mà một cá nhân nào đó có được

thơng qua sự cố vấn về các kỹ năng đặc biệt nhờ trình độ
cao của bản thân mình. Chẳng hạn, ý kiến các bác sỹ giỏi
chuyên môn thường được bệnh nhân tuyệt đối tuân thủ.
Sự cố vấn đã trở thành một trong những quyền lực
mạnh nhất để gây ảnh hưởng vì thế giới ngày càng trở
nên có định hướng cơng nghệ. Các cơng việc trở nên ngày
càng chun mơn hóa và chúng ta ngày càng trở nên phụ
thuộc vào các “chuyên gia” để đạt được mục tiêu.
e.

Quyền lực giá trị cá nhân
Điều này đôi khi được coi là sức thu hút, sự lôi

cuốn, ngưỡng mộ, hay sự mê hoặc. Quyền lực giá trị cá
nhân đến từ sự yêu mến và tôn trọng một người theo một
cách nào đó.
Những người nổi tiếng có sức hút, đó là lý do tại
sao họ có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ đến những
fan hâm mộ họ. Trong một môi trường làm việc, một người
quyến rũ thường làm cho mọi người cảm thấy tốt và yêu
mến hơn.
Quyền lực giá trị cá nhân có thể là một trách
nhiệm lớn đối với bản thân, bởi vì bản thân khơng nhất
thiết phải làm bất cứ điều gì để có được nó. Vì vậy, nó có
thể bị lạm dụng khá dễ dàng.
2.4.


Phong cách lãnh đạo là gì?

8

1

0


Phong cách lãnh đạo là những phương pháp hay cách
thức mà nhà lãnh đạo thường dùng để gây ảnh hưởng đến
đối tượng bị lãnh đạo.
Xét theo phương diện cá nhân: Phong cách lãnh đạo là
cách thức làm việc của Nhà lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo
của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các
nỗ lực làm ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác.
Xét theo phương diện tổng thể: Phong cách lãnh đạo là
hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của những hoạt động và
quản lý của nhà lãnh đạo được quy định bởi đặc điểm và
nhân cách của họ.
Như vậy, có thể hiểu phong cách lãnh đạo là tổng thể
các nguyên tắc, phương pháp và hình thức thể hiện trong
việc thực hiện nhiệm vụ quản lí nhằm đạt được mục tiêu lãnh
đạo.
2.5.

Các kiểu phong cách lãnh đạo
Người đầu tiên nghiên cứu các kiểu nhà lãnh đạo và

phong cách lãnh đạo tương ứng là Kurt Lewin.

yng đưa ra ba kiểu người là: Người độc tài chuyên chế,
loại dân chủ và loại tự do. Tương ứng với ba kiểu người này là
ba kiểu phong cách lãnh đạo: Độc đoán, dân chủ và tự do.
a.

Phong cách lãnh đạo độc đốn, chun quyền
Có thể thấy tâm lý con người mang đặc điểm cơ bản

là nóng nảy, nghi ngờ và thiếu tin tưởng vào một ai đó
hay một tập thể. Với phong cách này, khi đánh giá một
vấn đề nào đó thường mang nặng chủ quan thành kiến,
định kiến. Trong mối quan hệ giao tiếp thì thường tỏ ra
kiêu căng, hách dịch và không tôn trọng, phản bác ý kiến

9

1

0


của người khác. Người lãnh đạo độc đoán dám nghĩ, dám
làm và tự khẳng định mình.
Biểu hiện của phong cách lãnh đạo độc đoán này là
nặng về mệnh lệnh, áp đặt thơng tin một chiều từ trên
xuống là chính bởi vì trong phong cách lãnh đạo này thì
người lãnh đạo là trung tâm. Phong cách này thường gây
căng thẳng đối với cấp dưới. Có thể thấy ở phong cách
này rất ít sử dụng nghệ thuật lãnh đạo, cơ chế quản lý là
hành chính, quan liêu.

Với phong cách lãnh đạo độc đốn, chun quyền này
được sử dụng với các nhóm đối tượng: hay có thái độ
chống đối, khơng có khả năng tự chủ, thiếu ý chí, thiếu
nghị lực trong cơng việc.
Vì vậy, nếu áp dụng lâu phong cách lãnh đạo này sẽ
gây căng thẳng hoặc phản ứng ngầm của cấp dưới. Tuy
nhiên, trong một chừng mực nào đó phong cách lãnh đạo
này lại mang lại hiệu quả quản lý nhanh, đẩy nhanh tiến
độ thực hiện cho công việc.
b.

Phong cách lãnh đạo dân chủ
Ngược lại với độc đoán, người lãnh đạo mang phong

cách dân chủ là người biết phân chia quyền lực, biết thu
hút tập thể vào công việc chung trên cơ sở tơn trọng
những ý kiến đóng góp của họ. Trong hoạt động giao tiếp
người lãnh đạo luôn tỏ ra ôn tồn, biết kìm nén những cảm
xúc cá nhân, có thái độ thân thiện, tôn trọng người khác,
ở phong cách này áp dụng nghệ thuật “dùng người” bởi
sự tôn trọng, lắng nghe và thấu hiểu.
Đặc điểm tâm lý của phong cách lãnh đạo này được
biểu hiện là lòng thương người, tin vào quần chúng, cởi
10

1

0



mở, chan hòa, dễ gần gũi và đồng cảm nhưng lại thiếu
quyết đoán.
Với phong cách lãnh đạo dân chủ này được áp dụng
cho các đối tượng: có tinh thần hợp tác, thích lỗi sống tập
thể.
Chính nhờ phong cách lãnh đạo dân chủ này mà các
nhà quản trị tạo ra bầu khơng khí cởi mở, chân thành, làm
cho mọi người cảm thấy thoải mái, tự tin trong khi hoàn
thành nhiệm vụ.Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của phong
cách dân chủ là người lãnh đạo dễ bị rơi vào tình trạng ba
phải, làm mất đi tính quyết đốn của người lãnh đạo, dẫn
tới tình trạng quá phụ thuộc vào ý kiến tập thể.
c.Phong cách lãnh đạo tự do
Đối với người chọn phong cách lãnh đạo tự do này
thường chỉ cung cấp thông tin, rất ít tham gia vào các
hoạt động tập thể. Sự có mặt của người lãnh đạo chủ yếu
là để truyền đạt các thơng tin và rất ít sử dụng quyền
lãnh đạo.
Đặc điểm tâm lý chính của phong cách này là đề cao
cá nhân, tinh thần hiệp đồng và trách nhiệm hạn chế.
Người sử dụng phong cách lãnh đạo này có thể có năng
lực chun mơn rất cao hoặc rất hạn chế nhưng lại ham
thích địa vị. Biểu hiện và hiệu quả của phong cách lãnh
đạo này là người lãnh đạo khơng quan tâm và can thiệp
sâu vào cơng việc.
Vì vậy, nhược điểm của phong cách lãnh đạo này là
người lãnh đạo và nhân viên dễ buông thả, không nề nếp,
kỉ luật nên kết quả công việc không ổn định, khi cao khi
thấp, có thể dẫn đến xung đột trong tập thể.
11


1

0


3. Kết luận
Qua tất cả các khái niệm và định nghĩa về vấn đề xoay
quanh bản chất và phong cách của lãnh đạo cho thấy để lựa
chọn được phong cách lãnh đạo nào là tối ưu nhất cho nhà quản
lý thì cần phải nắm rõ các đặc điểm của từng phong cách cũng
như thấu hiểu năng lực của mình. Song song với việc hiểu rõ
bản thân, nhà quản lý cần hiểu rõ nhân viên để đưa ra sự lựa
chọn phong cách phù hợp trong từng tình huống. Do đó, một
nhà lãnh đạo sáng suốt phải tìm ra cho mình phong cách lãnh
đạo phù hợp nhất, đem đến nhiều thành công cho doanh nghiệp
mình. Nói về định nghĩa lãnh đạo thì có rất nhiều cách hiểu khác
nhau và rất khó xác định một cách chính xác đối với nhiều
người, nhưng suy cho cùng và dễ hiểu nhất thì chức năng của
lãnh đạo là đặt ra định hướng, giúp bản thân và người khác làm
điều đúng đắn để thực hiện hóa mục tiêu đề ra. Tất nhiên để
làm được điều đó thì bản thân của nhà lãnh đạo phải tạo ra một
tầm nhìn đầy hấp dẫn, thúc đẩy và truyền cảm hứng cho người
khác đạt được tầm nhìn đó, xây dựng và huấn luyện đội nhóm
phát triển.
Vì thế, sau khi kết thúc học phần này, bản thân cần phải
nắm vững những vấn đề cơ bản liên quan đến quy trình quản lý
và lãnh đạo, rèn luyện được những phẩm chất tốt, đúc kết và
chọn ra những phong cách lãnh đạo tốt nhất để học tập và phát
triển. Hiểu rõ được bản chất nằm sâu bên trong của một vấn đề

sẽ mang lại cho bản thân một cái nhìn đa diện nhiều chiều hơn
từ đó có thể đưa ra quyết định một cách rõ ràng và chắc chắn
hơn với quyết định đó.

12

1

0


Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Minh Cương (2017), “Khoa học lãnh đạo, quản lý ở Việt
Nam - Một số vấn đề cơ bản và cấp bách”, Tạp chí Tổ chức
13

1

0


nhà

nước,

/>n_ly_o_Viet_Nam_Mot_so_van_de_co_ban_va_cap_bachall.h
tml, truy cập 12/07/2022.
2. Nguyễn

Văn


Phi

(2022),

“Bản

chất



gì?”,

truy cập 12/07/2022.
3. Nguyễn Hữu Đổng, Phạm Thế Lực (2013), “Hoạt động lãnh
đạo và quản lý của người đứng đầu cơ quan hành chính
nhà nước ở nước ta”, Cơ quan nghiên cứu và ngôn luận
khoa học của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
/>truy cập 13/07/2022.
4. Nguyễn Văn Dương (2022), “Bản chất là gì? Mối quan hệ
biện

chứng

giữa

bản

chất




hiện

tượng?”,

truy cập 14/07/2022.
5. Academia (2009), “Chương 1: Bản chất của lãnh đạo”,
/>%E1%BA%A5t_l%C3%A3nh_%C4%91%E1%BA%A1o,

truy

cập 14/07/2022.
6. Forbes,

Định

nghĩa

về

“Lãnh

đạo”,

FranklinCovey,

truy cập 14/07/2022.
7. Trần Thị Hồng Liên (chủ dịch), “Chương 10: Lãnh đạo và
nhà lãnh đạo”, Quản trị học đương đại thiết yếu, Đại học

Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức.

14

1

0


8. Nguyễn Thế Hùng (2015), “Bài giảng: Một số kỹ năng cơ
bản của hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cơ sở [Phần 1]”,
truy cập 14/07/2022.
9. Nguyễn Thị Huyền (2022), “Phong cách lãnh đạo là gì?”,
/>
truy

cập 14/07/2022.
10. Diệu Nhi (2019), “Phong cách lãnh đạo (Leadership style)
là gì? Các kiểu phong cách lãnh đạo”, Vietnambiz,
truy cập 15/07/2022.
11. Kurt Lewin (1974), “Dictionary of American Biography”,
Biography

In

Context,

truy cập 15/07/2022.
12. Ái Nhi (2021), “4 phong cách lãnh đạo phổ biến dành
cho


nhà

quản



tài

ba”,

Testcenter.vn,

/>truy cập 15/07/2022.
13. Phạm Thị Bích Ngọc (2021), “Bài giảng lãnh đạo và
quyền lực”, Tài liệu 123.net, />truy cập 16/07/2022.
14. Vũ Quang Huy (2021), “Bài giảng lựa chọn phong cách
lãnh

đạo”,

Thư

viện

tài

liệu.org,

truy cập 16/07/2022.

15

1

0


15. Nguyễn Hữu Lam (2006), “Bản chất của lãnh đạo”, Trung
tâm

Nghiên

cứu



Phát

triển

Quản

trị

(CEMD),

truy cập 16/07/2022.
16. Fastdo (2022), “Phong cách lãnh đạo tốt nhất cho nhà
quản


lý?”,

/>
tot-nhat/, truy cập 16/07/2022.
17. Mai Anh (2021), “Lựa chọn phong cách lãnh đạo nào là tối
ưu

nhất

dành

cho

bạn”,

Testcenter.vn,

truy cập 16/07/2022.
18. Bùi Anh Tuấn & Phạm Thúy Hương (2022), “Các loại quyền
lực trong

lãnh

đạo”,

Giáo trình

Hành

vi


tổ

chức,

truy cập 25/07/2022.
19. Lê Thị Hoa (2012), “Chương 6: Quyền lực và uy tín của
người

quản

lý”,

Sách

tâm



học

quản

lý,

truy cập 25/07/2022.

16

1


0



×